Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đề cương văn 7 HKII 15 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.79 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK 2- NGỮ VĂN 7
I. Văn bản
Tên văn
bản
Tinh
thần
yêu
nước
của nh/
dân ta
Đức
tính
giản dị
của Bác
Hồ
Ý nghĩa
văn
chương

Tác
giả
Hồ
Chí
Minh

Đề tài nghị
luận
Tinh thần
yêu nước
của dân tộc
VN.



PP lập
luận
Dân ta có một lòng nồng Chứng
nàn yêu nước. Đó là ... quý minh
báu của ta.

Phạm
Văn
Đồng

Đức tính
giản dị của
Bác Hồ

Giản dị là phẩm chất nổi
bật của Bác Hồ.

Hoài Văn chương
Thanh và ý nghĩa
của nó đối
với con
người.

Tên văn Tác giả
bản
Sống
Phạm
chết
Duy

mặc
Tốn
bay

Tục ngữ
về thiên
nhiên

LĐSX
Tục ngữ
về con
người
và xã

Luận điểm chính

Nguồn gốc của văn
chương là ở tình thương
người, muôn vật, văn
chương hình dung và sáng
tạo ra sự sống, nuôi dưỡng
và làm giàu cho t/cảm con
người.

PTBĐ

Ý nghĩa
nhan đề
Tự sự, Phê phán thái
độ thờ ơ, vô

miêu
trách nhiệm,
tả,
táng tận
biểu
lương tâm
cảm
của quan phụ
mẫu trước
tình cảnh
khốn cùng vì
thiên tai, lũ
lụt của người
dân.

Chứng
minh kết
hợp giải
thích và
bình luận
Giải thích
kết hợp
bình luận.

Nghệ thuật
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng
toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh ,
câu văn nghị luận hiệu quả (câu có
quan hệ từ...đến...)

- Sử dụng biện pháp liệt kê .
Dẫn chứng cụ thể, phong phú, có
sức thuyết phục; tình cảm chân
thành.
Vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc và
hình ảnh.

Nội dung
- Giá trị hiện thực: Phản ánh cuộc
sống xa hoa, hưởng lạc của tầng lớp
thống trị và cảnh tượng khổ cực của
nhân dân khi thiên tai đe dọa.
- Giá trị nhân đạo: Lên án gay gắt tên
quan phủ “ lòng lang dạ thú” và bày tỏ
niềm cảm thương trước cảnh “ nghìn
sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên
tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm
của kẻ cẩm quyền gây nên.
Đúc kết kinh nghiệm về thời tiết, đất
đai, cách trồng trọt góp phần phục vụ
đời sống và lao động sản xuất.

Nghệ thuật
Lời văn cụ thể, sinh
động, vận dụng phép
tương phản và tăng
cấp.

- Sử dụng cách diễn
đạt ngắn gọn, cô đúc.

- Sử dụng cách diễn
đạt theo kiểu đối xứng,
phép đối.

Bài học quý báu của nhân dân ta về - Sử dụng cách diễn
cách sống, cách đối nhân xử thế.
đạt ngắn gọn, cô đúc.
-Sử dụng phép ẩn dụ,
so sánh, hoán dụ

Trang 1


hội
* Lưu ý: - Những câu tục ngữ học thuộc, nắm nội dung và nghệ thuật.
- Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
II. TIẾNG VIỆT
Tên
bài
Rút
gọn
câu

Nội dung

Bài tập

1/ Thế nào là rút gọn câu ?
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của
câu, tạo thành câu rút gọn.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2/ Mục đích của việc sử dụng câu rút gọn
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa
tránh lặp lại những từ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của mọi
người ( lược bỏ chủ ngữ)
3/ Cách dùng câu rút gọn
-Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu
không đầy đủ nội dung câu nói.
- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

BT1:Các câu sau rút gọn thành phần gì?
Nêu tác dụng của câu rút gọn đó.
a. - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
- Ngày mai.
……………………………………………
c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
……………………………………………
BT 2: Trong trường hợp sau có nên sử
dụng CRG không? Vì sao?
-Các em đã làm xong BT cô giao chưa?
-Rồi……………………………………..

Câu
đặc
biệt

1/ Thế nào là câu đặc biệt ?
Là loại câu không có cấu tạo theo mô hình CN, VN.
Ví dụ: Mẹ ơi!

2.Tác dụng của câu đặc biệt
- Nêu thời gian ,nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến
trong đoạn.
-Liệt kê ,thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp .
Thêm * Đặc điểm của trạng ngữ
trạng - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời
ngữ
gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,phương tiện, cách
cho
thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
câu
Ví dụ:
a. Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
b. Ngày mai, tôi đi lao động.
- Về hình thức:
+Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với CN và VN thường có một quãng nghỉ
khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
Chuy
ển
đổi
câu
chủ

1. Khái niệm
- CCĐ là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt
động hướng vào người, vật khác ( chủ thể hoạt động)
VD: Cô giáo phạt em.

- CBĐ là câu có CN chỉ người, vật được hoạt động của

Trang 2

……………………………………………
Tìm câu đặc biệt trong các câu sau và
cho biết tác dụng của nó?
a. 30-4-1975. Chân đèo Mã Phục.
…………………………………………..
b. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
…………………………………………..
c. An ơi! Em đâu rồi?...........................
d. Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa.
……………………………………………
* Xác định và nêu ý nghĩa của các trạng
ngữ trong các câu sau:
a. Nhà bên, cây cối trong vườn trĩu quả.
b. Con chó nhà tôi chết bởi ngộ độc thức
ăn.
c. Tôi tiến bộ nhờ sự giúp đỡ của anh.
d. Hôm qua, tôi đi lao động.
e. Để có sức khỏe tốt chúng ta phải thường
xuyên tập thể dục.
* Chuyển đổi các câu chủ động sau
thành câu bị động .(Theo một trong hai
cách đã học)
a. Con mèo nhà tôi bắt con chuột.
……………………………………………



động
thành
câu
bị
động

Dùng
cụm
C-V
để
mở
rộng
câu.

Liệt


người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt đông)
VD: Em bị cô giáo phạt.
2. Mục đích của việc chuyển đổi CCĐ thành CBĐ
Việc chuyển đổi CCĐ thành CBĐ ( và ngược lại) ở mỗi
đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một
mạch văn thống nhất.
3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu
câu và thên các từ bị hay được vào sau từ( cụm từ) ấy.
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu
câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể
của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong
câu.

VD:Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.
+ C1: Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
+ C2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
4/ Lưu ý:
Không phải câu nào có từ “bị / được” cũng đều là câu bị
động.
VD: Cơm bị thiu.
1. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức
giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành
phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Vd: Được đến trường/ tôi / rất vui.
CN
C
V
VN
2. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
- Chủ ngữ.
VD: Mẹ/ về //là tin vui.
C V
VN
CN
- Vị ngữ.
VD:Cây hoa này// cành /bị gãy.
CN
C
V
VN
-Phụ ngữ trong CĐT, CTT, CDT
VD 1.Sự kiên trì của bạn ấy //khiến mọi người/ khâm phục.

ĐT
C
V
 Mở rộng cho phụ ngữ của cụm động từ.
2. Mẹ //thường nấu món ăn tôi /thích.
DT C
V
 Mở rộng cho phụ ngữ của cụm danh từ.
1/ Thế nào là liệt kê?
Là sắp xếp nối tiếp nhau hàng loạt từ hay cụm từ cùng thể
loại.
VD:Trong vườn nhà em trồng nhiều loài cây như: xoài,
nhãn, chôm chônm, chuối, táo, mãng cầu….
2/ Tác dụng
Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh
khác nhau của thức tế hay của tư tưởng, tình cảm.

Trang 3


b. BGH nhà trường biểu dương chi đội 7a.
…………………………………………….
c. Chúng em chăm sóc cây xanh mỗi ngày.
…………………………………………..
d. Mọi người yêu quý và kính trọng Bác
Hồ.
……………………………………………
……………………………………………

Tìm cụm C – V làm thành phần câu

hoặc thành phần cụm từ trong các sau
và cho biết mỗi câu, cụm C-V làm thành
phần gì?
a/ Khí hậu nước ta ấm áp cho phép ta
quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa.
(HCM)
…………………………………………………………………..
…………………………………………………………………

b/Con gái Huế nội tâm phong phú, âm
thầm, kín đáo.(Hà Ánh Minh)
…………………………………………….
c. Bổn phận của chúng ta là làm cho những
thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra
trưng bày.( HCM)
……………………………………………
…………………………………………..
d.Tôi rất yêu những cô gái TNXP trên
tuyến đường Trường Sơn.
……………………………………………

1/Tìm phép liệt kê trong các câu sau và
cho biết nó thuộc kiểu liệt kê?
a. Bác ngồi đó, lớn mênh mông
Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước
non………………………………………
b. Trời ơi! Mửa, mửa tháo, mửa ồng ộc,
mửa đến cả ruột…………………………
c. Hôm qua, mẹ đi chợ mua những thứ



3/ Các kiểu liệt kê
- Xét theo cấu tạo : + Liệt kê không theo từng cặp.
VD:- Các bạn hãy đem tài năng, trí tuệ, tâm huyết, sự
nhiệt tình để xây dựng tập thể lớp.
+ Liệt kê theo từng cặp.
VD:- Các bạn hãy đem tài năng và trí tuệ, tâm huyết và
sự nhiệt tình để xây dựng tập thể lớp.
- Xét theo ý nghĩa: + Liệt kê không tăng tiến.
VD: Hôm qua, mẹ đi chợ mua nào là: rau, cá, thịt, trứng,
gạo…
+ Liệt kê tăng tiến.
VD:Chao ôi! Dì Hảo khóc, dì khóc nức nở, khóc nấc lên,
khóc như người ta thổ.

như: thịt, cá, gạo, rau……………………
2/ Tìm phép liệt kê trong các câu sau và
nêu tác dụng
a.Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh
hùng!
(Tố Hữu)
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
………
b. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang
lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà

Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung…
……………………………………………
……………………………………………
…..

III. TẬP LÀM VĂN( Các đề văn tham khảo)
Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
a. MB: - Dẫn dắt vào đề.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích( Lòng biết ơn)
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b. TB: - “ Ăn quả ….trồng cây nghĩa là gì?
+ Nghĩa đen: Khi ăn một trái cây ngon ngọt phải nhớ đến công lao người trồng cây đã vất vả từ khi gieo
trồng, chăm sóc đến thu hoạch.
+ Nghĩa bóng: ăn quả -> người hưởng thụ thành quả lao động; nhớ-> lòng biết ơn
người trồng cây -> người tạo ra, gây dựng nên thành quả lao động ấy.
=> Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta được hưởng thụ thành quả lao động thì phải biết ơn những người đã tạo
ra thành quả lao động đó.
- Tại sao nói “ ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”?
+ Mọi thành quả chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có mà bao thế hệ trước phải đổ biết bao
mồ hôi, xương máu để tạo nên( dẫn chứng)
+ Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như tục lệ thờ cúng tổ tiên, ông bà, nhiều ngày lễ kỉ
niệm như ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, ngày Thương binh liệt sĩ 27/2, tri ân thầy cô 20/11…
- Làm thế nào để thể hiện lòng biết ơn? ( lời nói và hành động cụ thể): thể hiện qua tình cảm luôn
kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô; luôn có ý thức học tập tốt để mai sau làm người công dân có
ích góp phần dựng xây đất nước mạnh giàu.
c. KB: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, bài học cho bản thân.
Đề 2: Một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội
dung câu nói đó.
a. MB:- Dẫn dắt vào đề.

- Giới thiệu vấn đề giải thích.( vai trò quan trọng của sách đối với con người)
- Trích dẫn câu nói.
b.TB:
- Câu nói ấy có ý nghĩa gì?

Trang 4


+ NĐ: Ngọn đèn sáng: đối lập với bóng tối. “Ngọn đèn sáng”: rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi
chỗ tối tăm.
Ngọn đèn sáng bất diệt: là ngọn đèn không bao giờ tắt.
+ NB: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ của con người. Sách là kết tinh trí tuệ của con
người.Hay nói cách khác, những gì tinh túy nhất trong sự hiểu biết của con người chính là ở trong sách.
- Tại sao nói “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
+ Sách ghi lại những hiểu biết quý giá mà con người tích lũy được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu,
trong các mối quan hệ… ( dẫn chứng)
VD: Nhất nước, nhì phân, tam cần , tứ giống( giúp ta biết được kinh nghiệm trong sản xuất)
+ Những hiểu biết ghi lại trong sách không chỉ có lợi cho một thời mà còn cho mọi thời. Nhờ có sách, ánh
sáng của trí tuệ sẽ được truyền lại cho đời sau .
+ Đây là điều được mọi người thừa nhận.
- Chân lí nêu trong câu nói trên cần được vận dụng như thế nào?
+ Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn.
+ Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc. Không đọc những sách dở, sách có hại. ( Hãy yêu sách vì nó là
nguồn gốc của tri thức – M.Gorki)
+ Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, làm theo sách.
c. KB:
-Qua câu nói trên để phê phán điều gì?( những người lười đọc sách, chưa biết quý trọng giá trị của sách)
-Câu nói có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân mình và xã hội?
Đề 3: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung
câu tục ngữ đó.

a/MB: - Dẫn dắt vào đề.
-Giới thiệu vấn đề giải thích.( vai trò của việc học)
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b/ TB: -Câu tục ngữ trên có nghĩa là gì?
+ Đi một ngày đàng -> đi xa, sàng khôn: cái hay, cái mới lạ.
=> Câu tục ngữ khẳng định con người càng đi xa càng học hỏi được nhiều điều mới lạ, mở rộng tầm
hiểu biết của mình.
- Tại sao “ Đi ….khôn”? ( càng đi càng hiểu biết nhiều, ở nhà tầm hiểu biết hạn hẹp.)
- Làm thế nào để học hỏi được nhiều?
+ Tích cực đi đây đi đó thật nhiều để tích luỹ, học hỏi được nhiều điều mới lạ.
+ Phải có tầm nhìn xa trông rộng, tạo điều kiện học hỏi cho bản thân.
+Không thể bằng lòng với những gì mà mình đang có mà phải có tinh thần cầu tiến….
c/ KB: +Câu tục ngữ phê phán điều gì? ( Những người lười học hỏi…)
+Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?( Hãy đi đây đi đó thật nhiều để mở rộng tầm hiểu biết).
Đề 4: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giải thích nội dung câu tục ngữ
đó.
a. Mở bài: - Dẫn dắt vào đề.
-Giới thiệu vấn đề giải thích.( vai trò của môi trường sống đối với mỗi người)
- Trích dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài:
- Câu tục ngữ ấy có nghĩa là gì?
+NĐ: Nếu dùng mực không cẩn thận dễ làm bẩn tay hoặc lem ra sách vở, quần áo. Còn đèn là vật chiếu
sáng xua tan bóng tối, gần đèn có thể nhìn được mọi vật.
+ Nghĩa bóng
*đen: tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị lây nhiễm thì rất khó thay đổi.
*sáng: tượng trưng cho cái tốt, cái hay, cái đẹp, là những điều chúng ta nên học hỏi, noi gương.
=> Câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm sống: nếu chúng ta tiếp xúc với những người xấu thì mình sẽ trở
thành người xấu và ngược lại.
- Tại sao “ Gần mực thì đen, gần đền thì sáng”?


Trang 5


+ Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến mỗi con người.( lấy dẫn chứng : trong gia đình, ngoài xã hội)
+ Ngược lại với “mực” là “đèn”-người bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với
những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có
câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
+ Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
+ Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.(Gần bùn mà
chẳng hôi tanh mùi bùn)
- Làm thế nào để có một môi trường sống tốt đẹp, lành mạnh?
+ Tích cực học tập, tham gia những hoạt động học tập, vui chơi lành mạnh, bổ ích.
+ Cần có cảnh giác với những cạm bẫy của xã hội.
+Cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội…
c. Kết bài:
- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các
ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
Đề 5:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt
đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- NĐ: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- NB: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương

yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da
cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội
dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong
lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 6: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, học để có kiến thức, để
phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội....
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
b. Thân bài:
* Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: thúc giục ta tiếp tục học tập, học thêm nữa.

Trang 6



+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt
đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong
xã hội.
=> Công việc học là vô cùng quan trọng nên chúng ta phải tích cực học, luôn luôn học dù khi đã có nhiều
kiến thức.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mãi?
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng
lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị
trí của mình trong cuộc sống.
* Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong
công việc....
* Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học
lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối
với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học
tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
Đề 7: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với
thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại.
- Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:

- thất bại: là điều chưa làm được hoặc làm nhưng không thành công.
- thành công: điều đã làm được, đạt thành tựu to lớn trong công việc, cuộc sống...
-> So sánh thất bại như người mẹ để khẳng định sau mỗi lần thất bại con người luôn nhận được những bài
học quý giá, rút ra những kinh nghiệm bổ ích để tiếp tục vươn tới thành công. Thất bại là nguồn gốc, động
lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công.
* Tại sao nói : Thất bại là mẹ thành công?
- Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được
nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao
khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi.
- Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục.
* Làm thế nào để đi đến thành công?
-Tích cực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu...
-Biết rút kinh nghiệm từ những việc làm trước...
c. Kết bài:- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của
thành công.
- Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn tới thành công.
-Hết-

Trang 7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×