Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Luyên đề số 3 môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.81 KB, 2 trang )

Khóa LUYỆN ĐỀ THPT QUỐC GIA 2016 – môn Hoá Thầy: Lê Phạm Thành

/>
MỪNG XUÂN 2016  CHỦ ĐỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

MÔN HOÁ – ĐỀ KHAI BÚT SỐ 3
(Group: />
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Hoá học – Khoá học: Luyện đề THPT Quốc Gia 2016 – T (Test Course)]

Câu 1 [186138]: Quá trình làm đậu phụ được tiến hành như sau:
- Xay đậu tương cùng với nước lọc và lọc bỏ bã được “nước đậu”.
- Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua được “óc đậu”.
- Cho “óc đậu” vào khuôn và ép, được đậu phụ.
Bản chất hoá học của việc tạo thành “óc đậu” từ “nước đậu” là
A. quá trình lên men

B. quá trình đông tụ

C. quá trình thuỷ phân

D. quá trình polime hoá

Câu 2 [186142]: Chất 3-MCPD (3-MonoCloPropanDiol) thường lẫn trong nước tương và có thể gây ra
bệnh ung thư, vì vậy cần tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn mua nước tương. Công thức cấu tạo của 3-MCPD là
A. CH3-CH2-CCl(CH2CH2CH3)-[CH2]6-CH3.

B. HOCH2-CHOH-CH2Cl.

C. H2N-CH2-CH(NH2)-CH2Cl.


D. HOCH2-CH2-CHCl-CH2-CH2OH.

Câu 3 [186121]: Vào ngày Tết, khi đi chúc Tết hoặc dự những buổi gặp mặt, liên hoan ... bạn thường phải
uống rượu, bia và các loại đồ uống có cồn. Để giảm bớt ảnh hưởng của rượu, trước khi uống rượu, bạn nên
uống
A. giấm

B. sữa

C. nước chanh

D. nước muối

Câu 4 [186037]: Ở nông thôn nước ta nhiều gia đình vẫn đun bếp rơm, bếp rạ, bếp củi. Khi mua rổ, rá,
nong, nia … (được đan bởi tre, nứa, giang…) họ thường đem gác lên gác bếp trước khi sử dụng để độ bền
của chúng được lâu hơn. Điều này là vì trong khói bếp có chất sát trùng, mà chủ yếu là
A. anđehit fomic

B. axit fomic

Moon.vn - Học để khẳng định mình

C. ancol etylic

1

D. axit axetic

Hotline: 0432 99 98 98


Faceb


Khóa LUYỆN ĐỀ THPT QUỐC GIA 2016 – môn Hoá Thầy: Lê Phạm Thành

/>
Câu 5 [186156]: Trong quá trình sử dụng thuốc tẩy, tuyệt đối không được tự ý trộn lẫn các loại thuốc tẩy
với nhau, vì lí do nào dưới đây ?
A. Tránh tiêu tốn thuốc tẩy.
B. Tránh làm mất tác dụng tẩy của thuốc tẩy.
C. Tránh tạo ra các khí độc, có thể gây ngạt hoặc tử vong.
D. Tránh gây cháy nổ
"Nước chảy đá mòn"

Câu 6 [185728]:

Câu tục ngữ trên được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây ?
A. Ca(HCO3)2  CaCO3 + CO2 + H2O

B. CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2

C. Ca(OH)2 + 2CO2  Ca(HCO3)2

D. CaO + H2O  Ca(OH)2

Câu 7 [186124]: Phích nước nóng lâu ngày thường có một lớp cặn đục bám vào phía trong ruột phích. Để
làm sạch, có thể dùng
A. dung dịch cồn đun nóng

B. dung dịch giấm đun nóng


C. dung dịch nước muối đun nóng

D. dung dịch nước nho đun nóng

Câu 8 [186127]: Mật ong để lâu ngày thường thấy xuất hiện những hạt rắn ở đáy chai, nếm có vị ngọt, đó là
dấu hiệu cho thấy mật ong có chất lượng tốt. Hiện tượng này gọi là
A. Kết tinh.

B. Thăng hoa.

C. Ngưng tụ.

D. Kết tủa.

Câu 9 [186132]: Nếu muốn làm một ít giấm để chuẩn bị các ăn cho các bữa cơm Tết (dưa chua, dưa góp,
salad, các món trộn...), em sẽ làm như thế nào ?
A. Lấy rượu loãng (khoảng 10o) cho vào đĩa sâu lòng, thêm giấm cái, hoa quả, để nơi thoáng khí qua đêm
(6 - 8 tiếng)
B. Lấy rượu uống (khoảng 40o) cho vào đĩa sâu lòng, thêm giấm cái, hoa quả, để nơi thoáng khí qua đêm
(6 - 8 tiếng)
C. Lấy rượu loãng (khoảng 10o) cho vào âu đậy kín, thêm giấm cái, hoa quả, để qua đêm (6 - 8 tiếng)
D. Lấy rượu uống (khoảng 40o) cho vào âu đậy kín, thêm giấm cái, hoa quả, để qua đêm (6 - 8 tiếng)
Câu 10 [186135]: Nếu được giao muối dưa chua, em sẽ làm như thế nào ?
A. Chọn rau già hoặc rau được phơi héo, thêm đường, nén ngập trong nước.
B. Chọn rau tươi non, thêm đường, nén ngập trong nước.
C. Chọn rau già hoặc rau được phơi héo, thêm đường, cho nước xâm xấp rau.
D. Chọn rau tươi non, thêm đường, cho nước xâm xấp rau.

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH

Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98

Faceb



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×