Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Mô hình kinh tế lượng về lý thuyết tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.41 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

BÁO CÁO KINH TẾ LƯỢNG

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ HỆ SỐ ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG ICOR TẠI VIỆT NAM
(GIAI ĐOẠN 1986 - 2015)

Nhóm thực hiện:
Lớp:
Khóa: 53
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thúy Quỳn


Hà Nội, tháng 5 năm 2016

MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Một đất nước
mạnh hay yếu giờ đây không chỉ dựa vào sức mạnh vũ trang, quân đội mà sẽ dựa vào
sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia đó. Qua 3 lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
(Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith, Lý thuyết tăng trưởng của trường phái
Keynes và lý thuyết tăng trưởng của trường phái cổ điển mới), có thể thấy 4 nguồn lực
cơ bản của tăng trưởng kinh tế là: Tài nguyên thiên nhiên, Tích luỹ tư bản (đầu tư),
Vốn nhân lực, Tiến bộ công nghệ.


Trong bài tiểu luận này, chúng em xin đề cập đến mối quan hệ giữa Đầu tư và
Tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn, chúng em sẽ xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
hay tốc độ tăng của GDP và hệ số ICOR. Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output
Ratio) thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng
cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.
Để xác định được mối quan hệ đó thì Kinh tế lượng là công cụ rất quan trọng và
rất đắc lực hỗ trợ chúng ta. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tiến hành chạy
thử một mô hình kinh tế lượng dựa theo một mẫu số liệu mà nhóm thu thập được; từ
đó, sẽ tìm ra được mô hình ước lượng tối ưu nhất để xác định mức độ phụ thuộc của sự
tăng trưởng kinh tế với tích luỹ vốn (đầu tư).
Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 phần chính:
• Phần 1: Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
• Phần 2: Xây dựng mô hình
• Phần 3: Diễn giải kết quả
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, chúng em đã cố gắng tham khảo, tìm
tòi tài liệu và vận dụng kiến thức đã tích luỹ từ các môn học kinh tế trước đây để thể
hiện đề tài một cách tốt nhất. Bên cạnh đó chúng em cũng nhận được sự góp ý và chỉ
bảo tận tình từ cô Nguyễn Thúy Quỳnh trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Chúng em
xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình này.
Do vốn kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận của chúng em chắc chắn sẽ còn thiếu
sót. Rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp từ phía thầy cô cũng như từ
phía các bạn để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


I. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
1. Mô hình Tân cổ điển
Vào cuối thế kỉ 19, cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ , trường phái
kinh tế Tân cổ điển ra đời. Bên cạnh một số quan điểm về tăng trưởng kinh tế tương
đồng cùng trường phái cổ điển, mô hình này có các quan điểm mới sau:

Đối với các nguồn lực về tăng trưởng kinh tế, mô hình nhấn mạnh vai trò đặc biệt
quan trọng của vốn. Từ đó họ đưa ra hai khái niệm:
• Phát triển kinh tế theo chiều sâu: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng số lượng vốn

cho một đơn vị lao động
• Phát triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng dựa vào sự gia tăng vốn tương ứng

với sự gia tăng lao động
Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất
Cobb Douglass Y=F(k,l,r,t). Sau khi biến đổi, Cobb-Douglass thiết lập mối quan hệ
theo tốc độ tăng trưởng các biến số:
g=t+ak+bl+cr
Trong đó:
• g: tốc độ tăng trưởng GDP
• k,l,r: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên
• t: phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật
• a, b, c: các hệ số, phản ánh tỉ trọng của các yếu tố đầu vào trong tổng sản phẩm:

a+b+c=1


2. Mô hình Keynes
Mô hình nhấn mạnh vai trò của tổng cầu trong xác định sản lượng của nền kinh
tế: sau khi phân tích các xu hướng biến đổi của tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và ảnh
hưởng của chúng đến tổng cầu , khẳng định cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao
tổng cầu và việc làm trong xã hội
Nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế.
Những chính sách làm tăng tiêu dùng: tác động vào tổng cầu; sử dụng ngân sách nhà
nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước và trợ cấp vốn cho
các doanh nghiệp, giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư, đánh giá cao vai trò

của hệ thống thuế, công trái nhà nước để bổ sung ngân sách, tăng đầu tư của nhà nước
vào các công trình công cộng và một số biện pháp hỗ trợ khác khi đầu tư tư nhân giảm
sút
Phát triển tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỉ 20, hai nhà kinh tế
học là Harod nguời Anh và Domar người Mĩ đưa ra mô hình xem xét mối quan hệ tăng
trưởng với các nhu cầu về vốn:
g=s/k=i/k
Trong đó:
• g: tốc độ tăng trưởng
• s: tỉ lệ tiết kiệm
• i: tỉ lệ đầu tư
• k: hệ số ICOR: hệ số gia tăng tư bản- đầu ra

Hệ số ICOR phản ánh trình độ kĩ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất
của đầu tư (để tăng 1 đồng tổng sản phẩm cần k đồng vốn).


3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại
Sau một thời gian áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy của Keynes, quá nhấn mạnh
tới vai trò bàn tay hữu hình của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, hạn
chế bàn tay vô hình, tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng. Các nhà kinh tế học của
trường phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp. Trên thực tế, hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ
khác nhau.
Vì thế, đây được coi là mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại, nội dung cơ bản của
nó là: Giống mô hình của Keynes, quan niệm sự cân bằng của kinh tế xác định tại giao
AS và AD. Thống nhất với mô hình kinh tế tân cổ điển, mô hình kinh tế học hiện đại
cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất, đó là tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ. Thống nhất với
kiểu phân tích của hàm sản xuât Cobb-Douglass về sự tác động của các yếu tố trên với

tăng trưởng.
Các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô hình Harrod-Domar về vai
trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưỏng kinh tế. Chính vì thế , nhiều người cho
rằng mô hình kinh tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển
và học thuyết kinh tế của Keynes.

4. Nghiên cứu về mối quan hệ của tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR
Ở Việt Nam, Trong tạp chí Công nghệ - Ngân hàng số 42 xuất bản tháng 9/2009,
TS. Nguyễn Phi Lân có đưa ra bài viết “Lạm phát Việt Nam 2008 nhìn từ góc độ tiết
kiệm và đầu tư” trong đó đã chứng minh mức tăng ICOR liên tục đã tác động tiêu cực
tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2007, thông qua ảnh hưởng tới
lạm phát. Phương pháp ước lượng được sử dụng trong bài viết là phương pháp hiệu
ứng cố định (Fixed Effects - FE), được xem là tối ưu và hiệu quả hơn phương pháp
truyền thống ước lượng bình phương nhỏ nhất OLS. Kết quả của mô hình cho thấy
việc duy trì tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong giai đoạn 2001 - 2007 bằng việc tăng
cường đầu tư cho nền kinh tế mà không chú trọng tính hiệu quả của việc đầu tư đã tạo
sức ép lớn về lạm phát trong các năm tiếp theo.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tìm được rất nhiều tài liệu nước ngoài nhấn mạnh
mối quan hệ giữa hệ số đầu tư hiệu quả với tăng trưởng của nền kinh tế. Bài viết
“Examining the appropriate measure of investments that support economic growth”


của Marites B. Oliva (xuất bản tháng 10/2013) khẳng định ICOR là một chỉ tiêu đo
lường hiệu quả của việc đầu tư và được chú trọng đến khi cân nhắc mục tiêu tăng
trưởng. ICOR thấp hơn dự kiến sẽ dẫn đến một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn vì một
số ICOR thấp thường có nghĩa là quốc gia đó đã sử dụng hiệu quả các công nghệ hoặc
việc sử dụng các công nghệ tiết kiệm vốn. Nếu một nền kinh tế có vốn khan hiếm và
lao động dồi dào, cần có một hệ số ICOR thấp, nếu không, nước đó sẽ sử dụng nhiều
vốn và sử dụng ít lao động cho sản xuất.
Có thể đánh giá chung từ các bài viết là tác giả đều gián tiếp chứng minh ảnh

hưởng của hệ số ICOR đến tăng trưởng kinh tế thông qua ảnh hưởng của nó tới một
biến số khác, như lạm phát, tỷ lệ nghèo đói (Bài viết “Financing Goal 1 of the MDGs
in Africa: some evidence from cross-country data” của Abebe Shimeles, xuất bản
tháng 8/2010). Tuy vậy chúng ta vẫn không thể phủ nhận giữa ICOR và tốc độ tăng
trưởng GDP có một mối liên hệ trực tiếp, theo như công thức được xây dựng từ mô
hình tăng trưởng của Harrod - Domar. Thông qua bài tiểu luận, nhóm sẽ xây dựng mô
hình hồi quy chỉ với 2 biến ICOR và tốc độ tăng trưởng GDP để kiếm chứng mối quan
hệ nghịch chiều giữa hai biến số này.
II. Xây dựng mô hình
1 Giải thích mô hình
a) Giải thích các biến sử dụng
• Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (tốc độ tăng trưởng GDP):
Phản ánh tăng trưởng về mặt khối lượng hàng hóa và dịch cuối cùng của nền
kinh tế được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (ở mô hình đang khảo sát là một năm).
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước được tính cho các ngành, các nhóm ngành, các
loại hình kinh tế, vùng lãnh thổ, nhằm đánh giá nhịp điệu phát triển kinh tế của cả
nước, một ngành hoặc một vùng lãnh thổ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh
tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
g = dY/Y × 100 (%)
Trong đó: Y là quy mô của nền kinh tế (GDP), g là tốc độ tăng trưởng GDP.

• Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR):
Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện
tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước(GDP). Hệ số ICOR thay đổi


tuỳ theo thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu

đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn. Nếu hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu
quả cao và ngược lại.
Hệ số ICOR được tính theo công thức:
ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)
Trong đó: K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.
Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để
tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát
và sửa đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư .
Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng
tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước
phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.
b) Lý thuyết mô hình Kinh tế lượng và phương pháp luận
Mô hình kinh tế lượng là gì?
Có nhiều định nghĩa về kinh tế lượng, thông qua các định nghĩa nhận thấy đo lường
kinh tế không phải là nội dung duy nhất của kinh tế lượng. Phạm vi của kinh tế lượng
rộng hơn, thể hiện qua một số định nghĩa sau:
• Kinh tế lượng bao gồm việc áp dụng thống kê toán cho các số liệu kinh tế để
củng cố về mặt thực nghiệm cho các mô hình do các nhà kinh tế toán đề xuất và
để tìm ra lời giải bằng số.
• Kinh tế lượng là sự phận tích về lượng các vấn đề kinh tế hiện thời dựa trên việc
vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế được thực hiện bằng các phương pháp
suy đoán thích hợp.
• Kinh tế lượng được các nhà kinh tế học sử dụng như là một công cụ hữu ích trong
việc vừa kết hợp khả năng sử dụng các lý thuyết kinh tế cũng như phân tích thực
nghiệm với việc mô hình hóa lý thuyết, qua đó ước lượng được các quan hệ kinh
tế hoặc dự báo hiện tượng kinh tế.
Việc xây dựng mô hình kinh tế lượng được tiến hành theo các bước sau đây:
• Bước 1: Nêu vấn đề lý thuyết cần phân tích và các giả thiết về mối quan hệ giữa
các biến kinh tế
• Bước 2: Thiết lập các mô hình toán kinh tế

• Bước 3: Xây dựng mô hình kinh tế lượng
• Bước 4: Thu thập số liệu
• Bước 5: Ước lượng thông số số


• Bước 6: Kiểm định giả thiết thống kê, nếu kiểm định cho kết quả tốt thì dự báo,
chưa tốt thì xây dựng lại mô hình
• Bước 7: Sử dụng mô hình để dự báo hoặc đưa ra các chính sách kinh tế
5. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào mô hình của Harrod - Domar, có thể thấy hai biến số tốc độ tăng trưởng
GDP và hệ số gia tăng vốn đầu ra có mối quan hệ là nghịch biến. Chúng ta sẽ xây dựng
mô hình hồi quy tuyến tính 2 biến để chứng minh mối quan hệ này.
Áp dụng phương pháp luận của kinh tế lượng, khi biết giá trị của hai biến qua các
năm, cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP và hệ số gia tăng vốn đầu ra, ta hoàn toàn có thể
giả thiết giữa các biến số này có mối quan hệ tuyến tính và thiết lập mô hình biểu diễn
mối quan hệ gữa chúng dưới dạng:
MH:
g = β1 + β2ICOR
Bảng 1. Tên biến và giải thích biến
Tên biến

Thuộc
biến

g
icor

tính

Giải thích biến Đơn vị


Nguồn số liệu

Biến phụ thuộc

Tốc độ tăng
Phần trăm %
trưởng GDP

Tổng
cục
thống kê Việt
Nam

Biến độc lập

Hệ số ra tăng
vốn đầu ra

IMF

Tuy nhiên, ngoài hệ số ICOR, tốc độ tăng trưởng GDP còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, chẳng hạn như tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào sản xuất như tư bản, lao
động, công nghệ,…Vì vậy, để khẳng định phương trình tuyến tính chỉ bao gồm hai
biến như trên sẽ chưa thực sự chính xác. Nhưng để làm rõ ràng nhất mối quan hệ giữa
xuất khẩu và GDP, ta có thể gộp các tác động còn lại thành nhiễu, đặt là u i:
g = β1 + β2ICOR + ui
a Các giả thiết
Để xử lý được mô hình, chúng ta cần các giả thiết sau: (với X là biến độc lập, Y
là biến phụ thuộc)

1 Biến độc lập X ( biến giải thích) là phi ngẫu nhiên, tức là giá trị của chúng được cho
trước.
2 Kỳ vọng của yếu tố ngẫu nhiên ui=0 :
E[ui/Xi] =0
3 Các ui có phương sai bằng nhau:


4
5
6
7
8
9

Var[ui/Xi] = δ2
Không có sự tương quan giữa các nhiễu ui :
Cov [uiuj/XiXj]=E[uiuj/XiXj]=0
Không có sự tương quan giữa ui với Xi:
Cov [ui/Xi]=0
2
Ui có phân phối N(0;δ )
Mô hình là tuyến tính theo tham số
Số quan sát n lớn hơn số tham số của mô hình (thỏa mãn)
Giá trị của X không đồng nhất ở tất cả các quan sát (thỏa mãn)
GT10: Mô hình được xác định đúng. Tức là nó phải tuân theo lý thuyết
hoặc giả thuyết nào đó.
c) Nguồn số liệu
Để ước lượng mô hình, ta sử dụng bảng 1(Phụ lục) về số liệu tốc độ tăng trưởng
GDP và hệ số gia tăng vốn đầu ra của Việt Nam từ 2000-2013 (đơn vị của tốc độ tăng
trưởng GDP: %). Số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP được lấy từ Tổng cục Thống kê,

còn số liệu về ICOR được tính toán dựa trên nguồn từ IMF.

III. Diễn giải kết quả
1 Mô tả thống kê
Bảng 2. Kết quả mô tả thống kê các biến trong mô hình theo Stata
Variable

Obs

Mean

g
icor

30
30

6,576667
4,28

Std. Dev.

Min

Max

1,632786
1,289587

2,5

1,9

9,5
6,9

Bảng kết quả mô tả thống kê các biến cho thấy mô hình thỏa mãn 11 giả thiết đã
nêu. Có 30 quan sát có số liệu ICOR trong giai đoạn 1986 - 2015, 30 quan sát có số
liệu tốc độ tăng trưởng GDP, như vậy có 30 quan sát có số liệu của cả 2 biến số.
• Các giá trị của g có sự dao động lớn, giá trị lớn nhất gấp 3,8 lần giá trị nhỏ nhất.
• Các giá trị của icor cũng có sự dao động lớn, giá trị lớn nhất gấp 3,6 lần giá trị
nhỏ nhất.
Xem xét trực quan từ số liệu, ta thấy hai biến số có mối quan hệ nghịch biến.


2

4

g
6

8

10

Hình 1. Biểu đồ Scatter mô tả số liệu về g và ICOR (theo Stata)

2

3


4

icor

5

6

7

Nguồn: Stata

• Về hệ số gia tăng vốn đầu ra ICOR:
Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt
mức gia tăng một đơn vị sản lượng. ICOR càng cao thì hiệu suất này càng thấp.
Theo kết quả mô tả thống kê ở Bảng 2, chỉ số ICOR trung bình của nước ta là
4,28 nghĩa là cần 4,28 đồng vốn để tăng được 1 đồng GDP. Hệ số ICOR xấp xỉ 5 cảnh
báo về một nền kinh tế phát triển không bền vững và thất thoát lãng phí.
Nhìn vào bảng số liệu chỉ số ICOR của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015 ta
có thể thấy hệ số ICOR thấp nhất vào năm 1989 (1,9) và cao nhất vào năm 2009 (6,9).
Đây là một khoảng cách khá xa, cho thấy nước ta chưa thực sự chú trọng về hiệu quả
trên từng đồng vốn đầu tư.
Theo đúng mô hình lý thuyết, hệ số ICOR được tính theo giá cố định. Kết quả
tính toán trong bảng Phụ lục 1 cho thấy hệ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong giai
đoạn bắt đầu mở cửa hội nhập 1986 - 1990 trung bình là 3,5, giai đoạn tăng trưởng
nhanh 1991-1997 trung bình là 2,5; đây là mức tương đối hợp lý nếu so với tình hình
diễn ra tại các nước khác (hệ số này ở các nước chậm phát triển dao động trong khoảng



từ 2 đến 5, tính theo giá cố định). Tuy nhiên, về hệ số này, vẫn có thể đưa ra một số
nhận xét sau:
Hệ số trên vẫn tương đối cao nếu nhìn nhận xuất phát điểm của chúng ta còn
thấp. Khi ở trình độ phát triển thấp vào những năm từ 1950 đến 1975, hệ số ICOR của
Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ dao động trong khoảng 1
đến 2; thấp hơn nhiều so với ICOR của ta hiện nay.
Hệ số này có xu hướng tăng dần lên ngay trong giai đoạn 1991-1997, từ khoảng
2,3 năm 1991-1992 lên 3,25 năm 1996-1997. Đáng lo ngại là hệ số này tăng rất mạnh
trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp 1997-1999, từ 3,5 lên đến mức kỷ lục là 5,8%
năm 1999. Mặc dù hệ số đã giảm mạnh trong 2 năm 2000-2001, nhưng vẫn còn ở mức
rất cao, trung bình là 4,3. Đáng lo ngại là sau khủng hoảng kinh tế 2008, hệ số ICOR
lại tăng lên, tới 6,9.
Như vậy, đến nay, hệ số ICOR của nước ta đã trở nên rất cao, tức là hiệu quả vốn
đầu tư toàn nền kinh tế đã giảm rất nhanh trong những năm gần đây và xu hướng này
có vẻ như chưa được chặn lại.

• Về tốc độ tăng trưởng GDP:
Giá trị nhỏ nhất (-3,5%) và giá trị lớn nhất (9,5%) của tốc độ tăng trưởng GDP
trong giai đoạn quan sát cách xa nhau cho thấy tốc độ phát triển cao của Việt Nam.
Thời kỳ 1986-2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam, từ nền
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới
hạn với cụm từ "kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước", theo Đảng nhằm hạn
chế những khuyết tật kinh tế thị trường. Thời kỳ 1991-1999 được coi là giai đoạn phát
triển thành công của Việt Nam, việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi
toàn diện nền kinh tế. Tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và
1996 (9,34%) tuy nhiên phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng. Giai đoạn 19931997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng
trưởng nhanh chóng. Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội
nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001).
Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng chậm lại trong hai giai đoạn sau năm 1997 (năm

1998 chỉ tăng 5,8% và năm 1999 tăng 4,8%) và từ 2008 và nhất là từ năm 2011 (năm
2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng có 5,25% và 2013 tăng 5,4%).
Kinh tế năm 2007 tăng trưởng 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997. Tuy nhiên năm
2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại, được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong
đó có khủng hoảng tài chính 2007-2010. Từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm


phát rất cao. Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đạt 56%/năm so với 7-8% giai đoạn trước). 2008 là một năm không vui với tăng trưởng
GDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,7%, thấp nhất kể từ năm
1999. Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5,3%, năm 2010 là 6,4% và
năm 2011 là 6,2%.
6. Mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng
Bảng 3. Bảng kết quả hồi quy của mô hình tính toán trên Stata
Source

SS

df

MS

Model
Residual

18,71614
58,5975283

1
28


18,71614
2,09276887

Total

77,3136683

29

2,66598856

g

Coef.

icor
_cons

-,6229576
9,242925

Std. Err.
,2083104
,9298675

t
-2,99
9,94

Number of obs

F( 1,
28)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE

P>|t|
0,006
0,000

=
=
=
=
=
=

30
8,94
0,0058
0,2421
0,2150
1,4466

[95% Conf. Interval]
-1,049662
7,338178

-,1962531

11,14767

Từ kết quả ước lượng trên ta có:

• 1 = 9,242925
• 2 = -0,6229576
Như vậy, hàm hồi quy mẫu biểu diễn tác động của hệ số ICOR lên tốc độ tăng
trưởng g thực tế có dạng:
g = 9,242925 – 0,6229576 x ICOR + ei

• Hệ số xác định: R2 = 0,2421 cho thấy 24,21% sự biến thiên của tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế là do sự biến thiên của hệ số ICOR gây ra. Hệ số này đủ đảm
bảo một mức độ tin cậy nhất định vào mô hình đã lựa chọn.
• Nhìn vào bảng kết quả cũng cho ta thấy rằng, quan hệ giữa hệ số ICOR và tốc độ
tăng trưởng GDP thực tế là quan hệ nghịch chiều. Đồng nghĩa với việc muốn tăng
trưởng kinh tế, cần phải giảm hệ số ICOR. Với độ tin cậy 95%, các nhân tố khác
không đổi, nếu hệ số ICOR của Việt Nam giảm 1 đơn vị, thì tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế của Việt Nam trung bình tăng trong khoảng 0,196 đến 1,05%.


• Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn khá thấp cũng cho thấy độ chính xác tương
đối cao của các ước lượng thu được. Mặc dù các ước lượng cũng như mô hình
không thể chính xác một cách tuyệt đối, nhưng với sai số nhỏ và một độ tin cậy
nhất định, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia phụ thuộc khăng khít vào hệ số ICOR của quốc gia đó.
7. Kiểm định mô hình
a Khoảng tin cậy đối xứng
Từ bảng kết quả hồi quy của mô hình, khoảng tin cậy đối xứng cho hệ số chặn β1
với độ tin cậy 95% là [7,338178; 11,14767]. Tương tự như vậy, hệ số hồi quy β2 ứng
với biến số ICOR với độ tin cậy 95% là [-1,049662; -0,1962531]. Với độ tin cậy 95%,

các nhân tố khác không đổi, nếu hệ số ICOR của Việt Nam giảm 1 đơn vị, thì tốc độ
tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trung bình tăng trong khoảng 0,196 đến
1,05%.
d) Kiểm định dùng t - giá trị tới hạn
Ở đây, ta sẽ đi kiểm định các hệ số hồi quy trong mô hình có ý nghĩa thống kê
hay không, tức là có khác 0 hay không. Theo bảng kết quả hồi quy, giá trị kiểm định t s
với mức ý nghĩa là 0,05 của β1 là 9,94; còn của β2 là -2,99. Có giá trị tới hạn tc = 2,048,
như vậy trị tuyệt đối của hai giá trị kiểm định đều lớn hơn giá trị tới hạn.
Như vậy, ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng hệ số hồi quy của mô hình không có ý
nghĩa thống kê.
e) Kiểm định dùng giá trị p - value
Để kiểm định mô hình có ý nghĩa hay không, ta sẽ đi tìm giá trị nhỏ nhất mà giả
thiết H0 đặt ra có thể bác bỏ. Giả thiết H 0 là hệ số hồi quy β2 bằng 0. Từ bảng kết quả, ta
thấy:
P-value = 0,006 < α = 0,05
tức β2 ≠ 0, suy ra mô hình có ý nghĩa, hệ số hồi quy β2 có ý nghĩa thống kê.
f) Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
Kiểm định giả thiết rằng biến độc lập, tức hệ số ICOR trong mô hình có giải thích
cho biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP hay không.
R 2 .( n − 2)
(1 − R 2 )( k − 1)

Có Fs =

= 8,94


F0,05 (1, 28) =

F0, 05 (1, 28)


Giá trị tới hạn là
4,196. Có Fs >
.
Vậy ta bác bỏ giả thiết ban đầu rằng tốc độ tăng GDP không phụ thuộc vào hệ số
ICOR , mô hình là phù hợp.
R2

Ta cũng có, hệ số xác định
= 0,2421, tức là 24,21% sự biến thiên của GDP là
do sự thay đổi trong hệ số ICOR gây ra. Giá trị này cho thấy hệ số ICOR chỉ giải thích
được một phần cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, còn lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế còn
do nhiều yếu tố khác quyết định tới.
8. Khiếm khuyết của mô hình
Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ
gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:
• Mọi nhân tố khác không thay đổi;
• Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.
• Chênh lệch đầu tư bằng chênh lệch tiết kiệm, nghĩa là đầu tư bằng với tiết kiệm
quốc gia.
Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính có thể gây
nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau:
• Cách xác định vốn và sản lượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không
thống nhất.
• Các giả định nói trên không được thỏa mãn.


LỜI KẾT



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số liệu của mô hình, giai đoạn 2000 - 2013
Năm
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

2013
2014
2015

Tốc độ tăng trường Hệ số đầu tư tăng
GDP (%)
trưởng ICOR
3.4
4.2
2.5
5.4
5.1
3.5
7.8
1.9
5
2.5
5.8
2.6
8.7
2.0
8.1
3.0
8.8
2.9
9.5
2.9
9.3
3.0
8.2

3.5
5.8
5.0
4.8
5.8
6.8
4.0
6.9
4.2
7.1
4.3
7.3
4.5
7.8
4.2
7.5
4.5
7
4.9
7.1
5.6
5.7
6.4
5.4
6.9
6.4
5.6
6.2
4.8
5.2

5.2
5.4
4.9
6
4.5
6.7
5.7
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của IMF


Phụ lục 2. Tăng trưởng GDP thực (tính bằng VND) của Việt Nam giai đoạn 19802010 (ước tính từ năm 2009-2014)

Nguồn: Số liệu từ tổng cục Thống kê


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Kinh tế phát triển, 2008, Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2010, Bài giảng và thực hành Lý thuyết Kinh
tế vĩ mô, NXB Lao Động, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Quang Dong, 2006, Bài giảng Kinh tế lượng, NXB
Thống Kê, Hà Nội.
4. TS. Nguyễn Phi Lân, 2009, “Lạm phát Việt Nam 2008 nhìn từ góc độ tiết
kiệm và đầu tư”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 42, 9-12.
5. TS. Trần Du Lịch, 2016, “Kinh tế Việt Nam: 5 năm nhìn lại”, CafeF.vn.
6. Abe Shimeles, 2010, “Financing Goal 1 of the MDGs in Africa: some
evidence from cross-country data”.
7. Gerald M. Meier (1995) "Leading Issues in Economic Development",
Sixth Edition, Oxford University Press, p.164.
8. Marites B. Oliva, Richard Emerson D. Ballester, Melanie Grace A.

Quintos, Jessie Ruth G. Granadillos, Marphil A. dela Cruz, Generose Y.
Ballesteros, and Ma.Josephine Therese Emily G.Teves, 2013, “Examining
the appropriate measure of investments that support economic growth”,
12th National convention on Statistics.


DANH SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Họ và tên

Nguyễn Thu Hương
Lưu Thị Hoa
Nguyễn Thị Cẩm

Lê Thùy Trang
Nguyễn Thị Hải
Trần Thị Ánh
Đinh Nữ Quỳnh
Như
Nguyễn Thị
Phượng

Nội dung công việc
Tìm kiếm mô hình
nghiên cứu, tổng hợp
chỉnh sửa tài liệu
Tìm số liệu, viết mở
đầu và kết luận
Mô tả số liệu tăng
trưởng kinh tế
Tài liệu lý thuyết về

tăng trưởng
Diễn giải mô hình ước
lượng

Điểm
1
9
9
9
9
9

Kiểm định mô hình

9

Mô tả số liệu về ICOR

9

Giải thích các biến sử
dụng

9

2

3

4


5

6

7

8

Điểm
trung
bình



×