Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh nam định trong kháng chiến chống pháp từ năm 1945 đến năm 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN DUY SÂM

HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC NHUỆ

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học do bản thân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện
Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Các tài liệu, tư liệu được
sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu là quá
trình lao động trung thực của tôi.
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Tác giả

Trần Duy Sâm



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức và cá nhân.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc học viện Khoa học xã hội,
Ban Chủ nhiệm khoa Sử học, các thầy, cô giáo cán bộ giảng viên Khoa Sử
học, Viện Sử học thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Đức
Nhuệ - người thầy đã tận tình quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng bộ tỉnh Nam Định, UBND tỉnh Nam
Định, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Nam Định, Trung tâm Lưu trữ
tỉnh, Thư viện tỉnh, Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Báo Nam Định, Ban Giám
đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dệt Nam Định, Thư viện
Quốc gia, Trung tâm lưu trữ quốc gia III đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Do thời gian có hạn cũng như sự hạn chế về tư liệu nên luận văn không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đọc đóng
góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2016
Học viên

Trần Duy Sâm


MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ..................................................... 6
7. Cơ cấu của luận văn ...................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ PHONG TRÀO
ĐẤU TRANH CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA PHỤ NỮ TỈNH NAM
ĐỊNH TRƯỚC NĂM 1945 ............................................................................... 7
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .................................................................. 7
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 7
1.2. Truyền thống lịch sử và dân cư .................................................................. 9
1.2.1. Truyền thống lịch sử................................................................................ 9
1.2.2. Dân cư, xã hội ....................................................................................... 11
1.3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của phụ nữ Nam Định trước
năm 1945 ......................................................................................................... 12
1.4. Một số đánh giá nhận xét ......................................................................... 18
Chương 2. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NAM ĐỊNH VỚI NHIỆM VỤ
XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN, THAM GIA KHÁNG CHIẾN ... 21
TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1949 ................................................................... 21
2.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 21


2.1.1. Bối cảnh chung ...................................................................................... 21
2.1.2. Tình hình ở Nam Định........................................................................... 22
2.2.Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định với nhiệm vụ xây dựng và củng cố
chính quyền ..................................................................................................... 23
2.2.1. Chỉ đạo của Đảng ................................................................................. 23
2.2.2. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định tham gia kháng chiến kiến quốc 26

2.3. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định tham gia chiến đấu và phục vụ chiến
đấu ................................................................................................................... 32
2.3.1. Củng cố và phát triển lực lượng ........................................................... 32
2.3.2. Tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu ............................................ 35
2.3.3. Một số nhận xét, đánh giá ..................................................................... 42
Chương 3. HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH NAM ĐỊNH TRONG VIỆC
ĐỘNG VIÊN, TỔ CHỨC HỘI VIÊN TÍCH CỰC THAM GIA CHIẾN ĐẤU
VÀ PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU TỪ NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1954 ................... 47
3.1. Bối cảnh lịch sử ........................................................................................ 47
3.1.1. Bối cảnh chung ...................................................................................... 47
3.1.2. Tình hình ở Nam Định........................................................................... 48
3.2. Hội liên phụ nữ tỉnh Nam Định trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ
chiến đấu giải phóng quê hương ..................................................................... 50
3.2.1. Đấu tranh trong lòng địch .................................................................... 50
3.2.2. Tích cực xây dựng hậu phương tại chỗ ................................................. 56
3.3. Một số đánh giá, nhận xét ........................................................................ 63
3.3.1.Ưu điểm .................................................................................................. 63
3.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 65
3.3.3. Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam
có từ rất sớm, được khởi nguồn từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu - những người phụ
nữ đầu tiên không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan đã vùng lên lãnh đạo
nhân dân đánh đuổi quân xâm lược trả thù nhà, nợ nước. Ngọn lửa truyền

thống yêu nước đó của phụ nữ Việt Nam tiếp tục được duy trì trong suốt
chiều dài của lịch sử dân tộc, có lúc âm ỉ cháy lúc lại bùng lên mạnh mẽ nhiều
phen làm cho quân xâm lược phải khiếp sợ.
Sức mạnh của phụ nữ Việt Nam một lần nữa được khẳng định khi toàn
dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (19451954). Ở khắp nơi, phụ nữ lại tích cực tham gia vào những công việc ở hậu
phương cũng như trên tiền tuyến, trực tiếp hoặc gián tiếp đánh giặc. Trong 9
năm kháng chiến trường kỳ đã có hàng triệu phụ nữ tham gia dân quân du
kích đánh giặc bằng mọi phương diện có trong tay như: “Đòn gánh đánh càn”
của phụ nữ miền Bắc hay “Gậy tầm vông diệt giặc” của phụ nữ miền Nam.
Chính cũng từ trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm
gương tiêu biểu làm nên một hình mẫu mới của phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà ”.
Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ tỉnh Nam Định cũng đã có những
hoạt động tích cực và đóng góp không nhỏ vào công cuộc đánh giặc, chống
càn, bảo vệ quê hương. Trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,
Nam Định là tỉnh thường xuyên nằm trong vùng chiếm đóng và kiểm soát của
thực dân Pháp. Quân Pháp đã liên tục càn quét và phá hoại các cơ sở của
chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong tỉnh, gây ra không ít những khó
khăn tổn thất. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cấp Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh Nam Định đã vận dụng những phương pháp đấu tranh từ hợp
pháp, nửa hợp pháp đến công khai bất hợp pháp, xây dựng cơ sở ngay trong
1


lòng địch, bám đất, bám dân, phối hợp với bộ đội sẵn sàng chiến đấu. Mặt
khác tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ đã lãnh đạo chị em làm nhiệm vụ hậu
phương tại chỗ, phối hợp với tiền tuyến tiến công địch giành những thắng lợi
quan trọng tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ làm nên thắng lợi chung của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ XX, nhất là trong

kháng chiến chống ngoại xâm đã được đặt ra nghiên cứu một cách nghiêm
túc. Những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong kháng chiến đã có một vài
công trình nghiên cứu nhưng trên bình diện nghiên cứu tổng quan, còn nghiên
cứu cụ thể phụ nữ ở một tỉnh còn thiếu vắng. Đặc biệt là hoạt động và những
đóng góp của phụ nữ những địa phương thì chưa được nghiên cứu một cách
cụ thể.
Nghiên cứu về hoạt động và những đóng góp của phụ nữ tỉnh Nam
Định trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954 sẽ giúp chúng ta
tìm hiểu một cách cụ thể sâu sắc một số vấn đề về: Hoàn cảnh lịch sử, quá
trình hoạt động và những đóng góp cụ thể cũng như đánh giá vai trò của phụ
nữ nói chung và phụ nữ Nam Định nói riêng trong kháng chiến.
Từ lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hội Liên hiệp phụ nữ
tỉnh Nam Định trong kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến năm 1954”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến nội dung của luận văn, cho đến nay đã có một số cuốn
sách, tài liệu, công trình, bài báo, tạp chí đã đề cập đến ở mức độ khác nhau
có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:
Thứ nhất: các cuốn sách, công trình nghiên cứu về kháng chiến chống
Pháp nói chung như:

2


Võ Nguyên Giáp (1972), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở
địa phương và các lực lượng vũ trang địa phương, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
Võ Nguyên Giáp (1974), Dân quân tự vệ một lực lượng chiến lược,
Nxb Sự Thật, Hà Nội.
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
Ban Tổng kết chiến tranh (1996), Tổng kết cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương
chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng
bằng Bắc Bộ (1946 - 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là một trong số những cuốn sách và công trình nghiên cứu tiêu
biểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên phương diện tổng quan từ
đó sẽ giúp định hướng nghiên cứu đề tài.
Thứ hai: Những công trình, tài liệu nghiên cứu, sách viết về tỉnh Nam
Định tiêu biểu như:
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Ninh (1986), Hà Nam Ninh - Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), Xí nghiệp in tỉnh Hà Nam.
BCH Đảng bộ Nam Định (1995), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Hà, tập 1
(1930-1954), Xí nghiệp in Nam Hà.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Nam Hà (1995), Mẹ quê hương, Xí nghiệp in
Nam Hà.
Sở Văn hóa Thông tin Nam Hà (1995), Lịch sử - truyền thống phụ nữ
tỉnh Nam Hà (1930 - 1995), Xí nghiệp in Trẻ, 62 Bà Triệu, Hà Nội.

3


Ban Thường vụ tỉnh Nam Định (2000), Sơ thảo lịch sử Cách mạng
tháng Tám tỉnh Nam Định, Xí nghiệp in Nam Định.
BCH Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định (2000), Lịch sử - truyền
thống phụ nữ tỉnh Nam Định (1930 - 2000), Nam Định.
BCH Đảng bộ Nam Định (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định

(1930 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ngoài ra là hàng loạt cuốn Lịch sử đảng bộ các huyện, xã trong tỉnh đã
xuất bản góp phần nghiên cứu khá toàn diện nhất về tỉnh Nam Định từ trước
đến nay. Tuy các cuốn sách này có đề cập đến về hoạt động của Hội Liên hiệp
phụ nữ tỉnh nhưng lại đặt trong bối cảnh chung nên dung lượng còn rất hạn
chế.
Thứ ba: Bài viết về những tấm gương tiêu biểu của phụ nữ Nam Định
trong kháng chiến. Đặc biệt, đã có một cuốn sách viết về lịch sử Hội Liên
hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định phản ánh về vai trò của phụ nữ Nam Định trong
kháng chiến chống Pháp, tuy nhiên đây mới là công trình mang tính chất liệt
kê sự kiện mà chưa đi vào phân tích cụ thể, đặc biệt chưa có những nhận xét,
đánh giá về vai trò của phụ nữ Nam Định trong kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945 - 1954.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung: Trình bày, phân tích, đánh giá để làm rõ quá trình
hoạt động và những đóng góp của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Mục đích cụ thể: Trình bày một cách chi tiết về những hoạt động cụ
thể, đồng thời đi vào phân tích để làm rõ những đóng góp của Hội liên hiệp
phụ nữ tỉnh Nam Định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền dân
chủ nhân dân cũng như trong việc tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu
góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ những yếu tố về đất nước, con người Nam Định, các
hoạt động tham gia kháng chiến của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định, từ
đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Nam Định trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm
1945 đến năm 1954.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định
trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nam
Định trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm
1954.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động và
những đóng góp của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định trong thời gian của
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối chiến tranh cách mạng, lý luận xây dựng
hậu phương và chiến tranh du kích.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, luận văn đã sử dụng hai
phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp lịch sử và phương pháp
logic.

5


Ngoài ra tác giả luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, sưu tầm và xử
lý tài liệu khai thác tối đa thông tin có độ tin cậy cao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa lý luận: Qua những nghiên cứu, đánh giá, nhận xét và tổng kết
của luận văn sẽ góp phần làm dày thêm lý luận khoa học lịch sử, khẳng định
vai trò quan trọng của khoa học lịch sử trong nghiên cứu và thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan chính quyền ở tỉnh Nam Định trong việc giáo dục
truyển thống yêu nước của tỉnh. Nguồn tư liệu phong phú và đã được hệ
thống hóa trong luận văn có thể giúp các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương
làm tài liệu tham khảo.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về tự nhiên, dân cư và phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp của phụ nữ Nam Định trước năm 1945.
Chương 2: Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định với nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ chính quyền, tham gia kháng chiến từ năm 1946 đến năm 1949.
Chương 3: Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Nam Định trong việc động viên,
tổ chức hội viên tích cực tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu từ năm
1950 đến 1954.

6


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA PHỤ NỮ TỈNH NAM ĐỊNH TRƯỚC
NĂM 1945
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Nam Định là tỉnh duyên hải phía nam đồng bằng Bắc bộ, phía bắc giáp

tỉnh Hà Nam, phía nam giáp biển Đông, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, phía
tây giáp tỉnh Ninh Bình. Toạ độ địa lý: 19o53'-20o vĩ độ Bắc, 105o55'-106o37'
kinh độ Đông [3, tr.11].
Diện tích: 1652,29 km2 (bằng khoảng 0,5% diện tích toàn quốc), chia
thành 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Nam Định và 9 huyện, tính từ
bắc xuống nam là Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân
Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng với 230 xã, phường, thị trấn [3,
tr.11].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Nam Định được chia làm hai vùng tự nhiên, phía Bắc là vùng
bị bào mòn bồi tụ phù sa cổ, đất thấp vẫn còn những ô trũng do biển lùi
nhanh, bao gồm phần đất Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và ngoại thành Nam Định.
Đất đai ở đây bị ngập nước lâu ngày nên độ phì nhiêu kém và độ PH cao
không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Phía nam tỉnh do tiếp cận được
phù sa sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy hằng năm thường lấn ra biển vài
chục mét và ở ngoài xa bờ, có những cồn đất càng lan rộng ra (cồn Lu, cồn
Nganh ở Giao Thủy, cồn Mờ ở Nghĩa Hưng) nên đất ở vùng này rất thuận lợi
cho việc trồng lúa, cói, trồng dâu nuôi tằm, trồng đay, dệt chiếu và các cây
hoa màu khác.

7


Khí hậu: Nam Định mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt
đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình: 23o-24oC. Độ ẩm trung
bình: 80-85%. Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650-1700
giờ. Lượng mưa trung bình: 1750-1800 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió trung bình: 2-2,3
m/s. Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định
thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 đến 6

cơn bão/ năm (khoảng từ tháng 7 đến tháng 10) [3, tr.12 ].
Thuỷ văn: Nam Định là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của
đồng bằng Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam
Định từ xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện
Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa
Ba Lạt, tạo thành địa giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh
Thái Bình. Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện
Ý Yên qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự
nhiên giữa Nam Định với Ninh Bình. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy
kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi
lớn ven biển là Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thuỷ) và vùng Cồn Trời, Cồn Mờ
(Nghĩa Hưng). Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của
sông Hồng chảy sang sông Đáy hoặc đổ ra biển. Từ bắc xuống nam có sông
Đào làm địa giới quy ước cho hai vùng nam bắc tỉnh, sông Ninh Cơ đổ ra cửa
Lác (thường gọi là Gót Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra
cửa Hà Lạn. Bờ biền Nam Định dài 72km từ cửa sông Hồng đến cửa sông
Đáy là một ngư trường đánh bắt hải sản góp phần bảo đảm đời sống nhân dân,
đồng thời cũng tạo ra vùng đồng muối nổi tiếng như Văn Lý, Hải Xuân (Hải
Hậu), Quất Lâm, Bạch Long (Giao Thủy).
Động thực vật: Tính đến năm 2000, toàn tỉnh có 4.723 hecta rừng các
loại, chủ yếu là rừng phòng hộ, cây trồng chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Hệ
8


thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng 40% loài thực vật,
động vật trên cả nước [3, tr.14 ].
1.2. Truyền thống lịch sử và dân cư
1.2.1. Truyền thống lịch sử
Lịch sử Nam Định gắn liền với công cuộc lấn biển, mở mang khu vực
vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Thời Văn Lang, Nam Định thuộc quận

Giao Chỉ, thời Bắc thuộc nước ta bị thành quận, huyện (Nam Định thuộc
huyện Chu Diên). Thời Tam Quốc thuộc huyện Vũ Bình. Đến khi Đinh Bộ
Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân lập ra nước Đại Cồ Việt, nhà Đinh chia nước
ta thành nhiều đạo, dưới đạo là lộ. Thời Lý, Nam Định thuộc lộ Hải Thanh,
đến thời Trần lại đổi tên thành Thiên Thanh. Năm 1262, nhà Trần đổi tên
thành phủ Thiên Trường. Thiên Trường được xây dựng như là kinh đô thứ 2
để tạo thế “ỷ dốc” (nương tựa nhau) cho kinh thành Thăng Long.
Khi quân Minh xâm lược nước ta đổi phủ Thiên Trường thành phủ
Phụng Hóa. Đến khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh lại lấy tên địa danh cũ
thời nhà Trần.
Năm 1469, thời vua Lê Thánh Tông, Nam Định thuộc thừa tuyên (xứ)
Sơn Nam. Năm 1741 Lê Hiển Tông tách xứ Sơn Nam thành Sơn Nam
Thượng và Sơn Nam Hạ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam Hạ.
Đầu triều Nguyễn, Nam Định vẫn thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1831,
Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính đổi dinh, trấn thành tỉnh, tỉnh Nam
Định được thiết lập gồm 4 phủ: Thiên Trường, Nghĩa Hưng, Kiến Xương và
Thái Bình.
Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị nước ta đã thực hiện một cuộc cải
cách hành chính lớn. Năm 1890, chính quyền Pháp tách phần đất của Nam
Định thuộc tả ngạn sông Hồng gồm hai phủ Kiến Xương, Thái Bình và cắt
phần đất của Hưng Yên lập ra tỉnh Thái Bình. Phần đất Nam Định còn lại là
Thiên Trường và Nghĩa Hưng.
9


Sự hình thành vùng đất Nam Định là kết quả tất yếu của những cuộc
thiên di, tiến dần xuống khai phá xây dựng nơi cư trú khai phá đồng bằng của
người Việt cổ. Ở vùng núi Lê (Vụ Bản) vẫn còn những dấu vết của con người
thuộc thời kỳ đồ đá mới đến sơ kỳ đồ đồng. Hành trình chuyển cư của người
Việt cổ là bằng chứng lịch sử cho sự hiện diện của con người từ rất sớm, đồng

thời lý giải truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”. Cuộc đấu tranh sống còn
trong việc trị thủy khẩn hoang để giành lấy những vùng đất màu mỡ ven sông.
Việc trị thủy, khẩn hoang cứ tiếp tục mãi mãi. Vùng đất này càng ngày càng
lấn ra biển, rộng thêm ra theo thời gian lại có sức lôi cuốn con người từ nhiều
vùng miền đến khẩn hoang sinh cơ lập nghiệp. Người dân tại nơi đây đã biết
“hỏa canh - thủy nậu” dùng lửa để đốt cây cỏ, dùng nước để trồng trọt cùng
với sự tiến bộ về công cụ kim khí, nghề trồng lúa ngày càng đạt tới trình độ
cao hơn, cho phép tăng thêm sản phẩm nông nghiệp, đủ lương thực nuôi sống
con người. Vùng đất màu mỡ, phì nhiêu, sản vật phong phú đã thu hút người
dân khắp nơi đổ về đây.
Trải qua quá trình lịch sử người dân Nam Định không chỉ có truyền
thống tốt đẹp về lao động sản xuất mà qua các thời đại đã tạo ra một nền văn
hóa rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những nhân tài trên nhiều lĩnh vực.
Dựng nước gắn liền với đấu tranh giữ nước là một quy luật sinh tồn,
phát triển của dân tộc. Đó cũng chính là truyển thống quý báu của nhân dân
Nam Định. Truyền thống đó đã thấm sâu vào tinh thần mọi người dân.
Dưới thời kỳ phong kiến tuy cuộc sống lam lũ, hà khắc, nhưng người
dân Nam Định vẫn dũng cảm vươn lên, đấu tranh sinh tồn và phát triển.
Không chỉ cần cù trong lao động; tình nghĩa thủy chung trong cuộc sống đời
thường, bảo tồn nề nếp gia phong cùng những truyền thống văn hóa tốt đẹp
nơi làng xóm, mà người dân Nam Định còn anh dũng trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, góp phần bảo vệ quê hương, đất nước.

10


Đứng ở thế giao hòa giữa đất liền và biển cả, cư dân lại gồm những
người đi khai hoang, mở cõi, đã tạo ra phí phách riêng của người Nam Định rất quả cảm, thông minh và hiếu học; Cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất,
giầu nghị lực, giỏi nghề sông nước, thạo thủy chiến. Không phải ngẫu nhiên
mà phủ Thiên Trường là nơi phát tích của vương triểu Trần tồn tại 175 năm,

oanh liệt về võ công và văn trị, nơi sinh thành, nuôi dưỡng, tôi luyện Quốc
công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, những danh nhân lớn
những trạng nguyên xuất chúng như Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Khiếu
Năng Tĩnh, nhà thơ Tú Xương…đây cũng là vùng đất sinh ra những chiến sĩ
cộng sản kiên trung như Trường Chinh, Lê Đức Thọ và biết bao những người
con ưu tú khác.
Đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phong trào yêu
nước của nhân dân Nam Định đã phát triển mạnh mẽ cùng nhân dân cả nước
làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và chiến thắng hai đế quốc hùng
mạnh là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
1.2.2. Dân cư, xã hội
Dân cư: Dân số: 2000160 người (năm 2008). Mật độ dân số trung bình:
1211 người/km² [3, tr.11]. Dân tộc sinh sống tại Nam Định chủ yếu là dân tộc
Kinh, theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Kinh tế: Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực,
thực phẩm của đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời có nền sản xuất công nghiệp
phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong
những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước. Tổng sản phẩm trong
tỉnh ước đạt 9458 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm 2008 (kế hoạch tăng 7%).
GDP bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng (kế hoạch 10,5 triệu đồng).
Năm 2008, cơ cấu kinh tế là: Nông lâm thuỷ sản: 30,5 %; Công nghiệp, xây
dựng: 35,1%; Dịch vụ: 34,4%. Năm 2009 Cơ cấu kinh tế kế hoạch là: Nông
lâm thuỷ sản: 29,8% (Ước thực hiện: 30,1%); Công nghiệp, xây dựng:
11


35,8%(Ước TH:35,6%); Dịchvụ:34,4% (Ước thực hiện:34,3%). Tổng giá trị
hàng xuất khẩu trên địa bàn đạt 210 triệu USD. Tổng nguồn đầu tư xã hội trên
đại bàn tỉnh đạt 210 triệu USD [3, tr.15].
Hệ thống giao thông đa dạng và thuận lợi:

Đường bộ: Quốc lộ 21 từ Hoà Bình qua Phủ Lý tới thành phố Nam
Định rồi đi cảng Hải Thịnh (đoạn qua Nam Định dài 75 km). Quốc lộ 10 từ
Quảng Yên đi Hải Phòng, Thái Bình qua Nam Định rồi đi Ninh Bình (đoạn
qua Nam Định dài 34 km). Tỉnh lộ 12 từ thành phố Nam Định đi Ý Yên dài
20 km. Tỉnh lộ 57 từ Cát Đằng đi Yên Thọ (Ý Yên) dài 17 km. Tỉnh lộ 55 từ
Nam Định đi nông trường Rạng Đông dài 51 km. Đường 56 liên tỉnh từ Bình
Lục (Hà Nam) đi Gôi (Vụ Bản), qua Liễu Đề (Nghĩa Hưng), Yên Định (Hải
Hậu) đến Ngô Đồng (Giao Thuỷ) dài 70 km [3, tr.16].
Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua Nam Định dài 42km,
với các ga: ga Nam Định là điểm dừng chân của các đoàn tàu tốc hành chạy
suốt Bắc Nam, ga Cầu Họ, ga Đặng Xá, ga Trình Xuyên, ga Gôi, ga Cát
Đằng. Các ga này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa là chính.
Đường thuỷ: Hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua
địa phận tỉnh với chiều dài 251km cùng với hệ thống cảng sông Nam Định,
cảng biển Thịnh Long thuận lợi trong việc phát triển vận tải thuỷ.
1.3. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của phụ nữ Nam Định
trước năm 1945
Do ở vào vị trí xung yếu, nên Nam Định sớm trở thành trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa ở phía nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngay từ khi mới đặt
chân xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã coi Nam Định là một trong hai vùng
then chốt ở ở đồng bằng Bắc Bộ. Hai lần đem quân xâm lược Bắc Bộ (1873,
1882) thì cả hai lần đều đem quân đánh chiếm thành Nam. Dưới thời Pháp,
Nhật thống trị, thành phố Nam Định đã là nơi đặt sở chỉ huy và các cơ quan

12


đầu não của địch, chỉ huy mạng lưới do thám, gián điệp của quân xâm lược ở
phía nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nhân dân Nam Định có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Ngay

từ khi thực dân Phán đến xâm lược, đông đảo nhân dân đã nổi dậy theo các sĩ
phu yêu nước đấu tranh vũ trang chống Pháp.
Từ sau năm 1858 toàn bộ nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, nhưng cuộc
nổi dậy chống Pháp vẫn diễn ra liên tiếp. Ở Nam Định có thể kể đến những
cuộc khởi nghĩa của Vũ Đức Huy (ở Vụ Bản), Phạm Trung Thứ (ở Ý Yên),
Hoàng Văn Tuấn (ở Phú Khê - Ý Yên), Đội Võ (ở Giao Thủy), những cuộc
nổi dậy này có đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ, họ trực tiếp
tham gia chiến đấu, bảo vệ chiến đấu. Những cuộc đấu tranh yêu nước tuy
cuối cùng thất bại, song công sức vận động, chăm sóc của các bà, các mẹ, các
chị đối với nghĩa sĩ cũng như tinh thần dũng cảm, mưu trí của các nghĩa dũng
đã ươm mầm cho những hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp về sau.
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sự kiện trên
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi
Đảng ra đời, một trong những nhiệm vụ mà Luận cương cách mạng tháng 10 1930 đã đề ra là: “Thực hiện nam nữ bình đẳng, phải chú ý lấy phụ nữ, thợ
thuyền vào Đảng và đưa phụ nữ vào các ban của cán bộ, phải chú ý huấn
luyện các đồng chí phụ nữ ở trong các cơ quan”. Và Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng khẳng định rằng: “Phụ nữ là lực lượng rất trọng yếu, nếu quảng đại
quần chúng không tham gia vào các cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng
không thể giành thắng lợi được” [16, tr.17].
Dưới sự lãnh đạo, tuyên truyền, giác ngộ, dìu dắt của các tổ chức đảng
ở địa phương, phụ nữ Nam Định đã hăng hái tham gia nhiều cuộc đấu tranh
chống địa chủ, cường hào đòi quyền lợi kinh tế trước mắt. Các tổ chức quần
chúng có nhiều phụ nữ tham gia đã hình thành và phát triển ở vùng nông thôn
như An Cử (Ý Yên), Liên Minh (Vụ Bản), Lạc Nghiệp, Hội Khê (Xuân
13


Trường), Quất Lâm, Hoành Nha, Hà Cát (Giao Thủy), Hội cấy, Hội gặt, Hội
cày bừa… đã hình thành ở khắp nơi và hoạt động sôi nổi. Các tổ chức hội sơ
khai này ra đời đã có nhiều phụ nữ tham gia đánh dấu bước chuyển biến mới

của phong trào phụ nữ tỉnh.
Trong những năm 1932 - 1935, mặc dù bị địch khủng bố ác liệt, nhiều
đảng viên và cán bộ nòng cốt bị bắt, một số cơ sở nuôi giấu cán bộ bị lộ,
phong trào cách mạng ở một số nơi có lắng xuống nhưng một số đảng viên
cốt cán vẫn chủ động liên hệ với phong trào quần chúng, cơ sở cách mạng,
trao đổi tình hình, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng ở các địa phương.
Mở đầu phong trào đấu tranh giai đoạn này là cuộc đấu tranh đòi thay
đốc công người Pháp của chị em công nhân Nhà máy Sợi Nam Định. Tên đốc
công Cô-xta (Costa) ở xưởng dệt rất tàn ác và thường có hành động bỉ ổi đối
với phụ nữ. Thợ xưởng dệt đã nhiều lần làm giấy tố cáo với chủ nhà máy.
Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của phụ nữ, chủ nhà máy phải thay đổi đốc
công mới.
Phong trào đấu tranh của thợ thuyền Nam Định đã diễn ra rất sôi nổi
dưới sự chỉ đạo của các đảng viên địa phương. Chỉ tính từ ngày 31-10-1936
đến ngày 6 -10-1937, đã có 33 cuộc đấu tranh lớn nhỏ của thợ thuyền. Trong
đó, có sự tham gia tích cực của chị em phụ nữ.
Từ năm 1937 đến năm 1938, hàng loạt các tổ chức quần chúng được
thành lập. Ở địa bàn thành phố Nam Định, các tổ chức ái hữu ở các xí nghiệp
đã ra đời trong đó nhiều phụ nữ công nhân tham gia như Hội ái hữu nhà máy
Sợi (tháng 9-1937); tháng 2-1938, ái hữu công nhân lục lộ của bồi bếp, thợ
mộc, thợ chạm, thợ thủy tinh, thợ may…đã lần lượt được thành lập. Hầu hết
các buổi sinh hoạt của các hội ái hữu đều có cán bộ cách mạng đến nói
chuyện thời sự, chính trị, hướng công nhân đấu tranh bảo vệ quyền lợi người
lao động.

14


Ở nông thôn nhiều hội quần chúng cũng được thành lập, nhiều phụ nữ
nông dân và các tầng lớp phụ nữ tham gia như: Hội nông dân tương tế, hiếu

hỷ, tú văn, học sinh, phe giáp, cầu phúc…
Với chủ trương đúng đắn và sách lược mềm dẻo của Trung ương Đảng,
các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng đã tập hợp đông đảo chị em
công nhân, phụ nữ ở nông thôn vảo tổ chức của mình ở hầu hết các địa bàn
trong tỉnh.
Có thể nói rằng cuộc đấu tranh của phụ nữ Nam Định thời kỳ này cùng
với phong trào cách mạng trong tỉnh là cuộc tổng diễn tập nhằm rèn luyện bản
lĩnh và khả năng cách mạng để cùng với nhân dân toàn tỉnh tạo ra sức mạnh
tổng hợp, tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Tháng 9 -1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Tình thế đã thay đổi
nhưng các cơ quan và cán bộ hoạt động công khai chưa kịp rút vào hoạt động
bí mật nên đã chịu nhiều tổn thất. Ngày 29 - 9 -1939, thực dân Pháp và tay sai
ở Nam Định đã thực hiện 122 vụ bắt bớ, khám xét, truy quét nhiều cán bộ
đảng viên và quần chúng cách mạng hoạt động công khai, trong đó có 46
người bị xét xử.
Năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Dương, nhân dân ta phải chịu một
cổ hai tròng, đời sống các tầng lớp trong xã hội từ thành thị đến nông thôn
đều vô cùng cơ cực.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ngày 16-6-1941,
Đoàn Phụ nữ cứu quốc ra đời tiếp tục sự nghiệp của phụ nữ giải phóng, Hội
Liên hiệp phụ nữ dân chủ, phụ nữ phản đế, có nhiệm vụ tuyên truyền động
viên phụ nữ phản đế, có nhiệm vụ tuyên truyền động viên phụ nữ gia nhập các
đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, cùng nhân dân cả nước đánh
Pháp, đuổi Nhật, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ.

15


Một thời kỳ cách mạng mới đã mở ra cho toàn dân tộc, cho nhân dân và

phụ nữ Nam Định, song phong trào cách mạng ở Nam Định từ cuối năm 1939
đến năm 1943 gặp rất nhiều khó khăn do chính sách khủng bố, đàn áp của
Pháp, Nhật. Nhiều cơ sở Đảng trong tỉnh tan vỡ, nhiều đồng chí lãnh đạo chủ
chốt của Đảng bộ bị bắt bớ, tù đày, một số khác hoạt động không còn mạnh
mẽ như trước. Tuy nhiên, đó chỉ là những tổn thất tạm thời trước mắt, sức
sống tiềm tàng của phong trào, của cơ sở và tinh thần cách mạng trong lòng
nhân dân toàn tỉnh không thể dập tắt.
Đến năm 1945, phát xít Nhật bị thất bại ở các mặt trận có nguy cơ bị
tiêu diệt. Ở nước ta, phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật đã phát triển ở khắp
nơi. Để cứu vãn thất bại, ngày 9 -3 -1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp.
Thời cơ lịch sử đã đến, Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta”, quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu
nước mạnh mẽ làm tiêu đề cho cuộc khởi nghĩa và sẵn sàng tổ chức tổng khởi
nghĩa khi có đủ điều kiện.
Tháng 5-1945, Ban cán sự họp ở Quất Liêu (nay thuộc xã Nghĩa Sơn
huyện Nghĩa Hưng), nghiên cứu và bàn cách thực hiện Chỉ thị “Nhật Pháp
bắn nhau và hành động của chúng ta” ở địa phương. Hội nghị quyết định khẩn
trương phục hồi, phát triển cơ sở Việt Minh trong toàn tỉnh, phát động mạnh
mẽ cao trào kháng Nhật, kêu gọi nhân dân vùng dậy đánh đuổi thực dân, đế
quốc giành độc lập dân tộc…đồng thời thành lập đội tuyên truyền vũ trang,
tiến hành vũ trang cho quần chính cách mạng, xây dựng đội tự vệ, sắm sửa vũ
khí, luyện tập quân sự.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trậnViệt Minh, phụ nữ nông thôn tham gia
các hình thức đấu tranh như cứu đói, lạc quyên, tương trợ, chống thuế, bắt
tổng lý trả lại nhân dân số thuế đã thu, tịch thu thóc, gạo. Nhiều nữ tự vệ tham
gia cùng đồng bào trừng bị cường hào, ác bá, tay sai của Nhật, bảo vệ các
cuộc đấu tranh chống thuế, phá kho thóc Nhật. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
16



các cấp ủy, phụ nữ đang thực hiện những công việc xưa nay chưa từng làm và
tự khẳng định mình trong phong trào đấu tranh cách mạng. Ở thành phố, nữ
công nhân các nhà máy hăng hái tham gia hoạt động tuyên truyền, rải truyền
đơn… một số nơi, công nhân bí mật tổ chức các đội tự vệ và luyện tập quân
sự. Phụ nữ cứu quốc thành phố Nam Định tổ chức may cờ, biểu ngữ tại số nhà
85 phố Trần Hưng Đạo để chuẩn bị cho ngày khởi nghĩa giành chính quyền.
Thư thuyết phục cảnh cáo được đưa đến tận tay tỉnh trưởng, các huyện trưởng
và tay sai. Cở đỏ sao vàng được cắm ngay trên nóc trụ sở bảo an huyện Xuân
Trường và đồn đoan Ngô Đồng…
Ở tất cả các huyện và thành phố, chị em phụ nữ tham gia đông đảo
cùng nhân dân trong tỉnh nổi dậy giành chính quyền, đến ngày 21-8-1945
Cách mạng tháng Tám đã giành thắng lợi trên phạm vi toàn tỉnh.
Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã tạo cơ hội cho các tầng lớp phụ nữ
thoát khỏi sự áp bức bóc lột tàn bạo của kẻ thù và sự trói buộc kìm hãm hàng
nghìn năm của các tập tục lạc hậu và lễ giáo phong kiến khắt khe. Chị em
càng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, càng hăng hái nỗ lực đem
hết sức mình tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, xây dựng
cuộc sống mới.
Phấn khởi trước sự đổi đời chưa từng có trong lịch sử, cùng với phụ nữ
cả nước, phụ nữ Nam Định lương cũng như giáo, từ thành thị đến nông thôn,
đoàn kết một lòng hăng say xây dựng cuộc sống mới và tiếp tục kháng chiến
bảo vệ nền độc lập của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp giải phóng quê
hương, đất nước.
Nhìn lại chặng đường lịch sử từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và
những bước thăng trầm của phong trào cách mạng mới thấy hết được giá trị
của thắng lợi. Trong những thời kỳ khó khăn nhất, phụ nữ Nam Định vẫn một
lòng trung kiên cách mạng. Bị bắt bớ, tù đày nhưng các mẹ, các chị vẫn giữ
vững ý chí, vững lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng phụ nữ tham
17



gia cách mạng ngày càng đông đảo. Mặc dù chưa có tổ chức liên hiệp phụ nữ
riêng, song đã hình thành lực lượng phụ nữ cách mạng đông đảo trong toàn
tỉnh, sự đóng góp của lực lượng phụ nữ đã góp phần quan trọng cho phong
trào cách mạng trong tỉnh phát triển, tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Tham gia và trưởng thành trong phong trào cách mạng chung, phụ nữ
Nam Định đã hình thành một lực lượng cách mạng, chị em được giác ngộ về
lý tưởng cách mạng cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình, có kinh
nghiệm đấu tranh khá phong phú, điều đó làm tăng thêm bản lĩnh và ý chí
chiến đấu của phụ nữ, cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt mọi nhiệm vụ
trong giai đoạn tiếp theo của cách mạng.
1.4. Một số đánh giá nhận xét
Nam Định, là một địa phương giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Trải
qua những thời kỳ lịch sử, các thế hệ người dân nơi đây đã phát huy tinh thần
yêu nước của cha ông, luôn đoàn kết bên nhau, cần cù sáng tạo trong lao động
sản xuất, anh dũng trong chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ quê hương, đất
nước.
Đặc biệt từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với chủ trương
giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp trong đó có phụ nữ. Luồng
gió cách mạng mới ấy chính là ước mong của phụ nữ, trở thành động lực
mạnh mẽ thôi thúc chị em hăng hái tham gia và góp phần quan trọng trong
các phong trào đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đặc biệt phong trào đấu
tranh của nữ công nhân nhà máy Dệt Nam Định dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
thể hiện rõ ý thức, vai trò, khả năng cách mạng to lớn của lực lượng phụ nữ.
Cũng chính nhờ tập hợp được đông đảo lực lượng phụ nữ tham gia cách mạng
nên lực lượng chính trị của Đảng ngày càng lớn mạnh, trở thành lực lượng
nòng cốt cho khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng thánh Tám năm
1945 ở địa phương.

18



Là địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự ở đồng
bằng Bắc Bộ, Nam Định luôn là mục tiêu, trọng điểm đánh chiếm của thực
dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các tầng lớp trong tỉnh đã
đoàn kết, dũng cảm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, chịu đựng hy sinh, để
từng bước thắng lợi, xây dựng nên truyền thống cách mạng vẻ vang của địa
phương mình.
Phát huy truyền thống, từ bao đời nay, mọi tầng lớp nhân dân tỉnh Nam
Định, trong đó có lực lượng phụ nữ đã không ngừng cống hiến tài và lực để
lao động sản xuất, xây dựng bảo vệ quê hương đất nước. Quá trình đó đã tạo
nên giá trị truyền thống quý báu của mỗi người dân Nam Định đặc biệt là phụ
nữ, đó là: “Yêu nước thiết tha, anh dũng bất khuất trong đấu tranh chống
giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; đảm đang gánh
vác việc gia đình; năng động việc xã hội; giữ gìn và phát huy tinh hoa văn
hóa của dân tộc” [49, tr.149]. Đó là niềm tự hào của nhân dân Nam Định nói
chung và của lực lượng phụ nữ trong tỉnh nói riêng, từ đây chị em đã không
ngừng tích cực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là
từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo, tiếp tục làm nên những bản thiên anh hùng ca
bất tận của dân tộc.
Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, phong trào
yêu nước của phụ nữ Nam Định cũng còn những thiếu sót và nhược điểm, gây
nên những thiệt hại cho phong trào cách mạng trong tỉnh như phong trào còn
mang tính chất cục bộ, những cuộc đấu tranh vẫn mang tính chất trước mắt là
chủ yếu, công tác xây dựng tổ chức còn hạn chế. Cũng chính vì vậy mà còn
những địa bàn trắng trong suốt thời kỳ này. Mặt khác nhiều đồng chí hoạt
động trong tổ chức hội bị bắt gây tổn hại cho phong trào.
Những cố gắng phi thường, những thắng lợi vẻ vang của một chặng
đường đấu tranh cách mạng đầy gian nguy, thử thách. Truyền thống yêu nước
cách mạng kiên trung, sự đấu tranh hy sinh anh dũng của hàng nghìn phụ nữ

19


yêu nước đã để lại những bài học quý báu để phụ nữ tỉnh Nam Định bước vào
thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược
1945 - 1954.
Tiểu kết chương 1
Trải qua hàng ngàn năm trên vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, văn
minh của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, phụ nữ Nam Định đã thể hiện
rõ vai trò, sức mạnh của mình, luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước viết nên
những bản hùng ca bất diệt trong lao động sản xuất, trong chiến đấu chống
giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong mỗi trang sử hào hùng
của quê hương, đất nước đều lấp lánh những chiến công, rạng rỡ những
gương mặt của phụ nữ Nam Định.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của
Đảng, truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của phụ nữ Nam Định
được nhân lên gấp bội, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá khứ với hiện tại, trở thành
nguồn lực vật chất nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, ý chí, bản lĩnh của các thế hệ
phụ nữ Nam Định.

20


×