Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Bài tập lớn môn quản trị ngân hàng đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM việt nam trong giai đoạn gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 55 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ
TRẠNG THÁI THANH KHOẢN CỦA 1 NHTM VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY
 MÔN HỌC: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

GVHD: Ths. Đào Mỹ Hằng
Nhóm : BIDV
Lớp: Thứ 5 ca 3,4

Hà Nội – 2016
1


1. Thông tin chung:
Áp dụng cho đào tạo trình độ và phạm
vi đánh giá:
Áp dụng cho 02 bài kiểm tra tích luỹ học
phần đối với đào tạo trình độ đại học
chính quy

Tên học phần/ Mã học phần/ Tín chỉ

Mã: FIN20A

Số tín chỉ: 03 tín chỉ.

3.



Nguyễn Quốc Đạt

4.

Trần Minh Lý

5.

Mã sinh viên

Nguyễn Thị Phương Thảo
Mai Thị Minh Ngọc

Bùi Minh Hoàng

Tên người đánh giá/ giảng viên
ThS. Đào Mỹ Hằng

Tên nhóm: BIDV

2.

BÀI TẬP LỚN gồm 02 phần
tương ứng với chuẩn đầu ra
học phần

Quản trị ngân hàng

Tên nhóm/Họ và tên sinh viên/ Mã sinh viên (*)


1.

Số phần áp dụng

1.

16a4000626

2.

16a4000501

3.

16a4000148

4.

16a4000446

5.

16A4000282

Email:
Tên nhóm trưởng(*):
Nguyễn Thị Phương Thảo

Email nhóm trưởng (*):



Số điện thoại nhóm trưởng (*):
01677346985

Ngày sinh viên nhận yêu cầu phần 1
của BÀI TẬP LỚN
15/8/2016

Ngày sinh viên nhận yêu cầu phần 2
của BÀI TẬP LỚN
15/8/2016

Hạn nộp bài lần 1
(Nếu quá hạn, sinh viên chỉ đạt
điểm tối đa là Đạt)
20h-22h thứ 3, 30/8/2016

Thời điểm nộp bài của sinh viên

……………………

Hạn nộp bài lần 2
(Nếu quá hạn, sinh viên chỉ đạt
điểm tối đa là Đạt)
20h-22h thứ 3, 20/09/2016

Thời điểm nộp bài của sinh viên

……………………


Tiêu đề bài tập lớn

Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản
của 1 NHTM trong giai đoạn gần đây.

Ngân hàng thương mại lựa chọn (*)

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

2


2. Yêu cầu đ ánh gi á : (hướng dẫn phạm vi áp dụng và chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập
lớn của sinh viên

theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra).

Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn của sinh viên theo hướng đánh giá đạt
chuẩn đầu ra.

Thứ tự
Chuẩn đầu
ra học phần

Nội dung yêu cầu
đối với Chuẩn đầu
ra học phần

1


Nắm được đầy đủ
các nội dung về
phân tích và đánh
giá hoạt động kinh
doanh ngân hàng

1.1

và đưa ra quyết
định quản trị các
rủi ro trong kinh
doanh ngân hàng

3

4

1

2

2.2

- Hiểu và đề xuất được các biện pháp
quản trị rủi ro phù hợp với từng điều
kiện cụ thể

2


- Hiểu rõ mục tiêu của quản trị dự trữ
3.1

3.2

Hiểu rõ công tác
quản trị Nợ và vốn
chủ sở hữu của
ngân hàng.

thông tin về hoạt động kinh doanh
ngân hàng dựa trên các báo cáo tài
chính.
- Hiểu rõ và sử dụng được mô hình

2.1

Nắm được các kỹ
thuật quản trị dự
trữ và thanh
khoản, quản trị
danh mục đầu tư
và quản trị danh
mục cho vay

Nội dung yêu cầu đối với các tiêu
chí đánh giá theo chuẩn đầu ra học
phần
- Đọc, hiểu và phân tích được
các


CAMELS trong phân tích và
đánh giá hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
- Hiểu rõ quy trình quản trị rủi ro

1.2
Phân tích, đánh giá

2

Thứ tự
tiêu chí
đánh giá

Chỉ dẫn trang
viết
trong bài tập
Thứ tự
phần áp lớn của sinh viên
(*)
dụng

và thanh khoản, quản trị danh mục
đầu tư và quản trị danh mục cho vay
.- Hiểu và đề xuất được các biện pháp

2

quản trị dự trữ và thanh khoản hiệu

quả; xây dựng được các danh mục
đầu tư và cho vay tối ưu.
- Hiểu rõ mục tiêu của quản trị Nợ và

4.1

vốn chủ sở hữu
- Đưa ra được các quyết định quản trị

4.2

Nợ và vốn chủ sở hữu phù hợp

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:
Tôi xác nhận rằng tôi đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài
tập này đã được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.
Chữ ký xác nhận của sinh viên (*):

Ngày..... tháng..... năm ……...

3


TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN:
Áp dụng cho đào
tạo trình độ:
Tên học phần/ Mã
học phần/ Tín chỉ
Tiêu chí đánh giá
của từng chuẩn

đầu ra
Chuẩn đầu ra 1

Đại học chính qui

Họ tên người đánh giá

Th.S Đào Mỹ Hằng

Họ tên sinh viên/ Nhóm
sinh viên
Nội dung yêu cầu đối với các tiêu chí đánh giá theo chuẩn đầu ra học phần
Quản trị Ngân hàng - FIN20A

Đạt/
Không đạt

1.1

Chuẩn đầu ra 2
2.1
2.2
3.1

Đạt được ở cấp độ cao hơn (tham khảo mục 2)
Mô tả cấp độ

Đã đạt được
(tick)


C:

Mô tả cấp độ
A:

B:

PHẢN HỒI BÀI TẬP LỚN C HO SINH VIÊN

Phản hồi của người đánh giá đến sinh viên (áp dụng cho từng bài tập trong BÀI TẬP LỚN):
Kế hoạch hành động đề xuất cho sinh viên:

Phản hồi chung:

Phản hồi của sinh viên đến người đánh giá(*):

Chữ ký của người đánh giá

Ngày

Chữ ký của sinh viên (*)

Ngày (*)

4

Đã đạt được
(tick)



5


Mục lục

6


B. Phân tích hoạt động quản trị danh mục đầu tư và
trạng thái thanh khoản của BIDV giai đoạn 2013-2015
I.
II.

Quy trình quản trị rủi ro trong ngân hàng
Phân tích hoạt động quản trị thanh khoản của
BIDV

7


Tài liệu tham khảo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


/>
/> />Giáo trình Quản trị Ngân Hàng – Học viện Ngân Hàng
BCTC hợp nhất đã kiểm toán của BIDV 2013, 2014, 2015
Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản của BIDV
….

8


A.

Giới thiệu khái quát về NHTM

1. Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
1.1. Lịch sử ra đời và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phầnĐầu tư và Phát triển Việt Nam ( tên giao
dịch quốc tế Bank for Investment anh Development for Viet Nam, tên gọi
tắt là BIDV ) được chính thức thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định
177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi Ngân hàng Kiến Thiết Việt
Nam. Trong giai đoạn đó, Miền Bắc nước ta vừa mới giải phóng, tiến hành
đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi
phục cần một lượng vốn lớn để đầu tư xây dựng và phát triển đất nước.
Cùng với 3 ngân hàng quốc doanh lớn như Agribank, Vietcombank,
Vietinbank, BIDV là 1 trong 4 ngân hàng lớn, được Chính phủ thành lập
nhằm mục đích đầu tư và tài trợ cho các dự án của nhà nước. Trải qua hơn
50 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV đã trải qua nhiều biến động với hai lần đổi tên, chuyển đổi hình thức
từ ngân hàng nhà nước sang ngân hàng thương mại, cổ phần hoá và sáp
nhập
Năm 1981 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng

Việt Nam trực thuộc Ngân hàng nhà nước
Năm 1990 : Đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Từ tháng 12/1994 chuyển đổi mô hình theo mô hình ngân
hàng thương mại
Tháng 5/2012 : BIDV thực hiện cổ phần hoá, chuyển đổi
thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhưng trong
đó nhà nước vẫn chiếm cổ phần lớn khoảng 95.76% vốn điều lệ
Tháng 5/2015: MHB chính thức sáp nhập vào BIDV làm vốn
điều lệ của BIDV tăng lên 34.000 tỷ đồng
Hiện nay, BIDV vẫn không ngừng lớn mạnh và phát triển với số lượng chi
nhánh lớn, trải dài khắp đất nước Việt Nam và các nước khác dịch vụ đa
dạng đã giúp cho BIDV đạt tốc độ tăng trưởng cao, lợi nhuận tăng liên tục
qua các năm và tạo được uy tín với khách hàng
1.2. Thông tin chung
9


Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.2220.5544 - 19009247. Fax: 04. 2220.0399
Email:
Được thành lập ngày: 26/4/1957
Vốn điều lệ: 31.481.237.440.000 đồng
Tổng số chi nhánh: 180 chi nhánh trên 63 tỉnh thành trên toàn quốc
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung
cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi
nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói
của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư
và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các
đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư
các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng
điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không
(VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay
Quốc tế Long Thành…
1.4. Nhân lực
Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được
đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn
nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.
1.5. Mạng lưới
Mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798
điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên
toàn quốc.
Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán
Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi
nhân thọ (BIC)…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia,
Myanmar, Nga, Séc...
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VIDPublic (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối
tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga),
10


Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh
quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh
Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
Hiện diện thương mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia,

Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc)
1.6. Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng có chất lượng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt
Nam.
1.7. Sứ mệnh
BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng
hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các
cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội
phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân
hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng

2. Phân tích xu hướng biến động của các chỉ tiêu thông qua mô hình
CAMELS
( Thực trạng phân tích các chỉ tiêu trong giai đoạn 2010 – 2014 theo bản báo
cáo bạch do BIDV công bố đến 31/12/2015 )
2.1 Vốn tự có ( C )
Về quy mô vốn

11


Ta thấy quy mô VCSH và vốn điều lệ của ngân hàng ngày càng tăng với tốc
độ nhanh, đều đặn qua các năm, điều này thể hiện sự phát triển và tăng lên về
quy mô, số lượng các chi nhánh, khách hàng. Tuy nhiên năm 2011, vốn điều lệ
giảm 1.616 tỷ do đây là năm BIDV đang triển khai kế hoạch phát hành cổ phiếu
lần đầu ra công chúng (IPO).
-

Về hệ số an toàn vốn CAR


Tỷ lệ an toàn vốn của BIDV luôn đáp ứng quy định của nhà nước là >= 9%,
tuy nhiên tỷ lệ này biến động qua các năm, chỉ cao hơn chuẩn của ngân hàng
của nhà nước từ 1-2%, đặc biệt năm 2014 tỷ lệ này gầm chạm ngưỡng 9%.
Nguyên ngân của hiện tượng này là do khả năng sinh lời của BIDV bị giảm sút
và đặc thù hoạt động là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các chương trình,
chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ.Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn giữ ở mức tối
12


thiểu giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng
2.2 Chất lượng tài sản (A )
-

Về tài sản :BIDV là ngân hàng với quy mô tài sản đứng đầu toàn hệ
thống.Tổng tài sản của BIDV tăng liên tiếp qua các năm trong giai đoạn
2010-2014, tỷ lệ tăng trưởng cao đạt 15,4 % trong cả thời kỳ thể hiện
BIDV đã tiến hành mở rộng và phát triển mạng lưới sản xuất kinh
doanh, thu hút thêm đối tượng khách hàng từ đó làm tăng dư nợ tín dụng

-

Về tỷ lệ dư nợ tín dụng

13


Dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng cao, tương đương với tốc độ tăng của
tài sản. Từ 2010 -2014, nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và tăng
trưởng sau khủng hoảng, các ngân hàng đua nhau cạnh tranh về lãi suất và chất
lượng dịch vụ để tăng dư nợ tín dụng, BIDV đã thể hiện vị thế là một trong

những ngân hàng có tiềm lực tài chính tốt, tạo được uy tín và lòng tin trong lòng
khách hàng, có lượng vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của thị trường
-

Về tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm và duy trì ổn định quanh mức 2%, thể
hiện tình trạng nợ xấu của BIDV đã được quản lý tốt. Để có được điều này
ngoài việc tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ thì
BIDV đã phải bán 22.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC, trở thành “ quán quân “
bán nợ cho VAMC. Đây là một quyết định đúng đắn đã giúp BIDV ngày càng
tăng trưởng và phát triển mà vẫn duy trì sự an toàn cho toàn bộ hệ thống
2.3 Năng lực quản lý (M)
Đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, năng lực lãnh đạo tốt, ứng
phó nhạy bén với các biến động thị trường. Đứng đầu là Chủ tịch HĐQT Ông
Trần Bắc Hà – có kinh nghiệm làm việc hơn 20 năm tại BIDV
Năng lực quản lý của bộ máy lãnh đạo còn thể hiện ở việc cách xử lý và ứng
phó với các biến động của thị trường. Trong giai đoạn 2010 -2010, với định
hướng ngân hàng bán lẻ đã giúp BIDV vinh dự được tạp chí Asian Banker bình
chọn là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam ( 2015 )
2.4 Khả năng sinh lời (E )
14


Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản của BIDV giảm dần qua các năm
2010 – 2013, năm 2014 có sự tăng lên nhẹ. Nguyên nhân của việc này là do lợi
nhuận sau thuế giảm đồng thời quy mô tài sản tăng, khiến cho ROA giảm. Tuy
nhiên năm 2014, lợi nhuận sau thuế của BIDV đạt mức tăng trưởng ngoạn mục,
lớn hơn tỷ lệ tăng tổng tài sản làm ROA trong năm này tăng lên. Tỷ lệ này thể
hiện khả năng của HĐQT trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành thu

nhập của BIDV tuy có nhiều biến động nhưng đã vượt qua giai đoạn khó khăn
chuyển sang giai đoạn tăng trưởng và phát triển

Xu hướng biến động của tỷ lệ lợi nhuận sau thuế /VCSH bình quân (ROE )
gần giống với xu hướng biến động của ROA, giảm dần từ 2010 – 2013 và tăng
lên vào năm 2014. Điều này phản ánh thu nhập mà các cổ đông nhận được từ
hoạt động kinh doanh ngân hàng có giảm sút do sự tăng lên về quy mô VCSH
( năm 2012, BIDV tiến hành cổ phần hóa ) đồng thời lợi nhuận sau thuế trong
15


giai đoạn này có giảm sút
3. Nhận diện loại hình NHTM, đối tượng khách hàng mục tiêu, các sản
phẩm nổi bật
3.1 Loại hình NHTM
Mô hìnhNgân hàng thương mại cổ phần. BIDV cũng là doanh nghiệp nhà nước
loại đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước.
3.2 Đối tượng khách hàng mục tiêu:
Các loại khách hàng của BIDV
 Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống
các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty
lớn; các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 Định chế tài chính: BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn như
World Bank, ADB, JBIC, NIB… Ngoài ra, BIDV có quan hệ đối tác với
hơn 800 ngân hàng lớn trên thế giới.
 Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ
của BIDV.
Từ năm 2010 trở lại đây, chiến lược kinh doanh của BIDV chuyển từ thị
trường bán buôn sang thị trường bán lẻ. Khách hàng doanh nghiệp của BIDV đa
phần là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả hoặc là những doanh

nghiệp vừa và nhỏ không minh bạch về thuế và tài chính đã bị giảm thiểu để tập
trung vào khách hàng cá nhân. Thực tế, với việc chuyển sang đối tượng khách
hàng mục tiêu cá nhân để cung cấp các dịch vụ bán lẻ, BIDV đã trở thành ngân
hàng bán lẻ số 1 Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2015 và 2016.

3.3 Các sản phẩm nổi bật của BIDV:
Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.
Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết
kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách
hàng.
Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư
cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên
toàn quốc.
Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó
16


nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như:
Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường
cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…
4. Xu hướng phát triển kinh doanh của BIDV trong những năm gần đây
4.1 Định hướng ngân hàng bán lẻ
Phát triển các dịch vụ bán lẻ ngân hàng thương mại dần tách khỏi sự phụ
thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước. Chiến lược 2011-2015 đã xác định định
hướng chú trọng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ rõ rệt và phấn đấu trở
thành ngân hàng chiếm thị phần lớn trong hoạt động bán lẻ trên thị trường Việt
nam. Thực tế hoạt động bán lẻ trong giai đoạn qua đã có những thay đổi (huy
động vốn dân cư có tốc độ tăng trưởng bình quân là 22,1%, đạt tỷ trong 45%
trên tổng huy động vốn, đang là NH trong top 5 các NH có dư nợ bán lẻ lớn

nhất). Trong thời gian tới, BIDV đặt mục tiêu nâng tỷ trọng huy động vốn dân
cư lên mức trên 51% vào 2015 và tín dụng bán lẻ tăng lên mức trên 18% đến
2015 (đứng trong top 3 NHBL có qui mô lớn nhất Việt nam về tín dụng bán lẻ)
Đối tượng Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ
gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng
là hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...
Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ
chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công
nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát
triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng
tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD.
4.2 Sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm
Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối
tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất
lượng tín dụng. Đặc biệt là chiến lược về sản phẩm “ Tín dụng tiêu dùng “ .Hoạt
động tín dụng bán lẻ của BIDV tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của các
khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh
doanh. Từ năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ
tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm
khoảng 67% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và có xu hướng ngày càng tăng. Với
nền khách hàng cá nhân rộng lớn, BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín
dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết
yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng
phân khúc khách hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn
17


tối đa lên tới 15 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài
khoản...), cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh
doanh, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả

góp, cho vay cầm cố và chiết khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...), các sản
phẩm tín dụng bán lẻ khác... theo đó, giai đoạn 2011-2015, BIDV xác định lĩnh
vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân
hàng bán lẻ của BIDV và BIDV phải tập trung phát triển với mục tiêu tăng
trưởng nhanh (30-40%/năm) và đảm bảo chất lượng tín dụng an toàn.
4.3 Các sự thay đổi khác
- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng
theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài
hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận
nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế;
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài
ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu
tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;
- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng
định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị
trường Việt Nam;
- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân
lực dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL;
đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số
phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;
- Nguồn nhân lực: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết lập nền tảng tập
đoàn tài chính ngân hàng;
- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc
lực cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng

Về bộ máy tổ chức: Hiện nay, BIDV đã triển khai mô hình tổ chức theo theo
khuyến nghị của Tư vấn quốc tế, cơ bản phù hợp với thông lệ và quy
18



định của pháp luật

19


B. Phân tích tình hình quản trị danh mục
đầu tư và quản trị trạng thái thanh khoản
của BIDV giai đoạn 2013 -2015
I. Quy trình quản trị rủi ro trong ngân hàng
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất,
mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
Quản trị rủi ro bao gồm 5 bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đo lường
rủi ro, kiểm soát, phòng ngừa và tài trợ rủi ro.
 NHẬN DẠNG RỦI RO
Điều kiện tiên quyết để quản trị rủi ro là phải nhận dạng được rủi ro. Nhận
dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh
doanh của ngân hàng; bao gồm: việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường
hoạt động và toàn bộ hoạt động của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các
loại rủi ro, kể cả dự báo những loại rủi ro mới có thể xuất hiện trong tương lai,
để từ đó có các biện pháp kiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp.
 PHÂN TÍCH RỦI RO:
Đây chính là việc tìm ra nguyên nhân gây ra rủi ro. Phân tích rủi ro nhằm đề
ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân,
tác động đến các nguyên nhân làm thay đổi chúng, qua đó sẽ phòng ngừa rủi ro
một cách hiệu quả hơn.
 ĐO LƯỜNG RỦI RO:
Muốn vậy, phải thu thập số liệu, lập ma trận đo lường rủi ro và phân tích,

đánh giá. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối với ngân hàng, người ta
sử dụng hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro, tức là
mức độ nghiêm trọng của tổn thất, đây là tiêu chí có vai trò quyết định.
20


 KIỂM SOÁT, PHÒNG NGỪA RỦI RO:
Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện
pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa,
phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi
có thể xãy ra đối với ngân hàng. Các biện pháp kiểm soát có thể là: phòng tránh
rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin
 TÀI TRỢ RỦI RO
Mặc dù, đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhưng rủi ro vẫn có thể xãy
ra. Khi đó, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản,
nguồn nhân lực hoặc về giá trị pháp lý. Sau đó, cần thiết lập các biện pháp tài
trợ phù hợp. Nhìn chung, các biện pháp này được chia làm hai nhóm: tự khắc
phục và chuyển giao rủi ro.
II. Phân tích hoạt động quản trị thanh khoản của BIDV
1. Quy trình quản trị thanh khoản tại BIDV
1.1.

Tổ chức quản lý thanh khoản tại BIDV

Hội Sở Chính: chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo
nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại BIDV được diễn ra
hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn
do hội đồng quản lý rủi ro quyết định sau khi được ban giám đốc thông qua.
Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản. Quản
lý thanh khoản tại ngân hàng được kết hợp giữa 2 phương pháp là phương

pháp tĩnh và phương pháp động.
Hội đồng quản lý tài sản Nợ Có ( Hội đồng ALCO), ban điều hành ngân quỹ,
phòng quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá
định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản
và giám sát rủi ro thanh khoản.
1.2.
-

Nguyên tắc quản lý thanh khoản
BIDV quản lý thanh khoản hàng ngày nhằmđảm bảo khả năng đáp
ứng các nghĩa vụ thanh toán của BIDV tại mọi thời điểm
21


-

1.3.

BIDV quản lý rủi ro thanh khoản riêng theo Việt Nam Đồng và Đô là
Mỹ, đáp ứng đồng thời các yêu cầu quản lý tỷ lệ khả năng chi trả đối
với các loại tiền theo quy định của NHNN
Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro tổng thể của Ngân
hàng
Quy trình quản lý thanh khoản tại BIDV

1.3.1. Quy trình quản lý thanh khoản theo định kì
Để dự báo cung cầu thanh khoản cho một khoảng thời gian trong tương lại định
kỳ (thường là tháng, quý), ngân hàng thống kê số liệu và dự báo theo các bước sau:
-


Bước 1: Bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ báo cáo về tình hình huy động
vốn, tín dụng, thanh toán, ngân quỹ… để phòng quản trị tính được cung cầu
thanh khoản. Bộ phận quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp nắm bắt thông tin
thị trường, báo cáo để có dự đoán thay đổi lãi suất, tỉ giá và xu hướng của nền
kinh tế.

-

Bước 2: Lập báo cáo và phân tích rủi ro thanh khoản.

-

Bước 3: Kiến nghị với hội đồng ALCO về thanh khoản.

-

Bước 4: Ra quyết định và thực hiện quyết định thanh khoản.
1.3.2. Quy trình quản lý thanh khoản hàng ngày
Đối với việc quản lý thanh khoản hàng ngày, thì ngay đầu tuần làm việc bộ
phận quản lý thanh khoản của ngân hàng sẽ lập báo cáo cung cầu thanh khoản,
lập các chỉ số thanh khoản và đánh giá tình hình thanh khoản trong tuần. Sau
đó xem xét xác định mức dư thừa hay thiếu hụt thanh khoản.
Bộ phận giao dịch kiểm tra tính toán, luôn đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc
đầy đủ và đảm bảo các tỉ lệ về an toàn thanh toán do ngân hàng nhà nước quy
định.
Ngân hàng thực hiện thường xuyên kiểm tra số dư của tài khoản NOSTRO
của từng đồng tiền đảm bảo số dư của các đồng tiền không bị âm.
1.3.3. Thông báo lượng tiền thanh toán lớn
Để thực hiện chiến lực thanh khoản định kỳ khi thực hiện quản lý thanh khoản
hàng ngày, trước hết bộ phận giao dịch của ngân hàng phải thông báo lệnh thanh

toán đối với những khoản tiền lớn của chi nhánh về hội sở chính cụ thế như sau :
22


Thanh toán tiền đi:
-

Đối với những khoản thanh toán tiền nhỏ hơn 50 tỉ VND, 500.000USD,
200.000EUR: Chi nhánh không cần thông báo về Hội sở chính.

-

Đối với những khoản thanh toán tiền lớn hơn 50 tỉ VND, 500000USD,
200.000EUR: phải báo cho hội sở chính trước 10h sáng trong ngày hiệu lực.

-

Những khoản tiền trên 200 tỉ VND đến 300 tỉ VND, trên 1 triệu USD đến 2triệu
USD, trên 1 triệu đến 2 triệu EUR: Phải báo trước ngày thanh toán ít nhất 1
ngày làm việc.

-

Những khoản tiền trên 300 tỉ VND, trên 2 triệu USD, trên 1 triệu EUR: Phải
thông báo trước ngày thanh toán ít nhất 2 ngày làm việc.

-

Đối với ngoại tệ khác: Chi nhánh thông báo lệnh thanh toán trước ít nhất 1
ngày làm việc.

Những khoản tiền về :

-

Chi nhánh phải báo về hội sở chính đối với khoản tiền về từ 200tỉ, 1 triệu USD,
500.000 EUR: trở lên hoặc các loại ngoại tệ khác tương ứng.
1.3.4. Xử lý khi dư thừa thanh khoản
Đối với dư thừa thanh khoản ngắn hạn (ít hơn 6 tháng): Ngân hàng có thể
thực hiện đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, cho vay các TC tín dụng, mua Giấy Tờ
Có Giá ngắn hạn, kinh doanh ngoại tệ.
Đối với dư thừa thanh khoản dài hạn (6 tháng trở lên): Ngân hàng có thể
thực hiện tăng cường các khoản cho vay, mua giấy tờ có giá dài hạn. Trong
trường hợp khi áp dụng các biện pháp trên mà vẫn có dư thừa thanh khoản,
ngân hàng sẽ có kế hoạch cân nhắc việc giảm nguồn vốn huy động, vốn đi vay.
1.3.5. Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản
BIDV xây dựng chính sách huy động vốn nhằm khai thác hiệu quả các
nguồn vốn huy động của BIDV trong điều kiện kinh doanh bình thường và đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu vốn huy động trong điều kiện khó khăn về thanh
khoảnChính sách huy động vốn đảm bảo các nguyên tắc đa dạng hóa nguồn
vốn, duy trì ổn định nguồn vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng
trong điều kiện khó khăn về thanh khoản
23


Các giới hạn và mức độ thiếu hụt thanh khoản được ngân hàng lập ra để có
những mức xử lý và đối phó phù hợp. Cụ thể: giới hạn về khe hở thanh khoản
tích lũy/ tổng tải sản sẽ được chia ở các mức như sau để phản ánh mức độ
thiếu hụt thanh khoản (mức độ thiếu hụt thanh khoản được chia làm 3 mức:
thiếu hụt cao, thiếu hụt thấp và không thiếu hụt).
Khi thanh khoản thiếu hụt ở mức thấp, ngân hàng thực hiện các biện

pháp sau:
-

Thiếu hụt trong vài ngày tới (từ 1-7 ngày) : Trong trường hợp này ngân hàng sẽ
phải thường xuyên theo dõi và khiểm soát số sư tài khoản NOSTRO, thận trọng
khi thực hiện các nghiệp vụ đầu tư vào giấy tờ có giá, mua ngoại tệ hay đầu tư
tiền gửi liên ngân hàng. Tiếp tục nhận tiền gửi của các TCTD.

-

Thiếu hụt từ 7 ngày đến 1 tháng tới: Lúc này ngân hàng phải hạn chế các hoạt
động đầu tư vào tiền gửi liên ngân hàng kỳ hạn trên 7 ngày, đầu tư giấy tờ có
giá dài hạn, mua ngoại tệ kỳ hạn. Thêm vào đó, ngân hàng sẽ triển khai tăng
huy động Vốn ngắn hạn của khách hàng.

-

Thiếu hụt trong 1 đến 6 tháng tới: hạn chế đầu tư tiền gửi liên ngân hàng kỳ
hạn trên 1 tháng hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên 1
tháng .
Khi thiếu hụt ở mức cao:

-

Thiếu hụt trong khoản vài ngày tới (1-7 ngày): Ngân hàng sẽ thôi không đầu tư
vào tiền gửi liên ngân hàng, giây tờ có giá và mua ngoại tệ. Thực hiện vay ngắn
hạn NHNN và các TCTD khác. Bán bớt các giấy tờ có giá, ngoại tệ và tạm thời
ngưng giải ngân tín dụng.

-


Thiếu hụt trong 7 ngày đến 1 tháng tới: Không đầu tư tiền gửi liên ngân hàng,
Giấy tờ có giá và ngoại tệ. Vay ngắn hạn NHNN và TCTD, bán tài sản thanh
khoản. Ngoài ra, ngân hàng sẽ tích cực huy động vốn ngắn hạn của khách hàng.

-

Thiếu hụt cao trong 1 đến 6 tháng tới: Hạn chế đầu tư Tiền gửi liên ngân hàng
kỳ hạn trên 1 tháng, hạn chế đầu tư giấy tờ có giá và mua ngoại tệ kỳ hạn trên
1 tháng. Bán các Giấy tờ có giá và ngoại tệ. Trong vòng 1 tháng, tiến hành thủ
24


tục vay NHNN và các TCTD kì hạn từ 3-6 tháng. Đẩy mạnh việc huy động vốn,
phát hành các giấy tờ có giá và có thể phải chấp nhận lãi suất cao. Hạn chế cam
kết cho vay và ngừng giải ngân tín dụng. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ tiến hành tích
cực thu hồi nợ quá hạn.

1.3.6. Quản lý các tài sản đảm bảo để dự phòng thanh khoản
- BIDV thực hiện quản lý trạng thái tài sản có thể sử dụng làm tài sản
đảm bảo nhằm dự phòng thanh khoản cho BIDV ngay khi cần thiết
- Trạng thái tài sản có thể sử dụng làm tài sản đảm bảo quản lý tối
thiểu theo các thông tin về loại hình, đối tượng, kỳ hạn, tiền tệ, tính
khả dụng/không khả dụng và địa điểm lưu trữ
- Tổng giám đốc quy định cụ thể quy trình quản lý trạng thái tài sản có
thể sử dụng làm tài sản đảm bảo trong từng thời kỳ

2. Thực trạng hoạt động quản trị thanh khoản của BIDV giai đoạn
2013 -2015
Để có cái nhìn tổng thể về rủi ro thanh khoản của BIDV qua 3 năm

2013,2014 và 2015, nhóm sẽ đi phân tích về trạng thái thanh khoản ròng của
BIDV tại các thời điểm cuối năm. Thời gian đáo hạn của các tài sản và các công
cụ nợ thể hiện thời gian còn lại của tài sản và công cụ nợ tính từ ngày lập BCTC
hợp nhất đến khi thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều
khoản phát hành.
Tại thời điểm 31/12/ 2015, 31/12/2014, 31/12/2013, BIDV có trạng thái
thanh khoản ròng như sau:
THỜI
ĐIỂ
M

MỨC CHÊNH LỆCH THANH KHOẢN RÒNG

QUÁ HẠN
TRÊN 3
ĐẾN 3
ĐẾN 1
THÁN THÁNG
THÁNG
G
31/12 5.092.2 11.360.41 (127.082.69
/2015 57
6
2)

(126.165.13
2)

(12.067.84
6)


31/12
/2014
31/12
/2013

(107.476.25
3)
(53.177.958
)

15.623.755 106.368.57 105.997.93 42.263.03
7
4
0
(8.906.145 99.949.474 55.169.184 40.349.53
)
9

2.988.8
58
3.077.7
85

5.229.438 (86.469.279
)
6.454.424 (62.217.225
)

TRONG HẠN

TỪ 1-3
TỪ 3-12
THÁNG
THÁNG

25

TỔNG
TỪ 1-5
NĂM

TRÊN 5
NĂM

148.817.85 152.944.11 52.898.97
2
7
3


×