Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Định hướng ra đề văn theo hướng mở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.18 KB, 16 trang )

Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẢO LÂM
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN ĐỒNG

CHUN ĐỀ

ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ LÀM VĂN THEO
HƯỚNG MỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THCS

Giáo viên: Phạm Thanh Tùng

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-1-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

A. MỞ ĐẦU
Thế giới ngày càng phát triển.Con người muốn tồn tại, muốn hội nhập, muốn tự
khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động, tích cực, sáng tạo, có
óc quan sát nhạy bén tinh tế, trí tuệ linh hoạt, có thái độ lựa chọn thơng tin và hiểu thơng
tin một cách sáng tạo nhanh nhạy. Để đáp ứng u cầu đó của con người và đòi hỏi của
xã hội, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là vơ cùng quan trọng. Trong đó, hiện đại hố
giáo dục đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra như một nhiệm vụ quan trọng của
cơng tác phát triển giáo dục. Việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học là vấn đề
then chốt trong chiến lược như một lẽ tồn tại. Vì vậy, mơn Ngữ văn trong nhà trường


cũng khơng thể khơng có những thay đổi về nội dung và phương pháp học tập để đáp ứng
được những u cầu về sự đổi mới. Bởi lẽ mơn Ngữ văn là mơn học cơng cụ. Đây là mơn
học sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức cơng cụ để học sinh học tập, sinh hoạt và có
nhận thức đúng đắn về xã hội, con người từ đó bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và nhân cách
cho chính bản thân người học. Một trong những biểu hiện của sự đổi mới ấy là thực hiện
giảm tải, đưa văn học gắn liền với thực tiễn đời sống và mang tính thực tiễn cao. Trong
sự đổi mới dạy và học bộ mơn Ngữ văn việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới ra
đề kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt có ý nghĩa quyết định bởi kiểm tra như thế nào sẽ
u cầu dạy và học như thế ấy.
Việc đổi mới ra đề kiểm tra thì đổi mới ra đề văn theo hướng mở đang được sự
quan tâm của dư luận xã hội, của các nhà trường, của người dạy và người học, các cấp
quản lí giáo dục... “đổi mới thi, kiểm tra đánh giá cũng đang đổi mới rồi, thí dụ thời gian
qua ra đề mở chúng ta đã làm, xây dựng một ma trận đề trong kiểm tra, đánh giá để kiểm
tra đánh giá kiến thức một cách tồn diện, tránh học tủ. Hướng tới phát triển năng lực
người học thì hiện nay đang làm.”( Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh
Hiển) Vì những lẽ trên chúng tơi muốn trao đổi cùng các anh chị đồng nghiệp về vấn
đề:“Định hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn trung học cơ
sở”. Qua đó muốn góp một tiếng nói về vấn đề ra đề văn theo hướng mở, ít nhiều góp
tiếng nói vào việc đổi mới phương pháp dạy và học bộ mơn Ngữ văn trong nhà trường
phổ thơng hiện nay.

B. NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Thực trạng việc dạy và học mơn Ngữ văn những năm gần đây trong nhà trường
phổ thơng còn bộc lộ nhiều vấn đề cần trao đổi như: tình trạng học sinh khơng còn hứng
thú với mơn học, chán học, học mang tính đối phó, học chỉ nhằm mục đích thi cử sau đó
qn ngay. Ngun nhân thì có nhiều nhưng theo chúng tơi có một ngun nhân cũng rất
quan trọng đó là đề kiểm tra, đánh giá theo lối mòn cũ, dạng đề truyền thống thường kèm


Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-2-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

theo những câu mệnh lệnh, gợi dẫn vẫn còn tồn tại ká phổ biến.Với các đề bài như vậy,
chưa thực sự tạo ra được hứng thú làm bài của học sinh và cũng đồng nghĩa là đề bài
chưa dành cho các em khả năng độc lập sáng tạo trong q trình tạo lập văn bản. Nội
dung đề bài tập làm văn trong trường phổ thơng chúng ta hiện nay chủ yếu còn nặng về
kiến thức hàn lâm, hay thuần t những kiến thức văn học mà chưa đề cập đến những vấn
đề, đề tài liên quan đến cuộc sống con người. Các bài kiểm tra chỉ tập trung kiểm tra
được những điều ghi nhớ học thuộc hơn là vận dụng sáng tạo những hiểu biết này vào
các tình huống thực tiễn. Việc cho điểm của giáo viên khơng thống nhất và có sự khác
biệt lớn giữa các giáo viên khi đánh giá học sinh do chưa đảm bảo tính khách quan, chưa
hạn chế được tính chủ quan áp đặt trong đánh giá.
Học sinh khơng biết hoặc chưa quan tâm đến các kĩ năng thực hành và năng lực
quan trọng khác như năng lực vận dụng những gì học được ở nhà trường vào thực tiễn
giải quyết những vấn đề của đời sống hằng ngày, năng lực tự học thêm những gì ngồi
SGK, năng lực tự khẳng định mình. Bài văn của học sinh bị lệ thuộc, bắt chước, hay ám
ảnh bởi các bài văn mẫu, đang tràn lan trên thị trường sách hiện nay. Học sinh chưa quen,
bỡ ngỡ với dạng đề mở.
Còn giáo viên chưa cho học sinh làm quen và cũng chưa quen với việc đổi mới
kiểm tra đánh giá,chưa thực sự đổi mới tư duy ra đề bài kiểm tra nói chung và đề bài tập
làm văn nói riêng .Viêc ra đề xưa nay đều đang theo một motip cũ vừa rập khn vừa
máy móc, tất cả đều có chung một cách thức ra đề giống hệt nhau. Đề bài chúng ta còn
mang tính mệnh lệnh, áp đặt, bắt buộc, thường bắt đầu với đề ngữ quen thuộc, có mệnh

lệnh đề. Một bộ phận giáo viên chúng ta ra đề theo kiểu đánh đố xa rời với phạm vi kiến
thức và cuộc sống của học sinh hoặc khai thác lại những đề bài của sách giáo khoa, sách
tham khảo,bài văn mẫu,… Vì vậy, vơ tình giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh làm
theo hoặc chép lại hoặc làm “những bài văn đồng phục” mà khơng cần phải độc lập suy
nghĩ, sáng tạo.

II. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
Trước hết cần quan niệm như thế nào là đề mở? Một đề bài mở là một đề bài
khơng có u cầu phương thức biểu đạt như: hãy tả, hãy thuyết minh,hãy kể, hãy phát
biểu cảm nghĩ…hay mệnh lệnh đề cụ thể gì về thao tác lập luận như kiểu: hãy chứng
minh, giải thích, phân tích… Có nghĩa là đề bài khơng đặt ra u cầu cụ thể, áp đặt theo ý
định chủ quan của người ra đề mà để người viết độc lập sáng tạo chọn cho mình một
phương pháp, tự xác định nội dung, u cầu và thể loại, thao tác để làm bài.. Đề mở khác
với loại đề có đầy đủ yếu tố, từ lời dẫn đến u cầu về thao tác cụ thể (có thể gọi đây là
đề đóng, đề khép kín) .
Do vậy, đề bài mở có ưu thế là tạo cho học sinh có một khơng gian và khoảng
trời độc lập sáng tạo trong q trình tạo lập văn bản. Học sinh có cơ hội bộc lộ những ý
kiến, cảm xúc, suy tư rất cá nhân con người của mình. Và bài viết của học sinh khơng bị
lệ thuộc, bắt chước, hay ám ảnh bởi các bài văn mẫu, đang tràn lan trên thị trường sách
hiện nay… Bên cạnh việc phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,
một ưu điểm khác cần được nói đến của dạng đề mở là có thể phân hóa được học lực của

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-3-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS


học sinh. Những đề văn theo hướng mở sẽ tạo cho học sinh cơ hội được bày tỏ nhận thức,
suy nghĩ của mình đối với những vấn đề khác nhau của xã hội.Từ đó góp phần hình thành
kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử phù hợp với những vấn đề đặc ra trong cuộc sống thường
nhật.Cũng là cách để kéo văn chương về gần với cuộc sống.
Để học sinh làm tốt đề văn mở, thầy cơ giáo phải đổi mới cách dạy, và học sinh
cũng phải biết cách “học mở”, phải biết tự học từ nhiều nguồn, phải tích cực chủ động
trong giờ học Văn .Giáo viên phải nghiên cứu, tập ra đề, trao đổi tập thể, thử các khả
năng thực hiện đề mở, có biện pháp dạy học sinh làm quen, làm thử thì học sinh mới làm
được. Đề mở đòi hỏi học sinh ngay trong khâu tìm hiểu đề đã phải tư duy nhiều, phải đọc
hiểu đề, tìm ra các ý nghĩa ẩn chìm trong các đề tài và tài liệu mới có khả năng đề ra chủ
đề và đặt nhan đề cho bài làm văn. Đặt nhan đề có nghĩa là xác định chủ đề cho mình và
tự viết bài để thể hiện chủ đề ấy. Đề mở khơng phải là loại đề dễ làm hơn so với đề hạn
định, mà phần nào còn khó hơn, vì bản thân sự lựa chọn là khó hơn việc học sinh khơng
cần lựa chọn gì cả, cứ làm theo lệnh, chỉ đâu đánh đó.
Bên cạnh đó, giới hạn về việc ra đề cũng được nhiều người quan tâm. Mở cái gì?
Mở đến đâu? Mở ở mức độ nào để phù hợp với trình độ, đối tượng của học sinh ở tất cả
các vùng miền, khơng q khó đối với học sinh, huy động được nhiều đơn vị kiến thức
nhưng lại vừa có tính khoa học, tính chính xác và tính hàm súc, khơi gợi hứng thú làm
bài cho học sinh là câu hỏi được đem ra bàn luận nhiều nhất. Khi thực hiện đề mở, phải
dựa vào nhiều cơ sở. Thứ nhất, đề mở phải phù hợp với đối tượng học sinh. Đề phải gần
gũi với lứa tuổi, phải thực từ cuộc sống, phải mới mẻ và “có vấn đề” để tạo sự hứng thú
và phát huy sáng tạo của học sinh. Thứ hai, mục đích và loại bài kiểm tra đánh giá cũng
cần được lưu ý mở có giới hạn và định hướng. Cuối cùng, phải đảm bảo chuẩn kiến thức
và kỹ năng. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới cách ra đề văn theo hướng mở là hết
sức cần thiết, song cần phải thống nhất cho giáo viên, có định hướng. Tránh ra đề mở
theo kiểu tùy tiện, dễ dãi, thiếu giới hạn, gây sốc… Điều này thuộc về trách nhiệm của
những người làm chun mơn. Một ví dụ tiêu biểu như trong kì thi tuyển vào lớp 10 của
một địa phương đã có đề bài “Trái tim có điều kì diệu”, đề này là q sức so với học sinh
lớp 9 bởi “độ mở” của đề q lớn, thiếu định hướng cả phương pháp, phạm vi tư liệu,

lĩnh vực kiến thức, dung lượng bài viết. Chẳng hạn đề kiểm tra lớp 9 phần nghị luận xã
hội, cần mở về phương pháp, thao tác làm bài, phạm vi tư liệu, quan điểm… nhưng giới
hạn về dung lượng . Với phần nghị luận văn học đề mở phải gắn với kiến thức văn học
trong chương trình, chứ khơng thể thốt ly tùy tiện, phải dùng kiến thức văn học, lí luận
để giải quyết u cầu của đề bài. Ví dụ đề: Chọn một nhân vật mà em thích (trong truyện
“Chiếc lược ngà”), hóa thân thành nhân vật đó và kể lại câu chuyện “Chiếc lược ngà”
để thấy được nổi niềm khao khát tình cha của bé Thu. Đây là một đề bài mở về vai trần
thuật, học sinh được tự do lựa chọn nhân vật mà các em muốn và kể lại câu chuyện từ
điểm nhìn của nhân vật đó. Dù có mở đến đâu thì học sinh cũng ln phải xác định được
rằng câu chuyện muốn nêu lên vấn đề cụ thể gì và hướng người đọc đến những giá trị tốt
đẹp gì. Như chuyện “Chiếc lược ngà” gây cảm động trong lòng người đọc về tình cha
con sâu nặng, tình u thương, đồng cảm sâu sắc về những mất mát to lớn của chiến
tranh mà nhân dân ta phải trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Qua nhân
vật bé Thu, nhà văn đã cho người đọc thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng nhân vật bé Thu.

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-4-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

Đề văn mở chỉ là một khâu của q trình đổi mới kiểm tra đánh giá. Nó phải đi
liền với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy… đặc biệt là
cách xây dựng đáp án và cách chấm. Đề văn mở đòi hỏi đáp án phải mở (đề mở mức độ
nào, khía cạnh nào thì đáp án mở mức độ và khía cạnh ấy). Cách chấm cũng phải linh
hoạt, dân chủ, tơn trọng. Người thầy, qua chấm bài, vừa đánh giá kiến thức kỹ năng của
học sinh, vừa lắng nghe, chia sẻ và uốn nắn những tình cảm, quan điểm, của các em.

Nghĩa là, khơng nên ràng buộc người viết vào một số ý nào có sẵn, cho trước mà chỉ cần
định hướng về cách giải quyết . Chất lượng của bài viết cũng khơng nên q câu nệ vào
dung lượng ngắn, dài. Điều quan trọng là học sinh phải xác định đúng trọng tâm vấn đề
cần trình bày và thể hiện nó một cách thuyết phục. Giáo viên khi chấm bài cũng phải thực
sự vững tay để khơng bỏ qua những suy nghĩ độc đáo, sáng tạo của học sinh (có thể
khơng có trong đáp án ) thể hiện trong bài viết. Có như vậy, mơn Ngữ văn mới thực sự
trở thành mơn học u thích và đề thi mở sẽ trở nên gần gũi, hiệu quả hơn trong cơng tác
đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ.

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-5-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

III. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1. Các dạng đề mở
Ngày nay trong dạy học làm văn có khuynh hướng ra đề mở. Đề văn nào cũng có
tính hạn định, nhưng đề mở độ hạn định giảm thiểu để tạo khả năng cho học sinh lựa
chọn, khiến họ được tự do lựa chọn vấn đề và cách giải quyết vấn đề của mình. Các dạng
đề mở thường gặp gồm có :
1.1 . Loại đề cho đề tài.
Đề ra như một đề tài chung để viết, học sinh có thể cụ thể hố thành đề mục hay nhan
đề của bài viết, có thể chọn kiểu bài nghị luận hay tự sự, biểu cảm, nhưng khơng được
làm thơ.Ví dụ: Viết về tình bạn; Cây xanh và con người. (đề cho học sinh lớp 9) Trong
hai đề dạng này, ngồi hạn chế khơng được làm thơ, học sinh khơng chỉ có thể tự do

chọn kiểu bài như đã nói, mà còn tự do đặt nhan đề. Chẳng hạn đối với đề Viết về tình
bạn , học sinh có thể viết về người bạn mới quen, hay người bạn cũ, họăc nghị luận về
tình bạn, bày tỏ cảm xúc đối với người bạn gặp khó khăn, nhớ người bạn đang ở xa, hoặc
kể về những mối tình bạn cao thượng và cảm động mà em biết. Ngơi trường của em (đề
lớp 8) .đề này học sinh có thể tả, kể, thuyết minh. Một người bạn của em (đề cho học sinh
lớp 7) với đề này học sinh có thể viết bài văn tự sự, hoặc tả về người bạn của mình. Loại
đề này chỉ có thể ra khi học sinh đã học hết các kiểu bài và thích hợp ra trong kì thi cuối
kì,cuối năm đầu năm hay thi chuyển cấp. Khi đang học một kiểu bài nào đó thì phải tập
trung vào kiểu bài đang học. Lúc đó có thể sử dụng kiểu đề mở khác.

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-6-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

1.2. Loại đề cho tài liệu:
Đây là dạng đề cung cấp một bức tranh hoặc ảnh hoặc cho một truyện ngụ ngơn,
truyện cười, một nhân vật lịch sử, hoặc một đoạn trích tác phẩm, một mẩu tin trên báo,
học sinh tự chọn lấy vấn đề, chủ đề để viết bài phân tích, bình luận, biểu cảm. Ví dụ về
một số đề văn cho lớp 9, nghị luận sự việc,hiện tượng đời sống.
Đề 1. Chọn một trong ba tài liệu dưới đây, đọc kĩ tài liệu đã chọn, tự xác định đề mục,
viết bài làm văn nghị luận:
a) Báo điện tử ngày 4-12-2013 đã đưa tin: Trưa 4-12-2013, xe tải chở 1.500 thùng
bia đi từ TP HCM ra Phan Thiết. Khi đến vòng xoay Tam Hiệp (Biên Hòa-Đồng Nai),
bất ngờ xe gặp tai nạn khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Nhân cơ hội
đó, người dân xung quanh đã lao ra “hơi của” mặc cho lái xe khóc lóc van xin.

b) Đài Phát thanh và Truyền hình Lâm Đồng phối hợp cùng với một số đơn vị,
hằng tháng thực hiện Chương trình “Hoa cúc trắng” với mục đích giúp đỡ những học
sinh nghèo, có hồn cảnh khó khăn nhưng học giỏi.
c) Tình trạng nhiều bạn trẻ hiện nay chỉ vì một chút khó khăn trong cuộc sống mà
đã bng xi, thậm chí tự hủy hoại bản thân, khiến gia đình và xã hội rất hoang man vì
khơng thể nào lý giải nổi.
Đối với đề này học sinh có thể nhận ra tinh vơ cảm là một nguy cơ của con người
hiện đại. Ai cũng chỉ biết bản thân mình, thấy người gặp nạn khơng giúp mà lại nhân cơ
hội để “hơi của”. Lòng nhân ái , sự chia sẻ, giúp đỡ nhưng hồn cảnh khó khăn là trách
nhiệm của mọi người ,của cộng đồng. Sự ích kĩ , chỉ biết bản thân mình, hành động thiếu
suy nghĩ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Học sinh có thể chọn chủ đề thói vơ cảm, tinh thần
nhân ái, hành động bộc phát khơng làm chủ bản thân.Tùy theo chủ đề được chọn mà viết
bài.
Đề 2. Viết bài văn bàn về nội dung của hai bức ảnh sau:

Đối với đề này HS nhìn vào hai bức hình có thể nhận ra được hiện tượng lũ lụt
hàng năm ở nước ta, từ đó học sinh viết bài văn nghị luận phân tích ngun nhân, tác hại
của lũ lụt và bày bỏ thái độ cũng như giải pháp khắc phục lũ lụt.

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-7-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

1.3. Đề cho học sinh điền chỗ trống.
Ví dụ: a) Mong ước…..

b) Em biết ơn…..
c) Em u….
Đối với các loại đề này học sinh suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ hay cụm từ thể
hiện niềm mong ước hay gọi tên người hay tổ chức, cơ quan mà em biết ơn. Như thế học
sinh có một khoảng rộng để tự chọn. Chẳng hạn em ước mong được làm người có ích, em
ước mong được vào đại học, em ước mong đất nước mạnh giàu, em ước mong được khoẻ
mạnh (nếu là một học sinh chẳng may bị bệnh hiểm nghèo, bị bênh tim bẩm sinh). Hoặc
em biết ơn cha mẹ, em biết ơn nhà trường, em biết ơn bác sĩ…Ở đề (c) học sinh có thể
viết em u q hương, em u cây xanh, em u lá cờ Tổ Quốc…Kiểu bài làm văn có
thể là tự sự có thể là biểu cảm, có thể là nghị luận, tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải
quyết vấn đề của học sinh.
1.4. Đề cho học sinh tự chọn thao tác
Trước đây thường hay có các lệnh nghị luận như: hãy phân tích, bình giảng, chứng
minh, giải thích…. Những câu lệnh này được xem là những câu lệnh có tính chất đóng.
Vậy mở thế nào để học sinh khơng bị gò bó trong q trình làm bài thì có thể thay câu
lệnh ấy bằng các câu lệnh như: cảm nhận, suy nghĩ, trình bày quan điểm …hoặc chỉ nêu
vấn đề.
Ví dụ : a) Suy nghĩ của em về nạ bạo hành học đường hiện nay
b) Một câu danh ngơn mà em thích.
c) Đừng xấu hổ khi khơng biết, chỉ xấu hổ khi khơng học.
(Tục ngữ Nga)

d) Một số bạn trẻ (như hình dưới) đã dùng “ngơn ngữ chat, ngơn ngữ tuổi teen”,
khi giao tiếp. Suy nghĩ của em về hiện tượng này.

2. Một số đề và gợi ý làm bài.
2.1. Lớp 9

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm


-8-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

Đề 1 Trương Sinh (Nhân vật trong “Chuyện người con gái Nam Xương”,Nguyễn Dữ)
trên bến sơng Hồng Giang.
Gợi ý làm bài
a.Gợi ý chung:
Đây là dạng đề mở, nhưng khơng phải mở hết biên độ. Khi làm bài HS cần nhận thức
được tính hai mặt của đề bài. Một mặt, học sinh có được khoảng khơng gian sáng tạo
rộng rãi.Mặt khác, học sinh giải quyết được u cầu hàm ẩn, trình bày suy nghĩ cảm xúc,
nhận xét và đánh giá về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Với đề bài này , việc hài
hòa giữa tính sáng tạo và đáp ứng u cầu cơ bản là dấu hiệu của bài văn tốt.
b.Gợi ý cụ thể
* Về kĩ năng
- Đề bài khơng u cầu kiểu bài nên học sinh có thể tự do lựa chọn kiểu bài.Có thể là
biểu cảm, tự sự, nghị luận, viết thư, thuyết minh,…miễn sao làm nổi bật được u cầu
chinh của đề.
- Dù chọn bất cứ kiểu bài nào thì bài làm cũng phải có kết cấu chặt chẽ, hợp lí ;bố cục
cân đối, rõ ràng.
* Về kiến thức
- Học sinh có thể chọn một hay nhiều đặc điểm của nhân vật Trương Sinh để phân tích,
bộc lộ cảm nghĩ, nắm được cốt truyện và tình huống truyện bằng điểm nhìn mới, đặt ở
nhân vật Trương Sinh.
- Học sinh có thể sáng tạo thêm tình huống Trương Sinh ở bên bến sơng Hồng Giang
với nỗi niềm, những suy nghĩ những trăn trở, những dằn vặt, đau khổ để từ đó số phận
phẩm giá của Vũ Nương được phân tích, đánh giá dưới một ánh sáng mới…

-Bộc lộ tình cảm xót thương, trân trọng đối với nhân vật Vũ Nương, lên án Trương Sinh,
tố cáo xã hội bất cơng đồng thời thể hiện niềm tin vào cuộc sống hơm nay.
Đề 2
Nhớ và qn
Một người hỏi nhà hiền triết:
-Cái gì nên nhớ và cái gì nên qn?
Nhà hiền triết đáp:
-Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn anh làm điều tốt cho mọi
người thì anh nên qn.
(Truyện ngụ ngơn lừng danh thế giới, NXB Thanh niên)
Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên.
Gợi ý làm bài
*Về kĩ năng
-Viết bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Bài viết có bố cục ba phần, lập luận thuyết phục, khơng mắc lỗi diễn đạt.
* Về kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện và trình bày ý kiến một cách thuyết phục.Có thể
tham khảo một số ý sau:
-Ý nghĩa: Truyện giáo dục con người về một thái độ sống đúng đắn qua các tình huống
giả định mà con nguời thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. Lời nói của

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

-9-

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác khơng thể

khơng ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vơ
tư, khơng vụ lợi.
- Bàn bạc : Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt.Qn đi
những điều tốt người khác làm cho mình là trở thành vơ ơn.Làm ơn mà ln nhớ việc
mình làm cho người thì khơng còn là làm ơn nữa.(HS cần kết hợp lí lẽ với dẫn chứng cụ
thể, sinh động, trong văn học, trong thực tế,…)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động; cần biết nhớ và biết qn, hướng đến những giá
trị tốt đẹp.
Đề 3 Truyện“ Cuộc chia tay của những con búp bê“ (Ngữ văn 7, tập một) kết thúc ở
đoạn anh em Thành và Thủy chia tay nhau...Em hãy tưởng tượng Thành trở về thăm mẹ
và em sau một thời gian xa cách.
2.2. Lớp 8
Đề 1
Một ngày đáng nhớ nhất của đời bạn
Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
- Đây là dạng đề mở cho kiểu bài tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết có bố cục ba phần, chuyện hấp dẫn,diễn đạt mạch lạc, khơng mắc chính tả, lỗi
dùng từ.
-Văn cần có sự việc, nhân vật, ý nghĩa; chi tiết chân thực, tự nhiên
* Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
- Chọn một tình huống xảy ra với mình trong bất kì một ngày nào đó.Đó có thể là:
+Một ngày sinh nhật đáng nhớ
+Một chuyến dã ngoại, cắm trại thú vị.
+Một ngày lao động tình nguyện vì mơi trường ở địa phương.
+Một ngày học tập trên lớp có nhiều niềm vui thích…
Đề 2 “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc. Nó gặm mòn
khối óc và làm đồi bại trái tim”(Ét –mơn-đơ đơ A-mi-xi).Từ nhân vật người anh trong
truyện ngắn “Bức tranh của em gái tơi »(Ngữ văn 6, tậo hai), em có suy nghĩ gì về thói
ghen tị của con người.

Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
- Có thể kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận để
làm bài.
- Bài viết có bố hợp lí, có luận điểm rõ ràng, sức thuyết phục; dẫn chứng cụ thể;lập luận
chặc chẽ.
- Diễn đạt lưu lốt, ngơn ngữ có cảm xúc.
* Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
- Từ hình ảnh người anh trai của Kiều Phương trong truyện ngắn Bức tranh của em gái
tơi (Ngữ văn 6, tập hai) , rút ra được bản chất của thói ghen tị.
- Phân biệt được thói ghen tị với sự thi đua .

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 10 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

- Ghen tị là ghen ghét đố kị là uất ức, hậm hực, hơn thua trước sự thành cơng, ưu việt
hoặc trước uy tín của người khác.”
- Thói ghen tị sẽ làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí ích kỉ và
độc ác. Đối với cá nhân nó làm thui chột nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ
thiêng liêng. Đối với xã hội nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển, thậm chí kéo lùi sự
phát triển của lịch sử.
- Do đó , trong q trình học tập, rèn luyện để hồn thiện nhân cách của mình, chúng ta
phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị.
Đề 3


Người con trai lão Hạc trước mộ cha mình

2.3. Lớp 7
Đề 1
Người bạn tốt của em
Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
-Đây là dạng đề mở nên có thể vận dụng linh hoạt và hiệu quả của các phương thức biểu
đạt như tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận để làm bài..
-Bài viết có bố cục ba phần, hành văn trơi chảy, diễn đạt mạch lạc, khơng mắc chính tả,
lỗi ngữ pháp
-Văn cần cảm xúc, có hình ảnh; chi tiết chân thực, tự nhiên
* Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
-Giới thiệu khái qt về người bạn…
-Giải thích được thế nào là người bạn tốt (đó là người bạn chân thành ln biết lắng nghe
và chia sẻ;một người có tấm lòng nhân hậu, biết u thương và giúp đỡ mọi người…)
-Những việc làm, hành động lời nói… của người bạn có tác động sâu sắc đến bản thân
em và nhưng người xung quanh…
-Cảm nhận,suy nghĩ về vai trò, giá trị của tình bạn trong cuộc sống của mỗi người.
Đề 2
Kết thúc văn bản “Cổng trường mở ra” (Ngữ văn 7 tập một) ngừơi mẹ nói với
con “Đi đi con, hãy can đảm lên.Thế giới này là của con, bươc qua cánh cổng trường là
một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ cảm nhận về thế giới kì diệu ấy, trình bày nhưng suy
nghĩ của mình về vai trò của nhà trường.
Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
- Có thể kết hợp các thao tác lập luận chứng minh, giải thích, bình luận.
- Bài viết có bố cục ba phần, có luận điểm rõ ràng, lập luận chặc chẽ, sáng tạo; lí lẽ sắc
bén, giàu sức thuyết phục.

-Văn cần cảm xúc, hình ảnh; chi tiết chân thực, tự nhiên
* Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:
- Khẳng định nhà trường là một thế giới kì diệu và vơ cùng đẹp đẽ:
+ Thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết;
+ Thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình u thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp
đỡ, sẻ chia…;
+ Thế giới của ý chí, khát vọng, niềm tin;

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 11 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

- Suy nghĩ về vai trò của giáo dục nhà trường hiện nay:
+ Giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội.
+ Kỉ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao. Nhà trường trở thành một
mơi trường tốt đẹp, trong sáng thân thiện nhất đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em…
- Mở rộng liên hệ
+ Ở thời đại nào, hồn cảnh nào thì giáo dục ln đóng vai trò quan trọng.
+ Giáo dục nhà trường sẽ đào tạo ra một thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, tạo
nền tảng vững chắc cho tương lai…
+ Cũng cần thấy rằng: “ mỗi sai lầm của giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai
sau…”
2.4. Lớp 6
Đề 1 Cổ tích giữa đời thường
Gợi ý làm bài

* Về kĩ năng
- Đây là dạng đề mở của văn tự sự .
- Bài có bố cục rõ ràng;có cốt truyện nhân vật,sự việc; chọn trình tự kể hợp lí
-Có thể chọn ngơi kể thứ nhất hoặc thứ ba,có kết hợp ngơi kể một cách linh hoạt
-Đảm bảo tính đời thường chân thật về nội dung và diễn đạt.
* Về kiến thức
-Câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày: ở trường ,ở gia đình, làng xóm, đường
phố, bến tàu, cơng viên…Những câu chuyện đẹp như trong truyện cổ tích:
+ Đó là những hành động, nghĩa cử cao đẹp, là lòng bao dung nhân ái, là nghị lực vươn
lên trong cuộc sống….
+ Đó có thể là những cuộc gặp gỡ , “tao ngộ” đầy ý nghĩa(gặp được thầy thuốc chữa
bệnh, gặp lại người thân lưu lạc, gặp được thần tuợng…)
+ Đó có thể là những khao khát, ước mơ hiện hữu giữa cuộc đời, mang giá trị nhân văn.
- Câu chuyện phải có ý nghĩa, gởi gắm được một thơng điệp nhất định hướng người đọc
đến giá trị chân- thiện- mĩ.
Đề 2 Người thân của em (ơng, bà, cha, mẹ, anh, chị…)
Gơi ý làm bài
* Về kĩ năng
- Đây là dạng đề mở HS có thể tả hoặc kể
- Bài viết có bố cục ba phần,diễn đạt mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ
* Về kiến thức
- Giới thiệu về người thân.
- Kể hoặc tả cụ thể về người thân.
- Ấn tượng, kỉ niệm về người thân.
2.5. Tuyển sinh lớp 10, HSG lớp 9
Đề 1
Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình, khơng bao giờ biết
xu nịnh ai,, dù đó là kẻ vương giả, uy quyền hay giàu sang, hãnh tiến. Dù gương có tan
Phòng GD và ĐT Bảo Lâm


- 12 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

xương nát thịt thì vẫn cứ ngun tấm lòng ngay thẳng, trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh
ra nó…Có một gương mặt đẹp soi và gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng
trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi và tấm gương, lương tâm sâu thẳm
mà lòng khơng hổ thẹn.Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó vẫn là người bạn
trung thực, chân thành, thẳng thắn, khơng hề nói dối , cũng khơng bao giờ biết nịnh hót
hay độc ác với bất cứ ai. (Theo Băng Sơn, “U tơi”,Ngữ văn 7, tập một)
Suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra trong bài văn trên.
Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
- Bài làm được trình bày dưới hình thức bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Bài viết thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm và hướng hành động của người viết là
những cách nghĩ riêng, độc đáo, sáng tạo.
- Bài văn có bố cục hợp lí, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ,luận cứ xác hợp.
- Văn trơi chảy, diễn đạt rõ ràng, trong sáng.
* Về kiến thức
- Học sinh cần xác định được vấn đề nghị luận: Tấm gương-người bạn trung thực; mỗi
người cần rèn luyện tâm hồn đẹp, sống chân thành.
- Trình bày luận điểm:
+ Tấm gương-người bạn trung thực giúp con người sống chân thành, khơng giả dối.
+ Mỗi người cần rèn luyện để có tâm hồn đẹp, sống khơng hổ thẹn…
- Nêu suy nghĩ, bài học của bản thân từ vấn đề nghị luận.
Đề 2 Suy nghĩ của em về hai bức ảnh sau:


Đề 3 Tình phụ tử trong văn học Việt Nam hiện đại.
Gợi ý làm bài
* Về kĩ năng
- HS biết cách làm bài nghị luận văn học.
Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 13 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

-Xác định được luận điểm, luận cứ xác thực và các thao tác lập luận phù hợp như phân
tích, tổng hợp, so nánh,..
* Về kiến thức
-Giải thích ngắn gọn: Tình phụ tử là tình cảm gia đình được thể hiện giữa cha và con.
- Tình phụ tử là một trong những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nhất.
- Tình phụ tử là một đề tài rộng lớn trong văn học, được các tác giả phản ánh một cách
sâu sắc, đa dạng, phong phú.
- Tình phụ tử được thể hiện trong các tác phẩm cụ thể:
+Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là bài ca về tình u thương con vơ bờ của người
cha.
+Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là bài ca về tình phụ tử thiêng
liêng, sâu nặng và đầy cảm động trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
+ Bài thơ Nói với con của Y Phương thể hiện tình cha con thâm trầm mà sâu sắc.u
con, cha muốn con vững bước trên đường đời bằng chính đơi chân của mình.
- Có thể so sánh với đề tài về tình mẫu tử trong văn học hiện đại để khẳng định cùng với
đề tài tình mẫu tử, đề tài tình phụ tử là một đề tài phổ biến với những vẻ đẹp lung linh đa
sắc.

Đề 3 Những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích
“Truyện Kiều” mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9
Đề 4 “Sống trong đời sống
Cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết khơng?
Để gió cuốn đi!’’
Từ ý tưởng trong lời bài hát của Trịnh Cơng Sơn, em hãy viết một bài văn có nhan đề
Tấm lòng
Đề 5 Tư tưởng nhân đạo trong các truyện“Cơ bé bán diêm’’(An-đéc-xen) và“Chiếc lá
cuối cùng’’(O Hen-ri)

C. KẾT LUẬN
Tóm lại, đề mở có tác dụng cho học sinh được tự mình chủ động lựa chọn, gây
hứng thú, phát huy sở trường và cá tính của học sinh.Bên cạnhđó, việc ra đề mở góp phần
phát hiện những học sinh có năng khiếu, thực sự u thích bộ mơn, từ đó giáo có hướng
bồi dưỡng để các em trở thành những học sinh giỏi mơn Văn. Đề mở có ý nghĩa và tác
dụng trong các bài kiểm tra hết phần, hết kiểu bài, kiểm tra cuối kì, cuối năm, thi tuyển
sinh. Loại đề này có tác dụng thử tài tư duy sáng tạo, phân hóa khả năng ứng phó linh
hoạt của học sinh.Bàn về phương pháp ra đề mở trong các kỳ thi hiện nay.PGS. Văn Như
Cương bày tỏ: “Đề thi mở theo hướng mới là rất quan trọng, là thay đổi rất đáng thực
hiện’’. Cơ Vũ Thị Kim Phượng - giáo viên văn Trường Trung học phổ thơng Nguyễn Gia

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 14 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS


Thiều - Gia Lâm - Hà Nội cũng có ý kiến: "Khơng thể phủ nhận có những đề văn mở đã
giúp cho học sinh thể hiện được sự sáng tạo, bày tỏ quan điểm của mình. Chính những
bài văn như thế đã chạm tới trái tim của người đọc. Ví dụ như: Bài văn về đồng tiền, một
em học sinh Trường THPT Hà Nội Amsterdam đã gây xúc động mạnh cho bạn đọc cũng
xuất phát từ một đề văn mở.". Thực tế việc ra đề kiểm tra như vậy của chúng tơi (ở một
số lớp) bước đầu có những tín hiệu đáng mừng. Một bộ phận học sinh tỏ ra hứng thú và
đã có những bài văn thật sự cảm động .Số lượng bài giống nhau (có thể chép của nhau,
bài văn mẫu hoặc ở một tài liệu tham khảo nào đó) giảm một cách đáng kể, số lượng bài
viết thể hiện được quan điểm cá nhân, phát huy được khả năng và năng lực tư duy cũng
như ngơn ngữ của học sinh được tăng lên.
Đề mở là một hướng tiến bộ trong dạy học làm văn, nhưng vẫn đang là một vấn đề
mới, chưa được nghiên cứu sâu, còn có những khía cạnh chưa rõ, phải qua thực tiễn thì
mới nhìn thấy hết được. Vấn đề này đòi hỏi các giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, nhìn thấy
chỗ mạnh, chỗ khó, thậm chí chỗ yếu của nó, nghiên cứu phương pháp dạy học phù hợp
thì phương hướng này mới phát huy được tác dụng tích cực của nó.Với chun đề “Định
hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở”, chúng
tơi mong muốn góp một tiếng nói trong đổi mới phương pháp dạy và học mơn Ngữ văn ở
trường THCS hiện nay. Thực hiện đề tài này, chúng tơi khơng tham vọng mang đến một
bước đột phá về đổi mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy
học mà chỉ mong muốn được đề xuất và tìm tòi những biện pháp mới để nâng cao hiệu
quả dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá mơn Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở. Nhưng
dẫu sao, những gì đã trình bày trong chun đề này cũng là ý kiến chủ quan của chúng
tơi, chắc chắn khơng thể tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của đồng nghiệp và để chúng tơi được học hỏi và rút kinh nghiệm q báu giúp cho
chun đề cũng như q trình áp dụng đạt tính khả thi hơn.
* MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
1. Đối với giáo viên
Cần có những tìm tòi phát hiện những vấn đề mới trong chương trình dạy và học,
trong từng lớp. Tự học hỏi bồi dưỡng để nâng cao kĩ năng ra đề mở của bản thân. Trao

đổi, thảo luận, hội thảo trong tổ nhóm chun mơn, trong cụm trường về việc ra đề theo
hướng mở từ đó xây dựng thư viện đề kiểm tra của tổ nhóm chun mơn.
2. Đối với các nhà trường, phòng giáo dục
Tun truyền phổ biến ra đề văn mở trong nhà trường, bồi dưỡng giáo viên về kĩ
năng ra đề đáp án theo hướng mở.Lập dữ liệu nguồn mở các câu hỏi bài tập để mọi giáo
viên đều có thể tham khảo trong việc xây dựng các đề kiểm tra đề thi phù hợp với tiến độ
dạy học, đối tượng học sinh và mục đích của mỗi kì thi, kiểm tra định kì, thi tuyển sinh,
thi chọn học sinh giỏi,…

Tổ Ngữ văn Trường THCS Phạm Văn Đồng

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 15 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng


Đònh hướng ra đề làm văn theo hướng mở trong chương trình Ngữ văn THCS

Phòng GD và ĐT Bảo Lâm

- 16 -

Trường THCS Phạm Văn Đồng



×