Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chương 5. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.75 KB, 8 trang )

Chương 5. QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
5.1. Các vấn đề cần quản lý:
- Xác định nguồn phát sinh, lượng phát sinh, thành phần chất thải rắn của mỗi nguồn phát
sinh.
- Thu gom các chất thải (loại phương tiện, số lượng phương tiện bao nhiêu là đủ, lịch trình
thu gom, phuơng thức thu gom, người chịu trách nhiệm nhu gom,...)
- Phương tiện vận chuyển: loại phương tiện, số lượng để vận chuyển và số điểm để chuyển
rác đến.
- Xử lý chất thải này ở đâu và bằng cách nào?
- Công nghệ để xử lý các quá trình này
- Trong chất thải ấy có chất nào có thể tái chế được và ai thu gom, cơ sở nào tái chế.
- Có chiến lược giảm thiểu tại nguồn và bằng cách nào, được bao nhiêu. Kinh phí để xử lý
chất thải rắn đối với các khâu trên là bao nhiêu và từ các nguồn nào.
- Có kế hoạch quản lý chất thải và tiến độ rõ ràng.
5.2. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn.
Bộ Tài nguyên
-Môi trường

Bộ Xây dựng

Sở GTCC

UBND thành phố

Sở Tài nguyên Môi trường

Công ty Môi trường đô thị
Chiến lược,
đề xuất luât
pháp loại bỏ
chất thải



Thu gom, vận chuyển
xử lý,
tiêu hủy

Chất thải rắn
Cư dân thành phố, các hoạt động công nghiệp, du
khách
(nguồn tạo ra chất thải rắn)

UBND
các cấp dưới
Quy tắc,
quy chế
loại bỏ
chất thải

* Bộ Tài nguyên Môi trường.
- Vạch ra các chiến lược quản lý môi trường.
- Tư vấn cho nhà nước đề ra các bộ luật, bộ tiêu chuẩn, các chính sách.
- Xây dựng các chương trình quản lý môi trường trong toàn quốc.
* Các Bộ có liên quan: một số Bộ ngành liên quan đến công tác quản lý môi trường như
 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đào tạo các cán bộ chuyên trách về môi trường
 Bộ y tế: Đưa rac các quy định quản lý chất thải y tế, các hướng dẫn xử lý chất thải y
tế.
 Bộ Tài chính: Trong công tác thu phí thải môi trường
 Bộ xây dựng: Ban hành các tiêu chuẩn về quản lý đô thị và các khu công nghiệp.
1





Ủy ban Nhân dân (tỉnh, thành phố, quận huyện): Đưa ra các quy chế, quy tắc, chiến
lược quản lý môi trường của địa phương, chiến lược quản lý chất thải rắn của địa
phương.
 Sở Giao thông Công chánh: trực tiếp chỉ đạo Công ty Môi trường Đô thị của thành phố.
 Sở Tài nguyên: trực tiếp chỉ đạo Công ty Môi trường Đô thị của thành phố.
 Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn.
 Công ty Môi trường và Công trình đô thị: chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn.
 Các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến vấn đề quản chất thải rắn có thể tham gia
đóng góp ý kiến vào việc xem xét các quy định, thủ tục, giấy phép của các cơ quan
trong địa bàn, các cơ sở bị vi phạm các quy định về môi trường sau đó đóng góp ý
kiến, phản ánh cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.
Ngoài ra các cư dân và khách vãn lai phải có trách nhiệm thực hiện quy định về môi trường
5.3. Giới thiệu vài nét về chiến lược quốc gia quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
5.3.1. Đường lối.
- Nhà nước cho rằng công tác Quản lý chất thải rắn phải đuợc xã hội hoá và phải gắn liền
với quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển các đô thị ở Việt Nam.
- Người dân phải có trách nhiệm đóng lệ phí thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
- Khuyến khich các thành phần kinh tế tham gia vào quản lý chất thải rắn và khi tham gia
phải tuân thủ mọi quy định của luật pháp về pháp lý.
5.3.2. Mục tiêu cho từng giai đoạn.
a. Mục tiêu tổng quát:
Hình thành một hệ thống đồng bộ các yếu tố về chính sách, luật pháp, thể chế tổ chức,
quy hoạch, kế hoạch, công nghệ, kỹ thuật... để quản lý hiệu quả các loại CTR phát sinh tại các
đô thị và khu công nghiệp Việt Nam nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
b. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn
* Mục tiêu năm 2000:

-

Tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện xong việc lập quy hoạch, kế
hoạch tổng thể về quản lý CTR, đặc biệt là quy hoạch các bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho
các loại CTR (lưu ý đặc biệt tới CTR nguy hại) phát sinh tại các đô thị và khu công
nghiệp Việt Nam.

-

Đảm bảo việc quản lý CTR được bắt đầu thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp quy và
hướng dẫn kỹ thuật cụ thể, phù hợp với các loại hình đô thị và khu công nghiệp Việt Nam.

-

Tối thiểu 70% tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp được thu
gom, vận chuyển và xử lý. Thí điểm việc phân loại CTR nguy hại và CTR sinh hoạt từ
các hộ gia đình.

* Mục tiêu đến năm 2010:
-

Tối thiểu 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp được phân
loại, thu gom và xử lý.

-

Đảm bảo thu gom và xử lý triệt để tối thiểu 75% chất thải y tế phát sinh tại các đô thị từ
loại II đến loại V bằng những công nghệ phù hợp.

* Mục tiêu đến năm 2020:

2


-

Đảm bảo 95% tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp được phân
loại, thu gom và xử lý.

-

Thu gom và xử lý triệt để 100 % chất thải y tế phát sinh tại tất cả các đô thị bằng những
công nghệ tiên tiến.

Những mục tiêu dài hạn tới năm 2010 và 2020 có thể được điều chỉnh 5 năm một lần để
phù hợp với tình hình phát triển thực tế của các đô thị và khu công nghiệp, cũng như những
tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật trong xử lý CTR trên thế giới.
5.3.3. Nội dung chiến lược:
a. Quy định của những nội dung trong quản lý CTR.
- Phải có văn bản quy định riêng cho CTR đô thị và KCN.
- Nhà nước thống nhất quản lý CTR.
- Bộ TN MT chịu trách nhiệm trình Chính phủ về chức năng quản lý, nhà nước về quản lý
CTR trong phạm vi của cả nước.
- Bộ và các cơ quan ngang bộ , tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình mà
phối hợp với Bộ TN-MT thực hiện việc quản lý CTR trong ngành quản lý trực tiếp của
mình. UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm quản lý CTR trong tỉnh mình.
b. Chính sách quản lý CTR.
Chính sách quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp sẽ được xây dựng đồng bộ với các
công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ khuyến khích sang ép buộc. Những định
hướng lớn về chính sách quản lý CTR nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung gồm:
-


Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp
thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch, không phát sinh hoặc phát sinh
ít chất thải. Khoản trợ cấp này được tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi
quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu
suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi
đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với các loại chất thải phát sinh,
nhất là chất thải nguy hại và CTR không phân hủy được.

-

Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã
và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận
chuyển và xử lý CTR. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định
trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (Sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý
CTR cần có trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả
năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

-

Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR phải được
xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ
lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

-

Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt
phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý CTR vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn CTR để đưa
vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý.


-

Kiên quyết xử ý các vi phạm Luật bảo vệ môi trường, quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị, có
chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng.
3


c. Giảm thiểu CTR
-

Khuyến khích áp dụng những qui trình sản xuất mới sạch hơn hoặc công nghệ sạch. Với
các cơ sở công nghiệp đang vận hành, bất kỳ một sự thay đổi nào theo hướng hiện đại
hóa về thiết bị, quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất dẫn tới giảm thiểu chất thải nói
chung và CTR nói riêng đều được coi là sản xuất sạch hơn.

-

Giảm thiểu CTR ngay tại nguồn bằng các giải pháp sử dụng tối ưu nguyên liệu, thay đổi
công thức sản phẩm, giảm các vật liệu bao bì và đóng gói sản phẩm, thay đổi thói quen
trong tiêu dùng.
d. Tái sử dụng và tái chế CTR

-

Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm
ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ
uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép
kín một chu trình: sản xuất-lưu thông-tiêu dùng- lưu thông-sản xuất.


-

Khuyến khích các cơ sở tái chế CTR bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử
lý hoặc chế biến lại để đưa vào nền kinh tế dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra
các sản phẩm mới.

-

Tái sử dụng và tái chế CTR có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập trung trên cơ
sở hình thành một hệ thống thông tin để trao đổi chất thải vì trong một số trường hợp
chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này trở thành nguyên liệu đầu vào ở nơi khác.
e. Phân loại CTR

Phân loại tốt CTR từ nguồn sẽ tận dụng được tối đa các thành phần có ích trong CTR
và giúp cho việc xử lý CTR đạt hiệu quả cao.
* Phân loại CTR sinh hoạt:
Phân làm 2 loại chính tại nguồn phát sinh:
-

Thành phần chất hữu cơ: các loại thức ăn thừa, lá cây, củ, quả...

-

Thành phần chất thải khác: kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo...

Trong các gia đình sử dụng các túi ni lông chứa chất thải. Mỗi gia đình có ít nhất 2 loại
túi cho 2 loại chất thải. Từ năm 2005 trở đi có thể nghiên cứu và đưa vào sử dụng loại bao
đựng chất thải tự phân hủy.
* Phân loại CTR công nghiệp: tách riêng 3 loại sau:
-


Thành phần có thể tái chế được: kim loại, giấy, thủy tinh, chất dẻo...

-

Thành phần CTR khác: tùy theo đặc điểm của từng cơ sở sản xuất.

-

Thành phần nguy hại: gồm kim loại nặng, chất phóng xạ, các hoá chất độc...
* Phân loại CTR bệnh viện

CTR bệnh viện được phân làm 4 loại và đựng trong túi nilon hoặc hộp cứng theo từng
loại: chất thải chung không độc, chất thải nhiễm khuẩn, chất thải rắn là các vật sắc nhọn, chất
hóa học + chất phóng xạ + thuốc gây độc.
f. Thu gom và vận chuyển CTR
4


-

Công việc thu gom, vận chuyển CTR đô thị phải tiến hành hàng ngày theo nguyên tắc
CTR thải ra trong ngày nào phải được thu gom và vận chuyển đi trong ngày đó. Công
tác thu gom cần tiến hành theo từng khu vực với lịch trình thu gom và vận chuyển chuẩn
xác về thời gian. Trên cơ sở khối lượng chất thải, loại chất thải, nguồn phát sinh, cự ly
và thời gian từ từng khu vực thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển tới bãi
chôn lấp hoặc cơ sở xử lý để xác định công nghệ thu gom và vận chuyển tối ưu, từ đó có
kế hoạch nâng cấp tiến tới tiêu chuẩn hóa công nghệ và trang thiết bị. Với các đường
phố chính, các quảng trường là bộ mặt của đô thị cần phải trang bị các xe quét, hốt rác
chuyên dùng.


-

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị, tình trạng đường phố, mật độ dân cư việc thu
gom CTR từ các hộ gia đình có thể phối hợp các phương án thu gom: thu gom qua từng
nhà, thu gom theo các điểm tập kết, thu gom theo các phương thức trung gian. Duy trì
việc thu gom CTR ở các đường phố hẹp và ngõ bằng các xe đẩy tay, nhưng các thùng
chứa trên xe phải được cải tiến hợp lý để có thể cơ giới hoá khi đổ vào các điểm chứa
trung gian hoặc đổ lên xe cơ giới.

-

Việc gom CTR ở các khu tập thể cao tầng, công sở, chợ, nơi công cộng phải thực hiện
bằng các thùng chứa tiêu chuẩn hóa có nắp che. Điểm đặt thùng chứa phải thuận tiện
cho người dân đổ CTR và việc vận chuyển của các đơn vị chuyên ngành.

-

Các CTR nguy hại bắt buộc phải đăng ký tỉ mỉ thành phần và nơi phát sinh phải tổ chức
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình,
công nghệ xử lý chất thải trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Các thùng chứa CTR nguy hại phải được sơn màu đặc biệt. Trong trường hợp không tự
xử lý được, cơ sở phải ký hợp đồng với các đơn vị chuyên ngành.

-

Với các đô thị và khu CN lớn, xa địa điểm xử lý (> 20 km), cần thiết phải xây dựng trạm
trung chuyển nhằm sử dụng có hiệu quả các xe nén ép rác. Trong trường hợp này các xe
nén ép rác chỉ vận chuyển từ điểm thu gom tới trạm trung chuyển, từ trạm trung chuyển
đến các khu xử lý phải sử dụng xe tải chuyên dùng.


-

Trang bị đồng phục và phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân, kể cả biển hiệu để
làm tăng thêm ý thức trách nhiệm và tạo khả năng giám sát của nhân dân, góp phần cải
thiện mỹ quan và văn minh đô thị.
g. Xử lý CTR
* Chôn lấp:

Đây là phương pháp mà tất cả các đô thị ở Việt Nam đang áp dụng và cho phép duy trì
tới năm 2005 với những cải tiến kèm theo:
-

Làm hàng rào ngăn cách bãi chôn lấp bằng cách trồng cây (cây bụi và cây lớn) vừa có
tác dụng hạn chế ô nhiễm vừa cải tạo cảnh quan cho khu vực.

-

Khi đóng cửa bãi chôn lấp, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để chống ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
* Chôn lấp hợp vệ sinh:

Là phương pháp thích hợp nhất cho các đô thị và khu CN ở Việt Nam, trong điều kiện
khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng thích hợp (diện tích đủ lớn, nguy cơ gây ô
5


nhiễm ít). Khi bãi chôn lấp đã đầy và hết lún sẽ trở thành nơi trông cây xanh. Có thể kết hợp
nghiền CTR trước khi chôn và sử dụng phương tiện đầm nén chuyên dùng để giảm thể tích,
tiết kiệm diện tích bãi chôn. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý:

-

Vị trí bãi chôn lấp phải được khảo sát kỹ để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng xấu tới
môi trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nguy cơ cháy, nổ do khí thải...

-

Diện tích bãi phải đủ lớn để có thể chôn lấp CTR trong thời gian tối thiểu 20-25 năm.

-

Xử lý chống thấm phần đáy và thành bãi chôn lấp, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò
rỉ từ bãi chôn lấp.

-

Bãi chôn lấp phải được phân theo từng ô với diện tích phù hợp để chôn lấp các loại CTR
khác nhau.

-

Có hệ thống thụ động thoát khí thải sinh ra trong quá trình phân hủy chất thải. Từ năm
2005 có thể xây dựng thí điểm các bãi chôn lấp có thu hồi khí thải để phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt.

Sau năm 2005 phương pháp này sẽ thay thế hoàn toàn phương pháp chôn lấp hiện đang
áp dụng.
* Xử lý CTR làm phân bón:
-


Đặc điểm chung của CTR đô thị ở nước ta là có thành phần hữu cơ cao, sau khi được
phân loại, rất thích hợp để chế biến làm phân bón bằng phương pháp lên men tự nhiên
hoặc lên men cưỡng bức. Có thể chọn công nghệ phân hủy dùng vi khuẩn hiếu khí hoặc
vi khuẩn yếm khí.

-

Phân bón chế biến từ CTR đô thị, nếu được bổ sung thêm đạm, lân và kali sẽ là một loại
phân bón chất lượng tốt, các thành phần như: đất, đá, kim loại, nhựa, xử than, thủy
tinh... trong CTR phải được tách ra triệt để và phải thực hiện tốt việc phân loại CTR tại
nguồn.
* Xử lý CTR bằng phương pháp đốt:

Đây là phương pháp xử lý triệt để nhất nhưng cần vốn đầu tư ban đầu lớn. CTR đô thị
ở việt Nam có độ ẩm cao, nhiệt trị thấp (900-1100 Kcal/kg) vì vậy trong quá trình đốt phải sử
dụng nhiên liệu bổ sung như than, dầu hoặc khí thải. Việc đốt CTR chỉ có hiệu quả khi nhiệt
trị của CTR đạt mức tối thiểu 1800 Kcal/kg. Tuy nhiên nếu xuất hiện các điều kiện thuận lợi
về đầu tư như: Đầu tư nước ngoài dưới dạng BOT, đầu tư với vốn ODA và gần các nguồn
nguyên liệu như than, Pdầu, khí đốt thì có thể áp dụng phương pháp này để thu hồi năng
lượng dưới dạng điện năng thương phẩm. Các loại lò đốt nhỏ đa buồng có nhiệt độ trong
buồng đốt thích hợp và có hệ thống xử lý khói, bụi, mùi hiện đại cần được đầu tư xây dựng để
thiêu đốt chất thải bệnh viện và chất thải nguy hại.
* Xử lý CTR nguy hại
CTR nguy hại cần được xử lý theo tính chất và thành phần của chúng. Tùy thuộc vào
đặc tính lý, hóa, sinh học của CTR nguy hại mà lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Việc quản
lý CTR nguy hại nói chung và xử lý CTR nguy hại nói riêng phải tuân thủ theo: “ Quy chế
quản lý chất thải nguy hại” đã được chính phủ ban hành.

6



* Định hướng về công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở các vùng:
-

Các khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các nhà máy chế biến nông
sản như: rau quả, tôm, cá, thịt đông lạnh, xay xát, đường, thuộc da... Đặc điểm đặc trưng
nhất của CTR đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là có thành phần hữu
cơ rất cao, thuận lợi cho việc chế biến làm phân bón cung cấp cho nhu cầu nhà vườn và
trồng rẫy của vùng. Để hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng bất lợi của CTR vào mùa
mưa lũ, công nghệ xử lý CTR cho các đô thị và khu CN ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long được định hướng như sau:
+ Ưu tiên phương pháp chế biến CTR đô thị làm phân bón bằng dây chuyền thiết bị
đồng bộ, tuỳ theo quy mô của từng đô thị để lựa chọn công suất cho phù hợp.
+ Xử lý bằng phương pháp đốt CTR bệnh viện và chất thải nguy hại với các lò đốt đa
buồng hiện đại.
+ Chỉ chôn lấp các CTR như: phế thải xây dựng, các thành phần trơ được tách ra trong
quá trình sản xuất phân bón và tro của các lò đốt CTR. Việc chôn lấp được tiến hành
theo từng ô trong các bãi chôn lấp an toàn có để bao, chống thấm thành và đáy bãi.

-

Các đô thị và KCN ở các vùng còn lại trong cả nước, tuỳ theo đặc thù tự nhiên và kinh
tế xã hội có thể lựa chọn 1 hoặc đồng thời tất cả các công nghệ xử lý CTR.

Các cụm đô thị gồm 1 đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 30-40
km có thể quy hoạch chung một khu xử lý CTR liên hợp.
5.4. Công cụ pháp luật và công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn.
5.4.1. Công cụ pháp luật.
* Luật và các quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn.
- Luật Bảo vệ môi trường.

- Nghị định 175/NĐ-CP ngày 10.10.1994 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Nội dung quy định các cơ sở sản xuất, dịch vụ phải làm các báo cáo đánh giá tác
động môi trường.
- Quy định về sản xuất, thải bỏ, lưu trữ các loai thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư 4527 của Bộ Y tế về quản lý chất thải Y tế, phân loại xử lý theo quy định.
- Thông tư 2891 của Bộ KHCN và MT quy định về việc nhập phế liệu.
- Quy chế về quản lý chất thải nguy hại 155/1999 do Thủ tướng Chính phủ quy định.
* Các tiêu chuẩn môi trường
* Các tiêu chuẩn sản phẩm
* Các loại giấy phép:
- Thu gom vận chuyển chất thải rắn.
- Đốt chất thải nguy hại.
- Thu gom vận chuyển chất thải nguy hại.
- Chôn lấp chất thải nguy hại.
5.4.1. Công cụ kinh tế trong quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.
* Thu lệ phí:
- Nguyên tắc nguời gây ô nhiễm phải trả tiền.
- Phi thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
-

7


* Phí tiêu huỷ chất thải.
* Phí đánh vào sản phẩm.
Như thu phí thông qua sử dụng các sản phẩm.
Ưu điểm là khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm lượng nhiên
liệu, tăng tái chế.
* Tiền trợ cấp:
Ngân sách nhà nước có thể trợ cấp cho quá trình nghiên cứu, tái chế chất thải, các dự

án trình diễn công nghệ sản xuất sạch hơn, mở lớp đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, giảm
thuế cho các cơ sở tái chế chất thải, cho vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở tái chế chất
thải.
* Quỹ hoàn trả bao bì.

8



×