Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập Xác định hàm lượng ẩm xác định hàm lượng tia bắn Axit tại công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.49 KB, 37 trang )

Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đất nước VIỆT NAM
ta bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh xâm lược của giặc ngoại xâm, trong
công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế quốc dân.
Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế chuyển từ tự cung tự cấp sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt khi VIỆT NAM là
thành viên chính thức của tổ chức WTO thì công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đòi hỏi vô cùng cấp bách trên mọi lĩnh vực.
Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự giúp đỡ của bạn bè trên
thế giới cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân dân đã đưa nước ta tiếp cận và
được tiếp thu những nền công nghiệp, kinh tế tiên tiến trên thế giới. Do đó
nền công nghiệp nước ta đã và đang dần khởi sắc.
Cùng với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp VIỆT NAM
thì ngành công nghiệp hóa chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.
Cùng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô, công ty Supe phốt phát và
hóa chất Lâm Thao được chính phủ nước VIỆT NAM dân chủ cộng hòa khởi
công xây dựng ngày 8 tháng 6 năm 1959 trên đất Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và
được khánh thành đưa vào sản xuất ngày 24 tháng 6 năm 1962.
Công ty ra đời từ những ngày đầu của công cuộc kháng chiến chống
Mỹ nên bước đầu gặp muôn vàn khó khăn như: thiếu nguyên liệu, thiếu vốn
kinh doanh, kinh nghiệm sản xuất còn non nớt, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu,
công suất thiết kế ban đầu còn thấp…
Do nhu cầu phân bón nông nghiệp ngày càng tăng, lại được sự quan


tâm của Đảng và nhà nước, công ty đã 4 lần cải tạo và mở rộng, hiện nay
Trường Cao đẳng Hóa chất

1

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

công ty đã nâng công suất cả 3 sản phẩm chính axit sunfuric từ 40000
tấn/năm lên 250000 tấn/năm; phân hỗn hợp NPK từ 10000 tấn/năm lên
700000 tấn/năm; supe phốt phát từ 100000 tấn/năm lên 750000 tấn/năm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, công ty luôn là
người bạn đồng của nhà nông. Sản phẩn của công ty đã góp phần nâng cao
năng suất cây trồng, tăng sản lượng lương thực, và đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia, vừa có gạo xuất khẩu, đưa nước ta trở thành cường quốc xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
Với sự phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên
trong công ty, công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã 3 lần được
Đảng và nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”, “ Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”, cùng nhiều
phần thưởng cao quý khác.
Là một sinh viên của trường Cao Đẳng Hóa Chất, em cảm thấy rất vinh
dự khi được về thực tập tại xí nghiệp axit số 2, đó là nơi sản xuất axit sunfuric

phục vụ cho quá trình sản xuất supe lân. Xí nghiệp có phòng thí nghiệm được
trang bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất đảm bảo cho việc phân tích, kiểm tra
đạt kết quả tốt nhất. Xi nghiệp cũng không ngừng cải tạo, nâng cao và đổi
mới các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng
sản phẩm.
Trong thời gian thực tập tại công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm
Thao, em được giao tìm hiểu và viết báo cáo về chuyên đề:
- Xác định hàm lượng ẩm.
- Xác định hàm lượng tia bắn axit.
Trong cuốn báo cáo này em xin giới thiệu 3 phần chính sau.
+

Phần I: Tổng quan.

+

Phần II: Nội dung phân tích.

Trường Cao đẳng Hóa chất

2

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao


+

Công ty Supe PP và HC

Phần III: Kết luận.

PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Thành phần, tính chất, ứng dụng của axit sunfuric.
1.2. Tóm tắt dây truyền sản xuất axit sunfuric.
1.3. Lý thuyết về pha chế.

Trường Cao đẳng Hóa chất

3

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

1.1.THÀNH PHẦN - TÍNH CHẤT - ỨNG DỤNG CỦA AXIT SUNFURIC
1.1.1. Thành phần của axit sunfuric.
- Axit sunfuric là hợp chất của anhydic với H 2O. Công thức hóa học:
SO3.H2O hoặc H2SO4.
- Axit H2SO4 khan là một loại axit vô cơ có hoạt tính rất mạnh tác dụng

hầu hết với các kim loại, các oxit của chúng, tham gia các phản ứng phân hủy,
trao đổi kết hợp mãnh liệt với nước. Có tính oxi hóa và nhiều tính chất hóa
học quan trọng. Chính vì vậy axit sunfuric có rất nhiều ứng dụng quan trọng.
- Thành phần hóa học của nó được biểu thị theo công thức:
- Phân tử H2SO4 có cấu tạo hình tứ diện lệch với nguyên tử S ở tâm độ dài
liên kết S-OH là 1,35A0 và liên kết của S-O là 1,46A0.

H2SO4

O

H+-O
S+6

SO3.H2O

H2SO4.SO3

H +- O

H2SO4.H2O

O

- Axit H2SO4 có tính oxi hóa thể hiện bằng H+ (tính axit) và bằng S+6 (SO42-)
- Tỷ lệ giữa SO3 và H2O trong hỗn hợp dung dịch axit cho ta biết tên gọi
của từng loại axit theo nồng độ.
+ Nếu tỉ lệ SO3/H2O ≤ 1 thì gọi là dung dịch axit sunfuric.
+ Nếu tỉ lệ SO3/H2O > 1 thì gọi là dung dịch axit sunfuric bốc
khói hay ôlêum.


Trường Cao đẳng Hóa chất

4

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

1.1.2. Tính chất của axit sunfuric.
1.1.2.1. Tính chất lý học
- Axit H2SO4 khan là một axit vô cơ mạnh, không màu, đặc sánh, có tính
chất hút ẩm, hòa tan trong nước theo tỷ lệ bất kỳ.
- Nhiệt độ sôi: nhiệt độ sôi của axit H 2SO4 tăng dần theo nồng độ, cực
đại ở nồng độ 98,3% H2SO4 sau đó giảm dần. Ở áp suất thường
760mmHg, với nhiệt độ 296,2oC axit sunfuric bắt đầu sôi và bị phân
hủy cho tới khi tạo thành dung dịch đẳng khí chứa 98,3% H 2SO4. Dung
dịch đẳng khí này sôi ở 336,5oC.
- Khối lượng riêng: khi tăng nhiệt độ, khối lượng riêng của dung dịch
axit sunfuric tăng, đạt cực đại ở 98,3% H 2SO4 sau đó giảm. Khi tăng
hàm lượng SO3 tự do, khối lượng riêng của ôlêum cũng tăng, đạt cực
đại ở 62% SO3 tự do, sau đó giảm.
- Khi hòa axit với nước thì hỗn hợp tỏa nhiệt, gọi là nhiệt pha loãng.
- Khi hòa 2 axit có nồng độ khác nhau với nhau thì hỗn hợp tỏa ra một

lượng nhiệt, gọi là nhiệt hỗn hợp.
1.1.2.2. Tính chất hóa học
- Nó là một axit mạnh phân ly theo hai nấc:
H2SO4 + H2O = H3O+ + HSO4-

K = 103

HSO4- + H2O ⇌ H3O+ + SO42-

K = 10-2

- Axit H2SO4 loãng tác dụng với kim loại đứng trước hydro trong dãy
hoạt động hóa học và giải phóng khí H2.
Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2
Cu + H2SO4 → Không phản ứng

Trường Cao đẳng Hóa chất

5

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC


- Axit H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại hoạt động yếu như: Ag, Hg,
Pb… tạo ra sản phẩm SO2 và H2O.
2H2SO4 + Cu = CuSO4 + SO2 + 2H2O
2H2SO4 + 2Ag = Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
- Với các kim loại hoạt động thì sản phẩm của sự khử H 2SO4 ngoài SO2
còn có cả S và H2S.
Zn + 2H2SO4 = ZnSO4 + SO2 + 2H2O
3Zn + 4H2SO4 = 3ZnSO4 + S + 4H2O
4Zn + 5H2SO4 = 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- Axit H2SO4 đặc nóng có tác dụng với một số phi kim như: C, S…
C + 2H2SO4 = CO2 + 2SO2 + 2H2O
- Axit H2SO4 đặc tác dụng với một số chất khử như: HBr, HI…
2HBr + H2SO4 = Br2 + SO2 + 2H2O
8HI + H2SO4 = 4I2 + H2S +4H2O
- Axit H2SO4 đặc là tác nhân hydrat hóa, nó có thể tạo thành gluxit.
(C6H10O5)n + H2SO4 = 6nC + H2SO4 + 5nH2O
- Tính sunfo hóa của axit với các hợp chất hữu cơ vòng thơm được thể
hiện:
Ar-H + H2SO4 = Ar-SO3 + H3O+ + HSO4- Axit H2SO4 loãng thể hiện tất cả các đặc tính của axit mạnh, nó phản
ứng với bazơ, oxit bazơ và muối, hòa tan những kim loại đứng trước
hydro trong dãy hoạt động hóa học
1.1.3. Ứng dụng của axit H2SO4
Axit H2SO4 có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong công nghiệp hóa chất:
Trường Cao đẳng Hóa chất

6

Bùi Văn Tuyên E1-1K50



Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

- Dùng sấy khô những khí trong các nghành hóa chất khác (sản xuất
HCl, Cl2…)
- Trong công nghiệp sản xuất phân bón (Supe lân đơn, NPK…).
- Trong công nghiệp luyện kim: Al, Hg, Cu…
- Sản xuất thuốc nhuộm hữu cơ, glucozơ, sợi hóa học.
- Tinh chế dầu mỏ, điều chế rượu, ete và các hợp chất hữu cơ khác.
- Sản xuất chất nổ, chất tạo khói…
- Sử dụng trong sản xuất ăc quy, pin…
- Làm hóa chất phân tích.
- Điều chế một số chất vô cơ khác…

Trường Cao đẳng Hóa chất

7

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao


Công ty Supe PP và HC

TÓM TẮT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
Trong nghành công nghiệp sản xuất H2SO4 ở nước ta và trên thế giới
người ta sử dụng hai phương pháp để sản xuất H2SO4 đó là:
 Phương pháp phòng chì.
 Phương pháp tiếp xúc.
Xí nghiệp axit 2 của công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao có 3
dây chuyền sản xuất H2SO4: A1, A2, A3. Cả 3 dây chuyền này đều sử dụng
phương pháp tiếp xúc. Các dây chuyền axit 1, 2, 3 đã sử dụng công nghệ tiếp
xúc kép đem lại hiệu quả cao hơn, khí thải ra môi trường cũng sạch hơn.

THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC

S ên
uy
ng tố

Hóa
lỏng


đốt

Nồi
hơi

Tiếp
xúc


Hấp
thụ

H2SO4

1.1.4. Các công đoạn sản xuất axit:
− Công đoạn hóa lỏng lưu huỳnh.
− Công đoạn lò đốt lưu huỳnh − nồi hơi.
− Công đoạn tiếp xúc.
− Công đoạn sấy hấp thụ.
− Công đoạn sử lý nước mềm.
1.1.4.1.

Công đoạn hóa lỏng lưu huỳnh

Lưu huỳnh từ kho chứa được cần trục múc lên băng tải (102) để đưa
vào thiết bị hóa lỏng (105). Trong thiết bị hóa lỏng có bố trí các cụm trao đổi
nhiệt bằng hơi bão hòa, áp suất 6 at để gia nhiệt hóa lỏng lưu huỳnh. Để tăng
Trường Cao đẳng Hóa chất

8

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao


Công ty Supe PP và HC

cường hóa lỏng, trong thiết bị hóa lỏng có bố trí thiết bị khuấy trộn. Lưu
huỳnh sau khi được hóa lỏng chảy tràn sang bể lắng (107) để lắng cặn. Cặn
trong lưu huỳnh lỏng được lắng xuống đáy và định kỳ tháo xả ra ngoài.
Thùng lắng là thiết bị 2 vỏ, hơi đi qua giữa hai vỏ có tác dụng duy trì nhiệt độ
của lưu huỳnh lỏng ở nhiệt độ 140 ÷ 145 0C. Lưu huỳnh lỏng sau khi được
lắng cặn tiếp tục chảy tràn sang thùng chứa (108), tại thùng chứa có bố trí các
bơm kiểu nhúng chìm (109) để bơm lưu huỳnh lên lò đốt. Để duy trì nhiệt độ
lưu huỳnh, tại thùng chứa cũng bố trí áo hơi để gia nhiệt.
Trong lưu huỳnh luôn luôn tồn tại một lượng axit nhỏ, trong quá trình
hóa lỏng lượng axit này dần tích tụ sẽ gây ăn mòn thiết bị. Để trung hòa
lượng axit này cần thiết định kỳ phải đưa một lượng sôđa vào để trung hòa hết
lượng axit này.
Quá trình hóa lỏng lưu huỳnh luôn luôn có hơi nước bay ra với khí H 2S
và hơi lưu huỳnh. Để khử hơi này tại bộ phận hóa lỏng có bố trí hệ thống quạt
hút và thiết bị hấp thụ bằng dung dịch kiềm để xử lý khí thải trước khi thải ra
ngoài trời.
 Chỉ tiêu kỹ thuật cho công đoạn này là:
- Kích thước lưu huỳnh ≤ 10mm
- Độ ẩm của lưu huỳnh ≤ 2,2%
- Hàm lượng lưu huỳnh ≥ 99,5
1.1.4.2.

Công đoạn lò đốt lưu huỳnh – Nồi hơi

Lưu huỳnh có nhiệt độ 140 ÷ 145 0C từ bộ phận hóa lỏng được bơm về
lò đốt (201), qua vòi phun vào lò với áp suất là 4 ÷ 5 at, không khí sau khi qua
tháp sấy khí (403) để sấy khô, qua các trao đổi nhiệt. Trong lò lưu huỳnh cháy
cùng với O2 trong không khí theo phản ứng:

S + O2 = SO2 + Q
Trường Cao đẳng Hóa chất

9

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

Hỗn hợp khí có nhiệt độ từ 1000 ÷ 1050 0C. nồng độ SO2 từ 10 ÷ 12%
thể tích đi qua nồi hơi (202) để hạ nhiệt độ xuống còn 420 ÷ 430 0C. Sau đó đi
qua thiết bị lọc gió nóng (207) để sang công đoạn tiếp xúc.
Tại bộ phận nồi hơi, nước được xử lý tại bộ phận lọc nước được đưa
vào thiết bị khử khí để khử O2 sau đó qua bơm cấp đưa vào nồi hơi. Hơi tạo ra
trong nồi hơi từ áp suất 25at, nhiệt độ 225 0C được đưa qua thiết bị giảm áp
còn 6at hòa vào mạng chung.
Chế độ kỹ thuật: Hàm lượng SO2 sau lò bằng 9 ÷ 11%.
1.1.4.3.

Công đoạn tiếp xúc

Hỗn hợp khí SO2 từ thiết bị lọc gió nóng (207) có nhiệt độ từ 420 ÷
4300C và nồng độ SO2 từ 9 ÷ 11%.đi vào lớp I máy tiếp xúc. Nhờ có xúc tác
V2O5 khí SO2 phản ứng với O2 tạo thành SO3 theo phản ứng:

SO2 +

1
o
2 O5 , t C
O2 V

→ SO3 + Q
2

Sau khi ra khỏi lớp I của tháp tiếp xúc hỗn hợp khí có nhiệt độ ≤ 6500C,
mức chuyển hóa đạt 65 ÷ 70%, rồi hỗn hợp khí được đi qua thiết bị trao đổi
nhiệt (302) để hạ nhiệt độ xuống 440 0C. Sau đó đi vào lớp II của tháp tiếp
xúc, ra khỏi tháp hỗn hợp khí có nhiệt độ 5150C, mức chuyển hóa đạt 86,3%.
Sau đó hỗn hợp khí đi qua thiết bị trao đổi nhiệt (303) để hạ nhiệt độ xuống
4400C và đi vào lớp III của tháp tiếp xúc. Ra khỏi lớp III hỗn hợp khí có nhiệt
độ 4650C, mức chuyển hóa đạt 95 ÷ 96%.
Sau đó hỗn hợp khí được qua thiết bị trao đổi nhiệt (304) và (305) để
hạ nhiệt độ xuống còn < 1800C và đi vào tháp hấp thụ trung gian (401), lúc
này 99,98% lượng SO3 tạo thành sau lớp III của tháp tiếp xúc được hấp thụ ở
lớp này. Ra khỏi tháp hỗn hợp khí có nhiệt độ thấp từ 40-60 0C được đưa lên
thiết bị trao đổi nhiệt để nâng nhiệt độ lên 425 0C. Qua trao đổi nhiệt (303) và
(304) sau đó được đưa vào lớp IV của tháp tiếp xúc. Ra khỏi lớp IV hỗn hợp
khí có nhiệt độ 4450C và mức chuyển hóa đạt 99,6 ÷ 99,7% sau đó đưa vào
Trường Cao đẳng Hóa chất

10

Bùi Văn Tuyên E1-1K50





Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

thiết bị trao đổi nhiệt (306) và gia nhiệt nước mềm (307) để hạ nhiệt độ xuống
< 1800C và đi vào tháp hấp thụ cuối (402).
Trong bộ phận tiếp xúc, để tăng hiệu suất chuyển hóa có thể dung cách
pha không khí trung gian như đối với dây chuyền sản xuất axit số 1, 2 hoặc
dùng tháp hấp thụ trung gian như dây chuyền sản xuất axit số 3.
1.1.4.4.

Công đoạn sấy hấp thụ

Không khí được hút vào tháp sấy (dây chuyền sản xuất axit số 1, 2)
hoặc được đẩy vào (dây chuyền axit số 3). Tại tháp sấy, axit sunfuric có nồng
độ > 95% được tưới từ trên xuống tiếp xúc với không khí đi từ dưới lên qua
các lớp đệm. Nhờ có sự tiếp xúc này hơi nước trong không khí được axit hấp
thụ, không khí sau tháp sấy có hàm ẩm < 0,015% được đưa về lò đốt. Axit sau
tháp sấy được tuần hoàn trở lại thùng chứa. Hiệu suất hấp thụ hơi nước trong
tháp sấy đạt 99,9%.
Khí SO3 sau tháp tiếp xúc đi qua các trao đổi nhiệt để hạ nhiệt độ đi
vào tháp hấp thụ.
Dây chuyền sản xuất axit số 1, khí SO3 đi vào đáy tháp và axit có nồng
độ 98,3% được tưới từ trên xuống để hấp thụ SO3 theo phản ứng:
xSO3 + H2SO4 = H2SO4 .xSO3 + Q
Trong quá trình hấp thụ nồng độ axit tăng lên, để điều chỉnh nồng độ

axit mono dùng axit sấy bổ xung và nước.
Để hạ nhiệt độ của dung dịch axit trong quá trình hấp thụ, axit trước
khi tưới vào tháp được đi qua các thiết bị trao đổi nhiệt với nước.
Dây chuyền sản xuất axit số 3, SO3 sau lớp III máy tiếp xúc được đưa
vào dưới tháp hấp thụ trung gian để hấp thụ hết lượng SO 3 đã chuyển hóa.
Hỗn hợp khí còn lại sau hấp thụ trung gian được đưa vào tháp tiếp xúc chuyển
hóa tiếp sau đó đưa ra tháp hấp thụ cuối để hấp thụ triệt để khí SO3.
Trường Cao đẳng Hóa chất

11

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

Đối với dây chuyền axit số 3, cả 3 tháp sấy hấp thụ trung gian, hấp thụ
cuối đều được tưới bằng cùng nồng độ axit, việc trao đổi nồng độ xảy ra ngay
trong thùng chứa. Để làm lạnh axit dùng các thiết bị làm lạnh kiểu tấm có
hiệu suất truyền nhiệt rất cao.
Sản phẩm của các dây chuyền sản xuất axit có 2 loại: loại sản phẩm
nồng độ > 92,5% được sản xuất trực tiếp trong dây chuyền, còn sản phẩm có
nồng độ 76 ÷ 85% đưa sang sản xuất supe lân được chế biến qua bộ phận trộn
để hạ nồng độ axit từ 98% xuống 76 ÷ 85%
 Ở công đoạn này cần phân tích các chỉ tiêu

- Nồng độ SO2 sau nồi hơi và trước khi vào lớp I của tháp tiếp xúc.
- Phân tích chế độ nước cấp.
- Phân tích mức chuyển hóa sau lớp III và lớp IV của tháp tiếp xúc.
- Phân tích nồng độ axit.
- Phân tích mức hấp thụ sau tháp (401) và (402) đối với xí nghiệp axit số 3.
- Phân tích độ ẩm khí sau tháp sấy.
- Phân tích hàm lượng tia bắn sau sau tháp sấy.
1.1.4.5.

Công đoạn xử lý nước mềm

Nước ban đầu được đưa vào hệ thống lọc nước đi qua hệ thống các máy
lọc cơ học trong có chứa than antraxit nghiền sau đó qua thiết bị lọc cation
(lọc sắt), qua thiết bị lọc cation cấp I, cấp II để đi sang thiết bị lọc anion sau
đó về thùng chứa sản phẩm.
Nhiệm vụ của các máy lọc ion là giữ lại các ion để làm mềm nước
trước khi vào nồi hơi.
1.1.5. Các bộ phận phụ trợ
1.1.5.1.

Bộ phận máy nén không khí

Không khí nén là một phần quan trọng trong hệ thống đo lường điều
khiển trong dây chuyền sản xuất.
Trường Cao đẳng Hóa chất

12

Bùi Văn Tuyên E1-1K50



Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

Không khí được máy nén khí kiểu piston hút vào, qua 2 cấp nén nâng
áp suất từ 5 ÷ 8at, đi qua thiết bị làm nguội, tách dầu một phần đưa lên hệ
thống để cấp cho các lò đốt dùng để phun dầu, phần còn lại qua hệ thống sấy
để cấp cho các thiết bị đo lường điều khiển.
Năng lực của bộ phận máy nén không khí 60m 3/phút, để cấp cho toàn
bộ công ty sử dụng.
1.1.5.2.

Bộ phận lọc dầu

Dầu DO, FO là nguyên liệu chủ yếu dùng cho công ty, bộ phận lọc dầu
được đặt tại xí nghiệp axit số 2 để cấp cho toàn công ty. Dầu được đưa về kho
bằng ôtô téc, qua bơm được nhập vào các thùng chứa. Đối với dầu DO trước
khi cấp đi các nơi sử dụng được gia nhiệt bằng hơi để tránh tắc dầu do dầu
đông đặc. Sau đó qua mạng ống riêng để cấp cho các đơn vị sử dụng. Đối với
dầu DO chủ yếu cấp cho hai xí nghiệp sản xuất axit, dầu được bơm trực tiếp
từ thùng đến đơn vị sử dụng.
1.2. LÝ THUYẾT PHA CHẾ
Trong hóa học phân tích thì việc pha chế dung dịch rất quan trọng, nó
gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích. Việc phân tích đòi hỏi độ
chính xác cao nên việc pha chế dung dịch tiêu chuẩn đòi hỏi phải hết sức
chính xác.

Trong pha chế có hai loại: Dung dịch tiêu chuẩn và dung dịch phụ.
1.2.1. Dung dịch tiêu chuẩn
Dung dịch tiêu chuẩn là dung dịch có nồng độ chính xác biết trước,
dùng cho quá trình thiết lập nồng độ và định lượng các mẫu, có thể dựa vào
đó để tính kết quả.
1.2.1.1.

Các loại nồng độ tiêu chuẩn

∗ Nồng độ mol/l (CM ): biểu thị số mol chất tan trong 1 lít dung dịch:
Trường Cao đẳng Hóa chất

13

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

CM =
Trong đó:

Công ty Supe PP và HC
a
M.V

CM:


Nồng độ mol/l

a:

Số gam chất tan

V:

Thể tích dung dịch (lít)

M:

Khối lượng phân tử của chất tan (gam)

∗ Nồng độ đương lượng (CN ): biểu thị số đương lượng gam chất tan có
trong 1 lít dung dịch:

CN =
Trong đó:

CN:

a
Đ lg .V

Nồng độ đương lượng (N)

a:


Số gam chất tan

V:

Thể tích dung dịch (lít)

Đlg:

Đương lượng gam chất tan

∗ Nồng độ chuẩn (T): biểu thị số gam hoặc miligam của chất tan có trong
1ml dung dịch:
T=
Trong đó:

a
V

T:

Độ chuẩn

V:

Thể tích dung dịch (lít)

a:

Số gam hoặc miligam chất tan


∗ Nồng độ chuẩn của chất tiêu chuẩn trên chất xác định ( T tc/xđ ) biểu thị số
gam hoặc miligam của chất xác định tác dụng vừa đủ với 1ml dung dịch
tiêu chuẩn:
Ttc/xđ =
Trường Cao đẳng Hóa chất

a
= mĐlgxđ . Nt/c
V

14

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Trong đó:

Ttc/xđ:

Công ty Supe PP và HC

Nồng độ chuẩn của chất tiêu chuẩn

mĐlgxđ: Mili đương lượng gam của chất xác định
Nt/c: Nồng độ tiêu chuẩn của chất tiêu chuẩn

1.2.1.2.

Cách pha chế dung dịch tiêu chuẩn

∗ Pha dung dịch tiêu chuẩn từ chất gốc
- Tính khối lượng a (g) chất gốc tương ứng với nồng độ và thể tích dung
dịch cần pha theo công thức:
a (g) = mĐlg.N.V
- Cân chính xác a,0000 g chất gốc trên cân phân tích
- Hòa tan lượng cân rồi chuyển vào bình định mức lúc đó ta được dung
dịch có nồng độ chính xác.
∗ Pha dung dịch tiêu chuẩn từ chất không phải là chất gốc:
- Tính lượng cân a (g) tương ứng với nồng độ và thể tích cần pha theo
công thức:
a (g) = mĐlg.N.V
- Cân a,00 g trên cân kỹ thuật hoặc đong V,0 ml dung dịch đặc bằng ống đong.
- Pha vào cốc lúc đó ta được dung dịch có nồng độ gần chính xác.
- Đem thiết lập lại nồng độ dung dịch vừa pha bằng các cách sau:
+ Dùng chất gốc
+ Dùng dung dịch tiêu chuẩn
+ Dùng mẫu tiêu chuẩn


Pha dung dịch tiêu chuẩn ficanan:
- Ống ficanan là ống thủy tinh hoặc nhựa, bên trong đựng những lượng
chính xác của các dung dịch đã được pha chế.

Trường Cao đẳng Hóa chất

15


Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

- Khi pha chế dung dịch từ ống ficanan người ta làm ămpun bằng một
dung dịch chuyên dung.
- Chuyển toàn bộ chất có trong ămpun vào bình định mức 1 lít thêm
nước tới vạch mức, lắc trộn đều ta được dung dịch tiêu chuẩn có nồng
độ chính xác ghi trên ămpun.
1.2.2. Dung dịch phụ
Dung dịch phụ là dung dịch có nồng độ không chính xác, không cần
dựa vào chúng để tính kết quả phân tích. Thường dùng là dung dịch %, dung
dịch tỷ lệ, dung dịch nồng độ g/l.
Dung dịch phụ gồm:
- Dung dịch % biểu thị số gam chất tan trong 100 gam dung dịch.
C% =

a
⋅ 100
V.d

Trong đó: C%: Nồng độ %
a: Số gam chất tan

V: Thể tích dung dịch (ml)
d: Tỷ trọng của dung dịch (g/cm3)
- Dung dịch nồng độ tỷ lệ: Biểu thị tỷ số giữa thể tích dung dịch đặc so
với số phần thể tích nước:
Vml đặc =
Trong đó:

a.V
a+b

a: Là số phần thể tích dung dịch đặc
b: Số phần thể tích nước
V: thể tích của dung dịch

Trường Cao đẳng Hóa chất

16

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

- Dung dịch nồng độ g/l: biểu thị số gam của chất tan có trong 1 lít dung
dịch:

g/l =
Trong đó:

a
V

a: Số gam chất tan
V: Thể tích dung dịch (lít)

Trường Cao đẳng Hóa chất

17

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

PHẦN II: NỘI DUNG CẦN PHÂN TÍCH
2.1. CÁC CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH
2.1.1. Xác định hàm lượng ẩm sau tháp sấy
2.1.2. Xác định hàm lượng tia bắn axit
2.2. PHA CHẾ CÁC LOẠI DUNG DịCH PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÂN
TÍCH CHUYÊN ĐỀ
- Pha chế dung dịch phục vụ cho quá trình xác định hàm lượng ẩm

- Pha chế dung dịch phục vụ cho quá trình xác định hàm lượng tia
bắn axit

Trường Cao đẳng Hóa chất

18

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

2.1. CÁC CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH
2.0.1. Xác định hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí (Phương pháp phân
tích trọng lượng)
2.0.1.1. Ý nghĩa xác định
Hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí là lượng hơi nước có lẫn trong không
khí ngoài trời khi được hút vào tháp sấy khô bằng axit sấy trước khi đưa vào
lò đốt.
Chỉ tiêu kỹ thuật quy định hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí ≤ 0,01%.
Việc xác định hàm lượng ẩm rất quan trọng. Nếu hàm lượng ẩm lớn
hơn chỉ tiêu cho phép thì hơi nước sẽ kết hợp với SO 3 tạo thành axit làm ăn
mòn thiết bị, khí vào tháp tiếp xúc làm vỡ xúc tác mất hoạt tính (Ngộ độc xúc
tác). Vì vậy phải có biện pháp khống chế xử lý để hàm lượng ẩm dưới chỉ tiêu
cho phép.

Mục đích của việc xác định hàm lượng ẩm:
- Đánh giá hiệu suất của việc sấy khô không khí.
- Đảm bảo chất lượng của không khí trước khi vào lò đốt.
2.0.1.2. Nguyên tắc xác định
Để xác định độ ẩm của khí ta cho dòng khí đi qua ống chữ U có chứa
hỗn hợp gồm 1 phần anhydric photphoric (P2O5) và 3 phần amiăng sợi:
3H2O + P2O5 = 2H3PO4
Cân ống chữ U trước và sau khi cho một luồng khí xác định đi qua,
theo hiệu số khối lượng trước và sau ta tính được độ ẩm của không khí đã
được P2O5 hút vào. Việc phân tích được tiến hành ở điểm trước khi vào lò đốt.
Hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí được tính theo công thức:

Trường Cao đẳng Hóa chất

19

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

% ẩm =
Trong đó:

Công ty Supe PP và HC

G 2 − G1

⋅ 100
V0 .0,801

G1, G2: khối lượng ống chữ U trước và sau khi cho khí đi qua (gam)
V0: Thể tích các khí khác quy về điều kiện tiêu chuẩn
0,801: Khối lượng của 1 lít hơi nước bão hòa ở điều kiện tiêu chuẩn (g)

Vo =
Trong đó:

V.Z.273.(P + h )
(273 + t ).760

V: vận tốc dòng khí (lít/phút)
Z: Thời gian cho khí đi qua (phút)
t: Nhiệt độ tại thời điểm thí nghiệm (0C)
P: Áp suất khí quyển (mmHg)
h: Áp suất chênh lệch trong và ngoài thiết bị đo (mmHg)

2.0.1.3. Dụng cụ - Hóa chất
- Ống chữ U bằng thủy tinh có nút nhám hay nút cao su
- Bột P2O5 không được chảy rữa
- Sợi amiăng khô
- Bảng áp kế, tốc độ kế, nhiệt kế
- Tăm bông chứa bông thủy tinh
2.0.1.4. Giải thích điều kiện
Toàn bộ thiết bị xác định hàm lượng ẩm phải kín để tránh thất thoát
mẫu trong quá trình phân tích. Lắp dụng cụ phải cẩn thận, chính xác, cắm ống
tia bắn phải ngược chiều với chiều của dòng khí để đón được luồng khí. Thời
gian lấy mẫu là 60 phút, tốc độ 2 lít/phút.

Trước khi cho hỗn hợp khí đi qua ống chữ U có chứa P 2O5 khan ta phải
cho hỗn hợp khí đi qua tăm bông thủy tinh để giữ lại bụi và các tạp chất. Nếu
Trường Cao đẳng Hóa chất

20

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

bụi không được lọc nó sẽ làm tăng khối lượng của ống chữ U chứa P 2O5 khan
gây sai số.
Trước khi cắm ẩm cần xả khí 5-10 phút để sấy khô dụng cụ tránh sai số.
Ống chữ U phải được để trong bình hút ẩm trước và sau khi cắm về vì
P2O5 dễ hút ẩm ngoài không khí.
Thao tác cắm khí phải nhanh, chính xác do độ ẩm ngoài không khí dễ
vào ống chữ U làm tăng khối lượng ẩm gây sai số cho phân tích.
P2O5 được bảo quản cẩn thận trong lọ có màu qua hai nắp để tránh hút
ẩm ngoài không khí.
Amiang trước khi trộn với P2O5 được sấy khô.
Cân ẩm trên cân phân tích, kết quả lấy chính xác đằng sau dấu phảy 4
chữ số.
Sau một thời gian sử dụng hỗn hợp trong ống chữ U có màu đen do
phản ứng:

P2O5 + 3H2O = 2H3PO4
Vì vậy phải thay ẩm mới và phải bão hòa trước khi sử dụng bằng dòng
khí cần phân tích xác định ẩm khoảng 5 ÷ 10 phút.
2.0.1.5. Cách tiến hành
Sợi amiang được sấy khô trong 2 giờ để ở nhiệt độ 100 0C và sau đó
được trộn với P2O5 theo tỷ lệ P2O5: amiang = 1 : 3 rồi nạp vào ống chữ U, để
trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và đem cân được G1,0000 g.
Lắp thiết bị như hình vẽ:

Trường Cao đẳng Hóa chất

21

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC
Tốc độ kế
Nhiệt kế
Áp kế
Ống chữ U chứa P2O5

1

30

40
50

0

2
20

3

4

10

Tăm bong
Khóa thủy tinh
Dây cao su
Nút cao su
Ống tia bắn
Đường ống dẫn khí

9
30
20
10

60

5


40

0

6

50

10

7
8

2

4

1

3

Trước khi cắm ẩm, mở van xả khí từ 5 ÷ 10 phút.
Trường Cao đẳng Hóa chất

22

Bùi Văn Tuyên E1-1K50





Báo cáo thực tập
Lâm Thao

Công ty Supe PP và HC

Lắp ẩm vào dụng cụ đo, điều chỉnh khóa sao cho hỗn hợp khí đi vào hệ
thống đo với vận tốc 2 lít/phút trong thời gian 1 giờ, khi đó khí đi qua các
thiết bị: ống chứa đầy tăm bông thủy tinh để lọc bụi trong khí, ống chữ U
chứa amiăng và P2O5 bảng có nhiệt kế, áp kế và tốc độ kế thông nhau.
Đọc nhiệt độ trên nhiệt kế và chiều cao cột nước trên áp kế.
Sau 1 giờ lấy mẫu ta đóng khóa lại, tháo các thiết bị ra, sau đó đem ống
chữ U về để trong bình hút ẩm sau một thời gian đem cân lại ống chữ U được
G2,0000g.
Dựa vào ống chữ U trước và sau khi cân ta tính được hàm lượng ẩm.
2.0.1.6. Tính kết quả
a. Công thức:
Hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí được tính theo công thức:
% ẩm =
Trong đó:

G 2 − G1
⋅ 100
V 0 .0,801

G1, G2: khối lượng ống chữ U trước và sau khi cho khí đi qua (gam)
V0: Thể tích các khí khác quy về điều kiện tiêu chuẩn
0,801: Khối lượng của 1 lít hơi nước bão hòa ở điều kiện tiêu chuẩn (g)

V0 =


V.Z.273.(P + h )
(273 + t ).760
Trong đó:

V: vận tốc dòng khí (lít/phút)
Z: Thời gian cho khí đi qua (phút)
t: Nhiệt độ tại thời điểm thí nghiệm (0C)
P: Áp suất khí quyển (mmHg)
h: Áp suất chênh lệch trong và ngoài thiết bị đo (mmHg)

Trường Cao đẳng Hóa chất

23

Bùi Văn Tuyên E1-1K50




Báo cáo thực tập
Lâm Thao

h=

Công ty Supe PP và HC

p
13,6


Với: p là chiều cao cột nước đọc được trên áp kế.
13,6 : tỷ khối của Hg so với nước.
b. Tính kết quả thực nghiệm (ngày 27 tháng 04 năm 2009):
Sau khi tiến hành thực nghiệm ta thu được kết quả như sau.
G1 = 4,4568g
G2 = 4,4648g
V = 2 lít/phút
P = 755 mmHg
Z = 60 phút
t = 250C

h=

20 + 22
≈3
13,6
V0 =

Ta có:

V.Z.273.(P + h )
=
(273 + t ).760

V.Z.0,3592.(P + h ) 2.60.0,3592.(755 + 3)
=
= 109,64
(273 + t )
273 + 25
% ẩm =


G 2 − G1
4,4648 − 4,4568
⋅ 100 =
⋅ 100 = 0,0091
V0 .0,801
109,64.0,801

Hàm lượng ẩm trong hỗn hợp khí nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
2.0.1.7. Nhận xét
Sau một thời gian tiến hành phân tích xác định lượng ẩm em có nhận xét:
 Ưu điểm:
Đây là phương pháp phân tích trọng lượng nên cách tiến hành đơn giản,
dễ làm, tốn ít hóa chất và kết quả có độ chính xác tương đối cao.
Trường Cao đẳng Hóa chất

24

Bùi Văn Tuyên E1-1K50


Báo cáo thực tập
Lâm Thao



Công ty Supe PP và HC

 Nhược điểm:
Thời gian tiến hành phân tích lâu, độ nguy hiểm cao vì cắm khí ở nơi

cao, luồng khí mạnh có khi có axit bắn ra ngoài. Do đó để đảm bảo kết quả
được chính xác và an toàn cho bản thân người phân tích theo em cần phải:
- Trang bị đầy đủ mũ nón, găng tay cao su, khẩu trang…
- Khi tiến hành cắm khí phải cẩn thận, thao tác nhanh gọn chính
xác để tránh gây gẫy tia bắn, cắm khí trong vòng 1 giờ, không rút
sớm hay muộn.
- Ống chữ U chứa ẩm khi lấy về phải để ngay trong bình hút ẩm,
sau đó đem cân trên cân phân tích, khi làm xong cất ống chữ U
trong bình hút ẩm.
2.0.2. Xác định tia bắn axit (phương pháp chuẩn độ trung hòa)
2.0.2.1. Ý nghĩa xác định
Tia bắn axit là những hạt axit nhỏ li ti, kích thước của hạt tia bắn axit là
≥ 8 µm. Tia bắn axit sinh ra là do quá trình sấy khô không khí bằng axit sấy
trước khi vào lò đốt.
Chỉ tiêu kỹ thuật quy định hàm lượng tia bắn ≤ 0,005 g/m3.
Nếu hàm lượng tia bắn cao sẽ gây ăn mòn đường ống và không khí khô
cuốn theo tia bắn vào lò đốt gây mù trong lò làm giảm hiệu suất của lò, không khí
khô bổ xung cho các lớp xúc tác mà hàm lượng tia bắn cao sẽ làm ngộ độc xúc tác.
Mục đích của việc xác định hàm lượng tia bắn axit:
- Kiểm tra chất lượng không khí khô
- Đảm bảo chất lượng không khí khô trước khi vào lò đốt
2.0.2.2. Nguyên tắc xác định
Cho hỗn hợp không khí khô có chứa tia bắn axit đi qua một dụng cụ
chuyên dụng khi đó tia bắn axit được giữ lại ở thành ống.
Trường Cao đẳng Hóa chất

25

Bùi Văn Tuyên E1-1K50



×