Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Phương pháp tính số đoan mồi, đoạn Okazaki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.17 KB, 2 trang )

I. TÍNH SỐ ĐOẠN MỒI VÀ SỐ ĐOẠN OKAZAKI XUẤT HIỆN TRONG QUÁ
TRÌNH NHÂN ĐÔI .
Xét với một chạc chữ Y
Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki
Mạch được tổng hợp gián đoạn có: số đoạn mồi = số đoạn okazaki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên số đoạn mồi xuất hiện trong một
chạc chữ Y là
Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2
II. VÍ DỤ MINH HỌA VÀ BÀI TẬP TỰ GIẢI
Ví dụ 1: Trên một đơn vị tái bản của ADN có 30 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được
cung cấp cho đơn vị tái bản này là bao nhiêu ?
Hướng dẫn giải :
Một đơn vị tái bản có hai chạc chữ Y nên sẽ có 30 đoạn Okazaki và 2 mạch được tổng
hợp liên tục
Số đoạn mồi cần cung cấp cho đơn vị này tái bản là 30 + 2 = 32 đoạn mồi
Ví dụ 2 : Một phân tử ADN của vi khuẩn thực hiện nhân đôi, người ta đếm được tổng số
50 phân đoạn Okazaki. Số đoạn mồi cần được tổng hợp là bao nhiêu ?
Vi khuẩn chỉ có một đơn vị tái bản
Số đoạn mồi = số đoạn Okazaki + 2 = 50 +2 = 52
Ví dụ 3: Trên phân tử ADN có 5 điểm tái bản. Quá trình tái bản hình thành 80 đoạn
okazaki .Xác định số đoạn mồi được tổng hợp ?
Hướng dẫn giải :
Mỗi đoạn Okazaki cần có một đoạn mồi để khởi đầu, trong quá trình tổng hợp mạch
mới có 80 đoạn Okazaki => cần có 80 đoạn mồi
Trên mỗi đơn vị tái bản có 2 mạch liên tục , mỗi mạch liên tục này cần có 1 đoạn mồi để
tổng hợp mạch mới nên một đơn vị tái bản cần có 2 đoạn mồi để tổng hợp mạch lIên tục
.
Tổng số các đoạn mồi cần thiết để khởi đầu quá trình tổng hợp mạch mới của phân tử
ADN đó là



80 + 2 x 5 = 90 đoạn mồi



×