Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích đa hình gen điều hòa đáp ứng thuốc corticoids trong điều trị hen phế quản ở trẻ em Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: Phân tích đa hình gen điều hòa đáp ứng thuốc corticoids
trong điều trị hen phế quản ở trẻ em Việt Nam
Mã số đề tài: QG.14.59
Chủ nhiệm đề tài: Dương Thị Ly Hương

Hà Nội, 2016


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên đề tài: Phân tích đa hình gen điều hòa đáp ứng thuốc corticoids trong điều trị hen phế quản
ở trẻ em Việt Nam
1.2. Mã số: QG.14.59
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Chức danh, học vị, họ và tên

Đơn vị công tác

Vai trò thực hiện đề tài

1

TS. Dương Thị Ly Hương


Khoa Y Dược

Chủ nhiệm đề tài, điều
hành chung

2

TS. Trần Thị Tôn Hoài

Khoa Y Dược

Thư ký, hỗ trợ tham gia
thực hiện nhóm nội dung
2

3

PGS. Đinh Đoàn Long

Khoa Y Dược

Thành viên, tư vấn thực
hiện nhóm nội dung 2

4

TS. Vũ Thị Thơm

Khoa Y Dược


Thành viên, tham gia thực
hiện nhóm nội dung 2

5

BS. Nguyễn Hoàng Long

Khoa Y Dược

Thành viên, tham gia thực
hiện nhóm nội dung 3

6

DS.Trịnh Ngọc Dương

Khoa Y Dược

Thành viên, tham gia thực
hiện nhóm nội dung 2

7

GS.TSKH. Dương Quý Sỹ

Đại học Y Khoa Penn State
Đại học Y Paris Descartes
Trường Cao đẳng y tế Lâm
Đồng


Thành viên, tư vấn thực
hiện nhóm nội dung 1

8

PGS.TS. Lê Thị Minh Hương

Bệnh viện Nhi Trung ương Thành viên, tham gia thực
hiện nhóm nội dung 1

9

NCS. Nguyễn Thị Bích Hạnh

Bệnh viện Nhi Trung ương Thành viên, tham gia thực
hiện nhóm nội dung 1

1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng
1.5.2. Gia hạn
1.5.3. Thực hiện thực tế

:
:
:

từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 04 năm 2016
Không
từ tháng 04 năm 2014 đến tháng 04 năm 2016


1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu:
Không
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 300 triệu đồng.

1


PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặt vấn đề
Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp thường gặp ở cả người lớn và trẻ em.
Cho đến nay trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu người bị hen. Ước tính đến năm 2025, có thêm
khoảng 100 triệu người mắc hen trên toàn thế giới [1]. Để duy trì, kiểm soát và dự phòng hen tốt,
các thuốc chính được lựa chọn gồm: corticoid dạng hít (ICS – inhaler corticosteroid), thuốc cường
β2 - adrenegic tác dụng kéo dài (LABA), thuốc tác động lên hệ leucotrien, corticoid đường uống,
hoặc các thuốc khác như thuốc hủy phó giao cảm ipratropium, theophylin, thuốc kháng IgE
v.v…[2], [3]. Trong các nhóm thuốc này, corticoid được sử dụng phổ biến nhất.
Vai trò của corticoid là giảm viêm, và giảm tính kích ứng của biểu mô đường hô hấp nên là
thuốc dùng để dự phòng và kiểm soát cơn hen tốt. Corticoid đã được chứng minh là làm giảm triệu
chứng của hen, làm giảm số cơn hen từ nặng đến tối thiểu, kiểm soát tình trạng viêm đường thở,
giảm sự gia tăng đáp ứng quá mức của đường thở với các yếu tố gây hen, và cải thiện chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân hen [2], [3]. Tuy nhiên, corticoid cũng là một thuốc gây ra nhiều tác dụng
không mong muốn như hạn chế sự phát triển của cơ thể, teo cơ, loãng xương, loét dạ dày tá
tràng,...[4].
Có sự khác nhau về đáp ứng với corticoid trong điều trị hen phế quản ở mỗi chủng tộc, mỗi
quốc gia, và từng cá thể. Tỷ lệ này có thể thay đổi từ 5% đến 10% [5], [6] hoặc 40% [7]. Việc tìm ra
nguyên nhân của đáp ứng kém với thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh điều trị,
nhằm giảm bớt giá thành, nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng không mong muốn của
thuốc.
CRHR1 và FCER2 là các gen liên quan đến đáp ứng corticoid đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra.

Đột biến thay G bằng T của rs242941 của CRHR1 được cho là có liên quan đến đáp ứng kém với
điều trị corticoid dạng hít [5] và làm giảm sự tăng thể tích thở ra tối đa giây đầu tiên (FEV1) so với
dự đoán [9], tuy nhiên các nghiên cứu trước đó lại ghi nhận rs242941 có liên quan đến đáp ứng tốt
với corticoid [10], [11]. FCER2 là một gen mã hóa protein, có vai trò quan trọng trong điều hòa sản
xuất IgE, một chất trung gian của hen phế quản dị ứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đột biến
thay T bằng C của rs28364072 của gen FCER2 có liên quan đến đợt nặng lên của hen phế quản, số
lần nhập viện cấp cứu vì cơn hen và thời gian nằm viện [6], [12], [13], [14].
Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với hen phế
quản, đặc biệt là đáp ứng thuốc trong hen phế quản. Đề tài này được thực hiện nhằm bước đầu xác
định tính đa hình gen CRHR1 và FCER2 và mối liên quan giữa đa hình gen với đáp ứng corticoids
trong điều trị hen phế quản ở trẻ em Việt Nam
2. Mục tiêu
-

Xác định được tính đa hình gen CRHR1 và FCER2 liên quan đến đáp ứng corticoids trong điều
trị hen phế quản ở trẻ em

-

Xác định được mức độ đáp ứng với corticoids trong điều trị hen phế quản ở trẻ em

-

Xác định được mối liên quan giữa tính đa hình di truyền với mức độ đáp ứng corticoids trong
điều trị hen phế quản ở trẻ em

3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được 3 mục tiêu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
-


Quy trình phân tích gen và xác định tính đa hình của SNP quan tâm:
Nguyên lý cơ bản của quy trình: DNA tổng số bao gồm DNA trong nhân và DNA trong ty thể
được tách ra từ máu ngoại vi, sử dụng kit hoạt động dựa trên sự hấp thụ chọn lọc của axit
nucleic với màng silica-gel [15]. Chất lượng của DNA tổng số được đánh giá qua các chỉ số đo
hấp thu quang ở bước sóng 260nm (A260) và 280 nm (A280). Đoạn gen cần phân tích sẽ được
2


nhân lên hàng triệu bản sao từ DNA tổng số thông qua phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu.
Kiểu gen của rs242941 sẽ được xác định thông qua giải trình tự sản phẩm PCR hoặc cắt sản
phẩm PCR bằng enzyme giới hạn. Kiểu gen của rs28364072 sẽ được xác định thông qua
giải trình tự sản phẩm PCR. Mẫu sau khi giải trình tự được đọc kết quả bằng phần mền tin
sinh.
Các công đoạn của quy trình: mỗi quy trình phân tích gen gồm 5 bước như sau: 1) lấy máu tĩnh
mạch cánh tay; 2) tách DNA tổng số từ máu ngoại vi; 3) thiết kế mồi đặc hiệu để nhân dòng
gen; 4) Khuếch đại vùng gen quan tâm bằng PCR; 5) Xác định kiểu gen bằng phương pháp giải
trình tự 2 chiều tại hãng First Base (Malaysia).
Phân tích thống kê: Xác định tần số kiểu gen và tần số allen của đoạn gen được xác định, so
sánh giữa 2 nhóm bệnh và nhóm chứng để tìm ra sự khác biệt về tần số phân bố kiểu gen giữa 2
nhóm, so sánh với tần số lý thuyết khi quần thể cân bằng theo định luật Hardy-Weinberg với
chi-square test. Phân tích haplotype và sai lệch cân bằng liên kết (LD; Linkage Disequibrium),
sử dụng phần mềm SNPAnalyzer2 [16]. Trong đó, đánh giá tần số haplotype sử dụng thuật toán
EM (Expectation-Maximization) và PL-EM (Partition-Ligation–Expectation-Maximization),
phân tích cấu trúc haplotype sử dụng phương pháp của Gabriels [17].
-

Nghiên cứu lâm sàng và xác định mức độ đáp ứng với corticoids
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, điều trị dự phòng hen cho bệnh nhi bằng corticoid dạng hít theo
phác đồ GINA 2014, theo dõi dọc trong 3 tháng. Đánh giá mức độ đáp ứng thuốc sau 3 tháng.
Thiết kế nghiên cứu: Bệnh nhân nhi đủ tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, sau khi lựa chọn vào

nhóm nghiên cứu, được khám lâm sàng, cận lâm sàng, thăm dò chức năng hô hấp, đo NO trong
khí thở ra (FENO), sau đó được can thiệp điều trị theo GINA. Khám lại sau 3 tháng và đánh giá
mức độ kiểm soát hen theo GINA và ACT (Sơ đồ nghiên cứu: xem phụ lục 1)
Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ với sai số tuyệt đối:

𝑝(1 − 𝑝)
∆2
2

2
𝑛 = 𝑍1−
𝛼

Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết
p: tỷ lệ đối tượng không đáp ứng với thuốc (p=0,4 theo nghiên cứu trước đó [7])
α: Mức ý nghĩa thống kê = 0,05 => Z1-α/2 = 1,96
∆: sai số tuyệt đối = 0,1
 Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu này n = 93 bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo cỡ mẫu
nghiên cứu phù hợp sau 3 tháng theo dõi, nhóm nghiên cứu tuyển thêm 20% số bệnh nhân (do
đây là đối tượng bệnh nhân dễ bỏ cuộc trong quá trình nghiên cứu dọc), tổng số bệnh nhân
được tuyển là 112 bệnh nhân. Thực tế có 107 bệnh nhân đống ý xét nghiệm gen tại thời điểm
ban đầu và 85 bệnh nhân theo dõi đầy đủ sau 3 tháng.
Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu chủ đích được áp dụng trong nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn đến khi đủ cỡ mẫu. Các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
bao gồm:
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân từ 6 - 15 tuổi được chẩn đoán xác định hen phế quản tại
phòng khám khoa Miễn dịch - Dị ứng bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 7/2014 - 8/2015,
chưa được dự phòng hen (bệnh nhi mới) hoặc bỏ điều trị dự phòng ít nhất 1 tháng, đến khám vì
tình trạng hen chưa kiểm soát; thực hiện đúng các kỹ thuật thăm dò chức năng theo hướng dẫn;

được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: một trong các tiêu chuẩn sau: Bệnh nhi bị hen đang có bệnh nặng toàn thân
đi kèm, đang có cơn hen kịch phát nặng, có các bệnh kèm theo như tim bẩm sinh, hội chứng
thận hư, viêm cầu thận mãn, đái tháo đường; bệnh nhi không đo được chức năng hô hấp do
không hợp tác hoặc không có khả năng đo.
3


Đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA (xem phụ lục 2)
Đánh giá mức độ kiểm soát hen theo ACT (xem phụ lục 3)
Phân tích thống kê: sử dụng phương pháp thống kê mô tả, với kết quả được biểu hiện dưới dạng
tỷ lệ phần trăm (%), hoặc giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (MEAN ± SD)
Tính đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Nhi trung ương, đã
được thông qua và chấp thuận bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh bệnh viện Nhi
trung ương (chứng nhận số 954B/BVNTW-VNCSKTE ngày 23/05/2014)
Xác định mối liên quan giữa tính đa hình di truyền với mức độ đáp ứng corticoids

-

Sử dụng kiểm định fisher’s exact cho 2 biến định tính. Giá trị p<0,05 được xác định là có ý
nghĩa thống kê trong việc tìm ra mối liên quan.
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1. Quy trình phân tích gen và xác định tính đa hình của rs242941 của gen CRHR1 và
rs28364072 của FCER2.
-

-

Quy trình phân tích gen: Đề tài đã xây dựng được quy trình phân tích gen gồm 5 bước căn
bản: 1) lấy máu tĩnh mạch cánh tay; 2) tách DNA tổng số từ máu ngoại vi; 3) thiết kế mồi đặc

hiệu để nhân dòng gen; 4) Khuếch đại vùng gen quan tâm bằng PCR; 5) Xác định kiểu gen
bằng phương pháp giải trình tự 2 chiều tại hãng First Base (Malaysia). Các quy trình này được
công bố tại kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ Khoa Y Dược lần thứ 2 [18]. Quy
trình xác định kiểu gen FCER2 được đăng ký giải pháp hữu ích tại Cục sở hữu trí tuệ.
Kết quả xác định tính đa hình của rs242941 của gen CRHR1 và rs28364072 của FCER2

Phân tích đa hình rs242941 của gen CRHR1 trên 107 bệnh nhân hen, kết quả cho thấy: ngoài
rs242941, còn phát hiện 10 SNP khác với tỷ lệ phân bố như trình bày ở bảng 1
Bảng 1. Tần số các allen trong các SNP nằm trên phân đoạn CRHR1 được khuếch đại
STT

Tên SNP

Vị trí trên NST

Allen

Tần số alen Chi_Square

P_value

1

rs147942266

45815125

C

1.000


0.000

1.000000

2

rs533531416

45815151

C

1.000

0.000

1.000000

3

rs242941

45815154

G/T

0.875/0.125

0.090


0.764437

4

rs745331306

45815157

C

1.000

0.000

1.000000

5

rs573743557

45815162

G

1.000

0.000

1.000000


6

rs185400877

45815168

G

1.000

0.000

1.000000

7

rs114704640

45815217

G

1.000

0.000

1.000000

8


rs242940

45815234

C/T

0.875/0.125

0.090

0.764437

9

rs189144606

45815282

C

1.000

0.000

1.000000

10

rs565029300


45815289

G

1.000

0.000

1.000000

4


11

rs72834580

45815318

G

1.000

0.000

1.000000

Nhận xét: Ngoại trừ rs242941 và rs 242940, 9 SNP còn lại đều 100% đồng hình với 1 kiểu
gen duy nhất (tương ứng tần số allen kiểu dại = 1). rs242941 và rs242940 liên kết gen hoàn toàn,

allen G của rs242941 luôn xuất hiện cùng với allen C của rs242940 (D’=r2=1, LOD score=46,420).
Trên cơ sở đó, có 2 haplotype của đoạn gen CRHR1 được phân tích, trong đó h1 là tổ hợp của G
trên rs242941 và C trên rs242940, h2 là tổ hợp của T trên rs242941 và T trên rs242940 (hình 1)

Hình 1. Cấu trúc haplotype trên phân đoạn CRHR1 được phân tích bằng SNPAnalyzer2

-

Kết quả xác định tính đa hình của rs28364072 của FCER2

Phân tích đa hình rs28364072 của gen FCER2 trên 107 bệnh nhân hen, kết quả cho thấy: ngoài
rs28364072, còn phát hiện 16 SNP khác với sự liên kết tương đối chặt chẽ. Các SNP này tổ hợp với
nhau tạo ra 5 kiểu hình (haplotype), trong đó haplotype h1 (là tổ hợp liên kết của 17 allen phổ biến
của các SNP) chiếm tỷ lệ lớn nhất (63,84%), và haplotype h2 (là tổ hợp liên kết của 17 allen hiếm
gặp của các SNP) chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 (27,59%).

Bảng 2. Tần số các allen trong các SNP nằm trên phân đoạn FCER2 được khuếch đại
STT

Tên SNP

Vị trí trên NST

Allen

Tần số alen

P_value

1


rs2277994

7690632

T/C

0.724/0.276

>0.05

2

rs76013233

7690599

C/T

0.724/0.276

>0.05

3

rs77121754

7690596

T/C


0.724/0.276

>0.05

4

rs78283814

7690593

C/T

0.724/0.276

>0.05

5

rs75584211

7690592

A/G

0.724/0.276

>0.05

6


rs74927160

7690586

C/A

0.724/0.276

>0.05

7

rs2277995

7690583

A/G

0.724/0.276

>0.05

8

rs28364072

7690399

T/C


0.724/0.276

>0.05

9

rs4996972

7690327

G/A

0.762/0.238

<0.05

10

rs4996973

7690273

T/C

0.762/0.238

<0.05

11


rs2228138

7690170

C/T

0.721/0.279

>0.05
5


12

rs4996975

7690085

G/A

0.721/0.279

>0.05

13

rs4996976

7690082


T/C

0.725/0.275

>0.05

14

rs4996977

7690078

A/G

0.721/0.279

>0.05

15

rs4996978

7690056

T/G

0.725/0.275

>0.05


16

rs4996979

7690031

A/G

0.721/0.279

>0.05

17

rs4996980

7690026

C/T

0.716/0.284

>0.05

Nhận xét: Ngoài rs28364072, còn phát hiện 16 SNP khác với sự liên kết tương đối
chặt chẽ. Sự liên kết khá chặt chẽ giữa các SNP của gen FCER2 ở vùng được phân tích thể
hiện ở sự tương đồng về tỷ lệ các allen phổ biến và allen hiếm gặp trên tất cả các SNP.
Trong các SNP phát hiện được, hầu hết các allen đều phân bố theo định luật HardyWeinberg (p>0,05), trừ hai SNP rs4996972 và rs4996973 (p<0,05).
Để phân tích các haplotype và sai lệch cân bằng liên kết (LD; Linkage Disequibrium)

giữa các SNP, chúng tôi sử dụng phần mềm phân tích tự động SNPAnalyzer2. Kết quả cho
thấy: trong phân đoạn gen FCER2 được khuếch đại, có 5 dạng haplotype có tần số xuất hiện
và trình tự các SNP như được trình bày ở hình 2.

Hình 2. Cấu trúc haplotype trên phân đoạn FCER2 được phân tích bằng SNPAnalyzer2;
Freq: Tần số; Sequence: Trình tự
Nhận xét: Trong 5 haplotype hình thành, haplotype h1 và h2 chiếm tỷ lệ cao nhất;
tương ứng với kiểu tổ hợp của 17 allen phổ biến (h1) hoặc 17 allen hiếm gặp (h2) của các
SNP tương ứng. Điều đó chứng tỏ các SNP này có mối liên kết khá mạnh và thường kết hợp
với nhau. Điều này cũng được thể hiện ở hình 3.

6


Hình 3. Bản đồ sai lệch cân bằng liên kết của 17 SNP nằm trên phân đoạn FCER2. Mỗi
hình thoi biểu diễn tương quan (r2) giữa mỗi cặp SNP.
Nhận xét: Kết quả ở hình 2 cho thấy các SNP có mối liên quan chặt chẽ với nhau, với
hệ số tương quan r2 > 0,8. Rất nhiều cặp SNP có r2 =1, chứng tỏ chúng luôn đi cùng nhau.
Rs28364072 nằm trên gen FCER2 được cho là có liên quan đến tiến triển nặng lên
của hen phế quản và làm tăng nguy cơ các đợt kịch phát ở những bệnh nhân hen phế quản
sử dụng ICS [2], [3], do đó, chúng tôi tập trung phân tích tính đa hình của SNP này trên
quần thể bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.
4.2. Nghiên cứu lâm sàng và xác định mức độ đáp ứng với corticoids
-

Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 3. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu

Đặc điểm bệnh nhân (n=107)
Tuổi, năm

Giới nữ (nam), %
Chiều cao, cm
Cân nặng, kg
Có tiền sử dị ứng, %
- Chàm, %
- Viêm mũi dị ứng, %
- Viêm kết mạc dị ứng, %
- Mày đay, %
- Dị ứng thuốc, %
- Dị ứng thức ăn, %
Tiền sử gia đình có người bị dị ứng, %
Test dị nguyên
- Dp (+), %

9,2 ± 2,5
32,7 (67,3)
132,2 ± 13,3
39,9 ± 10,2
17,8
67,3
9,3
25,2
8,4
5,6
72
71,2
7


- Df (+), %

- Blomia (+), %
- Lông chó (+), %
- Lông mèo (+), %
- Gián (+), %
Bậc hen
- Bậc 2, %
- Bậc 3, %
Công thức máu
- Số lượng bạch cầu
- Bạch cầu ái toan, %
- IgE toàn phần, IU/ml
Chức năng hô hấp
- FVC, % so với lý thuyết
- FEV1, % so với lý thuyết
- FEV1/FVC
Nồng độ NO trong khí thở ra (FENO), ppb
-

75,3
60,0
11,9
11,6
27,1
52,3
47,7
10975 ± 4097
5,97 ± 4,97
1091,6 ± 1325,4
87,0 ± 24,1
82,1 ± 26,6

93,1 ± 10,5
27,3 ± 27,4

Mức độ đáp ứng với corticoid hít dự phòng hen phế quản

Sử dụng thang đánh giá theo GINA và ACT để phân loại mức độ kiểm soát hen. Kết quả
được trình bày ở bảng 4, 5, 6.
Bảng 4. Mức độ đáp ứng với hen phế quản (theo phân loại GINA)
Kiểm soát hoàn
toàn

Kiểm soát một
phần

Chưa được
kiểm soát

Sau 1 tháng điều trị (n=85)

41 (48,24%)

22 (25,88%)

22 (25,88%)

Sau 2 tháng điều trị (n=39)

20 (51,28%)

7 (17,95%)


12 (30,77%)

Sau 3 tháng điều trị (n=85)

52 (61,18%)

19 (22,35%)

14 (16,47%)

Bảng 5. Mức độ đáp ứng với hen phế quản (theo điểm ACT)
Kiểm soát tốt (ACT  20)

Chưa được kiểm soát
(ACT < 20)

Sau 1 tháng điều trị (n=85)

65 (76,47%)

20 (23,53%)

Sau 2 tháng điều trị (n=39)

28 (71,79%)

11 (28,21%)

Sau 3 tháng điều trị (n=85)


70 (82,35%)

11 (12,94%)

8


Bảng 6. Mức độ hòa hợp giữa 2 thang đánh giá mức độ kiểm soát hen
Chưa được kiểm soát

Kiểm soát
Theo thang
GINA

Theo thang
ACT

Theo thang
GINA

Theo thang
ACT

Sau 1 tháng
điều trị (n=85)

63 (74,12%)

65 (76,47%)


22 (25,88%)

20 (23,53%)

Sau 2 tháng
điều trị (n=39)

27 (69,23%)

28 (71,79%)

12 (30,77%)

11 (28,21%)

Sau 3 tháng
điều trị (n=85)

71 (83,53%)

70 (82,35%)

14 (16,47%)

11 (12,94%)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt tăng dần theo thời gian, không có sự khác biệt
đáng kể về đánh giá mức độ kiểm soát hen giữa 2 thang GINA và ACT
-


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng thuốc

o Liên quan giữa bậc hen với mức độ kiểm soát
Bảng 7. Ảnh hưởng của mức độ hen ban đầu đến mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị
Kiểm soát
hoàn toàn

Kiểm soát
một phần

Chưa được
kiểm soát

p

Bậc hen ở giai đoạn đầu đến khám
- Bậc 2, %

35,3

10,6

8,2

- Bậc 3, %

25,9

11,8


8,2

89,1 ± 27,8

90,5 ± 19,3

(n=45)

83,4 ± 15,3
(n=17)

82,1 ± 31,0

81,9 ± 16,4

84,1 ± 19,2

(n = 45)

(n=17)

(n=14)

91,7 ± 16,4

97,6 ± 9,0

89,7 ± 11,8


(n=44)

(n=17)

(n=14)

> 0,05
Chức năng hô hấp
- FVC, % so với lý thuyết

- FEV1, % so với lý thuyết

- FEV1/FVC, %

(n=14)

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: chưa thấy có mối liên quan giữa mức độ hen ban đầu và chức năng hô hấp đến sự
kiểm soát hen. Sự khác biệt của mức độ hen ban đầu và các chỉ số FVC, FEV1, FEV1/FVC
trong các nhóm hen kiểm soát hoàn toàn, kiểm soát một phần và chưa được kiểm soát là
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
9


o Liên quan giữa mức độ viêm với mức độ kiểm soát

Bảng 8. Ảnh hưởng của mức độ viêm đến mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị

Bạch cầu ái toan, %
IgE toàn phần,
IU/ml
FENO, ppb

Kiểm soát
hoàn toàn

Kiểm soát một
phần

Chưa được
kiểm soát

5,9 ± 5,2

7,3 ± 4,7

5,5 ± 5,6

(n=52)

(n=19)

(n=14)

1045,2 ± 1516,2 1160,2 ± 1096,8


1040,1 ± 646,4

(n=44)

(n=17)

(n=12)

30,7 ± 31,6

32,5 ± 24,0

(n=49)

(n=19)

25,3 ± 23,1
(n=12)

p

> 0,05

> 0,05

> 0,05

Nhận xét: Không thấy sự khác biệt về tỷ lệ bạch cầu ái toan, nồng độ IgE toàn phần và NO
trong khí thở ra ở các nhóm bệnh nhân có mức độ kiểm soát hen khác nhau (p>0,05).
o Nồng độ Nitric oxide trong khí thở ra

Nitric oxide (NO) là một chất khí sinh học với nhiều vai trò sinh lý, NO tăng lên trong
các quá trình viêm và được xem như là chất đánh dấu cho biết mức độ viêm trong cơ thể.
Trong hen phế quản, nồng độ NO trong khí thở ra thường tăng. Đo nồng độ NO trong khí
thở ra (FENO) cho biết mức độ viêm, sự tăng bạch cầu ái toan và đang ngày càng được sử
dụng rộng rãi như một tiêu chí để đánh giá viêm trong hen. Thêm vào đó, theo khuyến cáo
của Hội lồng ngực Mỹ (AST) – 2011: Mức độ FENO giúp chẩn đoán hen, dự báo các cơn
hen cấp, dự báo tình trạng đáp ứng corticoid ở bệnh nhân hen. Theo khuyến cáo của GINA,
đo FENO có thể được dùng trong theo dõi bệnh nhân hen [1].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đo nồng độ FENO và xác định mối liên
quan của FENO với các yếu tố bệnh lý của bệnh nhân hen. Kết quả cho thấy: Nồng độ
FENO cao hơn hẳn ở nhóm có test lẩy da dương tính với ít nhất từ một dị nguyên hô hấp trở
lên so với nhóm không dương tính với dị nguyên nào (p< 0,01). Có mối tương quan có ý
nghĩa giữa nồng độ FENO với số lượng bạch cầu ái toan trong máu, theo đó nồng độ FENO
tăng phản ánh gián tiếp tình trạng tăng bạch cầu ái toan. Có mối tương quan tỷ lệ nghịch
giữa số nhát xịt Flixotide với nồng độ FENO cho thấy FENO là yếu tố chỉ điểm đáp ứng
chống viêm của ICS. Ở nhóm bệnh nhân kiểm soát hen một phần hoặc kiểm soát hoàn toàn
có mức FENO giảm dần qua các tháng, còn ở nhóm không kiểm soát, FENO có xu hướng
tăng lên [20]. Có thể thấy FENO là một chỉ số quan trọng giúp dự báo tình trạng đáp ứng
thuốc ở bệnh nhân hen. Việc theo dõi FENO định kỳ sẽ rất hữu ích nhằm theo dõi, đánh giá,
tiên lượng tình trạng viêm trong suốt tiến trình bệnh lý hô hấp khác nhau, trong đó bao gồm
cả bệnh hen thể nhạy corticoid.
4.3. Xác định mối liên quan giữa tính đa hình di truyền với mức độ đáp ứng corticoids
Bảng 9. Mối liên quan giữa đa hình gen CRHR1 với mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị
rs242941

Kiểm soát
hoàn toàn

Kiểm soát
một phần


Chưa được
kiểm soát

Tổng

p

10


GG

42

13

11

66

GT

8

5

2

15


TT

0

1

0

1

Tổng

50

19

13

82

= 0,361

Nhận xét: kiểu gen đồng hợp tử GG chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các nhóm bệnh nhân có
mức độ kiểm soát hen khác nhau. Kiểu gen đồng hợp đột biến TT chỉ gặp 1 trường hợp, ở
bệnh nhân có mức độ kiểm soát hen một phần. Chưa thấy mối liên quan về đa hình gen với
mức độ đáp ứng thuốc (p>0,05).
Bảng 10. Mối liên quan giữa đa hình gen FCER2 với mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng điều
trị
Kiểm soát

hoàn toàn

Kiểm soát
một phần

Chưa được
kiểm soát

Tổng

TT

26

12

8

46

TC

20

4

6

30


CC

6

3

0

9

Tổng

52

19

14

85

rs28364072

p

= 0,432

Nhận xét: có 9 bệnh nhân có kiểu gen đồng hợp đột biến CC, trong đó 6 bệnh nhân được
kiểm soát tốt, 3 bệnh nhân kiểm soát một phần. Không có bệnh nhân nào kiểm soát kém
nằm trong số các bệnh nhân đồng hợp tử đột biến. Chưa phát hiện ra mối liên quan giữa
đồng hợp đột biến CC của rs28364072 với mức độ kiểm soát hen ở bệnh nhi hen phế quản.

5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền đến đáp ứng thuốc nhằm tiên lượng điều
trị, điều chỉnh liều lượng thuốc, tiến tới cá thể hóa điều trị là một trong những xu thế của y
học cá thể. Hen là một bệnh phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Hen phế quản nếu không được
điều trị tốt sẽ ảnh hưởng đến sức lớn, sự học tập và về lâu dài ảnh hưởng đến năng suất lao
động của một bộ phận không nhỏ lực lượng tham gia sản xuất chính, là những người trẻ
tuổi. Đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố di truyền tới đáp ứng thuốc điều trị
hen phế quản. CRHR1 là gen mã cho thụ thể kết cặp G-protein liên kết với các neuropeptide
thuộc họ hormon giải phóng corticotropin. CRHR1 liên quan đến việc sản xuất
corticosteroid nội sinh và do đó có thể được dự báo sẽ ảnh hưởng đến đáp ứng
corticosteroid ngoại sinh [5]. Rs242941 là đột biến thay G bằng T (chr17:41248300, Intron)
đã được chứng minh làm tăng đáp ứng với điều trị corticoid dạng hít [10]. Tuy nhiên, cũng
có một số nghiên cứu lại chỉ ra điều ngược lại: allen hiếm gặp T của rs242941 làm giảm sự
tăng FEV1% theo dự đoán, và có liên quan đến đáp ứng kém với corticoid [5], [9]. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy trong số 107 bệnh nhân được làm xét nghiệm gen, chỉ có 1 bệnh
11


nhân có kiểu gen đồng hợp tử TT, tần suất allen hiếm gặp T của rs242941 là 0,125 (bảng 1).
Bệnh nhân này được đánh giá mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng là kiểm soát một phần
(bảng 8). Có thể thấy với quy mô và cỡ mẫu nhỏ, nghiên cứu này chưa chỉ ra được mối liên
quan giữa đột biến kiểu gen rs242941 với mức độ đáp ứng thuốc sau 3 tháng điều trị.
FCER2 là gen mã hóa cho thụ thể gắn với IgE ái lực thấp. Rs28364072 là đột biến nằm
ở vùng intron vị trí 2206 thay T bằng C tính từ nucleotid số 7 theo chiều 3’ exon 9 của gen
FCER2 [11]. Các alen C có liên quan với nồng độ IgE tăng cao ở bệnh nhân hen suyễn. Đột
biến thay T bằng C của gen FCER2 đã được chứng minh có liên quan với việc tăng nguy cơ
các đợt kịch phát với những bệnh nhân sử dụng ICSs [6], [12], [13], [14]. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tần số mang allen đột biến hiếm gặp C của rs28364072 là 0,276 [21], với 10
bệnh nhân có kiểu gen đồng hợp tử CC. Trong số các bệnh nhân quay lại tái khám và được
đánh giá mức độ đáp ứng thuốc sau 3 tháng điều trị, chỉ có 9 bệnh nhân có kiểu gen CC và

được phân bố như sau: 6 bệnh nhân kiểm soát hoàn toàn, 3 bệnh nhân kiểm soát một phần,
không có bệnh nhân nào không kiểm soát (bảng 9). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng
chưa chỉ ra được mối liên quan của đồng hợp đột biến CC của rs28364072 đối với đáp ứng
corticoid.
Trên thực tế, để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng thuốc còn rất nhiều khó
khăn, bởi rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị: các yếu tố thuộc về bệnh
như mức độ bệnh, diễn biến bệnh, bệnh mắc kèm, chức năng gan, thận, v.v…; các yếu tố
thuộc về thuốc như chất lượng thuốc, các tá dược, dạng bào chế, sự hấp thu, chuyển hóa,
thải trừ thuốc trong cơ thể v.v…; và bản thân phương pháp đo lường đánh giá mức độ đáp
ứng thuốc, sự hợp tác của bệnh nhân v.v… cũng đều ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nghiên
cứu này chỉ tập trung khai thác yếu tố di truyền. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng
hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu như: lựa chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt,
đáp ứng đúng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ; can thiệp điều trị theo hướng dẫn
của GINA, sử dụng thuốc Flixotide của GlaxoSmithKline (là một hãng Dược phẩm có uy
tín của Mỹ), sử dụng thang đánh giá kiểm soát hen do GINA ban hành v.v…, tuy nhiên do
cỡ mẫu nhỏ và thời gian nghiên cứu hạn chế nên chúng tôi chưa tìm thấy được mối liên
quan giữa đột biến CC của rs28364072 của gen FCER2 với mức độ kiểm soát hen sau 3
tháng điều trị bằng corticoids. Rất có thể nếu tăng cỡ mẫu lên, hoặc chỉ tập trung vào nhóm
có mức độ kiểm soát hen kém, sẽ tìm thấy số lượng bệnh nhân có đột biến CC tăng lên.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận sau:
-

Đã xây dựng được quy trình phân tích tính đa hình của rs242941 của gen CRHR1 và
rs28364072 của FCER2. Quy trình xác định đa hình SNP rs28364072 của FCER2 đã
đăng ký giải pháp hữu ích và đã được chấp nhận đơn hợp lệ.

-

Đã xác định được tính đa hình gen FCER2 và CRHR1, trong đó xác định được 17 SNP
với 5 haplotype của phân đoạn gen FCER2 phân tích, các SNP liên kết với nhau chặt

chẽ; và 11 SNP với 2 haplotype của phân đoạn gen CRHR1 được phân tích, chỉ duy nhất
có rs242941 và rs 242940 là có tính đa hình, còn 9 SNP còn lại đều 100% đồng hình với
1 kiểu gen duy nhất.

-

Đã xác định được mức độ kiểm soát hen sau 1, 2, 3 tháng điều trị. Nhìn chung, mức độ
đáp ứng thuốc tốt tăng dần theo thời gian, không có sự khác biệt đáng kể về việc sử dụng
thang GINA hay ACT để đánh giá mức độ kiểm soát hen.

-

Chưa thấy rõ mối liên quan của các đột biến rs242941 của gen CRHR1 và đột biến
rs28364072 của gen FCER2 với mức độ đáp ứng thuốc trong điều trị hen phế quản.
12


6. Tài liệu tham khảo
1. GINA report (2012). Global Burden of Asthma.
2. Bộ y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản, Ban hành kèm theo Quyết định số
4776/QĐ-BYT ngày 04/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế
3. Asthma Diagnosis and Treatment Guideline 2015. Group Health Cooperative
4. Bộ y tế, Dược thư quốc gia Việt Nam, 2015. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
5. Angela J Rogers, Kelan G Tantisira, Anne L Fuhlbrigge, Augusto A Litonjua, Jessica A LaskySu, Stanley J Szefler, Robert C Strunk, Robert S Zeiger, Scott T Weiss, Predictors of poor
response during asthma therapy differ with definition of outcome. Pharmacogenomics 2009
August, 10 (8): 12321-1242.
6. Anke Hilse Maitland-van der Zee, Jan AM Raaijmakers, Variation at GLCCI1 and FCER2: one
step closer to personalized asthma treatment. Pharmacogenomics (2012) 13(3), 243–245.
7. Leung, T.F., et al., Novel Asthma Therapeutics: Insights from Whole-Genome Studies.
Pharmacogenomics & Pharmacoproteomics, 2013: p. 4:1.

8. Kelan Tantisira, and Scott Weiss, The Pharmacogenetics of Asthma Treatment. The
Pharmacogenetics of Asthma Treatment. Current Allergy and Asthma Reports (2009), 9: 10-17.
9. EB Mougey, C Chen, KG Tantisira, KV Blake, SP Peters, RA Wise, ST Weiss and JJ Lima,
Pharmacogenetics of asthma controller treatment, The Pharmacogenomics Journal (2012), 1-9
10. Kelan G. Tantisira, Stephen Lake, Eric S. Silverman, Lyle J. Palmer, Ross Lazarus, Edwin K.
Silverman, Stephen B. Liggett, Erwin W. Gelfand, Lanny J. Rosenwasser, Brent Richter, Elliot
Israel, Michael Wechsler, Stacey Gabriel, David Altshuler, Eric Lander, Jeffrey Drazen and
Scott T. Weiss, Corticosteroid pharmacogenetics: association of sequence variants in CRHR1
with improved lung function in asthmatics treated with inhaled corticosteroids, Human
Molecular Genetics, 2004, 13 (13): 1353–1359
11. Kelan Tantisira, Genetic variation in FCER2: implications for children with asthma.
Pharmacogenomics (2008) 9(7), 805-807.
12. Koster S. E. et al. “FCER2 T2206C variant associated with chronic symptoms and
exacerbations in steroid-treated asthmatic children”,Allergy 2011, 66: 1546–1552.
13. Tantisira K. et al. “FCER2: A pharmacogenetic basis for severe exacerbations in children with
asthma”, J. Allergy ClinImmunol 2007.;120:1285-91.
14. Tse S.M., Tantisira K., Weiss S.T..“The Pharmacogenetics and Pharmacogenomics of Asthma
Therapy”, Pharmacogenomics J. 2011, 11(6): 383 - 392.

15. E.Z.N.A Blood DNA Mini Kit Protocol (2013) of Omega Bio Tek.
16. Yoo J, Lee Y, Kim Y, Rha SY, Kim Y. SNPAnalyzer 2.0: A web-based integrated workbench
for linkage disequilibrium analysis and association analysis. BMC Bioinformatics. 2008; 9:290.
doi:10.1186/1471-2105-9-290.
17. Dale R. Nyholt, A Simple Correction for Multiple Testing for Single-nucleotide Polymorphisms
in Linkage Disequilibrium with Each Other. The American Journal of Human Genetics, 2004
74(4), 765-769
18. Phạm Thị Hồng Nhung, Vũ Thị Thơm, Đậu Thế Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng, Đinh Đoàn Long,
Dương Thị Ly Hương, Xây dựng quy trình phân tích gen CRHR1 và FCER2 ở bệnh nhân nhi
hen phế quản. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ tuổi trẻ Khoa Y Dược lần thứ 2, 2015: 7179
19. 1000 Genomes Project Phase 3, rs28364072 SNP:

/>20. H. Nguyen Thi Bich, H. Duong Thi Ly, T. Vu Thi, N. Pham Thi Hong, L. Dinh Doan, T. J.
Craig, H. Le Thi Minh, S. Duong-Quy, Study of the correlations between FENO in exhaled
breath and atopic status, blood eosinophils, FCER2 mutation, and asthma control in Vietnamese
children.
13


21. H. Duong Thi Ly, N. Pham Thi Hong, T. Vu Thi, H. Nguyen Thi Bich, H. Le Thi Minh, S.
Duong-Quy, The frequency of FCER2 genotype distributions related to corticosteroid response
in asthma patients treated at the National Hospital of Paediatrics, J Fran Viet Pneu 2016; 20(7):
58-63 (ISSN: 2264-7899 Print/ 2264-0754 Online; :10.12699/jfvp.7.20.2016.58)
Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
6.1. Tóm tắt tiếng Việt
Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đang ngày
càng gia tăng và ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Corticoid là thuốc giảm
viêm mạnh, làm giảm tính kích ứng của biểu mô đường hô hấp và là thuốc dùng để dự phòng, kiểm
soát cơn hen tốt. Tuy nhiên có một tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân không đáp ứng với thuốc. Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa yếu tố di truyền với mức độ đáp ứng thuốc, trong đó sự đa
hình của rs242941 của gen CRHR1 và rs28364072 của FCER2 được cho là có liên quan đến đáp
ứng corticoid, đến đợt nặng lên của hen phế quản và số lần phải nhập viện cấp cứu vì hen.
Đề tài này được tiến hành với mục đích: (i) Xác định được tính đa hình di truyền gen liên quan
đến đáp ứng corticoids trong điều trị hen phế quản ở trẻ em; (ii) Xác định được mức độ đáp ứng với
corticoids trong điều trị hen phế quản ở trẻ em; (iii) Xác định được mối liên quan giữa tính đa hình
di truyền với mức độ đáp ứng corticoids trong điều trị hen phế quản ở trẻ em.
Kết quả:
-

Đề tài đã xây dựng được quy trình phân tích tính đa hình của rs242941 của gen CRHR1 và
rs28364072 của FCER2. Quy trình xác định đa hình SNP rs28364072 của FCER2 đã đăng ký
giải pháp hữu ích và đã được chấp nhận đơn hợp lệ.


-

Đã xác định được tính đa hình gen FCER2 và CRHR1, trong đó xác định được 17 SNP với 5
haplotype của phân đoạn gen FCER2 phân tích, các SNP liên kết với nhau chặt chẽ; và 11 SNP
với 2 haplotype của phân đoạn gen CRHR1 được phân tích, chỉ duy nhất có rs242941 và rs
242940 là có tính đa hình, còn 9 SNP còn lại đều 100% đồng hình với 1 kiểu gen duy nhất.

-

Đã xác định được mức độ kiểm soát hen sau 1, 2, 3 tháng điều trị. Nhìn chung, mức độ đáp ứng
thuốc tốt tăng dần theo thời gian, không có sự khác biệt đáng kể về việc sử dụng thang GINA
hay ACT để đánh giá mức độ kiểm soát hen.

-

Chưa thấy rõ mối liên quan của các đột biến rs242941 của gen CRHR1 và đột biến rs28364072
của gen FCER2 với mức độ đáp ứng thuốc trong điều trị hen phế quản.

Kết luận: chưa tìm thấy mối liên quan của đa hình rs242941 của gen CRHR1 và rs28364072 của
gen FCER2 với mức độ đáp ứng thuốc trong điều trị hen phế quản.
6.2. Tóm tắt tiếng Anh
Asthma is a common chronic disease characterized by partially reversible airflow obstruction,
airway hyperresponsiveness, and airway inflammation. The disease has affected to hundred millions
people all over the world, especially to children. Corticosteroids are the most powerful antiinflammation drugs, and inhaled corticosteroids (ICS) have become first-line therapy for all patients
with persistent symptoms. However, asthmatic response to corticosteroids varies widely between
individuals, with a significant number of non-responders. Studies indicated that the polymorphism
of rs242941 in CRHR1 and rs28346072 in FCR2 have been associated with steroid resistance,
asthma exacerbations and high risk of asthma-related hospital visits.
This study aimed to: (i) identify the polymorphism frequency of rs242941 in CRHR1 and

rs28346072 in FCR2 that related to ICS response in treatment asthma; (ii) indicate the level of
asthma control in asthmatic children after 3 month treated by ICS; (iii) identify the relationship
between the polymorphism of rs242941 or rs28346072 and level of asthma control after 3 month
treated by ICS.
14


Results showed that:
-

Procedures to identify polymorphism of rs242941 or rs28346072 have been built, in which the
procedure for determine rs28346072 in FCER2 has been accepted as a utility solution by the
National Office of Intellectual Property of Vietnam. We have found 17 different SNPs in
FCER2 and 11 SNPs in CRHR1, in which there SNPs link closely together. In CRHR1, only
rs242941 and rs242940 had different alleles, others had the only one kind of allele. These alleles
recombined to 5 and 2 haploptypes (according to FCER2 and CRHR1, respectively).

-

The level of asthma control tended to increase in time. Using GINA or ACT scores to evaluate
the asthma control did not affect to the final result.

-

The association between rs242941 or rs28346072 polymorphism and the level of asthma control
have not been shown in this study.

Conclusion: We have not found the relationship between rs242941 or rs28346072 polymorphism
and the level of asthma control


15


PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
TT

Tên sản phẩm

1

Quy trình xác định đa
hình gen liên quan đến
đáp ứng corticoid trong
điều trị hen phế quản

2

Báo cáo số liệu về tần
suất mang đa hình di
truyền gen liên quan
đến đáp ứng corticoid
trong điều trị hen phế
quản

3

Báo cáo số liệu về mức
độ đáp ứng với
corticoid trong điều trị

hen phế quản ở trẻ em

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký
Quy trình có độ tin
cậy, ổn định, tính lặp
lại cao, cho phép xác
định nhanh đa hình
SNP ở gen liên quan
đáp ứng corticoid
trong điều trị hen phế
quản

Đạt được
02 quy trình xác định tính
đa hình SNP ở gen
(FCER2 và CRHR1) liên
quan đến đáp ứng
corticoid trong điều trị
hen phế quản; 01 quy
trình đăng ký giải pháp
hữu ích (được chấp nhận
đơn hợp lệ)

1

1

Ghi chú
Vượt chỉ

tiêu

Đạt

Đạt
1

1

Báo cáo số liệu về mối
liên quan giữa tính đa
hình gen với đáp ứng
corticoid trong điều trị
hen phế quản ở trẻ em

1

1

5

Công bố trên tạp chí
ISI/Scopus

1

1

Đạt


6

Công bố trên tạp chí
quốc tế (không thuộc hệ
thống ISI/Scopus)

0

1

Vượt chỉ
tiêu

7

Công bố trên tạp chí
khoa học trong nước

1

1

Đạt

8

Tham gia Hội nghị, hội
thảo quốc tế

0


2
(1 hội nghị quốc tế tại
Monaco và đạt giải)

Vượt chỉ
tiêu

Góp phần đào tạo 02
Thạc sỹ Y học/ Dược
học, hoặc hỗ trợ đào
tạo 1 nghiên cứu sinh

- Đào tạo 1 Thạc sỹ Dược
học
- Hỗ trợ đào tạo 1 nghiên
cứu sinh

Vượt chỉ
tiêu

0

1

Vượt chỉ
tiêu

4


9

10

Đào tạo thạc sỹ/nghiên
cứu sinh

Đăng ký giải pháp hữu
ích (được chấp nhận
đơn hợp lệ)

Đạt

16


3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
Ghi địa chỉ
Tình trạng
và cảm ơn
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp đơn/ sự tài trợ
Sản phẩm
đã được chấp nhận đơn hợp lệ/ đã
TT
của
được cấp giấy xác nhận SHTT/ xác ĐHQGHN
nhận sử dụng sản phẩm)
đúng quy
định
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus

1.1 H. Nguyen Thi Bich, H. Duong
Thi Ly, T. Vu Thi, N. Pham Thi
Hong, L. Dinh Doan, T. J. Craig,
H. Le Thi Minh, S. Duong-Quy,
Study of the correlations between
FENO in exhaled breath and
Đã được chấp nhận in

atopic status, blood eosinophils,
FCER2 mutation, and asthma
control in Vietnamese children.
Journal of Asthma and Allergy.
Tạp chí ISI/Scopus (Q2,
ISSN=1178-6965, IF=3.19)
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1
2.2
3 Đăng ký sở hữu trí tuệ
3.1 Đăng ký giải pháp hữu ích quy
Đã được chấp nhận đơn

trình phân tích gen FCER2
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
4.1 H. Duong Thi Ly, N. Pham Thi
Hong, T. Vu Thi, H. Nguyen
Thi Bich, H. Le Thi Minh, S.
Duong-Quy, The frequency of
FCER2 genotype distributions
related to corticosteroid
Đã đăng

response in asthma patients
:10.12699/jfvp.7.20.

treated at the National Hospital
2016.58
of Paediatrics, J Fran Viet Pneu
2016; 20(7): 58-63

Đánh
giá
chung
(Đạt,
không
đạt)

Đạt

Vượt

Vượt

(ISSN: 2264-7899 Print/ 22640754 Online;
:10.12699/jfvp.7.20.20
16.58)

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên
ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Phạm Thị Hồng Nhung, Vũ Thị
Giải nhất Hội nghị Khoa học tuổi
Thơm, Đậu Thế Huy, Nguyễn

trẻ Khoa Y Dược lần thứ 2
Thị Thu Hằng, Đinh Đoàn
(Dự kiến đăng trên Tạp chí Y học
Long, Dương Thị Ly Hương,

thực hành số đặc biệt tháng
Xây dựng quy trình phân tích đa
6/2016 theo quy định của Hội
hình gen CRHR1 và FCER2 liên
nghị KHTT Y Dược toàn quốc)
quan đến đáp ứng corticoid
5

Đạt

17


trong điều trị hen phế quản. Kỷ
yếu Hội nghị Khoa học tuổi trẻ
Khoa Y Dược lần thứ 2 (năm
2015)
5.2 Thi Bich Hanh Nguyen, Thi Ly
Huong Duong, Thi Minh Huong
Le and Quy Sy Duong, Study of
the Correlations Between
Đã in
Exhaled Nitric Oxide and Atopy
(chứng nhận giải poster xuất sắc
Status, FCER2 Mutation, and

tại Hội nghị quốc tế về bệnh phổi
Asthma Control in Children.
lần thứ 3)
COPD, 13, 2016: 277 – 278
(ISSN: 1541-2555 print / 15412563 online
DOI:
10.3109/15412555.2016.117051
5)
5.3 Dương Thị Ly Hương, Nguyễn
Hoàng Long, Hoàng Minh
Tuấn, Đặng Kim Thu, Tổng
quan hệ thống: vai trò của các
biến thể di truyền đối với đáp
ứng glucocorticoid trên bệnh
Đã in
nhân hen phế quản. Hội nghị hô
hấp và phẫu thuật lồng ngực
Pháp-Việt lần thứ 8. J Fran Viet
Pneu 2013; 05 (16): 1-37



Vượt

(ISSN: 2264-7899 Print/ 22640754 Online)

6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử
dụng


6.1
6.2
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ
sở ứng dụng KH&CN
7.1
7.2
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định.
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo.
Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất
bản.

18


3.3. Kết quả đào tạo
Thời gian và kinh
phí tham gia đề
Công trình công bố liên quan
TT
Họ và tên
(Sản phẩm KHCN, luận án, luận văn)
tài
(số tháng/số tiền)
Nghiên cứu sinh

1

Nguyễn Thị
Bích Hạnh

1 năm

- Báo cáo khoa học tại Hội nghị NCS
trường Đại học Y Hà Nội 2015
- Báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc
tế về bệnh phổi lần thứ 3 (tại
Monaco) – Giải nhì Poster
- Kết quả học tập

1 năm

- Luận văn tốt nghiệp
- Bài báo đăng trong kỷ yếu Hội nghị

Đã bảo
vệ

Học viên cao học
1

Nguyễn Thị
Thu Hằng




Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1.
PHẦN IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
TT
Sản phẩm
Số lượng đăng ký Số lượng đã
hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo
1
1
hệ thống ISI/Scopus
0

0

3

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp
đồng xuất bản
Đăng ký sở hữu trí tuệ

0

1

4

Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus


0

1

5

Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của
ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành quốc
gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội
nghị quốc tế
Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách
theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

1

3

0

0

0

0

8

Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan
hoạch định chính sách hoặc cơ sở ứng dụng

KH&CN
Đào tạo thạc sĩ

1

9

Hỗ trợ đào tạo NCS

Góp phần đào tạo
02 Thạc sỹ Y học/
Dược học, hoặc hỗ
trợ đào tạo 1
nghiên cứu sinh

2

6

7

1

19


PHẦN V. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
TT
A
1

2
3
4
5
6
7
8
B
1
2

Nội dung chi
Chi phí trực tiếp
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên, nhiên vật liệu, cây con..
Thiết bị, dụng cụ
Công tác phí
Dịch vụ thuê ngoài
Hội nghị, Hội thảo, kiểm tra tiến độ,
nghiệm thu
In ấn, Văn phòng phẩm
Chi phí khác
Chi phí gián tiếp
Quản lý phí
Chi phí điện, nước
Tổng số

Kinh phí
được duyệt
(triệu đồng)

273,00
92,00
139,50
-

Kinh phí
thực hiện
(triệu đồng)
273,00
92,00
139,50
-

7,50

7,50

10,00
24,00
27,00
27,00

10,00
24,00
27,00
27,00

300,00

300,00


Ghi chú
Đạt 100%

Đạt 100%
Đạt 100%

PHẦN V. KIẾN NGHỊ (về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài; về quản lý, tổ chức thực
hiện ở các cấp)
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi có đề xuất như sau: cần tiếp tục có các nghiên cứu trên các
đối tượng bệnh nhân hen nặng, hen kiểm soát kém, hoặc hen không đáp ứng với thuốc điều trị nhằm
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng và mối liên quan đến mức độ đáp ứng kém. Trên cơ sở đó, đưa ra
những khuyến cáo, và có thể từng bước có kế hoạch can thiệp kịp thời nhằm cải thiện tỷ lệ đáp ứng
thuốc trên các bệnh nhân này.
PHẦN VI. PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2016
Đơn vị chủ trì đề tài
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(Họ tên, chữ ký)

Dương Thị Ly Hương

20


Phụ lục 1. Sơ đồ nghiên cứu


Sơ đồ nghiên cứu
FeNO: Fractional exhaled nitric oxide (nitric oxide trong khí thở ra)
HPQ: Hen phế quản
GINA: Global Initiative for Asthma (Hiệp hội chống hen toàn cầu)
SABA: Short-acting beta agonist (thuốc cường beta tác dụng ngắn)
ICS: inhaler corticosteroid (Thuốc corticoid đường hít). Trong nghiên cứu, sử dụng Flixotide
(Fluticasone propionate) đường hít với 3 mức liều: (theo khuyến cáo của GINA)
 Liều thấp: ≤ 250 µg (2 liều xịt: sáng 1 nhát, tối 1 nhát)
 Liều trung bình: >250  500 µg (3 liều xịt: sáng 2 nhát, chiều 1 nhát hoặc ngược lại; 4
liều xịt: sáng 2 nhát, tối 2 nhát)
 Liều cao: > 500 µg (5 liều xịt: sáng 3 nhát, chiều 2 nhát hoặc ngược lại; 6 liều xịt: sáng 3
nhát, tối 3 nhát)
Bệnh nhi phối hợp tốt sẽ sử dụng thuốc trực tiếp, bệnh nhi nhỏ hoặc phối hợp hít thuốc chưa tốt sẽ
cho sử dụng buồng đệm.

21


Phụ lục 2. Mức độ kiểm soát hen theo GINA
Kiểm soát hoàn
toàn: tất cả đặc
điểm dưới đây

Kiểm soát một
phần: ≥ 1 đặc điểm
trong 1 tuần bất kỳ

1. Triệu chứng ban ngày

<2 lần/tuần


> 2 lần/tuần

2. Hạn chế hoạt động
3. Triệu chứng thức giấc
ban đêm

Không



Không



Đặc điểm

4. Nhu cầu dùng thuốc cắt
cơn

< 2 lần/tuần

> 2 lần/tuần

5. Lưu lượng đỉnh

Bình thường

< 80% giá trị tốt
nhất của BN


Không

≥ 1 lần/năm

6. Đợt kịch phát hen

Chưa được kiểm
soát

≥ 3 đặc điểm trong
mức kiểm soát 1
phần ở 1 tuần bất kỳ

Phụ lục 3. Mức độ kiểm soát hen theo ACT (Asthma control test)
Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trẻ (với trẻ trên 12 tuổi), hoặc phỏng vấn cả bố mẹ và trẻ (với
trẻ 4-11 tuổi). Cho điểm vào thang đánh giá, cộng tổng số điểm để đánh giá, phân loại trẻ theo mức
kiểm soát hen

 Thang đánh giá mức độ kiểm soát hen dành cho trẻ trên 12 tuổi:

Hình 2.1: ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ trên 12 tuổi
Cách tính điểm:





< 20 điểm: Hen chưa được kiểm soát
20-24 điểm: Hen được kiểm soát tốt

25 điểm: Hen được kiểm soát hoàn toàn.
22


 Thang đánh giá mức độ kiểm soát hen dành cho trẻ từ 4 đến 11 tuổi: phải phỏng vấn
cả trẻ và bố mẹ
o Hỏi trẻ các câu hỏi

Hình 2.2: Test ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ từ 4 đến 11 tuổi (dành cho trẻ)
o Hỏi bố mẹ các câu hỏi:

Hình 2.3:Test ACT đánh giá kiểm soát hen với trẻ từ 4 đến 11 tuổi (dành cho bố mẹ)

Cách tính điểm: Cộng điểm 4 câu hỏi do trẻ trực tiếp trả lời (có thể giải thích cho
trẻ) và 3 câu hỏi của cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ.


Nếu < 20 điểm: Tình trạng hen của trẻ chưa được kiểm soát,

 Nếu 20-27 điểm: Tình trạng hen của trẻ đang được kiểm soát tốt.
Bệnh nhân sẽ được phân thành hai nhóm: Chưa được kiểm soát và kiểm soát tốt

23



×