Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tiên du, tỉnh bắc ninh từ năm 1999 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.65 KB, 93 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THUẬN

QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN
TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HÀ MẠNH KHOA

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Bắc Ninh, ngày....tháng...năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thuận


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ CƠ CẤU
KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 ......................... 10
1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Tiên Du .................................. 10
1.2. Tình hình kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1986 đến năm 1998 ............... 20
Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU TỪ
NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2007 ......................................................................... 26
2.1. Chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện Tiên Du từ
năm 1999 đến năm 2007 ................................................................................. 26
2.2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1999
đến năm 2007 .................................................................................................. 36
2.3. Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến văn hóa, xã hội và
nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................. 49
Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2015 .................................................................. 55
3.1. Chủ trương về tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ huyện
Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 ............................................................... 55
3.2. Kết quả thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm
2008 đến năm 2015 ......................................................................................... 61
3.3. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Tiên Du từ năm 2008 đến năm 2015 ............................................................... 69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành


CDCCKT

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng CSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KT – XH

Kinh tế - xã hội

MTTQ


Mặt trận Tổ quốc

NQ

Nghị quyết

PGS.TS

Phó giáo sư, tiến sĩ



Quyết định

TDTT

Thể dục thể thao

TS

Tiến sĩ

TW

Trung ương

THPT

Trung học phổ thông


THCS

Trung học cơ sở

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

XHCN, TBCN

Xã hội chủ nghĩa, Tư bản chủ nghĩa

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung cốt lõi trong đường lối phát
triển kinh tế - xã hội đã được Đảng đề ra trong thời kỳ đổi mới nhằm thực
hiện mục tiêu chiến lược là đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp chậm
phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, từ
năm 1986 đến nay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách
cụ thể để lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối này. Nhờ đó, đất nước ta
không chỉ vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội mà còn tiến nhanh tiến

mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện đường lối của Đảng, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bắc Ninh,
cùng với nhân dân cả nước trong nhiều năm qua đã ra sức phát huy tiềm năng,
thế mạnh, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, từng bước chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được nhiều thành
tựu to lớn. Những thành tựu đó đã khẳng định chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế mà Đảng đề ra là đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phù hợp
với lòng dân.
Huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi phát triển kinh tế - xã
hội (KT - XH). Cùng với sự phát triển chung của cả tỉnh trong công cuộc đổi
mới, cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du trong những năm gần đây đã có chuyển
biến tích cực tạo ra bước phát triển cao trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Nông
nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, bền vững phù
hợp với tiến trình đô thị hóa. Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Công
nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển
các làng nghề, ngành nghề được khuyến khích đầu tư và phát triển. Nhờ tập

1


trung đầu tư cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, những
năm gần đây tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp của huyện luôn ổn định, tỷ
trọng nông nghiệp ngày càng giảm, công nghiệp ngày càng tăng. Tuy nhiên,
trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn những mặt hạn chế cần
khắc phục, đó là: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng bộ và vững
chắc, sản xuất nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, chậm chuyển sang sản
xuất hàng hoá, có những nơi chưa quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định
đã tổ chức san lấp mặt bằng, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, gây ảnh hưởng

đến vùng sản xuất nông nghiệp giáp ranh còn lại, ảnh hưởng đến tình hình
hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp đang trong thời kỳ phát triển
nên còn nhiều hạn chế,… Tình hình đó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của huyện nhằm đẩy mạnh
phát triển KT - XH.
Tuy nhiên, do xuất phát từ điều kiện kinh tế kém phát triển, lao động còn
tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên quá trình chuyển đổi cơ cấu
kinh tế của huyện diễn ra chậm, các vùng chuyên môn hóa sản xuất chưa phù
hợp với các điều kiện tự nhiên, công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, thương
mại phát triển không đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
huyện.
Vì vậy, việc đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng
đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới và góp
phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo kinh tế trong những năm tiếp theo.
Việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du và rút
ra những bài học kinh nghiệm là điều cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt
không chỉ đối với địa phương mà còn có ý nghĩa với một số địa phương khác
có đặc điểm, vị trí, điều kiện tương tự trong cả nước.

2


Do đó tôi chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2015” làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được
nhiều cơ quan, nhà khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên
cứu. Tiêu biểu là các công trình sau đây:

2.1. Nhóm các sách chuyên luận, chuyên khảo đã được xuất bản:
Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông
thôn (2005), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Lao động Thương binh và xã hội, (2000), Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng
(2003), chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng, thực trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội; TS
Doãn Hùng, TS Nguyễn Ngọc Hà, TS Đoàn Minh Huấn (2006), Đảng Cộng
sản Việt Nam những tìm tòi và đổi mới trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội; PGS TS. Nguyễn Văn Khanh
(2003), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Lê Du Phong (1999), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với
khu vực và thế giới, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Những công trình khoa học đều đề cập đến nhiều lĩnh vực về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số Tỉnh
trong phạm vi cả nước, nhưng đều cho rằng: Cơ cấu kinh tế có tính khách
quan của nó, không thể áp đặt theo ý muốn chủ quan, nên phải vận dụng và
tôn trọng tính khách quan trong sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Từ đó có cơ sở

3


bố trí cơ cấu kinh tế của đất nước, của địa phương cho phù hợp giữa các yếu
tố trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mọi sự chủ quan nóng vội hoặc bảo
thủ trong việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đều có thể dẫn đến một hậu
quả không thể lường trước được trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Cơ cấu
kinh tế luôn gắn với sự biến đổi phát triển không ngừng của các bộ phận, yếu
tố bên trong của nền kinh tế và những mối quan hệ giữa chúng. Do đó, muốn
có một nền kinh tế phát triển chúng ta phải luôn luôn lựa chọn cho được một

cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển trong từng giai đoạn
lịch sử nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội khi các yếu tố của sản xuất còn rất hạn chế, cho nên, ta phải lựa
chọn những khâu, những mối quan hệ cần thiết, then chốt, tập trung lực lượng
để phát triển, tạo nên sự cân đối thích hợp, nhờ vậy mà có thể nắm lấy những
khâu, những mắt xích quan trọng tiếp theo để đưa sự nghiệp đổi mới của đất
nước đi tới thắng lợi.
2.2. Nhóm các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí:
Lê Văn Quang, (2011) “Chiến lược để phát triển đất nước bền vững và
vượt qua thách thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng” Tạp chí
Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 127; Nguyễn Đình Phan (2005),
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát
triển Số 95/2005; Trương Tuấn Biểu (2011) “Về ba khâu đột phá trong quan
điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 và phương
hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015”, Tạp chí Giáo dục lý
luận chính trị quân sự, số 127; Tào Hữu Phùng (2002),“ Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số
127, (9/2002) .
Các bài viết đề cập khá toàn diện các vấn đề về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, song đều có chung nhận định, để xây dựng được cơ sở vật chất cho chủ

4


nghĩa xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân là thúc đẩy nhanh
hơn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong đó chuyển dịch cơ cấu
hiện trạng của nền kinh tế sang cơ cấu kinh tế hợp lý; phù hợp với sự bùng nổ
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thích hợp với trình độ biến đổi của
lực lượng sản xuất và chiến lược kinh tế mở của Việt Nam, là yêu cầu cấp
thiết hiện nay. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong giai đoạn hiện nay chính

là bước đi cụ thể hoá đường lối chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước. Cơ cấu kinh tế được xem như một nội dung để tổ chức sắp xếp lại sản
xuất, điều chỉnh lại cơ chế quản lý, sắp xếp lại bộ máy cho phù hợp với đường
lối phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Muốn kinh tế phát triển, tạo cơ sở cho
nền sản xuất hàng hoá phát triển, phát huy lợi thế so sánh của mỗi vừng, thúc
đẩy quan hệ sản xuất phát triển, chúng ta phải xây dựng một cơ cấu kinh tế
hợp lý, phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất trong nước và quốc tế,
đồng thời chỉ rõ; Thực tiễn qua nhiều năm xây dựng đất nước cho thấy những
sai lầm, thiếu sót trong phát triển kinh tế đều bắt nguồn từ việc xác định và bố
trí cơ cấu kinh tế theo kiểu tập trung, mệnh lệnh, thiếu tôn trọng tính khách
quan của cơ cấu. Vì vậy, chỉ có con đường là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH để tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn.
2.3. Nhóm các luận văn, luận án tiêu biểu đã bảo vệ:
Một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
: Phạm Nguyên Nhu (1999), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước
ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đại học quốc gia, Hà Nội;
Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng của Đặng Kim Oanh (2005), “Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2003”,
Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ Lịch sử của Đỗ Xuân Tài (1999),
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh

5


Cần Thơ”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Đào Thị Vân (2004), “Đảng bộ
tỉnhHưng Yên lãnh đạo chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1997- 2003”, Đại học quốc gia, Hà Nội; Luận văn
thạc sỹ Lịch sử của Đào Thu Huyền (2010), “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh
đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1997 đến năm 2006”, Đại

học quốc gia, Hà Nội; Luận văn thạc sỹ lịch sử của Hồ Văn Tiềm (2010),
“Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
năm 2000 đến năm 2010”,Học viện Chính trị, Hà Nội.
Các công trình khoa học trên đều đánh giá khái quát tình hình kinh tế xã
hội theo phạm vi nghiên cứu. Phân tích thực trạng, những tác động của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến sự phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế
và đời sống xã hội. Trình bày một cách có hệ thống chủ trương của đảng bộ
các địa phương vận dụng đường lối của Đảng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một số nghiên cứu cá
nhân đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, ổn định chính trị - xã hội,
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Ngoài ra, một số công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử đảng bộ các
xã, thị trấn ở huyện Tiên Du và một số tài liệu có liên quan đến lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội ở Tiên Du: Danh nhân danh thắng xứ Bắc;Lịch sử Đảng
bộ huyện Tiên Du; Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh... Đây là những tài liệu rất
quan trọng cung cấp những số liệu, nhận định, đánh giá về thực trạng và
phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện từ năm 1999 đến năm 2015 dưới góc độ khoa học lịch sử.

6


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn là:
- Làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du trong
những năm 1999 đến năm 2015.

- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ
năm 1999 đến năm 2015.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn là:
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình huyện Tiên Du vận dụng chủ
trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và của Đảng bộ Bắc Ninh vào
việc xây dựng chủ trương và lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của huyện và làm rõ nguyên nhân của những kết quả đó.
- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện Tiên Du.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những thành tựu, hạn chế, kết quả của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính là chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu thành
phần kinh tế.
- Về thời gian: Đề tài luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2015. Trong đó, chia làm hai giai

7


đoạn chủ yếu từ năm 1999 đến năm 2007 và từ năm 2008 đến năm 2015 với
lý do:
+ Ngày 9/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 69/1999/NĐ - CP.

Theo Nghị định này thì huyện Tiên Sơn được tách ra tái lập hai huyện Tiên
Du và Từ Sơn.
+ Ngày 9/4/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định
số 60/2007/NĐ - CP về việc mở rộng thành phố Bắc Ninh, theo đó hai xã
Khắc Niệm và Hạp Lĩnh thuộc huyện Tiên Du được sáp nhập vào Thành phố
Bắc Ninh. Từ đó đến nay huyện Tiên Du giữ nguyên địa giới hành chính và
trực thuộc tỉnh Bắc Ninh.
+ Từ ngày 22 đến 24/7/ 2015, Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Du lần thứ
XVII (nhiệm kỳ 2015- 2020). Đại hội tổng kết đánh giá những thành tựu và
bài học kinh nghiệm trong thời gian từ 2010 đến 2015 và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ , mục tiêu phát triển của huyện Tiên Du từ năm 2015 đến
năm 2020.
- Về không gian: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh hiện tại.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các
kỳ Đại hội, quan điểm của Đảng được thể hiện trong các Hội nghị Ban Chấp
hành trung ương Đảng, các kết luận được tổng kết trong các văn kiện Đảng.
- Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu để nghiên cứu,
trình bày như: phương pháp lịch sử; phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn
còn sử dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, thống kê, so sánh, phân
tích, hệ thống hóa, để đánh giá thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện
Tiên Du…

8


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Hệ thống hóa các chủ trương, biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ huyện
Tiên Du về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm 1999 đến năm 2015.

- Đánh giá, luận giải sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện từ năm
1999 đến năm 2015.
- Rút ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong
giảng dạy và nghiên cứu lịch sử huyện Tiên Du trong thời kỳ đổi mới.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1:Vài nét về vùng đất, con người và cơ cấu kinh tế của huyện
Tiên Du trước năm 1999
Chương 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến
năm 2007
Chương 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 2008 đến
năm 2015

9


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
VÀ CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999
1.1. Khái quát về vùng đất, con người huyện Tiên Du
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và dân cư
* Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm địa hình
Tiên Du tuy thuộc vùng đồng bằng, nhưng có đặc trưng của vùng tiếp
giáp với trung du, có hướng dốc chủ yếu từ Tây Nam xuống Đông Bắc. Mức độ
chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 36 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400m. Cả huyện có 15
quả núi, đồi nằm rải rác ở các xã Phật Tích, Việt Đoàn, Hiên Vân, Liên Bão,

Hoàn Sơn, Thị trấn Lim. Khắc Niệm, Hạp Lĩnh, Lạc Vệ.
Hệ thống núi, đồi, gò, sông ngòi, dòng nước và những cánh đồng
cao thấp không bằng phẳng đã tạo sự tương phản rõ nét về mặt địa hình
của huyện.
- Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước
+ Về khí hậu: Tiên Du thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 23-240C; lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.2001.600mm; độ ẩm tương đối từ 80-84%, mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều
so với các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng.
Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra
giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.
+ Đặc điểm thuỷ văn nguồn nước: Tiên Du có 2 con sông chính chảy qua
đó là sông Đuống và sông Ngũ Huyện Khê. Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng
có các hệ thống sông ngòi nội địa khá dày. Với hệ thống sông này nếu biết

10


khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống
tưới, thoát nước của huyện. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục
vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn huyện.
- Tài nguyên
+ Khoáng sản: Tiên Du là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, chỉ
có vật liệu xây dựng: Đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ liệu khoảng 2 triệu
khối tập trung ở các xã Tri Phương, Tân Chi. Ngoài ra diện tích rừng rất nhỏ
khoảng 200 ha phân bố chủ yếu ở các xã Việt Đoàn, Phật Tích.
+ Tài nguyên nhân văn, du lịch
Huyện Tiên Du có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân
tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ của kho
tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm,
tha thiết. Con người Tiên Du mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc,

mang đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm
bạc, khắc gỗ... cộng với nhiều cảnh quan đẹp là tiềm năng lớn để phát triển du
lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch thắng cảnh, du lịch làng nghề, du
lịch làng Việt cổ.
+ Các di tích lịch sử văn hoá: Tiên Du có khá nhiều các di tích lịch sử,
văn hoá, nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong
phạm vi Tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: chùa Phật Tích (núi Phật
Tích), chùa Bách Môn (xã Việt Đoàn), chùa Hồng Ân (núi Lim), đình
Thượng (xã Cảnh Hưng), đình Long Khám (xã Việt Đoàn), đền thờ Lưỡng
Quốc trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo
+ Tài nguyên du lịch sinh thái
Địa hình Tiên Du có xen lẫn đồi núi sót lại với độ cao từ 20 đến 120m
so với mặt biển, đồi núi sót lại thường gần các con sông và các thung lũng có
thể tạo thành hồ nước rộng hàng chục ha với những di tích lịch sử, văn hoá
như đền, chùa, miếu mạo tạo nên khung cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đó là điều

11


kiện rất thuận lợi để tạo ra môi trường sinh thái quan trọng cho các điểm Du
lịch.
* Vị trí địa lý
Tiên Du là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh
5km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc.
Tọa độ địa lý của huyện nằm trong khoảng từ 2000530 đến 2101100 độ vĩ
Bắc và từ 10505815 đến 10600630 độ kinh Đông.
Từ năm 1999, huyện Tiên Du có diện tích 96.21km2. Huyện Tiên Du có
địa giới giáp với các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong;
- Phía Nam giáp huyện Thuận Thành;

- Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn.
Huyện Tiên Du có 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim)
và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ,
xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn, xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh
Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm).
Huyện Tiên Du có các trục đường giao thông lớn, quan trọng chạy qua,
nối liền với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại phía Bắc như: Quốc
lộ 1A, 1B nối liền Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; quốc lộ 18 nối sân bay Quốc
tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Hải Dương- Bắc Ninh; tuyến
đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc Tiên Du. Tiên Du là một huyện đồng
bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho
việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao. Đây là yếu tố rất thuận lợi để
Tiên Du phát triển toàn diện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và giao lưu với
các huyện trong tỉnh, cũng như các tỉnh lân cận.
12


* Dân cư
Dân số huyện Tiên Du năm 2009 là 124.396 người, trong đó thành thị
11.087 người chiếm 8.91%, nông thôn 113.309 người chiếm 91.09%, mật độ
dân số đạt 1251 người/km2 cao gấp 4.5 lần bình quân của cả nước là 274
người/km2, dân tộc chủ yêu là người Kinh. Nguồn nhân lực này, chủ yếu tập
trung ở khu vực nông thôn và nguồn nhân lực trẻ chiếm tỉ trọng cao. Chất lượng
của nguồn nhân lực và trình độ học vấn của nguồn nhân lực huyện Tiên Du cao
hơn so với mức trung bình cả nước và đã vượt mức trung bình của đồng bằng
Sông Hồng và vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đây là một lợi thế lớn cho phát triển KTXH của huyện, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Tiên Du đang cần nhiều lao
động cho quá trình CDCCKT. Nhưng mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống
giáo dục- đào tạo, giải quyết việc làm và xã hội.
Nhờ có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội qua nhiều thế kỷ, người dân Bắc

Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng xưa và nay luôn tận dụng những
điều kiện thuận lợi và với phẩm chất sáng tạo, thông minh cùng cần cù chịu khó,
đó là nền tảng để vùng đất mà người Tiên Du sinh cơ lập nghiệp không chỉ sớm
hình thành và phát triển một nền nông nghiệp lúa nước mà còn sớm hình thành
và phát triển các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Nghề xây dựng ở Nội
Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm... Sự đan xen gắn
kết giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã làm cho làng
quê Tiên Du luôn nhộn nhịp, sầm uất, sôi động với các hoạt động kinh tế đa
dạng, tạo môi trường phát huy cá tính và phẩm chất của con người xứ Kinh Bắc
cần cù mà năng động, đoàn kết nhưng không đóng kín, sáng tạo trên nền truyền
thống trong sản xuất, kiên cường, anh dũng trong đấu tranh, luôn phấn đấu vươn
lên xây dựng quê hương đất nước phồn vinh.

13


1.1.2. Khái quát lịch sử huyện Tiên Du trước năm 1986
* Những thay đổi về hành chính
Tiên Du cũng như các huyện thị khác trong tỉnh, sát nhập rồi lại tách ra
nhiều lần. Từ thời Hùng Vương huyện nằm trong Bộ Vũ Ninh của nước Văn
Lang. Thời Hán nằm trong Quận Giao Chỉ.
Thời Trần Tiên Du thuộc lộ Bắc Giang, thời Minh thuộc châu Vũ Ninh,
thời Lê thuộc phủ Từ Sơn trấn Kinh Bắc. Đến đầu thời Nguyễn thì vẫn giữ
nguyên như trước. Đến năm Minh Mệnh thứ hai, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn
Bắc Ninh.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện Tiên Du có 9 tổng 56 xã
thôn là:
- Tổng Phù Đổng gồm 03 xã là Phù Đổng, Phù Linh, Đổng Xuyên.
- Tổng Dũng Vi gồm 03 xã là Dũng Vi, Trung Mầu, Thịnh Liên.
- Tổng Đại Vi gồm 04 xã là Đại Vi, ĐạiVi Thượng, Đại Vi Trung, Dương

Húc.
- Tổng Đông Sơn gồm 07 xã là Đông sơn, Đại Sơn, Đồng Lượng, Lonh
Khám, Dưỡng Mông, Văn Trinh, Đại Tảo.
- Tổng Thụ Triền gồm 06 xã là Thụ Triền, Phật Tích, Cổ Miếu, Cao
Đình, Vĩnh Phú, Trùng Minh.
- Tổng Nội Duệ gồm 10 xã là Nội Duệ, Nội Duệ Đông, Nội Duệ Khánh,
Nội Duệ Nam, Hoài Bão, Lũng Giang, Lũng Sơn, Bái Uyên, Thôn Thượng
Thôn Trung.
- Tổng Khắc Niệm gồm 08 xã là Khắc Niệm Thượng, Khắc Niệm Hạ,
Hiên Ngang, Bồ Sơn, Xuân Ổ, Dương Ổ ,Vân Khám, Lai Đình.
- Tổng Nội Viên gồm 07 xã là Nội Viên, An Động, Hoa Hội, Hộ Vệ,
Hương Vân, Nghi Vệ, Nguyễn Xá .
- Tổng Khắc Niệm, gồm 8 xã là: Khắc Niệm, Thượng, Khắc Niệm Hạ,
Hiên Đường, Vân Khám, Xuân Ồ, Dương Ổ, Hòa Đình, Bồ Sơn. [36, tr. 494]

14


Thời thuộc Pháp: Tháng 10-1895, thực dân Pháp chia Bắc Ninh thành 2
tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy sông Cầu làm địa giới. Trong những năm
cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiếp tục thay đổi địa giới để
cuối cùng tỉnh Bắc Ninh còn 10 phủ, huyện là: phủ Từ Sơn, phủ Thuận
Thành, phủ Gia Lâm và các huyện Văn Giang, Gia Bình, Lang Tài, Quế
Dương, Võ Giàng, Tiên Du, Yên Phong.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công thì các bộ máy cai trị
của Chính quyền cũ ở các Tổng bị bãi bỏ và thay vào đó là Chính quyền các
cấp của Nhà nước nhân dân.
Năm 1961, Chính phủ quyết định cắt hai xã là Trung Mầu và Phù Đổng
về huyện Gia Lâm- Hà Nội.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội khoá II ra quyêt định sát nhập hai

tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc.
Ngày 14 tháng 03 năm 1963, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số
25/QĐ sát nhập Tiên Du và Từ Sơn thành Huyên Tiên Sơn.
Ngày 06 tháng 11 năm 1996 theo Nghị quyết tại kì họp thứ 10, Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã phê chuẩn việc tái lập
tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Băc Giang.
Ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Băc Ninh chính thức được tái lập với 5
huyện và 1 thị xã.
Ngày 9 tháng 9 năm 1998 Chính phủ ra Nghị định số 68/1999/NĐ-CP
chia huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn.
* Truyền thống yêu nước và cách mạng
Từ mấy nghìn năm trước, người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở Tiên Du
ngày nay tập trung ở ven sông Ngũ Huyện Khê, sống chủ yếu bằng canh tác
nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công. Và trên vùng đất này có huyền thoại
truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như đền thờ Phù Đổng Thiên
Vương và các di tích như chùa Phật Tích…

15


Trong thời kỳ lịch sử Cổ Trung Đại, đất và người Tiên Du đã có nhiều
công sức góp phần không nhỏ vào truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quôc
của tỉnh Bắc Ninh.
Từ trong thời kỳ Bắc thuộc, Tiên Du là mảnh đất in đậm các dấu ấn
“chống đồng hóa” của phong kiến Trung Quốc, giữ gìn và phát huy bảo tồn nên
văn hóa dân tộc. Đó chính là cội nguồn sức mạnh để đất và người Tiên Du
mang tinh tần và sức lực để xây dựng quê hương và góp phần trong các cuộc
kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thời kỳ Lý, Trần, Lê… [50, tr. 68]
Dưới thời Pháp thuộc, với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân
Tiên Du kiên quyết không cam chịu cuộc sống đoạ đầy. Mỗi làng, xã của

huyện Tiên Du đều có người tham gia các phong trào đánh giặc cứu nước
mà nổi bật nhất là trận tiêu diệt đồn binh giặc ở Gia Lâm ngày 4 tháng 12 năm
1873, giải phóng Siêu Loại ngày 21 tháng 2 năm 1873, bắt sống hàng trăm
tên giặc.
Những năm 20 của thế kỷ XX, khắp Bắc - Trung - Nam đã dấy lên cao
trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh như phong trào Yên Thế, Đông
Kinh Nghĩa Thục các phong trào này đã bước đầu tạo tiền để cho mở màn các
phong trào đấu tranh theo những xu hướng mới.
Cuối năm 1926, Đồng chí Ngô Gia Tự (quê ở làng Tam Sơn, xã Tam
Sơn) trở về Bắc Ninh hoạt động tuyên truyền cách mạng, thành lập Chi hội
Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, ở xã Tam Sơn, Từ Sơn. Đây là Chi hội
đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh.
Đầu năm 1927, ở huyện Tiên Du, Chi hội Việt Nam Cách Mạng Thanh
Niên được thành lập lấy tên là chi hội Phật Tích - Trùng Quang gồm 4 đồng
chí là Nguyễn Thị Minh Lãng - Bí thư và Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Thuỷ,
Nguyễn Văn Tu. Tiếp đến là Chi hội Hoài Bão gồm 7 đồng chí là Nguyễn
Duy Bình - Bí thư và Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Dị, Lê Hữu Đông,
16


Nguyễn Duy Đạt, Nguyễn Quang Đản, Nguyễn Đăng Kỳ. Đây là những cơ sở
cách mạng đầu tiên trên đất Tiên Du, có nhiệm vụ dải truyền đơn, dán áp
phích tuyên truyền, kêu gọi nhân dân đứng lên đoàn kết làm cách mạng vô
sản chống thực dân phong kiến. [24, tr. 37]
Trong các hoạt động kỷ niệm Cách mạng tháng 10 năm 1929 những
người cộng sản và yêu nước ở Tiên Du đã cùng các tâng lớp nhân dân Bắc
Ninh khiến cho ke thù vô cùng hoảng sợ “sáng ngày 7 tháng 11 cảnh sát địa
phương đã thu được khoảng một chục lá cớ búa liềm và khoảng 30 kẻ phản
loạn mang theo các biểu tượng cộng sản....Ngoài ra cờ đỏ búa liềm, truyền
đơn, áp phích, biểu ngữ còn xuất hiện ở các nơi trong huyện Tiên Du, Gia

Bình, Võ Giàng, Gia Lâm..." [22, tr. 53,54]
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đảng Cộng sản Bắc Ninh phong trào
đấu tranh cách mạng của huyện Tiên Du không ngừng phát triển và có những
đóng góp quan trọng trong quá trình đấu tranh giành chính quyền trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1941 Tiên Du - Từ Sơn vinh dự được chọn làm An toàn khu của
Trung ương Đảng bao gồm các làng Dương Húc, Trung Mầu, Đình Bảng, Phù
Chuẩn (huyện Từ Sơn). Trong đó Dương Húc được chọn là an toàn khu của
Xứ uỷ. [24, tr. 40]
Đêm mùng 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Nhận được Chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban thường vụ
Trung ương Đảng, các Chi bộ trên địa bàn huyện Tiên Du đã bàn bạc và
quyết định lãnh đạo nhân dân chớp thời cơ giành chính quyền. Chi bộ
Trung Mầu là đơn vị đầu tiên của huyện Tiên Du giành chính quyền cách
mạng về tay nhân dân. Sau khi cuộc mít tinh diễu hành kết thúc, khí thế
cách mạng vẫn tưng bừng, nhiều cuộc phá kho thóc ở các xã Tân Chi,
Việt Đoàn, Hiên Ngang đã nổ ra…Quần chúng cách mạng cùng đội tự vệ
17


tiến về ấp Mai Trung Quảng, ấp Nam Viên phá kho thóc Nhật, thu gần
20 tấn thóc chia cho nhân dân .[24, tr. 41]
Đến tháng 6 năm 1945 khắp nơi trên huyện Tiên Du đã có cơ sở Việt
Minh. Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc với hàng vạn người của
Tiên Du đã tạo thành một đội quân chính trị hùng hậu. Tại các làng Tam Tảo,
Ân Phú, Vĩnh Phục, Đông Phù, Giới Tế, cao trào cách mạng ngày càng dâng
cao.
Từ ngày 16 tháng 8 năm 1945 khắp các làng xã của huyện Tiên Du đã
tấp nập chuẩn bị băng cờ, biểu ngữ, giáo mác. Tiên du là nơi đầu tiên giành
được chính quyền cách mạng của tỉnh Bắc Ninh. Uỷ ban cách mạng lâm thời

được thành lập đồng chí Nguyễn Lương Mạnh quê ở Hoài Thượng (Liên Bão)
được cử làm Chủ tịch Uỷ Ban cách mạng lâm thời huyện Tiên Du.[24, tr. 42]
Sau Cách mạng, cùng với cả nước, nhân dân Tiên Du phấn khởi bắt tay
vào xây dựng chế độ mới. Ngày 22 tháng 8 năm 1945 Uỷ Ban Dân Tộc Giải
phóng lâm thời huyện đã thông qua Nghị quyết và đề ra chủ trương thành lập
Uỷ Ban Dân tộc Giải Phóng lâm thời các xã, chỉ đạo các địa phương tiến hành
giải quyết khó khăn, củng cố cách mạng, thực hiện các chính sách mới.
Ngày 06 tháng 1 năm 1946, nhân dân các làng, xã trong huyện Tiên Du lần
đầu tiên tự tay cầm lá phiếu bầu ra cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Ngày 26 tháng 4 năm 1946, nhân dân Tiên Du tiến hành bỏ phiếu bầu Hội
đồng nhân dân các cấp. Chính quyền cách mạng từ Huyện xuống xã được
kiện toàn.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành
phố Sài Gòn mở đầu cuộc chến trang xâm lược nước ta lần thứ hai. Cùng với
cả nước Tiên Du bước vào cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và
cùng cả nước làm nên chiến thằng Điện Biên Phủ vĩ đại.

18


Trước nguy cơ thất bại nặng nề cả về quân sự và chính trị, cuối năm
1953 thực dân pháp vội vàng đối phó tập trung lực lượng trang bị thiết bị
quân sự lên Điện Biên Phủ với hi vọng biến Điện Biên Phủ thành pháo đài bất
khả xâm phạm.
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quân
uỷ Trung ương, nhân dân huyện Tiên Du đã dốc hết sức người, sức của đóng
góp cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng thời tiếp tục tổ chức đánh địch ở địa
bàn, làm lung lay tinh thần của địch góp phần làm nên cuộc chiến thắng vang
dội Điện Biên Phủ.
Sau ngày hoà bình lập lại, nhân dân Tiên Du đã cùng với đồng bào cả

nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước.
Trong điều kiện hoà bình, Chính quyền huyện Tiên Du đã kịp thời đưa
ra những giải pháp, khắc phục khó khăn, giữ vững chính trị, ổn định bộ máy
chính quyền, đồng thời tiến hành nhiều biện pháp phát triển sản xuất, xoá bỏ
các hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trong các làng xã, chăm lo phát triển
y tế, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn huyện.
Trong thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1975, nhân dân Tiên Du một mặt tiến
hành sản xuất, một mặt hết lòng, hết sức chi viện cho chiến trường miền Nam.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Nhân
dân Huyện Tiên Du vô cùng tự hào, phấn khởi đã góp công sức, của cải,
xương máu vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước.

19


1.2. Tình hình kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1986 đến năm 1998
Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X và
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng
sản Việt Nam, nhân dân trong huyện Tiên Du tích cực thi đua, khắc phục mọi
khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế trong đó chú trọng lĩnh vực nông
nghiệp.
Tháng 4 năm 1988, thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới
quản lý khoán đến nhóm và người lao động trong Hợp tác xã nông nghiệp.
Với khoán 10, người nông dân huyện Tiên Du đã gắn với đồng ruộng, nhiều
hộ xã viên đã đầu tư mua sắm phương tiện sản xuất, đẩy mạnh sản xuất trên
chân ruộng khoán, năng xuất, sản lượng nông nghiệp tăng.
Cùng với nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổng

sản lượng của Tiên Du đạt 106,6% kế hoạch, tăng 10% so với năm 1986. Các
ngành dịch vụ có nhiều chuyển biến, cung ứng nhiều vật tư, phân bón, thuốc
trừ sâu, tiếp nhận hàng ngàn tấn đạm, kali, vôi…phục vụ nông nghiệp.
Từ năm 1991 đến năm 1998, thực hiện các định hương cơ bản của Đảng
và Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tiên Du đã: Phát huy truyền
thống đoàn kết, tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn, khai thác mọi tiềm
năng phát triển sản xuất, tiếp tục thực hiện ba chương trình kinh tế trọng điểm
là lương thực – thực phẩm, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chấn chỉnh và đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại, ổn định và cải
thiện một bước đời sống nhân dân.
Trong nông nghiệp, giá trị tổng sản lượng ngành nông nghiệp tăng từ
203 tỷ đồng (năm 1990 ) lên 274,3 tỷ đồng năm 1995 lên 213,6 tỷ đồng
năm1999 đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,65%. Giá trị sản xuất nông
nghiệp trên một đơn vị canh tác đạt 27 triệu đồng/ha.

20


Nhờ coi trọng đầu tư thâm canh đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi kết
hợp với tăng đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình thuỷ lợi đầu mối đã
làm tăng 0,6 % diện tích gieo trồng hàng năm đưa hệ số sử dụng ruộng đất từ
2,02 lần năm 1991 lên 2,2 lần năm 1995, năm 1999, tăng 0,10 lần so với năm
1995. Riêng diện tích gieo cấy lúa năm 1995 tăng 3,9% so năm 1991, đậu
tương tăng 81,3%.
Nhìn chung diện tích các loại cây lương thực đều tăng trong đó diện tích
cây lúa năm 1998 tăng 5,88%, cây ngô tăng 62,96% so với năm 1995. Nhiều
dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất có hiệu quả
và hướng mở rộng. Đó là những biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp
phát triển và đang có xu hướng chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Do vậy,
năng suất và sản lượng tăng đáng kể. Sản lượng lương thực bình quân hàng

năm tăng 7,05%. Năm 1998 đạt 65.000 tấn (quy thóc); bình quân lương thực
đầu người là 510 kg; đây là năm có sản lượng và bình quân lương thực đầu
người cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng lương thực tăng không những
đảm bảo cho sự an toàn về lương thực trên địa bàn huyện, mà còn là nguồn
cung cấp thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Đàn trâu bò bình
quân hàng năm tăng 1,8%, đàn lợn 8,6% (năm 1995 đàn lợn 65.750 con, trong
đó có 9600 lợn nái tăng 31,5% so mục tiêu đại hội đề ra ). Sản lượng thịt hơi
xuất chuồng bình quân đạt 2600 tấn riêng năm 1995 đạt 3572 tấn.Đàn lợn
bình quân hàng năm tăng 10,45%, riêng năm 1998 đạt 64.100 con. Sản lượng
thịt hơi xuất chuồng đạt 4.934 tấn. Đàn bò có 5.490 con, bò lai sind tăng gấp 3
lần năm 1995, bò sữa hiện có 200 con. Một số hộ gia đình chăn nuôi đã và
đang trở thành ngành sản xuất chính.
Phát triển kinh tế theo mô hình VAC, trông cây ăn quả như: nhãn , vải
thiều, na giai đang được mở rộng ở các xã vùng đồi và ven sông Đuống,
500ha diện tích ao hồ được giao khoán, nuôi thả cá có hiệu quả đạt 1500 tấn
21


×