Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của g môpaxăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.01 KB, 58 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Pháp thế kỉ XIX là một trong những nền văn học phát triển
rực rỡ nhất, với nhiều thành tựu lớn khiến thế giới phải kinh ngạc. Văn học thời
kì này đã phản ánh khá đầy đủ những biến động cách mạng, những tư tưởng lớn
của thời đại cũng như tình hình phức tạp của xã hội Pháp. Trong thời kì này
nhiều trào lưu văn học xuất hiện như: trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực…
ảnh hưởng đến văn học các nước trên thế giới. Văn học hiện thực Pháp với
những tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao đã giúp chúng ta hình dung
một cách đầy đủ nhất về xã hội Pháp nhiều biến động. Tìm hiểu về văn học Pháp
sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về một trong những nền văn học phát triển rực rỡ nhất thế
giới.
1.2. Sau H. Banzăc, G. Môpaxăng (1850 - 1893) là đại biểu xuất sắc của
chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX. Nếu như H. Banzăc vĩ đại với Tấn trò
đời thì G. Môpaxăng nổi tiếng nhờ truyện ngắn. Hơn 300 truyện ngắn với nghệ
thuật đặc sắc “không sao bắt chước nổi” (Gorki), ông đã tự khẳng định được vị
trí của mình trong nền văn học Pháp. G. Môpaxăng sáng tác vào những năm tám
mươi của thế kỉ XIX, tác phẩm của ông đã đề cập đến nhiều đề tài khác nhau,
quan tâm đến nhiều vấn đề đa dạng, phong phú trong đời sống hiện thực Pháp
lúc bấy giờ. Với số lượng tác phẩm đồ sộ G. Môpaxăng đã xây dựng một thế
giới nhân vật đa dạng và ông được mệnh danh là bậc thầy của truyện ngắn.
1.3. Tác phẩm của G. Môpaxăng được giới thiệu vào Việt Nam rất sớm,
ông là một trong những tác giả đầu tiên của văn học Pháp được giới thiệu vào
Việt Nam. Từ những năm đầu của thế kỉ XX, truyện ngắn của ông được đăng
trên báo “Nam Phong”. Ngày nay chương trình học ở bậc phổ thông và đại học
đều có tác giả G. Môpaxăng. Cho nên, việc nghiên cứu truyện ngắn của ông
mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.
Nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn G. Môpaxăng là một điều
lí thú và bổ ích. Đây là một tác giả mà trong quá trình học tập chúng tôi rất say
1



mê. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của G. Môpaxăng làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa của mình. Với đề tài này
chúng tôi có điều kiện hiểu sâu hơn về thể loại truyện ngắn, là thể loại hiện nay
đang được nhiều người quan tâm và sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong
việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Hi vọng bài nghiên cứu nhỏ này sẽ
là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho học sinh phổ thông, sinh viên các trường
cao đẳng, đại học và những ai quan tâm đến G. Môpaxăng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về G. Môpaxăng, nhưng
do hạn chế về nhiều mặt, nên chúng tôi chưa thể bao quát hết được. Tuy nhiên,
chúng tôi đã cố gắng hết sức tìm tòi và tham khảo được một số công trình
nghiên cứu về G. Môpaxăng ở Việt Nam.
Trước hết phải nói đến cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII và thế kỉ
XIX (tập 2) tác giả Cao Vũ Trân viết “truyện ngắn của G.Môpaxăng đa dạng về
chủ đề, về âm điệu”. Với hơn 300 truyện ngắn G. Môpaxăng cố gắng không tự
lặp lại và luôn tìm tòi cái mới, cố “phát hiện được một việc gì chưa ai thấy, chưa
ai nói” bởi vì với ông “trong hết thảy mọi điều đều chưa có cái được phản ánh.
Vật tầm thường nhất cũng chứa đựng một chút lạ lùng. Hãy tìm cái lạ lùng ấy”.
“Truyện của G. Môpaxăng đi sâu thể hiện những dáng vẻ khác nhau của thói tư
hữu, của sự thái hóa nhân cách do sự cám dỗ của lợi ích vật chất, không còn
những nhân vật lớn lao, đầy sức sống như trong tác phẩm của H. Banzac,
Stendhal nữa, nhân vật của G. Môpaxăng còn là những kẻ tầm thường, nhỏ
nhen, tuy đôi khi cũng bị giằng xé giữa đạo đức thông thường và lòng tham, đôi
khi cũng gắng gượng chống lại cái xấu xa thấp hèn ý thức muốn sống tốt hơn
nhưng cuối cùng chút nhân cách ấy lại phải đầu hàng” [19; 575].
Trong cuốn Văn học phương Tây các nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Đề tài
các truyện ngắn G. Môpaxăng rất phong phú, từ sự quan sát cuộc sống bình
thường của tầng lớp thượng lưu, dân nghèo ở thành thị và nông thôn. Tác giả
phản ánh những dục vọng chạy theo danh lợi, đồng tiền, những hành vi xấu xa

2


tội lỗi gây lên những tấn bi kịch trong gia đình, và phản ánh tình cảm lành
mạnh, thủy chung của con người lao động” [5; 423].
Tiếp đến là cuốn Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ
XIX của tác giả Lê Hồng Sâm. Ở cuốn sách này ngoài phần giới thiệu về cuộc đời
và sự nghiệp của G. Môpaxăng, tác giả còn đề cập đến sự phong phú và đa dạng về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông. Theo tác giả Lê Hồng Sâm “nhân vật
trong truyện ngắn của G. Môpaxăng thuộc đủ loại người trong xã hội. Các nhân
vật của ông là những con người trong cuộc sống như: viên chức, sĩ quan, nông
dân, thủy thủ, gái điếm…” [17; 444]. Tác giả còn nhận xét: “tiếp nối các nhà văn
hiện thực tiền bối, ở nhiều truyện G. Môpaxăng phơi bày những mặt xấu xa trong
“cái xã hội trưởng giả một cách kinh khủng” [17; 445].
Trong Tuyển tập G. Môpaxăng của tác giả Lê Huy Bắc, theo tác giả, sự nghiệp
sáng tác của G. Môpaxăng thật bền bỉ và tương đối đồ sộ. Ông là người viết khỏe và tỏ
ra khá đều tay trong suốt cuộc đời sáng tác “Truyện ngắn G. Môpaxăng hướng về
nhiều mảng đề tài khác nhau, nổi bật nhất là đề tài nỗi cô đơn, sự phản trắc, hạnh
phúc cũng như tấm lòng nhân hậu của con người…” [1; 31].
Trong cuốn Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở nhà
trường phổ thông cơ sở) theo tác giả Lê Nguyên Cẩn: “Với hơn ba trăm truyện
ngắn bao gồm nhiều đề tài, nhiều chủ đề khác nhau, G. Môpaxăng đã tạo nên
những điều mới mẻ, mới về âm điệu, mới cả trong những sự việc chưa từng gặp
trước đó” [4; 239].
Hay Tạp chí văn học nước ngoài (số 4-2001) là số đặc san về G.
Môpaxăng. Trong số này tác giả Đào Duy Hiệp, đã có bài nghiên cứu khá sâu về
những nhân vật của G. Môpatxăng. Theo tác giả “mỗi truyện ngắn của G.
Môpaxăng là một số phận con người được đặt vào quãng thời gian hoặc thời
điểm nào đó “sáng chói”, có khi nhiều bão tố “tai biến” nhưng cũng có khi nhẹ
nhàng, xúc động như một áng thơ văn xuôi. Nó là “cánh cửa bí ẩn của những

đau khổ tinh thần” để lại nỗi buồn man mác, sâu xa trong người đọc. Các nhân
vật của ông là những người bình thường trong cuộc sống: Viên chức, sĩ quan,
3


nông dân, thủy thủ…” [18; 120]
Như vậy, chúng ta thấy ở Việt Nam đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về
G. Môpaxăng. Song nhìn chung, các công trình này chỉ mới đề cập một cách
khái quát về nhân vật chứ chưa đặt vấn đề đi sâu tìm hiểu thế giới nhân vật trong
truyện ngắn của G. Môpaxăng một cách toàn diện, cụ thể và có hệ thống. Trên
cơ sở đó chúng tôi sẽ góp phần nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của G. Môpaxăng để thấy được sự phong phú và đa dạng về nhân vật trong
truyện ngắn của ông.
Với nhiệm vụ của đề tài là khảo sát thế giới nhân vật trong truyện ngắn
của G. Môpaxăng, chúng tôi sẽ hệ thống, phân tích, đi sâu vào nghiên cứu đặc
điểm của các loại nhân vật để từ đó chúng tôi rút ra giá trị tư tưởng, giá trị hiện
thực trong truyện ngắn của ông.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng
3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tập trung tìm hiểu về thế giới nhân vật trong Tuyển tập truyện ngắn
GhiđơMôpaxăng của các dịch giả: Vũ Định Bình, Hằng Minh, Nguyễn Văn
Quang, Trần Thanh Ái, Nguyễn Văn Sỹ, Trung Hiếu, Lê Hồng Sâm, Trọng Đức
(2004), NXB Hội nhà Văn.
Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu với các dịch giả khác:
Lê Hồng Sâm, Đặn Anh Đào, (1985), Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ
XIX, Tập 2, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
Lê Huy Bắc, (2001), Tuyển tập Ghiđo - Môpaxăng, NXB Văn học, Hà
Nội

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau: tìm hiểu để làm nổi bật những
đặc điểm về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
4


Thực hiện khóa luận này chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp.
Trong đó chú trọng đến phương pháp thống kê, phân tích, so sánh tổng hợp.
5.1. Phƣơng pháp thống kê
Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng
minh cho những nhận định, đánh giá với số lượng sáng tác đồ sộ và nhiều thể
loại khác nhau, phương pháp thống kê giúp người nghiên cứu tránh bị sa đà mà
đi sâu nghiên cứu vấn đề quan trọng. Thống kê những chi tiết làm sáng tỏ thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng.
5.2. Phƣơng pháp phân tích
Là phương pháp quan trọng nhất để tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng. Phân tích đặc điểm ngoại
hình, nội tâm nhân vật, lời nói, cử chỉ, hành động để làm sáng tỏ đặc điểm tính
cách của nhân vật.
5.3. Phƣơng pháp so sánh và đối chiếu
Là phương pháp dùng hình thức đối chiếu hai đối tượng có những nét
tương đồng về bản chất để từ đó rút ra được sự giống nhau và khác nhau của hai
đối tượng để so sánh. Thấy được những đặc điểm tích cực, tiêu cực trong tính
cách nhân vật.
Ở đề tài này, chúng tôi so sánh đối chiếu trên nhiều bình diện như: so sánh
kiểu nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng với sáng tác của tác giả khác
như: Tsekhôp, L.Tônxtôi, M. Groki… để thấy được những đặc điểm tương đồng
và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của tác giả.
6. Đóng góp của khóa luận

Khóa luận bước đầu làm sáng tỏ những đặc điểm về thế giới nhân vật
trong truyện ngắn của G. Môpaxăng, từ đó giúp người đọc hiểu được những đặc
điểm khác nhau giữa nhân vật của G. Môpaxăng với các nhà văn khác. Góp
phần giúp người đọc hiểu thấu đáo sâu sắc hơn về thế giới nhân vật trong truyện
ngắn của ông.
7. Cấu trúc của khóa luận
5


Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong truyện ngắn của
G. Môpaxăng

6


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Một số vấn đề lí luận
Trước khi tìm hiểu về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G.
Môpaxăng chúng ta cần làm rõ một số vấn đề có liên quan đến khóa luận như:
nhân vật văn học, tính cách nhân vật, nghệ thật xây dựng tính cách nhân vật….
1.1. Nhân vật văn học
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để miêu tả
thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả
trong văn học bằng phương tiện văn học” [10; 277].
“Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật ước lệ có những dấu
hiệu để ta nhận ra”[10; 278]. Đó là những nhân vật có tên như Mịch, Tú Anh,
Nghị Hách… trong Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Hoàng, Độ trong Đôi mắt

của Nam Cao; Đôn Kihôtê, Xantrô Panxa trong Đôn Kihôtê nhà quý tộc tài ba
xứ Mantra… Đó là những nhân vật không tên như: phu xe, phu gạo trong Hai
đứa trẻ của Thạch Lam; ông giáo trong Lão Hạc của Nam Cao… Nhân vật là
con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại bao gồm cả quái vật lẫn thần
linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung ý nghĩa con người. “Nhân vật có thể
được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con
người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như
thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch” [10; 277]. Đó có thể là những con
người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như
nhân vật người trần thuật hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như
nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Khái niệm nhân vật có khi còn được sử dụng
một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hình tượng
trong tác phẩm. Chẳng hạn nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa
bình của L. Tônxtôi hay sức mạnh làm đảo điên xã hội của đồng tiền trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhân vật là phương tiện khái quát hiện thực. Chức
năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thế hiện
những hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo nhân
7


vật là để thể hiện những cá nhân, xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân
đó. Nhân vật văn học là hình tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công
thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Để chiếm lĩnh các nhân vật văn
học đa dạng cần tìm hiểu các phương diện loại hình của chúng. Dựa vào kết cấu,
người ta phân loại nhân vật thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật
trung tâm. Chí Phèo là nhân vật chính, bà Ba, Lí Cường, dân làng là nhân vật
phụ trong Chí Phèo của Nam Cao; Thúy Kiều là nhân vật trung tâm trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Dựa vào ý thức hệ ta có nhân vật chính diện, nhân
vật phản diện. Dựa vào cấu trúc có nhân vật chức năng như nhân vật Ông Bụt
trong Tấm Cám đóng vai trò là người động viên, an ủi, cho phép màu, giúp đỡ

người tốt. Nhân vật loại hình như nhân vật Acpagông trong Lão hà tiện của
Môlie, tiêu biểu cho thói hà tiện, keo bẩn. Nhân vật tính cách như Tư cách mõ,
nhân vật tư tưởng như Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân với
tư tưởng nổi loạn tự do.
Tóm lại, nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học. Nhân
vật văn học mang tính nghệ thuật, tính ước lệ, là phương diện để nhà văn khái
quát hiện thực. Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, mọi biểu hiện
của một con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển
hình của các nhân vật được các nhà văn, nhà thơ miêu tả trong tác phẩm nhằm
thể hiện quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc sống.
1.2. Tính cách nhân vật
Tính cách “là tổng thể nói chung những đặc điểm tâm lí ổn định trong
cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ điển hình của một người nào đó
trong những hoàn cảnh điển hình” [5; 1283]. Tính cách nhân vật là sự khái quát
về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lí của con người dưới hình thức những con
người cá thể… Tính cách văn học thường được thể hiện ở phương thức, hành vi
ổn định, lặp đi lặp lại trong các tình huống khác nhau của nhân vật. Tính cách
nhân vật trong truyện ngắn hiện lên qua chi tiết, tình huống truyện, sự kiện. Đó
là những chi tiết, sự kiện không quá phức tạp… Nhân vật Chí Phèo trong truyện
8


ngắn cùng tên của Nam Cao hiện lên với những nét tính cách khác nhau: có khi
là một anh canh điền hiền lành lương thiện, giàu lòng tự trọng, có khi lại trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, trở thành tay sai, công cụ của giai cấp thống
trị kiếm sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ.
Tính cách theo nghĩa rộng là sự thể hiện các phẩm chất xã hội con người qua
các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ. Tính cách nhân vật
giữ vai trò hết sức quan trọng trong mỗi tác phẩm văn học. Nó góp phần làm cho
nhân vật văn học trở nên sống động, có tâm hồn và đặc biệt có khả năng bước ra

ngoài đời, tham gia vào đời sống xã hội vì thế nó thể hiện chức năng chính là phản
ánh hiện thực dựa trên đặc điểm tính cách của nhân vật.
Tóm lại, tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học có khi đơn giản nhưng
có khi lại rất phức tạp. Thông qua tính cách nhân vật, nhà văn phản ánh những
vấn đề của hiện thực. Tìm hiểu tính cách nhân vật ta có thể thấy nội dung tư
tưởng cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
1.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật là nói đến các phương thức,
phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật. Nhân vật được miêu tả chi tiết qua
mâu thuẫn, xung đột, sự kiện, hành động, ý nghĩ, qua nhân vật, qua môi trường.
Nhân vật văn học được miêu tả bằng chi tiết: “Văn học dùng chi tiết để miêu tả
chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện quá trình nội tâm”
[10; 291]. Trong tác phẩm văn học, “nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn
xung đột sự kiện. Các mâu thuẫn xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm cho
nhân vật bộc lộ phần bản chất sâu kín của nó.” [10; 291]. Trong Iliat của
Hôme, nhân vật Agamemnông và Asin đã xảy ra xung đột khi Agamemnông
cướp tì thiếp của Asin làm cho Asin tức giận và quyết định không tham gia
chiến trận khiến quân Hy Lạp bị tổn thất to lớn. Qua đó thể hiện tính cách tham
lam của Agamemnông và sự đề cao danh dự của người anh hùng Asin.

9


Có thể miêu tả nhân vật một cách trực tiếp cũng có thể gián tiếp qua cảm
nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, môi trường mà nhân vật đang
sống.
Nhân vật còn được thể hiện qua phương tiện kết cấu, bằng các phương
tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại. Phương thức,
biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện,
nhân vật phản diện không giống nhau. Yêu cầu thể hiện của nhân vật mặt nạ,

nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng mỗi lúc một khác. Sự
thể hiện này luôn gắn với phương pháp sáng tác, truyền thống văn học dân tộc,
phong cách nhà văn và đặc trưng thể loại. Người sáng tác và người thưởng thức
không thể nhầm lẫn. Nhân vật văn học thường thể hiện rõ nhất qua việc làm,
hành động của nhân vật. Thông qua hành động cụ thể tính cách của nhân vật dần
dần được thể hiện một cách rõ nét. Trong Truyện Kiều - Nguyễn Du, hành động
bán mình chuộc cha và em của Thúy Kiều đã bộc lộ rõ nàng là người con ngoan,
hiếu thảo và giàu đức hi sinh. Hoặc hành động “đại náo thiên cung” của Tôn
Ngộ Không trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân thể hiện tính chất ngang tàng,
bướng bỉnh, ưa tự do và không chấp nhận một thứ quyền uy nào. Hay hành động
“tả xung hữu đột” của Asin - Iliat- Hôme trên chiến trường thể hiện dũng khí
của người anh hùng nơi trận mạc. Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức
nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nhân vật.
Tóm lại, nhân vật là hình thức để văn học phản ánh hiện thực. Hình thức
phản ánh đó rất đa dạng, thể hiện những khía cạnh vô cùng phong phú của đời
sống. Mỗi nhân vật văn học có thể được nhà văn xây dựng thông qua đặc điểm
về ngoại hình, hành động và tính cách nhân vật. Vì vậy, tìm hiểu nghệ thuật xây
dựng nhân vật trong các tác phẩm văn học là việc làm cần thiết đế hiểu sâu hơn
về giá trị của tác phẩm văn học đó.
2. Chủ nghĩa hiện thực và tác giả G. Môpaxăng
2.1. Vài nét về chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học lấy hiện thực xã hội và những
10


vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực
hướng tới những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về
môi trường xã hội xung quanh. Khi nói tới Chủ nghĩa hiện thực, Gorki đã khẳng
định: “Miêu tả chân thực con người về cuộc sống con người, không thêm da đắp
thịt, đó chính là Chủ nghĩa hiện thực”.

Chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX ở Tây Âu đã đạt đến đỉnh cao nhất, cho
nên người ta gọi đó là Chủ nghĩa hiện thực cổ điển vì cảm hứng chủ đạo của nó
là phê phán. Chủ nghĩa hiện thực có ở Anh, ở Nga và ở cả phương Đông sau
này, nhưng phát triển mạnh mẽ nhất trong văn học Pháp thế kỉ XIX. Chủ nghĩa
hiện thực xuất hiện trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị thống trị,
chính quyền Pháp về tay chủ nghĩa tư bản. Sau cuộc cách mạng tháng 7/1830
đồng tiền thống trị mọi lĩnh vực xã hội, với quyền và sức mạnh tha hóa của nó,
đồng thời phong trào công nhân cũng bắt đầu lớn mạnh, quan hệ xã hội và đấu
tranh giai cấp đạt đến mức độ sâu sắc, gay gắt nhất. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu
thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản. Trong điều kiện ấy, người nghệ sĩ
có khả năng khám phá bản chất của chế độ xã hội sâu hơn, phản ánh thực tế hơn,
đầy đủ hơn, toàn vẹn hơn.
Chủ nghĩa hiện thực luôn chú trọng vào hiện thực. Bất cứ loại hình sáng
tác văn học nào cũng phải chọn cho mình một góc độ nhất định để thể hiện. Chủ
nghĩa hiện thực đã chọn góc độ hiện thực để thể hiện trải nghiệm của bản thân.
Ở đó, con người phải trung thành với hiện thực, tôn trọng hiện thực, nhìn thẳng
vào hiện thực và tái hiện hiện thực bằng cách xây dựng những nhân vật điển
hình trong hoàn cảnh điển hình. Việc xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn
cảnh điển hình đã giúp nhà văn tiếp cận với hiện thực xã hội một cách dễ dàng
hơn.
Trong việc miêu tả những tính cách điển hình, các nhà văn hiện thực luôn
cố gắng chăm bón từng chút hiện thực và miêu tả nhân vật đó gắn với hoàn cảnh
cụ thể trong sự phát triển phức tạp của xã hội. Chính hoàn cảnh lịch sử xã hội
lúc bấy giờ đã tác động mạnh mẽ đến những tính cách vốn có của họ. Chẳng hạn
11


trong tác phẩm Món tư trang ta thấy Latanh là một trong những nhân vật điển
hình của giới viên chức nghèo. Khi người vợ yêu qua đời vì bệnh tật và nghèo
khó, anh đã đem món đồ trang sức mà khi còn sống vợ anh rất thích đi bán.

Nhưng không ngờ đó lại là đồ thật, từ đó anh sống trong cảnh giàu sang và ngày
càng tha hóa trở thành kẻ vô đạo đức.
G. Môpaxăng xây dựng nhân vật của mình với những nét tính cánh hoàn
toàn khác nhau, nó tiêu biểu cho từng kiểu người trong xã hội. Điểm độc đáo
của xây dựng nhân vật điển hình là trong hoàn cảnh điển hình tác giả đã ném
nhân vật vào một hoàn cảnh cụ thể, ném họ vào thế giới tư bản chủ nghĩa, thế
giới mà đồng tiền có tiếng nói mạnh mẽ và thống trị. Để từ đó nhân vật dần bộc
lộ tính cách, thái độ.
Mặc dù cảm hứng chủ đạo của chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX là lên án tố
cáo những thói hư tật xấu của xã hội, nhưng xen vào đó cũng có những nhân vật
chính diện với giọng ngợi ca. Tuy nhiên nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
2.2. Tác giả G. Môpaxăng
G. Môpaxăng, nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp và thế giới. Ông
sinh năm 1850 tại Noocmăngđi trong một gia đình quý tộc bị sa sút. Vì cha mẹ
bất hòa rồi bỏ nhau, trong thời gian dài ông và em trai ông là Hecvê sống cùng
với mẹ tại trang trại Vecghi thuộc Êtrơta. Đây là quãng đời đẹp nhất và để lại
dấu ấn sâu đậm trong nhiều sáng tác của ông. Năm 1863, bà gửi con trai mình
tới học tại trường dòng Yvơtô. Tại đây ông đã làm nhiều bài thơ tình và nhiều
bài thơ nhạo báng các giáo sĩ trong trường nên nhiều lần ông bị bề trên khiển
trách. Vào năm 1866, do tự tiện lấy rượu ngon chỉ dành cho những người có
chức vị trong trường, Môpatxăng bị trả hẳn về nhà. Năm sau, ông lại tiếp tục
theo học tại trường trung học Ruăng.
Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ. Ông vừa tốt nghiệp trung học
mới theo học trường Luật đã khoác áo lính, tham gia vào cuộc chiến tranh nhiều
cay đắng và mất mát đối với nhân dân và đất nước mình. Ông cũng được chứng
kiến nhiều tấm gương yêu nước bình dị mà cao cả của những người lao động
12


nghèo khổ ở khắp mọi nơi. Mảng sáng tác quý giá viết về đề tài chiến tranh là

kết quả trực tiếp của sự từng trải và suy ngẫm trong những ngày tháng gian nan
nhiều khi tuyệt vọng này của ông. Tám tháng sau khi Hiệp định đình chiến được
ký kết, Môpaxăng trở về với đời sống dân sự. Ở Pari, ông thường hay lui tới nhà
Flôbe và may mắn được gặp gỡ và nói chuyện với các nhà văn danh tiếng đương
thời như Tuôcghêniep, Đôđê, Dôla... Ông cũng được nghe nhiều cuộc thảo luận
văn chương, nghe những lời chỉ trích gay gắt đối với các nhà văn lãng mạn cuối
mùa. G. Môpaxăng đi đến quyết định gắn bó với văn chương. Đầu năm 1873,
ông xin làm viên chức ở Bộ Hàng hải và cuối năm 1873 chuyển sang Bộ Giáo
dục. Điều này góp phần lý giải vì sao cuộc đời mòn mỏi và khốn khó của người
viên chức trong các sáng tác của ông lại được mô tả sinh động và xúc động đến
như vậy.
Bảy năm phục vụ cho chính quyền đồng thời là bảy năm tập sự văn
chương của G. Môpaxăng dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Flôbe. Tháng 4 năm
1880, tập truyện Những buổi tối ở Mê đăng của nhóm văn chương do Dôla đứng
đầu có in truyện ngắn Viên mỡ bò của Môpaxăng. Tác phẩm đã gây một tiếng
vang rộng lớn. Nhiều nhà văn có tên tuổi, nhiều nhà phê bình có uy tín đã đánh
giá cao truyện ngắn xuất sắc này. Tháng 5 năm 1880, người thầy đột ngột qua
đời. G. Môpaxăng vô cùng đau xót và thương tiếc. Có điều, từ đây ông được
thoát khỏi những kỷ luật khe khắt ràng buộc mình. Năng lực sáng tạo của ông
trào ra mãnh liệt. Thời kỳ tập sự của ông đã chấm dứt. Ông cần không gian và tự
do để giải phóng tài năng của mình. Các tập truyện ngắn, truyện dài của ông liên
tiếp ra đời. Danh vọng và tiền tài nhanh chóng đến với ông.
Giữa lúc năng lực sáng tạo của G. Môpaxăng đang đồi dào nhất thì vào
năm 1885 căn bệnh thần kinh bắt đầu hành hạ ông. Ông qua đời vào ngày mồng
6 tháng 7 năm 1893 tại một nhà thương điên ở Paris. Thi hài ông được chôn cất
tại nghĩa trang Môngpacnax.
Vào cuối đời, nhìn lại con đường viết văn của mình, G. Môpaxăng có
nói: “Tôi bước vào văn nghiệp như một mảnh sao băng và ra khỏi nó như một
13



tia chớp”. Thời gian tập trung cho sáng tác của ông quả không dài, vẻn vẹn chỉ
10 năm trời. Thế nhưng, ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sồ bao gồm
chừng 300 truyện ngắn, 6 truyện dài, 3 tập du ký, nhiều bài thơ, vở kịch và một
số công trình phê bình văn chương có giá trị theo xu hướng hiện thực.
2.3. Vài nét về truyện ngắn của G. Môpaxăng
Mặc dù sáng tác nhiều thể loại nhưng G. Môpaxăng nổi tiếng và thành
công nhất với thể loại truyện ngắn. Những truyện ngắn của ông còn hơn cả tiểu
thuyết, với G. Môpaxăng truyện ngắn, một thể loại “nhỏ” ít được các đại văn
hào coi trọng, đã biểu lộ nhưng khả năng nghệ thuật rất lớn, với tất cả chiều sâu
và dung lượng phong phú, trong khuôn khổ nhỏ hẹp.
G. Môpaxăng tiếp nối truyền thống hiện thực trong văn chương Pháp của
các bậc tiền bối như Xtăngđan, H. Banzăc, Flôbe... Ngay từ khi mới cầm bút
viết văn, ông đã từng tuyên bố : “Chúng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất: Con
người và cuộc sống mà chúng ta phải phô diễn một cách có nghệ thuật”. Về cơ
bản, toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông đã thể hiện rõ ý hướng ấy.
Đi vào thế giới truyện ngắn của G. Môpaxăng, chúng ta ít khi chứng kiến
những hiện tượng xã hội đột xuất khác thường. Phần nhiều đó là những câu
chuyện phổ biến hàng ngày, những câu chuyện người ta hay kể cho nhau nghe
vào cuối bữa tiệc Người đàn bà làm nghề độn ghế, sau bữa ăn tối Chờ đợi hoặc
vào giờ uống trà Hạnh phúc. Sức hấp dẫn đặc biệt của truyện ngắn G.
Môpaxăng một phần ở chỗ đó. Dường như, ông muốn nói rằng: Hãy đừng tìm
những điều hệ trọng đâu xa. Quanh ta, ẩn dưới những chuyện thường ngày, quen
thuộc nhất là những tấn bi kịch đau lòng, những tấm lòng vàng quý giá, những
nhân cách bị xói mòn... Dễ hiểu tại sao G. Môpaxăng lại nhạy cảm với “những
thảm kịch đơn sơ và khốc liệt của đời sống xã hội” với “Những sự việc giản dị
nhất và bình thường nhất” mà “lại khiến cho lòng ta xúc động nhất”. Điển hình
hoá nghệ thuật được tiến hành trên cơ sở đó. Trong truyện Du lịch, G.
Môpaxăng từng yêu cầu phải “lục lọi trong trí nhớ để tìm ra một vài giai thoại
ngắn” “một câu chuyện ngắn” nhưng như “cái chìa khoá để mở ra một vùng đất

14


nào đó”, “có thể phát hiện ra đặc trưng của một miền xứ”. Công việc không dễ,
đòi hỏi tài năng thực sự của người nghệ sĩ chân chính.
Kết thúc chuyện thường là những tấm thảm kịch. Có nhiều tấn bi kịch
phát sinh từ định kiến tàn nhẫn của xã hội, từ dư luận tai ác của những kẻ lòng
chất chứa thù hằn, ghen ghét. Một phút bất hạnh thời niên thiếu có thể tạo nên
mối đe dọa thường xuyên mà chỉ có cái chết mới chấm dứt nổi. Một sự vô tình
cũng có thể là nguyên nhân của những lời đơm đặt đưa đến cái chết u uẩn, nhục
nhã. Cũng cần phải kể tới tấn thảm kịch do nghèo hèn, túng quẫn của những
viên chức nhỏ trong các truyện Món nữ trang, Đi ngựa. Ở đây, G. Môpaxăng có
cười, nhưng sau tiếng cười là những giọt nước mắt xót xa, thương cảm.
Trong số các thảm kịch xảy ra hàng ngày và nhan nhản khắp nơi, G.
Môpaxăng đặc biệt chú trọng tới những tấm thảm kịch do đồng tiền và lòng hám
lợi gây ra. Hàng loạt truyện ngắn tập trung thể hiện chủ đề này: Cái thùng
con, Con quỷ, Ngoài khơi, Trong rừng... Đồng tiền đẩy con người tới những
hành động tội lỗi, biến con người thành những con vật đích thực. Hơn thế, đồng
tiền còn hủy hoại những tình cảm ruột thịt mà ngay cả loài vật cũng không hoàn
toàn mất hẳn. Truyện Trong rừng phê phán sức mạnh đảo điên của đồng tiền
vàng ở khía cạnh thật đặc biệt. Tác giả lên án những kẻ “nghĩ về két tiền hơn là
bông hoa nhỏ”. Họ không sao hiểu nổi những nhu cầu tình cảm bình thường và
chính đáng. Đối với họ, sự xúc động ngoài phạm vi đồng tiền đều là biểu hiện
của chứng điên khùng. Nhà văn như muốn thẳng thắn đặt ra một câu hỏi : Nếu
con người sống chỉ để săn lùng tiền bạc cho thật nhiều thì ý nghĩa của cuộc đời
là ở chỗ nào?
Có nhà nghiên cứu cho rằng thái độ của G. Môpaxăng khi thể hiện cuộc
sống có phần lãnh đạm bàng quan. Thật ra không đúng như vậy, mà ông phản ánh
hiện thực một cách khách quan. Như nhiều nhà văn hiện thực khác, G. Môpaxăng
chủ trương người nghệ sĩ không nên thuyết giáo trực tiếp mà cần “kết cấu tác

phẩm thật khéo léo với vẻ ngoài hết sức tự nhiên”. Chỉ bằng con đường ấy hiệu
quả nghệ thuật mới thật sự bền lâu. Sự thản nhiên của G. Môpaxăng nói như văn
15


hào A. Phơrăngxơ “giống như tạo hóa làm chúng ta ngạc nhiên, khiến chúng ta
rung động”. Điều này rất đúng khi ông phát hiện ra những vẻ đẹp giản dị mà cao
cả của người nghèo khổ trong nhiều tác phẩm của mình.
Lòng nhân ái, tư tưởng dân chủ của G. Môpaxăng đạt tới đỉnh cao trong
tác phẩm Bố của Ximông. Từ tấm lòng cảm thông sâu xa đối với đứa trẻ mồ côi
cha, bác thợ Philíp Rơmy đã vượt qua những ngăn cách của định kiến xã hội bao
quanh người phụ nữ, chủ động đến với hạnh phúc của mình. Tác giả không chút
ngần ngại khi khẳng định rằng bác là “một ông bố mà đứa con nào cũng có
quyền tự hào”.
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn G. Môpaxăng thật lớn lao
và sâu sắc. Người đọc hàng trăm năm nay vẫn say mê với các tác phẩm của ông
còn bởi tài nghệ viết truyện độc đáo và điêu luyện của ông nữa. Truyện của ông
mang sắc thái riêng “không ai bắt chước nổi” (M. Gorki). Ông viết ngắn, sắc,
giản dị và trong sáng.
Truyện ngắn của Môpaxăng, đúng như tên gọi của thể loại, thường rất
ngắn. Viết ngắn mà nội dung phong phú, hấp dẫn quả không dễ. Muốn thành
công, ngôn ngữ phải được giản ước đến mức tối đa. Ý đồ nghệ thuật phải thấm
tới từng chi tiết.. Mỗi chi tiết đều nổi bật và đầy dụng ý. Để làm nổi rõ tính các
nhân vật, G. Môpaxăng còn khéo chọn những tình huống điển hình. Không phải
ngẫu nhiên mà nhà văn hay chọn giờ phút lâm chung làm điểm xuất phát cho
mọi sự kiện khác trong truyện của mình. Đọc các truyện Chờ đợi, Người đàn bà
làm nghề độn ghế, Nữ hoàng Ooctăngxơ, chúng ta có điều kiện hiểu rõ vai trò
của tình huống trong truyện ngắn quan trọng tới mức nào. Cũng phải nói tới ý
nghĩa của nghệ thuật tương phản trong việc thực hiện ý đồ sáng tạo của G.
Môpaxăng. Ví như, sự đối lập giữa tình và cảnh (Hạnh phúc), sự đối lập giữa hai

quan niệm về đạo đức (Trong vùng quê)...
Thời gian trôi đi, bao tên tuổi từng nổi danh một thời đã lần lượt bị lu mờ.
Thế mà sự nghiệp của Ghi đơ G. Môpaxăng lại ngày một chói sáng, nhất là dưới
con mắt của chúng ta ngày hôm nay. Giờ đây, chúng ta đọc Môpaxăng càng say
16


sưa hơn, càng ý thức hơn bất cứ lúc nào. Ấy là bởi tác phẩm của G. Môpaxăng
không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giúp ta nhìn lại một thời đã qua, mà còn có ý nghĩa
thời đại, giúp ta nhìn nhận con đường mình đang đi và sẽ tới. Sinh thời, G.
Môpaxăng đã từng nghĩ về “cái đất nước huyền diệu đâu đâu thợ thuyền cũng
đều có công ăn việc làm”.
Tiểu kết
Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, vì nhân vật là phương tiện cơ
bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo ra
nhân vật để hiện thực nhận thức của mình về thế giới. Và nhân vật thường hiện
lên trong tác phẩm dưới dạng những tính cách và thông qua một số biện pháp
nghệ thuật tiểu biểu để nhà văn xây dựng nhân vật. Đối với G. Môpaxăng thế
giới nhân vật trong truyện ngắn của ông, đó là những con người thuộc nhiều
tầng lớp khác nhau. Mỗi nhân vật có một cảnh ngộ, một số phận, tính cách riêng
và đều được đặt trong một hoàn cảnh điển hình để làm nổi bật những nét tính
cách điển hình của từng lớp người trong xã hội. Bằng việc nắm bắt những vấn
đề lí luận về nhân vật, tính cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật… sẽ
giúp ta hiểu rõ hơn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng.

17


CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA G. MÔPAXĂNG

Một trong những cơ sở quan trọng tạo nên giá trị hiện thực sâu sắc cho
truyện ngắn của G. Môpaxăng là thông qua hệ thống nhân vật tác giả đã phản
ánh chân thực mối quan hệ giữa thời đại và con người của văn học Pháp cuối thế
kỉ XIX. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của G. Môpaxăng khá phong phú
và đa dạng gồm nhiều tầng lớp trong xã hội như: viên chức, tư sản, nông dân,
gái giang hồ... Mỗi nhân vật của ông là một cảnh đời, một số phận đáng thương,
đáng giận, đáng khinh bỉ lên án hoặc là những tấm lòng vị tha, thương cảm... tất
cả đã lọt vào sự chú ý mẫn cảm của nhà văn hiện thực G. Môpaxăng. Qua đó ta
thấy G. Môpaxăng không chỉ là nhà văn có cái nhìn bi quan, chán nản mà ông
còn là một nhà văn giàu lòng nhân đạo và quý trọng con người. Ông muốn cứu
vớt những con người đau khổ ra khỏi những bất hạnh ngắn ngủi hướng họ vào
cuộc sống thực sự, hạnh phúc hơn, xứng đáng hơn.
2.1. Nhân vật viên chức
Nhân vật viên chức trong truyện ngắn của G. Môpaxăng khá đa dạng với
nhiều kiểu người khác nhau. Tác giả miêu tả về họ với một thái độ mỉa mai cay
đắng nhưng cũng thật đáng thương, đáng cảm thông. Với tinh thần phản ánh
hiện thực nghiêm khắc và giàu lòng nhân đạo, G. Môpaxăng đã phát hiện ra
những nét tính cách tốt đẹp như chăm chỉ, cần kiệm ẩn chứa trong tâm hồn của
họ. Bên cạnh đó tác giả cũng phê phán tính thụ động, tham lam, ích kỉ, háo
danh, lối sống chán chường, mòn mỏi của người viên chức trong xã hội Pháp
cuối thế kỉ XIX.
2.1.1. Tham lam, giả dối
Nhân vật thuộc tầng lớp viên chức được tác giả miêu tả rất nhiều, chiếm
một số lượng lớn. Mỗi nhân vật mang một bộ mặt riêng, một tính cách riêng,
nhưng đều có chung đặc điểm là tham lam, hèn nhát, giả dối, thích khoe khoang.

18


Trước hết tác giả lên án phê phán thói tham lam, giả dối của những người

viên chức nghèo. Đọc truyện Món gia tài ta bắt gặp một viên chức hèn nhát, đau
khổ và bất hạnh - nhân vật Loxap có cô vợ tên là Côra. Hai người lấy nhau đã
lâu nhưng họ không có con, trong lúc đó bố vợ là ông Xeda Casolanh càng nóng
lòng muốn có đứa cháu để hưởng gia tài của bà cô để lại nhưng càng mong càng
không có. Cuộc sống của Loxap bị mọi người khinh bỉ, chế giễu một cách đáng
thương, anh đau khổ, giằn vặt và buồn bã. Đây là một nỗi đau tắc nghẹn, day
dứt, hi vọng trước kia mãnh liệt bao nhiêu thì ngày càng cay đắng bấy nhiêu. Để
có được món gia tài, vợ Loxap đã ngủ với Mado - một người đàn ông khoẻ
mạnh, kẻ thường hay châm chọc Loxap. Sau đó vợ Loxap sinh được một đứa
con trai, họ được hưởng gia tài và mở tiệc ăn uống linh đình. Vì tham lam món
gia tài to lớn kia mà Loxap chấp nhận việc vợ mình ngủ với người đàn ông khác,
chấp nhận con người khác là con mình. Như vậy trong truyện này đồng tiền đã
làm thay đổi tính cách con người Loxap từ một người hiền lành, chăm chỉ, có tự
trọng trở thành một kẻ vô liêm sỉ, mất hết tự trọng. Vì lợi ích vật chất mà con
người cam chịu, nhẫn nhục và phải làm những việc nhơ bẩn.
Tiếp đến trong truyện Món tư trang nhà văn đã xây dựng một nhân vật
viên chức xấu xa, tham lam bỉ ổi, một kẻ khốn khổ. Lanhtanh là một viên chức
nghèo nhưng lấy được một cô vợ xinh đẹp, đảm đang. Nhờ sự tiết kiệm biết tính
toán trong chi tiêu của vợ mà với đồng lương ít ỏi của Latanh cuộc sống vợ
chồng anh diễn ra rất dễ chịu. Vợ anh ta cái gì cũng tốt nhưng chỉ có một tật xấu
không sao bỏ được là thích sưu tầm những đồ trang sức giả. Một hôm người vợ
đi xem hát về muộn và bị ướt mưa, tám ngày sau cô ta chết vì bị cảm lạnh. Khi
vợ chết Latanh rất đau khổ trong một tuần mà tóc đã bạc trắng, cuộc sống của
anh cũng thay đổi rất nhiều. Vẫn số tiền lương như trước nhưng anh ta chi tiêu
chật vật hơn và nhanh chóng trở nên nghèo túng. Sau đó Latanh quyết định
mang món đồ trang sức mà khi sống vợ mình rất thích mang đi cầm cố. Xưa nay
hắn vẫn luôn đinh ninh đó là đồ giả, nhưng mọi thứ đều là kim cương, vàng bạc,
đá quý và hắn trở lên giàu có và sáu tháng sau anh ta lấy vợ mới. Câu chuyện
19



ngắn ngủi được kể lại một cách khách quan, bình thản chứa bao bí ẩn ghê sợ về
cuộc đời và con người. Truyện phát triển khi tính cách Lanh tanh thay đổi không
còn là anh viên chức hiền lành, hết lòng yêu thương vợ. Lòng tham thức tỉnh lấn
át lương tâm biến hắn trở thành kẻ không có danh dự, xa xỉ. Lần đầu tiên đến
hiệu vàng gã hổ thẹn vì phải phơi bày cảnh nghèo nàn của mình đem bán một
vật vô giá trị. Y do dự hàng chục lần không dám vào vì một nỗi hổ thẹn, nhục
nhã. Nhưng y đã vượt qua ngưỡng cửa hiệu vàng cũng là vượt qua lương tâm y,
bán món đồ nữ trang mà vợ y để lại - Đó là những món đồ mà vợ y đã đánh đổi
bằng chính phẩm giá của mình vì danh dự của người chồng.
Với những kẻ ít chất người như vậy sự thoả mãn vật chất hoàn toàn bù
đắp được những mất mát tinh thần. Phẩm chất của con người bị đánh đổi bởi
đồng tiền. Chỉ một câu chuyện nhỏ, G. Môpaxăng đã trình bày được trước độc
giả một hiện thực tâm lí của một bộ phận người trong xã hội. Đó là một tâm lí
nhẫn nhục, nô lệ của con người trước đồng tiền.
Bên cạnh thói tham lam, giả dối tác giả còn phê phán thói huyênh hoang
thích khoe khoang giàu có nhưng thực chất chỉ là những kẻ khốn khó của một số
bộ phận viên chức nghèo. Tiêu biểu là truyện Món trang sức một hôm để vui
lòng người vợ xinh đẹp, Loaren cố gắng xoay xở tấm vé mời đi dự dạ hội. Họ
chạy vạy sắm sửa mua bộ cánh, cô vợ liền mượn cô bạn giàu sang một chuỗi hạt
kim cương. Trong buổi dạ hội cô ta nổi bật như một bà hoàng, có biết bao chàng
trai đến mời cô khiêu vũ. Nhưng khi trở về nhà cô bàng hoàng thấy chuỗi hạt
không còn ở cổ mình nữa, hai vợ chồng hốt hoảng đi tìm nhưng không thấy.
Cuối cùng họ phải đi vay nặng lãi để mua trả người bạn chuỗi hạt như cũ và để
trả được số tiền ấy, họ phải làm việc ròng rã trong vòng mười năm. Khi trả xong
nợ thì cô vợ cũng trở nên xấu xí già sọm đi. Người bạn khi cầm chuỗi hạt trên
tay với thái độ khinh bỉ, bởi với cô ta đó chỉ là một chuỗi hạt bình thường, nếu
bạn thích cô ta có thể tặng lại. Ở đây chỉ cần nói với nhau là có thể tránh được
bất hạnh, nhưng do lòng kiêu hãnh, tự ái của người phụ nữ nghèo mà người vợ
phải trả giá đắt bằng tuổi xuân của mình. Hào quang trong đêm dạ hội là giả

20


nhưng mười năm lao động cực khổ là thật. Chiều sâu của câu chuyện khiến
người đọc không dám cười những kẻ rủi ro, đúng như E. Dola đã nói: “Đọc G.
Môpaxăng ta khóc, ta cười, ta suy nghĩ”. Như vậy, qua truyện ngắn ta hiểu được
bản chất con người có cuộc sống bình thường nhưng lại muốn khoác lên mình
những thứ xa xỉ màu mè. Vận mệnh con người sao mà bấp bênh, dễ bị vùi dập,
chỉ vì một ngẫu nhiên vô nghĩa mà người vợ đã phải trả giá bằng cả tuổi thanh
xuân của mình. Tác giả cho thấy dục vọng, ham muốn danh lợi đã làm thay đổi
tính cách của con người một cách nhanh chóng.
Hay trong truyện Đi ngựa vợ chồng anh công chức Hecto phải sống chật
vật dựa vào đồng lương ít ỏi. Nhưng năm nay, anh được sếp thưởng cho “ba
trăm quan” và họ lên kế hoạch tổ chức một buổi dạo chơi long trọng. Cuộc du
ngoạn kết thúc khi con ngựa của Hecto va vào bà già nghèo và anh phải chịu tiền
phí tổn chăm sóc cho bà cụ cả đời. Bà giả vờ bại liệt mặc dù chỉ xây xát qua loa,
vợ chồng Hecto quyết định đón bà già về nhà chăm sóc “dù sao cũng đỡ tốn kém”
[3; 379] hơn ở bệnh viện. Tác giả đã giễu cợt anh công chức huyênh hoang và cả
bà già nghèo xảo quyệt. Nhưng qua đó tác giả cũng thể hiện tình thương xót với
họ, bởi trong cuộc đấu tranh gay go để giành giật miếng ăn, kẻ quẫn bách này lại
trở thành nạn nhân của kẻ khổ cực kia.Vì cả hai đều không thoát khỏi sự tham
lam - thói hư tật xấu của xã hội đương thời. Ở đây còn thấp thoáng một ý nghĩa
thường xuyên ám ảnh nhà văn: con người là trò chơi trong tay những kẻ tàn ác, bị
cuộc đời trớ trêu hành hạ, nhạo báng đủ cách. Câu chuyện vốn mang ý nghĩa hài
hước bỗng chốc trở thành buồn bã, thậm chí đượm chút bi hài.
Có thể thấy, khởi nguyên của các nhân vật là viên chức nghèo như Loxap,
Loaren, Lanh tanh, Hecto… đều là những người thật thà, chăm chỉ, tiết kiệm.
nhưng chỉ vì một lần lầm lỡ, một phút không may mà họ rơi vào bất hạnh, đánh
mất bản chất vốn có của mình Loxap chỉ vì không có con, dưới sức ép của gia
đình, sự hấp dẫn của món gia tài mà phải lừa dối bản thân, chấp nhận con kẻ

khác là con mình. Loaren chỉ vì chiều ý vợ yêu, muốn vợ được vui lòng đã phải
đổi lấy mười năm lao động vất vả. Lanh tanh vì nghèo đói mà phải mang những
21


món trang sức khi còn sống vợ anh rất thích mang đi cầm cố hi vọng đổi được
vài quan nhỏ. Còn Hecto, anh cũng đã phải làm việc chăm chỉ và cật lực nhiều
năm mới được thưởng số tiền “ba trăm quan” đó. Có tiền anh đã nghĩ cho gia
đình nhưng tai nạn bất ngờ kia ập đến, làm tan biến hạnh phúc ngắn ngủi của gia
đình anh, từ đây gia đình của anh đã nghèo thì lại càng thêm khốn khó.
Như vậy nhân vật là viên chức nghèo trong truyện ngắn của G. Môpaxăng
đều là những người bất hạnh, họ là nạn nhân của đồng tiền, thói vị kỉ. Nhưng
dưới ngòi bút sắc sảo nhân vật hiện lên sinh động với nhiều sắc thái khác nhau.
Mỗi nhân vật đều là sự kết hợp hoàn hảo của cái thiện và cái ác. Bản hất họ đều
là người tốt, chăm chỉ, cần kiệm… nhưng do hoàn ảnh xô đẩy mà họ trở nên
tham lam, tàn nhẫn, mất hết nhân cách. Điều đó là nên phong cách độc đáo của
ông.
2.1.2. Thụ động, háo danh
Bên cạnh sự tham lam, ích kỉ, bất chấp đạo lí của những viên chức nghèo
vì tiền mà phải đánh đổi bản thân mình. Thì những viên chức giàu có lại là
những kẻ sống thụ động, háo danh. Tuy họ không bị chi phối bởi đồng tiền,
nhưng họ luôn sống trong sự dằn vặt, tiếc nuối, sống mà như không sống.
Chẳng hạn nhân vật Savale trong Luyến tiếc có cuộc sống no đủ nhưng cả
đời ông luôn sống trong khổ tâm: “ông đã sáu mươi hai tuổi, ông sống một
mình, không vợ con, không người thân thiết. Thật khổ tâm, cứ như thế này mà
chết đi trong cô độc, không ai gắn bó cũng chẳng ai quan tâm” [3; 13]. Suốt đời
ông chỉ quanh quẩn với việc thức dậy, ăn và ngủ. Tuy nhiên ông cũng biết yêu:
“ông yêu thầm lặng đau khổ (…) ông yêu một cách thụ động” [3; 15]. Ông yêu
bà Sandre, vợ của người bạn cũ. Ông yêu bà ngay từ cái nhìn đầu tiên nhưng
chưa một lần dám bày tỏ với bà. Bởi ông sợ nhiều thứ lắm, ông sợ bà từ chối, sợ

mất đi mối quan hệ tốt đẹp với ông Sandre. Ông cứ bị day dứt như vậy cho đến
tận bây giờ, cuối cùng ông quyết định phải hỏi bà cho ra nhẽ. Câu trả lời của bà
làm ông vô cùng bất ngờ và luyến tiếc vì đã đánh mất cơ hội “Tôi sẽ chiều anh
ngay” [3; 23]. Từ những chi tiết trên ta thấy nhân vật là kẻ hèn nhát vô dụng,
22


luôn sợ hãi hiện tại và tương lai, sống một cách thụ động. Qua truyện ngắn, tác
giả đã lên án phê phán hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Đó là một xã hội luôn kìm
hãm sự phát triển của con người, khiến con người mất hết niềm tin vào cuộc
sống.
Tương tự như vậy trong tác phẩm Kẻ ẩn dật cũng là một viên chức có đời
sống sung túc, nhàn hạ. Nhưng cuộc sống của ông diễn ra rất nhàm chán đơn
điệu: “Những năm tháng đơn điệu ở Pari trôi nhanh làm sao! Những năm tháng
dài dằng dặc và vội vã ấy, tầm thường và vui vẻ, không hề để lại trong trí óc một
kỉ niệm đáng thương nhớ nào; ta ăn, ta uống, ta cười đùa mà không biết tại sao,
môi ta chìa ra với tất cả những gì có thể hôn được, mà không hề thèm muốn” [3;
200]. Ông đã để tuổi trẻ thứ quý giá nhất trong cuộc đời của mình trôi qua nhanh
chóng vô vị mà không đọng lại một dấu vết gì. Qua những chi tiết trên ta thấy
nhân vật giống như một cái máy, không có suy nghĩ, hành động riêng chỉ luôn
lặp lại những hành động như: ăn, uống… Lối sống thụ động, hưởng thụ làm cho
con người quên hết nhiệm vụ của một người công dân đối với đất nước. Ta thấy
nhân vật sống mà như không tồn tại, không biết mình là ai? cần gì? Và muốn
gì?.
Ngoài việc phê phán lối sống thụ động, hưởng thụ tác giả còn phê phán
thói hám danh đến điên cuồng của một số bộ phận viên chức giàu có. Nhân vật
Xacoromang trong truyện Được huân chương là một kẻ như vậy. Xacoromang
là người có đầu óc ngu dốt, chưa học xong bậc tú tài nhưng lại luôn ao ước có
được chiếc huân chương. Mỗi lần ra ngoài nhìn thấy: “những người có huân
chương gặp ngoài phố khiến ông đau lòng, ông liếc nhìn bọn họ với nỗi ghen

tuông căm thù” [3; 314]. Sau đó ông nảy ra ý định nhờ vợ nói với ông nghị
Rotxolanh giúp mình có được tấm huy chương. Dưới sự giúp đỡ tận tình của ông
Rotxolanh, ông nhanh chóng lao vào công việc viết lách nghiên cứu đến mức
không có thời gian quan tâm đến vợ. Suốt thời gian dài làm việc mệt nhọc, ông
thấy nhớ vợ, ông quyết định trở về đột xuất để làm vợ yêu bất ngờ. Khi mở cửa
cho ông, nàng có vẻ lúng túng, giường chiếu thì bừa bộn, bất ngờ hơn ông phát
23


hiện có một chiếc áo lạ có gắn huân chương treo ở mắc. Vợ ông hoảng hốt giật
lấy, nói rằng ông đã được huân chương và đây là điều bất ngờ nàng dành cho ông.
Ông sung sướng mà quên hết những hoài nghi trước đó, bởi ông đã có được tấm
huân chương mà cả đời ông mơ ước. Câu chuyện mang tính chất bi hài khiến
người đọc cười ra nước mắt. Đây là những giọt nước mắt đau xót, tác giả phê
phán những kẻ lắm tiền, ngu dốt nhưng lại muốn nắm trong tay quyền lực.
Qua việc xây dựng nhân vật viên chức giàu có tác giả đã lên án xã hội
đồng tiền làm cho con người trở lên trì trệ cả trong suy nghĩ và hành động. Đó là
những con người bỏ đi của xã hội. Như vậy, nhân vật là viên chức giàu có tuy có
cuộc sống nhàn hạ, sung túc không bị hành hạ bởi miếng cơm manh áo. Nhưng
họ cũng gặp phải không ít đau khổ, đặc biệt là nỗi đau về tinh thần.
Tóm lại, các nhân vật viên chức trong truyện ngắn của G. Môpaxăng đều
là nạn nhân của đồng tiền. Họ bị gánh nặng cuộc sống đè nén, rơi vào bế tắc, bị
tha hoá cả về bản chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đi xa hơn các nhà văn hiện thực
tiền bối trong việc khám phá những ngóc ngách bí ẩn của tâm hồn, trong sự thể
hiện những tình cảm nằm ở lớp sâu của tính cách xuyên qua lớp vỏ ngoài bình
thường do tác động của ngoại cảnh. Nhà văn đã phát hiện ra những tính cách tốt
đẹp của vốn có của người lao động chưa bị đồng tiền làm cho biến chất như
chăm chỉ, tiết kiệm, yêu thương người khác.
2.2. Nhân vật tƣ sản
Truyện ngắn của G. Môpaxăng viết về nhiều tầng lớp khác nhau. Trong

đó phải kể đến nhân vật tư sản, đây là tầng lớp đông đảo trong xã hội Pháp thế kỉ
XIX. Khi viết về tầng lớp này tác giả lên án, phê phán tính xảo quyệt, độc ác của
họ với giọng văn vừa châm biếm vừa hài hước.
Viết về giai cấp tư sản tác giả phê phán sự giả dối của họ, thói đạo đức giả
được che đậy bởi vẻ bề ngoài lịch sự giàu sang. Trong tác phẩm Mưu mẹo kể về
người phụ nữ trẻ đẹp, lấy một thương gia giàu có. Mọi người đều cho rằng cuộc
sống của họ rất hạnh phúc, nhưng vào một đêm mùa đông giá lạnh. Người phụ nữ
đó xuất hiện trước của nhà bác sĩ với “khuôn mặt tái nhợt, co dúm lại đầy hốt
24


hoảng, hai tay bà run lẩy bẩy, hai lần bà ta trực nói nhưng không thốt ra được lời
nào. Cuối cùng cố mãi bà ta mới ấp úng: Nhanh lên, nhanh lên…nhanh lên…Bác
sĩ…Ông đến ngay cho…Người tình của tôi…vừa chết trong buồng của tôi…” [3;
27]. Bà ta nghẹn giọng rồi nói tiếp“chồng tôi…sắp ở câu lạc bộ về rồi…” [3; 27].
Và khẩn khoản nhờ bác sĩ giúp mình che dấu việc ngoại tình. Khi xe người tình
vừa được đưa ra khỏi nhà bà ta liền khoác tay người chồng hợp pháp của mình
một cách thân mật như chưa hề có việc gì xảy ra. Như vậy người phụ nữ trong tác
phẩm là một kẻ giả dối được che dấu cẩn thận bởi vẻ ngoài giàu sang nhưng thực
chất bên trong lại mục nát đáng khinh bỉ.
Còn trong truyện ngắn Pierô tác giả phê phán sự giả nhân giả nghĩa của
bọn tư sản giàu có, với bản chất keo kiệt nhưng luôn tỏ ra hào phóng. Bà
Loferso là một người đàn bà góa sống ở nông thôn, thuộc loại nửa tỉnh, nửa quê
hay diện áo đính ruy băng và mũ xếp nếp “Thường ra mặt ta đây trước toàn dân
thiên hạ và che giấu một tâm địa kiêu kì dưới những vỏ bọc lòe loẹt và hài hước,
chả khác gì việc giấu bàn tay to tướng ửng đỏ trong những cái găng ruy thô” [3;
56]. Một hôm khu vườn nhà bà bị người ta trộm mất chừng mươi cây hành, làm
bà vô cùng đau xót và hoảng hốt. Người ta khuyên bà nên nuôi một con chó để
canh nhà. Ban đầu bà không đồng ý vì cứ nghĩ đến bát thức ăn to tướng cho chó,
bà đã phát khiếp lên rồi. Nhưng rồi bà cũng quyết định nuôi một con chó bé xíu,

lông vàng, gần như không có chân, mình thì hình cá sấu, đầu cáo đuôi cong:
“con chó ngứa mắt ấy, người khác thì muốn tống đi nhưng bà lại cho là đẹp vì
nó rẻ như bèo” [3; 58]. Đến khi biết mình phải nộp thuế cho con chó bé xíu ấy
thì bà quyết định mang nó đi “Picke đuy ma” nghĩa là “ xơi đất sét vôi” mà
không cần thuê người. Và đêm đó bà gặp toàn ác mộng, sáng hôm sau bà liền
đến thăm con chó tội nghiệp mang theo bánh mì cho nó. Vài hôm sau bà thấy
dưới miệng giếng có tiếng con chó lạ, làm bà “uất lên vị nghĩ rằng, con chó nào
rơi xuống mỏ cũng sống bám vào mình, bà bỏ về mang theo số bánh còn lại, vừa
đi vừa ăn” [3; 64]. Từ những miêu tả trên ta thấy bà Loferso là một kẻ đạo đức
giả keo kiệt những vẫn cố tỏ ra hào phóng, độc ác nhưng lại tỏ ra nhân từ. Nhân
25


×