Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CNTT và truyền thông, cơ sở hạ tầng kinh tế và pháp lý, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.82 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang
I/ PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................2
II/ PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................3
1/ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ...........................................................................3
1.1/ Một số vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử...........................................3
1.2. Khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử ở việt Nam................................7
2/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CÔNG NGHỆ....................................................................10
3/ HẠ TẦNG CƠ SỞ NHÂN LỰC......................................................................11
4/ HẠ TẦNG THANH TOÁN TỰ ĐỘNG( THANH TOÁN ĐIỆN TỬ )...........13
5/ BẢO MẬT, AN TOÀN.....................................................................................16
6/ BẢO VỆ SỞ HỮU TRÍ TUỆ............................................................................23
7/ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG.......................................................................24
1
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Vào cuối thế kỷ XX, sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã được áp dụng trước
hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang các lĩnh vực khác (điện thoại di động, thẻ tín dụng ...).
Số hoá và mạng hoá đã là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh tế mới - nền kinh tế số (còn gọi là
nền kinh tế tri thức, nền kinh tế dựa trên tri thức,...). Việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử, Internet và các mạng viễn thông khác đã xuất hiện, đó chính là
“Thương mại điện tử” (TMĐT).
Thương mại Điện tử là toàn bộ chu trình và các hoạt động kinh doanh liên quan đến các
tổ chức hay cá nhân tiến hành hoạt động thương mại có sử dụng các phương tiện điện tử và
công nghệ xử lý thông tin số hoá, bao gồm cả sản xuất, phân phối, marketing, mua – bán, giao
hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Tuy mới xuất hiện và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thương mại song TMĐT đã
mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, chính phủ, người tiêu dùng và xã hội. Thương
mại điện tử đã vượt ra khỏi lĩnh vực thương mại, ngày càng tác động đến các lĩnh vực khác và
hứa hẹn mang lại những thay đổi to lớn và sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Thương
mại điện tử ngày càng được sự quan tâm của Chính phủ, Doanh nghiệp và người tiêu dùng và
đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong quá trình toàn cầu hoá và trong xây dựng nền kinh


tế số. Thât khó mà hình dung ra xã hội tương lai nếu không có TMĐT.
Bên cạnh đó, TMĐT cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết để khai thác các lợi
ích của TMĐT như vấn đề an toàn, an ninh cho các giao dịch trên mạng, các vấn đề về
bảo vệ bí mật, tính riêng tư, các vấn đề về CNTT và truyền thông, cơ sở hạ tầng kinh tế
và pháp lý, các vấn đề về nhân lực, chuyển đổi mô hình kinh doanh, các vấn đề về quản
lý, thay đổi tập quán, thói quen trong kinh doanh…vì vậy để có thể khai thác tối đa lợi ích
của thương mại điện tử thì việc phân tích nhằm hiểu rõ các vấn đề trên là vô cùng quan trọng
và cấp thiết. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm phát triển thương mại điện tử
trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
2
II/ PHẦN NỘI DUNG
1/ HẠ TẦNG CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.1/ Một số vấn đề pháp lý trong thương mại điện tử
Các vấn đề pháp lý trong TMĐT liên quan đến nhiều chế định pháp luật thuộc các lĩnh
vực khác nhau. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành
giao dịch hoặc là những người đã quen biết nhau từ trước. Còn trong TMĐT, các chủ thể
không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch
thương mại truyền thống được phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, trong khi đó TMĐT lại
được thực hiện trong môi trường hay thị trường phi biên giới. Tuy nhiên TMĐT không thể thực
hiện được nếu không có người thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nếu như trong thương
mại truyền thống mạng lưới là phương tiện để trao đổi thông tin thì trong TMĐT mạng Internet
chính là một thị trường. Do vậy các vấn đề pháp lý nảy sinh trong thị trường ảo là hoàn toàn
khác.
1.1.1 Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch TMĐT.
An toàn và tin cậy là các yếu tố mà người tham gia TMĐT phải cân nhắc trước khi
quyết định tham gia. Nếu người sử dụng cảm thấy thông tin về giao dịch của họ không được
đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị khám phá trái phép họ sẽ không tham gia TMĐT.
Do đó, cần phải có hạ tầng viễn thông an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin,
tránh khám phá, sử dụng trái phép và một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ ràng trách
nhiệm của các chủ thể tham gia TMĐT ở tất cả các công đoạn của giao dịch thương mại mà

tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ như máy trạm, máy chủ, đường truyền. Mặt khác người sử
dụng cũng phải học cách tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật.
Mã hoá là một công cụ hữu hiệu đảm bảo an toàn cho các giao dịch trong TMĐT. Nó
cho phép người sử dụng bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn gốc
thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Tuy nhiên khi sử dụng mã hoá có thể xảy ra trường
hợp như bọn tội phạm có thể sử dụng biện pháp mã hoá để mã hoá các thông tin. Đồng thời,
3
mã hoá nhiều khi cũng gây khó khăn cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm soát hoạt động của cán
bộ dưới quyền.
1.1.2. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư:
Thông tin cá nhân được luật pháp tôn trọng. Cá nhân được quyền đảm bảo bí mật các
thông tin về đời tư. Khi thực hiện các giao dịch trong môi trường Internet, các chủ thể tham gia
giao dịch thường được yêu cầu phải khai báo các thông tin cá nhân ví dụ như số thẻ tín dụng,
địa chỉ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại cá nhân để phục vụ cho mục đích
xác nhận, kiểm tra. Sở dĩ có điều đó là do các bên tham gia giao dịch không quen biết nhau.
Các thông tin về đời tư này dễ bị bên thứ ba lấy cắp và sử dụng vào mục đích khác, gây
phương hại đến người tham gia giao dịch TMĐT. Do đó, trong TMĐT cần quy định rõ trách
nhiệm pháp lý của các bên tham gia giao dịch đối với các thông tin của các chủ thể.
1.1.3. Bảo vệ người tiêu dùng:
Do trong TMĐT cả người mua lẫn người bán không cần gặp nhau, biết nhau nên dễ xảy
ra các rủi ro và người bị thiệt thường là người tiêu dùng bởi vì họ phải trả tiền trước cho các
sản phẩm, dịch vụ mà họ mua qua mạng song lại chưa biết được chất lượng sản phẩm và việc
giao hàng có diễn ra đúng như người bán đã cam kết không. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn
khi hai chủ thể ở hai quốc gia khác nhau, chịu các luật điều chỉnh khác nhau, thẩm quyền tài
phán khác nhau. Do vậy trong quy định pháp lý cho các bên tham gia TMĐT, các quốc gia đều
bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, do luật pháp các nước là không giống nhau nên nếu hai chủ
thể thuộc hai quốc gia khác nhau thì hai bên cần thoả thuận trước về luật sẽ áp dụng.
1.1.4. Các vấn đề về hợp đồng
Theo pháp luật, hợp đồng được xác lập khi các bên đạt được sự nhất trí về các điều kiện
ghi trong hợp đồng bất kể là thoả thuận miệng hay bằng văn bản. Vấn đề nảy sinh là xác định

nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp. Trong hầu hết các trường
hợp thì quốc gia nơi đặt webserver không hề được quan tâm và không phải lúc nào vị trí của
4
webserver cũng rõ ràng. Domain name cũng không phải là căn cứ để xác định nơi giao kết hợp
đồng. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán qua domain name nước ngoài và ngược lại.
Nói chung các loại hợp đồng đều có thể giao kết qua mạng, tuy nhiên cũng có một số
loại hợp đồng theo quy định của pháp luật phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng, đăng ký.
Luật pháp các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó là dạng dữ
liệu (bản ghi điện tử).
Có nhiều loại hợp đồng trong không gian ảo, đó là hợp đồng hàng hoá, dịch vụ và các
dịch vụ số hoá. Hàng hoá khi chào bán trên mạng phải đảm bảo chất lượng. phù hợp với mục
đích sử dụng, an toàn và không có khuyết điểm nhỏ. Sẽ không được coi là có khuyết điểm nhỏ
nếu như người bán chỉ ra cho người mua trước khi ký kết hợp đồng. Cung cấp dịch vụ chính là
cung cấp sức lao động, kỹ năng. Việc mua một phần mềm tại cửa hàng thì phần mềm là hàng
hoá, còn hợp đồng với một công ty tin học thuê viết một phần mềm thì đó là hợp đồng cung
cấp dịch vụ. Dịch vụ số hoá là người bán có thể gửi cho người mua các loại sản phẩm như băng
video, âm nhạc, sách báo, phần mềm… qua mạng Internet.
1.1.5. Các yêu cầu hình thức văn bản, chữ ký, văn bản gốc
Có một số loại giao dịch pháp luật quy định phải thực hiện bằng văn bản. Các loại giao
dịch này thường là giao dịch về tài sản có đăng ký. Các loại giao dịch mà pháp luật đòi hỏi
hình thức văn bản phải là văn bản trên giấy sẽ không tiến hành qua mạng. Giống như các văn
bản trên giấy, các giao dịch TMĐT khi cần phải có chữ ký để ràng buộc chủ thể với nội dung
tài liệu. Chữ ký điện tử sẽ được sử dụng trong những trường hợp như vậy. UNCITRAL đã nêu
luật khung về chữ ký điện tử để các nước tham chiếu khi xây dựng luật của mình.
Đảm bảo tính nguyên vẹn (bản gốc) của tài liệu trong TMĐT là một nhu cầu. Đối với
những tài liệu về quyền sở hữu hay giấy tờ có giá (như vận đơn) khi quyền đi liền với việc
chiếm hữu tài sản đó, thì điều cơ bản là đảm bảo rằng bản gốc phải ở trong tay người có quyền
sở hữu tài sản mà giấy tờ thể hiện. Trong TMĐT con người có thể tạo được các bản sao giống
hệt như bản gốc một cách dễ dàng. Điều quan trọng là tập dữ liệu do một người khởi tạo không
bị thay đổi về nội dung, hay nói cách khác là đảm bảo sự nguyên vẹn của dữ liệu.

5
1.1.6. Thời điểm, địa điểm gửi, nhận thông điệp điện tử
Thời gian giao kết rất quan trọng để xác định thời điểm bắt đầu nghĩa vụ của các bên.
Do các bên trong TMĐT không quen biết nhau, ở xa nhau, liên lạc với nhau qua mạng nên xác
định thời điểm giao kết thương mại là khó khăn và các bên rất dễ hiểu khác nhau về thời điểm
giao dịch. Điều đó dễ dẫn đến các tranh chấp.
Người được chào hàng có thể chấp nhận lời chào hàng và theo đó tạo ra một hợp đồng
trực tiếp. Sự phản hồi của khách hàng chấp nhận đơn chào hàng là sự trả giá. Trường hợp này
người mua là người trả giá, người bán là người chấp nhận hợp đồng. Việc xác lập hợp đồng
không nhất thiết phải do con người thực hiện, mà có thể chấp nhận tự động bằng hệ thống máy
móc. Ví dụ, khi người chủ đặt máy bán nước giải khát tự động, được coi là chấp nhận trả giá
khi khách bỏ tiền vào máy. Khi tiến hành TMĐT, người chào hàng có thể quy định thời gian
gửi ý kiến chấp nhận, khi đó thời điểm chấp nhận hợp đồng là thời điểm thông tin chấp nhận
của khách hàng nhập vào hệ thống của người chào hàng.
Thời gian nhận được thông điệp điện tử được xác định theo nguyên tắc sau:
a/ Nếu người nhận chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thì thời gian nhận là khi
thông điệp điện tử nhập vào hệ thống thông tin đó hoặc khi nhập vào hệ thống thông tin khác
nhưng người nhận đang làm việc để truy lục thông điệp điện tử.
b/ Nếu người nhận không chỉ định hệ thống thông tin thì tính thời điểm nhận là thời
điểm thông điệp điện tử truy nhập vào hệ thống thông tin của người nhận.
1.2. Khuôn khổ pháp lý cho thương mại điện tử ở việt Nam
Cùng với hệ thống pháp luật chung, các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại
điện tử cũng bước đầu được hình thành và dần hoàn thiện.
1.2.1. Luật giao dịch điện tử.
6
Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/03/2006. Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông
điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện
tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước, an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch
điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử. Phạm vi điều chỉnh chủ

yếu của Luật là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân
sự, kinh doanh, thương mại.
Luật Giao dịch điện tử nhấn mạnh nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử là tự nguyện,
được tự thoả thuận về việc lựa chọn công nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ,
bảo đảm sự bình đẳng và an toàn.
Chữ ký điện tử là một nội dung được đề cập đến trong Luật Giao dịch điện tử. Luật
công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, nêu lên nghĩa vụ của bên ký, bên chấp nhận chữ
ký và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử và dành hẳn một chương đề cập đến
giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước.
1.2.2. Luật thương mại.
Luật Thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006 là văn bản pháp lý làm nền tảng cho các hoạt
động thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Điều 15 của Luật quy định “Trong hoạt
động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định của pháp luật thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”. Ngoài ra, tại khoản 4,
Điều 120 (các hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó coi “Trưng bày, giới
thiệu hàng hoá, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
1.2.3. Bộ luật dân sự.
7
Tại khoản 1, điều 124 “Hình thức giao dịch dân sự” của Bộ luật dân sự (Quốc hội khoá
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006) quy định “Giao
dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao
dịch bằng văn bản”. Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết, sửa đổi,
thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng. Theo đó, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị
nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả
thuận, nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân
hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là những khái niệm quan
trọng cần tính đến khi xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến giao kết và thực hiện hợp
đồng trong môi trường điện tử.
1.2.4. Luật Hải quan.

Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/01/2006 có bổ sung một số quy định về trình tự khai hải
quan điện tử, địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
nhập khẩu bằng Thương mại điện tử.
1.2.5. Luật sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực từ ngày 1/07/2006 thể hiện một bước tiến trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ có một số điều khoản liên quan đến
thương mại điện tử như quy định về các hành vi bị xem là xâm phạm quyền tác giả, quyền liên
quan trong môi trường điện tử như cố ý huỷ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình
thức điện tử có trong tác phẩm, dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức
điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan. Tuy không có quy định cụ thể
liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng các nguyên tắc trong Luật Sở hữu trí tuệ có
thể áp dụng đối với lĩnh vực này. Đến ngày 19/ 6/ 2009 Quốc hội Việt Nam thông qua Luật số
36/2009/QH12 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11.
1.2.6.Luật và văn bản thương mại điện tử năm 2008, 2009
8
* Nghị định số 97/2008/NĐ-CP - quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông
tin điện tử trên internet
* Nghị định số 90/2008/NĐ-CP - chống thư rác
* Thông tư số 78/2008/TT-BCT - hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số
27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
* Thông tư số 09/2008/TT-BCT - hướng dẫn Nghị định thương mại điện tử về cung cấp
thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.
* Thông tư số 05/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet.
* Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn hoạt động cung cấp thông tin trên trang
thông tin điện tử cá nhân trong Nghị định số 97/2008/NĐ-CP.
* Thông tư số 09/2008/TT-BTTTT - hướng dẫn quản lý và sử dụng tài nguyên internet.
* Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT - quy định giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia

Việt Nam.
* Quyết định số 343/2008/QĐ-TTg - thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông
tin.
Luật và văn bản thương mại điện tử năm 2009
* Nghị định số 28/2009/NĐ-CP - xử phạt vi phạm hành chính trong dịch vụ internet và
thông tin điện tử.
* Thông tư số 28/2009/NĐ-CP - quy định hồ sơ và thủ tục cấp phép, đăng ký, công
nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9
* Thông tư số 03/2009/TT-BTTTT - quy định mã số quản lý và mẫu giấy chứng nhận
mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp
dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet.
2/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CÔNG NGHỆ.
TMĐT không phải là một sáng kiến ngẫu hứng, mà là hệ quả tất yếu của sự phát triển
kỹ thuật số hoá, của công nghệ thông tin, mà trước hết là kỹ thuật MTĐT. Vì thế chỉ có thể
thực sự có và thực sự tiến hành TMĐT có nội dung và hiệu quả đích thực khi đã có một cơ sở
công nghệ thông tin vững chắc.
Hạ tầng cơ sở công nghệ ấy bao gồm từ sự liên kết các chuẩn của doanh nghiệp, của cả
nước với các chuẩn quốc tế tới kỹ thuật ứng dụng và thiết bị ứng dụng; và không chỉ của riêng
từng doanh nghiệp, mà phải là một hệ thống quốc gia, với tư cách như một phân hệ của hệ
thống thông tin khu vực và toàn cầu, và hệ thống ấy phải tới được từng cá nhân trong hệ thống
thương mại.Chi phí các phương tiện công nghệ thông tin (điện thoại, máy tính...) và chi phí
dịch vụ truyền thông( phí điện thoại, phí nối mạng và truy cập...) phải đủ rẻ để đông đảo người
sử dụng có thể tiếp cận được.
Hiện nay hệ thống mạng thông tin và truyền thông của nước ta nhìn chung vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu truy cập mạng Internet nhanh của người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Giá
cước truy nhập Internet hiện còn quá cao so với thu nhập của đa số dân chúng và cao hơn nhiều
so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính điều này đã hạn chế rất nhiều đến số
lượng người truy nhập vào Internet, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh TMĐT ở
nước ta. Ngoài vấn đề giá cả viễn thông, chất lượng dịch vụ viễn thông, đặc biệt là chất lượng

dịch vụ Internet chưa thoả đáng cũng ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai ứng dụng TMĐT ở
nước ta. Hệ thống máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) chưa thật sự đủ mạnh
để đáp ứng được số lượng lớn người truy cập vào mạng khi Việt Nam ứng dụng TMĐT. Với
số thuê bao chỉ đạt khoảng 0,4% dân số, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người sử
dụng Internet thấp nhất ASEAN (tỷ lệ sử dụng trung bình khối ASEAN là 1,5%, thế giới 8%).
Trong lĩnh vực điện tử- tin học Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn
10

×