GIÁO ÁN ÂM NHẠC
Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
Nghe hát: Lượn tròn, lượn khéo.
Vận động theo nhạc: Kết hợp với trò chơi.
Trò chơi âm nhạc: Giọng hát to, giọng hát nhỏ.
TIẾT 1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Em đi qua ngã tư đường phố", nhớ được vận động, hát
thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc.
- Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lượn tròn, lượn khéo" của nhạc sĩ Văn Chung hiểu
được nội dung bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc, gáo dừa....
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Chơi trò chơi "Xây nhà".
- Hôm nay cô dạy cho các con bài hát
"Em đi qua ngã tư đường phố". Các con có
thích không?
- Trẻ chơi.
- Dạ thích.
2. Tiến hành:
a. Dạy hát:
- Lần 1: hát + đàn.
- Lần 2: Cô hát + cử chỉ điệu bộ + đàn.
- Đàm thoại:
• Cô vừa hát cho các con nghe bài gì?
• Các con thấy bài hát này như thế
nào? (về nhịp điệu, về nội dung).
• Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát
này vui tươi, dí dỏm. Về nội dung nói về cách
đi trên đường phố khi đi qua ngã tư đường
phố.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- "Em đi qua ngã tư đường phố".
- Bài hát này vui, có các bạn nhỏ đi đường
bên phải, bên trái...
- Dạ muốn.
• Vậy các bé lớp mình có muốn cùng
với cô hát bài hát "Em đi qua ngã tư đường
phố" không?
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.
=> Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao
độ, trường độ và lời bài nhạc.
b. VĐTN:
- Để bài hát thêm sinh động, cô mời các
con cùng chơi với cô: nếu cô giơ cờ xanh thì
hát, cờ đỏ thì các con dừng lại, cờ vàng thì
hát chậm và nhỏ lại.
- Lần 1: Cả lớp + đàn.
- Lần 2: Nhóm bạn trai + đàn.
- Lần 3: Nhóm bạn gái + đàn.
- Lần 4: Cá nhân + đàn.
- Lần 5: Chia làm 3 đội (cờ đỏ, cờ xanh,
cờ vàng).
=> Sau mỗi lần chơi (hát) cô đều sửa sai
cho trẻ về cao độ, trường độ, sự ngưng nghỉ.
c.Nghe hát:
- Để thưởng cho các con cô sẽ hát tặng
các con bài "Lượn tròn, lượn khéo" của nhạc
sĩ Văn Chung các con cùng lắng nghe nha.
- Lần 1: Cô hát diễn cảm + đàn.
- Đàm thoại:
• Các con thấy bài hát này như thế
nào? (về nội dung, về nhịp điệu).
• Bài hát này nói về chim bồ câu
trắng trên nền trời xanh đang bay lượn vòng
quanh như là tay của em múa khéo, chân em
bước thật đều.
- Lần 2: Cô mở máy + biểu lộ qua nét
mặt.
d. TCÂN:
- Trò chơi "Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi,
luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và
thực hiện theo yêu cầu.
- Cho bé chơi 4-5 lần.
- Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ,
nhóm, cá nhân).
- Trẻ thích thú khi được vừa hát, vừa chơi.
- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát nhẹ nhàng, nói về chim bồ câu bay,
tay em múa đẹp...
- Trẻ thích thú khi chơi.
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.
TIẾT 2
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ trả lời được tên bài hát, tên nhạc sĩ, hát thuộc bài hát, hát đúng, nhịp nhàng theo
nhạc.
- Trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, mạnh dạn lên biểu diễn.
- Trẻ nhận ra được bài hát đã nghe (hát cùng cô nếu trẻ thuộc).
II. Chuẩn bị:
- Như tiết 1.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ổn định giới thiệu:
- Chơi "Bí bo, xình xịch".
- Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ
đoán tên giai điệu của bài hát đó là gì?
- Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ học
thuộc để hát múa thật hay bài hát này nhé.
2. Tiến hành:
a. Dạy hát + VĐTN:
- Trẻ vừa hát vừa chơi theo ý thích, sự
sáng tạo của trẻ, tuy nhiên có sự gợi ý của cô.
b. TCÂN:
- Trò chơi "Giọng hát to, giọng hát nhỏ".
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi,
luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và
thực hiện theo yêu cầu.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần.
c. Nghe hát:
- Cô xướng âm "la" cho trẻ đoán tên giai
điệu của bài hát đó là gì và của nhạc sĩ nào?
- Lần 1: Cô hát + Đàn.
=> Đàm thoại nội dung: Bài hát này nói
về chim bồ câu trắng trên nền trời xanh đang
bay lượn vòng quanh như là tay của em múa
khéo, chân em bước thật đều.
- Lần 2: Cô mở máy + biểu lộ nét mặt.
- Trẻ chơi.
- Cô vừa đàn cho các con nghe bài hát "Em đi
qua ngã tư đường phố".
- Trẻ hát múa theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thích thú khi chơi.
- Bài hát "Lượn tròn, lượn khéo" của nhạc sĩ
Văn Chung.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
3. Kết thúc:
- Nhận xét, tuyên dương.