Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo diễn đàn triển vọng và phát triển bền vững ngành hàng cà phê việt nam 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 33 trang )

BAN ĐIỀU PHỐI NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

BÁO CÁO
DIỄN ĐÀN TRIỂN VỌNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 2015
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2015

1


Mục lục

NỘI DUNG DIỄN ĐÀN VÀ KẾT QUẢ...............................................................................................................3
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................20
ĐÁNH GIÁ...................................................................................................................................................22
NGUỒN.......................................................................................................................................................25
ĐẠI BIỂU THAM DỰ....................................................................................................................................25

2


GIỚI THIỆU
“Diễn đàn Đối thoại và Phát triển bền vững ngành hàng Cà phê Việt Nam” là sự kiện
thường niên của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam (VCCB) với mục tiêu tạo
diễn đàn đối thoại mở giữa VCCB và các tác nhân trong ngành hàng về thực trạng, các
vấn đề nổi bật, các đề xuất giải pháp và hành động tiếp theo để phát triển cà phê bền
vững. Diễn đàn sẽ cung cấp cho thành viên VCCB các thông tin và đánh giá hữu ích để
tham khảo khi bỏ phiếu cho các vấn đề quan trọng và thông qua kế hoạch năm tiếp theo.
Năm 2015, Diễn đàn được tổ chức vào ngày 02/12/2015 tại thành phố Hồ Chí Minh, do
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh - Trưởng ban VCCB chủ trì. Diễn đàn
được hỗ trợ tổ chức bởi Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD)


và được tài trợ chính bởi Chương trình Cà phê bền vững (SCP) của Tổ chức Sáng kiến
phát triển bền vững Hà Lan (IDH) và Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank).
Diễn đàn 2015 gồm 5 phiên: Phiên Toàn thể tập trung cập nhật tình hình, tầm nhìn và
triển vọng ngành hàng cà phê Việt Nam và thế giới, cập nhật các hoạt động của VCCB;
Phiên Sản xuất cập nhật hoạt động của Nhóm công tác đối tác công tư cà phê và vấn đề
nổi bật hiện nay là tái canh cà phê; Phiên Chế biến và Thương mại trao đổi về Quy hoạch
mạng lưới chế biến cà phê và định hướng nâng cao giá trị gia tăng trong chế biến cà phê
và các vấn đề nổi bật về chế biến, thương mại cà phê 2015; Phiên Chính sách và Bền
vững cập nhật các sáng kiến phát triển bền vững ngành hàng cà phê tại Việt Nam; Phiên
Đối thoại chính sách dành thời lượng cho các đối tác công và tư cùng đối thoại về các vấn
đề và đề xuất chính sách.
NỘI DUNG DIỄN ĐÀN VÀ KẾT QUẢ
1. Đón tiếp đại biểu và khai mạc Diễn đàn
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh -Trưởng ban VCCB phát biểu khai mạc diễn
đàn. Thứ trưởng tóm tắt qua tình hình canh tác và tiêu thụ cà phê trong và ngoài nước
năm 2015, về diện tích và sản lượng cà phê, về sản xuất cà phê bền vững và xu hướng tái
canh cà phê… Đồng thời, Thứ trưởng cũng nêu bật một số khó khăn và thách thức của
ngành hàng cà phê năm 2015.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang quan tâm đến các vấn đề chính gồm:
3


(i) Vấn đề tái canh, diện tích tái canh có tăng nhưng tốc độ còn chậm. Cần tiến
hành quy hoạch chi tiết diện tích tái canh; tiếp tục cập nhật và hoàn thiện quy trình tái
canh dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn; tăng cường công tác sản
xuất và quản lý chất lượng giống phục vụ nhu cầu tái canh; và đặc biệt đẩy nhanh tốc độ
giải ngân gói tín dụng cho tái canh cà phê;
(ii) Vấn đề phát triển thị trường, tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng qua cải tiến khâu
chế biến tại hộ và chế biến sâu; mở rộng thị trường xuất khẩu; kích cầu nội địa; đặc biệt

cần quan tâm đến thông tin và dự báo thị trường nhằm hỗ trợ công tác xây dựng chính
sách và ra các quyết định sản xuất và kinh doanh hiệu quả;
(iii) Vấn đề phát triển bền vững, tiếp tục đẩy mạnh thực hành sản xuất cà phê bền
vững bao gồm tưới nước tiết kiệm, cải tiến cảnh quan vườn cà phê qua trồng cây che
bóng, đai rừng, chắn gió, và sử dụng có trách nhiệm hóa chất trong sản xuất cà phê, biện
pháp chồng biến đổi khí hậu trong điều kiện Elnino diễn ra khắc nghiệt như hiện nay và
các năm tiếp theo.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng đề cập đến một loạt các sáng kiến/chương trình trong
và ngoài nước sẽ cùng đồng hành với ngành cà phê Việt Nam bắt đầu từ năm 2016, tiêu
biểu có gói tín dụng tái canh của Ngân hàng Nhà nước, Chương trình cà phê bền vững
(SCP), Chương trình Sáng kiến cảnh quan bền vững Tây Nguyên (ISLA) do IDH tài trợ,
Chương trình Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VNSAT) do WB tài trợ. Qua đó, Thứ
trưởng nhấn mạnh trong quá trình đổi mới này, Ban điều phối ngành hàng cà phê cần
phát huy hơn nữa vai trò cơ quan đầu mối điều phối, kết nối và lồng ghép hiệu quả các
nguồn lực công và tư, phối hợp chặt chẽ với VICOFA, Nhóm PPP cà phê (nay là Tiểu ban
Sản xuất VCCB) và các Hội người sản xuất cà phê; không chỉ đại diện trong nước và còn
đại diện ngành trên các diễn đàn quốc tế về cà phê.
2. Phiên Toàn thể
2.1.

Các bài trình bày

1. Bài trình bày “Tình hình cà phê Thế giới và Việt Nam 2014-2015 và Triển vọng 20152016 bởi diễn giả Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT-IPSARD: Niên vụ 2014-2015, diện tích và sản lượng tăng nhẹ; giá cà phê Việt
Nam giảm liên tục từ đầu năm, trái quy luật hàng năm; chi phí sản xuất giảm nhờ giá
xăng dầu, công lao động, giá phân bón giảm; sản xuất cà phê bền vững tiếp tục tăng; xu
4


hướng tái canh tiếp tục tăng nhưng chậm; Trên thế giới, sản lượng mùa vụ 2014/2015

giảm ở nhiều quốc gia sản xuất cà phê lớn (Brazil, Indonesia); giá cà phê Arabica trên sàn
NewYork và Robusta trên sàn LonDon giảm liên tục trong cả năm; xuất khẩu mùa vụ
2014/2015 giảm ở nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê lớn (Brazil, Indonesia); nhập khẩu ở
một số nước giảm nhẹ (Mỹ, Nga); tiêu dùng trong nước tăng nhẹ ở các nước (Indonesia,
Châu Âu, Mỹ). Tại Việt Nam, dự báo diện tích mùa vụ 2015/2016 giảm 30,5 nghìn ha; Sản
lượng tăng 26 nghìn tấn; năng suất tăng 1-2 tạ/ha so với 2014/2015; mức tồn kho vẫn
cao và không có nhiều đột biến với giá FOB trong năm 2016. Trên thế giới, theo dự báo
của USDA, sản lượng cà phê thế giới tăng 384 nghìn tấn (do sản lượng của Indonesia,
Honduras, Brazil tăng); xuất khẩu và tiêu dùng không tăng, dự trữ cuối kỳ thấp nhất trong
4 năm qua; sản xuất cà phê arabica của Brazil dự báo tăng 228 nghìn tấn, Robusta dự báo
giảm khoảng 156 nghìn tấn, do tác động của hạn hán ở Espirito Santo (vùng trồng cà phê
lớn nhất). Các nước khác như Colombia sản lượng Arabica tăng 30 nghìn tấn, Trung Mỹ
và Mexico sản lượng tăng 45 nghìn tấn, Indonesia, sản lượng có thể đạt mức 132 nghìn
tấn, Ấn Độ, sản lượng tăng 6 nghìn tấn.
2. Bài trình bày “Tầm nhìn cà phê 4C-IDH-ICO bởi diễn giả Ted van de Put, Giám đốc
điều hành Tổ chức phát triển bền vững Hà Lan (IDH). Các tổ chức quốc tế chính hoạt
động trong ngành cà phê gồm IDH, Diễn đàn 4C và ICO đã thỏa thuận cùng xây dựng Tầm
nhìn ngành cà phê bền vững toàn cầu 2020 là xây dựng một chương trình hành động
chung cho cả khối công và khối tư nhằm tạo ra tác động tổng hợp tới những thách thức
trên quy mô lớn nhằm cải thiện sinh kế và khả năng thích ứng của người dân trồng cà
phê nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung. Các mục tiêu đặt ra là (i) mang lại lợi ích
tiến bộ về xã hội, môi trường và kinh tế ngành cà phê; (ii) thống nhất và tăng cường đầu
tư vào cà phê bền vững. Các nguyên tắc thực hiện tầm nhìn được thống nhất là (i) lấy
nông dân làm trung tâm; (ii) xác định chương trình dựa trên các vấn đề mang tính hệ
thống; (iii) vận động sự tham gia của nhiều bên hữu quan; (iv) cam kết chuyển đổi; (v)
hợp tác phi cạnh tranh; và (vi) dựa trên nguyên tắc thị trường.
3. Bài Trình bày “Cập nhật hoạt động của Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam”
bởi diễn giả Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD kiêm Phó Trưởng ban VCCB : Năm
2015, VCCB có các thay đổi về nhân sự. Hoạt động tiếp tục tập trung vào góp ý và đề xuất
chính sách về cà phê, tiêu biểu có chính sách tín dụng cho tái canh cà phê và xây dựng

Quỹ phát triển cà phê Việt Nam; hỗ trợ xây dựng và củng cố các Hội người sản xuất cà
5


phê Đắk Lắk và Lâm Đồng; hỗ trợ xây dựng và phổ biến bộ tài liệu sản xuất cà phê bền
vững và các thực hành tưới nước tiết kiệm; một số hoạt động hỗ trợ chế biến và thương
mại bền vững vẫn còn hạn chế. Bài trình bày cũng nêu lên các khó khăn, vướng mắc và
đề xuất để VCCB hoạt động hiệu quả hơn trong các năm tiếp theo.
2.2.

Các ý kiến thảo luận chính

Điều khiển bởi: Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD)- Phó Trưởng ban VCCB
Đại biểu: (i) Ông Trần Công Thắng – Phó Viện trưởng IPSARD; (ii) Ông Ted van de Put –
Giám đốc điều hành IDH Hà Lan.
Về thông tin thị trường: Giá cà phê đã liên tục giảm trong 10 năm qua nhưng Việt Nam
vẫn chưa có nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường bài bản để tìm hiểu nguyên nhân
và điều tiết sản xuất. Các thông tin dự báo đưa ra cần dựa trên những số liệu chính
thống, đáng tin cậy và có cơ sở khoa học vì ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và quyết định
sản xuất kinh doanh của người dân. Đề xuất Bộ NN&PTNT và các tổ chức liên quan khác
xem xét tạo nguồn kinh phí thường xuyên cho việc thu thập thông tin liên tục từ cấp hộ
và doanh nghiệp, nghiên cứu, phân tích và phổ biến thông tin. Ban Điều phối ngành hàng
cà phê Việt Nam cần trở thành đầu mối cung cấp các thông tin chính thống về ngành cà
phê.
Về sử dụng hóa chất nông nghiệp kém bền vững: Chủ trương nâng cao năng suất và
giảm giá thành là đúng nhưng cần có có giải pháp chính sách, cơ chế, chế tài phù hợp để
quản lý việc sử dụng đầu vào đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đặc biệt là phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng phân bón là yếu tố quan trọng liên quan đến hiệu quả
sản xuất và môi trường. Một số nghiên cứu bày tỏ quan ngại về sử dụng hóa chất không

bền vững tác động đến chất lượng sản phẩm, đất, nước. Cần tăng cường nâng cao nhận
thức, tập huấn và đưa ra các quy định cho người sản xuất. Các đầu vào chất lượng kém
cần phải loại bỏ. Cần có chế tài xử phạt nặng việc cung cấp phân bón kém chất lượng,
phải bồi thường cả thiệt hại cho người sản xuất chứ không thể chỉ xử phạt hành chính.
Cục Trồng trọt cho biết để có phân bón đảm bảo chất lượng, cần chú ý tổ chức cho nông
dân liên kết với công ty phân bón có uy tín. Cục đang biên soạn Bộ tài liệu Hướng dẫn
sản xuất cà phê bền vững, trong đó có nội dung về sử dụng phân bón hiệu quả. Cục sẽ
phối hợp với các bên liên quan để cung cấp thông tin nhiều hơn cho địa phương về các
6


loại phân bón. Một số doanh nghiệp cung ứng đã có hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân,
tuy vậy vẫn cần lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp có uy tín. Ngoài ra, cần chú ý sử
dụng phân bón hữu cơ trong thực hiện tái canh cà phê.
Về sử dụng nước bền vững: Đây là vấn đề rất quan trọng để thích ứng với Biến đối khí
hậu. Vấn đề này chỉ có thể được giải quyết theo cơ chế hợp tác công tư. Hiện nay, Bộ
NN&PTNT đang khuyến khích thí điểm 1 mô hình PPP trong quản lý và sử dụng nước tại
Tây Nguyên. VCCB cũng xem xét hoàn thiện nội dung hướng dẫn sử dụng nước trong các
tài liệu tập huấn. Ngoài ra, một số chương trình và sáng kiến khác cũng quan tâm hỗ trợ
vấn đề này như Chương trình Sáng kiến cảnh quan bền vững Tây Nguyên của IDH,
Chương trình Chuyển đổi nông nghiệp bền vững của WB.
Về kỹ thuật canh tác và tổ chức nông dân: Kỹ thuật canh tác của nông dân Việt Nam
được cải thiện rõ rệt và khá tốt và đã có các quy trình sản xuất cấp quốc gia. Theo WASI,
18% diện tích tưới 600 lít nước/hố, 80% người dân tưới dưới 400 lít nước/hố. So với cây
lúa, sử dụng thuốc trừ sâu cho cây cà phê không bằng 1/3 cho cây lúa. Vấn đề là muốn có
sức mạnh và thống nhất quy trình cần phải liên kết thành các Hợp tác xã, không chỉ là tổ
hợp tác vì không có tư cách PN. Nhưng mô hình phải như thế nào cho hiệu quả cần sự
tham gia của các doanh nghiệp, chính quyền và người nông dân.
Về tồn kho và dự trữ: Việt Nam sản xuất cà phê đứng thứ hai trên thế giới và hệ thống
kho chứa của Việt Nam rất lớn. Một trong những thất bại của cà phê Việt Nam trong thời

gian qua là không nắm được thông tin về năng lực dự trữ và ủng hộ việc tích trữ hàng.
Tuy nhiên, đây là vấn đề khó. Theo khảo sát sơ bộ của IPSARD, có hộ nông dân tích trữ
đến 40%, một phần do các hộ có thu nhập tốt hơn nên sẵn sàng giữ hàng kỳ vọng chờ giá
lên. Tồn kho của các doanh nghiệp thì rất ít thông tin. Ngoài ra, cũng có đề xuất cần quan
tâm đến phát triển các kho ngoại quan.
Về thị trường nội địa: Bên cạnh xuất khẩu, cần quan tâm hơn nữa đến thị trường nội
địa. Việt Nam trong các năm gần đầy đều khuyến khích phát triển thị trường nội địa
nhưng kết quả chưa nhiều. Cách đây 2-3 năm, nhu cầu nội địa có thể chỉ chiếm 5% sản
lượng, đến nay ước tính khoảng 7 – 10% và có thể chỉ giới hạn ở tỷ lệ này vì người đang
uống 1 cốc/ngày không thể uống lên 5 cốc/ngày và thay đổi thói quen uống trà sang cà
phê cũng khó và cần có thời gian.
3. Phiên Sản xuất cà phê bền vững
7


3.1.

Các bài trình bày

1. Bài trình bày “Cập nhật tình hình tái canh cà phê: vấn đề và đề xuất” bởi diễn giả Lê
Văn Đức, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt. Tái canh cà phê đang được đẩy mạnh ở Tây
Nguyên trong đó Lâm Đồng là tỉnh thực hiện tốt nhất và KonTum triển khai chậm nhất.
Chương trình này còn gặp một số khó khăn gồm chưa xác định được diện tích tái canh cà
phê ở các mức độ luân canh khác nhau, lập cơ sở dữ liệu cho tái canh, mới bước đầu xác
định được nguyên nhân gây chết cho tái canh cà phê, nghiên cứu đề xuất giải pháp để
rút ngắn thời gian luân canh còn hạn chế; trong thời gian luân canh trước khi trồng và
thời kỳ kiến thiết cơ bản cà phê không có thu nhập; tái canh cà phê đòi hỏi nguồn vốn
đầu tư lớn, rủi ro cao, ngoài nguồn vốn tự có, người sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay còn
có nhiều trở ngại. Bộ NN&PTNT và các địa phương đã có các chỉ đạo về quy hoạch, khoa
học công nghệ, tổ chức sản xuất, nguồn vốn cho tái canh. Bộ NN&PTNT cũng đã ban

hành Kế hoạch tái canh đến 2020 và một số giải pháp và tổ chức thực hiện gồm rà soát
kế hoạch tái canh cà phê; thành lập cơ quan thường trực chỉ đạo tái canh cấp tỉnh; xây
dựng cơ sở thông tin phục vụ tái canh; tập huấn kỹ thuật cho người dân; chuẩn bị giống
cho tái canh; phổ biến quy trình, thủ tục và điều kiện vay vốn.
2. Bài trình bày “Chương trình tín dụng cho tái canh cà phê: vấn đề và đề xuất” bởi diễn
giả Võ Văn Chân, Trưởng ban Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân, Ngân hàng NN&PTNT
Việt Nam. Dư nợ cho vay tái canh của Ngân hàng NN&PTNT từ năm 2013 đến 2015 tăng
nhanh trong đó Lâm Đồng triển khai tốt nhất. Hiện nay, chương trình tín dụng tái canh
đang gặp phải một số khó khăn về thị trường cà phê biến động, chưa có quy hoạch chi
tiết để xây dựng phương án cho vay, chi phí tái canh tốn kém, vốn đầu tư lớn trong khi
phần lớn người nông dân không có tài sản đảm bảo, việc áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất còn hạn chế; quy trình tái canh của Bộ NN&PTNT chưa phù hợp với thực tế.
Ngân hàng NN&PTNT đã đề xuất một số giải pháp của Ngân hàng và kiến nghị đối với
Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN&PTNT, đối với VCCB và VICOFA. Đối với Ngân hàng Nhà
nước: (i) nâng mức cho vay tối đa lên 200 triệu đồng/ha đối với trồng mới và 100 triệu
đồng/ha đối với ghép cải tạo; nâng thời hạn cho vay lên 10 năm đối với trồng mới và 6
năm đối với ghép cải tạo.; (ii) kịp thời ban hành thông tư hướng dẫn tái cấp vốn và thực
hiện tái cấp vốn đối với dư nợ cho vay tái canh cà phê mà Agribank đã thực hiện; Đối với
Bộ NN&PTNT: (i) sửa đổi quy trình và định mức tái canh; (ii) đánh giá nhu cầu tái canh
trong 5 năm tới và xây dựng quy hoạch tái canh chi tiết; (iii) áp dụng chế tài hoặc chuyển
8


sang trồng cây khác đối với vườn cà phê bị bệnh; (iv) xây dựng chính sách và kế hoạch hỗ
trợ giống và kỹ thuật cho tái canh; (v) tăng cường quản lý giống và hóa chất trong nông
nghiệp; (vi) đẩy mạnh hợp đồng nông sản và liên kết chuỗi giá trị để tiêu thụ cà phê; (vii)
tăng cường nâng cao nhận thức và truyền thông; Đối với VICOFA và VCCB: (i) hướng dẫn
và khuyến khích các thành viên tham gia các hợp đồng nông sản và liên kết tiêu thụ với
nông dân; (ii) phối hợp với Bộ Công Thương lựa chọn một số thành viên làm đầu mối
xuất khẩu chính.

3. Bài trình bày “Các hoạt động hợp tác công tư trong sản xuất cà phê bền vững trong
PSAV: vấn đề và đề xuất” bởi diễn giả Ganesan Ampalavanar- Tổng Giám đốc Công ty
Nestle. Nhóm PPP cà phê thuộc tiểu ban Sản xuất cập nhật hoạt động của Nhóm trong
việc thực hiện Chiến lược đưa Việt Nam trở thành tham chiếu cho cà phê Robusta gồm
các hoạt động phổ biến thực hành nông nghiệp tốt; củng cố HTX PPP; các hoạt động hợp
tác với Nhóm công tác tài chính nông nghiệp. Một số kết quả đã đạt được của năm 2015
so với 2014 gồm năng suất ổn định cao hơn, kích thước hạt tốt hơn, tiếp tục vận hành
các hợp tác xã PPP và thảo luận với Ngân hàng NN&PTNT về thử nghiệm phương án tài
chính cho các dịch vụ mua chung phân bón của HTX. Nhóm cũng đưa ra kế hoạch hoạt
động năm 2016.
3.2.

Các ý kiến thảo luận chính

Điều khiển bởi: Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD)-Phó Trưởng ban VCCB.
Đại biểu: (i) Ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục trồng trọt-Trưởng Tiêu bản Sản xuất
VCCB; (ii) Ông Võ Văn Chân – Trưởng ban Khách hàng Hộ sản xuất và Hộ cá thể - Ngân
hàng Nông nghiệp &PTNT; (iii) Ông Ganesan Ampalavanar – Tổng giám đốc Công ty
Nestle.
Về sự cần thiết của tái canh: Tái canh cà phê là cấp thiết do: cà phê già cỗi có năng suất
chỉ 1,5 tấn là không hiệu quả; chất lượng hạt không đều do giống không tốt. Nếu tái canh
sẽ đưa giống mới có năng suất và chất lượng hạt tốt hơn; Đây chính là nhu cầu của nông
dân và doanh nghiệp. Sẽ có kế hoạch triển khai hiệu quả. Các vùng thuận lợi sẽ thực hiện
tái canh trước.
Về quy trình tái canh: Có thể tham khảo thêm hoạt động tái canh của một số quốc gia
khác để có quy trình hợp lý, điều kiện nào nên trồng mới và điều kiện nào nên ghép cải
9



tạo. Bộ NN&PTNT đã mời chuyên gia xây dựng quy trình tái canh năm 2010 và 2013 theo
đó yêu cầu phải luân canh 2 năm. Năm 2015, các viện nghiên cứu đã xác định nguyên
nhân gây chết tái canh là do nấm và tuyến trùng. Kết quả này đang tiếp tục được hoàn
chỉnh và sử dụng để xây dựng quy trình tốt nhất, phù hợp với thực tế vào đầu năm 2016,
trong đó có luân canh 1 năm, 2 năm.
Ngoài ra, nếu thực hiện tốt, tái canh cà phê là cơ hội để điều chỉnh lại việc sản xuất cà
phê theo hướng bền vững hơn. Những vùng thuận lợi sẽ thực hiện tái cánh, những vùng
không thuận lợi sẽ có thể chuyển đổi sang cây trồng khác. Đây cũng là thời điểm có thể
tiến hành cải tạo cảnh quan vườn cà phê, thiết kế trồng xen các loại cây che bóng, đai
rừng vừa bảo vệ môi trường, đảm bảo lâu dài chất lượng cà phê vừa đa dạng hóa thu
nhập cho nông dân.
Tuy nhiên, khi triển khai Chương trình tái canh cần đánh giá và lưu ý các vấn đề thị
trường. Nếu giá tiếp tục xuống thấp thì Chương trình có thể thất bại do người dân không
mặn mà. Vấn đề quan trọng và cấp thiết là xây dựng được chuỗi cung ứng và tiêu thụ,
tập trung hỗ trợ thương mại cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm bớt các khâu trung
gian.
Về cho vay tái canh: Quy trình cho vay tái canh gồm: giấy đề nghị có xác nhận của chính
quyền địa phương, có phương án nếu là vay ngắn hạn, có đề án nếu là vay dài hạn. Phải
có vốn tự có từ 10 – 20%. Phải có tài sản thế chấp hoặc vay tín chấp. Để quản lý vốn sử
dụng đúng mục đích là một quy trình phức tạp và khó khăn. Ngân hàng đã đưa ra các
quy định và vẫn đến kiểm tra tại vườn cà phê nhưng cũng chỉ là kiểm soát tương đối, vẫn
có tình trạng sử dụng sai mục đích.
Người nông dân hiện nay thực sự có nhu cầu vay. Tuy nhiên, các thông tin cụ thể về số
lượng vốn cần, cần vào thời điểm nào, trong bao lâu…còn hạn chế, khiến ngân hàng lúng
túng trong triển khai. Một số doanh nghiệp liên kết với nông dân như Nestle có thể phối
hợp với ngân hàng để xác định nhu cầu này và cung cấp cho ngân hàng danh sách các hộ
có nhu cầu tái canh.
Về sự tham gia của doanh nghiệp trong Nhóm PPP và VCCB: Trong thành phần của
VCCB còn thiếu doanh nghiệp và cá nhân có tâm huyết phát triển ngành cà phê. VCCB
luôn chào đón sự tham gia của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước.

Chỉ có lưu ý rằng thành viên VCCB phải được sự bầu chọn của từng nhóm tác nhân, còn
10


các Tiểu ban của VCCB có thể mở rộng cho tất cả các đối tượng quan tâm tự nguyện
đăng ký tham gia. Các cuộc họp của VCCB có thể xem xét mời thêm các quan sát viên
tham gia thảo luận nhưng không được bỏ phiếu.
4. Phiên Chế biến và Thương mại cà phê bền vững
4.1.

Các bài trình bày chính

1. Bài trình bày “Quy hoạch mạng lưới chế biến cà phê và định hướng nâng cao giá trị
gia tăng trong chế biến cà phê” bởi diễn giả Võ Thị Lý, Đại diện Cục Chế biến Nông lâm
thủy sản và nghề muối. Chế biến cà phê Việt Nam hiện gặp một số khó khăn gồm liên kết
sản xuất- chế biến- tiêu thụ còn lỏng lẻo, khó quản lý chất lượng nguyên liệu, tổn thất
cao; chế biến cà phê nhân có công suất hoạt động thực tế rất thấp so với thiết kế dẫn
đến lãng phí vốn đầu tư; chế biến cà phê bột phát triển ồ ạt, tự phát, công suất thực tế
thấp, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ lệ sản phẩm cà phê có
GTGT còn thấp. Bộ NN&PTNT đã ban hành Đề án và Quy hoạch định hướng nâng cao giá
trị gia tăng trong chế biến cà phê đến năm 2020, định hướng 2030 trong đó có các giải
pháp về nâng cao chất lượng cà phê nhân và mở rộng chế biến thương mại các sản phẩm
chế biến sâu cà phê.
2. Bài trình bày “Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột – kết quả và định hướng phát triển
trong tương lai” bởi diễn giả Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột.
Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã được đăng ký bảo hộ tại 17 quốc gia và vùng
lãnh thổ và đang được quản lý bởi Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột. Chỉ dẫn địa lý cà phê
BMT đã giúp tăng xuất khẩu, tạo giá trị tăng thêm. Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý và sử
dụng vẫn gặp các khó khăn gồm vùng địa lý quá lớn, khác biệt sản phẩm chưa rõ; kinh
phí cho đánh giá chứng nhận cao; chưa được người tiêu dùng cuối cùng nhận biết;

quảng bá, xúc tiến TM trong, ngoài nước còn yếu; nguồn lực cho hoạt động của Hiệp hội
hạn chế. Cần phải có các hỗ trợ nhiều hơn nữa để phát triển chỉ dẫn địa lý này.
3. Bài trình bày “Một số vấn đề nổi bật về chế biến, thương mại, liên kết nông dân doanh
nghiệp ngành hàng cà phê Việt Nam” bởi diễn giả Đỗ Hà Nam – Tổng Giám đốc Công ty
Intimex. Thực trạng ngành cà phê Việt Nam trong niên vụ 2014/2015 không sáng sủa.
Diện tích và sản lượng giảm mạnh do diện tích già cỗi trên 20 năm chiếm 26% trong khi
chương trình tái canh chậm. Năng suất cà phê bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết cực đoan,
hạn hán nghiêm trọng trong giai đoạn trưởng thành và mưa sớm trong thời gian thu
11


hoạch. Lượng xuất khẩu giảm 21% do tỷ giá VN/USD cao và cứng nhắc trong khi tỷ giá
Brazil và Indonesia phá giá nhiều, nông dân trữ hàng kỳ vọng chờ giá cao, giá cà phê
London và giá nội địa giảm mạnh. Tồn kho của các nhà xuất khẩu và nông dân khoảng
300 000 tấn bao gồm 200 000 tấn từ niên vụ 2013/2014. Trong top 10 doanh nghiệp xuất
khẩu lớn nhất có 5 doanh nghiệp Việt Nam, công ty Nestle vươn lên thứ 4. Tiêu thụ nội
địa của Việt Nam tăng đạt trên 10% năm 2015, triển vọng thị trường cà phê hòa tan tốt.
Phần lớn các nhà máy của các công ty sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam đều
chạy hết công suất.
Triển vọng niên vụ 2015/2016 , thị trường thế giới sẽ thiếu 8 triệu bao, tồn kho Brazil
giảm, Brazil và Indonesia tiếp tục bị ảnh hưởng của El nino và hạn hán, dự báo đến tháng
4/2016 chỉ có Việt Nam cung ứng cà phê ra thị trường thế giới. Cơ hội giá lên là rất lớn
nhưng chỉ khi có bao nhiêu bán bấy nhiêu. Nếu người dân vẫn tiếp tục tâm lý trữ hàng
thì sẽ rủi ro cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp xuất khẩu
đã nâng giá trong nước để mua hàng trong khi giá quốc tế giảm thấp. Nhu cầu cà phê thế
giới tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, dự báo sản lượng
tiếp tục giảm do cà phê già cỗi và người dân chuyển sang các cây trồng khác, người dân
tiếp tục trữ hàng và niên vụ 2015/2016 tiếp tục là năm không có nhiều sáng sủa của thị
trường cà phê.
4.2. Các ý kiến thảo luận chính

Điều khiển bởi: Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD)-Phó Trưởng ban VCCB
Đại biểu: (i) Ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục chế biến NLTS & nghề muối; (ii) Ông
Đỗ Hà Nam – Tổng Giám đốc Công ty Intimex; (iii) Ông Trần Công Thắng – Phó Viện
trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT (IPSARD)
Về chất lượng cà phê: Nông dân vẫn có xu hướng tiếp tục thu hoạch quả xanh vì giá bán
không khác biệt với quả chín trong hàng chục năm nay. Nước nào cũng có tiêu chuẩn cà
phê nhân và cà phê bột. Việt Nam xây dựng tiêu chuẩn từ năm 1993 nhưng không thực
hiện được. Việt Nam vẫn xuất cà phê thô không theo loại nào với giá như nhau.
Về chế biến cà phê: Hiện nay không có hỗ trợ cho nông dân chế biến ướt cà phê. Đề nghị
Bộ NN&PTNT và VCCB phải có giải pháp.
12


Về thương mại cà phê: Việt Nam vẫn đang kinh doanh theo hướng cạnh tranh về giá là
không bền vững. Giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam vẫn thấp. Cần phải xác định rõ
chuỗi cung ứng, ai tham gia chuỗi và đồng bộ hóa theo chuỗi. Ví dụ, ngân hàng cần phải
đi chung với doanh nghiệp kể cả những lúc thuận lợi và khó khăn nhưng ở Việt Nam
không thực hiện như vậy. Cần hỗ trợ các cơ sở bán hàng trực tiếp cho rang xay.
Về việc tham gia các tổ chức và diễn đàn quốc tế: Việt Nam phải đóng niên liễm cho Tổ
chức Cà phê Quốc tế 6 – 7 tỷ đồng/năm nhưng chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả của
tư cách thành viên ICO. Tới đây có thể phải đóng niên liễm cao hơn tới 500.000 USD. Cần
phải có giải pháp để kết nối hiệu quả hơn với ICO và các tổ chức quốc tế khác.
5. Phiên Chính sách và Bền vững
5.1.

Các bài trình bày chính

1. Bài trình bày “Các sáng kiến phát triển cà phê bền vững” bởi diễn giả Flavio Corsin,
Giám đốc IDH Việt Nam. Hiện nay có nhiều sáng kiến hỗ trợ phát triển cà phê bền vững

tại Việt Nam. Chương trình Cà phê Bền vững (SCP) là Sáng kiến toàn cầu tiền cạnh tranh
lớn nhất trong chuyển đổi sản xuất cà phê bền vững với mục tiêu đạt 25% cà phê thương
mại toàn cầu có chứng nhận; 40% cà phê sản xuất toàn cầu có chứng nhận theo phương
thức đồng tài trợ công - tư và thực hiện từ 2012-2020. Chương trình Cảnh quan bền
vững (ISLA) quy tụ các liên minh hợp tác công tư để cùng nhau xây dựng và đầu tư vào
quản lý đất đai và nguồn nước một cách bền vững tại Tây Nguyên. Dự án Cà Phê & Biến
đổi Khí hậu giai đoạn 2013 – 2016 Giúp người dân hiểu về BĐKH, các tác động tiêu cực
ảnh hưởng đến canh tác cà phê và các biện pháp canh tác nhằm hạn chế các rủi ro do
BĐKH. Ngoài ra còn có một số sáng kiến khác như Sáng kiến Coffee & Climate,
Nestlé/EDE/SDC, Nescafé plan,... Những sáng kiến này rất hữu ích và cần được lồng ghép
và phối hợp để cùng hướng đến mục tiêu chung của phát triển bền vững ngành cà phê.
2. Bài trình bày “Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với ngành cà phê Việt Nam” bởi
diễn giả Chris Jackson, Chuyên gia chính về phát triển nông thông – Ngân hàng Thế giới.
Ngân hàng Thế giới hiện đang hỗ trợ Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt
Nam (VnSAT) đến 2020. Mục tiêu phát triển của dự án là “Cải thiện tập quán canh tác và
chuỗi giá trị trong vùng dự án, tăng cường năng lực thể chế nhà nước nhằm hỗ trợ hiệu
quả Kế hoạch Tái cơ cấu Nông nghiệp”. Một trong các hợp phần của dự án là Hỗ trợ phát
triển cà phê bền vững và tái canh với các giải pháp: cải tiến quy hoạch ngành; cải tiến tập
quán canh tác bền vững; hỗ trợ tái canh thông quan hỗ trợ giống chất lượng cao và hỗ
13


trợ tài chính; hỗ trợ đầu ra cho cà phê. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ hỗ trợ cho VCCB thực
hiện kế hoạch 2016 và phát triển tổ chức, hỗ trợ kỹ thuật cho các vấn đề chính sách
trong dài hạn.
3. Bài trình bày “Phổ biến bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững” bởi diễn giả
Lê Thị Hà Liên – Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin PTNNNT- Viện CS&CL
PTNNNT. Hiện nay có rất nhiều các tài liệu khác nhau về canh tác cà phê bền vững của hệ
thống khuyến nông, trường đào tạo nghề, công ty, các tổ chức phi chính phủ…dẫn đến
các kiến thức và cách hiểu về canh tác bền vững có thể chưa đầy đủ và thiếu thống nhất.

Do vậy Chương trình SCP đã thực hiện sáng kiến xây dựng Bộ Tài liệu hướng dẫn sản xuất
cà phê bền vững (NSC) và nhận được sự ủng hộ và tham gia xây dựng của nhiều đối tác
công tư. Hiện Bộ Tài liệu NSC và Tài liệu tập huấn TOT và TOF đang trong giai đoạn hoàn
thiện cuối cùng để ban hành. Đây sẽ là tài sản chung của ngành, phổ cập, trung lập và hài
hòa với tất cả các tiêu chuẩn/kỹ thuật canh tác bền vững hiện có. Trong năm 2016, VCCB
sẽ tiếp quản NSC, TOT, TOF và đẩy mạnh công tác phổ biến. Các hoạt động cụ thể gồm:
thông tin truyền thông (phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia); xem xét khả
năng xây dựng và áp dụng cơ chế xác nhận đào tạo theo NSC; phối hợp lồng ghép các
chương trình đào tạo; tiếp tục cập nhật tài liệu trên cơ sở căn cứ khoa học, tiến bộ công
nghệ, điều kiện tự nhiên/biến đổi khí hậu, điều kiện nông hộ và phản hồi của người
dùng,…Trong dài hạn, VCCB kỳ vọng sẽ thống nhất được nội dung đào tạo/tập huấn theo
NSC cho toàn ngành, của cả hệ thống đào tạo công và tư.

14


5.2.

Các ý kiến thảo luận chính

Điều khiển bởi: Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD).
Đại biểu: (i) Ông Lê Ngọc Báu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nông lâm nghiệp Tây
Nguyên (WASI); (ii) Ông Flavio Corsin – Giám đốc IDH Việt Nam; (iii) Ông Chris Jackson –
Kinh tế trưởng-WB.
Về đạo tạo, tập huấn canh tác bền vững: Việc tập huấn cho một khối lượng lớn nông
dân đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí, cần phải có cách làm hiệu quả. Truyền thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng là một biện pháp. Hiện nay, Chương trình SCP đang phối
hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để xây dựng các videoclip cho NSC và mong
muốn có sự phối hợp của các đài truyền hình để phát sóng. Bên cạnh đó, hiện nay có

nhiều đơn vị cùng tập huấn cho nông dân về cùng một nội dung dẫn đến trùng lặp, lãng
phí nguồn lực. Cần có cơ chế cho các đối tác cùng nhau thảo luận để điều phối các hoạt
động tập huấn và các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
Về quản lý và sử dụng nguồn lực bền vững: Hiện nay, tổ chức EDE đã hoàn chỉnh xong
điều tra nguồn nước ở tỉnh Đăk Lăk và sẽ triển khai việc phổ biến về sử dụng nước tiết
kiệm. Chương trình ISLA cũng đang định hướng hỗ trợ xây dựng cơ chế thu thập và chia
sẻ thông tin thường xuyên về nước ở Tây Nguyên và một số tỉnh hạ lưu (Bình Thuận,
Ninh Thuận, etc.) đồng thời nghiên cứu các giải pháp về kỹ thuật, kinh tế và thể chế để
huy động các đối tác công tư tham gia cùng quản lý, điều hòa sử dụng nước hiệu quả và
bền vững. Chương trình cũng sẵn sàng phối hợp với các tổ chức có quan tâm khác như
EDE để phổ biến thực hành tưới tiết kiệm.
Về cơ chế quản lý và thực hiện dự án VNSAT: Chương trình VNSAT tài trợ cho Chính phủ
Việt Nam với điểm đặc biệt là huy động các cơ quan của Bộ NN&PTNT và các đối tác tư
nhân kết nối và làm việc trực tiếp với các tỉnh. Mỗi tỉnh có 1 ban quản lý dự án cấp tỉnh –
trọng tâm điều phối là ở tỉnh. Hiện nay tỉnh Lâm Đồng đã có mô hình Ban chỉ đạo công tư
của Chương trình ISLA đáng để xem xét để kết hợp lồng ghép và nhân rộng sang các tỉnh
khác. Chương trình được thiết kế rất chi tiết nhưng cũng có sự linh hoạt cho các tỉnh và
Trung ương trong sử dụng nguồn lực. Đây không phải chương trình cung cấp tài chính
cho cán bộ khuyến nông mà là cung cấp hỗ trợ cho các bên liên quan. Nhóm VCCB và bộ
NNPTNT sẽ quyết định điều này để huy động sự tham gia tất cả các bên liên quan, kể cả
15


tư nhân. Đây là khoản vay nên chính phủ Việt Nam phải trả nợ nên Bộ nông
nghiệp/Chính phủ sẽ có tiếng nói mạnh hơn. Khối tư nhân phải thuyết phục và có lý do
chính đáng để có thể nhận được tiền từ chương trình này. Dự án mở rộng cơ hội và chào
đón sự tham gia không chỉ của doanh nghiệp mà cả các NGO và các viện nghiên cứu.
Về góp ý cho hoạt động của VCCB: Hiện có nhiều kinh nghiệm quốc tế về việc vận hành
các Ban điều phối ngành hàng. Về hoạt động, trong dài hạn, các tác nhân kỳ vọng VCCB
sẽ có vai trò tích cực hơn trong việc tham vấn, xây dựng, giám sát chính sách ngành và ra

các quyết định can thiệp của Nhà nước. Ngoài ra, VCCB còn có thể thực hiện nhiều vai
trò hơn nữa như: phát triển liên kết chuỗi giá trị; thúc đẩy tổ chức các nhà sản xuất; Phát
triển thương mại thích ứng biến đổi khí hậu; bình ổn giá và quản lý rủi ro; nghiên cứu và
phát triển; khuyến nông; quản lý đầu vào và chương trình tín dụng; phát triển cơ sở hạ
tầng; nâng cao năng lực; nâng cao chất lượng; thúc đẩy gia tăng giá trị sản xuất; … VCCB
có thể quản lý quỹ phát triển cà phê để quản lý giám sát phân bổ nguồn lực. VCCB có thể
phát triển thành tổ chức ở cấp cao hơn và báo cáo trực tiếp với Văn phòng Thủ tướng.
Để thực hiện được các vai trò trên, VCCB cân nhắc đến năng lực hiện tại và có kế hoạch
tăng cường năng lực; cân nhắc nâng cao vị trí pháp lý và tính hợp pháp trong việc ra
quyết định và chỉ đạo.
6. Phiên Đối thoại chính sách:
Điều khiển bởi: Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT (IPSARD)
Đại biểu: (i) Ông Lê Văn Đức – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; (ii) Ông Lê Ngọc Báu – Viện
trưởng Viện WASI; (iii) Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tỉnh Lâm
Đồng; (iv) ÔngTed van der Put – Giám đốc điều hành IDH Hà Lan; (v) Ông Võ Thành Đô –
Phó Cục trưởng Cục Chế biến NLS&NM.
Phiên đối thoại chính sách tạo diễn đàn trao đổi giữa các đại biểu tham dự và các nhà
hoạch định chính sách, tập trung vào các vấn đề sau:
Các ý kiến
Đề triển khai được chương trình tín
dụng tái canh, cần có quy hoạch tái canh
chi tiết đến từng xã và sửa đổi quy trình
tái canh hiện hành cho phù hợp thực tế.

Các phản hồi
Phản hồi của Cục Trồng Trọt:
Các địa phương đã làm quy hoạch đến cấp
huyện và nhiều nơi đã làm đến cấp xã. Quy
trình hiện nay đã chỉnh sửa thay vì Sở xác

16


nhận thì xã sẽ xác nhận hộ tái canh phù
hợp quy hoạch để làm căn cứ cho vay.
Thống nhất các ý kiến cần thực hiện tái
canh theo hình thức cuốn chiếu. Chỉ những
diện tích nằm trong quy hoạch tái canh thì
mới tái canh. Quy trình tái canh sẽ được
chỉnh sửa cho phù hợp dựa trên cơ sở khoa
học để xác định nơi nào/điều kiện nào cần
luân canh 1 năm, 2 năm hay có thể tái canh
ngay. Viện WASI đang hỗ trợ công tác này,
dự kiến năm 2016 sẽ có kết quả nghiên cứu
để sửa đổi quy trình.
Chia sẻ kinh nghiệm từ Lâm Đồng
Cà phê chiếm 60% diện tích đất nông
nghiệp Lâm Đồng. Tỉnh giao nhiệm vụ tái
canh 6 – 7%/năm và thực hiện một số hoạt
động gồm:
- Rà soát lại diện tích cà phê trong đó có
diện tích cần tái canh
- Tổ chức hội nghị ký thỏa thuận với Ngân
hàng NN&PTNT về gói hỗ trợ 3.000 tỷ.
- Xây dựng quy trình cho vay đơn giản trong
1 tháng và xây dựng định mức 180 tr/ha.
- Khi quy trình của Bộ ra đời, tỉnh cũng linh
hoạt trong áp dụng, không nhất thiết phải bỏ
hóa 2 năm
- Hỗ trợ 1 phần kinh phí giống tái canh

(2014: 17 tỷ, 2015: 12 tỷ), ưu tiên hộ nghèo,
dân tộc;
- Trong quá trình triển khai có sự phối hợp
chặt chẽ giữa UBND tỉnh-Sở NN&PTNT-chính
quyền địa phương và Ngân hàng.
Các giải pháp giúp tăng lượng cà phê Phản hồi của Cục Chế biến:
qua chế biến lên 25% và các giải pháp Kết quả tăng lượng cà phê chế biến đạt
trong thời gian tới
được do cả yếu tố thị trường và chính sách.
17


Doanh nghiệp thấy có thị trường, có lợi
nhuận sẽ có động lực để phát triển sản
phẩm chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn.
Ngoài ra, Chính phủ và Bộ NN&PTNT cũng
có nhiều chính sách hỗ trợ chế biến sâu
như Quyết định số 69/2007/QĐ-TTG của
Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án
phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm
sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định
hướng đến năm 2020; Quyết định số
5499/QĐ-BNN-CB phê duyệt Quy hoạch hệ
thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với
sản xuất và xuất khẩu đến 2020, định
hướng đến 2030. Ngoài ra còn có các chính
sách khác khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là
các khâu mang lại giá trị gia tăng cao.

Các tác động của hội nhập tới ngành cà
phê Việt Nam

Phản hồi của Viện IPSARD:

Các hoạt động xúc tiến thương mại cần
được coi trọng và đổi mới, từ việc lớn là
xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia
đến các việc cụ thể hơn như tham gia
hội chợ,.... Cần có chiến lược quốc gia
về xúc tiến thương mại.

Phản hồi của Cục Chế biến:

TPP không phải là thị trường chính của cà
phê Việt Nam, phần lớn thuế suất đều
bằng 0 nên dự báo không có nhiều tác
động mạnh đến ngành cà phê. Ngoài ra,
Việt Nam còn tham gia nhiều hiệp định
thương mại khác như VN-EU, Asean nên có
thể cần nghiên cứu cơ hội và thách thức
đối với ngành cà phê khi tham gia các Hiệp
định thương mại hậu WTO. Trong đó, tập
trung vào các vấn đề về tiêu chuẩn và rào
cản kỹ thuật (vệ sinh an toàn vệ sinh thực
phẩm, SPS, ISO,…)
Cần phải xuất phát từ xây dựng thương
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trước rồi
trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu quốc
gia. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp cần

chú ý xây dựng thương hiệu cho sản phẩm
18


của mình chứ không chỉ tập trung vào
thương mại. Hiện nay mới có ngành hàng
gạo đang xây dựng thương hiệu gao quốc
gia theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác xúc tiến thương mại của Việt Nam
thời gian qua chưa tốt, chỉ có khoảng 100
tỷ/năm cho xúc tiến thương mại quốc gia
cho tất cả các ngành hàng. Do vậy, cần phải
quan tâm và đầu tư hơn nữa cho công tác
này.
Doanh nghiệp đóng vai trò rất quan Phản hồi của VCCB:
trọng và VCCB không nên cố định thành Thành viên của VCCB không cố định mà sẽ
viên mà nên mở rộng hơn nữa.
thay đổi theo bầu đại diện 2 năm/lần đảm
bảo đủ đại diện các tác nhân tham gia. Các
Tiểu ban của VCCB luôn mở rộng và chào
đón sự tham gia của tất cả các đối tác quan
tâm đến ngành cà phê
Một số đề xuất khác được ghi nhận

- Kiến nghị với WB/VNSAT mức lãi suất
cho vay tái canh giảm xuống 5% thay vì 7%.
- Nên thiết lập một hệ thống theo dõi
vấn đề sử dụng nước
- Không nên xây dựng tiêu chuẩn riêng
cho cà phê mà nên theo các khung của sàn

London, NewYork và các Nhà rang xay lớn.
- Cân nhắc phát triển chế biến ướt/khô
cho hợp lý và phù hợp nhu cầu thị trường.
Chế biến ướt thường chỉ cho thị trường
ngách nhỏ.
- Chú ý tìm hiểu thêm về các điều khoản
công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia về chỉ
dẫn địa lý để tạo thuận lợi cho cà phê Việt
Nam.
-

Phát triển chuỗi giá trị cà phê

- Nâng cao nhận thức của người dân trong
thu hoạch, bảo quản cà phê đảm bảo chất lượng
19


KẾT LUẬN
Diễn đàn diễn ra trong 1 ngày với rất nhiều thông tin và ý kiến phát biểu sôi nổi của các
đại biểu và kết luận như sau:
1.

2.

Sản xuất cà phê bền vững:
-

Điều chỉnh lại quy trình tái canh dựa trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn


-

Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, dự án VNSAT, các địa phương và các đối tác
công tư để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết vướng mắc về tín dụng cho tái canh
cà phê.

-

Hoàn thiện và phổ biến Bộ tài liệu hướng dẫn sản xuất cà phê bền vững. Xem
xét điều phối thống nhất các chương trình và nội dung đào tạo/tập huấn cà
phê của các đối tác công tư

-

Tiếp tục nâng cao nhận thức và kỹ thuật canh tác bền vững của nông dân từ
sản xuất, thu hoạch và sơ chế.

-

Hỗ trợ tổ chức và phát triển các tổ chức/hiệp hội nông dân sản xuất cà phê;
thúc đẩy liên kết chuỗi

Chế biến và thương mại cà phê bền vững:
-

Tăng cường nghiên cứu, phân tích và cung cấp thông tin thị trường kịp thời và
chất lượng cho các đối tác phục vụ quá trình xây dựng chính sách và ra quyết
định sản xuất, kinh doanh.

-


Khảo sát đánh giá tổn thất sau thu hoạch đối với cà phê và đánh giá lại các
chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với cà phê.

-

Tập trung đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cà
phê Việt Nam

-

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cà phê trong
đó doanh nghiệp đóng vai trò then chốt.

-

Tiếp tục hỗ trợ phát triển thị trường cà phê nội địa

20


3.

Chính sách và bền vững:
-

Phối hợp, lồng ghép các sáng kiến phát triển bền vững trong ngành cà phê.

-


Tăng cường quản lý và sử dụng nguồn lực bền vững, trong đó có khuyến khích
quản lý và sử dụng hiệu quả nước và hóa chất trong nông nghiệp.

-

Tiếp tục tăng cường vai trò, vị trí pháp lý và năng lực của VCCB làm đầu mối
tham vấn, góp ý chính sách, cung cấp thông tin ngành, đại diện tham dự các
diễn đàn/tổ chức cà phê trong và ngoài nước, điều phối các nguồn lực phát
triển cà phê. Khuyến khích các đối tác doanh nghiệp, ngân hàng,… tham gia các
Tiểu ban của VCCB.

-

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác công tư trong phát triển bền vững ngành hàng cà phê.

Các ý kiến kết luận trên đây và các ý kiến đề xuất khác trong Diễn đàn sẽ được VCCB ghi
nhận và thảo luận trong cuộc họp vào ngày 3/12/2015 để thống nhất thông qua kế hoạch
2016 của VCCB.

21


ĐÁNH GIÁ

Nội dung hội
thảo
89% người đánh
giá đánh giá ở
mức rất tốt và tốt
ở các chỉ tiêu


Hoạt động hậu
cần
92% người đánh
giá đánh giá ở
mức rất tốt và tốt
ở các chỉ tiêu

22


97% người đánh
giá mong muốn
giới thiệu Diễn
đàn cho người
khác và tham dự
Diễn đàn 2016

Chủ đề hoặc khía cạnh nào của Diễn đàn bạn thấy thú vị và hữu ích nhất?
• Tình hình và triển vọng thị trường Việt Nam và thế giới
• Thông tin thị trường
• Vấn đề tái canh và chương trình tín dụng cho tái canh
• Tầm nhìn cà phê 2020
• Canh tác cà phê bền vững
• Các sáng kiến mới hỗ trợ phát triển ngành cà phê
• Các dự án hợp tác công tư
• Các chính sách phát triển bền vững
• Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Mê Thuột.
• Phiên Sản xuất
• Phần trình bày của Công ty Intimex và Nestle, IPSARD, WB, IDH

• Phần thảo luận nhiều thời gian và thông tin
Bạn có nhận xét hoặc đề xuất gì để Diễn đàn hiệu quả hơn?
23


Nội dung
• Chương trình thiết kế tốt,
nhiều thời gian cho thảo
luận và đối thoại

Điều hành diễn đàn

Hậu cần

• Dành thêm thời gian cho • Tổ chức hậu cần tốt,
thảo luận và tương tác
phiên dịch tốt.

• Kiểm soát thời gian tốt • Thành phần tham dự đa
• Các bài trình bày nên tập
hơn trong phiên thảo
dạng
trung hơn vào luận cứ và
luận.
• Tổ chức thêm các gian
kinh nghiệm thay vì kế
• Điều phối thường lượng
hàng trưng bày giới
hoạch và mục tiêu; giảm bớt
và nội dung ý kiến tập

thiệu sản phẩm, giới
các thông tin lý thuyết, tăng
trung đi vào vấn đề,
thiệu tiến bộ KHKT
nội dung thực tiễn.
tránh lan man, mất thời
trong sản xuất - kinh
• Các bài trình bày cần có
gian để có nhiều cơ hội
doanh cà phê.
nhiều thông tin chất lượng
phát biểu hơn.
• Tổ chức bàn tư vấn, kết
hơn, đặc biệt là các thông • Phần trả lời cần đi vào
nối chuỗi giá trị cho sản
tin dự báo
vấn đề hơn.
phẩm cà phê.
• Quan tâm thêm đến vấn đề
biến đổi khí hậu trong phát
triển cà phê bền vững
• Diễn giả trình bày cần hiểu
vấn đề sâu hơn.
• Tăng cường thêm tiếng nói
của nông dân, doanh nghiệp
trong diễn đàn
• Các đề xuất nên đưa ra giải
pháp cụ thể

24



NGUỒN
Để tải các bài trình bày tại Diễn đàn, xin mời vào Vietnam Coffee Outlook and
Sustainability Forum

ĐẠI BIỂU THAM DỰ
TT

Đơn vị

Người đại diện

Chức vụ

Bộ Nông nghiệp &PTNT
1

Cục Trồng trọt (phía Nam)

Ông Nguyễn Văn Hòa

Phó Cục trưởng

2

Cục Quản lý chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản

Bà Võ Thị Lý


Chuyên viên

3

BQL các dự án Nông nghiệp

4
5
6
7
8

Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường
Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT
Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT
Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT
Viện Chính sách và Chiến lược
PTNNNT

Ông Đặng Minh
Cường
Ông Phạm Đồng
Quảng
Ông Trần Công Thắng


Chuyên viên
Phó Vụ trưởng
Phó viện trưởng

Ông Nguyễn Trung
Kiên

Phó Giám đốc Phụ
trách Agroinfo
Trưởng bộ môn thị
trường ngành hàng

Ông Nguyễn Văn Giáp

Giám đốc SCAP

Bà Lê Thị Hà Liên

Ban điều phối Ngành hàng Cà phê Việt Nam (VCCB)
Thành viên Ban điều phối
9
10
11
12

Bộ Nông nghiệp &PTNT

Ông Lê Quốc Doanh

Viện Chính sách và Chiến lược

Ông Nguyễn Đỗ Anh
PTNNNT
Tuấn
Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và
Ông Võ Thành Đô
Nghề muối
Vụ Hợp tác quốc tế

Ông Đinh Phạm Hiền

Thứ trưởng/
Trưởng ban
Viện trưởng/ 'Phó
đồng Trưởng ban
Phó Cục trưởng/
Thành viên
Chuyên viên/
Thành viên
25


×