Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN CHỈ SỐ GLUOCOSE VÀ HbA1C HUYẾT VÀ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) TYP 2 SỬ DỤNG THẢO DƯỢC METHI NHẰM THĂM DÒ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐTĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.21 KB, 12 trang )

BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
(Thời gian thực hiện: 4/2011- 6/ 2012)
------ 8 -----

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DIỄN BIẾN CHỈ SỐ GLUOCOSE VÀ HbA1C
HUYẾT VÀ MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG TRÊN BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) TYP 2 SỬ DỤNG THẢO DƯỢC METHI
NHẰM THĂM DÒ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐTĐ
TS BS Vũ Quang Huy và CS
Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Trung tâm XN HCS, Thảo dược thế giới
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu diễn biến 1 số triệu chứng và chỉ số xét nghiệm Gluocse và HbA1C huyết
trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) sử dụng thảo dược methi qua đó thăm dò tác dụng điều
trị tiểu đường của methi. Đối tượng: 101 bệnh nhân ĐTĐ typ 2, chia 2 nhóm theo nồng độ
Glucose máu: nhóm 1 (thấp): 7,00 - 10,00 mmol//L (126- 180 mg/ dL): 41 người; nhóm 2
(cao) từ ≥ 10,01 mmol/L (180 mg/ dL): 60 người. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang;
xác định, theo dõi Glucose và HbA1C huyết và 1 số triệu chứng. Kết quả: Glucose huyết sau
dùng so với trước dùng Methi giảm có ý nghĩa. mức giảm sau dùng Methi 1 và 3 tháng trên
nhóm 1 và 2 lần lượt là 6,07; 15,35 và 15,81; 26,50 %, (p<0,5%); HbA1C sau so với trước
dùng Methi giảm có ý nghĩa, mức giảm HbA1C sau dùng Methi 1 và 3 tháng trên nhóm 1 và
2 lần lượt là 4,52; 11,72 và 2,49; 22,05 % (p<0,5%); Triệu chứng: ăn-uống-tiểu nhiều; xây
xẩm - mệt mỏi; mờ mắt sau dùng Methi 1 và 3 tháng đều giảm so với trước dùng ở tỷ lệ lần
lượt là: 26,2 và 57,1; 25,7 và 40,0; 39,3 và 85,7 %. Đặc biệt có nhóm methi giúp ổn định,
giảm chỉ số Gluocse và HbA1C huyết về mức bình thường sau 3 tháng là 16 và 29%; Tỳ lệ
người có mức giảm Glucoase và HbA1C huyết >30% sau 3 tháng là 34 và 24%. Tuy nhiên, có
1 tỳ lệ người sừ dụng methi 3 tháng chưa hiệu quả, Glucose và HbA1C không giảm hoặc
tăng>10% là 5,9 và 5,9%.%. Kết luận: kết quả thăm dò sơ bộ bước đầu Methi có thể góp
phần làm giảm đường và HbA1C và 1 số triệu chứng ở bệnh nhân tiểu đường typ 2. Gợi ý
những nghiên cứu lớn hơn cứu tiếp theo tìm hiểu những nhóm đối tượng, bệnh lý, yếu tố kết
hợp nào methi có thể có hiệu quả tốt; và những nhóm nào ít hay không hiệu quả trong việc
điều trị ĐTĐ.


Từ khóa: Methi (Fenugreek), đái tháo đường typ 2, nồng độ đường máu, HbA1C, triệu chứng
lâm sàng, Nội kiểm và Ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm.
SUMMARY
Objectives: Investigate changing in symptoms and laboratory indicators of diabetic patients
using herbal methi to evaluate the therapeutic effect of methi. Subjects: 101 patients of
diabetes type 2. Methods: cross-sectional descriptive; determine blood glucose, HbA1C levels
and some of symptoms. Results: serum glucose as compared to before using Methi
significantly reduced. Methi reduction after 1 and 3 months using in the group 1 and 2
respectively are 6.07; 15.35 and 15.81; 26.50% (p <0.5%); HbA1C level as compared to
before using Methi significantly reduced, reducing HbA1C level after 1 and 3 months Methi
used on groups 1 and 2 respectively are 4.52; 11.72 and 2.49; 22.05% (p <0.5%), symptoms
of: eating, drinking and urination; clouds up - tired; blurred vision after using Methi 1 and 3
months were lower than before the rate was respectively: 26.2 and 57.1; 25.7 and 40.0 ; 39.3
and 85.7%. Especially methi reduced Glucose and HbA1C level >30% in 34 và 24% people;
Methi nomalise Glucose and HbA1C level at a ratio of 16 and 29% respectively after 3 month
using methi; A number of 5.6% people receiving methi for 3 months but the Glucose and

1


HbA1C level not reduse or even increase 10% hyperlipidemic. Suggestion for follow-up
research in larger groups to investigate conditions, pathology, related factors that methi can be
more effective, and vice verse less or not effective in the treatment of diabetes.
Conclusion: The initial suggestion Methi may contribute reducing serum Glucose, HbA1C
and a number of symptoms in patients with type 2 diabetes
Key word: Fenugreek, type 2 diabetes, serum Glucose, HbA1C, clinical symptons, IQC
(Internal Quality Control), EQA (External Quality Assessement).
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tổng quan tài liệu:
Danh pháp: Tên khoa học: Trigonella foenum-graecum thuộc họ thực vật fabacêa; Tên khác:

MethiSeed, hạt Methi, bột càri (tiếng Ấn), hay Hồ lô ba (từ gốc Trung dược), hay Fenugreek
(tiếng Anh, Pháp) hay Greek Hay, Fenigreek.
Sơ lược lịch sử:
Methi được coi là một trong những cây lâu đời được sử dụng làm thực phẩm, gia vị và cây
thuốc, nguồn gốc từ Ấn độ, Địa trung hải. Ở Ai cập cổ Methi được dùng làm hợp chất xông
hương, ướp xác; nay còn dùng trong bột làm bánh mì. Ở La mã cổ sử dụng trong sản khoa
chuyển dạ, sinh đẻ. Trong y học cổ Trung hoa, sử dụng như thuốc bổ, tăng cường sức khỏe
cho những trường hợp suy nhược cơ thể, và điều trị phù nề ở chân. Ở Ấn độ, dùng phổ biến
làm gia vị và được dân gian làm thuốc kích thích tiết sữa, chứng khó tiêu. Từ lâu, ở nhiều
nước (Ấn độ, Trung hoa và sau này ở Mỹ,…) nó được biết đến như loại thảo dược sử dụng
làm thuốc trị một số tình trạng chống viêm, sưng, chống ôxy hóa,…Nhiều nghiên cứu trên
người và động vật cho thấy khả năng có thể làm hạ đường huyết (hypoglycemic) và chống
tăng lipid huyết (antihyperlipidemic) của Methi. (4).
Methi trong điều trị ĐTĐ typ 2 được nhiều nghiên cứu trên động vật và người chứng minh tác
dụng hạ đường huyết ngắn hạn và dài hạn: Gupta và CS nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng “mù
kép” cho thấy hiệu quả hạ đường huyết của chiết xuất từ Methi và hydroalcoholic sau 2 tháng
là tương đương trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 mới (6); Raghuram và CS công bố “thử nghiệm
lâm sàng chéo” trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị với glibenclamide có và không có kèm
Methi cho thấy Methi có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa (10); Sharma cũng công bố kết
quả hạ đường huyết tương tự trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (12). Một số nghiên cứu khác cũng
gợi ý Methi có tác dụng cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (8, 5, 13,
14). Mặc dù vậy, cần những nghiên cứu lớn hơn để khẳng định.
Về cơ chế tác dụng hạ đường huyết của Methi: một số nghiên cứu như sau: Sauvaire và CS đã
chứng minh (in vitro) acid amin 4 hydroxyisoleucine trong hạt Methi làm tăng tiết insulin cảm
ứng bởi Glucose trên tế bào tụy người và chuột (11). Các nghiên cứu khác trên người cho
thấy: Methi làm giảm diện tích dưới đường cong đường huyết và tăng số lượng thụ thể insulin
(10); Methi phát huy tác dụng hạ đường huyết bằng cách kích thích tiết insulin phụ thuộc
glucose từ các tế bào beta tụy (1), cũng như ức chế hoạt động của alpha-amylase và sucrase
(3), hai enzim tham gia chuyển hóa carbohydrate. Vijayakumar MV cũng công bố tác dụng hạ
đường huyết in vitro của chiết xuất từ Methi thực hiện qua kích thích trong con đường insulin

pathway (15). Thảo duợc này gần đây đã đuợc một số người bệnh mãn tính nói trên sử dụng ở
Việt nam. Nhưng vai trò và hiệu lực, tác dụng của nó thì chưa đuợc hiểu rõ.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu đặc điểm diễn biến một số triệu chứng và chỉ số xét nghiệm Glucose và HbA1C
huyết trên bệnh nhân ĐTĐ ty1p 2 sử dụng hạt methi qua đó thăm dò tác dụng điều trị tiểu
đường của hạt methi (Fenugreek)
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

2


1.1. Đồi tượng nghiên cứu: là những người đang tự mua và sử dụng methi được giải thích mời
tự nguện tham gia dùng methi thăm dò miễn phí bằng “Phiếu đăng ký và đồng thuận tham
gia” (phụ lục 2).
101 bệnh nhân có chẩn đoán ĐTĐ typ 2 (Phụ lục 1), Chia 2 nhóm theo nồng độ glucose
huyết:
- Nhóm 1 (N.1): chỉ số Glucose thấp, từ 7,00- 10,00 mmol/L (126- 180 mg/ dL): có 41 người.
- Nhóm 2 (N.2): chỉ số Glucose cao, ≥ 10,01 mmol/L (180 mg/ dL): có 60 người.
+ Sử dụng hạt Methi nguồn gốc tự nhiên, nhập khẩu từ Ấn độ đảm bảo chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm theo “Chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm số 5530/ 2011/ YT-CNTC” ngày 27/
05/ 2011 của BYT (Phụ lục 2) do Thảo dược thế giới cung cấp:
Liều dùng: 20 – 25 gr/ ngày.
Cách dùng: cho vào ấm nước sôi như pha trà hoặc đun sôi từ 3-5 phút, để nguội rồi
uống. Có thể ăn cả hạt
+ Được xét nghiệm Glucose huyết và HbA1C tại các thời điểm: trước khi sử dụng methi; và
trong quá trình sau khi sử dụng methi được 1 tháng, 3 tháng.
+ Phân tích kết quả, tìm hiểu đặc điểm diễn biến các xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng tại
các thời điểm đó.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: Theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm

2011 (2): dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau: 1. HbA1C ≥ 6.5 %.
2. Đường huyết đói ≥ 126mg/dl (7.0mmol/l) (nhịn đói ít nhất 8 giờ).
3. Đường huyết 2 giờ ≥200mg/dl (11.1mmol/l) khi làm test dung nạp Glucose.
4. Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường huyết trầm
trọng kèm theo xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên ≥200mg/dl (11.1mmol/l).
* Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu: Bệnh nhân được xét nghiệm và chẩn đoán là ĐTĐ typ 2:
chưa dùng thuốc điều trị tiểu đường; hoặc có dùng thuốc nhưng ngừng dùng trước nghiên cứu
2 tuần.
*Tiêu chuẩn loại trừ: các ĐTĐ khác: typ 1; thai kỳ; ĐTĐ đang dùng thuốc điều trị tiểu
đường; nhiễm trùng tiểu; có bệnh nội tiết khác như Basedow, hội chứng Cushing…; Những
bệnh nhân không đủ dữ liệu nghiên cứu; Không tuân thủ liều dùng Methi trong quá trình
nghiên cứu; không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu: các xét nghiệm được thực hiện tại Trung tâm Xét nghiệm
HCS (Health Care System), 31 Hoàng Quốc Việt, p. Phú Mỹ, Q.7, tp Hồ Chí Minh:
Thiết bị:
- Hệ thống sinh hóa miễn dịch tự động Cobas 6000 – Roche Diagnostic.
- Máy phân tich nước tiểu: AnyScan 300 Plus.
Vật liệu, hóa chất:
- Glucose huyết: kit: GLUC3 (Glucose HK Gen.3), Roche, code: 46917, lot: 650567-01, hạn
dùng: 01/2013.
- HbA1C huyết: (kit name): A1C-3 (Tina-quant Hemoglobin A1c Gen.3 - Hemolysate and
Whole Blood Application)- hãng : Roche, code: 02162, lot: 645820-01, hạn dùng: 10/2012.
- Đường niệu: (kit name): Self-Stik, hãng CHUNGDO PHARM, code: 032, lot: 3211004, hạn
dùng: 10/2013.
- Vật liệu mẫu nội kiểm tra chất lượng (IQC): Lyphochek Assayed Chemistry Control Level
1& 2 . BIORAD, Code: C-315-5, Lot: 14411, Hạn dùng: 30/04/2014; QC HbA1C:
PreciControl HbA1c norm, Roche, Lot 641486-01, han dùng: 10/2012. PreciControl HbA1c
path, Roche, Lot 639231-01, han dùng: 10/2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang:

2.2.1. a) Phương pháp định lượng Glucose huyết: phương pháp đo quang phản ứng men
Hexokinase.

3


b) Định lượng HbA1C: phương pháp đo độ đục phản ứng miễn dịch (DCCT/NGSD) máu toàn
phần.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu: So sánh 2 tỉ lệ biến số bằng phép kiểm Chi bình phương
(Chi square), Student test. Khác biệt: có ý nghĩa thống kê nếu p< 0,05; không có ý nghĩa
thống kê nếu p≥ 0,05.
III. KẾT QUẢ:
1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM:
1.1. Kết quả thực hiện Nội kiểm tra chất lượng
1.1.1. Xét nghiệm Glucose huyết:
LEVEY JENNING - GLUCOSE - BIORAD LEVEL 1
6.266

5.784

BIORADLEVEL1

5.302

+ 3SD

+ 2SD

+ 1SD


4.83
4.82

A MEAN

4.82

4.338

6.27

Target

- 1SD

3.856
- 2 SD

- 3 SD
3/
4/
20
12
3/
11
/2
01
2

2/

5/
20
12
2/
12
/2
01
2
2/
19
/2
01
2
2/
26
/2
01
2

1/
8/
20
12
1/
15
/2
01
2
1/
22

/2
01
2
1/
29
/2
01
2

1/
1/
20
12

3.37

10
/2
/2
01
1
10
/9
/2
01
1
10
/1
6/
20

11
10
/2
3/
20
11
10
/3
0/
20
11
11
/6
/2
01
1
11
/1
3/
20
11
11
/2
0/
20
11
11
/2
7/
20

11
12
/4
/2
01
1
12
/1
1/
20
11
12
/1
8/
20
11
12
/2
5/
20
11

3.374

DATE

Hình 1: Biểu đồ Levey Jenning Kết quả nội kiểm tra XN Glucose huyết từ 10/2011 - 03/2012
1.1.2. Xét nghiệm HbA1C:
LEVEY JENNINGS HbA1C HBCN
7.3


+ 3SD
7.28

6.72

H
B
C
N

6.16

5.6

+ 2SD

+ 1SD

A mean

5.6

5.56
Target

5.04

4.48


- 1SD

- 2SD

- 3SD
3.92
9/24/2011

3.9
10/18/2011

10/22/2011

10/24/2011

11/15/2011

12/5/2011

12/24/2011

DATE

Hình 2: Biểu đồ Levey Jenning Kết quả nội kiểm tra XN HbA1C từ tháng 10-12/ 2011.
Nhận xét: Các hình 1, 2 cho thấy: kết quả nội kiểm tra XN Glucose huyết và HbA1C đều đạt
yêu cầu trong giới hạn cho phép chặt chẽ từ -1SD đến +1SD so với giá trị đích yêu cầu (giá trị
A mean).
1.2. Kết quả thực hiện Ngoại kiểm tra.

4



Hình 3: Biểu đồ cặp kết quả Ngoại kiểm – của Trung tâm xét nghiệm HCS (05.02.2012)
tham gia Chương trình Ngoại kiểm hợp tác quốc tế do CDC (Hoa kỳ) tài trợ tại Trung tâm
Kiểm chuẩn Chất lượng xét nghiệm y học.
Nhận xét: Hình 3 cho thấy kết quả ngoại kiểm (điểm màu hồng) đạt ngay vào trung tâm hình
chữ nhật màu xanh của những kết quả đạt chất lượng tốt.
2. Đặc điểm diễn biến một số triệu chứng và chỉ số xét nghiệm trên 101 bệnh nhân ĐTĐ
typ 2 sử dụng hạt methi: trên 2 nhóm theo chỉ số Glucose huyết:
- Nhóm 1 (N.1): thấp, từ 7,00 – 10,00 mmol/ (126- 180 mg/ dL): có 41 người.
- Nhóm 2 (N.2): cao, từ > 10,01 mmol/L (180 mg/ dL): có 60 người.
2.1. Diễn biến chỉ số xét nghiệm Glucose huyết trên bệnh nhân ĐTĐ sử dụng hạt methi:
Bảng 1: Diễn biến chỉ số xét nghiệm Glucose máu (mmol/ L) trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trước
và sau sử dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng:
Chỉ số
Nhóm 1 (41)
Nhóm 2 (60)

Trước khi dùng
8,45 ± 0,87 (mmol/L)
152,1 ± 15,7 (mg/dL)
14,1 ± 2,86 (mmol/L)
253,8 ± 51,5 (mg/dL)

Sau 1 tháng
7,86 ± 1,16 (mmol/L)
141,5 ± 20,9 (mg/dL)
11,9 ± 3,52 (mmol/L)
214,2 ± 63,4 (mg/dL)


Sau 3 tháng
7,11 ± 1,28 (mmol/L)
128 ± 23 (mg/dL)
10,39 ± 3,52 (mmol/L)
187,02 ± 63,4 (mg/dL

5


Hình 4: Biểu đồ diễn biến chỉ số XN Glucose huyết trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trước và sau
khi sử dụng hạt methi 1 tháng và 3 tháng.
Nhận xét: Bảng 1 và Hình 4 cho thấy: chỉ số Glucose huyết sau khi sử dụng Methi 1 tháng và
3 tháng đều giảm có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với trước khi dùng trên cả 2 nhóm; trong
đó N1 giảm nhiều hơn hơn N2.
Bảng 2: Mức độ giảm Glucose huyết sau khi dùng methi so với trước khi dùng:
Mức độ giảm
Sau 1 tháng
Sau 3 tháng
Glucose so với
trước dùng
1,34 ± 1,38
0,59 ± 1,42
Nhóm 1 (41) mmol/ L
24,1 ± 24,8
10,6 ± 25,6
(mg/dL)
15,35 % ± 16,23 (%)
6,07 ± 16,62 (%)
Tỷ lẽ giảm (%)
(p < 0,05)

(p< 0,05)
Student test
3,71 ± 2,80
2,2 ± 2,56
Nhóm 2 (60) mmol/ L
66,8 ± 50,4
39,6 ± 46,1
(mg/dL)
26,50% ± 20%
15,81 % ± 19,12%
Tỷ lẽ giảm (%)
(p < 0,05)
(p< 0,05)
Student test
Nhận xét : Bảng 2 cho thấy so với trước khi dùng Methi, mức giảm Glucose huyết sau khi
dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 6,07; 15,35 và 15,81; 26,50 %,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,5%)

6


Biểu đồ: Diễn biến mức giảm chỉ số Glucose máu (%) trên bệnh nhân tiểu đường trước, sau
sử dụng hạt methi
2.2. Diễn biến chỉ số xét nghiệm HbA1C trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sử dụng hạt methi:
Bảng 3: Diễn biến chỉ số XN HbA1C trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trước và sau sử dụng hạt
methi 1 tháng, 3 tháng:
Chỉ số
Trước khi dùng
Sau 1 tháng
Sau 3 tháng

Nhóm 1 (41)

7,78 ± 0,89

7,40 ± 1,03

6,83 ± 1,05

Nhóm 2 (60)

11,36 ± 2,52

11,08 ± 2,82

8,79 ± 2,58

Hình 5: Biểu đồ diễn biến chỉ số xét nghiệm HbA1C trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trước và sau
khi sử dụng hạt methi 1 tháng và 3 tháng.
Nhận xét: Bảng 3 và hình 5 cho thấy: chỉ số HbA1C máu sau khi sử dụng Methi 1 tháng và 3
tháng đều giảm có ý nghĩa thống kê (với p< 0,05) so với trước khi dùng trên cả 2 nhóm; trong

7


đó N1 giảm nhiều hơn N2. và mức độ giảm nhiều sau 3 tháng nhiều hơn sau 1 tháng dùng
Methi.
Bảng 4: Mức giảm HbA1C huyết sau khi dùng methi so với trước khi dùng:
Mức giảm so với trước
Nhóm 1 (41)


Nhóm 2 (60)

Sau 1 tháng

Sau 3 tháng

HbA1C

0,38 ± 0,98

0,95 ± 1,13

Tỷ lẽ giảm (%)

4,52% ± 12,64%

11,72 ± 13,76%

Student test

(p<0,05)

(p<0,05)

HbA1C

2,2 ± 1,47

5,31 ± 2,10


Tỷ lẽ giảm (%)

2,49% ± 13,32%

22,05% ± 17,96%

Student test

(p<0,05)

(p<0,05)

Nhận xét : Bảng 4 cho thấy so với trước khi dùng Methi, mức giảm HbA1C huyết sau khi
dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 4,52; 11,72 và 2,49; 22,05 %,
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,5%).

Biểu đồ: Diễn biến mức giảm chỉ số HbA1c (%) trên bệnh nhân tiểu đường trước, sau sử
dụng hạt methi
2.3. Diễn biến một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân ĐTD typ 2 sử dụng hạt methi:
Bảng 5: Diễn biến một số triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trước và sau sử
dụng hạt methi 1 tháng, 3 tháng :
Triệu chứng

Trước
42

Sau 1 tháng
Giảm
11 (26,2%)


Ăn nhiều-uống
nhiều-tiểu nhiều
Xây xẩm- mệt mỏi
Mờ mắt

35
28

9 (25,7%)
11 (39,3%)

Không
31 (73,8%)

Sau 3 tháng
Giảm
24 (57,1%)

Không
18 (42,9%)

26 (74,3%)
17 (60,7%)

14 (40%)
24 (85,7%)

21 (60%)
4 (14,3%)


8


Hình 6: Biểu đồ diễn biến triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sử dụng hạt methi
Nhận xét: Bảng 5 và hình 6 cho thấy: triệu chứng ăn nhiều- uống nhiều- tiểu nhiều; xây xẩm
- mệt mỏi; mờ mắt sau khi sử dụng Methi 1 tháng và 3 tháng đều giảm so với trước khi dùng
ở tỷ lệ lần lượt là: 26,2 và 57,1; 25,7 và 40,0; 39,3 và 85,7 %
Bảng 6
TÓM TẮT THAY ĐỔI RÕ RỆT CHỈ SỐ GLUCOSE VÀ HbA1C HUYẾT
SAU 3 THÁNG DÙNG METHI
Tiểu đường (n=101)
Glucose
HbA1C
Sự thay đổi
Trước khi
10.14 ± 2.67 (mmol/L)
8.20 ± 1.52
dùng
182.5 ± 48.1 (mg/dL)
(%)
Về bình
5.47 ± 0.61 (mmol/L)
5.70 ± 0.8
thường
Sau 3 tháng
98.5 ± 10.9 (mg/dL)
(%)
sau 3 tháng
Số người
16

29
(Tỉ lệ %)
(16%)
(28,7=29.0%)
Trước khi
12.88 ± 3.27 (mmol/L)
10.97 ± 2.84
dùng
231.8 ± 58.9 (mg/dL)
(%)
Mức giảm
7.48 ± 2.33 (mmol/L)
6.66 ± 1.97
>30%
Sau 3 tháng
134.6 ± 41.9 (mg/dL)
(%)
sau 3 tháng
Số người
34
24
(Tỉ lệ %)
(33,7=34.0%)
(23,8=24.0%)
Trước khi
10.91 ± 4.03 (mmol/L)
8.72 ± 1.59
dùng
196.4 ± 72.5 (mg/dL)
(%)

Tăng
13.22 ± 4.63 (mmol/L)
10.62 ± 2.40
Sau 3 tháng
sau 3 tháng
238 ± 83.3 (mg/dL)
(%)
Số người
6
6
(Tỉ lệ %)
5.9%
5.9%
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy sau 3 tháng dùng methi:
-

Tỳ lệ người có mức giảm chỉ số Glucoase và HbA1C huyết nhiều >30% lần lượt là 34
và 24 người (tương đương 34 và 24%).
Tỷ lệ người có mức trở về bình thường, kiểm soát được của chỉ số Glucose huyết
(5.47 ± 0.61 mmol/L (98.5 ± 10.9 mg/dL) là 16 người (16%) và HbA1C (5.70 ± 0.8
(%) là 29 người (29%).
Tỳ lệ người sừ dụng methi chưa hiệu quả sau 3 tháng, có chỉ số Glucose và HbA1C
tăng lên >10% đều là 6 người (5,9%).

IV. BÀN LUẬN:

9


Đặc điểm diễn biến một số chỉ số xét nghiệm và triệu chứng trên 101 bệnh nhân ĐTĐ typ 2

sử dụng hạt methi trong nghiên cứu của chúng tôi có thể tham chiếu với 1 số nghiên cứu như
sau:
Gupta và CS so sánh tác dụng hạ đường huyết của chiết xuất Methi và hydroalcoholic sau 2
tháng mức giảm lần lượt là 148,3 xuống 119,9 mg/dL và 137,5 xuống 113,0 mg/dL (6).
Raghuram và CS trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị với glibenclamide có và không dùng kèm
Methi cho thấy Methi có tác dụng hạ đường huyết ở mức 153 ± 11,92 xuống 136,4 ± 6,36
mg/mL (10);
Nhóm tác giả Sharma công bố kết quả hạ đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 từ 179 ± 24
xuống 137 ± 20,2 mg/dLvà từ 157 ± 22,2 xuống 116 ± 17,1 mg/dL; và làm giảm triệu chứng
tiểu nhiều (12).
Kết quả nghiên cứu sơ bộ này gợi ý hiệu quả methi trong điều trị ĐTĐ typ 2, có thể giúp ổn
định đường máu và HbA1C về mức kiểm soát sau 3 tháng là 16 và 29 người (16 và 29%); Tỷ
lệ người có mức giảm chỉ số Glucoase và HbA1C huyết nhiều >30% sau 3 tháng là 34 và 24
người (34 và 24%).
Những khai thác sơ bộ cho thấy nhóm này có đặc điểm là có thực hiện kiểm soát chế độ ăn và
tập thể dục, chơi thể thao.
Tuy nhiên, có 1 tỳ lệ người sừ dụng methi sau 3 tháng chưa hiệu quả, với chỉ số Glucose và
HbA1C tăng lên >10% đều là 6 người (5,9%).
Đặc điểm của Nhóm này rơi vào những người lớn tuổi> 65 tuổi, thời gian mắc lâu > 10 năm.
Đây là những gợi ý cho những nghiên cứu lớn hơn cứu tiếp theo:
- Trong nghiên cứu tiếp theo, nên thiết kế trên nhóm bệnh nhân nội trú để khắc phục những
yếu tố có thể “nhiễu”, khó kiểm soát trong nghiên cứu này như: bệnh nhân có sử dụng methi
đầy đủ và đúng liều lượng, cách dùng không? Bệnh nhân có thực hiện cam kết không sử dụng
các thuốc điều trị khác không? Trường hợp bệnh nhân nếu có diễn biến bất thường do không
dùng thuốc mà sử dụng methi sẽ được xử lý kịp thời.
- Tìm hiểu những nhóm đối tượng nào, bệnh nào, yếu tố kết hợp nào methi có thể có hiệu quả
tốt; và ngược lai: những nhóm nào ít hay không hiệu quả cho việc điều trị ĐTĐ, giúp cho ứng
dụng trong thực tiễn hữu hiệu hơn; Có thể nghiên cứu tác dụng phối hợp của methi với các
thuốc điều tri
V. KẾT LUẬN:

1. Đặc điểm diễn biến một số triệu chứng và chỉ số xét nghiệm trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sử
dụng hạt methi:
2.1. Chỉ số Glucose huyết sau dùng so với trước khi sử dụng Methi giảm có ý nghĩa thống kê
(với p<0,05).
Cụ thể, mức giảm Glucose máu sau khi dùng Methi 1 tháng; 3 tháng trên nhóm 1 và nhóm 2
lần lượt là 6,07; 15,35 và 15,81; 26,50 %, khác biệt có ý nghĩa (p<0,5%)
2.2. Chỉ số HbA1C huyết sau dùng so với trước khi sử dụng Methi giảm có ý nghĩa thống kê
(với p<0,05). Cụ thể, mức giảm HbA1C huyết sau khi dùng Methi 1 tháng, 3 tháng trên nhóm
1 và nhóm 2 lần lượt là 4,52; 11,72 và 2,49; 22,05 %, khác biệt có ý nghĩa (p<0,5%).
2.3. Một số triệu chứng: ăn nhiều- uống nhiều- tiểu nhiều; xây xẩm - mệt mỏi; mờ mắt sau khi
sử dụng Methi 1 tháng và 3 tháng đều giảm so với trước khi dùng ở tỷ lệ lần lượt là: 26,2 và
57,1; 25,7 và 40,0; 39,3 và 85,7 %.
2.4. Đặc biệt nhóm có diễn biến rõ rệt sau 3 tháng sử dụng methi:
- Tỳ lệ người có mức giảm chỉ số Glucose và HbA1C huyết nhiều >30% lần lượt là 34
và 24 người (tương đương 34 và 24%).

10


-

Tỷ lệ người có mức trở về bình thường của chỉ số Glucose máu (5.47 ± 0.61 mmol/L
(98.5 ± 10.9 mg/dL)) là 16 người (16%) và HbA1C (5.70 ± 0.8 (%)) là 29 người
(29%).
Tỳ lệ người sừ dụng methi sau 3 tháng chưa hiệu quả có chỉ số Glucose và HbA1C
tăng lên đều là 6 người (5,9%).

Kết quả thăm dò bước đầu này gợi ý Methi có thể góp phần làm giảm Glucose và HbA1C ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
2. Tuy nhiên đó chỉ là những nhận định sơ bộ, cho gợi ý những nghiên cứu lớn hơn tiếp theo

tìm câu trả lời trên những nhóm đối tượng nào, bệnh lý nào, những yếu tố kết hợp nào :
- Methi có hiệu quả tốt
- Methi ít, không hiệu quả, thậm chí có trường hợp nào tác động xấu
Cho việc điều trị ĐTĐ.
Lời cảm ơn: Chúng tôi chân thành cám ơn tập thể Bộ môn Xét nghiệm, Đại học Y dược tp
Hồ chí Minh và Trung tâm Xét nghiệm HCS (Health Care System), 31 Hoàng Quốc Việt, P.
Phú Mỹ, Q.7, tp Hồ chí Minh và Thảo dược Thế giới, Phú mỹ Hưng, Q7, Tp HCM đã giúp
đỡ chúng tôi thực hiện đề tài này.
Acknowlidgement: We are grateful to the Faculty of Medical technology, University of
Medicine and pharmacy at Hồ Chí Minh city, the HCS (Health Care System), 31 Hoang
Quoc Viet, Dist. 7, Ho Chi Minh and the Thaoduocthegioi - World Herbs support us in this
project.
Tài liệu tham khảo:
1. Ajabnoor MA, Tilmisany AK. Effect of Trigonella foenum graceum on blood glucose
levels in normal and alloxan-diabetic mice. J Ethnopharmacol 1988;22:45-49.
2. American Diabetes Association (ADA), “Standards of Medical Care in Diabetes”,
DIABETES CARE, 34, 1, JANUARY - 2011 – S12-S13
3. Amin R, Abdul-Ghani AS, Suleiman MS. Effect of Trigonella feonum graecum on
intestinal absorption. Proc. of the 47th Annual Meeting of the American Diabetes Association
(Indianapolis U.S.A.). Diabetes 1987;36:211a.
4. Basch, E., Ulbricht, C., Kuo, G., et al (2003). Fenugreek Review: Therapeutic application
of fenugreek. Alternative Medicine Review, 8, 20 – 27.
5. Bordia A, Verma SK, Srivastava KC. Effect of ginger (Zingiber officinale Rosc.) and
fenugreek (Trigonella foenumgraecum L.) on blood lipids, blood sugar and platelet
aggregation in patients with coronary artery disease. Prostaglandins Leukot Essent Fatty
Acids 1997;56:379-384.
6. Gupta A, Gupta R, Lal B. Effect of Trigonella foenum-graecum (fenugreek) seeds on
glycaemic control and insulin resistance in type 2 diabetes mellitus: a double blind placebo
controlled study. J Assoc Physicians India 2001;49:1057-1061.
7. IFCC (International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine) series:

Essentials of Clinical Laboratory Management in Developing Regions. 1998.
8. Madar Z, Abel R, Samish S, Arad J. Glucose-lowering effect of fenugreek in non-insulin
dependent diabetics. Eur J Clin Nutr 1988;42:51-54.
9. Neeraja A, Rajyalakshmi P. Hypoglycemic effect of processed fenugreek seeds in humans.
J Food Sci Technol 1996;33:427-430.
10. 7. Raghuram TC, Sharma RD, Sivakumar B, et al. Effect of fenugreek seeds on
intravenous glucose disposition in non-insulin dependent diabetic patients. Phytother Res
1994;8:83-86.
11. Sauvaire Y, Petit P, Broca C, et al. 4Hydroxyisoleucine: a novel amino acid potentiator of

11


insulin secretion. Diabetes 1998;47:206-210.
12. Sharma RD, Raghuram TC. Hypoglycaemic effect of fenugreek seeds in non-insulin
dependent diabetic subjects. Nutr Res 1990;10:731-739.
13. Sharma RD. Effect of fenugreek seeds and leaves on blood glucose and serum insulin
responses in human subjects. Nutr Res 1986;6:1353-1364.
14. Sharma RD, Sarkar A, Hazra DK, et al. Use of fenugreek seed powder in the management
of non-insulin dependent diabetes mellitus. Nutr Res 1996;16:1331-1339.
15. Vijayakumar MV., Singh S., Chhipa RR., (2005). The hypoglycaemic activity of
fenugreek seed extract is mediated through the stimulation of an insulin sinalling pathway.
British Journal of Pharmacology 146 (1), 41 – 48.

PHỤ LỤC:
1. Phụ lục 1: Danh sách 101 bệnh nhân ĐTĐ sử dụng methi.
2. Phiếu đăng ký và đồng thuận tham gia
3. Chứng nhận Tiêu chuẩn sản phẩm hạt methi - Ấn độ (Bộ Y tế)

12




×