Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả đối với một số sản phẩm rau an toàn tại xã nam tiến thị xã phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.77 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

DƯƠNG THỊ THU HÀ

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ MỨC SẴN SÀNG CHI TRẢ
ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TẠI XÃ NAM TIẾN THỊ XÃ PHỔ YÊN - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K44 - KTNN

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hướng dẫn

: ThS.Nguyễn Mạnh Thắng

Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả
đối với một số sản phẩm rau an toàn tại xã Nam Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh
Thái Nguyên” được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các số liệu
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Em xin cam đoan rằng số liệu và các kết quả nghiên cứu được đưa ra
trong khóa luận này là trung thực và chưa đươc sử dụng trong công trình
nghiên cứu nào.
Em xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho viêc hoàn thành khóa luận đã
được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Dương Thị Thu Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được học
tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như kiến thức thực

tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành
khóa luận với đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả đối với một số
sản phẩm rau an toàn tại xã Nam Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.
Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xìn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS.Nguyễn Mạnh Thắng,
giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên của Ủy ban nhân
dân và nhân dân xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và người thân đã luôn
quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các bác, các cô
chú, anh, chị ở Ủy ban nhân dân xã Nam Tiến, cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe,
thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Dương Thị Thu Hà


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong

một số sản phẩm rau tươi ................................................................. 15

Bảng 2.2:

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại năng và độc tố
trong sản phẩm rau tươi .................................................................... 16

Bảng 2.3:

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản
phẩm rau tươi ................................................................................... 16

Bảng 4.1:

Mức độ hiểu biết về rau an toàn của hộ dân sản xuất ........................ 31

Bảng 4.2:

Địa điểm bán rau của các hộ sản xuất ............................................... 32

Bảng 4.3:

Độ tuổi của các chủ hộ điều tra về sử dụng rau................................. 34

Bảng 4.4:

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn rau của hộ điều tra .................... 35

Bảng 4.5:


Nguyên nhân khiến người dân không thường xuyên sử dụng rau
an toàn của hộ điều tra...................................................................... 36

Bảng 4.6:

Tiêu chí chọn mua rau và khả năng phân biệt rau an toàn của các
hộ điều tra ........................................................................................ 37

Bảng 4.7:

Khả năng phân biệt và đánh giá cảm quan chất lượng rau ................ 39

Bảng 4.8:

Tiêu chuẩn về chất lượng rau và mức độ sẵn sàng mua rau an toàn
của hộ điều tra .................................................................................. 40

Bảng 4.9:

Đánh giá chất lượng rau tại các nơi mua rau của các hộ điều tra ....... 41

Bảng 4.10:

Mức độ sẵn sàng chi trả về giá đối với rau an toàn so với rau thông
thường .............................................................................................. 43

Bảng 4.11:

Mức độ hiểu biết về rau an toàn của hộ sử dụng rau ......................... 45


Bảng 4.12:

Các tiêu chí chọn mua với mức độ sử dụng rau an toàn của
hộ điều tra ........................................................................................ 46

Bảng 4.13:

Chất lượng rau của loại rau đang bán ra thị trường của các hộ bán
lẻ ...................................................................................................... 47

Bảng 4.14:

Mức thu nhập của rau an toàn so với rau thông thường của các hộ
điều tra bán lẻ................................................................................... 47


ii

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
2.1.2. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng ............................. 9
2.1.3. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn .......... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
2.2.1. Thực trạng sản xuất rau, quả trên thế giới ........................................... 18
2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới ......................................... 19
2.2.3. Thực trạng sản xuất rau, quả tại Việt Nam .......................................... 22
2.2.4. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam ..................................... 23
2.2.5. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau cung cấp cho thị
trường........................................................................................................... 23
2.2.6. Các công trình nghiên cứu liên quan ...................................................... 24
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 27


iii

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
3.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ............................................. 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 29
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 29
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 30
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Tình hình tiêu thụ rau và rau an toàn, nhu cầu sử dụng và mức độ sẵn
sàng chi trả đối với một số loại rau an toàn trên địa bàn xã Nam Tiến .......... 31

4.1.1. Tình hình tiêu thụ rau và rau an toàn cuả các hộ điều tra trên địa bàn xã
Nam Tiến ..................................................................................................... 31
4.1.2. Nhu cầu sử dụng và mức độ sẵn sàng chi trả đối với một số loại rau an toàn
trên địa bàn xã Nam Tiến ............................................................................... 32
4.2. Các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả của
người dân đối với một số loại rau an toàn ..................................................... 44
4.2.1. Mức thu nhập bình quân đầu người .................................................... 44
4.2.2. Sở thích về các loại rau tiêu dùng hàng ngày ...................................... 44
4.2.3. Mức độ hiểu biết của người dân đối với sản phẩm rau an toàn............ 45
4.2.4. Các tiêu chí chọn mua với mức độ sử dụng rau an toàn ...................... 46
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG RAU AN TOÀN .............................................................................. 49
5.1. Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu ................................................. 49
5.2. Các giải pháp khuyến cáo đối với sản xuất, sử dụng rau an toàn............ 50
5.2.1. Các giải pháp về chính sách ................................................................ 50
5.2.2. Các giải pháp và khuyến cáo về kỹ thuật, khoa học và khuyến nông .. 50


iv

5.2.3. Các giải pháp và khuyến cáo cho người sản xuất ................................ 51
5.2.4. Các giải pháp và khuyến cáo đối với người bán lẻ .............................. 51
5.2.5. Các giải pháp và khuyến cáo nhằm hỗ trợ người sử dụng ................... 52
5.3. Một số kiến nghị .................................................................................... 52
5.4. Kết luận .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


1


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất chủ
yếu, giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế cũng như xã hội. Chính vì vậy
việc đầu tư phát triển ngành nông nghiệp là rất cần được quan tâm, chú trọng. Trong
đó, sản xuất rau an toàn cũng là một vấn đề hết sức cần thiết và đáng lưu tâm cho
cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay. Rau là loại thực phẩm quan trọng và
không thể thay thế được trong đời sống hàng ngày của con người trên khắp hành
tinh, rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể
con người như các loại vitamin, khoáng chất…
Hiện nay, do nhu cầu hội nhập Quốc tế và sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, hoạt động sản xuất và tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam đang được triển khai
rộng khắp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe
cộng đồng. Để có được rau an toàn cần phải giám sát, áp dụng theo quy trình từ
khâu giống, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là việc sử dụng phân bón
hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng liệu có ảnh hưởng gì đến sức
khỏe của người tiêu dùng không? Chất lượng và sản lượng rau an toàn hiện nay
đang là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Khi đời sống của người dân được
nâng cao, nhu cầu lương thực và các thức ăn giàu đạm được bảo đảm thì nhu cầu về
sản phẩm rau xanh không chỉ đơn thuần là đủ về số lượng mà cần yêu cầu cả về
chất lượng.
Từ lâu vấn đề rau sạch đã được nhiều người nhắc đến, bàn đến nhưng khái
niệm rau an toàn là gì lại ít người hiểu được. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác
nhau về rau an toàn. Nhưng có thể hiểu rau an toàn là loại rau được sản xuất theo
quy trình kỹ thuật đảm bảo được các tiêu chuẩn sau: hạn chế đến mức thấp nhất việc
sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích… nhằm giảm tối đa lượng
độc tố trong rau như natri, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên trên thị
trường rau quả hiện nay để mua được rau quả sạch là việc làm khó khăn bởi nơi nào



2

cũng quảng cáo là bán rau an toàn, rau sạch nhưng sự thật đôi khi ngược lại. Ngay
cả trong siêu thị nơi tưởng như an toàn nhất, lý tưởng nhất để các bà nội trợ yên tâm
lựa chọn nhưng cũng không có ai đứng ra đảm bảo 100% về chất lượng.
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm đang trong tình trạng đáng báo động,
hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường, vi sinh vật có hại, hóa chất độc hại, kim loại
nặng, thuốc bảo vệ thực vật… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo số liệu của Cục Quản lý chất lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm cho
thấy, trong tháng 10 năm 2015 cả nước ghi nhận 150 vụ ngộ độc thực phẩm, làm
4.077 người bị ngộ độc, 21 người tử vong. Vấn đề ngộ độc rau không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra hàng ngày. Khi dùng rau không an toàn có thể gây ra
các bệnh cấp tính và mãn tính ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
như bệnh ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp… Do đó vấn đề về rau an toàn cho
người tiêu dùng hiện nay trở thành vấn đề mang tính cấp bách trong các chương
trình vệ sinh an toàn thực phẩm của toàn xã hội mang tầm quốc gia.
Thực tế hiện nay nhu cầu về sản phẩm rau hoa quả của người dân là ngày
càng tăng, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng nhiều rau củ quả hơn trong
thực đơn bữa ăn hằng ngày lẫn ngày Tết. Bên cạnh việc người dân có xu hướng sử
dụng nhiều hơn các loại rau củ quả trong thực đơn của gia đình, ngày càng có nhiều
người có nhu cầu tìm mua các loại rau củ quả sạch được sản xuất an toàn, không sử
dụng các chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu, chất bảo quản trong quá trình trồng trọt,
vận chuyển.
Tuy nhiên, người dân vẫn còn khó tiếp cận với nguồn hàng rau an toàn bởi
giá mặt hàng này khá cao so với các loại rau củ bày bán thông thường ở chợ và
không phổ biến nhiều điểm bán sản phẩm rau củ quả an toàn và các sản phẩm rau,
hoa quả được bán tràn lan trên thị trường mà không có sự quản lý và kiểm định chất
lượng của các nhà khoa học và các cơ quan chức năng. Các cơ sở sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn đã xuất hiện nhưng còn mang tính nhỏ lẻ và chưa phổ biến một cách
rộng rãi. Vì vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với mặt hàng nông sản nhất là

sản phẩm rau đang được xã hội đặc biệt quan tâm.


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp, em đã được học
tập và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng cũng như kiến thức thực
tế của cuộc sống. Đến nay em đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành
khóa luận với đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả đối với một số
sản phẩm rau an toàn tại xã Nam Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên”.
Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn tới các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, em xìn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS.Nguyễn Mạnh Thắng,
giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên của Ủy ban nhân
dân và nhân dân xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong suốt thời gian em thực tập tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn với gia đình, bạn bè và người thân đã luôn
quan tâm, động viên em trong suốt quá trình thực tập.
Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các bác, các cô
chú, anh, chị ở Ủy ban nhân dân xã Nam Tiến, cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe,
thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Dương Thị Thu Hà



4

Tiến - thị xã Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, từ đó giúp tôi đưa ra những kiến nghị,
giải pháp giúp người dân, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đưa ra
phương án tiêu dùng, tiêu thụ và chi trả hợp lý cho sản phẩm rau an toàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được tình hình tiêu thụ rau và rau an toàn, đánh giá được nhu cầu
sử dụng và mức độ sẵn sàng chi trả đối với một số loại rau an toàn trên địa bàn xã.
- Xác định được các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng
chi trả của người dân đối với một số loại rau an toàn.
- Đưa ra các giải pháp và khuyến cáo đối với người sản xuất rau an toàn và
người sử dụng rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố các kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên xã hội của địa phương nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công
tác sau này.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Làm cơ sở cho công tác đánh giá, phân tích nhu cầu sử dụng và sẵn sàng chi
trả cho rau một cách có hiệu quả và hợp lý cho người dân ở địa phương.


5

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Sản xuất là gì?
Sản xuất là quá trình kết hợp các nguồn lực để tạo ra một số hàng hóa hay
dịch vụ có giá trị. Thỏa mãn những mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Những
nhu cầu cơ bản của loài người là thực phẩm, quần áo, chỗ ở và sự an toàn. Nhu cầu
của con người ngày càng gia tăng với sự phát triển của xã hội. Quá trình sản xuất
luôn được cải tiến liên tục để tạo ra sự đa dạng sản phẩm.
2.1.1.2. Chuỗi cung ứng là gì?
Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty, các nhà sản xuất nhằm đưa
sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường. Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi
cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển,
kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng.
2.1.1.3. Nhu cầu là gì?
Nhu cầu là một khái niệm tương đối rộng, được hiểu và khái quát theo nhiều
cách khác nhau sau đây là một số khái niệm về nhu cầu:
- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống đặc
điểm tâm sinh lý, mỗi người lại có một nhu cầu khác nhau.
- Theo Philip Kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu là cảm
giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu con người đa dạng
và phức tạp. Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu về tài sản, thế
lực tình cảm… khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìm cách tìm vật gì đó để
thỏa mãn nó. Từ đó hình thành lên ước muốn.
- Nhu cầu con người được hình thành trong quá trình đấu tranh với tự nhiên và
đấu tranh giai cấp, nên mang tính chất xã hội và có giai cấp. Nhu cầu của con người


6


trong xã hội: một mặt phản ánh những điều kiện vật chất và tinh thần có trong xã hội,
mặt khác phản ánh nguyện vọng của người tiêu dùng, điều đó cũng có nghĩa là nhu
cầu gắn liền với tiêu dùng bởi vì mỗi nhu cầu cụ thể nào đó của con người đều đồng
thời phán ánh khả năng tiêu dùng, vừa phản ánh nguyện vọng tiêu dùng.
2.1.1.4. Phân loại nhu cầu
Phân loại theo chủ thể bao gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân
- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về mở rộng sản xuất, xây dựng cơ bản, công
trình văn hóa xã hội,dự trữ và bảo hiểm xã hội. Đó là nhu cầu về tích lũy.
- Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu về bồi dưỡng sức lao động và bồi dưỡng tài
năng. Đó chính là nhu cầu tiêu dùng.
- Như vậy, mỗi quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân về thực chất
là mỗi quan hệ tích lũy để mở rộng và cải tiến sản xuất với tiêu dùng để duy trì và
phát triển sức lao động. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện cho
kinh tế - xã hội phát triển, trên cơ sở đó mà ngày càng cải thiện đời sống người dân.
Phân loại theo khách thể: bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần
- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó là nhu cầu
có tính chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của con người với bất kỳ xã
hội nào thì nhu cầu vật chất và nhu cầu trước nhất và quan trọng nhất của con người.
- Nhu cầu tinh thần: nhu cầu tinh thần không phải là bẩm sinh của con người,
nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển tiến bộ của loài người. Nhu
cầu tinh thần không có giới hạn được tăng lên nhanh chóng và ngày càng phong phú
đặc biệt là nhu cầu về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.
Phân theo trình độ phát triển của xã hội: bao gồm nhu cầu lý tưởng, nhu cầu
đã đạt được và nhu cầu cần thực hiện.
- Nhu cầu lý tưởng: là nhu cầu hợp lý mang tính chất lý thuyết được xác định
căn cứ vào yêu cầu về sinh lý của các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo nhu
cầu lý tưởng chỉ là một bộ phận hợp lý trong tổng thể những mong muốn và đòi hỏi
không bời bến của con người. Trong đời sống xã hội sự ra tăng nhu cầu và tư liệu
để thỏa mãn nó đồng thời đẻ ra sự thiếu thốn nhu cầu và tư liệu để thỏa mãn một khi



7

nhu cầu nào đó của con người được thỏa mãn sẽ có nhu cầu mới, sự xuất hiện
thường xuyên của những nhu cầu mới thúc đẩy con người hoạt động. Con người sẽ
ngừng hoạt động khi không có nhu cầu nữa. Hay nói cách khác, thể hiện mong
muốn về mặt lý thuyết của nhu cầu được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học
về mặt sinh lý của con người. Nhu cầu này không bị giới hạn bởi khả năng thực
hiện của xã hội.
- Nhu cầu đã đạt được: là nhu cầu hình thành trên thực tế, là nhu cầu bị giới
hạn bởi khả năng sản xuất và các điều kiện xã hội nhu thu nhập, giá cả… trong từng
thời kỳ nhất định.
- Nhu cầu thực hiện: là nhu cầu thỏa mãn trên thực tế, nó được quyết định
bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa. Khi
cung không cân bằng thì khối lượng và cơ cấu nhu cầu thực tế và nhu cầu thực hiện
không trùng nhau. Nếu cung một loại hàng hóa nào đó thấp hơn nhu cầu hàng hóa
đó thì cầu thực tế sẽ lớn hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu không được thoả mãn,
ngược lại nếu cung một loại hàng hóa nào đó cao hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu
thực tế sẽ nhỏ hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu được thỏa mãn.
2.1.1.5. Mức sẵn lòng chi trả là gì?
Mức sẵn lòng chi trả theo lý thuyết marketing
Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi
trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của sản
phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá hạn
chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là
sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ hữu dụng của
sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc
sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu
dụng thì mức giá cao nhất khách hàng chấp nhận chi trả bằng với giá trị kinh tế của

sản phẩm thay thế là mức giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức
giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.
Theo Turner, Pearce và Bateman, (1995), dẫn theo Phan Đình Hùng, 2011 cho rằng


i

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong
một số sản phẩm rau tươi ................................................................. 15

Bảng 2.2:

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại năng và độc tố
trong sản phẩm rau tươi .................................................................... 16

Bảng 2.3:

Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản
phẩm rau tươi ................................................................................... 16

Bảng 4.1:

Mức độ hiểu biết về rau an toàn của hộ dân sản xuất ........................ 31

Bảng 4.2:

Địa điểm bán rau của các hộ sản xuất ............................................... 32


Bảng 4.3:

Độ tuổi của các chủ hộ điều tra về sử dụng rau................................. 34

Bảng 4.4:

Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn rau của hộ điều tra .................... 35

Bảng 4.5:

Nguyên nhân khiến người dân không thường xuyên sử dụng rau
an toàn của hộ điều tra...................................................................... 36

Bảng 4.6:

Tiêu chí chọn mua rau và khả năng phân biệt rau an toàn của các
hộ điều tra ........................................................................................ 37

Bảng 4.7:

Khả năng phân biệt và đánh giá cảm quan chất lượng rau ................ 39

Bảng 4.8:

Tiêu chuẩn về chất lượng rau và mức độ sẵn sàng mua rau an toàn
của hộ điều tra .................................................................................. 40

Bảng 4.9:


Đánh giá chất lượng rau tại các nơi mua rau của các hộ điều tra ....... 41

Bảng 4.10:

Mức độ sẵn sàng chi trả về giá đối với rau an toàn so với rau thông
thường .............................................................................................. 43

Bảng 4.11:

Mức độ hiểu biết về rau an toàn của hộ sử dụng rau ......................... 45

Bảng 4.12:

Các tiêu chí chọn mua với mức độ sử dụng rau an toàn của
hộ điều tra ........................................................................................ 46

Bảng 4.13:

Chất lượng rau của loại rau đang bán ra thị trường của các hộ bán
lẻ ...................................................................................................... 47

Bảng 4.14:

Mức thu nhập của rau an toàn so với rau thông thường của các hộ
điều tra bán lẻ................................................................................... 47


9

2.1.2. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng

2.1.2.1. Hành vi của người tiêu dùng là gì?
Hành vi người tiêu dùng là khoa học nghiên cứu động cơ thái độ hành vi mua
hàng hoặc không mua hàng của một người tiêu dùng. Hành vi người tiêu dùng bắt dễ
và ăn sâu trong tâm lý phô trương của con người trong xã hội, mỗi cá nhân trong xã hội
không ai giống ai vì thế hình thành lên những quyết định tiêu dùng khác nhau.
2.1.2.2. Một số quy luật tâm lý của người tiêu dùng
- Quy luật tâm lý thứ nhất: nhu cầu và các hoạt động nói chung và các hoạt
động sản xuất nói riêng có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn
nhau. Sản xuất tốt thì đáp ứng được nhu cầu tốt và ngược lại. Đây còn thể hiện mối
tương quan giữa hành động và nhu cầu, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, hoạt
động còn làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới. Một khi trình độ tiêu dùng
này được thỏa mãn làm nảy sinh những ham muốn ở trình độ cao hơn, có chất
lượng, có văn hóa hơn.
- Quy luật tâm lý thứ hai: đó là tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt động
nói chung, sản xuất nói riêng, không phải bao giờ cũng như nhau và bao giờ cũng
giống nhau. Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyện thì tính kích
thích của nó cũng yếu dần người ta chỉ và chỉ khát khao tiêu dùng khi đối tượng
thỏa mãn còn mới, chưa thật đầy đủ lòng ham muốn của người tiêu dùng còn cao.
Nghệ thuật thỏa mãn tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ trình tự đưa ra các mặt hàng đối
với số lượng và chất lượng như thế nào, theo thứ tự nào để người mua không bị
nhàm chán, và nhu cầu với cái mới, cái tốt, cái đẹp bao giờ cũng có tác động kích
thích đối với hoạt động để làm ra những vật phẩm tốt hơn bao giờ cũng có kích
thích làm ra những vật phẩm tốt hơn.
- Quy luật tâm lý thứ ba: hoạt dộng nói chung, hoạt động sản xuất nói riêng
của con người là không cùng và nhu cầu của con người cũng bất tận. Con người có
thể phát triển gắn liền với sự gia tăng hoạt động và tăng cường nhu cầu. Tiết chế nhu
cầu, không nâng cao chất lượng cuộc sống là kìm hãm phát triển của xã hội do không
khai thác và sử dụng hết tiềm năng sáng tạo còn rất phong phú trong mỗi con người.



10

- Quy luật tâm lý thứ tư: vấn đề nêu bật ở đây là xã hội càng đóng kín thì nhu
cầu càng trì trệ và cứ lặp đi lặp lại mãi. Sự tiến bộ của một quốc gia cần có sự giao
lưu trao đổi.
Tóm lại, tâm lý tiêu dùng bao hàm có nhu cầu, thị hiếu, thói quen, hứng thú
và truyền thống tiêu dùng. Tâm lý tiêu dùng thể hiện cả chất lượng sống, mức sống
và nếp sống. Tâm lý tiêu dùng đã và đang hình thành phát triển trong xã hội. Nó
thúc đẩy sản xuất phát triển.
2.1.2.3. Sự hình thành tâm lý người tiêu dùng
Việc tiêu dùng hàng hóa- dịch vụ còn chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố tâm lý:
động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.
- Động cơ: tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhu
cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những trạng thái
căng thẳng về tâm lý như nhu cầu được thừa nhận được kính trọng hay được gần
gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc từ tâm lý đều không đủ mạnh
để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức, một nhu cầu sẽ trở thành
động cơ khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh. Một động cơ hay một sự thôi thúc là
một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động, việc thỏa mãn nhu
cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.
- Nhận thức: của một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề
người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ
sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Có sự nhận thức khác nhau về một
tình huống bởi mỗi người chúng ta soi xét, tổ chức và giải thích thông tin đó theo
cách riêng của mình. Nhân thức là quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức
và giả định thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
- Tri thức: khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức,
tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm.
Hầu hết các hành vi của con người đều được lĩnh hội.
- Niềm tin và thái độ: thông qua hành động và tri thức con người sẽ tạo nên

niềm tin và thái độ về hàng hóa tiêu dùng. Niềm tin sẽ giúp con người quyết định


11

tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Ví dụ hiện nay vấn đề chăm sóc sức khỏe được quan
tâm, đồng thời xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm cho nhu cầu về rau sạch tăng
lên. Tuy nhiên người dân còn chưa có niềm tin về nguồn cung ứng rau an toàn.
2.1.3. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn
2.1.3.1. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch”
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nông
nghiệp sạch, đó là nông nghiệp sạch tương đối và Nông nghiệp sạch tuyệt đối
- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp sinh học,
ở nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại
chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ
thực vật. Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà kính, và cách ly với các yếu tố
độc hại của môi trường bên ngoài. Hầu như nền nông nghiệp này chỉ áp dụng được
ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tài chính để đâu tư vốn cũng như cơ sở
vật chất cho sản xuất nông nghiệp.
- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện
pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kỹ thuật
cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử
dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối đa tác động xấu
của sản xuất đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất ra có dư lượng chất
hóa học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép. Nền nông nghiệp này hầu hết
được áp dụng ở các nước đang phát triển.
2.1.3.2. Khái niệm rau an toàn và nguyên nhân khiến rau không an toàn
Rau an toàn là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây trước
tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã gây ngộ độc
thực phẩm cho người sử dụng.

Rau an toàn được định nghĩa như sau: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm
tất cả rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của chúng,
hàm lượng các hóa chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở dưới mức


12

tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được gọi là rau
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn” (Vietgap.com).
“Rau an toàn” gần đây ngày càng được nhiều người quan tâm. Đã có khá
nhiều trường hợp, người tiêu dùng sau khi ăn rau đã bị ngộ độc, và đã có trường
hợp bị tử vong. Vậy rau an toàn là gì? Câu trả lời nôm na và đơn giản thì đó là rau
mà người tiêu dùng ăn vào sẽ không bị ngộ độc, nghĩa là sử dụng thoải mái và an
tâm. Vậy điều gì khiến cho rau trở nên mất an toàn? Theo tổ chức y tế thế giới
WHO, tổ chức nông lương và lương thực của liên hợp quốc FAO thì rau an toàn
phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và không
ủ bằng hóa chất độc hại.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng dưới
mức cho phép.
- Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người và gia súc.
- Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và của Việt Nam.
Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản
phẩm rau như hàm lượng Nitrat kim loại nặng hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh
vật... có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, do
đó sản phẩm rau được coi là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho
phép của cơ quan giám định chất lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu
phù hợp tiêu chuẩn rau an toàn thế giới và Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau đây nếu
vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào loại không an toàn, các nhóm chất đó là:

1- Dư lượng thuốc hoá học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ).
2- Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh.
3- Dư lượng đạm nitrat.
4- Dư lượng các kim loại nặng (chì, thuỷ ngân, asenic, kẽm, đồng...).


ii

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 4
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 4
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................. 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 5
2.1.2. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng ............................. 9
2.1.3. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn .......... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 18
2.2.1. Thực trạng sản xuất rau, quả trên thế giới ........................................... 18
2.2.2. Thực trạng tiêu dùng rau, quả trên thế giới ......................................... 19
2.2.3. Thực trạng sản xuất rau, quả tại Việt Nam .......................................... 22
2.2.4. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn ở Việt Nam ..................................... 23
2.2.5. Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau cung cấp cho thị
trường........................................................................................................... 23

2.2.6. Các công trình nghiên cứu liên quan ...................................................... 24
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......... 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 27


14

thành nơi “lánh nạn” của sâu hại. Để đảm bảo năng suất, người trồng rau an toàn bắt
buộc phải sử dụng thuốc nhiều hơn dự định, kết quả là sản phẩm rau trở nên không
an toàn.
Thứ ba, tình trạng bất lực trong kiểm soát nhập khẩu và kinh doanh, sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trong nông nghiệp do chế tài xử phạt còn
chưa nghiêm khắc, tiền phạt là quá nhỏ so với lợi nhuận do việc vi phạm thu được.
Thứ tư, mức độ tiêu thụ rau an toàn trong cộng đồng còn quá thấp, chưa đủ
hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh. Mặt khác trình độ hạn chế của
người dân và cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp cũng là một cản trở đáng kể đối
với sản xuất rau an toàn.
Tuy nhiên bất chấp những nguyên nhân trên, nhu cầu sử dụng rau an toàn của
người dân ngày càng tăng cao. Rau được sử dụng trong phần lớn các gia đình hiện nay
là những loại không rõ nguồn gốc, xuất sứ và không được đảm bảo về chất lượng.
Sản xuất rau mang tính thời vụ cao: mùa nào thì rau ấy, và so với các loại
khác, rau có chu kỳ sống tương đối ngắn nên khả năng quay vòng trong sản xuất rau
rất lớn. Tính thời vụ trong sản xuất rau thể hiện: mỗi loại rau thích ứng với thời vụ
và điều kiện phát triển riêng. Từ đó bố trí trồng xen trồng gối các loại rau như thế
nào để đạt năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích mà vẫn đảm bảo được tính
thời vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, tạo điều kiện cho người nông dân có thu
nhập cao (nếu đạt được tiêu chuẩn rau an toàn thì giá cao hơn gấp 1.5-2 lần so với
rau thường) người sản xuất có thể tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong

sản xuất công nghệ trồng trọng nhà lưới, vườn treo không dung đất, kỹ thuật trồng
rau. Với xu thế tiêu dùng những “sản phẩm sạch” khi đất nước ngày càng phát triển,
thu nhập ngày càng tăng, sức khỏe là vấn đề đặt lên hàng đầu thì việc tăng cường
sản xuất rau an toàn là để đáp ứng về nhu cầu của người tiêu dùng.
Đặc biệt nhất là không dùng các loại thuốc đã cấm và ngưng sử dụng thuốc
cho rau ít nhất là 10 ngày trước khi thu hoạch. Đối với chất độc thuộc nhóm 2 thì
tuyệt đối không sử dụng phân tươi, kể cả phân gia súc, gia cầm chưa hoai. Không
sử dụng phân người khi chưa chế biến kỹ. Không sử dụng nguồn nước thải của


15

vùng gần bệnh viện để tưới cho rau. Phải rửa rau thật kỹ, nấu chín. Khi ăn các loại
rau sống, cần ngâm qua thuốc tím hay nước muối. Đối với chất độc nhóm 3 cần chú
ý không lạm dụng phân đạm, và kết thúc bón đạm cho rau trước khi thu hoạch cũng
ít nhất 10-15 ngày. Lượng đạm nitrat cũng có liên quan chặt chẽ với chất độc nhóm
1. Bởi lẽ nếu rau có nhiều đạm sẽ thu hút sâu bệnh đến phá nhiều hơn. Người nông
dân sẽ phun thuốc nhiều, vừa tốn tiền vừa bị độc hại mà chất lượng rau sẽ kém.
Thiệt đơn thiệt kép. Đối với chất độc nhóm 4 thì chú ý chất đất. Có vùng chứa nhiều
kim loại nặng thì không nên trồng rau (phải hỏi cán bộ khoa học đất, phân). Không
bón các chất thải công nghiệp, kể cả các loại phân rác chưa được chế biến cẩn thận.
Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản
phẩm rau như hàm lượng nitrat, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh
vật.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô
nhiễm. Do đó, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ
thuật cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ
tiêu phù hợp. Theo tổ chức Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối
với các yếu tố ô nhiễm như sau:
Bảng 2.1: Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một
số sản phẩm rau tươi

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên rau
(mg/kg)
Stt
Tên rau
Bắp cải
≤ 500
12
Khoai tây
Su hào
≤ 500
13
Hành tây
Suplơ
≤ 500
14
Hành lá
Cải củ

≤ 500
15
Bầu bí
Xà lách
≤ 1.500
16
Ngô rau
Đậu ăn quả
≤ 200
17
Cà rốt
Cà chua
≤ 150
18
Măng tây
Cà tím
≤ 400
19
Tỏi
Dưa hấu
≤ 60
20
Ớt ngọt
Dưa bở
≤ 90
21
Ớt cây
Dưa chuột
≤ 150
22

Rau gia vị
(Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế)

(mg/kg)
≤ 250
≤ 80
≤ 400
≤ 400
≤ 300
≤ 250
≤ 200
≤ 500
≤ 200
≤ 400
≤ 600


16

Bảng 2.2: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng và độc tố
trong sản phẩm rau tươi
Stt

Tên nguyên tố và độc tố

Mức giới hạn (mg/kg)
≤ 0.2

1


Asen (As)

2

Chì (Pb)

3

Thủy Ngân (Hg)

4

Đồng (Cu)

≤ 5.0

5

Cadimi (Cd)

≤ 0.02

6

Kẽm (Zn)

≤ 10.0

7


Bo (B)

≤ 1.8

8

Thiếc (Sn)

≤ 1.00

9

Antimon

≤ 0.05

10

Patulin (độc tố)

≤ 0.005

11

Aflattoxin (độc tố)

≤ 0.5 - 1.0
≤ 0.005

≤ 150


(Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế)
Bảng 2.3: Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật trong sản phẩm
rau tươi
Stt

Mức cho phép (CFU/ g)

Vi sinh vật

1

Samonella (25 rau)*

0/25 g

2

Coliforms

10/g

3

Staphylococcus aureus

Giới hạn bởi GAP

4


Escherichia coli

Giới hạn bởi GAP

5

Clostridium perfringgens

Giới hạn bởi GAP

(Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế)
* Chú ý: Số lượng Samonella không cho phép có trong 25g rau
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên
các diện tích đất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát
hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo
vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo


17

những quy trình nhất định (đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và
tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do
các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra. Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất
rau người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy
nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại
thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn tồn tại một dư
lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe
của con người.
Theo tổ chức y tế thế giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêu chuẩn
nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, kim loại nặng, và vi sinh

vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nếu vi phạm một trong bốn
tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn. Rau an toàn của Việt Nam được
nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường,
họ kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển với quy
trình công nghệ sản xuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết. Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau an toàn
như sau:
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ hoa và
quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất và mức độ ô
nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho
người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm gọi tắt là rau an toàn. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh
thực phẩm của sản phẩm rau đặt ra như sau:
Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng
loại rau, đúng độ chín kỹ thuật (hay thương phẩm), không dập nát, hư thối, không
lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép
+ Dư lượng các loại hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau.


iii

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
3.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu ............................................. 28
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 29
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 29
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .............................................................. 30

3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31
4.1. Tình hình tiêu thụ rau và rau an toàn, nhu cầu sử dụng và mức độ sẵn
sàng chi trả đối với một số loại rau an toàn trên địa bàn xã Nam Tiến .......... 31
4.1.1. Tình hình tiêu thụ rau và rau an toàn cuả các hộ điều tra trên địa bàn xã
Nam Tiến ..................................................................................................... 31
4.1.2. Nhu cầu sử dụng và mức độ sẵn sàng chi trả đối với một số loại rau an toàn
trên địa bàn xã Nam Tiến ............................................................................... 32
4.2. Các nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng và mức sẵn sàng chi trả của
người dân đối với một số loại rau an toàn ..................................................... 44
4.2.1. Mức thu nhập bình quân đầu người .................................................... 44
4.2.2. Sở thích về các loại rau tiêu dùng hàng ngày ...................................... 44
4.2.3. Mức độ hiểu biết của người dân đối với sản phẩm rau an toàn............ 45
4.2.4. Các tiêu chí chọn mua với mức độ sử dụng rau an toàn ...................... 46
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN CÁO ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG RAU AN TOÀN .............................................................................. 49
5.1. Quan điểm - Phương hướng - Mục tiêu ................................................. 49
5.2. Các giải pháp khuyến cáo đối với sản xuất, sử dụng rau an toàn............ 50
5.2.1. Các giải pháp về chính sách ................................................................ 50
5.2.2. Các giải pháp và khuyến cáo về kỹ thuật, khoa học và khuyến nông .. 50


×