Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

PHÁT THANH TRỰC TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.35 KB, 6 trang )

PHÁT THANH TRỰC TIẾP – NHÓM 3
Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp xuất phát từ
những nhu cầu tự đổi mới của chính loại hình phát thanh. Với phương thức
sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ truyền thống, các phóng
viên, biên tập viên, kỹ thuật viên làm việc hầu như độc lập với nhau. Các
phóng viên đi viết tin bài về chỉ cần nộp băng và văn bản là coi như cơ bản
đã hoàn thành nhiệm vụ. Các tin, bài, băng âm thanh đó sẽ được những
người làm công tác biên tập cắt gọt, sửa chữa, dựng chương trình để cho các
phát thanh viên đọc, thu băng hoàn chỉnh để đến giờ thì đem băng ra phát
sóng. Phương thức này bộc lộ nhiều nhược điểm mà trong đó nhược điểm
nổi bật nhất là ở chỗ: thông tin phải qua nhiều khâu, xử lý mất nhiều thời
gian, do đó khi đến được với người nghe thì đã cũ, đã mất đi tính thời sự,
điều vốn được coi là ưu thế quan trọng nhất của loại hình phát thanh. Bên
cạnh đó, do các chương trình được cắt gọt, trau chuốt kỹ càng nên có khi lại
làm mất đi sự sinh động, cuốn hút khiến người nghe có cảm giác thiếu chân
thực. Điều này còn có nguyên do là người trình bày thông tin không phải là
người đã trực tiếp chứng kiến sự kiện như các phóng viên.
Trong phần mở đầu của cuốn Phát thanh trực tiếp do GS.TS. Vũ Văn
Hiền – PGS.TS. Đức Dũng làm chủ biên, các tác giả đã đưa ra khẳng định
“Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp chính là vũ
khí cạnh tranh của phát thanh trong bối cảnh bùng nổ thông tin của đời
sống báo chí hiện đại. Đó là bước đột phá mới trong lĩnh vực truyền thông,
là sự phát huy tối đa năng lực của truyền thông radio, giúp cho người nghe
đài luôn được tiếp cận với những thông tin mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn
nhất,..”
Vậy PTTT là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây:


1. Quan niệm về phát thanh trực tiếp
Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về phát thanh trực tiếp:
- Nguyễn Lương Phán: “PTTT có thể được hiểu là công nghệ sản xuất


chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng
nhằm chuyển đến cho người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện
đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản xuất
chương trình.”
- Theo cẩm nang hướng dẫn PTTT của Đài TNVN, “PTTT là phương thức
thông tin linh hoạt, đáp ứng được các yêu cầu của PT hiện đại. Cùng với sự
phát triển của khoa học, công nghệ, PTTT được trang bị thêm những thiết bị
mới, phát huy được thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tốt hơn, yêu
cầu ngày càng cao của PT hiện đại”.
- TS Đinh Thị Thu Hằng - trong cuốn Báo PT – lý thuyết và kỹ năng cơ bản
định nghĩa: “PTTT theo cách hiểu chung nhất là phương thức sản xuất
chương trình mang đến thông tin đồng hành với sự kiện, sự việc đang diễn
ra và thính giả có thể tham gia vào chương trình”.
2. Các dạng PTTT
- Studio
- Hiện trường
- Kết hợp
3. Ưu điểm của phát thanh trực tiếp
- Tính tương tác cao
- Đơn giản hóa các khâu sản xuất chương trình (so với phát thanh thu in
truyền thống). Các phương tiện tác nghiệp trong phát thanh trực tiếp khá đơn


giản, linh hoạt và tiện lợi, chỉ cần một chiếc điện thoại là phóng viên có thể
truyền thông tin trực tiếp lên sóng từ hiện trường.
- Khả năng truyền thông tin nhanh, nhạy bén, chính xác, kịp thời, có thể
truyền tải thông tin tới thính giả ngay lập tức khi sự kiện đang xảy ra hoặc
vừa mới diễn ra.
- Phát thanh trực tiếp với lối văn gần với lối nói, trò chuyện đời thường, tạo
cho thính giả một cảm giác gần gũi, thân tình. Đồng thời thính giả cũng có

thể chia sẻ ý kiến của mình với chương trình một cách trực tiếp.
4. Nhược điểm
- Mặc dù được lên kịch bản và chuẩn bị kỹ càng, song khả năng gặp sự cố là
rất lớn khi lên sóng trực tiếp. Bởi sự dồn nén về thời gian rất cao, dễ gây áp
lực cho những người trong cuộc.Những sự cố thường gặp phải như lỗi kỹ
thuật, lỗi đọc vấp, nói hớ,.. trên sóng là khó tránh khỏi.
- BTV, PTV dễ bị bị động trước những tình huống bất ngờ, dễ rơi vào bế tắc,
lúng túng nếu như không xử lý kịp những tình huống nằm ngoài dự kiến của
kịch bản.
5. Yêu cầu đối với đội ngũ làm chương trình PTTT
- So với phát thanh truyền thống, quá trình sản xuất các chương trình
PTTT cần phải có một nhóm sản xuất chương trình chuyên nghiệp,
nhanh nhạy, linh hoạt, có khả năng phản ứng nhanh với các sự cố, tình
huống bất ngờ xảy ra. Đặc biệt là vai trò của người dẫn: Cần phải luôn
chủ động tạo kịch tính, sự hấp dẫn cho chương trình. Sẵn sàng ứng biến
với các sự cố, tình huống xảy ra.
6. Thực trạng phát thanh trực tiếp tại một số nước trên thế giới


Tại Thái Lan: Các chương trình phát thanh đều có những bước nghiên cứu
công chúng rất kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tiến hành thực hiện. Các chương
trình phát thanh trực tiếp về tình trạng tắc đường được người dân quan tâm
nhiều hơn cả, có thể xem như là không thể thiếu đối với mỗi lái xe.
Tại Pháp: Liên tục tương tác trực tiếp với thính giả, kết hợp với mạng
internet, video theo hướng đa phương tiện là chiến lược của các đài phát
thanh Pháp. Phóng viên luôn có mặt và đưa tin sớm nhất tại các hiện trường,
đưa thông tin một cách nhanh nhất trực tiếp qua điện thoại.. => Các Đài PT
luôn vượt trội về mặt cập nhật thông tin so với các loại hình khác.
Trung Quốc: Gần như 100% các chương trình phát thanh đều là trực tiếp, có
sự tương tác với thính giả.

(Ảnh: Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc phát thanh trực tiếp và trực tuyến
bằng nhiều thứ tiếng Lễ khai mạc Diễn đàn Đối thoại cấp cao Nhân dân
Trung Quốc-ASEAN)
Mỹ: Hiện ở Mỹ có khoảng hơn 15 nghìn đài phát thanh với hơn 90% dân số
nghe đài hàng tuần. Các chương trình phát thanh chủ yếu được thực hiện
trực tiếp, tập trung vào 3 nội dung chính là tin tức, talkshow, âm nhạc.
6. Thực trạng phát thanh trực tiếp tại Việt Nam
-

Ngày 7/9/1945, Đài TNVN ra đời trong điều kiện kỹ thuật hết sức lạc

hậu và đơn giản. Những chương trình PT đầu tiên được phát trực tiếp do
thiếu các phương tiện thu thanh, ghi âm nên không có khả năng làm chương
trình thu in trước.
-

Theo nhà báo Vĩnh Trà, cuộc tường thuật đầu tiên của Đài TNVN đã

được thực hiện khi Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm Pháp và ký với


Pháp Hiệp ước tạm thời sau đó trở về nước bằng đường biển. Nhân dân cả
nước lo lắng theo dõi cuộc hành trình của Bác, thấu hiểu được tâm trạng của
nhân dân, Đài TNVN quyết định tường thuật trực tiếp tại chỗ lễ đón Bác trở
về tại TP cảng Hải Phòng. Đây là cuộc tường thuật trực tiếp đầu tiên nên
mọi công việc khá mới mẻ. Nhưng với tinh thần chuẩn bị kỹ lưỡng, khẩn
trương cả về kỹ thuật và đội ngũ phóng viên, biên tập, phát thanh viên,
chương trình tường thuật trực tiếp đầu tiên đã được thực hiện một cách thành
công.
-


Hiện nay, hầu hết các đài PT địa phương ở nước ta đều sản xuất được

các chương trình PTTT như Đài Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Cần Thơ, Vĩnh Long…. Có thể kể đến một số chương trình như
Radio Quảng Ninh – giờ cao điểm (QNR), Tư vấn sức khỏe (Đài PTTH Thái
Nguyên), 60 phút bạn và tôi (Đài PTTH Hà Nội),.. Tuy nhiên, các chương
trình PTTT còn chưa nhiều, chiếm thời lượng không đáng kể trong tổng thời
lượng phát sóng hàng ngày của các Đài. Nội dung chủ yếu của các chương
trình PTTT được thực hiện bởi các Đài địa phương thường là tường thuật
các sự kiện của địa phương, các buổi tọa đàm. Nhưng chưa phát huy được
tối đa khả năng tương tác của PTTT. Nguyên nhân là do các đài không chịu
chủ động thay đổi, nâng cao chất lượng phát thanh vì không coi trọng
phương tiện này, chủ yếu chỉ thực hiện cho có mà không nghĩ tới thị hiếu
của công chúng thính giả.
- Phần lớn các chương trình PTTT tại VN được thực hiện bởi các Đài PT lớn
như Đài TNVN, Đài TNND TP Hồ Chí Minh,.. với nhiều chương trình có
nội dung hấp dẫn như: Cửa sổ tình yêu (VOV2), Giờ cao điểm (VOVGT),
An toàn về nhà (FM99.9 – VOH), Chào buổi sáng (JoyFM)


(Phát CT An toàn về nhà – PS 15H5 trên kênh Giao thông đô thị FM
99.9)
7. Các công nghệ số, công nghệ kết nối dữ liệu 3G/4G và internet mở ra
một kỷ nguyên mới cho PTTT.
Các công nghệ số như DAB, DAB+, HD Radio,.. giúp cho chất lượng âm
thanh trở nên tốt hơn, nâng cao tính cạnh tranh của PT đối với các loại hình
khác. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phổ biến của mạng
cáp quang internet thay cho ADSL truyền thống, và mạng di động tốc độ cao
4G trên các dòng điện thoại thông minh (smartphone), đã đặt nền tảng cho

phát thanh trên internet và smartphone phát triển. Nhiều ứng dụng nghe phát
thanh có mặt trên các kho ứng dụng di động như Playstore (Android), hay
Appstore (iOS),.. đáp ứng nhu cầu nghe mọi lúc mọi nơi của công chúng, chỉ
cần có kết nối wifi hoặc 3G/4G. Điều này cũng giúp cho thính giả chủ động,
dễ dàng tiếp cận với các chương trình PT hơn.
Smartphone cũng là một công cụ hữu hiệu để gia tăng khả năng tương tác
giữa thính giả với các chương trình PTTT. Thông qua phần mềm được tích
hợp sẵn, thính giả có thể để lại ý kiến, đánh giá của mình về chương trình
phát thanh đang phát sóng. Ở góc độ nhà đài, thì những ý kiến, đánh giá đó
của thính giả sẽ là cơ sở để xây dựng chương trình ngày càng hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, phương thức nối các điểm cầu trực tiếp cũng trở nên đơn giản
hơn với kết nối dữ liệu, cho chất lượng tín hiệu tốt hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×