Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TP THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.02 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TP
THÁI NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn : Th.s
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm – Lớp ĐH3QM3
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Tạ Ngọc Nam
Nguyễn Bích Diệp
Nguyễn Sỹ Mạnh
Nguyễn Ngọc Hoa
Đinh Thị Hòa
Vũ Thị Thảo
Hoàng Thu Trang

--- Hà Nội, tháng 04 năm 2016--1

1


2



2


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Bản đồ hành chính TP Thái Nguyên
Hình 1.2:Nhiệt độ không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
Hình 1.3: Độ ẩm không khí trung bình TP Thái Nguyên
Hình 1.4 : Lượng mưa tại TP Thái Nguyên
Hình 3.1: Nồng độ bụi tổng (TSB) tại các khu vực quan trắc.
Hình 3.2: Hàm lượng bụi TSP ở các KV qua các năm
Hình 3.3: Ô nhiễm không khí xuyên biên giới xuất phát từ sự phát triển các nhà máy
công nghiệp cùng với khí hậu
Hình 3.4: Bản đồ phân vùng chất lượng môi trường không khí theo AQI khu vực TP
Thái Nguyên
Hình 4.1: Tỉ lệ người dân mắc các bệnh do ô nhiễm không khí
Hình 4.2.: Chi phí người dân phải chi trả cho việc khám chữa bệnh do ô nhiễm không
khí gây ra.
Hình 4.3: Hiệu ứng nhà kính
Hình 5.1: Khói thải trực tiếp ra môi trường tại nhà máy luyện thép Lưu Xá-KCN Gang
Thép - Thái Nguyên
Hình 5.2: Hoạt động sản xuất của Công ty CP sản xuất gang Hoa Trung gây ô nhiễm
môi trường .
Hình 5.3: Rác thải tại khe Đá Mài, xóm Hồng Thái, xã Tân Cương (TP Thái Nguyên)

3

3



DANH MỤC VIẾT TẮT
BVMT
- Bảo vệ môi trường;
ĐTM

- Đánh giá tác động môi trường;

KT –XH

- Kinh tế - Xã hội;

KV

- Khu vực;

TCVN

- Tiêu chuẩn Việt Nam;

TP

- TP;

TT

- Thông tư;

QCVN


- Quy chuẩn Việt Nam;

UBND

- Ủy ban Nhân dân;

XLNT

4

- Xử lý nước thải;

4


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
Bảng 1.2 : Độ ẩm không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
Bảng 1.3: Tổng lượng mưa tại TP Thái Nguyên
Bảng 1.4 : Cơ cấu tổng sản phẩm của TP Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010
Bảng 1.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Bảng 2.1: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm từ giao thông trên địa bàn TP Thái Nguyên
năm 2012( Kg/ngày)
Bảng 2.2: Ước tính tải lượng chất ô nhiễm do hoạt động xây dựng và dân sinh trên địa
bàn TP Thái Nguyên năm 2012 ( Kg/ngày)
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc môi trường không khí tháng 12/2013
Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí tháng 12/2014
Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí tháng 12/2015
Bảng 3.4: Số liệu quan trắc lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu khu vực nông thôn

Tháng 12 - 2013
Bảng 3.5: Số liệu quan trắc lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu khu vực nông thôn
Tháng 12 - 2014
Bảng 3.6 Số liệu quan trắc lấy mẫu tại các điểm lấy mẫu khu vực nông thôn
Tháng 12 - 2015

5

5


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ
còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề
toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong
thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống
của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta trong những năm
gần đây phát triển rất nhanh. Dân số đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu vực
đô thị, các TP lớn. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh
hoạt, sản xuất, lượng rác thải, khói bụi và tiếng ồn ngày càng tăng. Ô nhiễm môi
trường tại các đô thị đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt ô nhiễm môi
trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp
và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khỏe con
người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và
biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn. Công nghiệp
hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường
không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu
càng lớn.
TP Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của

vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu KT - XH giữa vùng
trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua lịch sử 48 năm hình thành và
phát triển, bằng những cố gắng nỗ lực của mình cùng với sự quan tâm đầu tư của
Đảng và Nhà nước TP đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận. Ngày
1/9/2010 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1645/QĐ-TTg công nhận TP (TP) Thái
Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. TP Thái Nguyên là nơi đông dân
cư và tập trung nhiều trường đại học. Theo điều tra dân số 01/04/2009 dân số TP Thái
Nguyên là hơn 290 nghìn người, dân cư phân bố với mật độ khá cao 1.260 người/km².
Tốc độ gia tăng hàng năm là 0,7 %/năm. . Sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các
phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm môi
trường không khí trở nên trầm trọng. Ở các khu công nghiệp, các trục đường giao
thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép. Do đó cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời để
ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhất là khi quá trình
6

6


đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách bền
vững.
Đây cũng là lý do để chúng tôi tiến hành đề tài “ Báo cáo hiện trạng môi trường
không khí ở TP Thái Nguyên”

TRÍCH YẾU
1. Mục đích báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường không khí nhằm mục đích đánh giá tình trạng
môi trường không khí hiện nay ở TP Thái Nguyên, cung cấp cơ sở thực tiễn để xem xét
các tác động qua lại của phát triển kinh tế - xã hội và môi trường không khí, kịp thời
điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch hay bổ sung, tăng cường các giải pháp bảo vệ môi

trường không khí, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
2. Nhiệm vụ thực hiện
Để đạt được những mục đích của Báo cáo, những nhiệm vụ cần phải thực hiện
và giải quyết như sau:
- Điều tra, đánh giá thực trạng về chất lượng các thành phần môi trường không
khí trên địa bàn toàn TP Thái Nguyên.
- Thiết lập mối tương quan và so sánh giữa các thành phần môi trường qua
từng giai đoạn và từng vùng.
- Từ sự thiết lập mối quan hệ trên, đánh giá, cảnh báo và dự báo diễn biến môi
trường không khí trên toàn TP.
- Phân tích các chính sách bảo vệ môi trường của TP, đánh giá mức độ phù hợp
với thực tế môi trường của địa phương.
3. Cấu trúc của Báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường không khí TP Thái Nguyên gồm phần mở đầu,
kết luận, kiến nghị và 6 chương, như sau:
Chương I: Trình bày một cách tổng quan nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội tỉnh.
Chương II: Trình bày cụ thể những động lực gây áp lực lên môi trường, đối với
từng lĩnh vực, khái quát về diễn biến hoạt động, các áp lực do các hoạt động gây ra từ
đó làm căn cứ đánh giá toàn diện xem những vấn đề ô nhiễm chính có nguồn gốc từ
lĩnh vực nào.
Chương III: Trình bày các động lực và các áp lực đối với từng thành phần môi
trường. Trong các chương này, đối với mỗi thành phần môi trường sẽ phân tích nguồn
7

7


gốc các áp lực, thực trạng ô nhiễm. Trên cơ sở đó đưa ra những dự báo đối với vấn đề
ô nhiễm từng thành phần trong tương lai.

Chương IV: Tập trung điều tra đánh giá về động lực gây áp lực lên môi trường,
đánh giá những tác động của ô nhiễm môi trường đến con người, kinh tế - xã hội và
môi trường sinh thái.
Chương V: Nội dung chủ yếu giới thiệu về tổ chức và công tác quản lý môi
trường trong thời gian qua như: kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vấn đề về môi trường;
thẩm định đánh giá tác động môi trường; những tồn tại cũng như thách thức trong
công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
Chương VI: Phần này trình bày các chính sách tổng thể cũng như các chính sách
ưu tiên trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng đề ra các giải pháp thực
hiện phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Phương pháp xây dựng báo cáo
Báo cáo hiện trạng môi trường không khí TP Thái Nguyên được xây dựng theo
phương pháp phân tích mô hình DPSIR: “D: động lực (phát triển KT - XH, là nguyên
nhân sâu xa của biến đổi môi trường); P: áp lực (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm
và suy thoái môi trường); S: hiện trạng (sự biến đổi chất lượng của các thành phần
môi trường như đất, nước, không khí...); I: tác động (tác động của ô nhiễm môi trường
đối với sức khoẻ cộng đồng, hệ sinh thái, kinh tế - xã hội); R: đáp ứng (các giải pháp
bảo vệ môi trường)”. Mô hình này áp dụng theo quy định tại Thông tư số 08/2010/TTBTNMT ngày 18 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc xây
dựng báo cáo môi trường quốc gia, Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành,
lĩnh vực và Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
Nguồn cung cấp số liệu
- Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên;
- Báo cáo kết quả quan trắc giám sát chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên;
- Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008, 2009;
- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP
Thái Nguyên;
- Các số liệu do các Sở, Ban, Ngành liên quan cung cấp.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên 2006 - 2020.
- Các kết quả phân tích chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006 đến 2010
Tiêu chuẩn áp dụng đánh giá mức độ ô nhiễm (QCVN, luật MT,…)
8

8


Luật bảo về môi trường 2014
QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh;

QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp sản xuất thép;

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 20:2009/BTNMT- QCVN về Khí thải công nghiệp đối với một
số chất hữu cơ



CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,KT - XH
TP THÁI NGUYÊN.

1.1

1.1.1

Điều kiện tự nhiên
.Vị trí địa lí

TP Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, là một trong những TP lớn
ở miền bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía bắc
TP Thái Nguyên nằm bên bờ sông Cầu, có diện tích 170.7 km 2 và dân số
330.707 người (2010) và cách thủ đô Hà Nội 80km
Toạ độ địa lý TP được xác định từ 21 0 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến
106014’ kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;
Phía Nam giáp TP Sông Công;
Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
9

9


Phía Đông giáp huyện Phú Bình.
Với vị trí địa lý như trên, TP Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển KT - XH
không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính TP Thái Nguyên
1.1.2 Đặc điểm địa hình
TP Thái Nguyên nằm ở địa hình thấp và khá bằng phẳng.Tuy nhiên, địa hình
dạng gò đồi của miền bắc trung du bắc bộ vẫn chiếm ưu thế.Xen kẽ những gò đồi thoải
và bát úp là những thung lũng đồng bằng nhỏ bằng phẳng, các bậc phù sa mới và thềm
đất dốc tụ.Diện tích khu vực gò đồi chiếm 52% đất tự nhiên

Trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa,bề mặt vốn có của đô thị Thái
Nguyên bị biến đổi nhiều,nhất là trong khu vực nội thành
1.1.3 Đặc điểm khí tượng thủy văn
Khí tượng
TP Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt
Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm
mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của TP có những nét
riêng biệt.
10

10


Nhiệt độ

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
(Đơn vị : 0C)

Thán
g
2010

1
1

2
2

1
2


3
2

0

2011

6

2012

9

2013

3

2014

9

3
1

1

7

2


2

0.2

7
1

2.3
2

3

0
2.1
2

6.5

1
0
3

4

5
6
3

2


4
3
4

0

1

2
6

3
4

3
9

9

2

5

2

3

3


3

7

1

3

2

3

3

3

11

0

4

1

3

3

3


3

10

6

7

1

3

3

3

3

9

5

8.1

9

3

3


3

3

8

1.5

3

8

4

3

3

3

7

4,5

9

7

3


2

3

1

6

3

4.1

6

3

2

2

1

5

5

9.3

5


2

1

1

3

4

8

4

4

2
9

3
3

2
5

1 Trung
12 bình
2
28.5
5

2
25.2
6
2
26.9
4
2
26.2
2
2
27.3
3

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014)

Hình 1.2:Nhiệt độ không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 25.2 đến 28.5.
11

11


Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hàng năm, tháng
nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên 41,5 0C(
Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3
năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa
o
ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống 3 C
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hoá các chất ô
nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ các phản ứng hoá học

xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các chất ô nhiễm càng nhỏ.Sự biến thiên giá trị
nhiệt độ sẽ ảnh hưởng tới quá trình phát tán bụi và khí thải, đến quá trình trao đổi
nhiệt của cơ thể và sức khoẻ của con người.
Độ ẩm không khí
Trên địa bàn TP khá cao. Mùa nóng độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa
lạnh từ 65% đến 70%.
Độ ẩm không khí trung bình các năm dao động từ 75,5% đến 77%
Bảng 1.2 : Độ ẩm không khí trung bình tại TP Thái Nguyên
( Đơn vị : % )

Tháng
2010
2011
2012
2013
2014

6
5

3

4

5

6

7


8

9

6

6

7

7

8

8

8

8

8
6

5

6
6

7
6


6

0

8

8

0
8
4

6
8

0

1

7
8

0
8

5

9
7


8

8
6

8

8

8

1
1

8

2

5

0
5

9

3

1


7

8

8

8
2

4

6

3

0
8

8

8

8
4

5

0

6


2
8

8

8

8
5

4

2

2

6
8

8

8

6
9

1

0


8

4
8

8

6

6
5

8

0

9

8
7

7

6

6

9
7


6

6

7

2

9
8

3

0

1 Trung
2
bình
6
7
76
0
6
6
75.5
9
6
6
76

9
6
7
77
0
7
6
77
5

(Nguồn : Niên giám tống kê tỉnh Thái Nguyên 2014)

12

12


Hình 1.3: Độ ẩm không khí trung bình TP Thái Nguyên

Lượng mưa và chế độ mưa
Bảng 1.3: Tổng lượng mưa tại TP Thái Nguyên
( Đơn vị : mm)

T

T
hán
g
2
010


2

3

4

5

6

7

8

9

5

3

1

1

2

2

2


2

2

5
2

011

0
7

0
2

012

0

9

013

38
2
54

34


7
1

83
2

56

8
1

96
2

31

0
1

2

2
44

0

08

80


2
8

1

2

2
45

2

2

2

1
1

98

61

41

0

78

66


29

1

2

2

2

2
31

43

73

10

10
2

2

2

2
48


80

85

72

30
2

2

2

1
46

13

68

23

56
2

2

2

9

9

50

10

10

23
2

2

1

3
9

01

00

8

80
2

1

4


1
01

22

4

8

55
1

4

8

2

48
5

7

2

014

1


0
1

48

4

1 ổng
lượng
mưa
6
2
005
8
2
114
9
2
238
7
2
232
6
2
050

(Nguồn : niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2014)

13


13


Hình 1.4 : Lượng mưa tại TP Thái Nguyên
TP Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự
chênh lệch lớn giữa 2 mùa.
- Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả
năm.
- Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn.
- Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua là ngày
25/6/1959, tới 353 mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷ lục 1.103mm
Thủy văn
TP Thái Nguyên nằm giữa hai dòng sông lớn: Sông Cầu và sông Công (phụ lưu
bên bờ phải của sông Cầu). Sông Cầu đoạn chảy qua TP Thái Nguyên dài 25 km,
3
chiều rộng 70 - 100m. Lưu lượng nước bình quân mùa mưa 620m /s, mùa khô
3
3,32m /s.
Sông Cầu là nguồn cấp nước sinh hoạt cho TP, nước cho sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp cho
TP này.
Sông Công chảy qua địa bàn TP 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá
thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của TP, vào
14

14


mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn

TP có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào
mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn
Ngoài ra, trên địa bàn TP còn có khoảng 93 ao, hồ, suối vừa phục vị sản xuất
nông nghiệp đồng thời tiếp nhận, tiêu thoát nước cho TP

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
TP Thái Nguyên được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò
quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du
miền núi phía Bắc. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.
Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của TP theo hướng hiện đại cho thấy TP Thái Nguyên đang từng bước khai thác lợi thế
của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc bộ. Tỷ trọng của
khối phi nông nghiệp tăng lên và khối nông nghiệp giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng của khu
vực phi nông nghiệp tăng từ 95,17% (năm 2006) lên 95,38% (năm 2010) trong khi tỷ
trong khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,09% (năm 2007) xuống 4,62% (năm
2010)
Bảng 1.4 : Cơ cấu tổng sản phẩm của TP Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010
( Đơn vị : %)

Năm
Công

nghiệp,xây

dựng
Dịch vụ
Nông, lâm,
nghiệp


ngư

2006

2007

2008

2009

2010

50,82

49,72

48,50

47,78

48,01

44,35

45,19

45,52

46,88


47,37

5,72

5,09

5,98

5,34

4,62

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH các năm 2006 2010 của TP Thái Nguyên)
Xét theo 3 nhóm ngành kinh tế lớn, tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng
tuy không ổn định qua các năm nhưng vẫn luôn đóng góp nhiều nhất cho tổng sản
phẩm tỉnh. Năm 2006 chiếm 50,82%, năm 2007 chiếm 49,72%, năm 2008 chiếm
48,50%, năm 2009 chiếm 47,78% và năm 2010 là 48,01%. Tỷ trọng của ngành dịch vụ
tăng lên trong giai đoạn 2006 – 2010; năm 2006 là 44,35%, năm 2007 chiếm 45,19%,
năm 2008 chiếm 45,52%, năm 2009 chiếm 46,88% và năm 2010 là 47,37%. Ngành
nông nghiệp tuy vẫn tăng trưởng về giá trị tuyệt đối (bình quân 6,20%/năm giai đoạn
15

15


2006-2010) nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm TP đã giảm đi đáng kể, phù hợp với
định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại của cả nước
cũng như vùng và tỉnh.
Năm 2010, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GDP) đạt 3.509,8 tỷ đồng (theo giá

so sánh năm 1994), tăng 12,37% so với năm 2006. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt
trên 1.000 tỷ đồng.
Tỉ lệ tăng trưởng các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu ngành có xu
hướng giảm từ 5,72% năm 2006 xuống còn 4,62% năm 2010. Tỷ trọng ngành trồng
trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%,
ngành dịch vụ chiếm 16,5%.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp của TP tăng nhanh trong những năm gần đây là do
sự tăng trưởng đột biến của một số ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, sản
xuất và phân phối điện năng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng may mặc, …vv
Năm 2010, sản xuất CN-TTCN mặc dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên giá trị sản
xuất CN-TTCN vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
– Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 7.500 tỷ đồng tăng 1,81 lần so
với năm 2005.
– Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương đạt 2.700 tỷ đồng tăng 2,0 lần so với
năm 2005.
TP Thái Nguyên có một số khu, cụm công nghiệp lớn mang tính chất toàn quốc
được Trung ương đầu tư xây dựng tại địa bàn TP:
– Cụm công nghiệp số 1, số 2 thuộc phường Tân Lập, quy mô 150 ha, tập
trung các ngành luyện kim màu, sản xuất vật liệu xây dựng, …
– Khu công nghiệp Gang Thép: Bao gồm 11 nhà máy, xí nghiệp như: nhà
máy luyện Gang, nhà máy luyện Thép Lưu Xá, nhà máy Cán thép Lưu Xá, nhà máy luyện
cán thép Gia Sàng, nhà máy hợp kim sắt và các xí nghiệp trực thuộc công ty Gang Thép
Thái Nguyên.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Các thế mạnh về thương mại, dịch vụ, du lịch được khai thác hiệu quả, phát
triển đa dạng, phong phú cả về quy mô, hình thức góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Các ngành dịch vụ như tài

chính,
ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán
được quan tâm tạo điều kiện phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
nhân dân. Văn minh thương mại được quan tâm chỉ đạo, đã hình thành hệ thống các
cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua
bán hàng hóa lớn được khai thác có hiệu quả. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng xã hội năm 2010 đạt 7620,6 tỷ đồng, tăng 2,9 lần so với năm 2005.
16

16


Các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch được đẩy mạnh kết hợp
với các hoạt động thương mại, dịch vụ truyền thông, tạo điểm nhấn và sức hút mới cho
các hoạt động dịch vụ du lịch, bước đầu khai thác tốt tiềm năng của địa phương. Chất
lượng dịch vụ được nâng cao, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ phát triển KT - XH và đời sống
của nhân dân. Lượng khách du lịch đến TP tăng bình quân 25,4%/năm, trong đó lượng
khách quốc tế tăng 5,9 lần so với năm 2005.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển. Tính bình quân đã có 43 thuê bao điện
thoại/100 dân, tăng 120% so với năm 2005; 17.218 thuê bao Internet, chiếm 65% tổng
số thuê bao Internet cả tỉnh.
Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên là nơi hội tụ nền văn
hoá của các dân tộc miền núi phía Bắc. Thái Nguyên còn được biết đến với khu du lịch
nổi tiếng Hồ Núi Cốc mỗi năm thu hút hàng vạn du khách đến thăm quan và nghỉ
dưỡng. Hiện Chính phủ đang có chủ trương nâng khu du lịch Hồ Núi Cốc thành khu du
lịch sinh thái trọng điểm Quốc gia, nơi đây sẽ được quy hoạch bao gồm cả du lịch tâm
linh với dự án xây dựng Trúc lâm Thiền Viện – đường ngầm xuyên Tam Đảo và dự án
xây dựng cáp treo từ trung tâm ra đảo và Tam Đảo sẽ được khởi công xây dựng….
1.2.2 Tốc độ đô thị hóa
Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 1.5: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010

Thứ tự

Mục đích sử dụng đất



Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

18.630,56

100

1

Đất nông nghiệp

NNP

12.266,51

65,84


1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

9.021,64

48,42

1.1.1

Đất trồng cây hang năm

CHN

5.017,50

26,93

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

3.661,23

19,65


1.1.1.2

Đất cỏ dung vào chăn nuôi

COC

17,57

0,09

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm
HNK
khác

1.338,70

7,19

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

4.004,14

21,49


1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

2.911,52

15,63

17

17


1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

1.926,70

10,34

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH


984,82

5,29

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

329,94

1,77

1.4

Đất nông nghiệp khác

NKH

3,41

0,02

2

Đất phi nông nghiệp

PNN


5.992,86

32,17

2.1

Đất ở

OTC

1.553,22

8,34

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

556,20

2,99

2.1.2

Đất ở tại thành thị

ODT


997,02

5,35

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

3.161,16

16,97

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp

CTS

85,86

0,46

2.2.2

Đất quốc phòng


CQP

258,88

1.39

2.2.3

Đất an ninh

CAN

16,28

0,09

2.2.4

Đất sản xuất, kinh doanh
phi nông nghiệp

CSK

498,68

2,68

2.2.5

Đất có mục đích công cộng


CCC

2.301,46

12,35

2.3

Đất tôn giáo,tín ngưỡng

TTN

13,54

0,07

2.4

Đất nghĩa trang,nghĩa địa

NTD

115,40

0,62

2.5

Đất sông suối và mặt nước

chuyên dung

SMN

1146,26

6,15

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

3,30

0,02

3

Đất chưa sử dụng

CSD

371,19

1,99

3.1


Đất bằng chưa sử dụng

BCS

282,96

1,52

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

88,23

0,47

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Nguyến)
Đất nông nghiệp
18

18


Có 12.266,51 ha, chiếm 65,84% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm các chỉ tiêu
loại đất sau:
a) Đất sản xuất nông nghiệp: Có 9.021,64 ha chiếm 48,42% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hàng năm có 5.017,50 ha (đất trồng lúa có
3.661,23ha; đất cỏ dùng vào chăn nuôi có 17,57 ha và đất trồng cây hàng năm khác là

1.338,70ha), đất trồng cây lâu năm có 4.004,14 ha.
b) Đất lâm nghiệp: Có 2.911,52 ha, chiếm 15,63% tổng diện tích đất tự
nhiên. Gồm có đất rừng sản xuất 1.926,70 ha, đất rừng phòng hộ 984,82 ha và không
có đất rừng đặc dụng.
c) Đất mặt nước nuôi trông thủy sản: Có 329,94 ha, chiếm 1,77% tổng
diện tích đất tự nhiên.
d) Đất nông nghiệp khác: Có 3,41 ha, chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Đất phi nông nghiệp
Có 5.992,86 ha, chiếm 32,17% tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm các chỉ tiêu
sau:
a) Đất ở: Có 1.553,22 ha, chiếm 8,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong
đó đất ở nông thôn có 556,20 ha và đất ở đô thị có 997,02 ha.
b) Đất chuyên dùng: Có 3.161,16 ha, chiếm 16,97% tổng diện tích đất tự
nhiên. Trong đó: Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 85,86 ha chiếm 0,46%;
Đất quốc phòng có 258,88 ha chiếm 1,39% tổng diện tích đất tự nhiên ; Đất an ninh có
16,28 ha chiếm 0,09% tổng diện tích đất tự nhiên ; Đất sản xuất và kinh doanh phi
nông nghiệp có 498,68 ha chiếm 2,68% tổng diện tích đất tự nhiên ; Đất có mục đích
công cộng có 2.301,46 ha chiếm 12,35% tổng diện tích đất tự nhiên.
c) Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Có 13,54 ha chiếm 0,07% tổng diện tích đất
tự nhiên
d) Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Có 115,40 ha chiếm 0,62% tổng diện tích
đất tự nhiên
e) Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Có 1146,24 ha chiếm 6,15%
tổng diện tích đất tự nhiên.
f) Đất phi nông nghiệp khác: Có 3,3 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đất tự
nhiên.
Đất chưa sử dụng
Còn 371,19 ha chiếm 1,99% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất bằng
chưa sử dụng có 282,96 ha ; Đất đồi núi chưa sử dụng có 88,23ha.

Sự biến đổi diện tích đất
* Đối với nhóm đất nông nghiệp.
Tổng diện tích đất nông nghiệp giảm: 805,72 ha
– Giảm sang nhóm đất phi nông nghiệp là : 522,64 ha
– Giảm sang mục đích khác là: 283,08 ha
– Luân chuyển nội bộ trong cùng nhóm đất là 143,94 ha
Tổng diện tích đất nông nghiệp tăng: 520,59 ha
19

19


– Tăng từ nhóm đất phi nông nghiệp là 95,67ha
– Tăng từ nhóm đất chưa sử dụng là 52,28 ha
– Tăng từ các mục đích khác là 372,64 ha
– Luân chuyển nội bộ trong các loại đất là 143,94 ha
Tổng diện tích đất nông nghiệp đến ngày 01/01/2010: 12266,51 ha
* Đối với nhóm đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp giảm: 1011,90 ha
– Giảm sang nhóm đất nông nghiệp là 95,67 ha
– Giảm sang các mục đích khác: 916,23 ha
– Luân chuyển nội bộ trong cùng nhóm đất là 52,83 ha
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp tăng: 1005,98 ha
– Tăng từ nhóm đất nông nghiệp là 522,64 ha
– Tăng từ nhóm đất chưa sử dụng là 11,9 ha
– Tăng từ các mục đích khác là 471,44 ha
– Luân chuyển nội bộ trong các loại đất là 52,83 ha
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp đến này 01/01/2010 là 5992,8 ha
* Nhóm đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng giảm: 115,61 ha

– Giảm sang nhóm đất nông nghiệp là 52,28 ha
– Giảm sang nhóm đất phi nông nghiệp là 11,9 ha
– Giảm sang các mục đích khác là 51,43 ha
Tổng diện tích đất chưa sử dụng tăng 58,50 ha
– Tăng từ các mục đích khác là 58,5 ha
Tổng diện tích đất chưa sử dụng tính đến ngày 01/01/2010 là 371,19 ha.
Nhìn chung, theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn TP
Thái Nguyên cho thấy, sự biến động giữa các loại đất trong 5 năm qua là tương
đối lớn. Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn TP giảm 285,13 ha (chiếm 1,53%
tổng diện tích đất tự nhiên), đất phi nông nghiệp giảm 5,92 ha (chiếm 0,03% tổng diện
tích đất tự nhiên), đất chưa sử dụng giảm 57,11 ha (chiếm 0,38% tổng diện tích đất tự
nhiên).
Mức độ đô thị hóa, nhu cầu về đất ở của hộ gia đình, cá nhân, nhu cầu về
đất cho các mục đích phát triển KT - XH và các tổ chức kinh tế trên địa bàn TP ngày
càng phát triển (diện tích đất ở tăng 27,19 ha; diện tích cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh tăng 20,70 ha). Diện tích đất chưa sử dụng cũng đã được đưa vào khai
thác và sử dụng hiệu quả hơn (Đất chưa sử dụng giảm 57,11 ha chiếm 0,3% so với
tổng diện tích đất tự nhiên).
1.2.3 Hoạt động giao thông vận tảỉ
20

20


Về giao thông đường bộ
Hiện có 3 tuyến quốc lộ chạy qua TP (QL 3, QL1B và QL37). Tháng 11 năm 2009,
TP đã khởi công xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, con đường này
sẽ tạo điều kiện cho TP trở thành đầu mối vận chuyển hàng hoá, vật tư rất quan trọng
đối với tỉnh và vùng trung du miền núi Bắc bộ. Ngoài bến xe khách
hiện có, TP

đang xây dựng Bến xe khách Trung tâm và Bến xe phía Nam, phía Bắc TP. Theo số liệu
thống kê năm 2009, TP Thái Nguyên có khoảng 343 xe khách (vận chuyển hơn 5,45
triệu hành khách/ năm), xe buýt có khoảng 50 xe (vận chuyển hơn 5,4 triệu hành
khách/ năm) và xe taxi có 12 hãng với khoảng 200 xe (vận chuyển khoảng 1,7 triệu
hành khách/ năm). Hệ thống đường nội thị được TP quan tâm đầu tư xây dựng hoàn
chỉnh theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt
Về giao thông đường sắt
Hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha, gồm: ga Thái Nguyên, ga Quan Triều, ga
Lương Sơn, ga Lưu Xá và mạng lưới đường sắt nội bộ khu Gang Thép. Ga Thái Nguyên
là một trong những ga vận chuyển hàng hoá và hành khách quan trọng của tuyến
đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên. Lưu lượng tàu chạy qua với một chiều đi và một
chiều về hàng ngày; lưu lượng vận chuyển hành khách khoảng 150.000 khách/năm. Hệ
thống đường sắt của Thái Nguyên gồm 3 tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn
Tỉnh là 98,55 km ( bao gồm tuyến Quan Triều – Hà Nội dài 75km, tuyến Thái Nguyên –
Kép dài 57 km phục vụ vận chuyển gang thép, tuyến Quan Triều – Núi Hồng qua Đại Từ
dài 39km phục vụ vận tải than). Khá thuận tiện cho việc tổ chức liên kết vận tải đường
bộ, đường sắt và đường sông.
1.2.4 Hoạt động công nghiệp
Hoạt động khai thác khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản,đó là lợi thế để phát
triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, …Tuy nhiên, trên địa bàn TP
Thái Nguyên khoáng sản có trữ lượng nhỏ, rải rác không thích hợp cho khai
thác và chế biến trên quy mô lớn
Ngành sản xuất thép, luyện kim
Tỉnh Thái Nguyên có ngành công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là ngành sản
xuất thép, luyện kim. Trên địa bàn phía nam TP là tập trung khu công nghiệp gang
thép gồm 11 nhà máy như: nhà máy luyện Gang, nhà máy luyện Thép Lưu Xá, nhà máy
Cán thép Lưu Xá …..vv thuộc công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên được TP chú
trọng đầu tư. Góp phần làm mũi nhọn phát triển kinh tế
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

Tăng đều qua các năm, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu xây dựng của TP.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng của TP chủ yếu sắt thép, xi măng, gạch, đá, cát sỏi,
tấm lợp...
Hoạt động phát triển năng lượng
TP Thái Nguyên có hệ thống lưới điện 220, 110KV khá phát triển. Nguồn cung
cấp điện cho TP hiện nay do điện lực Thái Nguyên quản lý là nguồn điện lưới quốc gia,
lấy từ các tuyến Thái Nguyên – Bắc Giang; Thái Nguyên – Tuyên Quang, với hệ thống
21

21


đường dây cao thế 110KV, 220KV thông qua đường hạ thế 35KV- 12KV6KV/380V/220V.
Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, công suất (2×55)MW. Lưới trung áp của TP
đã được cải tạo nâng cấp từ lưới 6KV lên 22KV dài khoảng 129 km đi nổi dùng dây
XLPE-99 áp dụng cho phía Bắc của TP Thái Nguyên (từ Cao Ngạn tới cầu Loàng). Lưới
hạ áp 22/0,4KV đi nổi kết hợp đi trên cùng hàng cột cao thế. Hiện tại TP có 6 trạm
trung gian (công suất 428.000KVA, trong đó có 5 trạm 110KV), 404 trạm biến áp phân
phân (gồm 8 trạm 35/0,4kV, công suất 10.260 KVA và 396 trạm 22/0,4kV, công suất
151.560 KVA) và các loại đường dây trung thế (đường dây 0,4kV, đường dây 22kV,
đường dây trên không, cáp ngầm…) dài 2.034,2km.
Hệ thống chiếu sáng của TP Thái Nguyên tương đối hoàn chỉnh, nguồn
điện được cung cấp cho khoảng 146 trạm với tổng công suất 1.078W, chiếu sáng
khoảng 153 tuyến đường với chiều dài 168 km và 01 công viên. Điện năng tiêu thụ
toàn TP năm 2009 là 289.460.855 kwh.
1.2.5 Hoạt động xây dựng và dân sinh
Dân số
Tính đến 1/1/2010, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn TP là
330.707 người; trong đó, dân số nội thị là 288.077 người chiếm 77,43% tổng dân
số toàn TP (bao gồm dân số thường trú là 201.277 người và dân số quy đổi là

86.800 người , dân số ngoại thị là 83.973 người chiếm 22,57% tổng dân số toàn
TP (bao gồm dân số thường trú là 78.433 người và dân số quy đổi là 5.540
người);
Năm 2010 tỷ suất sinh thô giảm còn 0,16%0. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 2,09%.
(tăng tự nhiên: 0,8%, đảm bảo chỉ tiêu quy định; tăng cơ học: 1,29%).
Tính đến 1 tháng 1 năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của TP là 189.130
người, bằng 67,61% tổng dân số toàn TP. TP đã giải quyết việc làm cho hơn 140.700
người lao động, chiếm tỷ lệ 74,39%.
TP Thái Nguyên có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Đến năm 2010, số người
lao động trong khu vực nội thị là, 97.083 người, phi nông nghiệp là 104.118 người; tỷ
lệ lao động phi nông nghiệp là 74%.
Việc công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng dẫn tới làn sóng di dân
lớn từ nông thôn lên thành thị tìm kiếm việc làm
Dư báo đến năm 2035 dân số TP Thái Nguyên khoảng 450 nghìn người, trong
đó dân số nội thị khoảng 380 nghìn người.
Cơ sở văn hóa, thể thao
Tại khu vực trung tâm TP là quần thể các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa
thể thao tiêu biểu: Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Đền Đội Cấn, Bảo tàng Văn hóa
các dân tộc Việt Nam, Vườn hoa sông Cầu, Trung tâm thi đấu thể dục thể thao, Trung
22

22


tâm Hội nghị và Văn hóa, quảng trường 20-8, Chợ Thái – một trong những công trình
thương mại dịch vụ lớn của TP.
Nằm ở phía đông bắc trung tâm hành chính là quần thể các công trình văn hoá
thể thao của tỉnh và TP. Bao gồm rạp chiếu bóng, thư viện, bảo tàng, các câu lạc bộ,
trung tâm huấn luyện thể dục thể thao với các phòng luyện tập, phòng thi đấu gắn với
sân vận động, hình thành một quần thể kiến trúc hiện đại tiêu biểu của TP Thái

Nguyên.
Trên lĩnh vực văn hoá, thể thao: TP Thái Nguyên có nhiều loại hình hoạt động
văn hoá thể thao phong phú, đa dạng, hiện có 1 trung tâm văn hoá – thông tin – thể
thao cấp TP, trên địa bàn có 9 sân vận động (diện tích 4,27 ha) và 6 nhà thi đấu (diện
tích 0,29 ha).
Hiện 28 phường, xã đã có hội trường dùng để sinh hoạt chung. Toàn TP
367 nhà văn hoá xóm tổ (diện tích 23,73 ha), 28 tủ sách pháp luật và 20 xã phường có
trạm truyền thanh, 100% các xã, phường đều có điểm bưu điện văn hoá. Các cơ sở văn
hoá như: Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng Thái Nguyên, Bảo tàng lực
lượng vũ trang quân khu I, nhà văn hoá công nhân Gang thép…luôn được bảo tồn, tôn
tạo. Một số công trình thể thao lớn của tỉnh trên địa bàn TP đang được xây dựng như:
Sân vận động Gang thép, Trung tâm dịch vụ và thi đấu thể thao có sức chứa tiêu chuẩn,
một số bể bơi (Bể bơi đại học Sư phạm Thái nguyên, Bể bơi nhà thiếu nhi Thái
Nguyên…), câu lạc bộ thể dục thẩm mỹ, sân quần vợt, rạp chiếu bóng…nhằm đáp ứng
nhu cầu giải trí và tập luyện TDTT thường xuyên của người dân TP.
Y tế
Với mục tiêu chiến lược: “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất
lượng ngay từ tuyến y tế cơ sở , TP đặc biệt quan tâm và đầu tư các trạm y tế đạt
chuẩn ở mỗi đơn vị phường, xã. Đến nay, TP có 14/28 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,
phấn đấu đến hết năm 2010, 100% các trạm y tế ở các xã, phường đều đạt chuẩn quốc
gia.
TP Thái Nguyên có Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, là bệnh viện
lớn nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc (diện tích 6,91 ha, với 700 giường bệnh,
năm 2010 tăng lên 1.000 giường bệnh) vào năm 2010 bệnh viện có tổng số 608 bác sỹ,
dược sỹ, y sỹ….khám và chữa bệnh cho khoảng 266.418 lượt bệnh nhân. Ngoài ra còn
có Bệnh viện Trường đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên và 9 bệnh viện cấp Tỉnh
trực thuộc Sở Y tế (trong đó có 2 bệnh viện hạng II với tổng số 530 giường bệnh, 5
bệnh viện chuyên khoa cấp II và cấp III với 480 giường bệnh). Thực hiện tốt các
chương trình quốc gia về y tế.

Năm 2010 khám chữa bệnh cho 112.430 lượt người đạt 102% kế hoạch, số bệnh
nhân điều trị nội trú là 2.342 lượt người; Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh cho trẻ
em dưới 6 tuổi tại 28/28 xã, phường. Đảm bảo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho
nhân dân TP, tỉnh và các khu vực lân cận.
Giáo dục, đào tạo
23

23


TP Thái Nguyên là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 cả nước sau thủ
đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hệ thống trường lớp được sắp xếp và đầu tư xây dựng
ngày càng khang trang hơn với tổng diện tích khoảng 295,7 ha, cơ sở vật chất phục vụ
cho việc dạy và học được tăng cường. Cơ cấu các ngành học được nâng cấp bổ sung.
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, đã hình thành nhiều loại hình đào
tạo như các lớp dạy nghề, trung tâm ngoại ngữ, tin học, các lớp kỹ thuật tổng hợp,
hướng nghiệp…phong phú, đa dạng, tạo điều kiện cho ngành giáo dục đào tạo phát
triển cả về quy mô và chất lượng.
Theo thống kê trong năm học 2009 – 2010, có 39 trường mầm non (với diện tích
28,23 ha ), 34 trường tiểu học (diện tích 23,4 ha), 28 trường trung học cơ sở và 1
trường dân lập (diện tích 20,86 ha), 8 trường trung học phổ thông trong đó có 2
trường đạt chuẩn quốc gia, có tổng số 1.512 lớp học với 3.086 giáo viên và 48.829 học
sinh. Đến năm 2010, trên địa bàn TP đã có 44/100 trường đạt chuẩn quốc gia, trong
đó
có 7 trường mần non, 26 trường tiểu học (02 trường đạt chuẩn quốc gia
mức độ II), 11 trường THCS. Tổng số học sinh dự thi tốt nghiệp Trung học phổ thông là
4.430 học sinh; Trong đó tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông của TP chiếm
91,47%
Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn TP có hệ thống các trường đại
học, cao đẳng, THCN và dạy nghề do trung ương và địa phương quản lý. Hiện nay, trên

địa bàn TP Thái Nguyên có 6 cơ sở đào tạo thuộc cấp đại học (diện tích 172,58 ha) và
11 cơ sở đào tạo thuộc cấp cao đẳng (diện tích 41,16 ha) với tổng số trên 2.500 giáo
viên tham gia giảng dạy hàng nghìn sinh viên. Hiện trên địa bàn TP có 1 trung tâm
giáo dục thường xuyên gồm 4.269 học sinh và 29 giáo viên và 1 trung tâm giáo dục kỹ
thuật tổng hợp – hướng nghiệp – dạy nghề cùng các trung tâm học tập cộng đồng và 5
trung tâm dịch vụ việc làm cho số học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường cũng
như nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn TP, tỉnh và các tỉnh lân cận
1.2.6 Hoạt động nông nghiệp và làng nghề
Trồng trọt
Tổng diện tích đất nông nghiệp của TP Thái Nguyên đến ngày 01/01/2010 là
12.266,51 ha chiếm 65,84% tổng diện tích đất tự nhiên của TP.
Hiện nay,diện tích đất trồng nông nghiệp có xu hướng giảm do tác động của đô
thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh tại TP
Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Đã có
nhiều mô hình, nhân tố mới trong nông nghiệp, nhiều trang trại chăn nuôi đã liên kết
với các doanh nghiệp nước ngoài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
ngành nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
24

24


Bên cạnh quy mô chăn nuôi trang trại, vẫn còn tồn tại mô hình chăn nuôi cá thể,
phân tán, chưa theo quy hoạch. Trong quá trình chăn nuôi, những hộ chăn nuôi cá
thể,phân tán do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức chăn nuôi, không được đầu tư
công nghệ và không có kế hoạch thu gom chất thải dẫn tới những chất thải từ quá
trình chăn nuôi thải trực tiếp ra sông hồ. Ảnh hưởng đến sức khỏe
Làng nghề
TP Thái Nguyên nổi tiếng về chè Tân cương, được trồng chủ yếu ở các xã phía

tây TP là Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu. Vùng chè này được TP quy hoạch thành
cụm làng nghề và được nhà nước bảo hộ chỉ dẫn địa lí
Chè là cây đặc sản chiến lược mang lược,cây kinh tế chủ lực.Không chỉ mang
tính kinh tế cao mà còn mang tính văn hóa xã hội sâu sắc. Tạo công ăn việc làm cho
hang chục nghìn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường sinh
thái khu vực nông thôn.
Chương 2: Các Nguồn gây ô nhiễm không khí
2.1 Các nguồn gây ô nhiễm
2.1.1 Hoạt động công nghiệp

2.1.1.1 Ngành khai thác khoáng sản
2.1.1.2 Ngành sản xuất thép, luyện kim
2.1.1.3 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng
2.1.1.4 Ngành nhiệt điện
2.1.2 Hoạt động giao thông, vận tải
Hoạt động giao thông vận tải được xem là một trong những nguồn gây ô nhiễm
lớn đối với môi trường không khí. Các chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu sinh ra do
khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu động cơ bao gồm CO, NOx , SO2, PM10... và bụi do
đất cát cuốn bay lên từ mặt đường phố trong quá trình di chuyển (TSP).
Tổng diện tích đất trên địa bàn TP thái nguyên được dành để xây dựng đường
giao thông là 1.305ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của TP .Trong những
năm gần đây, dân số TP Thái Nguyên không ngừng tăng nhanh, thêm vào đó là mỗi
năm TP phải đón nhận một lượng lớn người nhập cư là sinh viên theo học các trường
Đại học cao đẳng trên địa bàn nên đã làm gia tăng lượng phương tiện lưu thông trên
địa bàn TP. Không chỉ vậy TP Thái Nguyên còn là một đầu mút giao thông với 3 đường
Quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ
37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn).
25

25



×