Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Thuyết trình về lương tâm trong xã hội ( Đạo đức học )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.34 KB, 6 trang )

Thực trạng xã hội hiện nay

Trước tiên, nhìn vào thực trạng xã hội ngày nay, qua các phương tiện truyền thông, ta không
còn xa lạ với những thông tin về buôn gian, bán lậu, cướp giật, giết người và dùng mọi chiêu
bài để che mắt thiên hạ. Thật giả như bị đảo lộn, để rồi “chân lý” cũng như “chân giò”. Thực
trạng này làm cho “con người là lang sói của nhau” như triết học định nghĩa. Khi lương tâm,
luân lý không được tôn trọng, nhân phẩm, giá trị con người bị xem nhẹ… thì người này trở
thành “miếng mồi béo bở” của người khác. Người ta sẵn sàng đạp bằng mọi sự, miễn sao đạt
được mục đích của mình.
Gần đây, chúng ta đã được biết và chứng kiến nhiều vụ việc gây xôn xao dư luận xã hội.
Những vụ việc này thể hiện một bộ phận trong xã hội chúng ta hiện nay có sự xuống cấp
nghiêm trọng về đạo đức, lối sống, lương tâm và trách nhiệm. Từ những vụ việc như bác sỹ giết
người vứt xác phi tang ở Hà Nội, vụ hôi bia ở Đồng Nai, rồi rất nhiều vụ việc người qua đường
nhẫn tâm, vô cảm nhìn nạn nhân của những vụ tai nạn với ánh mắt thờ ơ, lạnh lùng, rồi những
vụ việc sử dụng hóa chất trong chế biến thực phẩm. Khi mà dư luận còn chưa lắng xuống thì lại
xảy ra hàng loạt vụ việc liên quan đến bảo mẫu đánh chết trẻ và rồi đến khi báo chí vào cuộc
phanh phui vụ việc về bảo mẫu đánh đập trẻ như tra tấn thời trung cổ thì dư luận mới thật sự
bàng hoàng cho những thế hệ tương lai của đất nước khi phải chịu đựng những hành động dã
man của người lớn. Các bậc làm cha làm mẹ phải đau đớn, chua xót và không dám tin nổi con
cái mình mới ở tuổi mẫu giáo mà bị người ta hành hạ dã man đến thế. “Trẻ em như búp trên
cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”, ấy thế mà các em lại bị những người đang trông
giữ, dạy dỗ những nhân cách chập chững vào đời biết thế nào là đòn roi, thế nào là vũ lực vậy
thử hỏi liệu rằng sau này khi lớn lên nhân cách các em có bị lệch lạc khi ngay từ tấm bé các em
đã sống trong nỗi sợ của bạo lực? Có những vụ việc chỉ nhất thời, nhưng có những chuyện,
những việc xảy ra từ rất lâu, xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật ai cũng biết nhưng rồi cuối cùng
chẳng ai hay và chỉ tới khi nó vượt quá mức tưởng tượng thì chúng ta mới bắt đầu đi tìm lời giải
cho bài toán khó. Một cơ sở trông giữ trẻ tồn tại giữa ban ngày, giữa đường giữa chợ rồi có
những hành động phi nhân tính của những bảo mẫu nhưng rồi chẳng ai biết và chuyện cứ thế
qua đi nếu như không có hồi chuông cảnh báo về trường hợp trẻ bị chết khi ở nhà giữ trẻ, chỉ
khi ấy có lẽ chúng ta mới thức tỉnh được sự việc đang diễn ra và khi báo chí vào cuộc thì mọi
việc mới sáng tỏ đó là chúng ta đang giao những mầm xanh của tương lai cho ác quỷ. Vậy,


lương tâm,trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân những nhà quản lý tới đâu? Hay khi vụ việc
xảy ra thì người ta vẫn điệp khúc là đã cố gắng hết sức nhưng kinh nghiệm còn yếu… Khi mà


đồng tiền, lợi nhuận làm lu mờ thì người ta đã quên cả trách nhiệm và nhằm mắt làm ngơ hoặc
không làm hết trách nhiệm của mình và nếu chúng ta không có biện pháp xử lý kiên quyết thì
chúng ta đang có tội lớn với tương lai của thế hệ trẻ và với đất nước.
Lương tâm của giới trẻ hiện nay
Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng lương tâm đã và đang diễn ra ở
nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài
viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái),
hiếp dâm, thậm trí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị
thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Chẳng hạn Lê Văn Luyện, xông vào tiệm
vàng Ngọc Bích tại tỉnh Bắc Giang, dùng hung khí giết chết cả gia đình, vơ vét vàng
bạc tẩu thoát. Phi tang hiện vật, phủi tay coi như không vấy máu. Khi bị bắt, Văn
Luyện có thái độ thản nhiên, vô sự, không một chút tỏ ra ăn năn hối lỗi. Những hành
vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn nhiều hơn
nữa.
Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng.
“Chỉ vì bị điểm thấp, kết quả học tập kém, thầy giáo nhắc nhở. Vậy mà học trò không
ngần ngại rút dao đâm chết thầy tang thương”
Hơn nữa, hiện tượng sống thử, phá thai của giới trẻ đang mức báo động cao. Nhiều
bạn trẻ không vượt qua được những kỵ nghị của những người xung quanh và một
phần vì giữ uy tín, thanh danh của bản thân, của dòng tộc, của sự nghiệp mà cha mẹ
lầm lỡ đã giết chết thai nhi ngay trong dạ mẹ, thậm chí có bạn trẻ sinh con ra rồi vứt
vào thùng rác. “Vào ngày 9 tháng 8 vừa qua một nhân viên vệ sinh đường phố ở Hà
Nội đã phát hiện xác thai nhi trong thùng rác”. Người ta ước tính trên thế giới, cứ 6
giây lại có một thai nhi bị giết. Cách đây không lâu dư luận hết sức bất bình vụ án “Sát
hại bồ nhí khi biết có con. Cặp bồ với cô gái 21 tuổi khi vợ con đã đề huề, Tuấn hoảng
loạn trước tin bồ nhí có thai. Sợ bại lộ, kẻ thủ ác dùng búa đập đầu người tình đến

chết”. Chúng ta sống trong một xã hội được cho là văn minh tân tiến nhất của các thời
đại, nhưng tội ác, phá thai, giết người được xem như là chuyện bình thường!
Đứng trước thực trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm,
nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta về
lương tâm, đạo đức của giới trẻ ngày nay.
Chỉ khi nào lương tâm, trách nhiệm, công lý hòa làm một thì khi ấy chúng ta mới không
phải chứng kiến những vụ việc đáng tiếc xảy ra.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô lương tâm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lương tâm bị i lỳ của giới trẻ.
Nguyên
nhân
bản
thân
Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn giới trẻ lạm dụng
tự do để làm những chuyện lương tâm không cho phép. Đồng thời do các bạn trẻ
không chỉ muốn khẳng định mình, đua đòi chạy theo thời đại mà còn do lối sống
phóng túng, ngộ nhận, không quan tâm đến hậu quả việc mình làm, thậm chí biết đó
là trái với lương tâm nhưng vẫn cố tình làm: “con người thiếu quan tâm đến việc tìm
kiếm chân lý và sự thiện, hoặc khi lương tâm dần dần trở nên mù quáng do thói quen
phạm tội”. Mặt khác, do người trẻ mất cảm thức về tội nên lương tâm của họ cũng
chẳng còn biết đâu là đúng, đâu là sai. Tệ hại hơn nữa, có nhiều bạn trẻ ỷ nại vào
quyền tự do lương tâm để làm những gì mình cho là đúng. Nghe theo tiếng lương tâm
là thực hiện lý tưởng cao đẹp nhất của đời người. Không chân thành với chính mình,
cũng là lúc con người đánh mất phẩm giá chính mình
3.2 Nguyên nhân từ phía gia đình
Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào sự hình thành nhân cách
con người, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân cách. Ở phương Đông
các nhà hiền triết cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự hình thành nhân cách từ thuở ấu thơ,

thậm chí từ khi còn nằm trong bào thai. Thế mà nhiều gia đình ngày nay, việc cha mẹ
dạy dỗ con cái sống theo đúng lương tâm, đạo đức là điều hiếm. Các bậc làm cha, làm
mẹ ngày nay rất ít quan tâm đến việc giáo dục con cái, họ thường phó mặc con cái cho
nhà trường, cho xã hội. “Nếu như cha mẹ cứ chạy theo đồng tiền, danh lợi mà quên
mất những đứa con của họ, cứ nghĩ có tiền là có thể làm được tất cả, thì họ sẽ có những
đứa con tật nguyền về tinh thần. Thế hệ đang bị chấn thương về đạo đức về lương
tâm, căn bệnh nguy hiểm này cần được trị liệu bằng một môi trường giáo dục lành
mạnh từ gia đình”
3.3 Nguyên nhân nhà trường
Nhà trường cũng không khác gia đình mấy, bởi nhà trường hiện nay cũng chỉ đề cao
việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc “đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu
nhân lực của nền kinh tế”. Việc giáo dục lương tâm, đạo đức, giáo dục công dân cho
người học gần như bị lãng quên hoặc bị xem là thứ yếu. Trong khi đó, vai trò của


trường học đâu chỉ bó hẹp trong việc dạy nghề mà còn phải truyền tải cho người học
những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết
sống và biết tôn trọng người khác. Vì thực tế, nhà trường đang đề cao thành tích...mà
bỏ qua đạo đức.
3.4 Nguyên nhân xã hội
Chúng ta đang sống trong xã hội tục hóa khi con người chỉ đặt đồng tiền lên trên tất
cả: “Trong xã hội hiện nay, đôi khi nhu cầu sinh sống và phát triển đã kéo theo những
hệ lụy làm cho lương tâm con người bị sai lệch hoặc bị mất phương hướng. Người ta
không quan tâm đến vấn đề lương tâm, đạo đức, đôi khi tìm mọi cách để chỉ vì no cái
bụng, ấm cái thân mà quên đi công lý, tình thương. “Họ sẵn sàng buôn gian bán lậu;
chà đạp người khác để mình sống; tham nhũng, bóc lột, nói chung, bất chấp tất cả
miễn sao có tiền. Vụ bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường và nhân viên trong tiệm thẩm mỹ
viện Cát Tường làm chết người, ném xác xuống sông để phi tang là một điển hình cho
những người chỉ vì tiền mà không hề có lương tâm...
Hơn nữa, chúng ta phải chứng kiến lương tâm con người đang bị hạ sát từng ngày

một, dần dần từng chút một. Ở những bản xét nghiệm dối trá nhân bản cho hàng ngàn
người, ở những thực phẩm tẩm đầy hóa chất, ở những kết quả thi giả của ngành giáo
dục...và mới đây dư luận xôn xao vụ hôi của. Gặp thấy người bị nạn, thay vì giúp đỡ,
nhiều người lại nhào vào hôi của: “Vụ việc, một chiếc xe tải khi chạy qua KP.1, P.Bình
Đa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai chở 1.500 thùng bia bị đổ xuống đường, hàng trăm người
lao vào hôi của, trong đó cả người mang xe ba gác ra chở bia về nhà mặc cho tài xế
đứng ra van xin, lại một lần nữa gây chấn động dư luận bởi cách hành xử của nhiều
người khi thấy người khác gặp nạn” Trả lời một cuộc phỏng vấn báo Thanh Niên, ông
Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội thẳng thắn nói: "Cái lớn nhất
bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với
nhau để sống. Nói dối đã trở thành thói quen hằng ngày của xã hội Việt Nam. Thói
quen đó lặp đi lặp lại nhiều lần thành “đạo đức”, mà cái “đạo đức” đó là rất mất đạo
đức. Đó là một cái nguy nhưng tôi thấy ít người quan tâm."[16]. Thủ tướng Anh
Winston Churchill từng nói: “Một đất nước không có lương tâm là một đất nước
không có linh hồn, mà đất nước không có linh hồn thì không thể tồn tại”.
Bên cạnh đó, xã hội mà các bạn trẻ đang sống là một xã hội của sự văn minh, nếu
người trẻ không có lương tâm hoặc tiếng nói lương tâm bị lu mờ thì tác hại khủng
khiếp biết là chừng nào. Khi đó, xã hội sẽ sống trong một nền văn minh thiếu tình
thương, và rướm mùi chết chóc. Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Tội lớn
nhất hiện nay của nhân loại là con người đang đánh mất dần cảm thức về tội lỗi và để


tiếng nói lương tâm bị đè bẹp”. Như thế xã hội làm sao yên ổn, gia đình làm sao hạnh
phúc.
Chỉ người sống trong chân lý, mới luôn có sự bình an nơi trong tâm hồn, qua những
hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nói trong lương tâm. Nếu chiều theo dục vọng, con
người sẽ trở nên xào xáo, bất an. Đời không bình an tìm đâu ra hạnh phúc. Cuối cùng
cuộc đời ấy dẫn đến vong thân và mất Ơn Thánh mãi mãi, bởi họ đã không để cho
chân lý là tiếng nói Lương Tâm biến đổi mình.
Vì sao phải có lương tâm?

Con người sống là sống cùng, sống với. Không ai là một hòn đảo như triết học định nghĩa:
"con người có tính xã hội”. Vì thế nếu sống giả dối, lừa lọc, chỉ biết nghĩ cho mình, chắc chắn
chúng ta sẽ bị cô đơn, sẽ phải lãnh hậu quả. Khi đó, ta sẽ nhìn mọi người với ánh mắt thù địch,
lúc nào cũng bị căng thẳng, phải cảnh giác và không được bình an… Ngược lại, nếu sống thật,
biết quan tâm giúp đỡ, tha thứ, ta sẽ thấy đời rất đẹp, mọi người thật đáng yêu và đời người có ý
nghĩa.
Cách rèn luyện bản thân
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức, lương tâm của con người,
trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những
người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Qua việc
kiểm điểm lương tâm một cách thường xuyên, lương tâm của các bạn sẽ trở nên ngay
thẳng và thành thật hơn. Đồng thời, để có một lương tâm tốt, các bạn trẻ cũng phải biết
đào tạo và vun trồng lương tâm mình, đó là một tâm hồn cởi mở, khiêm tốn nhận ra
giới hạn của chính mình. Vì nếu lương tâm không được chăm sóc, phán quyết của
lương tâm có thể do hấp tấp, do chểnh mảng không được chăm sóc đào tạo đủ, nên
dẫn đến sai lạc: đó là một tai họa, vì khả năng đó yếu nhược dần, mất minh mẫn tinh
tế,
trở
nên

tối.
Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương trong xã hội hiện tại như vợ chồng anh
Nguyễn Tiến Bắc nhặt được 10 cây vàng, nhưng anh chị đã trả lại người đánh mất mặc
dù anh chị rất nghèo. Chị Oanh chủ của 10 cây vàng kể lại: “tôi còn nhớ như in câu nói
của vợ chồng người ân nhân nghèo rằng: “Trả lại vàng thế này anh chị mừng một
chúng em mừng hai vì đã tìm được đúng chủ. Chúng em tuy nghèo thật nhưng của cải
do chính bàn tay mình làm nên mới quý chứ của người ngoài thì không bao giờ màng”
Hay học sinh Nguyễn Văn Nam đã xả thân cứu người. “Nguyễn Văn Nam, một sinh
lớp 12 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hy sinh khi dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát
chết đuối trên dòng sông Lam vào chiều 30 tháng 4. Cái chết của Nam như một tấm

gương sáng, là biểu tượng đẹp cho cách sống dám xả thân, hy sinh vì mọi người.”[20]


Em đã coi sự sống của bạn là của mình, nên bất chấp nguy hiểm để hy sinh thay cho
bạn của mình được sống. Chẳng cần biết em có bà con họ hàng gì với những em gặp
nạn hôm đó không? Chỉ biết rằng em có trái tim rất đẹp và tình yêu thương vô vị lợi.
Kết
Để lương tâm của người trẻ nhận định đúng sai, thiện ác, cần cung cấp cho họ một
hệ thống đạo lý và những tiêu chuẩn hành động luân lý. Dựa trên những cơ sở đó,
lương tâm của người trẻ sẽ đưa ra phán đoán về các giá trị luân lý mà họ sẽ làm.



×