Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

C6 giáo trình kế toán bộ khung chuẩn mực kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 19 trang )

152

Chương 6

BỘ KHUNG CỦA HỘI ĐỔNG CHUẨN M ực KẾ TOÁN
QUỐC TẾ VÀ CHUẨN M ực KÊ TOÁN VIỆT NAM
(IASB & VAS FRAMEWORK)
Đỗi tượng chương:
ỉ.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The ĨẢSB framwork)
Mục tiêu của các bấo cáo tài chính (The objective o f financial statements)
Các giả định cơ bản (Underlying assumptions)
Các đặc điểm chất ỉượng của cấc báo cáo tài chính
(Qualitative characteristics o f financial statements)
Cấc yếu to của các báo cáo tài chính (The elements o f financial statements)
Ghi nhận các yếu tố của các bảo cáo tài chính
(Recognition o f the elements offinancial statements)
Đo lường các yếu tố của cấc bảo cáo tài chính
(Measurement o f the elements o f financial statements)
Các khái niệm về vốn và bảo toàn von (Concepts o f capital and capital maintenance)
VAS 01 - Chuẩn mực chung của kế toán Việt Nam
(VAS 01 ~ General Vietnamese Accounting Standards)


***

1. Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(The IASB framework)
1.1.

Bộ khung khái niệm (Conceptual framework)

Bộ khung khái niệm (Conceptual fram ew ork) ỉà một tuyên bể các nguyên tẳc ỉỷ thuyết được
thừa nhận chung mà chúng tạo ra bộ khung để tham chiếu cho việc lập các báo cảờ tài chỉnh.
Tháng 7/1989 IASB (sau đó là IASC) đã soạn thảo một tài liệu, Bộ khung cho việc lập và
trình bày các báo cáo tài chính (gọi tắt là Bộ khung). Bộ khung có ảnh hưởng đến bộ khung
các khái niệm mà tất cả các chuẩn mực kế toán quốc tế được dùng ỉàm cơ sở và đo vậy để xác
định các báo cáo tài chính được lập như thế nào và các thông tin mà nó cần bao gồm.
Bộ khung bao gồm phần lời tựa dẫn nhập, giới thiệu, một số phần và các chương. Các chương
bao gồm:
• Mục tiêu của các báo cáo tài chính (BCTC)(The Objective o f financial statements).
• Các giả định cơ bản'(Underlying assumptions).
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.







153


Các đặc điểm chất lượng của các BCTC (Quaiitativớchỉaracteristics o f FSs).
Các yếu tố của các BCTC (The elements of Financial Statements, FSs).
Sự ghi nhận các yếu tố của các BCTC (Recognition o f the elements o f FSs).
Việc đo lường các yếu tố của các BCTC (Measurement o f the elements o f FSs).
Các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn (Concepts o f capital & capital maintenance).

Chúng ta sẽ xem qua phần lời nói đầu, lời giới thiệu về bộ khung vì nó sẽ khái quát nội dung
yêu cầu của các IAS.

1.2. Lời nói đầu (Preface)
Lờí nói đầu (lời tựa) của bộ khung chỉ ra các lý đo cơ bản tại sao các báo cáo tài chính lại
được lập trên toàn thế giới, để thỏa mãn các yêu cầu của những người sử dụng bên ngoài,
nhưng thực tế đó thay đổi vì các sức ép trong mỗi quốc gia. Các sức ép này có thể là xã hội,
chính trị, kinh tế hay ỉuật pháp, nhưng chúng dẫn đến kết quả là các sự biến đồi trong thực tế
từ nước này đến nước khác, bao gồm từ hình thức các báo cáo, định nghĩa của các phần (tài
sản, nợ phải trả .. .)> tiêu chuẩn để ghi nhận các khoản mục và cả phạm vi và phần thuyết minh
các báo cáo tài chính.
LA.SB muốn thu hẹp các khoảng cách, sự khác nhau đó bằng cách ỉằtn hài hồa (harmonissing)
tất cả các mặt của các báo cáo tài chính, bao gồm các quy định điều chỉnh các chuẩn mực kế
toán, việc lập và trình bày các báo cáo tài chính.
Lời nói đầu nhấn mạnh vào cách các báo cáo tài chính được sử dụng để ra các quyết định kinh
tế (to make economic decisions) do vậy, các báo cáo tài chính cần được lập cho mục đích này.
Các báo cáo tài chính được lập và sử dụng để ra các loại quyết định kinh tế sau:
- Các quyết định mua, giữ lại hay bán các khoản đầu tư vốn (equity investments).
- Đánh giá khả năng điều hành của ban lãnh đạo công ty và trách nhiệm của họ.
- Đánh giá khả năng của tổ chức để trả lương cho nhân viên.
- Đánh giá mức độ an toàn của số tiền cho tổ chức vay.
- Xác định các chính sách thuế.
- Xác định các khoản lãi có thể chia và các khoản cổ tức,

- Cho các việc thống kê thu nhập quốc gia.
• Quản lý các hoạt động của các tổ chức.
Bất cứ các yêu cầu áp đặt bởi các chính phủ quốc gia cho mục đích của riêng họ không được
ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính được lập cho lợi ích của những người sử dụng khác.
Bộ khung ghi nhận rằng các báo cáo tài chính có thể được lập bằng việc sử dụng một số mô
hình khác nhau. Mặc đầu thông dụng nhắt là trên cơ sở

giágốc (historicalcost)và đơn

danh nghĩa của đồng tiền (VND, USD), bộ khung có thểáp dụng cho các báo cáo tài chính
được lập theo một chuỗi các mô hỉnh. Trần Xuân Nam - MBA

vị


154

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG lASB/ VAS

1.3. Lời giới thiệu (Introduction)
Phần giới thiệu cho bộ khung trình bày mục đích, thân thế và phạm vi của bộ khung. Sau đó,
nó xem xét những người sử dụng khác nhau của các báo cáo tài chính và các thông tin họ cần.
1.3.1. M ục đích và thân thế (P urpose and status)
Phần giới thiệu liệt kê các m ục đích của bộ khung như sau:
a) Giúp ban lãnh đạo của IASB trong việc phát triển các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs)
tương lai và việc xem xét lại các IAS hiện hữu.
b) Giúp ban lãnh đạo của IASB trong việc mở rộng việc làm hài hòa các quy định, các
chuẩn mực và thủ tục kế toán liên quan đến việc trình bày các báo cáo tài chính bằng
việc cung cấp một cơ sở cho việc giảm thiểu số giải pháp thay thế các đối xử kế toán
được IAS cho phép.

c) Giúp các cơ quan ỉập chuẩn mực kế toán quốc gia trong việc phát triển các chuẩn mực kế
toán quốc gia.
d) Giúp việc áp dụng IAS để lập các báo cáo tài chíĩứì và thảo luận, làm việc với các vấn đề
mà nó chưa có, chưa tạo ra trong ĨAS.
e) Giúp các kiểm toán viên trong việc tạo ra các ý kiến của mình trong việc đánh giá các báo
cáo tài chính có phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS.
f) Giúp những người sử dụng các báo cáo tài chính trong việc giải thích các thông tin trong
các báo cáo tài chính được lập phù hợp với các IAS.
g) Cung cấp những vấn đề trên cho những người quan tâm đến công việc của ĨASB với các
thông tin về các phương pháp của nó trong việc tạo nên các IAS và bây giờ là các IFRS
(Cậc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế).
Bộ khung không phải là một chuẩn mực kế toán quốc tế và do vậy, nổ không bác bỏ b ất cứ
một IAS nào. Trong những trường hợp (rất hiếm khi) có sự mâu thuẫn giữa một chuẩn mực
IAS và bộ khung, chuẩn mực IAS sẽ được áp dụng. Những trường hợp này sẽ ít đần theo thời
gian vì bộ khung được sử dụng như là một hướng dẫn trong việc tạo nên các IAS tương lai.
Bản thân bộ khung cũng thỉnh thoảng sẽ được chỉnh sửa, điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm
của IASB trong việc sử dụng Ĩ1Ó.
1.3.2. Phạm vi (Scope)
Bộ khung kế toán đề cập các vấn đề:
- M ục tiêu của các báo cáo tài chính (BCTC) (The Objective o f financial statements).
- Các đặc điểm chất lượng (Qualitative characteristics) mà Ĩ1Ó xác định sự hữu ích của các
thông tin trong cốc báo cáo tài chính.
- Các định nghĩa, sự ghi nhận và đo lường các yếu tố của các báo cáo tài chính (Definitions,
recognition, measurement o f the elements o f Financial Statements).
- Các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn (Concepts o f capital & capital maintenance).
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương ổ: Bộ khung của Hội đổng chuẩn mực kế toán quốc tế.


155

Bô khung liên quan đến mục đích tổng quan của các báo cáo tài chính (một bộ các báo cáo tài
chính thường niên), nhưng nó có thể áp dụng cho các loại khác của các tài khoản. Một bộ các
báo cáo tài chính bao gồm:
(a) Một bảng cân đối kế toán (Balance sheet).
(b) Một báo cáo lãi/ lỗ (kết quả kinh doanh) (Income statement).
(c) Một báo cáo các thay đồi trong tình hình tài chính (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) (Cash
flow statement).
(đ) Các thuyết minh (Notes, other statements and explanatory material).
Các thông tin thêm có thể bao gồm, nhưng một số khoản mục không bao gồm, đó là các lời
bình luận và các báo cáo của ban giám đốc, chủ tịch, hội đồng quản trị.
Bộ khung được áp đụng cho các báo cáo tài chính của tất cả các loại hình doanh nghiệp báo
cáo như các ngành thương mại, công nghiệp, kinh doanh, trong khu vực công hoặc tư nhân.
1.3.3. Đ ịnh nghĩa. T hực thể (hay đơn vị) báo cáo (R eporting entity*)
Thực thể (Entity) là một đơn vị mà chỡ chủng cỏ những người sử dụng mà họ dựa vào các
bảo cáo tài chính như ỉà nguồn cung cấp thông tin tài chỉnh chù yếu về đơn vị đó. (*Entity:
trong VAS gọi là đơn vị kế toán, tuy vậy một số tài liệu khác sử dụng từ “Thực thể” có vẻ
chính xác hơn, để phân biệt với từ đơn vị (Unit)).
1.3.4. N hững người sử dụng và các nhu cầu thông tin của họ
(Users and their inform ation needs)
Chúng ta đã thảo luận về những người sử dụng các thông tin kế toán ở chương 1. Họ bao gồm
các nhà đầu tư, các nhân viên, người cung cấp tín dụng (cho vay vốn), các nhà cung cấp,
khách hàng, các cơ quan chính phủ và công chúng.
Các báo cáo tài chính không thế thỏa mãn nhu cầu của tất cả những người sử dụng, nhưng báo
cáo tài chính cần phải thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư (needs o f investors), những người
cung cấp vốn mạo hiểm, sẽ thỏa mãn hầu hết các nhu cầu của những người sử dụng khác.
Bộ khung nhấn mạnh rằng việc lập và trình bày các báo cáo tài chính trước hết là thuộc trách
nhiệm của ban lãnh đạo của thực thể (đơn vị). Ban lãnh đạo cũng có quyền lợi trong việc các
thông tin xuất hiện trong các báo cáo tài chính.

1.3.5. T rình bày các báo cáo tài chính theo ĨAS1
(Presentation o f financial statem ents)
IAS1/ VAS 21 chủ yếu công bố các chính sách kế toán và các hình thức của các báo cáo tài
chính, là sự nhắc lại nội đung của tài liệu bộ khung kế toán. IAS1 và VAS 21 được thảo luận
chi tiết ở chương tới.
Trần Xuân Nam - MBA


156

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG !ASB/ VAS

2. Mục tiêu của các báo cáo tài chính
(The objective of financial statements)
Bộ khung đã công bố: “Mục tiêu của các báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình
hình tài chỉnh, thực hiện và cảc thay đổi trong tình hình tài chính cửa một thực thể (đơn vị)
mà nó hữu ích cho nhiều người sử dụng trong việc ra các quyết định kinh tế ’’.
Các báo cáo tài chính như vậy sẽ thỏa mãn nhu cầu của hầu hết những người sử dụng. Các
thông tin dù sao vẫn bị hạn chế (restricted).
(a) Nó dựa trên cơ sở các sự kiện quá kh ử (past events) chứ không phải các sự kiện tương lai
mong đợi.
(b) Nó không nhất thiết bao gồm các thông tin phi tài chính (non-financial information),
Các báo cáo cũng chỉ ra các kết quả của việc điều hành của ban lãnh đạo đơn vị.
Tình hình tài chính, việc thực hiện và các thay đổi trong tình hình tài chính (Financial
position, performance and changes in financial position).
Một việc rất quan trọng đối với người sử dụng là đánh giá khả năng của một đơn vị trong việc
tạo ra được dòng tiền và tương đương tiền để trả cho nhân viên, người cho vay.
Các thông tin về tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán) bị ảnh hưởng bởi:
(a) Các nguồn lực kỉnh tế đưọc kiểm soát (economic resources controlled): Đê dự đoán khả
năng tạo dòng tiền.

(b) C ấu trú c tài chính (financial structure): Dự đoán nhu cầu tiền vay, phân phối lãi/ tiền
tương lai và sự thành công trong việc huy động nguồn tài chính mới.
(c) T ính thanh khoản và khả năng thanh toán (liquidity and solvency): Dự đoán các cam
kết tài chính sẽ được đáp ứng khi nó đến hạn hay không (tính thanh khoản liên quan đến
các cam kết ngắn hạn, khả năng thanh toán là về đài hạn).
Các định nghĩa:
Tỉnh thanh khoản (Liquidity) là sự sẵn có của các quỹ tiền đủ để đáp ứng việc rút tiền và
các cam kết tài chính khác khỉ chúng đến hạn.
Khả năng thanh toán (Solvency) là sự sẵn có của tiền trên phương diện dài hạn để đáp ứng
các cam kết tài chính khi chúng đến hạn.
Trong tất cả những khu vực trên, khả năng thích nghi với những sự thay đổi trong môi trường
mà trong đó đơn vị hoạt động là rất quan trọng.
Thông tin thực hiện tài chính (financial performance - báo cáo lãi lỗ), cụ thể là khả năng sinh
lời, được sử đụng để đánh giá sự thay đổi tiềm năng trong các nguồn lực kinh tế mà đơn vị kiểm
soát trong tương lai. Các thông tin về sự thay đổi việc thực hiện đo vậy là rất quan trọng.
Thông tin về các thay đỗỉ trong tình hình tài chỉnh (changes in financial position - báo
cáo lưu chuyển tiền tệ) được sử đụng để đánh giá các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuần mực kế toán quốc tế.

157

chính của đơn vị. Nó chỉ ra khả năng của đơn vị trong việc tạo ra dòng tiền và các nhu cầu sử
đụng những dòng tiền này.
Tất cả các phần của các báo cáo tài chính đều có quan hệ với nhau (interrelated), nó phản
ánh các mặt khác nhau của cùng các giao dịch và/ hoặc các sự kiện. Mỗi báo cáo cung cấp các
thông tín khác nhau, khồng một báo cáo nào có thể cung cấp tất cả các thông tin theo yêu cầu
của những người sử dụng.


3. Cáe giả định cơ bản (Underlying assumptions)
Chúng ta đã gặp hái giả định được thảo luận ở đãy. Các định nghĩa dưới đây được trích từ bộ
khung của IASB.

3.1. C ơ sở dồn tích (Accrual Basis)
Cảc ảnh hưởng của các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh hay
xảy ra (occur) (không phải khỉ thu và chi tiền hay vật tương đương như tiền) và nó được ghi
chép írong các sẻ sách kế toán và được báỡ cảo trong các báo cảo tài chính cho các kỳ mà
chúng Hên quan.
Các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích (accrual: dồn lại, tích ỉại) để chỉ cho người
sử dụng các giao dịch quá khứ liên quan đến tiền và cả các nghĩa vụ trả tiền trong tương lai và
các nguồn ỉực mà chúng thể hiện tiền sẽ nhận được trong tương lai.

3.2. Tiếp tục hoạt động (Going concern)
Thực thể (entity) hay đơn vị thường được xem xét như là đang tiếp tục hoạt động, đó là nó
tiếp tục hoạt động cho một tương lai có thể dự đoản được. Nó được giả định rằng thực thề sẽ
không cố ỷ định hoặc cần thiết phải giải thể hoặc bị cắt giảm lớn quy mô. của nó.
Nó được giả định rằng thực thể (đơn vị) không có ý định giải thể hoặc cắt giảm quy mô hoạt
động chính của nó. Nếu việc đó xảy ra, các báo cáo tài chính sỗ được lập trên một cơ sử
khác (được thuyết minh).

4. Các đặc điểm chất lượng của các báo cáo tài chính
(Qualitative characteristics of financial statements)
Bộ khung tuyên bố rằng các đặc điểm chất lượng ỉà nó tạo nên các thông tin được cung cấp
trong các báo cáo tài chính hữu ích cho những người sử dụng chúng. Bốn đặc tính chất
lượng cơ bản là tính có thể hiểu được, có liên quan, đáng tin cậy và có thể so sánh
(understandabiỉíty, reỉevance, reliability and comparability).
4 .1 . T ín h có th ể h iể u được (d ễ h iể u ) (Ưnderstanđability)
Những người sử đụng phải có thể hiểu được các báo cáo tài chính. Người sử dụng ở đây được

giả định là người có hiểu biết (knowledge) về kinh doanh, kinh tế và kế toán, tự họ có thể ứng
dụng để hiểu các thông tin một cách chính xác. Những vấn đề phức tạp khồng được để ra


158

Phẩn II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG iASB/ VAS

ngoài các báo cáo tài chính đơn giản chỉ vì sự khó khăn của nó nếu nó là các thông tin liên
quan. Theo VAS 01 “Chuẩn mực chung” đưa ra “Thông tin về những vấn đề phức tạp trong
báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh” Tuy nhiên, trên thực tế có
những vấn đề phức tạp nhưng chỉ được trình bày trên các báo cáo tài chính.

4.2. Tính liên quan (Relevance)
4.2.1. Đ ịnh nghĩa: T ính liên quan
Thông tin có chất ỉượng của Hên quan khi nó ảnh hưởng đến cấc quyết định kinh tế của
những người sử dụng chúng bằng việc giúp họ đánh giả cấc sự kiện quá khứ, hiện tại hoặc
tương lai hoặc khẳng định hay chỉnh sửa các đánh giả quá khứ của nó.
Các vai trò dự đoán và xác nhận thông tin là Hên quan (predictive and confirmatory roles).
Thông tin về tình hình tài chính và việc thực hiện thường được sử đụng để dự đoán tình hình,
việc thực hiện tương ỉai và các vấn đề khác mà nhũng người sử dụng quan tâm như cổ tức,
tăng ỉương. Cách trìn h bày các thông tin sẽ có thể làm tăng khả năng đề dự đoán, ví dụ như
làm nổi bật những khoản mục không bình thường.
4.2.2. T ính trọng yếu (M ateriality)
Định nghĩa: Thông tin được coi ỉà trọng yếu nếu bỏ qua hoặc tuyên bô thiếu chính xãc thông
tin đó có thế ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử dụng báo cảo tài
chính mà các quyết định ãỏ được đưa ra dựa trên cơ sở các báo cáo tài chỉnh.
Thông tin có thể được đánh giá là liên quan đơn giản vỉ bán chất của nó (ví dụ như tiền ỉương hay
thu nhập của tổng giám đốc điều hành). Trong một số trường hợp kháe, cả bản chất và tính trọng
yếu của thông tin đều quan trọng. Tính trọng yếu không phải tự Ĩ1Ó là một đặc điểm chất lượng

quan trọng (như tính đáng tin cậy hay tính liên quan), nhung nó chỉ là điểm bắt đầu.

4.3. Tính đáng tin cậy (Reliability)
4.3.1. Đ ịnh nghĩa: T ính đáng tin cậy
Thông tin có đặc tính đáng tin cậy (Reliability) khi nó không có những ỉẽì lớn và không bị
thiên vị và có thể tùy thuộc vào những người sử dụng để trình bày một cách trung thực mà
chúng cỏ ỷ nghĩa nội đung cần trình bày hoặc có thể được kỳ vọng trình bày một cách hợp ỉỷ.
Lưu ý, trong VAS 01 có yêu cầu tính trung thực, tuy nhiên từ trung thực không đồng nghĩa
với tính đáng tin cậy. Có những thông tin trung thực nhưng chưa chắc đã là đáng tin cậy (ví
dụ trung thực theo hiểu biết của người lập, nhưng nó có thể có lỗi lớn), nhưng đã đáng tin cậy
thì phải trung thực.
4.3.2. T rình bày trung thực (Faithful representation)
Thông tin phải đáng tin cậy để có thể là hữu ích đối với người sử đụng chúng. Những người
sử dụng chúng có thể phụ thuộc vào việc trình bày một cách trung thực.
KỂ TOÁN TÀ! CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đổng chuẩn mực kế toán quốc tế.

159

Thầm chí với thông tin có liên quan, nếu nó không đáng tin cậy thì có thể làm sai ĩệch việc
ghi nhận chúng, ví dụ như việc tranh cãi đòi bôi thường các thiệt hại trong một vụ kiện liên
quan đ ế n pháp lu ậ t

Trình bày trung thực (Faithful representation)
Thông tin phải trình bày trung thực các giao dịch nó hàm ý trình bày để đật được việc đáng tin
cậy. Có một rủi ro là điều ĩìày có thể không phải là trường họp, không bị thành kiến hay thiên
vị nhưng vì những khó khăn vốn có trong việc xác định cầc giao dịch hay tìm kiếm một
phương pháp thích hợp để đo lường hoặc trình bày.

4.3.3. Thực chất hơn hình thức (Substance over form)
Khái niệm này đã được thảo luận ở chương trước. Trình bày trung thực một giao dịch chỉ có
thể thực hiện được nếu nó được kế toán theo thực chất và thực tế kỉnh tế của nó, không phải
theo hình thức pháp lý của nó.
Định nghĩa: Nguyên tắc thực chất hơn hình thức (Substance over fo rm ) ỉà cấc giao dịch và
các sự kiện khác được kế toán và trình bày phù hợp với thực chất và thực tế kỉnh tế (economic
reality) của nó và không chỉ phụ thuộc vào hình thức pháp ỉỷ.
4.3.4. K h á c h quan (N eutrality)
Để có thể đáng tin cậy, các thông tin phải tru n g lập không bị thành kiến, thiên vị. Tính
khách quan sẽ bị mất đi nếu các báo cáo tài chính được lập để gây ảnh hưởng đến người sử
dụng trong việc đánh giá hoặc ra các quyết định để đạt được một kết quả đã xác định trước.
4.3.5. T h ậ n trọng (P rudence/ C onservative)
Nhiều điều không chắc chan (uncertainties) tồn tại ừong việc lập các thông tin tài chính như
khả năng thu được các khoản nợ khó đòi. Những điều không chắc chắn này được ghi nhận
qua việc trình bày chi tiết ở bản thuyết minh và thông qua việc áp dụng nguyên tắc thận trọng.
Nhưng đù sao, thận trọng khỗng cho phép tạo nên các khoản dự trữ ẩĩi nấp hay các khoản dự
phòng quá mức, làm giá trị các tài sản hay lãi bị đánh giá thấp hơn giá tri thực hay làm tăng
quá mức các khoản Ỉ1Ợ hoặc chi phí.
4.3.6. Đ ầy đủ (Completeness)
Để có thể đáng tin cậy, trong những giới hạn của tính trọng yếu và chi phí, các thông tin tài chính
phải đầy đủ. Việc bỏ sót có thể tạo nên thông tin bị sai lệch. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chinh phát
sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

4.4. Tính có thể so sánh (Comparability)
Những người sử dụng phải có thể so sánh các báo cáo cùa một thực thể (đơn vị):
(a) Theo chuỗi thời giaa để xác định được xu hướng.
(b) VỚI các báo cáo của các đơn vị khác, để đánh giá tình hình tài chính, việc thực hiện và
các thay đổi trong tình hình tài chính liên quan đến họ.
Trần Xuân Nam - MBA



160

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

Do vậy, tính nhất quán trong ứng xử kế toán là rất quan trọng đối với các khoản mục theo thời
gian, trong một đơn vị và trong tất cả các đơn vị, tổ chức.
Việc trình bày thuyết minh các chính sách kế toán là đặc biệt quan trọng. Những người sử
dụng phải có thể phân biệt giữa sự khác nhau của các chính sách kế toán để có thể làm việc so
sánh vững chác hơn của các khoản mục giống nhau trong các tài khoản của các đơn vị khác
nhau.
Tính có thể so sánh không giống như tính thống nhất (uniformity). Các đơn vị có thể thay
đổi các chính sách kế toán nếu nó trở nên không phù hợp.
Các thông tin Hên quan cho các kỳ trư ớc cần được trình bày để có thể so sánh qua thời gian.

4.5. Sự hạn chế thông tin liên quan và thông tin đáng tin cậy
(Constraints on relevant and reliabe information)
4.5.1. Tính kịp thời (Timeliness)
Thông tin có thể trở nên không liên quan nếu nó bị trễ trong việc báo cáo nó. Có một sự cân
bằng giữa tính kịp thời và việc cung cấp thông tin đáng tin cậy. Thông tin có thể được báo
cáo trên cơ sở đúng lúc khi không phải tất cả các mặt giao dịch đã được hiểu biết hết, do vậy
làm tồn hại đến tính đáng tin cậy.
Nếu tất cả các chi tiết của một giao địch đều biết được, Ĩ1Ó có thể trở nên quá trễ cho việc phát
hành ra thông tin vì nó đã trở nến không liên quan. Việc đáng quan tâm nhất nằm ở chỗ thế
nào là tốt nhất để đáp ứng nhu Cầu ra quyết định kinh tế của những người sử dụng thông tin.
4.5.2. Sự cãn bằng giữa các lợi ích và chi phí (Balance between benefits and costs)
Đó là một sự kiềm chế ở khắp nơi, không phải một đặc điểm chất lượng. Khi thông tin được
cung cấp, lợi ích của nó phải vượt các chi phí để có và trình bày nó. Đây là một khu vực chủ
quan và có những khó khăn khác: Khác hơn là người sử đụng mong đợi có thể có một lợi ích,
nhưng chi phí có thể do người khác phải trả hơn là người sử dụng thông tin.' Do vậy, sẽ khó

khăn trong việc áp dụng phân tích chi phí-lợi ích, nhưng người lập và ngườỉ sử đụng cần hiểu
sự hạn chế này.
4.5.3. Sự cân bằng giữa các đặc tính chất lượng
(B alance betw een qualitative characteristics)
Một sự cân bàng giữa các đặc tính chất lượng thường rất cần thiết, mục tiêu là để đạt được một sự
cân bằng hợp lý để đáp ứng mục tiễu của các báo cáo tài chính. Có một vấn đề cho việc đánh giá
chuyên ngành là sự quan trọng liên quan của các đặc tính này trong mỗi trường hợp.

4.6. Trình bày trung thực và hợp lý (True & fair view/ fair presentation)
Bộ khung không cố gắng định nghĩa những khái niệm này một cách trực tiếp. Dù sao nó cũng
tuyên bố ràng việc áp dụng các đặc tính chất lượng cơ bản và các chuẩn mực kế toán phù
hợp sẽ thường dẫn đến các báo cáo tài chính mà chúng trình bày tình hình một cách trung
thực và hợp lý hay trình bày hợp lý.
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

161

5 Các yếu tố của các báo cáo tài chính
(The elem en ts o f financial statem ents)
5 1. Khái quát các yếu tố (Overview o f the elements) -t
Các yếu tố của các báo cáo tàỉ chính
Đo lường tình hình tài chính trong
bảng cân đối kế toán (Balance sheet)

Đo lường việc thực hiện
Báo cáo kết quả (Income statement)


- Các tài sản (Assets)

- Doanh thu, thu nhập (Income)

- Các khoản nự phải trả (Liabilities)

- Chi phí (Expenses)

- Vốn chủ sỏ’ hữu (Equity)
Các giao dịch và các sự kiện khác được nhóm lại thành các loại lớn và trong cách này những
ảnh hưởng tài chính của nó được chi ra trong các báo cáo tài chính. Những loại lớn này ià các
yếu tố của các báo cáo tài chính. Bộ khung kế toán đã trình bày các yếu tố này như dưới đây:
Một quá trình phân loại nhỏ hơn sau đó được thực hiện cho việc trình bày trên các báo cáo tài
chính, ví dụ các tài sản được phân loại theo bản chất tự nhiên (nature) hoặc theo chức năng
(function) trong kinh doanh để chỉ ra các thông tin theo cách tốt nhất cho những người sử
dụng để ra các quyết định kinh tế.

5.2. Tình hình tài chính (Financial position)
5.2.1. C ác định nghĩa (D efinitions) (Theo bộ khung):
Tài sản (asset) là một nguồn lực do đơn vị kiểm soát như là một kết quả của các sự kiện quá
khứ và từ đỏ cố thể thu được lợi ích kinh tế trong tương ỉai.
N ợ phải trả (liability) là một nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện quả khứ mà
đơn vị phải thanh toán từ các nguồn ỉực của mình thề hiện bằng các lợi ích kỉnh tế.
Vấn chủ sở hữu (equity) là giá trị lợi ích còn lại trong các tài sản của đơn vị sau khỉ trừ đi
tất cả các khoản nợ phải trả.
Những định nghĩa này rất quan trọng, nhưng Ĩ1Ó không bao gồm việc phân loại để ghi nhận bất
cứ một khoản mục nào, chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau của chương này. Điều này có nghĩa ìà
các định nghĩa có thể bao gồm cả các khoản mục mà nó thực tế không được ghi nhận trong bảng
cân đối kế toán vì chúng không đáp ứng tiêu chí ghi nhận cụ thể nào đó, mà chúng ta sẽ thấy ở
dưới, dòng tiền có thể của bất cứ lọi ích kinh tế nào chảy vào hoặc chảy ra từ kinh doanh.

Một khoản mục có thể đáp ứng bất cứ một định nghĩa nào ở trên sẽ phụ thuộc vào thực chất
và thực tế kinh tế của giao dịch, nó không phụ thuộc vào hỉnh thức pháp lý của nó. Ví dụ như
việc thuê tài chính.
Trần Xuân Nam - MBA


162

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG iASB/VAS

5.2.2. Tài sản (Assets)
Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về các bộ phận của các định nghĩa ở trên.
Lợi ích kinh tế tương lai (Future economic benefit) là tiềm năng đóng góp, trực tiếp hay
giản tiếp vào dòng tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị. Tiềm năng này có thế là
một khoản mục làm tăng sản ỉượng mà riỏ ỉà một phần của các hoạt động kinh doanh của đơn
vị. Nó cũng có thể là một dạng cỏ thể chuyển đổi thành tiền hay tương đương tiền hay một
khả năng làm giảm bớt các khoản tiền phải chi ra, vỉ dụ như khi một phương pháp sản xuất
thay thế làm giảm bớt chi phí sản xuất.
Các tài sản thường được thuê để sản xuất ra hàng hóa hoặc dịch vụ cho các khách hàng; các
khách hàng sau đó sẽ trả tiền cho ĩửiững thứ này. T ự th ân tiền biểu hiện là một dịch vụ đối
với đơn vị vì mệnh lệnh của nó lớn hơn các nguồn lực khác.
Sự tồn tại của một tài sản, đặc biệt về mặt kiểm soát là không đáng được tiĩi cậy về:
(a) Hình thức vật chất (Physical form, như bằng phát minh, sáng chế và bản quyền) hoặc
(b) Các quyền pháp lý (Legal right - như thuê).
Các giao dịch hoặc các sự kiện trong quá khứ tạo nên các tài sản; những hy vọng này xuất
hiện trong tương lai không tạo nên các tài sản. Ví dụ, việc dự định mua một tài sản cố định
không thỏa mãn định nghĩa của một tài sản.
5.2.3. Các khoản nợ phải trả (Liabilities)
Chúng ta lại xem xét kỹ hơn các mặt của định nghĩa. Một đặc tính cơ bản của một khoản nợ
phải trả là đơn vị có một nghĩa vụ hiện tại (Present obligation).

Các định nghĩa (Definitions)
Nghĩa vụ (Obligation) ỉà một nhiệm vụ hay trách nhiệm hành động hoặc thực hiện theo một
cách nhất định. Các nghĩa vụ có thể bị bắt buộc về pháp lý như hệ quả cùa một hợp đồng
ràng buộc hay một yêu cầu do luật pháp quy định. Các nghĩa vụ có thế phát sinh từ hoạt động
thực tế kinh doanh thông thường, các thói quen và một mong muốn duy trì các mối quan hệ
kinh doanh tốt hoặc hành động một cách hợp ỉý.
Một điều quan trọng là cần phân biệt giữa một nghĩa vụ hiện tại và một cam kết tương lai
(future commitment). Một quyết định quản trị để mua các tài sản trong tương lai tự Ĩ1Ó không
làm phát sinh một nghĩa vụ hiện tại.
Việc thanh toán (Settlement, giải quyết) một nghĩa vụ hiện tại sẽ ỉiên quan đến việc sử dụng
các nguồn lực thể hiện là các lợi ích kinh tế để đáp ứng yêu cầu thanh toán của các bên khác.
Điều này có thể làm theo nhiều cách khác nhau, không chi có trả bằng tiền.
Các khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch hay sự kiện q u á k h ứ (Past transactions or
events). Trong trường hợp việc ghi nhận của các tranh cãi tương lai với các khách hàng trên
cơ sở số lượng mua hàng năm, giá vốn hàng bán trong quá khứ là giao địch mà chúng tạo nên
nợ phải trả.
KẾ TOÁN TÀI CHỈNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

163

Các khoản dự phòng (Provisions)
Khoản d ự phòng (Provision). M ộ i nghĩa vụ hiện tại để đáp ứng phần còn ỉạỉ của định nghĩa
của một khoản phải trả, thậm chí sổ tiền của nghĩa vụ đó ỉầphăỉ ước tỉnh.
Ví dụ: Bạn hãy xem xét các tình huống sau đây. Trong mỗi trường hợp, chúng ta có ghi nhận
hay không một tài sản hay nợ phải trả theo các định nghĩa đã cho của bộ khung kế toán? Hãy
đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn.
■(a)" Công ty A mua một bằng sáng chế trị giá 400 triệu đồng. Bằrig sáng chế sẽ cho phép công

ty được quyền sử dụng độc quyền quy trình sản xuất cụ thể mà chúng sẽ tiết kiệm được
100 triệu đồng/năm cho 5 năm tới.
(b) Công ty B trả cho công ty X 200 triệu đồng để làm một xưởng sửa chữa xe ôtô, với điều
kiện rằng phải đối xử ưu tiên cho các xe thuộc đội xe của công ty B.
(c) Công ty xe máy s YM tạo nên một khoản bảo hành cho mỗi xe được bán ra.
Trả lờ!:
(a) Đó là một tài sản vô hình. Có một sự kiện quá khứ, kiểm soát các lợi ích kinh tế tương lai
(thông qua việc giảm chi phí).
(b) Khoản này không thỏa mãn là một tài sản. Công ty B không kiểm soátxưởng sửa xe ô tô
và nó khó có thể thuyết phục rằng có các ỉợi ích kinh tế trong tương lai.
(c) Đây là một khoản phải trả, việc kinh doanh tạo nên một nghĩa vụ. Nó cần được ghi nhận
khi việc bảo hành công bố có hiệu lực (khi bán xe) hơn là khi khách hàng đòi bảo hành.
5.2.4. V ốn chủ sở hữu (Equity)
Vốn chủ sở hữu được định nghĩa như trên là phần còn lại (residual), nhưng Ĩ1Ó có thể được phân
loại thành các lứióm nhỏ hơn trong bảng cân đối kế toán. Nó hàm ý chỉ ra các hạn chế về pháp
lý hoặc hạn chế khác của đơn vị trong khả năng chia hoặc sử dụng khác đi vốn chủ sở hữu của
nó. Một số quỹ dự trữ là được yêu cầu theo luật định hoặc các yêu cầu khác, ví dụ để bảo vệ
quyền lựi của các chủ nợ. số tiền trình bày cho vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào việc đo lường tài
sản và nợ phải trả. Nó không phải làm gì với giá thị trường của cồ phiếu của công ty.

5.3.

Việc thực hiện kinh doanh (Performance)

Lợi nhuận là thước đo của việc thực hiện (Measure o f performance), hoặc như là một cơ sở
cho các thước đo khác ,như lãi trên mỗi cổ phiếu (EPS). Các yếu tố liên quan trực tiếp đến
việc xác định lợi nhuận ỉà doanh thu, thu nhập khác và chi phí, đến lượt nó ỉạimột phần phụ
thuộc vào các khái niệm vốn và bảo toàn vốn được chấp nhận.

5.3.1. Các định nghĩa. Các yếu tố thu nhập và chi phí được định nghĩa như sau:.

Thu nhập (hay doanh thu và thu nhập khác) (Income) ỉà các lợi ích kinh tế được tăng lên
trong kỳ kế toán dưới hình thức của các dòng tiền vào, hoặc tăng các tài sản hay giảm các
khoản nợ phải trả mà chủng dẫn đến việc tăng vốn chủ sở hữu, hơn là (hay không phải ỉà)
các khoản vốn góp của các chủ sở hữu.'
Trần Xuân Nam - MBA


164

Phần il: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

Chi p h ỉ (Expenses) là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức
các khoản tiền chỉ ra, các khoản khấu hao (giảm) các tài sản hoặc phát sình các khoản nợ
phải trả dẫn đến làm giảm vén chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho các
chủ sở hữu.
Thu nhập và chi phí được trình bày theo các cách khác nhau trong báo cáo lãi/ lỗ (kết quả hoạt
động kinh doanh) để cung cấp thông tin ỉiên quan cho việc ra các quyết định kinh tế. Ví đụ
việc phân biệt giữa doanh thu và các chi phí mà chúng phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh thông thường và những hoạt động khác không thông thường. Các khoản mục của
doanh thu và chi phí có thể được phân biệt từ bản thân nó hoặc kết hợp chúng với nhau.

5.3.2. Doanh thu và thu nhập khác (Incom es)
Cả doanh thu (revenue) và lãi (gains) đều bao gồm trong định nghĩa của thu nhập. Doanh thu
phát sinh từ quá trình các hoạt động kinh doanh thông thường của một đơn vị,
Thu nhập khác (gains) là các khoản tăng trong các lợi ích kinh tế. Như vậy, nó không cỏ sự
khác nhau về bản chất so với doanh thu.
Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài cảc hoạt động
tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do
vi phạm hợp đồng. Định nghĩa về thu nhập cũng bao gồm các khoản thu nhập chưa thực hiện
(unrealised gains), ví dụ do đánh giá lại các chứng khoán có thể bán.


5.3.3. Chi phí (Expenses)
Cũng tương tự như thu nhập, định nghĩa các chi phí bao gồm các khoản lỗ cũng như các
khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Định nghĩaĩ Các khoản lẽ (Losses) là các khoản giảm các lợ i ích kỉnh tế Như vậy, nở không
có sự khác nhau về bản chất so với các chi p h ỉ khác.
Các khoản lỗ sẽ bao gồm các khoản phát sinh từ việc bán thanh lý các tài sản dài hạn. Định
nghĩa của các chi phí cũng sẽ bao gồm các khoản lỗ chưa thực hiện (unrealised losses), như
các ảnh hưởng từ việc thay đổi tỷ giá từ việc vay tiền.
Các điều chỉnh bảo toàn vốn (Capital maintenance adjustments)
Một khoản đánh giá lại tạo nên một khoản tăng hay giảm vốn chủ sở hữu.
Đánh giá lạỉ (revaluation) ỉà tuyên bố ỉạỉ giả trị các tài sản và các khoản nợ phải trả.
Những sự tăng và giảm này đáp ứng các định nghĩa của các thu nhập và chi phí. Chúng
không bao gồm trong báo cáo lãi/ lỗ (kết quả kinh doanh) theo các khái niệm của bảo toàn
vốn, nhưng đúng hơn là trong vốn chù sở hữu.
Tóm lược phần 5
Đảm bảo chắc chắn rằng bạn đã nắm chắc các định nghĩa quan trọng về:
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

- Tình tình tài chính: bao gồm các tài sản,

Ĩ1 Ợ

165

phải trả và vốn chủ sở hữu.


- Thực hiện tài chính: bao gồm thu nhập và chi phí.

6.Ghi nhận các yếu tố của các báo cáo tài chính
(Recognition of the elements of financial statements)
Như đã đề cập ở phần 5, các khoản mục thỏa mãn định nghĩa của các tài sản hay nợ phải trả
có thể vẫn không được ghi nhận trong các báo cáo tài chính vì nó phải thỏa mãn các tiêu
chuẩn ghi nhận nhất định (recognition criteria).

6.1. Định nghĩa việc ghi nhận (Recognition)
Quá trình kết hợp chặt chẽ trong bảng cân đổi kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh một
khoản mục mà nỏ thỏa mãn định nghĩa của một yếu tố và thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây
cho việc ghi nhận:
(à) Cỏ thể bất cứ một lợi ích kình tế tương lai gắn liền với khoản mục đó sẽ tăng ỉên hoặc
giảm xuống từ đơn vị hay doanh nghiệp;
(b)

Khoản mục đỏ có chỉ phỉ hoặc giả trị mà chủng cỏ thể được đo lường một cách đấng tin cậy.

Việc ghi nhận cần phải quan tâm đến tính trọng yếu (Materiality), xem phần 4 ở trên.

6.2. Khả năng xảy ra của các lọi ích kinh tế tương lai
(Probability o f future economic benefits)
Khả năng xảy ra ở đây nghĩa là mức độ không chắc chắn (Degree o f uncertainty) mà các ỉợi
ích kinh tế tương lai gắn liền với một khoản mục sẽ chảy vào hoặc chảy ra từ đơn vị. Điều này
phải được đánh giá trên cơ sở các đặc điểm của môi trường của đơn vị và các chứng cứ sẵn có
khi các báo cáo tài chính được lập.

6.3. Tính đáng tin cậy của việc đo lường (Reliability o f measurement)
Chi phí hay giá trị của một khoản mục, trong nhiều trường hợp, phải ước tính. Bộ khung
tuyên bố rằng việc sử dụng các ước tính hợp lý 'là một phần cần thiết của việc lập các báo cáo

tài chính và Ĩ1Ó không làm mất đi tính đáng tin cậy của chúng. Khi việc ước tính hợp lý không
thể thực hiện được, khoản mục đó không được ghi nhận, mặc dù việc tồn tại của nó cần được
giải thích trong phần thuyết minh các báo cáo tài chính, hay tài liệu giải thích khác.
Các khoản mục có thể vẫn đáp ứng yêu cầu cho việc ghi nhận vào một ngày sau đó vì những
sự thay đồi trong các tình huống hoặc các sự kiện xảy ra sau.

6.4. Việc ghi nhận các khoản mục {Recognition o f items)
Chúng ía có thể tóm lược tiêu chuẩn ghi nhận cho các tài sản, Ỉ1Ợ phải trả, thu nhập và chi phí,
dựa trên các định nghĩa đã nêu ở trên.
Trần Xuân Nam - MBA


166
Khoản mục

Phần li: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS
Được ghi nhận trong

Tài sản
(Asset)

Bảng cân đối kế toán
(Baỉănce sheet)

Nọ> phải trả
(Liability)

Bảng cân đối kế toán
(Baiance sheet)


Thu nhập
(Income)

Báo cáo kết quả KD
(Income statement)

Các khoản

Báo cáo kết quả KD

(Expenses)

(Income statement)

Khi

Có khả năng các lợi ích kinh tế tương lai sẽ chày vào đơn vị và tài
sản đó có chi phí hoặc giả trị mà chúng có thể được đo lường một cách
đáng tin cậy.
Có khả năng mội dòng chảy ra các nguồn lực thể hiện ờ các lợi ích
kinh tế sẽ là kết quả từ việc giải quyết nghĩa vụ hiện tại và $ố tiền đó
có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.
Một khoản íăng các lợi ích kinh tế liên quan đến một khoản tăng trong
một tài sàn hoặc một khoản giảm của một khoàn nợ phải trả, mà
chúng có thể được đo lường một cách đáng tin cậy.
Một khoản giảm các lợi ích kinh tế liên quan đến một chi phí khoản
giảm trong một tài sản hoặc một khoản tăng của một khoản nợ phải
trà, mả chúng có thể được đo iường một cách đáng tin cậy.

7. Đo lường các yếu tố của các báo cáo tài chính

(Measurement of the elements of financial statements)
Các định nghĩa (Definitions)
Đo lường (Measurement) là quá trĩnh xấc định số tiền các yếu tố của cảc báo cảo tài chính
được ghì nhận và trình bày trên bảng cân đối kế toán và bảo cảo ỉãi/ lễ (kết quả).
Điều này bao gồm việc lựa chọn một cơ sở cụ thể cho việc đo lường (Basis o f measurement),
Một số các cơ sở này được sử dụng ở các mức độ khác nhau trong việc thay đổi các sự kết
hợp trong các báo cáo tài chính. Nó bao gồm:
Giả gốc (Historical cost)
Các tài sản (Assets) được ghi nhận theo giá trả bằng tiền ngay hay các khoản tương đương
tiền (Cash or cash equivaỉance paid) hoặc theo giá trị hợp ỉý (Fair value) của tài sản đỗ vào
thời điểm mua chủng. Các khoản nợ phải trả (Liabilities) được ghi nhận theo so tiền phải trả
trong việc trao đôi nghĩa vụ, hoặc trong một số trường hợp (ví dụ nhu thuế thu nhập doanh
nghiệp), theo giá trị trả bằng tiền ngay hay các khoản tương đương tiền hy vọng được trả để
thanh toán nợ phải trả trong quá trình kỉnh doanh bình thường.
Giá p h ỉ hiện hành (Current cost), số giá trị trả bằng tiền ngay hoặc các khoản tương đương
tiền mà chúng phải được trả nếu một tài sản giống hay tương đương như vậy được mua ở thời
điểm hiện tại.
Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền không cần thuyết minh mà chúng được yêu cầu để
thanh toán các nghĩa vụ tại thời điêm hiện tạ i
Giá trị có thể thực hiện (thanh toán)(Realisable (settlement) value).
Giá trị có thể thực hiện (Realisable value), số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà hiện
tại chúng cỏ thể có được bằng việc bán một tài sản trong việc thank lý gọn gàng.
Giả trị thanh toán (Settlement value). Một sự ước tính hiện tại của một giá trị chiết khấu
hiện tại của các dòng tiền thuần tương lai trong quá trình kinh doanh bình thường.
KỂ TOÁN TÀI CHÍNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế.

167


Giá gốc (H istorical cost) là một cơ sở đo lường được chấp nhận một cách phổ biến nhất,
nhưng nó thường được kết họp với các cơ sở đo lường khác, ví dụ như hàng tồn kho được ghi
nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá tộ có thể thực hiện.
Ví dụ: Công ty Giấy Sài Gòn mua một máy mài 5 năm về trước với giá là 200 triệu đồng.
Bây giờ nó đã bị hỏng và cần phải thay thế. Một máy mới giống hệt như vậy có thể mua được
với giá 220 triệu đồng. Hỏi giá gốc, giá thay thế máy mài trên ỉà bao nhiêu?
Giá gốc (Historical cost) là 200 triệu đồng.
Giá thay thế (Replacement cost) là 220 triệu đồng.
Giả sử máy trên có thể sửa chữa để sử dựng với giá 50 triệu đồng. Nó có thể bán với giá 80
triệu đồng. Giá trị hiện tại thuần của máy là bao nhiêu?
Giá trị thực hiện thuần (Net realisable value) = 80 triệu đ - 50 triệu đ = 30 triệu đồng

8. Các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn
(Concepts of capital and capital-maintenance)
Hầu hết các don vị/ thực thể (entities) sử dụng khái niệm vốn theo tài chính (Finanical concepts
of capital) khi lập các báo cáo tài chính của họ. Khái niệm vốn được lựa chọn cần phù họp với
nhu cầu của người sử đụng các báo cáo tài chính của đơn vị.
Các khái niệm bảo toàn vốn và việc xác định lãi (Concepts of capital maintenance and
the determination of profit)
Định nghĩa vốn (Capital):
Khải niệm vốn theo tàỉ chỉnh (Financial concept o f capital) ỉà số tiền đã đầu tư hoặc sức
mua đã được đầu tư, các tàỉ sản thuần hoặc vốn chủ sở hữu cùa một đơn vị. Khải niệm vốn
theo tài chính được chấp nhận bởi hầu hết các đơn vị.
Khái niệm vấn theo vật chất (Physical concept o f capital) là khả năng hoạt động sản xuất
(Operating capability), dựa trên khâ năng sản xuất của một đơn vị (entity), ví dụ số lượng
đơn vị sản phẩm đầu ra mỗi ngày.
Lãỉ hay lợi nhuận (Profit) là giá trị còn lại sau khi ỉấy thu nhập (Income) trừ đi các khoản
chi phí (bao gồm cả cấc khoản điều chỉnh để bảo toàn vón). Tắt cả sỗ tiền vượt quá số được
yêu cầu để bảo toàn vắn vào thời điểm đầu kỳ là lãi.

Định nghĩa lãi này rất quan trọng. Sự khác nhau chính giữa hai khái niệm bảo toàn vốn ỉà việc
đối xử với các ảnh hưởng của những sự thay đổi trong giá của các tài sản và nợ phải trả của
một đơn vị. Nói chung một đơn vị đã bảo toàn được vốn nếu số vốn cuối kỳ của nó bằng thời
điểm đầu kỳ. Tất cả số vượt ngoài số yêu cầu để bảo toàn vốn vào đầu kỳ ỉà lãi.
(a) Bảo toàn vốn theo tài chính: Lãi là số tăng trong vốn bằng tiền danh nghĩa trong kỳ.
(b) Bảo toàn vốn theo vật chất: Lãi là số tăng trong khả năng sản xuất vật chất ừong kỳ.
Trần Xuân Nam - MBA


168

9.

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ BỘ KHUNG IASB/ VAS

VAS 01 - Chuẩn mực chung của kế toán Việt Nam
(VAS 01- General Vietnamese Accounting Standards)

- Trong hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam không có bộ khung riêng biệt như IAS, tuy
nhiên thay vào đó, VAS 01 “chuẩn mực chung” quy định các vấn đề chung như là bộ khung
để xây đựng các chuẩn mực mới và xem xét các chuẩn mực hiện hành. Có thể nói chuẩn mực
chung VAS 01 đã bao gồm về cơ bản nội dung của bộ khung của ĨASB.
- Tuy'nhiên VAS 01 không đưa ra khái niệm vốn và bảo toàn vốn như đã được trình bày ở
phần 8 của bộ khung trên.
- Có một chú ý là trong VAS 01, thuật ngữ doanh nghiệp được dùng với nghĩa ỉà đơn vị kế
toán hay thực thể (entity). Tại sao trong bộ khung cũng như là trong các chuẩn mực kế toán
quốc tế không sử đụng thuật ngữ doanh nghiệp để thay thế thuật ngữ “Thực thể” hay “Đơn
vị”. Doanh nghiệp là một đơn vị kế toán, nhưng đơn vị kế toán có thế không phải là một
doanh nghiệp, nó có thể bao gồm một tập đoàn gồm công ty mẹ, các công ty con và các công
ty liên doarửi, liên kết.

- Để xem VAS 01 chuẩn mực chung cũng như cậc VAS và các thông tư hướng đẫn VAS, bạn
hãy vào trang web www.vacpa.org.vn

Tóm lược chương (Chapter summary)
- Bộ khung của IASB cung cấp một bộ khung các khái niệm (Conceptual framework) cho
tất cả các IAS. Nó bao gồm một số phần.
- M ục tiêu của các báo cáo tài chính là đáp ứng các nhu cầu của những người sử dụng.
- Các giả định (Underlying assumptions) quan trọng là Tiếp tục h o ạt động (Going concern)
và Cơ sở dồn tích (Accuals basis).
- Bốn đặc điểm chất lượng quan trọng của các báo cáo tài chính là:
- Tính có thể hiểu được (Ưnderstanđability);
- Tính liên quan (Relevance);
- Tính đáng tin cậy (Reliability);
- Tính có thể so sánh được (Comparability).
- Các yếu tố của các báo cáo tài chính có thể chia thành:
- Tỉnh hình tài chính (Financial position)(Bảng cân đối kế toán): Các tài sản, các khoản
phải trả, vốn chủ sở hữu;
" Thực hiện tài chính (Financial performance) (Báo cáo kết quả): Thu nhập (doanh thu và
thu nhập khác) và các khoản chi phí.
- Tiêu chuẩn để ghi nhận là rất quan trọng, nó gồm:
- Khả năng các lợi ích kinh tế tương lai;
- Tính đáng tin cậy của việc đo lường.
KỂ TOÁN TÀI CHỈNH


Chương 6: Bộ khung của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế...

169

- Việc đo ỉường các yếu tố của các báo cáo tài chính liên quan đến một số khái niệm:

- Giá gốc (Historical cost);
- Giá hiện hành (Current cost);
- Giá trị có thể thực hiện được (Realisable /settlement value);
- Giá trị hiện tại (Net present value);
- K hái niệm vốn và bảo toàn vốn được lựa chọn cho các báo cáo tài chính cần phải phù hợp
với nhu cầu của người sử dụng. Sự lựa chọn giữa hai cách:
- Bảo toàn vốn theo tài chính (Financial capital maintenance);
- Bảo toàn vốn theo vật chất (Physical capital maintenance);
Hầu hết các công ty sử dụng khái niệm bảo toàn vốn theo tài chính.

Câu hỏi và bài tập (Questions & exercises)
1. Định nghĩa một bộ khung khái niệm?
2. Các lợi ích và bất lợi của một bộ khung khái niệm là gì?
3. Cho việc lập các báo cáo tài chính, nhu cầu của loại người sử dụng nào là tối thượng phải
quan tâm?
4. Định nghĩa tính liên quan?
5. Người sử dụng có thể so sánh các báo cáo tài chính của một đơn vị theo những cách nào?
6. Một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả. Đúng hay sai?
7. Định nghĩa việc ghi nhận?
8. Giá phí hay giá trị của các khoản mục trên các báo cáo tài chính không bao giờ được ước
tính. Đúng hay sai?
9. Cơ sở của việc đo lường phổ biến nhất được sử dụng trong các báo cáo tài chính ỉà gì?
Trả lời câu hỏi và bàỉ tập (Answers)
1. Bộ khung khái niệm (Conceptual framework) là một tuyên bố các nguyên tắc lý thuyết
được thừa nhận chung mà chủng tạo ra bộ khung để tham chiếu cho việc lập các báo cáo tài
chính.
2. Các lợị ích:
- Chuẩn hóa thực tế kế toán.
- Giảm bớt sự mở để phê bình, chỉ trích.
- Tập trung vào báo cáo kết quả kinh dọanh hay bảng cân đối kế toán.

Trần Xuân Nam - MBA


170

Phần II: CÁC HỆ THỐNG KỂ TOÁN VÀ BỘ KHUNG iASB/VAS

Các bất lợi có thể:
- Có rất nhiều loại người sử dụng nên không thể đáp ứng yêu cầu của tất cả họ.
- Có thể cần các bộ khung khác nhau cho sự khác nhau của các chuẩn mực cho các mục đích
khác nhau.
- Nó không rõ ràng rằng việc lập và thực hiện các chuẩn mực có thể dễ dàng hơn nếu nó có
bộ khung các khái niệm.
3. Nhu cầu thông tin của nhà đầu tư.
4. Tính liên quan: Thông tin có chất lượng của Hên quan khỉ nó ảnh hưởng đến các quyết định
kinh tế của những người sử dụng chủng bằng việc giúp họ đảnh giá cấc sự kiện quá khứ, hiện
tại hoặc tương ỉai hoặc khẳng định hoặc chỉnh sửa các đảnh giá quá khứ của nó.
5. Phân tích theo chuỗi thời gian để xác định được xu hướng
So sánh với báo cáo của các đơn vị khác để biết đơn vị đó tốt hay không tốt đến mức ĩiào.
6. Đúng, nó thỏa mãn các định nghĩa của Nợ phải trả, nhưng số tiền có thể cần phải ước tính.
7. Việc ghi nhận (Recognition) ỉà quá trình kết hợp chặt chẽ trong bảng cân đối kế toán hoặc
bảo cáo kết quả kinh doanh một khoản mục mà nó thỏa mãn định nghĩa của một yếu tố và
thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây cho việc ghì nhận:
(a) Có thể bất cứ một lợi ích kinh tế tương ỉai gắn ỉỉền với khoản mục đố sẽ tăng lên hoặc
giảm xuống từ đơn vị hay doanh nghiệp;
(b) Khoản mục đó có chỉ p h í hoặc giá trị mà chủng cỏ thể được đo lường một cách đấng
tin cậy.
8. Sai. Số tiền thường phải được ước tính.
9. Giá gốc (Historical cost).


KẾ TOÁN TÀỈ CHÍNH



×