Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính phủ trong thời gian qua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.04 KB, 15 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Paul A.Samuelson, 1967 đã từng nói “Cả thị trường và chính phủ đều cần thiết
cho một nền kinh tế vận hành lành mạnh. Thiếu một trong hai điều này thì hoạt động của
nền kinh tế hiện đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay”. Quan điểm của
A.Samuelson đã cho ta thấy rằng ở trong bất kỳ thời kỳ nào, nhất là trong nền kinh tế thị
trường hiện nay thì vai trò của thị trường và chính phủ là hết sức quan trọng.
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNN&V) là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó,
loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, giúp huy các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm
nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tăng thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng
tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí doanh nghiệp
tư nhân đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho
việc chi tiêu vào các công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Do vậy, đã tạo
ra hơn 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các
khoản tiền đang phân tán nằm trong dân cư để hình thành các khoản vay vốn đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh.1
Tuy nhiên, trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay rất nhiều DNN&V gặp khó
khăn, dẫn đến tình trạng phá sản hàng loạt. Nhận thấy được vai trò quan trọng của các
doanh nghiệp này, cũng như để giúp đỡ các DNN&V vượt qua khó khăn, ổn định kinh tế
vĩ mô, chính phủ đã có nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp DNN&V. Chính sách
“hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp DNN&V” là một trong những chính sách như vậy.
Thông qua việc nghiên cứu chính sách này giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về
chức năng, nguyên tắc và những hạn chế của chính phủ trong nền kinh tế thị trường cũng
như đề xuất những giải pháp thiết thực để ngày một nâng cao hiệu quả của chính sách.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên bài luận còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy để bài luận hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!

1 />
1




B. NỘI DUNG
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong đó các cá nhân và các hãng tư nhân
đưa ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng. Hệ thống giá cả, thị trường, lợi
nhuận và thua lỗ, khuyến khích và khen thưởng sẽ xác định vấn đề cái gì, thế nào, cho
ai. Các hãng sản xuất hàng tiêu dùng để thu được lợi nhuận cao nhất (vấn đề cái gì) bằng
các kỹ thuật sản xuất có chi phí thấp nhất (vấn đề thế nào). Việc tiêu dùng được xác định
thông qua các quyết định cá nhân về việc nên chi tiêu tiền lương và thu nhập từ tài sản có
được do lao động và sở hữu tài sản của họ như thế nào (vấn đề cho ai).2
1.1.2. Chính phu
Khái niệm Chính phủ được hiểu rất khác nhau, tùy vào góc độ xem xét của người
nghiên cứu. Trên góc độ của môn học Kinh tế Công cộng, chúng ta chỉ xem xét vai trò
điều tiết kinh tế của Chính phủ. Theo đó, Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực
thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm
phục vụ lợi ích chung của xã hội và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu mà xã hội có nhu cầu.
1.2. Chức năng, nguyên tắc và những hạn chế trong sự can thiệp của Chính phủ
vào nền kinh tế thị trường
1.2.1. Chức năng cua Chính phu
Ngoài chức năng xây dựng và bảo vệ các khuôn khổ pháp luật và cung cấp các
hàng hóa công cộng (HHCC), chính phủ còn có 4 chức năng kinh tế cơ bản:
a. Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để nâng
cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn. Do đó chính phủ đứng ra cung cấp
2Http://www.kinhtehoc.com.vn/2010/10/kinh-te-hoc-nao-la-nen-kinh-te-thi.html


2


các loại hàng hoá công cộng, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo quy
hoạch chung, khắc phục các thất bại của thị trường như độc quyền, ngoại ứng hay thông
tin không đối xứng.
b. Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.
Ngay cả khi bàn tay vô hình của thị trường có hiệu quả thì nó vẫn có thể tạo ra
những sự phân phối thu nhập bất bình đẳng, vì thế chính phủ đứng ra phân phối lại thu
nhập cho bình đẳng hơn, phân phối lại thu nhập thường được thực hiện thông qua chính
sách thuế khoá và chi tiêu, đôi khi chính phủ vẫn điều tiết trực tiếp bằng các mệnh lệnh
hành chính.
c. Ôn định kinh tế vĩ mô.
Để giúp cho thị trường được ổn định, phát triển tránh được những thất bại do thị
trường gây ra, chính phủ sử dụng các chính sách tài khoá, tiền tệ, thu nhập, sự giám sát
chặt chẽ thị trường tài chính cũng như tập trung vào việc hoạch định các chính sách thúc
đẩy tăng trưởng dài hạn.
d. Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế.
Ngày nay, thương mại và tài chính đã trở nên hết sức quan trọng. Do đó, chính phủ
đóng vai trò là đại diện cho quyền lợi quốc gia trên các diễn đàn quốc tế và đàm phán các
hiệp định cùng có lợi với các quốc gia khác trên thế giới. Các lĩnh vực thường xuất hiện
trên các diễn đàn kinh tế:
- Tự do hoá thương mại và đầu tư
- Các chương trình hỗ trợ quốc tế.
- Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô.
- Bảo vệ môi trường thế giới.
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp cua Chính phu vào nền kinh tế thị
trường

3



Nguyên tắc hỗ trợ và tương hợp là hai nguyên tắc cơ bản, có tính đặc trưng đối với
sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường.
a. Nguyên tắc hỗ trợ.
Nội dung của nguyên tắc này là: sự can thiệpcủa chính phủ phải nhằm mục đích cuối
cùng, dài hạn là hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
b. Nguyên tắc tương hợp.
Nội dung của nguyên tắc: trong hàng loạt các cách thức có thể can thiệp vào thị
trường, chính phủ cần ưu tiên sử dụng những biện pháp nào tương hợp với thị trường hay
nói cách khác là không làm méo mó thị trường. Tuy nhiên trên thực tế, khó có thể tìm
được cách can thiệp nào không gây méo mó thị trường. vì thế, áp dụng nguyên tắc này
trong thực tế có nghĩa là phải lựa chọn hình thức can thiệp nào đó mà nó ít gây méo mó
cho thị trường nhất.
1.2.3. Những hạn chế cua Chính phu khi can thiệp
a. Hạn chế do thiếu thông tin.
Chính phủ cũng đứng trước tình trạng thông tin không đầy đủ, khiến cho nhiều khi
sự can thiệp của chính phủ không chính xác, thiếu thực tiễn, điều này sẽ gây ảnh hưởng
xấu cho xã hội.
b. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân.
Chính phủ nhiều khi không thể lường hết được cá nhân sẽ phản ứng như thế nào
trước những thay đổi về chính sách do chính phủ đề ra. Một khi sự phản ứng của tư nhân
đi theo chiều hướng mà người hoạch định chính sách chưa dự kiến được thì chính sách đó
có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn, hoặc thất bại.
c. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính.
Việc ra quyết định trong khu vực công thường trải qua một quá trình phức tạp, qua
nhiều khâu trung gian. Nhiều khi sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước đã
khiến chính sách của chính phủ không có sức sống trong thực tiễn.

4



d. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng.
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân theo những quy
tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng đem lại một kết quả có hiệu quả. Hành
động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người nhưng lại được quyết định bởi một số
những đại diện bầu ra. Những người ra quyết định, vì thế, chịu sự chi phối của các cử tri,
mà không phải lúc nào cử tri đó cũng có lợi ích thống nhất với nhau. Điều này đặt người
ra quyết định trước tình thế khó khăn khi phải điều hòa những lợi ích này. Đó cũng là lý
do tại sao quá trình ra các quyết định công cộng thường mất thời gian, khó khăn, thậm chí
bế tắc.
Chương II: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO DOANH NGHIỆP VỪA VA
NHO
2.1. Chính sách hỗ trợ vốn cho DNN&V
Hiện nay, cả nước có khoảng trên 500 DNN&V, chiếm 97.5% tổng số doanh
nghiệp đang hoạt động. Hàng năm, các doanh nghiệp DNN&V đóng góp khoảng 40%
GDP và thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, số liệu từ Hiệp hội
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp DNN&V có số vốn
khoảng 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp. Song, số doanh
nghiệp vừa chỉ chiếm 2,2%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 29,6% và còn lại 65,7% là siêu nhỏ.
Và vấn đề lớn nhất của các DNN&V là “đói” vốn.
Nhận thấy điều đó, Chính phủ Việt Nam đã đề ra rất nhiều chính sách hỗ trợ
DNN&V, từ năm 2005 đến nay đã ban hành: chính sách trợ giúp tài chính, chính sách mặt
bằng sản xuất, chính sách đổi mới nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật,
chính sách xúc tiến mở rộng thị trường, chính sách tham gia các hoạt động mua sắm và
cung ứng dịch vụ công, chính sách về thông tin tư vấn, chính sách giúp hỗ trợ nguồn nhân
lực, chính sách vườn ươm doanh nghiệp, chính sách giảm thuế… Và trong bài luận này
nghiên cứu về chính sách “hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp”.
Để hỗ trợ một phần cho các DNN&VChính phủ đã ban hành nghị định số
56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điểm nổi bật trong nghị

định này là chính sách hỗ trợ vốn cho các DN, giúp các DN nâng cao năng lực cạnh
tranh, đổi mới phát triển sản phẩm, đối mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.

5


Việc hỗ trợ vốn phần nào giúp cho các dn thực hiện đầu tư các dự án khả thi thuộc lĩnh
vực ưu tiên, khuyến khích của nhà nước.Bên cạnh đó, Chính phủ đã chính thức ký quyết
định Thành lập Quỹ hỗ trợ DNVVN với nguồn vốn từ ngân sách cấp 2.000 tỷ đồng. Quỹ
này sẽ ủy thác để ngân hàng cho DN vay với số tiền tối đa 70% tổng số vốn của một dự
án, phương án kinh doanh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được vay vốn từ quỹ nếu đáp
ứng các điều kiện như có dự án, phương án kinh doanh khả thi thuộc danh mục các lĩnh
vực ưu tiên; chủ doanh nghiệp phải cam kết tham gia tối thiểu 20% vốn trong dự án...
Doanh nghiệp đã nhận được hỗ trợ từ quỹ sẽ không được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ các tổ
chức tín dụng khác của Nhà nước.
Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án, phương án sản xuất - kinh doanh tối đa bằng
70% tổng mức đầu tư của dự án nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay tối đa
không quá 7 năm, trường hợp đặc biệt sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết
định nhưng không quá 10 năm.
Lãi suất cho vay từ nguồn vốn của quỹ sẽ không quá 90% lãi suất cho vay thương
mại, được xác định trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân của 5 ngân hàng thương mại
Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.
Một trong những biện pháp giúp DNN&V tiếp cận vốn trong năm 2014 là việc đưa
Quỹ phát triển DNN&V vào hoạt động một cách mạnh mẽ. Quỹ tập trung vào các DN có
tiềm năng phát triển, có dự án phương án kinh doanh khả thi và DN trong diện ưu tiên,
như doanh nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp chế biến nông sản, DN xuất khẩu… Quỹ này
cho DN vay vốn với lãi suất ưu đãi so với thị trường, lãi suất sẽ được tính theo lãi suất
trung bình của các ngân hàng thương mại lớn nhất. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban
hành Quyết định số 58/QĐ-TTg thay thế cho quyết định 193 về Quỹ bảo lãnh tín dụng
cho DNN&V. Theo đó, các địa phương đẩy nhanh thành lập Quỹ tín dụng hỗ trợ DN để

có thể đảm bảo nguồn vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thủ tướng giao
nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Trên đây là một số giải pháp hỗ trợ cho DNN&V tiếp cận nguồn vốn của Chính
phủ Việt Nam.

6


2.2. Phân tích chức năng, nguyên tắc và những hạn chế khi Chính phủ sử dụng
chính sách “hỗ trợ vốn cho DNN&V” để can thiệp vào nền kinh tế thị trường
2.2.1. Chức năng cua Chính phu
Trong giai đoạn hiện nay, DNN&V gặp nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh,
việc ra đời chính sách “hỗ trợ vốn cho DNN&V” đã giúp các DN được hỗ trợ kịp thời về
vốn, trang thiết bị, từ đó ổn định sản xuất, duy trì hoạt việc làm cho người lao động.
2.2.1.1. Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là một mục tiêu trọng tâm của
chính sách “hỗ trợ vốn cho DNN&V”. Trong giai đoạn hiện nay, các DNN&V rất khó
khăn trong việc tiếp cận đồng vốn để khắc phục thiệt hại, duy trì hoạt động khi nền kinh
tế khủng hoảng. Nếu Chính phủ không có sự can thiệp thì số lượng DN phải phá sản là rất
lớn, từ đó dẫn đến những thiệt hại cho nền kinh tế vì DNN&V đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế. Ngoài ra, việc khôi phục các DNN&V thường nhanh chóng hơn
so với các doanh nghiệp lớn nên tạo hiệu quả kịp thời. Chính phủ đã thực hiện điều tiết
luồng đầu tư vào cho các DNN&V với gói kích cầu 17000 tỷ với mục tiêu tạo ra hiệu ứng
tín dụng lan tỏa khoảng 450000 tỷ. Trong đó dành 2868 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất 4% cho
vay đối với DNN&V. Nhiều DNN&V đã được hỗ trợ kịp thời về vốn, giúp tái ổn định sản
xuất và duy trì việc làm cho người lao động.
2.2.1.2. Ôn định kinh tế vĩ mô
Việc hỗ trợ cho các DNN&V giúp các DN có đầy đủ vốn, trang thiết bị kỹ thuật
tiên tiến, hiện đại đáp ứng cho nhu cầu sản xuất tiêu dùng. Từ đó, duy trì ổn định sản
xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp. Khi các DN

làm ăn có lãi, có vị trí trên thị trường thì mức thu nhập của người lao động sẽ tăng, đóng
góp vào GDP cho cả nước, làm cho tình hình kinh tế ít biến động hơn, góp phần ổn định
nền kinh tế vĩ mô.
2.2.1.3. Phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội
Chính sách hỗ trợ vốn cho DNN&V góp phần tháo gỡ những khó khăn nhất là về
vốn mà các DN đang gặp phải. Khi các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo
dài sẽ kéo theo thu nhập của người lao động không được đảm bảo, tình trạng nợ lương
nhiều tháng diễn ra ảnh hưởng đến cuộc sống người lao động cũng như gia đình họ. Vì
vậy, chính sách này của Chính phủ giúp phân phối lại thu nhập và giảm bớt sự bất bình
đẳng trong phân phối về thu nhập.

7


2.2.1.4. Đại diện cho quốc gia trên thị trường quốc tế
Kinh phí cho thực hiện chính sách hỗ trợ DNN&V được lấy chủ yếu từ ngân sách
quốc gia và chính phủ cũng phải thực hiện nhiều cuộc đàm phán trên các diễn đàn quốc tế
để thu hút sự tài trợ của các nước phát triển đối với nước ta.
2.2.2. Những nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp cua Chính phu vào nền kinh tế thị
trường.
2.2.2.1. Nguyên tắc hỗ trợ
Chính sách “hỗ trợ vốn cho các DNN&V” nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn là
nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường họat động hiệu quả hơn như đã phân tích ở trên.
2.2.2.2. Nguyên tắc tương hỗ
Chính sách hỗ trợ cho DNN&V có thể nói là biện pháp hữu hiệu, không làm méo
mó thị trường. Góp phần cải thiện hiệu quả làm việc trong các DN, tăng hiệu quả cho các
dự án đầu tư. Những DN được tiếp cận phần vốn đã tìm kiếm được cơ hội duy trì sản
xuất, việc làm đổi mới công nghệ, giảm chi phí nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng sản
lượng, giảm tồn kho, giảm được lỗ..Thông qua chính sách này, chính phủ cũng muốn tăng
phúc lợi xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp, ổn định kinh tế vĩ mô.

2.2.3. Những hạn chế cua Chính phu khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường thông
qua chính sách “hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ”
Khi đưa ra bất cứ một chính sách nào, Chính phủ luôn muốn hiệu quả của việc
thực thi chính sách đó là cao nhất và giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất nhưng trên
thực tế thì không có chính sách nào là không có những hạn chế nhất định. Chính sách “hỗ
trợ vốn cho DNN&V” cũng không phải ngoại lệ. Trên thực tế mới có một số lượng nhỏ
các doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Phần lớn các doanh nghiệp còn lại
gặp các trở ngại như sau: 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ
thủ tục vay vốn đơn giản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ); 50% trở ngại yêu cầu thế
chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế
chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; các điều
kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khó khăn nhất vẫn là

8


thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ
tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn
khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 - 18%).
Điều kiện vay vốn hiện nay chưa phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất ít các doanh
nghiệp đáp ứng được điều kiện không được nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.3
Sau đây chúng ta sẽ xem xét, phân tích một số hạn chế của chính sách này:
2.2.3.1. Hạn chế do thiếu thông tin
Chính phủ không thể có thông tin một cách đầy đủ về toàn bộ các DNN&V, nhiều
doanh nghiệp ma, lợi dụng chính sách hỗ trợ vốn vay của chính phủ nhằm mục đích xấu,
trục lợi bất chính. Ngoài ra việc giám sát quá trình vay và cho vay chưa được thực hiện
tốt nên có thể dẫn đến hiện tượng sử dụng vốn vay không đúng chủ trương của nhà nước:
dùng vốn vay để đảo nợ, chảy ngược vào ngân hàng để hưởng chênh lệch giữa lãi suất
vay và gửi, vốn vay đổ vào thị trường chứng khoán, bất động sản,... Chính phủ không thể
lường hết mọi tình huống có thể xảy ra nên nhiều khi sự can thiệp của chính phủ còn thiếu

thực tiễn, chưa có những giải pháp triệt để để giải quyết tình trạng trên.
2.2.3.2 Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân.
Một chính sách khi ra đời ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng. Chính sách hỗ trợ vốn cho
DNN&V cũng vậy, đối tượng mà chính phủ hướng tới là các DNN&V, tuy nhiên ngoài ra
còn các cá nhân, tổ chức khác: người lao động, ngân hàng, hiệp hội nghề,... Khi đưa ra
chính sách, các nhà hoạch định không thể kiểm soát mọi phản ứng của cá nhân, các DN
và của cả thị trường khiến cho chưa có nhiều DN có thể đến được với chính sách hỗ trợ
của chính phủ. Theo số liệu thống kê, trong năm 2013 có khoảng 60.700 DN phải giải thể,
ngừng hoạt động, tăng 11,9% so với năm 2012 và tăng 12,5% so với năm 2011, cần vốn
để duy trì họat động kinh doanh nhưng hầu hết các DN không thể tiếp cận được vốn vay
từ ngân hàng. Ngân hàng thừa vốn nhưng không thể cho vay, DN thiếu vốn nhưng không
thể đáp ứng được yêu cầu.
2.2.3.3. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính
3Http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/lists/phapluatkinhte/view_detail.aspx?itemid=390

9


Để hỗ trợ vốn cho các DNN&V cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, bộ,
ngành và địa phương, nhất là các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên để có thể vay vốn thì
DN gặp phải rất nhiều khó khăn khi vấp phải sự khó dễ trong quá trình làm thủ tục từ phía
các ngân hàng khiến cho chính sách thiếu đi tính hiệu quả. Theo số liệu của NHNN, chỉ
có hơn 1/3 DNN&V (chưa đến 36%) trong số các doanh nghiệp đang họat động tiếp cận
được vốn ngân hàng. Điều kiện cho vay vốn của ngân hàng vẫn còn khắt khe: DN phải
có tài sản thế chấp, lành mạnh về tài chính…đây là những rào cản khiến DNN&V không
dễ dàng tiếp cận vốn vay vì thông thường DN gặp khó khăn không có tài sản thế chấp lớn,
hoặc nếu có thì trong điều kiện thủ tục xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
phức tạp như hiện nay, DN có thể bỏ lỡ cơ hội vay vốn. Ngoài ra quy định của ngân hàng
về thời gian giải ngân còn bất cập, thời gian làm thủ tục vay quá dài, trong khi thời gian
vay quá ngắn cũng là nguyên nhân khiến DNN&V không dễ dàng để vay vốn phục vụ sản

xuất.
2.2.3.4. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Từ khâu hoạch định chính sách đến hưởng dẫn và thực thi chính sách đều do một
nhóm người đại diện trong khi ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều đối tượng. Những
hoạch định và bỏ phiếu thông qua chính sách có thể là những người không chịu ảnh
hưởng từ những lợi ích cũng như bất lợi mà chính sách có thể đem lại. Do đó, có thể
khiến cho việc thi hành chính sách gặp nhiều bất lợi, không mang lại những lợi ích tốt
nhất cho DNN&V mà cón khiến các DN gặp khó khăn hơn trong quá trình vay vốn.

10


Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VA GIẢI PHÁP
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO
DOANH NGHIỆP VỪA NHO
Để tăng cường hiệu quả của chính sách hỗ trợ vốn cho DNN&V cũng như khắc
phục hạn chế của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường, tôi có một vài kiến
nghị như sau:
Một là, ngân hàng cần nới lỏng điều kiện vay vốn. Trên thực tế, đảm bảo an
toàn thực sự cho vốn vay không phải là tài sản thế chấp mà là tính khả thi và hiệu quả
của các dự án mà DN đang tham gia, cũng như tính hiệu quả của các phương án sản xuất
kinh doanh của DN. Như vậy, sẽ có nhiều DN được vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, phục hồi sau khủng hoảng được nhanh hơn.
Hai là, ngân hàng nên hợp tác chặt chẽ với các tổ chức hiệp hội ngành nghề
để có thêm nhiều thông tin về DN, giúp ngắn thời gian ra quyết định cho vay vốn bằng
tín chấp. Đồng thời, các tổ chức này có thể đứng ra bảo lãnh cho DN vay vốn bằng tín
chấp, tạo điều kiện cho DNN&V khắc phục những hạn chế về tài sản bảo đảm và năng
lực chứng minh về tài chính.
Ba là, tăng cường giám sát việc cho vay để hạn chế những tiêu cực. Bên
cạnh đó, mỗi ngân hàng cần phải có ban kiểm tra việc vay vốn và gửi vốn của những chủ

DN để bảo đảm nguồn vốn cho ngân hàng, vừa linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho DN tiếp cận vốn vay ưu đãi sử dụng đúng mục đích. Vai trò Kiểm toán Nhà nước
trong việc kiểm tra, giám sát cần được đẩy mạnh để tránh thất thoát, lãng phí.
Bốn là, phải xác lập cơ chế “số hóa” đối với mọi DNN&V. Theo đó, trên cơ
sở những văn bản pháp lý đã cớ, những cơ quan cung ứng thông tin tín dụng đã và sẽ
hiện hữu; các Công ty kiểm toán độc lập đã và sẽ hình thành…,
Trên đây là một số kiến nghị về quá trình hỗ trợ vốn cho các DNN&V, hy
vọng sẽ góp phần cải thiện được chất lượng, cũng như giảm bớt quá trình vay vốn đề các

11


DN có thể có đủ điều kiện để sản xuất.

12


C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích và số liệu về chính sách “hỗ trợ vốn cho các DNVVN” ở
trên, chúng ta đã thấy được phần nào vai trò quan trọng của chính phủ trong việc giữ ổn
định và phát triển nền kinh tế. Việc tìm hiểu nguyên tắc, chức năng cũng như hạn chế của
chính phủ giúp các nhà hoạch định chính sách tìm ra những phương thức thích hợp nhất
nhằm làm tăng tính khả thi, tính hiệu quả của chính sách, góp phần giúp đỡ các cá nhân,
hộ gia đình cũng như doanh nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.

13


D. TAI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Vũ Cương và PGS.TS Phạm Văn Vận (2013), Giáo trình Kinh tế công cộng, Đại

học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
2.

Kinh

tế

học:“Thế

nào

là

nền

kinh

tế

thị

trường,

chỉ

huy,

hỗn

hợp” />3.Phương


Linh(2013),

“Hơn

60.700

doanh

nghiệp

đóng

cửa

năm

2013”,

/>4. Phạm Thị Mai Vui (2013), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc tiếp cận nguồn vốn
kích

cầu, />
tiep-can-nguon-von-kich-cau.sav
5.

Th.S

Hoàng


Thanh

Hà

(2014),

“Doanh

nghiệp

và

gói

kích

cầu”,

và

nhỏ”,

/>6.

Anh



(2013),


“Tìm

vốn

cho

doanh

nghiệp

vừa

trích dẫn 2014.
7. Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

14


MỤC LỤC

15



×