VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, chuẩn bị cho trẻ
những hiểu biết, những kỹ năng và thái độ cần thiết đối với các sự vật, hiện tượng của
thế giới xung quanh để đứa trẻ gia nhập vào đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển
thì càng làm tăng tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách thế hệ trẻ. Mục đích sâu xa của giáo dục gia đình là hướng tới xây
dựng nhân cách con người, đạo lý làm người. Giáo dục gia đình sẽ hướng dẫn cho trẻ
nhận thức đúng đắn về những giá trị đích thực, những chuẩn mực và khuôn mẫu xã
hội, những bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như những trật tự không chỉ trong
gia đình mà ở cả ngoài xã hội.
Giáo dục trong gia đình Việt Nam không chỉ tác động mạnh mẽ ở giai đoạn ấu
thơ của cuộc đời mỗi con người, vì con người Việt Nam gắn bó vô cùng chặt chẽ với
đời sống gia đình nên có thể ảnh hưởng của giáo dục gia đình là hết sức to lớn, lâu dài
suốt cả cuộc đời. Nó đặt cơ sở quyết định cho sự hình thành nền tảng nhân cách ở tuổi
niên thiếu, thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố, giữ
gìn nhân cách ở tuổi trưởng thành và khi về già. Vì thế, giáo dục gia đình mang tính
chất thường xuyên, lâu dài và có hệ thống chặt chẽ.
Giáo dục gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ hình thành ý
thức đến tận tuổi già. Nó có đặc trưng riêng xuất phát từ tình cảm và thông qua tình
cảm, thái độ, việc làm, hành vi ứng xử của người lớn mà trẻ học tập cách sống, cách
nghĩ. Giáo dục gia đình có phương pháp đặc biệt là thuyết phục, giảng giải, cùng trao
đổi thân tình và làm gương trên cơ sở tình thương yêu của những người ruột thịt.
Những thông tin mà người lớn truyền thụ cho trẻ em trong gia đình được thực hiện
một cách tự nhiên, thân tình, giản đơn và thường được nhắc lại bằng nhiều cách khác
nhau. Một thông tin có khi được thể hiện qua lời nói, có khi được thể hiện qua những
hành vi ứng sử, cũng có khi bằng thái độ và trẻ em học tập, trưởng thành theo kiểu
thấm nhuần dần. Hơn nữa, giáo dục gia đình còn có nội dung phong phú và đa dạng,
bởi vì môi trường gia đình là một môi trường không thuần nhất (các thành viên của
1
gia đình thường khác nhau về địa vị xã hội, vai trò, kinh nghiệm sống, tuổi tác, giới
tính, học vấn, nghề nghiệp và tính tình...), nhưng về cơ bản giáo dục gia đình sẽ giúp
cho thế hệ trẻ tiếp nhận những kinh nghiệm, những chuẩn mực, những giá trị và
những vai trò xã hội, mà những tri thức cốt yếu này được truyền thụ bằng con đường
tình cảm sau khi đã qua “bộ lọc” của các thành viên trong gia đình.
Khi so sánh giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và các tổ chức xã hội thì
điều dáng chú ý là tính đa dạng và nhiều chiều của nó - vừa có ảnh hưởng của cá nhân
đối với cá nhân (cha hay mẹ với con, ông hay bà với cháu…), vừa có ảnh hưởng của
cả tập thể gia đình liên kết gắn bó với nhau, tác động đến từng cá nhân thông qua lối
sống, nếp sống, văn hoá gia đình. Giáo dục gia đình khác hẳn với giáo dục nhà trưởng
ở sự đa dạng của thầy dạy về giới tính, lứa tuổi, cá tính, công việc, tính đa dạng trong
kiến thức cung cấp cho trẻ như: kinh nghiệm làm ăn, cách cư xử, sự hiểu biết về xã
hội, cách tổ chức đời sống gia đình…, tính đa dạng về phương pháp giáo dục, không
chỉ bằng truyền đạt một chiều mà thông qua thảo luận, trao đổi ý kiến, không chỉ bằng
lời nói mà bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ lý thuyết mà bằng việc làm
cụ thể.
Tuy nhiên, giáo dục con người là sự nghiệp của toàn xã hội mà các thiết chế xã
hội (trong đó có thiết chế gia đình) và tổ chức xã hội có chức năng giáo dục đều phải
tham gia giáo dục con người. Các thiết chế và các tổ chức giáo dục khác nhau không
thể thay thế cho nhau trong việc giáo dục con người. Mỗi thiết chế và tổ chức giáo
dục có những đặc điểm và những sức mạnh riêng, những nội dung và phương pháp
giáo dục riêng có tác động bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chức năng giáo dục nhằm
đạt mục tiêu chung
Các nhà khoa học khẳng định rằng cấu trúc nhân cách gốc, nhân cách nền tảng
của mỗi con người được định hình ở tuổi ấu thơ (từ 1 đến 6 tuổi) nghĩa là khi đứa trẻ
còn ở trong gia đình. Vì thế, tính cách của một người trưởng thành, thái độ, hành vi
của họ đối với gia đình, đối với người khác và đối với xã hội như thế nào thường lặp
lại hay mang nặng dấu ấn của những yếu tố tương ứng đã diễn ra trong quan hệ gia
đình của họ mà họ được sống và tiếp nhận trong quá trình trưởng thành. Do đó, môi
2
trường gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát truyển của mỗi con
người. Điều đó cho thấy, giáo dục gia đình có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Thế nhưng không ít người cho rằng giáo dục gia
đình chỉ có ý nghĩa khi đứa trẻ còn nhỏ, khi một đứa trẻ đã đến trường thì giáo dục
của nhà trường và của xã hội sẽ thay thế giáo dục gia đình. Có lẽ xuất phát từ đó mà
một thời gian dài chúng ta đề cao giáo dục của nhà trường và xã hội, Giáo dục gia
đình hướng tới mục đích tổng quát còn giáo dục nhà trường chủ yếu nhằm trang bị
kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giáo dục của nhà trường và
xã hội chính là sự tiếp tục, bổ sung cho giáo dục gia đình nhằm giúp con người phát
triển toàn diện.
Như vậy, việc quản lý và kiểm soát của gia đình là nhằm hướng cho trẻ em phát
triển lành mạnh và trở thành người có ích cho gia đình, xã hội, tránh sự sa ngã, hư
hỏng của trẻ là những công việc cần được các thành viên trong gia đình quan tâm.
Tuy nhiên, trong gia đình việc quản lý và kiểm soát đối với trẻ không thể bằng những
nội qui, qui chế và luật lệ như kiểm soát và quản lý của xã hội. Nó được thực hiện một
cách mềm dẻo bằng tình cảm, sự hòa đồng và lực lượng quản lý, giám sát không chỉ
là các thành viên trong gia đình mà phải mở rộng ra các thành viên trong họ hàng thân
tộc và cả cộng đồng làng xã. Đồng thời, việc quản lý và giám sát của gia đình đối với
trẻ không chỉ bó gọn trong thời gian, không gian, công việc trong gia đình mà phải
mở rộng ra ở những nhóm bạn, những ham muốn, các mối quan tâm cũng như những
gì cuốn hút trẻ ngoài xã hội. Mặt khác, khi gia đình thực hiện quản lý và kiểm soát đối
với trẻ để ngăn chặn chúng không bị lôi cuốn vào các hoạt động xấu, lệch chuẩn hay
các tệ nạn xã hội thì cần phải phối kết hợp với nhà trường và các tổ chức xã hội khác,
kể các với các cơ quan thi hành phát luật.
Cùng với giáo dục gia đình trong thời kỳ chuyển đổi của xã hội ta hiện nay, quá
trình xã hội hóa cá nhân diễn ra hết sức nhanh chóng, sự du nhập của lối sống và văn
hóa phương Tây, cơ chế kinh tế thị trường, cùng với các tệ nạn xã hội đang tác động
hết sức mạnh mẽ đến đời sống của các gia đình. Nhiều hiện tượng xã hội mới liên
quan đến trẻ em đặt ra những thách thức mới đối với giáo dục gia đình như: trẻ em
3
lang thang, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị lạm dụng, trẻ em có quan hệ tình dục
và mang thai, mại dâm trẻ em, ma tuý và các tệ nạn xã hội khác có liên quan đến trẻ
em… Điều đó đòi hỏi các gia đình cần tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các
hành vi của các thành viên non trẻ của mình. Vai trò giáo dục gia đình cùng với việc
quản lý, kiểm soát gia đình sẽ kịp thời điều chỉnh và ngăn chặn các thành viên bị lôi
cuốn vào các tệ nạn xã hội. Đây thực sự là một công việc thường trực và hết sức khó
khăn đối với gia đình. Nó vừa đòi hỏi gia đình phải phát huy hết các sức mạnh vốn có
của mình, vừa đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải góp công sức và phải là
những tấm gương sáng để trẻ noi theo.
Tóm lại, gia đình là một xã hội thu nhỏ, là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình
vừa là sản phẩm chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục của các chuyển biến xã hội, vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. ở bất cứ xã hội nào, gia đình luôn giữ vai
trò, vị trí quan trọng nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng ta chỉ rõ: gia đình là tế bào của xã
hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục
nếp sống và hình thành nhân cách. Do vậy, mọi chính sách của Đảng, Nhà nước vừa
phải chú ý tới giáo dục gia đình nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hoà thuận,
tiến bộ, vừa phải nâng cao ý thức về nghĩa vụ của gia đình đối với xã hội, coi gia đình
vừa là mục đích vừa là động lực của sự phát triển.
Trong tương lai, xã hội sẽ chia sẻ dần những gánh nặng trách nhiệm nuôi dạy
con cái cùng gia đình. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ em được giao cho các giáo viên
được đạo tạo chính quy và có lòng yêu nghề. Tuy nhiên, giáo dục gia đình vẫn giữ
một vị trí quan trọng. Những người làm cha mẹ cần được trang bị nhiều hơn những
kiến thức về giáo dục gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học,
biết kỹ năng tư vấn, trò chuyện cùng con… Đồng thời cần phải tuyên truyền để nâng
cao nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục gia đình nói riêng và gia đình nói chung,
từ đó có những chính sách nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh cho gia đình, phát
huy vai trò của gia đình trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi
4
cho gia đình thực hiện tốt các chức năng cơ bản là việc làm hết sức cần thiết và đúng
đắn./.
5