Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai và sinh con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.89 MB, 94 trang )

Sổ tay bảo vệ sức khỏe phụ nữ
mang thai và sinh con


Mục Lục

A.Kiểm tra trước khi sinh (khám thai)
1.Các hạng mục kiểm tra thông thường......................................85
2. Các hạng mục kiểm tra đặc biệt.............................................86
3. Tư vấn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sinh con.......... 89

B.Những điều cần biết trong thời kỳ mang thai........... 90
C.Chuẩn bị cho việc cho con bú sữa mẹ
1. Những ích lợi của việc cho con bú........................................... 95
2. Nhận biết về sự biến đổi của thành phần sữa mẹ trong sữa non,
sữa già...................................................................................... 95
3. Làm thế nào để biết bé đã bú đủ lượng sữa.............................. 96
4. Phương pháp cho con bú sữa mẹ.............................................. 97
5. Nguyên tắc cho con bú sữa mẹ................................................. 98
6. Làm thế nào để thúc tiến việc tiết ra sữa mẹ............................ 99
7. Kiến lập kho sữa mẹ tại nhà.................................................... 100
8. Cách bảo quản sữa mẹ............................................................ 100
9. Bầu vú mẹ căng cứng.............................................................. 100
10. Các nguồn thông tin có liên quan đến việc cho con bú sữa mẹ.101

D.Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
1. Bảng kiến nghị về ăn uống hàng ngày trong thời kỳ mang thai .102
2. Bảng hoạt động trong cuộc sống hàng ngày........................... 104
3. Nguyên tắc ăn uống thông thường cho phụ nữ mang thai và cho
con bú..................................................................................... 104
4. Tính quan trọng của axít folic................................................. 108




E.Sự khó chịu thường gặp trong thời kỳ mang thai và
cách xử lý
1. Đi tiểu rắt ............................................................................... 110
2. Buồn nôn, nôn ........................................................................ 110
3. Chất nhờn ở âm đạo tăng lên.................................................. 111
4. Choáng váng, ngất xỉu, chóng mặt......................................... 111
5. Bị táo bón................................................................................ 112
6. Bệnh trĩ................................................................................... 113
7. Chuột rút bắp chân ................................................................. 113
8. Chân bị phù thũng .................................................................. 114
9. Tĩnh mạnh bị trương phồng.................................................... 114
10. Đau lưng mỏi hông............................................................... 115
11. Nóng dạ dày, bồn chồn.......................................................... 115
12. Nghẹt mũi, chảy máu cam.................................................... 116
13. Cách giữ gìn vệ sinh răng miệng cho phụ nữ mang thai...... 116
14. Bệnh bội nhiễm khi mang thai ............................................. 119

F.Bài tập vận động trước khi sinh
1. Mục đích................................................................................. 122
2. Thời gian thực hiện................................................................. 122
3. Các hạng mục cần chú ý ........................................................ 122
4. Các loại hình vận động........................................................... 122

G. Phương pháp Lamaze giảm đau khi sinh.............. 125
H.Chuẩn bị các vật dụng cho bé dùng tại nhà .......... 135
I.Các điều cần biết khi nhập viện ............................... 136



J.Sinh sản
1. Hiện tượng sắp sinh.................................................................. 137
2. Phương thức sinh sản................................................................ 137
3. Cách tự chăm sóc dành cho phụ nữ chờ sinh con..................... 140
4. Các hạng mục ăn uống cần chú ý sau khi sinh......................... 141

K.Bảo vệ sức khỏe sau khi sinh
1. Đau do tử cung co rút............................................................. 142
2. Vết thương ở âm hộ đau nhức................................................. 142
3. Bị táo bón................................................................................ 143
4. Đau do bệnh trĩ....................................................................... 143
5. Bầu vú đau do cương cứng..................................................... 144
6. Kiểm tra sức khỏe sau khi sinh............................................... 144
7. Các điều nên chú ý sau khi sinh.............................................. 144
8. Các bài tập vận động sau khi sinh.......................................... 145
9. Các bài tập giảm cân sau khi sinh........................................... 147
10. Những lợi ích của việc tập thể dục để giảm cân................... 151
11. Nguyên tắc tập thể dục giảm cân.......................................... 151

L.Kiểm tra phết tế bào cổ tử cung............................... 157
M.Tự kiểm tra bầu vú.................................................. 159
N.Các điều cần biết khi xuất viện dành cho sản phụ.....160
O.Các lựa chọn về phương pháp tránh thai............... 162
P.Giải thích về các hạng mục, đối tượng, số tiền, cơ
quan xin cấp về việc xin miễn giảm chi phí của các
biện pháp bảo vệ sức khỏe ưu sinh.......................... 166


A. Kiểm tra trước khi sinh (khám thai)
Mục đích kiểm tra trước khi sinh (khám thai):


Thời gian làm kiểm tra trước khi sinh (khám thai):

Không có kinh nguyệt hơn 2 tuần thì lập tức nên đến bệnh viện kiểm
tra để xác định có mang thai hay không.
Lần khám thai thứ nhất tốt nhất là khi mang thai trước 3 tháng.
Khi mang thai trong vòng 28 tuần thì mỗi tháng phải khám thai 1lần.
Khi mang thai trên 28 tuần đến 36 tuần thì mỗi nửa tháng khám thai 1 lần.
Khi mang thai trên 36 tuần đến trước khi sinh thì mỗi tuần phải khám
thai 1 lần.

中越版孕產婦保健手冊

Giảm bớt sự khó chịu về mặt tâm lý và sinh lý trong thời kỳ mang
thai, dự phòng xảy ra các bệnh bội nhiễm, tăng cường sức khỏe của thai
phụ và thai nhi.

Lưu trình trình kiểm tra trước khi sinh (khám thai) :
Xin hẹn khám trước hoặc đến tận nơi đăng ký khám thai

Đo huyết áp, trọng lượng và lấy giấy xét nghiệm

Bảo hiểm Y tế thanh toán hoặc tự trả phí

Xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu

Chờ khám

Vào khám thai


83


Các hạng mục cần chú ý

中越版孕產婦保健手冊
84

a.Trong quá trình mà bạn mang thai, bất kể là khi đi khám thai thường
lệ hoặc khi trong người khó chịu mà khi khám bệnh, thì đều phải đến
Trạm hộ lý để đo trọng lượng và huyết áp, đồng thời báo cho y tá biết
bạn đã đến.
b. Mỗi lần bạn đến khám thai đều cần phải lấy giấy xét nghiệm, sau khi
thanh toán phí thì đến phòng xét nghiệm xét nghiệm nước tiểu và lấy
máu.
c. Khi bạn mang thời giữa tuần thứ 9 đến tuần thứ 20, thì cần phải làm
kiểm tra sàng lọc hội chứng Down ( Đao) dành cho thai phụ, lần kiểm
tra này cần đến phòng khám trước để được bác sĩ cho siêu âm trước,
và sau khi tính số tuần mang thai (và mức độ lớn nhỏ của thai nhi) , rồi
mới đi thanh toán phí, lấy máu và xét nghiệm nước tiểu.
d. Nếu bạn sắp xếp làm những kiểm tra đặc biệt như kiểm tra sàng lọc
bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc kiểm tra siêu âm, thì xin hãy theo
các trình tự kiểm tra như sau, để tiết kiệm thời gian quý báu của bạn.
(a) Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai
★ Đến trạm hộ lý báo đã có mặt, đồng thời đo trọng lượng và
huyết áp.
★ Làm xét nghiệm nước tiểu trước.
★ Xin chiếu theo sự hướng dẫn trên giấy kiểm tra, để bụng không
hoặc sau khi uống nước đường 1 tiếng hoặc 2 tiếng sau thì đến
phòng xét nghiệm lấy máu.

★ Đến phòng khám khám thai.
(b) Kiểm tra siêu âm
★ Đến trạm hộ lý báo đã có mặt, đồng thời đo trọng lượng và
huyết áp.
★ Đến Phòng siêu âm để được kiểm tra.
★ Đến phòng khám khám thai.


1.Các hạng mục kiểm tra thông thường
(1) Trọng lượng

中越版孕產婦保健手冊

- Đo trọng lượng để biết tình trạng tăng cân.
- Trọng lượng tăng quá nhanh có thể bị phù, trọng lượng tăng quá
nhiều thai nhi có thể quá lớn, trọng lượng tăng quá ít có thể thai
nhi phát triển chậm.
- Trong thời gian mang thai, trọng lượng của thai phụ nên dựa trên
trọng lượng của thai phụ trước khi mang thai mà điều chỉnh, với
trọng lượng tăng từ 10-14 kg là thích hợp, hơn nữa cần chú ý tốc
độ tăng cân, trong thời gian mang thời không thích hợp giảm cân.
Nếu trong thời gian mang thai và cho con bú bạn có vấn đề về mặt
ăn uống thì xin bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng tư vấn giúp
đỡ.(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai của
Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính )

(2) Huyết áp

- Khi mang thai huyết áp có thể thấp hơn một chút so với trước khi
mang thai.

- Khi mang thai trước 20 tuần, huyết áp cao hơn 140/90mmHg có thể
là bị cao huyết áp mãn tính
- Khi mang thai sau 20 tuần, huyết áp cao hơn 140/90mmHg có thể
là bị cao huyết áp do mang thai, nếu có cộng thêm chứng prô-tê-in
niệu hoặc bị phù thũng, thì là chứng tiền sản giật, nếu nghiêm trọng
thì sẽ dẫn đến toàn thân bị co giật trở thành chứng sản giật, sẽ nguy
hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi.
- Khi huyết áp hơi cao thì nên nằm trên giường nghỉ ngơi, khi cần
thiết thì nằm viện để được uống thuốc khống chế và khi thích hợp
thì sinh nở.

(3) Nhịp đập của tim thai nhi
- Khi mang thai từ 6-8 tuần trở lên có thể thông qua siêu âm để nhìn
thấy nhịp đập của tim thai.
- Khi mang thai từ 10-12 tuần trở lên có thể thông qua bụng thai phụ

85


để nghe nhịp tim của thai nhi.
- Đo không được nhịp tim của thai nhi có thể do thai nhi nhỏ hơn so
với số tuần dự đoán, vị trí của thai nhi hơi lệch, phôi thai chưa phát
triển, hoặc thai bị chết trong bụng mẹ.
- Khi mang thai trên 12 tuần mà nghe không được nhịp tim thai, thì
nên làm siêu âm kiểm tra để xác định chẩn đoán.
中越版孕產婦保健手冊

(4) Độ lớn nhỏ của tử cung
- Đo khoảng cách liên kết giữa đáy tử cung và xương mu có thể tính
được thai nhi lớn nhỏ.

- Khi nghi ngờ thai nhi quá lớn hoặc quá nhỏ thì nên làm siêu âm để
kiểm tra.

(5) Vị trí thai
- Kiểm tra vị trí đầu của thai nhi.
- Khi nghi ngờ vị trí thai ngược, vì làm siêu âm kiểm tra.

(6) Bị phù thũng
- Chân bị phù là chuyện bình thường, nếu toàn thân bị phù (như thân
hình, mặt), phải xem xét đến chứng tiền sản giật.

(7) Đường trong nước tiểu
86

-Đường trong nước tiểu thông thường hơi cao có thể là do sự hấp thụ
đường glu-cô không tốt hoặc bị bệnh tiểu đường.
-Có thể làm kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai hoặc
kiểm tra đường trong máu trước khi ăn cơm và sau khi ăn cơm.

(8) Prô-tê-in niệu (tiểu anbumin)
-Prô-tê-in niệu hơi cao có thể chức năng của thận không tốt.
-Nếu lại có cao huyết áp thì là chứng tiền sản giật.

2.Các hạng mục kiểm tra đặc biệt
(1) Kiểm tra sàng lọc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải
- Khi mới có thai, nếu dung tích hồng huyết cầu nhỏ hơn 80fl , thì có


khả năng là mắc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải hoặc máu thiếu chất
sắt. Thai phụ và chồng cần phải đi làm xét nghiệm thêm. Nếu cả hai

vợ chồng đều mang gen bệnh thiếu máu Địa Trung Hải thì thai nhi
có 1/4 khả năng mắc bệnh thiếu máu Địa Trung Hải nặng, cần phải
tiến hành kiểm tra thai nhi.

(2) Kiểm tra sàng lọc bệnh Down ở thai phụ
中越版孕產婦保健手冊

a. Khi mang thai từ 9-13 tuần hoặc tuần 14-20 tuần lấy máu người mẹ
làm kiểm tra sàng lọc bệnh Down thai kỳ thứ nhất và thai kỳ thứ
hai.
b. Dựa trên số tuần mang thai, tuổi tác, trọng lượng để tính ra xác
suấtbị bệnh Down của thai nhi.
c. Những phụ nữ có nguy cơ có thai nhi mắc bệnh cao thì cần phải làm
siêu âm để kiểm tra, khi cần thiết thì lấy mẫu lông nhung màng đệm
hoặc chọc dò nước ối để kiểm tra.
d. Kiểm tra sàng lọc trẻ bệnh Down, tỷ lệ kiểm soát ở thai kỳ thứ nhất
đạt hiệu quả 80% -90%, ở thai kỳ thứ hai đạt hiệu quả 60%-75%.

(3) Lấy mẫu lông nhung màng đệm hoặc kiểm tra chọc dò nước ối
a. Lấy mẫu lông nhung màng đệm thực hiện khi mang thai từ 11-13
tuần, chọc dò nước ối thực hiện khi mang thai 16-18 tuần.
b. Có thể kiểm tra nhiễm sắc thể của thai nhi, chẩn đoán các loại
nhiễm sắc thể dị thường, ví dụ như bệnh Down.
c. Trường hợp phụ nữ trên 34 tuổi, từng mang thai với thai nhi có
nhiễm sắc thể dị thường, những phụ nữ qua kiểm tra sàng lọc bệnh
Down có nguy cơ mắc bệnh cao hoặc người cha người mẹ có nhiễm
sắc thể dị thường, thì thai nhi có tỷ lệ nhiễm sắc thể dị thường cao,
đề nghị nên làm kiểm tra chọc dò nước ối.
d. Kiểm tra chọc dò nước ối, đối với bản thân thai nhi không có
gì nguy hại, chỉ có có chút xác suất dẫn đến sẩy thai (thấp hơn

1/1000).

(4) Siêu âm kiểm tra sàng lọc thai nhi
a. Khi được 20-22 tuần, các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã phát triển

87


中越版孕產婦保健手冊
88

hoàn chỉnh và có thể nhìn thấy rõ ràng.
b. Kiểm tra hình thái của thai nhi và các cơ quan trong cơ thể có bình
thường không. Dùng dụng cụ máy quét siêu âm để kiểm tra thông
qua bề mặt bụng của thai phụ.
c. Kiểm tra đại não tiểu não, cột sống, mặt, môi, tim, dạ dày, thận,
bàng quang, màng bụng, tứ chi, giới tính, huyết quản ở dây rốn, vị
trí nhau thai và lượng nước ối v..v của thai nhi.
d. Nếu thai nhi có những dị thường nghiêm trọng có thể tính đến việc
chấm dứt việc mang thai trong vòng 24 tuần.
e. Với những thai nhi có khả nghi về nhiễm sắc thể dị thường có thể tiếp
nhận việc kiểm tra chọc dò nước ối hoặc kiểm tra máu cuống rốn.
f. Qua kiểm tra đo vòng đầu của thai nhi có thể tính được số tuần
mang thai một cách chính xác.

(5) Kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai
a. Từ 24-28 tuần lấy máu kiểm tra.
b. Có khoảng 1-3% thai phụ bị mắc chứng bệnh tiểu đường khi mang
thai, nếu không phát hiện thì có thể dẫn đến thai nhi quá to, thậm
chí nguy hại đến thai nhi và người mẹ.

c. Kiểm tra sàng lọc này có thể kiểm tra được khi mang thai có khả
năng bị bệnh tiểu đường không.
d. Trong trường hợp không cần nhịn ăn, uống 50 gram nước đường
glu-cô và sau 1 giờ đồng hồ, kiểm tra nồng độ đường trong
máu, nếu nồng độ lớn hơn 140mg/dl, thì phải tiếp tục dung nạp
thêm100gram đường glu-cô để tiến thêm bước làm thử nghiệm
việc chịu đường glu-cô, rồí chẩn đoán xác định. Hoặc trực tiếp làm
thử nghiệm chịu đường với 75 gram đường glu-cô: Sau khi nhịn
ăn 8 giờ đồng hồ, bước đầu sẽ kiểm tra lượng đường trong máu
khi bụng đói, tiếp theo đó là uống 75gram đường glu-cô sau 1 đến
2 giờ đồng hồ, sau đó thì đo nồng độ đường trong máu.(Tình hình
chi tiết có thể hỏi bác sĩ)
e. Khi xác định thai phụ mắc phải bệnh tiểu đường trong thời kỳ
mang thai, thì chế độ ăn uống cần phải qua sự hướng dẫn của các


chuyên viên dinh dưỡng, nếu đường trong máu vẫn còn cao thì cần
tiếp nhận liệu pháp tiêm insulin.

(6) Kiểm tra sàng lọc vi khuẩn liên cầu B ở thai phụ

中越版孕產婦保健手冊

a. Thai phụ mang thai đủ 35 tuần đến trước 38 tuần, cung cấp 1 lần kiểm
tra vi khuẩn liên cầu B.
b. Vi khuẩn liên cầu B là vi khuẩn gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến
bị bệnh chủ yếu trong chu kỳ sinh sản.
c. Đối với thai phụ thì dễ dẫn đến sinh non, vỡ nước ối sớm, màng đệm
màng nước ối bị viêm, bị nhiễm trùng sau khi sinh, cũng dễ dẫn đến
việc trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng.

d. Nếu kết quả kiểm tra là dương tính, thì bác sĩ sẽ tiến tới một bước đánh
giá và trong khi chờ sinh nở thì sẽ cung cấp kháng sinh phòng ngừa để
điều trị.
(Nguồn tài liệu: Sổ tay sức khỏe của thai phụ- Sở Sức khỏe toàn dân,
Bộ Phúc lợi Y tế -Viện hành chính )

3.Tư vấn về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và sinh con
Lưu trình phục vụ:
Bác sĩ giới thiệu đồng thời ghi giấy hội chẩn

Đến nơi nộp phí trả phí

Y tá ở phòng khám sẽ hẹn ngày giờ khám

Giấy hội chẩn sẽ chuyển đến Phòng dinh dưỡng

Tiếp nhận tư vấn về dinh dưỡng

Hạng mục phục vụ:
a. Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
b. Chế độ ăn uống khi bị bệnh tiểu đường do mang thai
c. Các hướng dẫn về ăn uống trong các trường hợp đặc biệt

89


B. Những điều cần biết trong thời kỳ
mang thai
1. Việc ăn uống thích hợp
中越版孕產婦保健手冊


Các loại thức ăn, như các loại cá, các sản phẩm đậu phụ, sữa, trứng,
rau xanh, và trái cây v..v nên chia bình quân cho ba bữa, nhằm để cung
cấp cho sự phát triển của thai nhi.

2. Ăn mặc thoải mái
a. Chọn quần áo rộng rãi có chất liệu hút mồ hôi, nhằm giữ cơ thể thoải
mái và hợp vệ sinh.
b. Mỗi ngày nên mặc áo xu-chiêng (áo nịt ngực) có kích cỡ thích hợp, để
giữ và bảo vệ bầu vú.
c.Tránh mang giày cao gót để phòng bị té ngã nguy hiểm.

3. Giữ cho việc tiểu tiện thông thuận
Mỗi ngày tốt nhất nên cố định thời gian đi đại tiện, nên ăn nhiều rau
quả, uống nhiều nước phòng ngừa táo bón, giai đoạn cuối của thai kỳ do
thai nhi đè ép lên bàng quang cho nên khiến làm đi tiểu rắt.
90

4. Nghỉ ngơi đầy đủ
Chú ý không khí trong nhà phải thông thoáng, ánh nắng đầy đủ , các công
việc nhà có thể làm bình thường, nhưng đừng để quá bệnh nhọc, mỗi ngày
ít nhất ngủ 8 giờ đồng hồ, buổi trưa ngủ trưa 30 phút. Thời kỳ mang thai
cuối khi ngủ nên nằm nghiêng, khi nghỉ ngơi thì có thể gác chân lên cao, để
thúc tiến tuần hoàn máu ở hai chân, sẽ làm giảm phù thũng.

5. Vận động thích hợp
Ngày thường nên đi bộ nhiều, đồng thời dưới sự hướng dẫn của các
nhân viên y tế, làm các bài vận động trước khi sinh , có thể làm giảm các
cơn đau do tử cung co thắt.



6. Khống chế việc quan hệ tình dục
Trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối nếu như có triệu
chứng sẩy thai hoặc sinh non thì nên tránh quan hệ tình dục.

7. Định kỳ làm kiểm tra trước khi sinh (khám thai)

8. Tắm rửa
Mỗi ngày dùng nước ấm tắm rửa 1 lần, nên giữ gìn bộ phận âm hộ
bên ngoài sạch sẽ, nước tắm không nên quá nóng, tốt nhất là tắm bằng
vòi hoa sen.

9. Giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái
Tâm trạng lo lắng căng thẳng, dễ dẫn đến việc ngày sau trẻ sẽ có cá
tính nhạy cảm, nóng nảy, bực mình.

中越版孕產婦保健手冊

Chiếu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, định kỳ làm kiểm tra trước khi sinh
(khám thai).

10. Sớm tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến trẻ sơ
sinh
Trước khi trẻ sơ sinh ra đời thì người mẹ nên tìm hiểu những khái
niệm về sự sinh trưởng, sự phát triển, khí chất, và các hạng mục về phát
triển tâm lý quan trọng của trẻ sơ sinh, việc này sẽ giúp bạn có sự nuôi
dạy trẻ đúng đắn từ lúc ban đầu, càng có thể dự phòng những vấn đề
xảy ra sau này .

11. Đừng tùy tiện uống thuốc

Khi cơ thể cảm thấy khó chịu nên tìm bác sĩ chuyên khoa có giấy
phép hành nghề để kiểm tra, đừng tùy tiện mua uống thuốc hoặc chụp X
quang.

12. Khi có bất kỳ một trong những trường hợp nào dưới đây,
xin lập tức đi khám bác sĩ
a. Âm đạo ra máu, bất luận là nhiều hay ít.

91


中越版孕產婦保健手冊
92

b. Nhức đầu kéo dài hoặc nhức đầu nghiêm trọng.
c. Nôn mửa liên tục hoặc nôn mửa nghiêm trọng.
d. Mắt nhìn không rõ.
e. Mặt và tay bị sưng phù.
f. Lượng nước tiểu giảm rõ ràng hoặc khi đi tiểu thì cảm giác đau hoặc
nóng rát.
g. Thai nhi ngừng động hoặc ít động .
h. Đột nhiên thấy lúc nóng lúc lạnh.
i. Bụng đau kéo dài hoặc đau thắt từng cơn.
j. Âm đạo đột nhiên ra nước – vỡ nước ối

13. Phòng ngừa sinh non
Sinh non nghĩa là khi mang thai từ 20-36 tuần thì đã sinh nở, tỷ lệ
xảy ra sinh non chiếm 5-10% trong số người mang thai, nhưng các
trường hợp tử vong do sinh non ở trẻ sơ sinh lại lên đến 80%, nó sẽ
dẫn đến các vấn đề cấp tính và mãn tính, thường khiến cho cả gia đình

phải khổ vì do ứng phó khó khăn. Đối với vấn đề sinh non thường gặp
nhưng lại gây ảnh hưởng sâu xa này, cần tất cả chúng ta dốc sức đề
phòng.
(1) Suy nghĩ trước khi mang thai
Nếu trước khi mang thai có thể chú ý trước nhiều nhân tố, thì rất
có ích cho việc phòng ngừa sinh non:
a. Tránh mang thai khi còn nhỏ tuổi.
b. Tránh làm tổn thương đến cổ tử cung , ví dụ như nạo thai sẽ làm
cổ tử cung nở rộng, hoặc cắt bỏ một phần do bệnh ở cổ tử cung
v..v.
c. Trường hợp lần mang thai trước cổ tử cung có hiện tượng không
khép chặt hoàn toàn, thì trước khi mang thai lần sau nên đi
khám xác định trước để tiện xử lý.
d. Bác sĩ nên hết sức tìm ra nguyên nhân sinh non. Như hút thuốc,
thiếu máu, niệu đạo hoặc âm đạo bị viêm nhiễm , thiếu dinh
dưỡng, hệ thống sinh dục dị dạng v..v, đồng thời bằng mọi cách


中越版孕產婦保健手冊

làm cho ảnh hưởng này bị mất đi hoặc giảm thấp.
(2) Nguyên nhân sinh non
a. Người thiếu chất dinh dưỡng.
b. Người hút thuốc, uống rượu hoặc nghiện thuốc phiện.
c. Người lao động quá sức.
d. Người mang thai khoảng cách giữa các thai quá gần nhau.
e. Người có thói quen vệ sinh không tốt.
f. Người mang thai quá nhỏ tuổi hoặc cao tuổi.
g. Người trước khi mang thai có trọng lượng không đủ.
h. Người chưa kết hôn mang thai.

i. Người đã từng nạo thai.
j. Người có kinh tế thấp và tình trạng giáo dục kém.
Những nhân tố trên đều có thể cố gắng cải thiện tốt trước khi
mang thai.

14. Những ảnh hưởng của việc hút thuốc đối với thai nhi
trong thời gian mang thai và trẻ sơ sinh
(1) Tỷ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh con của phụ nữ hút thuốc có tỷ lệ tử vong cao hơn so
với những phụ nữ không hút thuốc, nguyên nhân chủ yếu là: phụ
nữ hút thuốc thì nhau thai sớm bị tách rời, khi mang thai bị ra máu,
sớm bị vỡ nước ối, hơn nữa do lượng thuốc hút tăng nên tỷ lệ cũng
tăng cao.
(2) Thể trọng khi sinh sản
Thông thường, phụ nữ mang thai hút thuốc sinh con có thể trọng
nhẹ hơn 200 gram so với con của những phụ nữ mang thai không
hút thuốc, hơn nữa thuốc hút càng nhiều, thì thể trọng trẻ sơ sinh
càng nhẹ, nguyên nhân của nó là:
a. Giảm khả năng vận chuyển dưỡng khí.
b. Tác dụng phản ứng đối với chất độc hại của khói thuốc.

93


中越版孕產婦保健手冊
94

c. Thai nhi bị cường tuyến giáp trạng.
(3) Tiết sữa mẹ và cho bú mẹ
Nicôtin có thể được phát hiện trong sữa của phụ nữ mang thai

hút thuốc, khi họ cho con bú, thì thường xảy ra việc trẻ sơ sinh
trúng độc nicôtin, nóng nảy không yên, bị tiêu chảy, tim đập
nhanh.
(4) Bệnh về phổi ở thai nhi
Căn cứ theo các tài liệu cho thấy thai nhi của những phụ nữ
mang thai hút thuốc thì năm đầu đời của chúng có nguy cơ bị viêm
nhánh khí quản, viêm phổi cao. Hơn nữa trong thời kỳ nhi đồng (5-9
tuổi) chức năng của phổi giảm thấp và tỷ lệ ung thư tăng lên (như
ung thư máu bạch huyết cấp tính, bướu bạch huyết Hodgkin, ung
thư Winchester ).
Nói tóm lại người phụ nữ mang thai hút thuốc sẽ làm cho người
mẹ mắc những chứng bội nhiễm như sinh non, nhau thai sớm bị
tách rời, khi mang thai bị ra máu, sớm vỡ nước ối, và trẻ sơ sinh
bị mắc bệnh bội nhiễm như: trẻ có thể trọng nhẹ, sinh lý trí năng
hành vi phát triển chậm, bệnh về phổi và tỷ lệ ung thư ở trẻ tăng
cao. “Hại mình hại người, chúng ta nên cùng nhau nỗ lực sáng tạo
một môi trường không thuốc lá.”


C. Chuẩn bị việc cho con bú sữa mẹ

1. Những ích lợi của việc cho con bú

2. Nhận biết về sự biến đổi của thành phần sữa mẹ
trong sữa non, sữa già
Thành phần sữa mẹ không phải cố định bất biến, tùy theo việc ăn uống
của người mẹ thay đổi, thì sữa mẹ cũng có chút ít thay đổi.
Thỉnh thoảng, người mẹ phát hiện sau khi họ ăn một vài thứ không
thường ăn, thì trẻ sơ sinh cũng tỏ ra bất an. Nhưng đa phần các bà mẹ khi
cho con bú, vẫn có thể tiếp tục giữ việc ăn uống vốn có của họ. Cho dù

là các gia vị có mùi vị nồng, như tiêu, tỏi v..v, thông thường không ảnh
hưởng đến sữa mẹ khiến trẻ bất an.

Sữa non

Sau khi sinh một vài ngày đầu, bầu vú sẽ tiết ra sữa non, so với sữa
tiết ra ở những ngày sau thì hơi vàng, đặc, và lượng sữa ít, nhưng đối với

中越版孕產婦保健手冊

a. Sữa mẹ tươi ngon và rẻ, cho con bú dễ dàng.
b. Dễ tiêu hóa, hấp thụ
c. Trong năm đầu, trẻ không dễ bị bệnh về đường ruột.
d. Ít có hiện tượng bị dị ứng và các bệnh về đường hô hấp ,và da .
e. Cung cấp sự phát triển thích hợp cho não bộ của trẻ.
f. Có ích trong việc phòng ngừa sâu răng(mục xương răng), tăng sự hoạt
động của khoang miệng, khiến cằm của trẻ dài và đẹp.
g. Kiến lập một quan hệ tốt giữa mẹ và con.
h. Thúc tiến việc co rút của tử cung.
i. Tiêu hao nhiệt lượng, giúp giữ thân hình thon gọn.
j. Giảm tỷ lệ bị mắc bệnh ung thư vú.

95


中越版孕產婦保健手冊

một trẻ sơ sinh bình thường mà nói thì lượng sữa này đã đủ để cho trẻ bú
rồi. Sữa non chính là thứ mà trẻ sơ sinh cần trong những ngày đầu.
Sữa non chứa nhiều chất kháng thể và bạch huyết cầu hoạt tính,

giống như cho trẻ chích một mũi thuốc phòng ngừa, bảo vệ bé chống
lại những vi khuẩn và virus độc bệnh mà ngày sau sẽ gặp phải.
Sữa non đồng thời giàu nhân tố sinh trưởng, kích thích đường ruột
chưa thành thục của trẻ phát triển . Nhân tố sinh trưởng này khiến
đường ruột của trẻ chuẩn bị sẵn sàng tiêu hóa và hấp thụ sữa mẹ, đồng
thời tránh hấp thụ những chất đạm chưa tiêu hóa. Nếu trẻ trước khi bú
sữa non đã tiếp cận với sữa bột hoặc các thức ăn khác, những thức ăn
này sẽ phá hoại đường ruột gây ra việc dị ứng.
Sữa non là một loại thuốc gây tiêu chảy nhẹ, giúp trẻ thải ra phân
thai, phòng ngừa được bệnh vàng da ngày sau.

Sữa trưởng thành (Sữa già)

96

Tiếp theo sau khi sinh một hai tuần, lượng sữa mẹ sẽ tăng lên, màu
sữa và thành phần cũng thay đổi, nên gọi là “Sữa già”, sữa già trông
có vẻ trong hơn sữa bột, cho nên có một số bà mẹ lo lắng nó không đủ
dinh dưỡng. Trên thực tế nó chứa đựng tất cả các chất dinh dưỡng mà
trẻ cần khi sinh trưởng. Cho dù là trong bầu không khí nóng nực, trẻ
vẫn nhận được tất cả lượng nước mà trẻ cần thông qua sữa mẹ.

3. Làm thế nào để biết bé đã bú đủ lượng sữa ?
(1) Dạ dày của bé bao lớn?
Dạ dày của một người lớn có dung lượng cỡ như một quả bóng
chày, và dạ dày của trẻ sơ sinh thời kỳ đầu có dung lượng:
Ngày thứ nhất: khoảng 5-7 c.c, cỡ như một trái nhãn, ngày đầu tiên
dạ dày của trẻ sơ sinh không có tính đàn hồi, cho bé bú quá nhiều thì
sẽ nôn ra ngoài (nôn sữa) .
Ngày thứ ba: khoảng 22-30c.c, cỡ như một trái vải.

Ngày thứ bảy: khoảng 45-60c.c, cỡ như một trái đào.


(2) Làm thế nào xác định bé đã bú đủ lượng sữa ?
a. Trọng lượng
- Sau khi sinh mấy ngày đầu thể trọng giảm xuống không quá
7-10%, và trong nội hai tuần thì thể trọng sẽ trở lại như lúc mới
sinh.
- 4 tháng đầu: 1 tuần tăng lên khoảng 150-210 gram.
- Sau 6 tháng : 1 tuần tăng lên 60-120 gram.

- Thông thường từ 5 đến 6 tháng thì thể trọng sẽ nặng gấp đôi so
với lúc mới sinh, khi được một tuổi thì thể trọng sẽ nặng hơn gấp
3 lần so với khi mới sinh.
b. Lượng nước tiểu
- Khi sinh ra từ 1-5 ngày: tùy theo số ngày sau khi sinh, cứ mỗi
ngày tăng thêm một miếng tã lót ướt nước tiểu.
- 5 ngày sau khi sinh: mỗi ngày từ 5 đến 6 miếng tã lót ướt đẫm
nước tiểu (lượng nước tiểu khoảng 45c.c/ lần)
- 6 tuần sau khi sinh: mỗi ngày 4 đến 5 miếng tã lót ướt đẫm nước
tiểu (lượng nước tiểu khoảng 100c.c/ lần), màu nước tiểu vàng
nhạt.
c. Đi tiêu: Sau 4 ngày, một ngày 3 đến 5 lần, cỡ khoảng một đồng 50
Đài tệ và có màu vàng.
Nguồn tư liệu: Tờ bướm giáo dục vệ sinh y tế Sữa mẹ thật là
tốt của Cục y tế chính phủ TP Đài Bắc/Sổ tay hướng dẫn cho
con bú sữa mẹ của Sở Sức khỏe toàn dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện
Hành chính

4. Phương pháp cho con bú sữa mẹ

a. Trước khi cho con bú nên rửa sạch hai tay
b. Nên lựa cho mình một tư thế thoải mái, nằm hoặc ngồi, ví dụ như ngồi
thoải mái trên một cái ghế, tốt nhất là ghế có nơi để gác tay, phía sau
có tấm lót đệm, độ cao thấp thích hợp để gác chân v..v.

中越版孕產婦保健手冊

- 4 đến 6 tháng: 1 tuần tăng khoảng 120-150 gram.

97


中越版孕產婦保健手冊

c. Người mẹ ôm đứa trẻ vào lòng, để phần ngực và bụng của đứa trẻ áp
ào phần ngực bụng của mẹ , tức là miệng môi của trẻ với bầu vú mẹ
giữ ở vị trí thẳng hàng , và trẻ ngậm cả đầu vú và một phần quầng vú
của mẹ; khi cần thiết có thể dùng một tay kia nâng bầu vú, lấy ngón
cái và ngón trỏ giúp trẻ dễ dàng ngậm một miệng lớn bầu vú mẹ.
d. Khi bầu vú căng cứng, thì đứa trẻ khó ngậm quầng vú , có thể nặn sữa
ra một ít trước, thì có thể cho trẻ bú.
e. Khi cho trẻ bú no rồi, trẻ sẽ tự động nhả bầu vú ra. Nếu em bé ngủ
thiếp đi rồi, nhưng chưa nhả bầu vú ra, thì người mẹ có thể dùng ngón
tay của một tay kia từ góc miệng của bé nhẹ nhàng đẩy xuống, để bé
ngưng bú mút vú mẹ, rồi nhẹ nhàng kéo đầu vú ra.
f. Sau khi cho trẻ bú xong, thông thường không cần cho trẻ ợ hơi, nhưng
nếu trẻ thường có tình trạng nôn sữa, thì có thể sau khi cho bú thì bế
trẻ lên, vỗ nhẹ vào lưng trẻ, để trẻ ợ ra không khí mà khi bú mẹ nuốt
vào. Nếu vỗ lưng trẻ hơn 10 phút vẫn không ợ hơi, thì không cần miễn
cưỡng trẻ ợ hơi.


5. Nguyên tắc cho con bú sữa mẹ
98

a. Mỗi ngày phải tắm rửa sạch sẽ, nếu trước khi sinh có tình trạng đầu
vú hơi ngắn hoặc bị thụt vô, thì có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn
phương pháp xử lý, để tiện sau khi sinh cho con bú sữa mẹ.
b. Sau khi sinh nếu hoàn cảnh cho phép, nên sớm bắt đầu cho trẻ bú mút
, để kích thích nước sữa tiết ra.
c. Thông thường nước sữa sẽ theo sự bú mút của trẻ càng nhiều thì tiết ra
càng nhiều, ngược lại thì sẽ tiết ra càng ít, tiếp tục cho trẻ bú thì nước
sữa mẹ sẽ tiết ra không ngừng.
d. Sữa mẹ dễ tiêu hoá, có thể tùy theo nhu cầu của trẻ mà cho bú, lúc bắt
đầu khoảng hai giờ đồng hồ thì có thể cho bú một lần.
e. Mỗi lần cho bú áp dụng phương thức thay phiên, như là lần này cho bú
bên vú trái, thì lần sau cho bú bên vú phải, mới có thể cho trẻ bú được
lượng sữa mẹ cân bằng về dinh dưỡng.


6. Làm thế nào để thúc tiến việc tiết ra sữa mẹ?
a. Sau khi sinh xong nên sớm cho con bú.
b. Sau khi trẻ sơ sinh ra đời lập tức cho bú mút sữa mẹ, đồng thời thường
xuyên cho trẻ bú, không thêm sữa bột, không dùng bình sữa, không
dùng núm vú làm ảnh hưởng đến việc trẻ học bú mẹ.
c. Chăm cho trẻ bú mẹ - Trẻ đói thì cho trẻ bú, cho trẻ bú càng nhiều thì
lượng sữa tiết ra càng nhiều.
d. Ngoài việc cho trẻ bú sữa mẹ ra, tránh cho trẻ uống sữa bột, hoặc các
thức uống khác và ngậm núm vú, nếu không trẻ sẽ không có cảm giác
đói và giảm lần bú sữa mẹ, như vậy lượng sữa tiết ra sẽ ít đi.
e. Khi đứa trẻ không ở bên mình thì có thể dùng tay hoặc dụng cụ vắt sữa

nặn sữa ra, đồng thời mang sữa mẹ cất giữ để dành cho trẻ bú.
f. Phương pháp bú mút và tư thế cho con bú đúng.
g. Bụng đói thì cứ ăn, miệng khát thì cứ uống.
h. Ngủ đủ giấc và tâm trạng vui vẻ.
(Nguồn tư liệu: Sổ tay sức khỏe phụ nữ mang thai / Sở Sức khỏe toàn
dân Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính)

中越版孕產婦保健手冊

f. Người mẹ cho con bú phải được nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đầy đủ, và cuộc
sống khỏe mạnh.
g. Lúc bắt đầu cho trẻ bú đối với người mẹ và đứa trẻ đều cần phải học
tập và thích nghi, nếu như gặp phải vấn đề , có thể hỏi nhân viên y tế
hoặc bạn bè có kinh nghiệm trong việc cho con bú, phần lớn đều có
thể giải quyết, phải có lòng nhẫn nại và tự tin, đừng dễ dàng bỏ cuộc.
h. Sữa non và sữa già: Sữa non trông có vẻ hơi xám trắng giàu chất đạm,
đường, vitamin, chất khoáng và thành phần nước.
Sữa già: hơi trắng hơn và giàu chất béo, là nguồn năng lượng chủ yếu.
Trong quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ, thì cần sữa non và
sữa già. Đối với một em bé bú mút sữa mẹ với động tác chậm thì đừng có
ngừng việc cho bé bú trước khi bé bú xong hoặc bé chưa bú đủ.

99


7. Kiến lập kho sữa mẹ tại nhà

中越版孕產婦保健手冊
100


a. Trước khi đi làm hoặc buổi tối trước ngày đi làm bạn có thể nặn sữa để
dành, khi bạn đi làm thì lấy sữa giao cho bảo mẫu cho trẻ bú, cũng có
thể trong giờ nghỉ giải lao thì nặn sữa, bỏ vào tủ lạnh hoặc vào thùng
đá, mang về nhà cho trẻ hôm sau bú.
b. Mang sữa nặn ra trực tiếp bỏ vào bình thủy tinh, bình nhựa sạch có
nắp đậy hoặc túi ny lông bảo quản sữa, đóng kín lại, và để dư ra một
khoảng không để phòng trường hợp sữa sau khi đông lạnh bị nở ra,
nguyên tắc nặn một lần dùng một bình đựng sữa, và bên ngoài dán
ngày và thời gian nặn sữa.

8. Cách bảo quản sữa mẹ
Nhiệt độ trong phòng
Trong ngăn dưới tủ lạnh
(nhưng với trẻ sinh non, đề nghị sữa
mẹ để trong tủ lạnh ngăn dưới lưu giữ
với thời gian 2 ngày ). nhưng với trẻ
sinh non, đề nghị sữa mẹ để trong tủ
lạnh ngăn dưới lưu giữ khoảng 2 ngày
Trong ngăn đông lạnh , cách với ngăn
đông đá
Trong ngăn đá dưới 0 độ F
(hoặc 18℃ )

Giữ được 6-10 tiếng

5 ngày

Giữ được 3-4 tháng
6 đến 12 tháng


9. Bầu vú mẹ căng cứng
(1) Nguyên nhân

a. Sữa tích tụ và tuyến sữa bị nghẹt.
b. Lượng huyết dịch và bạch huyết nơi bầu vú cung ứng tăng lên, dẫn
đến bị phù có cục cứng.

(2) Phương pháp xử lý
a. Sớm cho trẻ bú.


b. Tăng thời gian và số lần cho trẻ bú.
c. Mỗi lần cho bú với mỗi bên khác nhau.
d. Mặc áo ngực -xu chiêng (nịt vú) thích hợp để nâng đỡ và giảm
sự co kéo gây đau đớn.

a. Mạng thông tin về cho con bú của Sở Sức khỏe toàn dân Bộ
Phúc lợi Y tế Viện Hành chính ( />breastfeeding).
b. Đường dây nóng tư vấn, quan tâm phụ nữ mang thai và sinh con
của Bộ Phúc lợi Y tế Viện Hành chính:0800-870-870.
c. Trang Web quan tâm phụ nữ mang thai và sinh con Bộ Phúc lợi Y
tế Viện Hành chính ( />d. Cụ Y tế chính phủ thành phố Đài Bắc ().
e. Hiệp hội thúc đẩy sữa mẹ Hoa Viên của bé Trung Hoa Dân quốc
().
f. Hiệp hội sữa mẹ Đài Loan ( />
中越版孕產婦保健手冊

10. Các nguồn thông tin có liên quan đến việc cho con bú
sữa mẹ


101


D. Dinh dưỡng trong thời
kỳ mang thai
中越版孕產婦保健手冊

Nhiệt lượng trong cơ thể chúng ta đến từ 6 nhóm thức ăn chính, nhưng
tùy theo hình thái sinh sống khác nhau, theo nhu cầu nhiệt lượng cũng
không giống nhau. Mỗi ngày đều phải ăn 6 loại thức ăn chính, trong mỗi
loại thức ăn nên thêm chút biến đồ̉i.

1. Bảng kiến nghị về ăn uống hàng ngày trong thời kỳ mang
thai
Cường độ
Hơi Vừa
hoạt động
Thấp
trong cuộc
thấp đủ
sống

Nhiệt
lượng
Các loại
ngũ cốc
rau củ
(chén)
102


Sau khi
mang
Cao thai 4
tháng
tăng
thêm
300
1450 1650 1450 2100
Kilo-calo
2

2.5

3

3.5

Chưa chế
biến
(chén)

1

1

1

1.5

Đã chế biến

(chén)

1

1.5

2

2

Các loại
đậu cá thịt
trứng
(phần)

4

4

5.5

6

+0.5

Trong
thời gian
cho con
bú tăng
thêm

500 Kilocalo

Giải thích về số lượng

+1
1 chén = 1 chén cơm gạo lứt
(200 gram) = kiều mạch, yến
mạch nguyên chất 80 gram =
+0.5 bánh màn thầu lúa mạch 1 cái
thêm 1/3 cái (100 gram)= bánh
mì miếng lúa mạch 1 miếng
thêm 1/3 miếng (100 gram)

+0.5

+1
+1.5

1 chén = 1 chén cơm trắng =

+0.5 mì sợi chín 2 chén

1 phần= đậu tương non 50
gram= 1 ly sữa đậu nành
không đường= 3 miếng vuông
đậu phụ (80 gram) hoặc nửa
hộp đậu phụ non (140 gram)=
35 gram cá hoặc tôm lột vỏ
30 gram= 30gram thịt gà= 35
gram thịt heo, thịt dê, gân bò =

trứng gà 1 quả (55 gram)


Các loại
sản phẩm
sữa ít chất 1.5
béo
(ly)

1.5

1.5

Sữa tươi ít chất béo hoặc
không chất béo 1 ly= 240 ml
Sữa bột ít chất béo hoặc không
chất béo 3 muỗng (25 gram)

1.5

+1

=(Trọng tượng bằng trọng
lượng khi mua) Dưa hấu đỏ 1
miếng (365gram) hoặc dưa hấu
vàng 1/3 trái (365gram) = quýt,
đu đủ 1/3 trái (190 gram) =
chuối ( lớn 1/2 trái, nhỏ 1 trái)
(95 gram)


+1

(Trọng lượng là bằng trọng
lượng có thể ăn) = Các loại dầu
ăn để nấu nướng như dầu đậu
nành, dầu ô-liu, dầu canola một
muỗng cà phê (5 gram) = hạt
dưa 1 muỗng canh, hạt hạnh
nhân 5 hạt, hạt hạch đào 2 hạt
(7 gram) = hạt đậu phộng10
hạt (8 gram)= 1 muỗng canh
hạt mè đen (trắng) + 1 muỗng
cà phê (10 gram) = hạt điều 5
hạt (8 gram)

Các loại
rau

3

3

3

4

+1

(dĩa)


Các loại
trái cây
(phần)

Dầu mỡ
và các loại
hạt (phần)

2

4

2

5

3

5

3

6

Dầu mỡ
(muỗng cà
phê)

3


4

4

5

Các loại
hạt (phần)

1

1

1

1

+1

+1

中越版孕產婦保健手冊

+1

= sau khi nấu chín thì tương
đương với một cái dĩa có
đường kính 15cm= các loại rau
có độ thu nhỏ cao như rau dền,
rau lang ... sau khi nấu chín

còn khoảng nửa chén=các loại
rau có độ thu nhỏ thấp như cải
xanh, rau xanh... sau khi nấu
chín còn khoảng 2/3 chén

103


×