Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu thành phần và đặc điểm phân bố của phân lớp mang trước ở khu vực xã nậm nèn, mường chà, điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

SÌN VĂN THƢỚNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA
PHÂN LỚP MANG TRƢỚC (GASTROPODA: PROSOBRANCHIA)
Ở KHU VỰC XÃ NẬM NÈN, MƢỜNG CHÀ, ĐIỆN BIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

SÌN VĂN THƢỚNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA
PHÂN LỚP MANG TRƢỚC (GASTROPODA: PROSOBRANCHIA)
Ở KHU VỰC XÃ NẬM NÈN, MƢỜNG CHÀ, ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: TN 2

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. ĐỖ ĐỨC SÁNG

Sơn La, 2015



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ
chức và cá nhân. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Phòng Đào tạo Đại học, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo
dục, Trường Đại học Tây Bắc, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh - Hoá và Trung tâm
thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện khoá luận.
Em xin cảm ơn các giảng viên, các cán bộ trong Bộ môn Động vật - Sinh
thái đã tạo điều kiện cho em về dụng cụ, hoá chất và địa điểm trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp K52 ĐHSP Sinh, các bạn sinh viên
trong nhóm đề tài nghiên cứu về ốc cạn năm học 2014 – 2015, khoa Sinh – Hoá,
Trường Đại học Tây Bắc đã giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình và trao đổi cho chúng tôi
những kinh nghiệm trong suốt thời gian qua.
Em xin gửi lời tri ân tới tất cả những người thân trong gia đình, nhân dân
và chính quyền xã Nậm Nèn cùng toàn thể bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
em trong thời gian qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS. Đỗ Đức Sáng, người trực
tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm cho
em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận.
Sơn La, tháng 05, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Sìn Văn Thƣớng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết

Nghĩa


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

KV

Khu vực

NĐV

Núi đá vôi

Nxb

Nhà xuất bản

ĐHSP

Đại học Sư phạm

KH & KT

Khoa học và Kĩ thuật

tr, pp


Trang

h

Hình

H

Chiều cao

D

Chiều rộng

DA

Rộng miệng

N

Số cá thể phân tích


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 4

1.6. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn........................................................... 4
1.6.1. Ở Việt Nam ................................................................................................. 4
1.6.2. Ở tỉnh Điện Biên và khu vực nghiên cứu .................................................... 6
1.7. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................. 6
1.8. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu ............................. 7
1.8.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 7
1.8.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................ 10
1.9. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu .................................................... 11
1.9.1. Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 11
1.9.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 11
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 14
Chương 1: ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
CỦA PHÂN LỚP MANG TRƯỚC .................................................................... 14
1.1. Đạng dạng thành phần loài phân lớp Mang trước ở khu vực nghiên cứu .... 14
1.2. Một số nhận định về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu ....................... 28
1.3. So sánh mức độ đa dạng thành phần loài giữa khu vực nghiên cứu với một
số khu vực lân cận. .............................................................................................. 30
Chương 2: ĐẶC PHÂN BỐ CỦA PHÂN LỚP MANG TRƯỚC THEO SINH
CẢNH KHU VỰC NGHIÊN CỨU. ................................................................... 34
2.1. Đặc điểm sinh cảnh khu vực nghiên cứu ..................................................... 34
2.2. Đặc điểm phân bố của các loài ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước theo sinh
cảnh ở khu vực nghiên cứu ................................................................................. 36
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ......................................................... 39


3.1. Kết luận ........................................................................................................ 39
3.2. Kiến nghị ...................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thành phần loài, tỉ lệ phần trăm ( % ) các loài ốc cạn thuộc phân lớp
Mang trước ở các sinh cảnh trong KVNC, hạng phân bố của loài. .................... 14
Bảng 2: Chỉ số tương đồng về đa dạng loài giữa KVNC với các khu vực khác. 33
Bảng 3: Tỉ lệ số lượng cá thể, loài, giống, họ ốc ở cạn theo sinh cảnh .............. 36
ở KVNC............................................................................................................... 36
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu............................. 8
Biểu đồ 1: Tỉ lệ phần trăm (%) số lượng cá thể trong các họ thuộc phân lớp
Mang trước ở KVNC........................................................................................... 29
Biểu đồ 2: Số loài, giống, họ ốc cạn trong phân lớp Mang trước ở KVNC, Tây
Trang, TP Sơn La, KBTTN Xuân Nha. .............................................................. 32
Biểu đồ 3: Tỉ lệ phần trăm (%) số lượng cá thể các loài ốc cạn thuộc phân lớp
Mang trước trong sinh cảnh tự nhiên và nhân tác. .............................................. 37
Biểu đồ 4: Số lượng loài, giống, họ ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước trong sinh
cảnh tự nhiên và sinh cảnh nhân tác.................................................................... 38


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thân mềm (mollusca) với khoảng 130.000 loài, phân bố rộng ở biển,
trong các thuỷ vực nước ngọt và môi trường cạn, giữ vai trò trong các hệ sinh
thái và có liên quan mật thiết với đời sống con người. Chân bụng (Gastropoda)
là lớp đa dạng phong phú nhất trong ngành Thân mềm, có khoảng 90.000 loài
(trong đó có khoảng 15.000 loài hoá đá) [1, 2].
Thân mềm Chân bụng ở cạn là những loài ốc và sên trần sống trên cạn,
phân bố rộng ở các sinh cảnh trên cạn và các đảo vùng biển. Về phân loại học,
Thân mềm Chân bụng ở cạn bao gồm 2 phân lớp: Phân lớp Có phổi (Pulmonata)
và phân lớp Mang trước (Prosopranchia). Thành phần loài rất đa dạng và phong

phú. Chúng có thể có vỏ hoặc không có vỏ, số lượng loài lớn (có tới 60.000 loài)
[2].
Về giá trị thực tiễn, ốc ở cạn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều
hệ sinh thái, chúng đóng vai trò là mắt xích trong các chuỗi thức ăn và lưới thức
ăn trong các hệ sinh thái. Nhiều loài ốc ở cạn ăn lá cây và bản thân chúng lại là
thức ăn của nhiều loài động vật có xương sống như chim, thú, lưỡng cư.
Ốc ở cạn còn là nguồn thực phẩm dễ kiếm và có hàm lượng dinh dưỡng
cao cho con người và vật nuôi. Hiện nay, có nhiều địa phương đang tiến hành
nuôi các loài chân bụng như ốc hương, ốc nhồi, ốc gáo… để phục vụ đời sống
và cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Vỏ của trai ốc có lớp xà cừ đẹp dùng để khảm trai và hàng mĩ nghệ. Một
số ốc (ốc kim khôi, ốc bàn tay, ốc tù và, ốc mõ chùa da hổ, ốc cối…) dùng làm
vật trang trí. Thân mềm còn được khai thác làm nguyên liệu chế thuốc vẽ (tú
mực) và dược liệu (vỏ bào ngư, mai mực).
Ở một số vùng ven biển, người dân sử dụng vỏ ốc, trai, hến, sò để nung
vôi. Vỏ của các loài Thân mềm có cấu tạo đá vôi, được giữ lại từ đại cổ sinh đến
nay, được coi là nhóm sinh vật chỉ thị địa tầng có giá trị
1


Hoá thạch của Thân mềm là đối tượng cho các nhà khảo cổ học nghiên
cứu và tìm hiểu, nhiều hài cốt và di chỉ của người xưa đã được phát hiện cùng
với vỏ của các loại Thân mềm. Từ thời xưa con người đã biết dùng vỏ trai, ốc
(Cypraeidae, Cyclophoridae) làm chuỗi hạt trang trí hoặc làm tiền trao đổi.
Ngoài những lợi ích kể trên, một số loài ốc ở cạn cũng là sinh vật gây hại
trong nông nghiệp và là vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người, gia súc:
Ốc tai Lymnaea swinhoei truyền bệnh sán lá gan (Fasciola) cho trâu bò, ốc mút
Melonoides tuberculatus truyền bệnh sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) cho
người [2, 3]. Vì thế việc nghiên cứu các loài ốc ở cạn, nhất là đặc điểm khu vực
phân bố và thành phần loài là nhiệm vụ cấp thiết.

Cho đến nay việc nghiên cứu Thân mềm nói chung và ốc cạn nói riêng
trên thế giới được tiến hành rất sớm. Ở Việt Nam, cùng với các nhóm ốc ở nước,
Thân mềm Chân bụng ở cạn đã được điều tra nghiên cứu từ giữa thế kỉ XIX.
Song từ tình hình và kết quả nghiên cứu cho thấy: Thân mềm Chân bụng ở cạn
chưa được khảo sát đầy đủ ở các vùng cảnh quan tiêu biểu trên lãnh thổ Việt
Nam và những dữ liệu khoa học về thành phần loài, đặc điểm sinh học còn hạn
chế. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ cần tiếp tục mở rộng việc điều tra thống kê thành
phần loài, tổ chức điều tra đầy đủ có hệ thống các vùng cảnh quan trong toàn
lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của Thân mềm Chân bụng
trong tự nhiên và đời sống con người.
Tỉnh Điện Biên giữ vai trò quan trọng trong khu vực Tây Bắc về chính trị,
kinh tế, giao thông và an ninh quốc phòng. Điện Biên là tỉnh tiêu biểu cho cảnh
quan địa lý và môi trường tự nhiên. Các nghiên cứu Thân mềm Chân bụng ở cạn
ở Điện Biên còn rất hạn chế.
Khu vực Nậm Nèn thuộc huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên với địa hình
chủ yếu là núi đá vôi và rừng tự nhiên, nơi sống thích hợp của nhiều loài động
vật trong đó có ốc cạn. Nơi đây giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, dân trí
thấp, sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác các sản phẩm tự nhiên. Tài
nguyên động, thực vật nhanh chóng cạn kiệt trong đó có ốc cạn. Trong khi đó,
các nghiên cứu ốc cạn ở tỉnh Điện Biên còn rất hạn chế, đặc biệt tại khu vực
2


Nậm Nèn, tính đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về Thân
mềm ở cạn.
Đặc biệt là đối với phân lớp Mang trước với số lượng và thành phần loài
ít, chưa có dẫn liệu khoa học hệ thống thành phần loài trong phân lớp Mang
trước ở Việt Nam thì công tác điều tra nghiên cứu để làm rõ thành phần và đặc
điểm phân bố của chúng cần được tiến hành nhiều hơn.
Từ lý do trên, đề tài được lựa chọn và nghiên cứu: “Nghiên cứu thành

phần và đặc điểm phân bố của phân lớp Mang trước (Gastropoda:
Prosobranchia) ở khu vực xã Nậm Nèn, Mường Chà, Điện Biên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài ốc cạn thuô ̣c phân lớp M

ang trước

(Prosobranchia) ở khu vực xã Nậm Nèn.
- Nghiên cứu đă ̣c điể m p hân bố của các loài ốc cạn phân lớp Mang trước
(Prosobranchia) theo sinh cảnh ở khu vực xã Nậm Nèn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự đa dạng thành phần loài ốc cạn trong phân lớp Mang
trước ở khu vực xã Nậm Nèn. So sánh dẫn liệu về phân lớp Mang trước ở các
khu vực lân cận với khu vực xã Nậm Nèn.
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố của ốc cạn trong phân lớp Mang trước
theo sinh cảnh ở khu vực xã Nậm Nèn.
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu nhập và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Tiến hành thu nguồn mẫu ở ngoài thực địa, xử lý mẫu vật.
- Điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương.
- Phân tích và định loại nguồn mẫu vật thu được.
- Tìm hiểu đặc điểm từng loại sinh cảnh nghiên cứu.
- Lập danh sách các loài ốc cạn trong phân lớp Mang trước theo sinh cảnh
ở khu vực nghiên cứu.
- Nhận định về độ đa dạng và so sánh với khu vực khác.

3


1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đề tài hoàn thành sẽ cung cấp nguồn dẫn liệu mới có tính hệ thống cho
khoa học về loài ốc cạn trong phân lớp Mang trước ở khu vực xã Nậm Nèn,
huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên tiến tới các chuyên khảo, tạp chí sinh học,
động vật chí…
- Các mẫu ốc thu được sẽ cung cấp cho bộ môn Động vật – sinh thái, khoa
Sinh – Hoá, trường Đại học Tây Bắc nguồn mẫu vật phục vụ trong quá trình
giảng dạy các học phần như: Động vật không xương sống, Sinh thái học, Tiến
hoá…
1.6. Khái quát tình hình nghiên cứu ốc cạn
1.6.1. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Thân mềm ở cạn nói chung và ốc cạn nói riêng với sự đa
dạng về thành phần loài cùng với vai trò to lớn của chúng đối với khoa học và
thực tiễn đã được các nhà khoa học tìm hiểu từ rất sớm. Theo Đặng Ngọc Thanh
(2008), có thể khái quát quá trình nghiên cứu thành 2 giai đoạn sau:
a. Giai đoạn trƣớc 2000
Trong giai đoạn này các nghiên cứu về ốc cạn ở Việt Nam chủ yếu là tác
giả nước ngoài thực hiện: mở đầu là công trình nghiên cứu của Souleyet (18411842) tiến hành ở miền Trung Việt Nam đã ghi nhận một số loài ốc cạn trong họ
Streptaxidae ở khu vực Đà Nẵng. Cũng trong khoảng thời gian này (1848-1877)
L.Pfeiffer đã phát hiện hàng chục loài mới như Streptaxis ebuneus, S.sinousus,
Nanina cambojiensis... Ở vùng Nam Bộ đã có những cuộc khảo sát diễn ra điển
hình là công trình nghiên cứu của Croes và Fischer (1863- 1869); Crosses
(1867- 1868) các tác giả trên đã thống kê được tới 448 loài ở 83 tài liệu từ 1874
– 1900 [4, 13]. Trong nửa sau thế kỉ XIX, các công trình nghiên cứu mới lần
lượt xuất hiện phải kể đến một số công trình nghiên cứu nổi tiếng như: Fischer
(1843 -1863); Morlet (1886, 1891, 1892); Dautzenberg và Hamonville ( 1887);
Ancey (1888); Bavay và Dautzenberg (1899, 1908, 1909); Mollendroff (1901)
nghiên cứu một số địa danh ở vùng núi phía bắc như Sơn La, Lai Châu, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, các kết quả đã công bố gồm 103 loài .
4



b. Giai đoạn sau năm 2000
Trong các giai đoạn này, nghiên cứu về ốc cạn đã được mở rộng thêm các
tác giả trong nước đã có một số công trình nổi bật như: năm 2003, Vermeulen và
Maassen đã khảo sát thành phần loài và phân bố của ốc cạn ở một số khu vực
phía bắc Pù Luông (Thanh Hoá), Cúc Phương (Ninh Bình), Phủ Lý (Hà Nam),
Hạ Long, Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng) đã công bố 259 loài,
trong đó có 246 loài bổ sung cho số loài đã được công bố, phân lớp Mang trước
có 37 loài, phân lớp Có phổi có 146 loài chỉ định loại đến sp điều này chứng tỏ
rằng thành phần loài ốc cạn rất đa dạng, phong phú và mở ra nhiều triển vọng
cho nghiên cứu ốc cạn [15].
Trong giai đoạn này cũng phải kể đến một công trình nghiên cứu nổi tiếng
của các tác giả Việt Nam. Năm 2005, tác giả Nguyễn Xuân Đồng, Nguyễn Quý
Tuấn, Hoàng Đức Đạt đề cập đến hai loài ốc núi: Cyclophorus anmiticus và
Cyclophorus matensianus đang được dùng làm thực phẩm ở núi Bà Đen tỉnh
Tây Ninh [5]. Năm 2006, Nguyễn Thị Cậy xác định ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc có
29 loài ốc cạn thuộc 14 giống và 10 họ. Năm 2010 – 2011, Đỗ Văn Nhượng và
cộng sự đã bước đầu cung cấp dẫn liệu tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã xác định
được 52 loài thuộc 31 giống và 13 họ [10]; xóm Dù thuộc Vườn Quốc gia Xuân
Sơn, Phú Thọ (44 loài) [9]; núi đá vôi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (23 loài) [8];
núi Voi, An Lão, Hải Phòng (36 loài); thôn Rẫy, Hữu Lũng, Lạng Sơn (46 loài),
trong đó có bổ sung 58 loài mới cho khu hệ ốc cạn Việt Nam. Trong thời gian
này, các khoá luận, luận văn về ốc cạn cũng bước đầu được tiến hành.
Tính cho đến nay, theo đánh giá của Đặng Ngọc Thanh (2008), ở Việt
Nam các tác giả đã phát hiện được 776 loài ốc cạn. Theo công bố mới nhất
(5/2011), Bộ Stylommataphora thuộc phân lớp Pulmonata gồm 477 loài và phân
loài thuộc 96 giống, 20 họ [15].
Từ tình hình nghiên cứu trên cho thấy: Nhóm ốc cạn ở Viêt Nam mặc dù
đã được khảo sát từ đầu thế kỉ XX, sớm nhất là vùng phía Nam trong khi vùng
phía Bắc chỉ được khảo sát trong năm 60 của thế kỉ này. Những hoạt động khảo


5


sát chủ yếu do các tác giả nước ngoài thực hiện, nội dung nghiên cứu trong giai
đoạn này chủ yếu là thống kê thành phần loài của các vùng khác nhau.
1.6.2. Ở tỉnh Điện Biên và khu vực nghiên cứu
Nhìn chung tại tỉnh Điện Biên việc điều tra, nghiên cứu về ốc cạn nói
chung và về phân lớp Mang trước nói riêng còn rất hạn chế.
Năm 2010, Đỗ Văn Nhượng xác định được 16 loài (ốc cạn thuộc phân lớp
Mang trước) thuộc 12 giống (Cyclophorus, Leptopoma, Opisthoporus,
Opisthostoma,

Platyrhaphe,

Pseudopomatias,

Riostoma,

Pseudotrochatella,

Dioryx,

Georissa),

Diplommatina,
3

họ


Pupina,

(Cyclophoridae,

Diplommatinidae, Pupinidae, Helicinidae, Hydrocenidae) trong khu vực Tây
Trang, Điên Biên [4].
1.7. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các loài ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước thuộc
khu vực xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
- Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu là các bản: Bản A, Bản B, Bản Huổi Đo, Huổi Bon,
Bản Nậm Nèn 1 thuộc xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
- Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015.
Thời gian nghiên cứu được phân bố cụ thể như sau:
Thời gian
6/2014

7/2014
8/2014-9/2014
10/2014-11/2014
12/2014
1/2015-2/2015

Các nội dung công việc thực hiện
- Thu thập, nghiên cứu thông tin về khu vực nghiên cứu.
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu định loại, mô tả và các
tài liệu chuyên ngành khác.
- Tiến hành các đợt đi thu mẫu.

- Tiến hành các đợt đi thu mẫu.
- Lập đề cương nghiên cứu.
- Tiến hành các đợt đi thu mẫu.
- Phân tích và định loại mẫu vật.
- Phân tích và xử lý số liệu.
- Tiến hành mô tả mẫu.
- Tổng kết số liệu đề tài.
- Tiến hành thu mẫu đợt cuối.
6


3/2015-4/2015
5/2015

- Viết và hoàn thành đề tài
- Báo cáo đề tài

1.8. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu
1.8.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Mường Chà là một huyện vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc của tỉnh
Điện Biên, được điều chỉnh lần gần đây nhất theo Nghị định 135/2006/NĐ-CP
ngày 14 tháng 11 năm 2006, Diện tích 1.826 km². Ranh giới của huyện cụ thể
như sau: phía Đông tiếp giáp với huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo, phía Tây tiếp
giáp với huyện Mường Nhé và nước Lào, phía Nam tiếp giáp với thành phố
Điện Biên Phủ, phía Bắc tiếp giáp với thị xã Mường Lay, Bao gồm 1 thị trấn và
14 xã, Trong đó xã Nậm Nèn có 3.619,82 ha diện tích tự nhiên và 2.539 nhân
khẩu. Địa giới hành chính xã Nậm Nèn: Đông giáp xã Trung Thu, huyện Tủa
Chùa; Tây giáp các xã: Hừa Ngài, Huổi Mí, huyện Mường Chà; Nam giáp các
xã: Sính Phình, Mường Báng, huyện Tủa Chùa và xã Mường Mùn, huyện Tuần

Giáo; Bắc giáp xã Pa Ham, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên [26].

Nậm Nèn

Chú thích:

Địa điểm thu mẫu
7


Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu và vị trí các điểm thu mẫu
- Địa hình
Kiểu địa hình của huyện Mường Chà chủ yếu là núi trung bình và núi cao
có độ cao tuyệt đối so với mực nước biển trung bình từ 350m – 1.800m, với độ
dốc bình quân từ 160 - 450. Địa hình chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao và
khe sâu tạo thành.
Địa hình Nậm Nèn bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao chủ yếu là núi đá
vôi xen lẫn đồi tạo nên nhiều thung lũng nhỏ hẹp, có dòng sông Nậm Mức chạy
dọc theo, độ dốc lớn kết hợp với lượng mưa trong năm nhiều nên đất thường
xuyên bị xói mòn, bạc màu, độ phì nhiêu thấp. Do chủ yếu là núi đá vôi nên có
nhiều cấu trúc hang, hốc và kẽ đá có chứa mùn bã hữu cơ và độ ẩm cao nhất là
vào mùa mưa, thích hợp cho nhiều động vật đất cư trú trong đó có ốc cạn [7,
16].
- Khí hậu, thuỷ văn
+ Khí hậu: khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 (nóng, ẩm, mưa nhiều); mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau (khí hậu lạnh và khô hanh).
Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân năm từ 18-200C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
là 400C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là 20C.
Lượng mưa: bình quân năm từ 1.600-2.000mm; tháng cao nhất (tháng 7)

từ 400-500mm/tháng; tháng thấp nhất (tháng 12) từ 50-60mm/tháng.
Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình từ 83-85% nhưng vào các tháng 3, 4,
5 thời tiết khô nóng do ít mưa và còn bị ảnh hưởng của gió Lào nên độ ẩm của
không khí có thể xuống thấp mức từ 40-50%.
Chế độ gió, bão: khu vực chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính là gió mùa
đông bắc thổi vào các tháng 10, 11, 12 và tháng giêng; gió mùa tây nam thổi vào
các tháng 3, 4, 5. Địa phương ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão nhiệt đới
nhưng hay xảy ra các hiện tượng như: lốc xoáy, sạt lở đất, lũ quét, động đất…

8


Đặc điểm sông suối: Mường Chà có hệ thống sông suối khá phong phú
với nhiều con sông suối có lưu lượng nước lớn. Phải kể đến đầu tiên là 2 con
sông chính đó là sông Đà và sông Nậm Mức.
Với đặc điểm khí hậu như vậy, nơi đây là môi trường khí hậu thuận lợi
cho ốc cạn sinh sống, sự chênh lệch về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa giữa mùa
mưa và mùa khô là nhân tố quyết định sự khác biệt về thành phần loài ốc cạn
giữa 2 mùa [7, 16].
+ Thuỷ văn:
Chế độ dòng chảy của suối trong năm phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm
nên cũng được phân chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa lũ lượng mưa chiếm từ
80-85% lượng mưa cả năm, mùa khô chỉ chiếm từ 20-30% lượng mưa cả năm.
Mường Chà với lượng mưa hàng năm lớn, mùa mưa thường kéo dài, hệ thống
sông suối, ao hồ phong phú và đa dạng. Lưu lượng của các con sông suối chính
lớn.
Sự phân bố lượng nước trong khu vực kéo theo nền nhiệt ẩm biến đổi
không đồng đều, thường thì khu vực sông ngòi có hệ thống thảm thực vật phong
phú do đó cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài ốc đặc biệt là lá cây, rêu, lớp
thảm mục [7, 16].

- Tài nguyên sinh vật
+ Tài nguyên thực vật: rừng Mường Chà có tổng diện tích khoảng
8.537.286 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên. Tuy nhiên những năm gần đây, nguồn
tài nguyên này đang bị xâm hại và suy giảm nhanh chóng do nhiều nguyên nhân
dẫn đến nhiều loài quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Trong khi
đó ốc cạn phần lớn sử dụng thực vật làm nguồn thức ăn, chính vì vậy mà nó ảnh
hưởng đến sự phân bố của ốc cạn rất lớn [26].
+ Tài nguyên động vật: cùng với sự suy giảm nhanh chóng nguồn tài
nguyên rừng thì nguồn tài nguyên động vật cũng dần bị cạn kiệt. Nhiều loài quý
hiếm đã bị tuyệt chủng cục bộ tại địa phương, nhiều loài thì đang suy giảm số
lượng một cách nhanh chóng, trong đó có sự cạn kiệt dần của ốc cạn bởi sự khai
thác, sử dụng của người dân địa phương [26].
9


1.8.2. Điều kiện kinh tế xã hội
- Dân số
Tính đến năm 2010 dân số toàn huyện có 52.522 người tương đương với
10.504,4 hộ. Quy mô hộ khoảng 5 người/hộ, mật độ trung bình 29,7 người/km2.
Do đặc thù là một huyện miền núi vùng cao nên sự phân bố dân số không đồng
đều. Địa bàn huyện Mường Chà có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống như:
H'mông, Thái, Kinh, Khơ mú, Kháng,... trong đó dân tộc H'mông chiếm đa số
với 32.301 người, rồi đến dân tộc thái với 11.540 người. Trong số 18 dân tộc thì
có nhiều dân tộc rất ít người như: dân tộc Hrê, Giáy, Lào [26, 27].
Xã Nậm Nèn có 3.619,82 ha diện tích tự nhiên và 2.539 nhân khẩu. Do
chủ yếu là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp nên vẫn còn tập quán canh tác
lạc hậu như du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy, dân cư sinh sống chủ
yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên do đó làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự đa dạng loài nơi đây, trong đó phải kể đến ốc cạn.
- Giáo dục

Toàn huyện đến năm học 2009 - 2010 có 60 trường. Trong đó có: 18
trường mầm non, 41 trường phổ thông và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên,
có 5 trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia, tăng 2,3 lần so với năm 2004,
số lượng học sinh ra lớp tăng bình quân 8 - 10%/năm. Chất lượng đội ngũ giáo
viên đạt chuẩn về trình độ đạt 96% trong đó 56% giáo viên đạt trình độ trên
chuẩn. Tuy nhiên nhiều điểm bản sâu xa trung tâm cơ sở vật chất, trang thiết bị
dạy và học còn nhiều thiếu thốn, đời sống của cán bộ giáo viên còn gặp nhiều
khó khăn dẫn đến một bộ phận không nhỏ chưa tâm huyết và gắn bó lâu dài với
nghề [27].
Nhờ sự chuyển biến cơ bản về giáo dục mà những năm gần đây người dân
đã nâng cao được ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường tự nhiên,
trong đó có ý thức bảo vệ các nhóm sinh vật đất đặc biệt phải kể tới ốc cạn.
- Tình hình kinh tế
Kinh tế còn chậm phát triển, chưa bền vững. Sản xuất nông nghiệp giữ vai
trò chủ đạo, các cây lương thực được trồng nhiều. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
10


còn với quy mô nhỏ lẻ. Khi nền kinh tế còn khó khăn kéo theo chất lượng của
người dân không được đảm bảo, việc sử dụng ốc núi đá làm thức ăn, làm thuốc
và để buôn bán vẫn còn phổ biến. Điều đó đang đe doạ đến khu hệ ốc cạn nơi
đây vì vậy cần sớm có biện pháp bảo tồn.
1.9. Phƣơng tiện và phƣơng pháp nghiên cứu
1.9.1. Phương tiện nghiên cứu
- Dụng cụ, thiết bị và hoá chất.
+ Trong công tác nghiên cứu ngoài thực địa: Máy ảnh, lọ đựng mẫu, bản
đồ, thước dây, túi nilon, sổ tay, đèn pin, dao, giấy can,…
+ Trong quá trình nghiên cứu ở phòng thực hành: kính lúp, giấy can, bút
chì, thước palme, khay nhựa, dung dịch ethanol 700…
- Mẫu vật: tổng số mẫu thu được 1.230 cá thể.

1.9.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu mẫu vật
Ốc ở cạn được thu ở phạm vi rộng, thu các loại mẫu với mọi kích thước,
từ con non đến con trưởng thành, thu cả mẫu đã chết chỉ còn lại vỏ. Với những
mẫu có kích thước lớn nhặt bằng tay, mẫu có kích thước bé có thể dùng sàng,
đối với mẫu ốc bé lẫn trong đất mùn hoặc thảm mục có thể sử dụng phương
pháp cho đất hoặc thảm mục vào chậu nước để mẫu nổi lên và vớt lấy mẫu. Với
những mẫu phổ biến cần thu với số lượng thích hợp. Các mẫu được bảo quản
trong túi nilon riêng, có ghi kí hiệu theo sinh cảnh, vị trí nơi thu mẫu.
- Phương pháp điều tra cộng đồng địa phương
Phỏng vấn và điều tra trực tiếp người dân tại nơi thu mẫu và những người
am hiểu và quan tâm tới ốc cạn, đặc biệt đối với phân lớp Mang trước một số
thông tin như: nơi ở, thức ăn, giá trị kinh tế, tình hình khai thác ốc cạn ở địa
phương…
- Phương pháp quan sát, ghi chép, chụp ảnh
Quan sát bằng mắt thường nơi phân bố của ốc cạn, chúng có thể bám trên
các bộ phận của cây hay trên mặt đất, dưới thảm lá mục, trong hang đá, khe đá,
chân núi đá vôi… Quan sát hoạt động kiếm ăn, di chuyển, hình thái ngoài, sự tác
11


động của nhân dân đối với nơi phân bố của ốc cạn. Ghi chép lại đầy đủ những
thông tin về mẫu và môi trường sống vào sổ ghi chép thực địa.
Ảnh thực địa phải phản ánh được nội dung nghiên cứu như các loại sinh
cảnh điển hình, các loại thảm thực vật, các loại địa hình, các tính chất đặc biệt
của khu vực nghiên cứu, các mẫu đang hoạt động sống, các loài cây làm thức ăn
của ốc cạn, các vị trí tập trung nhiều mẫu sống và chết.
- Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu thu được
Đối với mẫu là vỏ ốc tiến hành bảo quản khô trong các túi nilon hoặc lọ
đựng mẫu. Mẫu sống được rửa sạch sau đó đun nước ấm cho ốc há miệng ra thì

dừng đun, sau đó bảo quản trong dung dịch ethanol 700.
- Phương pháp xác định chỉ số tương đồng.
Để phân tích mối quan hệ về thành phần loài ốc cạn giữa khu vực nghiên
cứu với khu vực khác, chúng tôi sử dụng chỉ số tương đồng S. Chỉ số này được
tính theo công thức sau:
S=2C/(A+B)
Trong đó: S là chỉ số tương đồng
A, B là tổng số loài của 2 khu hệ ốc cạn cần so sánh
C là số loài trùng nhau ở 2 khu hệ
- Phương pháp phân tích mẫu vật
Ốc ở cạn được tập trung phân tích qua đặc điểm hình thái ngoài và hình
thái giải phẫu. Những đặc điểm hình thái ngoài thường được phân tích gồm:
màu sắc, hình dạng, chiều cao, chiều rộng, kích thước miệng vỏ, vòng xoắn…
Những đặc điểm này được thể hiện bằng số đo hay tỉ lệ của chúng.
- Phương pháp định loại
Dựa vào mô tả Bavay và Dauzenberg đối với các mẫu ốc ở cạn định loại
dựa vào đặc điểm hình thái vỏ (màu sắc, kích thước, hình dạng, vòng xoắn, đỉnh
vỏ, rãnh xoắn, miệng vỏ…
- Phương pháp phân chia sinh cảnh

12


Căn cứ theo cách phân chia của Đỗ Văn Nhượng, Đỗ Đức Sáng (2014),
điều kiện thực tế khu vực nghiên cứu, đề tài phân chia khu vực nghiên cứu
thành hai dạng sinh cảnh chính: tự nhiên và nhân tác.

13



PHẦN 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chƣơng 1
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA
PHÂN LỚP MANG TRƢỚC
1.1. Đạng dạng thành phần loài phân lớp Mang trƣớc ở khu vực nghiên cứu
Các loài ốc cạn thuộc phân lớp Mang trước gặp ở xã Nậm Nèn, huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên được giới thiệu trong bảng 1, bảng này còn thể hiện
mỗi loài ở các nhóm khác nhau trong sinh cảnh nghiên cứu và hạng phân bố của
chúng.
Bảng 1: Thành phần loài, tỉ lệ phần trăm ( % ) các loài ốc cạn thuộc phân
lớp Mang trƣớc ở các sinh cảnh trong KVNC, hạng phân bố của loài.
Sinh cảnh
T

Taxon

T

1

2

Tự

Nhân

nhiên

tác


(n%)

(n%)

3

4

Cyclophoridae Gray, 1847
Giống Chamalycaeus Kobelt et Moellendroff, 1897
1.

Chamalycaeus sp.

0,35

Giống Cyclophorus Montfort, 1810
2.

Cyclophorus malayanus (Benson, 1852)

52,96

19,75

3.

Cyclophorus mansuyi Dautz. et Fischer,


16,80

32,10

1908
Giống Cyclotus Swainson, 1840
4.

Cyclotus sp.

1,13

Giống Dioryx Benson, 1859
5.

Dioryx messageri (Bavay et Dautz, 1900)
14

0,52


Giống Japonia Gould, 1859
6.

Japonia fischeri (Molet, 1886)

2,52

Giống Pterocyclos Benson, 1832
7.


Pterocyclos sp.

6,88

24,69

Giống Riostoma Benson, 1860
8.

Riostoma morleti Dautzenberg et Fischer,

5,83

1905
9.

Riostoma sp.

0,96

Giống Scabrina Blanford, 1863
10.
11.

Scabrina laciniana (Heude, 1885)
Scabrina vanbuensis (Smith, 1896)

0,61


4,94

0,78

Diplommatinidae Pfeiffer, 1857
Giống Diplommatina Benson, 1849
12.

Diplommatina granum Bavay et

0,44

Dautzenberg, 1903
13.

Diplommatina messageri Ancey, 1903

0,61

Pupinidae Pfeiffer, 1853
Giống Pupina Vignard, 1829
14.

Pupina brachysoma Ancey,1903

1,39

15.

Pupina dorri Dautzenberg, 1893


2,09

16.

Pupina exclamationis Mabille, 1887

0,61

17.

Pupina flava Mollendorff, 1884

18.

Pupina tonkiniana Bavay et Dautz., 1899.

1,48

19.

Pupina sp1.

0,87

20.

Pupina sp2.

1,48


1,23

9,88

Giống Pseudopomatias Mollendorff, 1885
21.

Pseudopomatias fulvus Mollendorff, 1901
Giống Pupinella

15

6,17


22.

Pupinella mansuyi Dautz. et. H. Fisch,

2,70

1,23

1908.

HỌ CYCLOPHORIDAE Gray, 1847
Giống Chamalycaeus Kobelt et Moellendroff, 1897
1. Chamalycaeus sp.
Số cá thể: 4 (N 4)

Chẩn loại: ốc cỡ nhỏ, màu xám đục, vỏ mỏng. 4 vòng xoắn phồng, vòng thứ tư
phồng nhất. Rãnh xoắn nông. Tháp ốc tù, đỉnh vỏ tròn, không nhô. Lỗ miệng
tròn, vành miệng hơi cuộn, miệng quay lên phía đỉnh. Thể chai mỏng. Lỗ rốn
rộng, sâu.
Kích thƣớc (mm): H 1,5-2; D 4-5,5; H/D 2,7; DA 1-1,5.
Phân bố:
Khu vực nghiên cứu: Bản B, Nậm Nèn.
Nhận xét: đặc trưng miệng ốc quay lên trên phía đỉnh.
Giống Cyclophorus Montfort, 1810
2. Cyclophorusmalayanus (Benson, 1852) [h3.1].
Cyclostoma malayanum Benson, 1852: Ann, Nat. Hist., 2(10): 269.
Synonym: Cyclostoma volvulus Eydoux & Souleyet, 1852.
Nơi thu mẫu chuẩn: đảo Penang và Lancavi, Malaixia [25].
Số cá thể: 613 (N 12)
Chẩn loại: ốc cỡ lớn, hình nón, màu nâu vàng, nhiều hoa văn trang trí, vỏ dày.
5-5½ vòng xoắn phồng; vòng cuối chiếm 4/5 cao vỏ và có gờ lớn ở giữa. Rãnh
xoắn nông. Tháp ốc nhọn, đỉnh vỏ nhô cao. Vành miệng dày, liên tục, cuộn. Thể
chai mỏng, màu trắng sứ. Lỗ rốn rộng, sâu, bị che một phần vành miệng bởi
môi.
Kích thƣớc (mm): H 22,5-28,7; D 28-35,6 ; H/D 0,8-0,81; DA 20-26.
Phân bố:
16


Khu vực nghiên cứu: Bản B, Nậm Nèn.
Vùng khác ở Việt Nam: Ninh Bình: Cúc Phương, Hoa Lư; Thanh Hoá: Pù
Luông; Sơn La: KBTTN Xuân Nha [12, 18].
Nhận xét: kích thước vỏ dao động lớn, có nhiều đặc điểm gần với Cyclophorus
mansuyi, sai khác ở kích thước nhỏ hơn, đỉnh vỏ nhô cao và thể chai mỏng hơn.
Cyclophorus malayanus được người dân sử dụng rất phổ biến làm nguồn thức

ăn.
3. Cyclophorus mansuyi Dautzenberg et Fischer, 1908
Cyclophorus mansuyi D. et F., 1908: J. Conch., 56: 204, pl. VIII, fig. 1-4.
Nơi thu mẫu chuẩn: Quảng Uyên, Cao Bằng, Việt Nam [23].
Số cá thể: 219 (N 17)
Chẩn loại: ốc cỡ lớn, hình nón, màu nâu sẫm, nhiều hoa văn trang trí, vỏ dày. 55½ vòng xoắn phồng, vòng 5 phồng nhất, có 1 gờ lớn. Rãnh xoắn nông. Tháp ốc
nhọn, đỉnh vỏ nhô cao. Miệng tròn, bóng, vành miệng dày, liên tục, môi cuộn.
Thể chai dày. Lỗ rốn rộng, sâu, ¼ bị che bởi vành miệng.
Kích thƣớc (mm): H 25-34,3; D 36,5-49; H/D 0,68-0.7; DA 23,5-29.
Phân bố:
Khu vực nghiên cứu: Bản B, Nậm Nèn.
Vùng khác Việt Nam: Quảng Uyên, Cao Bằng, Sơn La: KBTTN Xuân Nha [23].
Nhận xét: Cyclophorus mansuyi giống Cyclophorus malayanus về số vòng
xoắn, hình dạng, chỉ khác ở đặc điểm thể chai dày hơn, tỉ lệ H/D nhỏ hơn.
So với mô tả gốc của Dautzenberg và Fischer, 1908, mẫu ở KVNC có
kích thước lớn hơn.
Người dân thường sử dụng Cyclophorus mansuyi làm nguồn thức ăn.
Giống Cyclotus Swainson, 1840
4. Cyclotus sp.
Số cá thể: 13 (N 7)

17


Chẩn loại: ốc cỡ nhỏ, vỏ màu xám, mỏng, có nhiều gờ hình cánh cung nổi rõ. 3
vòng xoắn, phồng, vòng 3 phồng nhất. Rãnh xoắn sâu. Tháp ốc tù. Lỗ miệng
tròn, vành miệng đơn, không cuộn. Lỗ rốn sâu, không bị che khuất.
Kích thƣớc (mm): H 2,7-3,5; D 8-9,2; H/D 0,34-0,38; DA 2,3-2,7.
Phân bố:
Khu vực nghiên cứu: Bản Huổi Đo, Nậm Nèn.

Nhận xét: loài này có kích thước tương đối nhỏ vì vậy người dân ít biết đến
chúng, chúng thường phân bố ở rừng trên núi đá vôi.
Giống Dioryx Benson, 1859
5. Dioryx messageri (Bavay et Dautz., 1900) [h3.2].
Alycaeus messageri B. et D., 1900: J. Conch., 48: 119, pl. XI, fig 7-8
Nơi thu mẫu chuẩn: Thất Khê, Lạng Sơn, Việt Nam [19].
Số cá thể: 6 (N 6)
Chẩn loại: ốc cỡ nhỏ, hình cầu, màu vàng nhạt, vỏ dày. 5 vòng xoắn phồng,
vòng cuối lớn, phần cổ lõm và rộng. Đường chỉ trên rãnh xoắn cuối ngắn. Tháp
ốc nhọn, đỉnh vỏ nhô cao. Lỗ miệng tròn, vành miệng đơn, loe rộng. Lỗ rốn hẹp.
Kích thƣớc (mm): H 6-8; D 5-6; H/D 1,2- 1,3; DA 3-3,5.
Phân bố:
Khu vực nghiên cứu: Bản Huổi Đo, Nậm Nèn.
Vùng khác Việt Nam: Lạng Sơn: Tràng Định; Ninh Bình: Cúc Phương;
Quảng Ninh: Hạ Long; Thanh Hoá: Pù Luông; Sơn La: KBTTN Xuân Nha [18,
19].
Nhận xét:
Dioryx messageri giống Dioryx major, chỉ khác ở kích thước nhỏ hơn và
phần cổ không kéo dài.
Dioryx messageri có thể là loài đặc hữu ở Việt Nam.
Giống Japonia Gould, 1859
6. Japonia fischeri (Molet, 1886) [h3.3].
Lagocheilus fischeri Molet, 1886a: Diagnoses Moll. Tonkin: 3.
Nơi thu mẫu chuẩn: Bắc Bộ, Việt Nam [25].
18


×