Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

sức mạnh dân tọc và sức mạnh thời đại.liên hệ cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.16 KB, 10 trang )

Câu 8. Thế nào sức mạnh dân tộc?sm thời đại?ts phải kết hợp sm dân tộc vs
sm thời đại? liên hệ thực tiễn cm vn?
• Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và
tinh thần song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự
lực tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh
kiên cường, anh dũng bất khuất cho độc lập , tự do…Sức mạnh đó đã giúp
cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khó khăn trong dựng nước và giữ
nước( giáo trinh 182)




Sức mạnh thời đại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là sức mạnh của phong trào
cách mạng vô sản và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa; là
lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; là xu thế của thời
đại từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga; là sức mạnh của ba dòng thác cách
mạng; là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và
công nghệ. Các sức mạnh đó sẽ được phát huy vào trong thực tiễn cách
mạng nước ta khi chúng ta biết xây dựng khối đoàn kết quốc tế
Sau khi tiếp cận với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dừn
tộc và thuộc địa của V. I. Lờ nin, Nguyễn Ái Quốc từ người yờu nước thành
người cộng sản, đó nừng cao ý thức về mối quan hệ mật thiết giữa cách
mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản trong thời đại đế quốc
chủnghĩa. Người coi cỏch mạng Việt Nam là bộ phận của Cách mạng vô
sản thế giới. Để chiến thắng kẻ thù, cách mạng Việt Nam cần dựa vào bên
trong, đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của quốc tế. Điểm vượt
lên của Hồ Chí Minh so với các lãnh tụ yêu nước thế kỷ XX chính là ở chỗ
nâng cao nhận thức của người về sức mạnh thời đại.Như vậy, từ khi tìm thấy
“ỏnh sáng kỳ diệu” chủ nghĩa Mác – Lờnin, từ người yêu nước trở thành
người cộng sản, xác định con đường cách mạng vô sản là duy nhất, Hồ Chí
Minh ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng trong việc kết hợp sức


mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nâng nú thành bài học to lớn cho cách
mạng Việt Nam nói riêng, đường lối chính sách Đảng ta nói chung.Nắm bắt
được đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại mới, Hồ Chí Minh hoạt động
không mệt mỏi để gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người
nhận thức khả năng và sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa
các dân tộc thuộc địa với giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ


thù chung. “Cỏch mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế
giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả”.


Từ thực tiễn trên cho thấy Việt Nam một dân tộc nhỏ, nền kinh tế lạc hậu,
chậm phát triển, chống lại đế quốc thực dân có tiềm lực kinh tế, quân sự
ban đầu mạnh hơn mình, không thể không phát huy sức mạnh bên trong
và bên ngoài để giành thắng lợi. Mặt khác, do đòi hỏi khách quan của sự
nghiệp giải phóng dân tộc lúc này phải có một giai cấp tiến tiến, nắm bắt
được xu thế phát triển của thời đại, lãnh đạo định ra đường lối gắn cách
mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Thực tiễn đó là nguyên nhân đầu
tiên thôi thúc Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước và tìm thấy con
đường cứu nước đúng, đáp ứng được yêu cầu khách quan mà xã hội Việt
Nam đòi hỏi là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để giải
phóng đất nước. Nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, từ thực tiễn tình hình thế giới và Việt Nam đã được nghiên cứu
và khảo nghiệm, Hồ Chí Minh có nhận thức mới về sức mạnh tổng hợp của
cách mạng Việt Nam để thực hiện con đường giải phóng dân tộc mà các nhà
yêu nước đương thời không nhìn thấy được, hoặc nhìn không đầy đủ. Cách
mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại. Quan điểm trên của Nguyễn Ái Quốc được hình thành từng bước,
từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, thông qua hoạt động thực tiễn

mà tổng kết thành lý luận: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
VÍ DỤ. sức mạnh làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sức
mạnh tổng hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài, sức mạnh dân tộc và
sức mạnh thời đại, trong đó sức mạnh dân tộc là sức mạnh nội tại có ý nghĩa
quyết định. Đó là lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí
Minh vận dụng sáng tạo vào điều kiện cách mạng cụ thể ở Việt Nam. Tư
tưởng Hồ Chí Minh luôn cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới, giúp bạn là giúp mình. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám
năm 1945 là thắng lợi của Chủ nghĩa Mác - Lênin, thắng lợi của tư tưởng Hồ


Chí Minh trong vận dụng, chỉ đạo một cuộc cách mạng vĩ đại, làm thay đổi
lịch sử dân tộc, làm rạng danh dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Đảng ta đó nhận định, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta
mang tính thời đại sâu sắc và ý nghĩa quốc tế to lớn.
Tính chất thời đại thể hiện qua mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của ta hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thời đại: hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội (CNXH). Do đó, khi Đảng ta giương cao ngọn cờ
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, CNXH, chúng ta đã nhận được sự ủng hộ,
giúp đỡ từ khắp nơi trên thế giới. Đối thủ của chúng ta là một đế quốc đầu sỏ, có
tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất thế giới, nhưng cũng là đối thủ của tất cả những
ai yêu hoà bình, dân chủ, thiết tha với độc lập dân tộc, với CNXH.
Câu 9. Vs hcm kđ kết hợp sm dân tộc và sức mạnh thời đại nhưng dựa vào
chính mình là chính?( giáo trình 182)
Trong việc xây dựng khối đoàn kết với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế
giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh xác định sức
mạnh dân tộc giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại chỉ phát huy tác dụng
thông qua sức mạnh dân tộc..Theo Hồ Chí Minh "sức mình" ở đây chính là sức
mạnh của dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, là nguồn nội lực, là

cái gốc, điểm mấu chốt để đảm bảo nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài đạt kết quả. Sức
mạnh của dân tộc là một động lực lớn đã kiểm nghiệm qua thực tiễn được Người
khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước"[14]. Trong tư duy
Hồ Chí Minh để tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, trước hết phải chủ động tạo ra
sức mạnh của chính mình. Bởi lẽ “Muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự
giúp lấy mình đã”[15]. Người thường nói: Có độc lập mới có tự lập, có tự cường mới
có tự do: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được
ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”[16]. Sức
mạnh đó không phải ở đâu xa lạ, mà nằm ngay trong sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân, sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam yêu nước được hun đúc qua
hàng ngàn năm lịch sử.
Trong mối quan hệ sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, Hồ Chí Minh
coi sức mạnh của thời đại là nhân tố quan trọng, sức mạnh của dân tộc là nhân tố
quyết định thắng lợi của cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức


mạnh thời đại. Sức mạnh của thời đại ở đây được coi là những điều kiện khách
quan thuận lợi - Thời cơ cách mạng chín muồi. Nhưng Hồ Chí Minh vẫn coi yếu tố
bên trong là quyết định, Người kêu gọi: Hỡi toàn quốc đồng bào, hãy đứng dậy
đem sức ta mà giải phóng cho ta. Dựa vào sức mình là chính nhưng phải tranh thủ
sự giúp đỡ bên ngoài có hiệu quả, Người nói: “Các nước bạn giúp ta cũng như
thêm vốn cho ta. Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng của ta, phát
triển khả năng của ta”[17].
Câu 10.trong tt hcm, nn vn la nn của dân do dân và vì dân ,vậy có thể coi nhà
nước đó là nn toàn dân theo nghĩa phi g/c hay ko?ts?
Quán triệt học thuyết Mác - Lênin về nhà nước, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh
tới tính chất dân chủ của Nhà nước ta. Nhưng Hồ Chí Minh cũng xác định dứt
khoát, rõ ràng bản chất giai cấp công nhân của nhà nước đó. Chúng ta gọi Nhà

nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không có
nghĩa là “nhà nước toàn dân”, nhà nước phi giai cấp. Từ nhận thức chung: “ Tính
chất của một nhà nước là: trong nhà nước ấy giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị
thống trị. Nhà nước đó bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, đàn áp giai cấp nào”(11) , Hồ
Chí Minh cho rằng: “Tính chất Nhà nước là vấn đề cơ bản của Hiến pháp. Đó là
vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền”. Người khẳng định: “Nhà nước của ta là
Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp
công nhân lãnh đạo” (12) . Quan điểm này được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần, cụ
thể hóa thành Hiến pháp, pháp luật và là phương châm chỉ đạo tổ chức, xây dựng
chính quyền từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. Sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân quy định bản chất và nội dung giai cấp, đặt ra mục đích, định hướng hoạt
động của Nhà nước ta. Nhà nước bao giờ và ở đâu cũng mang bản chất của một
giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là
một Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân. Vì:
Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Điều này được thể hiện:
- Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất
giai cấp công nhân. Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước là
một vấn đề rất cơ bản của Hiến pháp. Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959
khẳng định: "Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng
liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo". Trong quan điểm cơ bản
xây dựng một Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ một nhà nước thể hiện tính
chất nhân dân rộng rãi. Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tri thức, do giai cấp công
nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.


- Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp. Nói đến phương thức lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà nước là nói đến cách lãnh đạo cho phù hợp với từng thời
kỳ. Trong thời kỳ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước, đất nước ta vừa tiến hành
kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng và bảo vệ Tổ quôc, vưa lãnh đạo

nhân dân xây dựng chế độ mới. Do đó, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước ta thời kỳ đó không giống với những thời kỳ sau này. Song, trong tư
tưởng Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của
Đảng chung cho các thời kỳ. Đó là:
+ Đảng lãnh đạo bằng đường lối, quan điểm, chủ trương để Nhà nước thể chế hóa
thành pháp luật, chính sách, kế hoạch
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của
mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước.
+ Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng công tác kiểm tra.
Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ
nghĩa của sự phát triển đất nước. Điều này đã được thể hiện trong quan điểm của
Hồ Chí Minh ngay từ khi đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời.
Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta thể hiện ở nguyên tắc tổ chức
và hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Hồ Chí Minh rất chú ý
đến tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước,
nhấn mạnh đến việc phát huy cao độ dân chủ, đồng thời phát huy cao độ tập trung.
Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực vào tay nhân
dân.
Câu 11.Dựa trên cơ sỡ nào HCM kkđ nn ta mang bản chất giai cấp công nhân
? cơ sở nào là quan trọng nhất?ts?(sách bt trang 103)
ĐCSVN lãnh đạo nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân.
HCM vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và trí thức do giai cấp công nhân mà đôi tiên phong của nó
là ĐCSVN lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định vai trò là đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và dân tộc Việt Nam, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu : “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”[




Câu 12. Phân tích quan điểm hcm về nn pháp quyền và nêu ý nghĩa đối vs việc
gây dựng hoàn thiện nn phap quyen cua cnxhvn hien nay?(bài tập 105) Cùng
nhìn lại tiến trình phát triển lịch sử nhân loại với sự ra đời và phát triển của nhà
nước, tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được hình thành từ rất lâu. Nhà nước
pháp quyền là nhà nước dựa trên pháp luật và luôn đảm bảo vấn đề dân chủ. ở Việt
Nam, mô hình nhà nước pháp quyền dân chủ đã được Đảng và Chính phủ vận
dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của đất nước. Ở thời điểm hiện tại, Việt nam đang cố
gắng xây dựng nhà nước pháp quyền mang tính phổ biến, chẳng hạn là sự rành
mạch và rõ ràng giữa 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân chia các
quyền như vậy nhằm tạo điều kiện cho các quyền giám sát nhau và tạo ra tính độc
lập tương đối để tránh việc đánh cắp và thao túng quyền lực của các lực lượng
chính trị. Trong một chừng mực nào đó chúng ta đang có sự thay đổi nhất định khi
tiếp cận vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền. Những thay đổi như vậy là hoàn
toàn cần thiết bởi vì việc chuyển từ hình thái nhà nước này sang hình thái nhà nước
khác nhiều khi phải trả giá bằng một cuộc cách mạng, nhưng mà cải cách một nhà
nước thì không phải trả giá bằng cuộc cách mạng mà bằng những cải cách và đổi
mới thường xuyên. Mô hình Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam
đã và đang từng bước đảm bảo những quyền, những lợi ích chính đáng cho nhân
dân. Tuy nhiên mô hình Nhà nước pháp quyền của nước ta vẫn còn một số hạn
chế .Để từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta cần phải: 1 - Kiên trì vận
dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 2 - Đổi mới cơ cấu quản lý nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng Xã Hội Chủ nghĩa nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, đời sống
nhân dân. 3 - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung và hình thức, ưu tiên ban
hành các luật về kinh tế, cải cách bộ máy nhà nước, về quyền của công
dân………..nhằm tạo ra một khung pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động xã hội,
nhà nước và công dân. 4 - Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục

pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, lối sống tuân theo pháp luật của mọi
tầng lớp nhân dân, đặc biệt với cán bộ công chức. 5 - Tổ chức tốt công tác thực
hiện pháp luật. 6 - Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện
pháp luật. 7 - Hoàn thiện hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ
máy hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp. 8 - Mở rộng dân chủ, phát huy
tính tích cực chính trị xã hội của quần chúng, thực hiện đầy đủ dân chủ ở cơ quan,


tổ chức, cơ sở. 9 - Công khai hóa mọi lĩnh vực hoạt động nhà nước, trừ những lĩnh
vực liên quan đến bí mật, an ninh quốc gia, bảo đảm quan điểm: “ dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra môi trường phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội,
bảo đảm sự ổn định về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng.
Câu 13.trình bày quan điểm hcm t/c nền VH mới? vận dụng qđ này vào xd
VH mới tiên tiến?(sách bt trang 112)
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng có ý nghĩa giá trị to lớn đối với sự
nghiệp cách mạng và sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam hiên nay.
Tư tưởng về văn hóa của Người đặc biệt có ý nghĩa to lớn với việc xây dựng một
nền văn hóa mới. Nền văn hóa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và phát triển
dưới ảnh hưởng của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh đã mở đường thực tế để huy động
đông đảo nhân dân tham gia hoạt động văn hóa và tạo dựng nền văn hóa có chất
lượng có bản sắc mới và chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa mà ở đó các
quan hệ lao động sẽ dần dần thoát khỏi ách áp bức bóc lột, nạn thất nghiệp, tiến tới
lao động có kỹ thuật cao. Trên lĩnh vực giao tiếp giữa dân tộc tộc người, cá nhân và
xã hội, dân tộc và quốc tế, nó thực hiện sự bình đẳng các giá trị trên cơ sở một chủ
nghĩa bao dung Hồ Chí Minh. Có tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường chúng ta có
một chiến lược, một hệ chính sách, một kịch bản đầy đủ, một ngân sách quyết chọn
đúng đắn nhất định chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng trí tuệ, chủ nghĩa nhân
văn đẩy mạnh hợp tác quốc tế, giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng được nền nghệ
thuật có chất lượng cao và một xã hội văn hóa có sự thống nhất trong đa dạng. Tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ luôn là kim chỉ nan cho mọi

hành động, là nền tảng tư tưởng cho công cuộc xây dựng đất nước đặc biệt là trong
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước ta
Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần nhận thức và hành động theo những nội dung cơ
bản sau:
- Trước hết phải thấy vị trí và tầm quan trọng của văn hoá trong xã hội. UNESCO
nhắc nhở các nhà lãnh đạo thế giới cần quan tâm đến văn hoá. Bởi vì, “sự phát
triển của xã hội xét đến cùng là sự phát triển của văn hoá”; “sự thăng hoa của văn
hoá là đỉnh cao nhất của sự phát triển”.
Phát triển kinh tế phải có gia tài văn hoá như là “hệ điều tiết” xã hội. Cách mạng
khoa học và công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải được thai
nghén và nuôi dưỡng trong môi trường văn hoá.
- Nghiên cứu thấu đáo, toàn diện văn hoá dân tộc và văn hoá phương Đông để thấy
rằng, sức mạnh văn hoá Việt Nam không những giúp chúng ta đánh thắng ngoại
xâm mà còn là vũ khí tinh thần giúp ta trong xây dựng đất nước.


- Xây dựng nền văn hoá mới phải toàn diện nhưng chú ý hai vấn đề quan trọng
hàng đầu: đó là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và vai trò lãnh đạo của Đảng.
Đảng phải trở thành văn hoá, là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, lương
tâm của dân tộc và thời đại.
- Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là giữ
gìn Tổ quốc ta mãi mãi là quốc gia văn hiến, dân tộc ta là một dân tộc văn hoá, nền
văn hoá nước ta không ngừng phát triển, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và
thời đại.
Câu 14.chức năng VH?phân tích t/đ tích cực đến mỗi con người,đến xã hội khi
VH thực hiện tốt những chức năng còn lại?(bt 112)
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng và tình cảm cao đẹp cho con người.
Hồ Chí Minh nêu rõ: Văn hoá phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự
do. Đồng thời văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên

mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích riêng. Hồ Chí Minh cũng thường nói phải
làm thế nào cho văn hoá đi sâu vào tâm lý quốc dân để xây dựng những tình cảm
lớn: yêu, ghét, căm thù, tin tưởng. Như lòng yêu nước tình yêu thương con người,
yêu tính trung thực, chân thành, thuỷ chung, ghét những thói hư tật xấu, những sa
đoạ biến chất, căm thù những thứ giặc nội xâm... tin ở con người, ở chân lý, ở sự
thật, ở đường lối của Đảng, của cách mạng xã hội chủ nghĩa... Từ đó Hồ Chí Minh
nêu một luận điểm quan trọng: “Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi”. Tình cảm
lớn, theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương nhân loại bị đau khổ, áp bức. Đó là
tính trung thực, thẳng thắn, thủy chung; đề cao cái chân, cái thiện, cái mỹ... Tình cảm đó thể hiện
trong nhiều mối quan hệ: với gia đình, quê hương, dân tộc, nhân loại, với bạn bè, đồng chí, quan hệ
thầy trò...Tư tưởng và tình cảm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Tình cảm cao đẹp là con đường
dẫn tới tư tưởng đúng đắn; tư tưởng đúng làm cho tình cảm cao đẹp hơn, làm cho con người ngày
càng hoàn thiện. Văn hóa còn góp phần xây đắp niềm tin cho con người, tin ở bản chất khoa học và
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin vào nhân dân, tin vào tiền đồ của cách mạng.

Hai là, nâng cao dân trí, mở rộng hiểu biết của con người.
Khi mới giành được độc lập. Hồ Chí Minh đã nói: “Một trong những công việc
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” 1. Dân trí, theo Hồ Chí
Minh là: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình.., phải có kiến
thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ'[1].
Chính văn hóa giúp con người hiểu họ được hưởng những quyền lợi gì và phải có
trách nhiệm gì với dân, với nước và ngay với chính bản thân mình, muốn biết được


phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Ngay khi bắt tay vào xây dựng đất nước, Hồ
Chí Minh đã đặt chỉ tiêu phải phổ cập trình độ tiểu học cho mọi người dân và đưa
nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu thông qua việc học của toàn dân.
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, tiên tiến,
luôn hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản

thân con người.
Phẩm chất và phong cách của con người được hình thành trong quan hệ đạo đức và
lối sống của cá nhân và xã hội, trong thói quen, tập quán, phong tục của cộng đồng
và dân tộc. Văn hoá giúp con người nhận biết và phân biệt cái tốt đẹp, lành mạnh
với cái xấu xa, hư hỏng, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu cản trở con người và dân
tộc tiến lên phía trước. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Văn hoá phải sửa đổi được
những tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới.



×