Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN NGHỆ THUẬT QUÂN sự hồ CHÍ MINH, ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG QUÂN sự VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.7 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc, của cách mạng Việt
Nam; là một nhà chính trị kiệt xuất, đồng thời Người cịn là một nhà quân sự thiên tài trong
lịch sử dân tộc và nhân loại. Đúng như nhận xét của đồng chí Gớthơm (Tổng bí thư Đảng
cộng sản Mỹ): “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh tụ chính trị nhưng Người cũng là một
lãnh tụ xuất sắc về quân sự”1. Và cùng chung đánh giá về Hồ Chí Minh, đồng chí
Intipêrêđơ (Tư lệnh qn đội giải phóng Bơlivia) cũng cho rằng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một nhà lãnh đạo chính trị, qn sự tồn tâm, tồn ý và thiên tài”2. Như vậy, sự đánh giá về
những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lĩnh vực quân sự cũng rất to lớn, có ý nghĩa
hiện thực đối với cách mạng Việt Nam bên cạnh tư tưởng chính trị của Người. Và tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh là một bộ phận, một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh khơng chỉ là tư
tưởng quân sự đơn thuần. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng chính trị,
phục vụ đường lối, nhiệm vụ chính trị nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của cách
mạng Việt Nam. Chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “gốc, quân sự là “thân cành”.
Chính trị là mục tiêu, quân sự là phương tiện. Chính trị và qn sự ln gắn bó với nhau,
đặc biệt là đối với một nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc. Việc sử dụng bạo lực quân sự trong quan niệm của Hồ Chí Minh là
một tất yếu khách quan, đòi hỏi của thực tiễn cách mạng nước ta. Bởi theo Hồ Chí Minh,
chính chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó là hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu
rồi. Do vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: cần phải sử dụng bạo lực quân sự để đánh đổ sự thống
trị của nước ngoài để giành độc lập dân tộc. Nhưng sử dụng bạo lực quân sự trong khởi
nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng không phải là hành động tùy tiện, vơ tổ chức mà
phải là hành động có kế hoạch với cách đánh, phương thức sử dụng lực lượng, phương tiện
quân sự… một cách thành thạo, điêu luyện và nâng lên tầm nghệ thuật quân sự.

1

Báo Nhân dân, ngày 17/ 9/ 1969

2



Xem thêm: Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, H. 1985. tr. 32

1


Có thể nói, tư tưởng qn sự Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diên
và sâu sắc “phản ánh những vấn đề có tính quy luật trong khởi nghĩa vũ trang và
chiến tranh cách mạng ở Việt Nam” 1. Hơn nữa, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là
cốt lõi của đường lối quân sự của Đảng ta đối với cách mạng nước ta trước kia
cũng như trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh tỏa
sáng một nền nghệ thuật quân sự dân tộc. Hồ Chí Minh đã kế thừa, bổ sung và phát
triển sáng tạo nghệ thuật quân sự dân tộc trong thời đại mới. Nhưng với một nền
nghệ thuật quân sự lâu đời của dân tộc như vậy, có những lúc, ta lại “bỏ qua”, lãng
quên và không phát huy hết giá trị truyền thống quân sự ấy trước vận mệnh lịch sử.
Và thực tế lịch sử như chúng ta thấy: Khi nào dân tộc ta bỏ quên hoặc không phát
huy hết giá trị truyền thống quân sự thì khi ấy dân tộc ta thất bại, nước mất nhà tan.
Do đó “sở dĩ nước Việt Nam là nước khơng ai xâm lược được là vì truyền thống quân sự
Việt Nam bắt nguồn từ chính truyền thống văn hóa Việt Nam và truyền thống ấy có một
nguồn gốc vật chất do đất nước, cách sinh sống, xã hội Việt Nam tạo ra qua bao đời nay”2.
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh là người đi từ truyền thống đến hiện đại, từ dân tộc đến
nhân loại. Người đã kế thừa truyền thống quân sự dân tộc và nâng nó lên một tầm cao mới
của truyền thống dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay. Và việc kế thừa, vận dụng và
phát triển sáng tạo nghệ thuật quân sự dân tộc cũng như nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu. Với mong muốn nhỏ bé của mình, học viên bước đầu bắt tay vào việc nghiên
cứu, tìm hiểu nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh – đỉnh cao nghệ thuật quân sự dân tộc để
tìm ra phương cách vận dụng nó sao cho đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo về Tổ quốc ta
hiện nay.


1
2

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Cb)
Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, tr. 321

2


NỘI DUNG:
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật của dân tộc ta từ ngàn xưa cho
đến ngày nay. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông đã đánh bại kẻ
thù xâm lược hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả về quân sự, quốc phịng và kinh
tế. Và cũng trong q trình đó, cha ông ta để lại cho thế hệ sau một nền nghệ thuật
quân sự độc đáo. Có thể nói, trên cơ sở của nền nghệ thuật quân sự của cha ông,
các thế hệ người Việt Nam vững tin vào chính bản thân mình có thể đánh bại bất
kỳ một kẻ ngoại xâm nào có ý định xâm lược Việt Nam. Đúng như nhận định của
Giáo sư Phan Ngọc: trí tuệ Việt Nam là trí tuệ đánh giặc giữ nước. Do đó, nền
nghệ thuật quân sự Việt Nam là kết tinh của các thế hệ người Việt Nam cầm vũ khí
để dựng nước và giữ nước. Kế thừa tinh hoa truyền thống văn hóa dân tộc, Hồ Chí
Minh đã lĩnh hội, thâu thái những giá trị của nền nghệ thuật quân sự dân tộc và
chính Người đã nâng tầm nghệ thuật quân sự dân tộc lên một trình độ mới. Nền
nghệ thuật quân sự do Hồ Chí Minh xây đắp là nhân tố quan trọng làm lên chiến
thắng vẻ vang của dân tộc trong thế kỷ XX. Đồng thời, một nền nghệ thuật do Hồ
Chí Minh tạo lập trên cơ sở kế thừa truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc, tinh
hoa nghệ thuật quân sự nhân loại đã một lần nữa chứng minh sức mạnh văn hóa
dân tộc nói chung và sức mạnh của văn hóa quân sự nói riêng. Trong giai đoạn
hiện nay, vận dụng sáng tạo nghệ thuật Việt Nam mà đỉnh cao là nền nghệ thuật
quân sự Hồ Chí Minh để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao.

Đề cập đến nghệ thuật quân sự là đề cập đến cách đánh, cách dùng lực lượng
đã trở thành điêu luyện, thông thạo để giành thắng lợi trong tác chiến ở các hình
thức và quy mơ chiến tranh. Nghệ thuật qn sự Việt Nam là hệ thống tư tưởng chỉ
đạo và tổng hợp phương cách trong tác chiến của toàn dân tộc nhằm đánh thắng kẻ
thù, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. Hệ thống tư tưởng chỉ đạo và tổng
3


hợp phương cách trong tác chiến của toàn dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau, hài
hồ, nhuần nhuỵ và được nâng lên tầm cao của “nghệ thuật”. Sự tách rời hai yếu tố
này không khác chi con người đi bằng “một chân”. Hệ thống tư tưởng chỉ đạo là hệ
thống của các phương cách tác chiến, còn phương cách trong tác chiến của toàn
dân tộc là phương cách được sự chỉ đạo của một hệ thống tư tưởng nhất định. Và
mục đích của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam là nhằm đánh bại mọi kẻ thù xâm
lược, đánh thắng mọi hình thức, quy mơ của chiến tranh do kẻ thù tiến hành và bảo
vệ vững chắc cương vực của tổ quốc, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.
Cịn nghệ thuật qn sự Hồ Chí Minh là tổng hợp các phương cách tác chiến
và sử dụng lực lượng trong chiến tranh nhằm chuyển hóa sức mạnh quân sự, đánh
bại âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù và giành thắng lợi. Hồ Chí Minh đã kế thừa và
phát triển sáng tạo cách đánh “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy đoản
binh chế trường trận” trong truyền thống quân sự dân tộc và nâng nó lên một đỉnh
cao mới trong dịng chảy của văn hóa qn sự dân tộc.
Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là một đỉnh cao trong truyền thống nghệ
thuật quân sự của dân tộc. Bởi vì:
Nghệ thuật qn sự Hồ Chí Minh đã làm thất bại âm mưu, thủ đoạn tác
chiến và các hình thức chiến tranh của các thế lực ngoại xâm trong thế kỷ XX.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược nước ta.
Đứng trước vận mệnh lịch sử của dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc” như vậy, Vua
quan Nhà Nguyễn đã không kiên quyết chống giặc xâm lược. Mà ngược lại, vua
quan nhà Nguyễn từng bước đi vào con đường thỏa hiệp, rồi đầu hàng thực dân

Pháp. Sau Hiệp ước Patơnốt (1864), nước ta chính thức trở thành thuộc địa của
thực dân Pháp. Tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến sự thất bại có rất nhiều. Nhưng một
trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn là
“lãng quên”, “bỏ qua” và không phát huy giá trị truyền thống quân sự của cha ông
ta đã đúc kết qua hàng ngàn năm đánh giặc giữ nước. Hơn nữa, ở một góc độ nhất
4


định có thể nhận thấy, dưới triều nhà Nguyễn, dân tộc ta chưa hề có lần nào đụng
đầu lịch sử với một kẻ thù có trình độ phát triển hơn ta như thực dân Pháp. Thực
dân Pháp phát triển hơn dân tộc ta về mọi mặt, đặc biệt về khoa học quân sự và
nghệ thuật tác chiến. Với âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp khi tiến hành xâm
lược Việt Nam hết sức thâm độc, táo bạo, phù hợp với hình thức tác chiến trên biển
và phát huy tối đa sức mạnh quân sự. Sức mạnh quân sự của Pháp là sức mạnh
tổng hợp của các loại vũ khí và thủ đoạn chính trị đã đánh bại quan quân nhà
Nguyễn trong thời gian tương đối ngắn. Rõ ràng, sự thất bại của quân quan nhà
Nguyễn trước thực dân Pháp là chưa nắm bắt được âm mưu, thủ đoạn của thực dân
Pháp. Xét về nghệ thuật quân sự, nhà Nguyễn đã thất bại ngay từ đầu, từ những
căn cứ tiền đề để xác lập phương án, kế hoạch kháng chiến và bố trí, sử dụng lực
lượng kháng chiến.
Vượt lên hạn chế lịch sử của thế hệ cha anh, Hồ Chí Minh đã nắm bắt được
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù – thực dân Pháp. Khát vọng giải phóng dân tộc của
Hồ Chí Minh là khát vọng lớn nhất, là ham muốn tột bậc. Hồ Chí Minh ra đi tìm
đường cứu nước chịu ảnh hưởng, chi phối rất to lớn của khát vọng này. Nhưng ở
Hồ Chí Minh cịn bộc lộ rõ khát vọng tìm hiểu về thực dân Pháp - tìm hiểu âm
mưu, thủ đoạn của Pháp. Hồ Chí Minh từng nói: Tơi muốn đi ra ngồi, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng
bào chúng ta. Như vậy, dưới góc độ nghệ thuật quân sự, Hồ Chí Minh đã vượt hơn
hẳn so với các tiền bối về việc định hướng tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Hồ Chí Minh đã thành cơng hơn hẳn các bậc tiền bối cách mạng trong việc nắm

bắt âm mưu, thủ đoạn kẻ thù.
Sau này, trong cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền cũng như trong
kháng chiến chống Pháp tái xâm lược và kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh
ln nắm bắt, nắm bắt chính xác âm, mưu thủ đoạn của kẻ thù trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn. Đặc biệt, trong những lúc cách mạng có những bước chuyển quan
5


trọng, với thiên tài quân sự của mình trên nền tảng nhạy bén chính trị sắc xảo, Hồ
Chí Minh đã thấu hiểu từng âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Chẳng hạn, trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, với sự leo thang chiến tranh ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã
nhận định: “Sớm muội rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thu
nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống càng sớm càng tốt. Nhớ là
trước khi thua ở Triều Tiên đế quốc Mỹ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam mỹ
nhất định thua – Nhưng nó chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội” 1. Đây là
một trong hàng trăm biểu hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhận thức rõ âm,
mưu thủ đoạn của kẻ thù.
Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Biết địch, biết ta trăm trận không nguy”. Biết
địch, trước hết phải biết âm mưu, thủ đoạn tác chiến của kẻ thù; biết lực lượng,
cách thức bố trí sử dụng lực lượng. Hơn ai hết, Hồ Chí Minh có cách riêng của
mình nắm địch rất sát thực.
Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc trên nền
tảng học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong quá trình tồn tại và
phát triển của dân tộc theo dòng lịch sử, cha ông ta đã đánh bại nhiều đội quân xâm
lược nước ta. Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất trong chống giặc ngoại
xâm, ơng cha ta từng bước dựng xây một nền nghệ thuật quân sự độc đáo của dân
tộc. Nền nghệ thuật quân sự của dân tộc mà ông ta để lại với những nội dung tiêu
biểu về cách đánh “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy ít địch nhiều” và
“lấy đoản binh chế trường trận”; tiêu biểu về sử dụng lực lượng; thế trận lòng dân
và chiến tranh nhân dân và nghệ thuật kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu,… Đúng

như nhận xét của Giáo sư Phan Ngọc: “Nếu chỉ xét các cuộc kháng chiến chống
xâm lược thành công làm thành truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc và đã
đem đến thắng lợi, làm thành bài học cho đời sau, thì đó là truyền thống chiến đấu
vì bất đắc dĩ của một hình thức đặc biệt của chiến tranh nhân dân (toàn dân kháng
1

Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ trên không, Báo nhân dân số ra ngày 20 – 12 - 1995

6


chiến, toàn quốc kháng chiến, toàn diện kháng chiến), cốt giành lấy trái tim hơn
giành lấy đất, thành trì bảo vệ Tổ quốc là nhân dân, không ở thành lũy, khơng có
cắt đất cầu hịa, khơng dùng đại qn đánh ngay một trận được thua với địch ngay
từ đầu mà biết né tránh mũi nhọn, đánh bại địch ở nơi mình chuẩn bị trước hay ở
nơi địch bị lâm vào thế bị động, phá thế chủ độn của địch bằng đủ mọi cách, lấy
thế thắng lực, lấy chính nghĩa thắng bạo quyền”1.
Một nền nghệ thuật quân sự của thế hệ trước để lại cho các thế hệ sau rất
phong phú và giá trị. Trên nền nghệ thuật quân sự ấy, các thế hệ sau ln có ý thức
giữ gìn, bổ sung và phát triển. Và một thực tế lịch sử, sau những lần binh biến diễn
ra trên đất nước ta, nghệ thuật quân sự dân tộc được nâng lên tầm cao mới. Chính
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kiệt xuất góp phần làm rạng rỡ một nền
nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc. Nhưng nghệ thuật quân sự dân tộc được
Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trên nền tảng học thuyết quân sự Mác – Lênin.
Hồ Chí Minh đã sử dụng “phương pháp làm việc biện chứng” của chủ nghĩa Mác –
Lênin để có quan điểm kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự của
dân tộc. Chẳng hạn, chủ nghĩa Mác – Lênin từng nhấn mạnh:Vấn đề trung tâm của
trong phương thức tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng là vấn đề chuyển
hóa tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch. Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng
định: Phương thức tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh của một dân tộc nhỏ để

chiến thắng một quân đội lớn mạnh thì khơng được giới hạn trong những phương
thức tiến hành chiến tranh thông thường, mà phải sử dụng khởi nghĩa của quần
chúng, chiến tranh cách mạng và những đội du kích khắp nơi. Hồ Chí Minh đã kế
thừa học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin và làm giàu thêm truyền thống
nghệ thuật quân sự dân tộc. Có thể nói, nghệ thuật qn sự Hồ Chí Minh – đỉnh
cao truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam là nghệ thuật của một nước nhỏ
1

Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, tr. 321

7


đánh thắng một đội quân xâm lược nhà nghề trong thời đại mới. Trên nền tảng học
thuyết quân sự Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã phát huy hết giá trị của truyền thống
nghệ thuật quân sự dân tộc trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở
Việt Nam. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: Thắng lợi của ta trước những tên đế
quốc to là “văn minh thắng bạo tàn” theo nghĩa đó.
Phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc trên nền tảng học thuyết
quân sự Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã cùng với Đảng vạch ra đường lối chỉ đạo
thực tiễn quân sự từ phương pháp, cách đánh, cách thức bố trí sử dụng lực lượng
và tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân giành thắng lợi. Thắng lợi của cách
mạng nước ta trong thế kỷ XX, trước hết, là thắng lợi của đường lối chiến tranh
nhân dân, quốc phịng tồn dân. Thắng lợi quân sự của dân tộc ta ở thế kỷ XX là
thắng lợi của nghệ thuật quân sự chứ không phải là thắng lợi nhờ “quân hùng
tướng mạnh”. Nước ta là một nước nhỏ, không quá coi trọng quân sự và quốc
phòng. Từ lịch sử đến hiện đại, quân đội của ta cũng không phải là “đội quân nhà
nghề”. Nhưng dân tộc ta, quân đội của ta luôn luôn phải đương đầu với thế lực
quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần từ quân số, vũ khí trang bị, tiềm lực quân sự…
“Khi đối phương đem quân sang xâm lược Việt Nam, nó dựa trên một đạo qn

nhà nghề thơng thạo chiến đấu trực diện, có vũ khí có hiệu lực hơn nên chỉ mong
muốn ta dàn quân ra đánh trận địa để nó tiện hủy diệt” 1. Đương nhiên, quân đội
ngoại xâm có qn đơng tướng mạnh thì mới dám đem quân sang xâm chiếm đất
nước khác. Trong quá trình tiến hành xâm lược Việt Nam, các thế lực xâm lược
luôn mạnh hơn ta về mọi mặt. Nếu dân tộc ta đánh theo lối đánh của chúng thì chỉ
nhận phần thua về mình mà thơi. “Nếu ta đánh Pháp, Mỹ dựa trên vũ khí đơn thuần
thì xe tăng, đại bác, phi pháo của nó tha hồ tung hồnh” 2. Do vậy, Hồ Chí Minh đã
biết kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của ông cha, Người cùng với Đảng
1
2

Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Văn học, tr. 329
Phan Ngọc: Sđd, tr. 329

8


ta vạch ra đường lối quân sự sáng tạo đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn, cách đánh
của kẻ thù và giành thắng lợi.
Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh thể hiện tập trung ở những vấn đề chính sau:
1. Tư tưởng tiến công chiến lược, luôn giành thế chủ động
Đây là nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh ở thời đại mới.
Trong hoạt động quân sự, đấu tranh vũ trang, tư tưởng tiến công chiến lược, ln
giành thế chủ động là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến cục diện chiến cuộc;
đến sự thành bại của một cuộc chiến. Bởi có tư tưởng tiến cơng chiến lược mới có
hành động tiến đánh của lực lượng vũ trang. Và có chủ động trong hoạt động quân
sự, làm chủ chiến cuộc mới có hành động tiến cơng vũ trang.
Theo Hồ Chí Minh, trong đánh giặc giữ nước: “Kiên quyết không ngừng thế
tiến công”1. Tư tưởng tiến công biểu hiện tập trung, cao nhất ở quyền chủ động
trên chiến trường. Giữ được quyền làm chủ trên chiến trường sẽ điều binh khiển

tướng tiến công địch. Hồ Chí Minh viết: “Giữ quyền chủ động là khơn khéo sử
khiến qn thù, muốn đánh nó chỗ nào thì đưa nó đến đó mà đánh, muốn đưa nó
vào bẫy của mình có thể đưa được… giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng,
khơng thắng to thì thắng nhỏ”2. Trong dụng binh, đã có tư tưởng tiến cơng lại giữ
được quyền chủ động trên chiến trường thì nắm chắc phần thắng trong tay. Muốn
vậy, việc chủ động nắm địch, chủ động phương án tác chiến và giữ thế chủ động
ngay từ đầu là điều kiện bảo đảm tất thắng cho một cuộc chiến.
Nhưng ở Hồ Chí Minh, tư tưởng tiến cơng chiến lược khơng có nghĩa là
khơng có cách đánh phịng ngự. Khi so sánh địch – ta mà khơng có lợi cho ta thì
chủ động phịng ngự. Hồ Chí Minh cho đó là “phịng ngự thế cơng”. Người nhấn
mạnh: “Tiến cơng, thối thủ nên thần tốc”3; hay “Tấn cơng, thối thủ khơng sơ
1

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, t.3, tr. 287
Sđd: t.3, tr. 473
3
Sđd: t.3, tr. 287
2

9


hở”4. Như vậy, những hình thức tác chiến cơ bản nhất của quân đội đã được Hồ Chí
Minh lưu ý người làm tướng phải biết vận dụng sao cho hợp lý với đặc điểm chiến
trường. Tấn công phải chắc thắng thì mới tấn cơng. Tấn cơng khơng chắc thắng thì
“phịng ngự thế công” cũng là thắng lợi về mặt chiến thuật, chiến dịch. Hồ Chí Minh
nhận thức rõ vai trị của cán bộ quân sự trong việc đưa ra các quyết định tấn cơng
hay phịng ngự. Do đó, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến công tác giáo dục đội ngũ cán
bộ không được chủ quan, khinh địch và phải biết tiết kiệm sức quân lính.
Thực tiễn khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng ở Việt Nam cho thấy:

Hồ Chí Minh ln chỉ đạo các lực lượng cách mạng tấn công địch nhưng không phải
bằng mọi giá và “phịng ngự thế cơng” cũng thể hiện tư tưởng tiến công.
2. Nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời và dùng mưu
Đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Tài
năng quân sự của Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ qua nội dung này. Cũng có thể nói,
thắng lợi của cách mạng nước ta trước sức mạnh qn sự nước ngồi khơng phải
nước ta có quân đội mạnh hơn kẻ thù mà là ông cha ta đã tạo được sức mạnh tổng
hợp tiến đánh kẻ thù. Người luôn nhắc nhở: Phải đánh địch bằng mưu, thắng địch
bằng thế, luôn tranh thời và tạo lập thế.
Lực trong nghệ thuật Chí Minh là sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần
của con người, của từng tổ chức, của địa phương và của cả nước; là lực lượng của
toàn dân trong đánh giặc giữ nước. Trong hoạt động quân sự, lực lượng đánh giặc
không chỉ là qn lính mà phải lực lượng của tồn dân mới thắng được giặc, đặc biệt
trong điều kiện như nước ta. Lực lượng qn lính chỉ là lực lượng nịng cốt để toàn
dân đánh giặc; là chỗ dựa vững chắc để nhân dân đánh bại lực lượng ngoại xâm. Do
đó, khi nào và giai đoạn nào của lịch sử dân tộc mà huy động được lực lượng của
toàn dân tham gia vào công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước thì khi đó, giai
đoạn đó giành được thắng lợi và ngược lại. Về cơ bản, quy luật của cuộc chiến
4

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, t.3, tr. 287

10


tranh, lực mạnh (quân đông, tướng mạnh) sẽ quyết định thành bại của một cuộc
chiến.
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ vấn đề này trong hoạt động quân sự và Người đã
động viên cả dân tộc vào công cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc.
Thế trong nghệ thuật Hồ Chí Minh là cách bố trí lực lượng, chọn hướng mũi

tiến cơng hay phịng ngự nhằm phát huy sức mạnh của ta và hạn chế sức mạnh của
địch. Thế cũng có nghĩa là thời thế chính trị tạo ra, là điều kiện không gian và thời
gian tác chiến. Hồ Chí Minh cho rằng, trong từng trận chiến đấu, từng chiến dịch,
trong từng chiến trường và trong cả nước cần tạo lập một thế trận thuận lợi, thời
thế đánh giặc và cũng phải tạo ra thế trận lòng dân để đánh địch; tạo ra sức căng
kéo địch ra khắp các chiến trường làm cho địch suy yếu và quân đội tập trung đánh
địch ở những chỗ sơ hở, hiểm yếu, những trận đánh then chốt. Hồ Chí Minh nhấn
mạnh phải luôn đánh địch trên thế mạnh, thế thượng phong của ta. Thế trong tư
tưởng quân sự, nghệ thuật quân sự của Hồ Chí Minh bao gồm nội dung rất rộng,
phong phú. Đó là thế trận của từng đơn vị, của từng mặt trận, của khu vực phòng
thủ, thế trận của tồn qn và cao hơn hết là thế trận lịng dân trong đánh giặc giữ
nước. Như vậy, thế trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là thế trận của quân đội
và thế trận lòng dân trong đánh giặc giữ nước chứ không chỉ đơn thuần là thế đánh
giặc của riêng quân đội.
Thời trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh cũng có nghĩa rất rộng. Thời là
thời điểm, là thời gian, là thời cơ tấn công… Trong hoạt động quân sự, chiến tranh
cách mạng, được thời, tranh được thời và chọn được thời là cả một nghệ thuật, là
nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, của hoạt động qn sự. Do đó, Hồ Chí
Minh rất chú ý nhắc nhở cán bộ quân sự cũng như chính trị của lực lượng vũ trang
phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Trong bài thơ “Học đánh cờ”, Người đã dạy:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,

11


Gặp thời, một tốt cũng thành cơng”1.
Cịn Mưu trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là mưu trí, mưu lược, mưu
kế của “Bộ thống soái” đồng thời là mưu trí của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong
đánh giặc giữ nước. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn dung toàn lực của nhân dân, của
cả dân tộc, lực và thời sao có quả tốt, Hồ Chí Minh phải dùng đến mưu nghĩa là

phải kiên quyết, dũng cảm, quyết đoán; khi tiến cơng thì phải nhanh chóng, mạnh
mẽ, khơng được chậm trễ, do dự. Nhưng theo Hồ Chí Minh, nhanh khơng có nghĩa
là hấp tấp, khơng có trù tính, khơng tính đến cơ mưu; vừa nhanh vừa có mưu kế
giỏi định sẵn để thắng địch. Đạo làm tướng là phải tính được, dự liệu được kết cục
của một cuộc chiến mà phần thắng thuộc về ta. Hồ Chí Minh cho rằng người chỉ
huy, người làm tướng giỏi có mưu trí là tính tốn, tính được cả hai mặt lợi và hại.
Trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh, những yếu tố lực, thế, thời và mưu
luôn luôn là sự tổng hịa chứ khơng phải là những yếu tố tách biệt. Sự đan xen,
chuyển hóa của các yếu tố trên là điều tất yếu của một cuộc tranh đấu. Người làm
tướng giỏi là người biết cách chuyển hóa những yếu tố trên sao cho nó tạo ra thế
mạnh cho ta trong cuộc đụng đầu lịch sử. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh cho rằng: giữa
thế và lực cũng có thể chuyển hóa cho nhau, lực thắng thế nhưng thế cũng có thể
thắng lực. Hồ Chí Minh viết: “Quả cân chỉ có một kilơgram, ở vào thế lợi thì lực
của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh nhấc bổng được mọi vật nặng hàng trăm
kilơgram. Đó là thế thắng lực”2.
Nhưng trong hoạt động quân sự, có lực, được thế nhưng phải có thời, được
thời thì cuộc tranh đấu chắc thắng về ta, thua về địch. Xưa kia, Nguyễn Trãi đã
từng viết về thời và thế: “Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu được thời thế. Được
thời và có thế thì biến mất thành cịn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời khơng thế, thì
hóa mạnh ra yếu, n thành nguy..” (Thư dụ Vương Thơng lần nữa)
1

Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, t.3, tr. 287

2

Hồ Chí Minh: Sđd, t.12, tr. 455

12



Bài “Học đánh cờ”, Người đã dạy người làm tướng điều này là rất rõ:
“Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành cơng”1
Lực, thế và thời là những điều kiện cần thiết bảo đảm cho một cuộc chiến
giành thắng lợi nhưng vẫn chưa đủ. Muốn bảo đảm chắc thắng của sự nghiệp cách
mạng, theo Hồ Chí Minh cũng cần có mưu, cần có mưu lược nhà binh. Hồ Chí
Minh từng nói: “Hai hịn đá cùng chọi nhau thì hai hịn cùng vỡ, hai cái trứng cùng
chọi nhau thì hai cái cùng vỡ. Phải một cái cứng, một cái mềm thì khi chọi nhau
một cái mới cịn. Nên hai bên cùng dùng mưu trí.
Pháp có xe tăng, đại bác, thì ta phá đường.
Pháp có máy bay thì ta đào hầm.
Pháp muốn đánh chớp nhống thì ta kéo dài. Nhất định ta thắng!” 2. Người
còn cho rằng, “Thế địch như lửa. Thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa”3.
Trong hoạt động qn sự, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở phải dùng mưu để
thắng giặc chứ không đem lực lượng của ta mà đánh nhau với giặc. Xét cho cùng,
địch mạnh hơn ta về lực lượng mới đem quân sang xâm chiếm nước ta. Do đó,
đánh nhau với địch, Hồ Chí Minh lưu ý cần phát huy truyền thống đánh giặc bằng
mưu lược của cha ông trong lịch sử. Mưu lược trong đánh giặc, Hồ Chí Minh lưu ý
người làm tướng và nhân dân cần hướng vào cách đánh lừa địch và đánh địch bất
ngờ. Đây cả là một nghệ thuật, một nghệ thuật giành chiến thắng. Hồ Chí Minh
cho rằng biết cách đánh lừa, đánh bất ngờ là yêu cầu chung của các bên tham
chiến. Nhưng đối với nước ta, vấn đề này càng phải được đặt lên hang đầu trong
cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của đất nước ta, vì địch thường mạnh hơn ta, ta
yếu hơn địch về lực lượng. Hồ Chí Minh viết: “Về việc qn, khơng thể đường
đường chính chính được mà bao giờ cũng phải áp dụng chiến thuật lừa dối…
1

Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, t.3, tr. 287
Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr. 55 - 56

3
Hồ Chí Minh: Sđd, t.5, tr. 151
2

13


Nhưng muốn thắng được quân địch phải bày mưu kế làm sao lừa được quân địch
vào cạm bẫy, nên không thể không dùng chiến thuật giả dối được” 1. Muốn đánh
thắng địch, hoạt động qn sự khơng kể đến hình thức chiến thuật nào từ nghi binh
lừa địch, đánh trận “giả”, đánh bên Đông huyên náo bên Tây đến “kế giả trá”… Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Muốn giả trá, thì dù mình có tài năng cũng làm như mình
khơng có tài năng gì”2. Và Người cịn cho rằng, “thời kỳ tiến đánh quân địch đã
đến nơi nhưng làm thế nào để cho quân địch tưởng là chưa vội đánh”3.
Như vậy, nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời và dùng mưu trong nghệ
thuật quân sự Hồ Chí Minh là một nội dung hết sức phong phú và sáng tạo. Hồ Chí
Minh khơng chỉ là người định hướng hoạt động qn sự của quân đội ta mà chính
Người đã dùng những nội dung này rất tài tình trong việc chỉ đạo khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng. Hồ Chí Minh đã đưa nền nghệ thuật quân sự của
dân tộc lên một đỉnh cao mới nhờ vào việc vận dụng sang tạo những nghệ thuật
này trong thực tiễn đấu tranh giành độc lập ở nước ta trong thế kỷ XX.
3. Nghệ thuật phát huy mọi lực lượng để đánh địch, đánh bằng mọi quy
mô, mọi cách đánh, mọi thứ vũ khí trang bị. Nghệ thuật kết hợp đánh du kích
với đánh tập trung, đánh tiêu hao và đánh tiêu diệt
Đây là một trong những nghệ thuật quân sự nổi bật của Hồ Chí Minh. Hơn
ai hết, Hồ Chí Minh đã huy động được cả dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại
xâm. Trong cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, ta phải đánh địch bằng mọi lực
lượng: Bội đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong cuộc chiến
tranh chống ngoại xâm, Hồ Chí Minh lưu ý khơng được giới hạn trong bất cứ một
quy mơ, hình thức chiến tranh: từng người đánh, từng đơn vị đánh, cả dân tộc tiến

đánh. Hồ Chí Minh từng viết: “31 triệu đồng bào ở cả hai miền Nam Bắc, bất kỳ
già trẻ, gái trai phải là 31 triệu chiến sĩ anh dũng diệt Mỹ cứu nước” 4. Đánh địch có
1

Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 251 - 252
Hồ Chí Minh: tồn tập, Nxb. CTQG, H. 1995, t.4, tr. 252
3
Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 252
4
Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 480
2

14


trận lớn, có trận nhỏ; vừa đánh vừa đàm… Và trong đánh địch khơng kể vũ khí
nào, dùng mọi thứ vũ khí trang bị có trong tay; đồng thời phải chủ động lấy vũ khí
địch để mà đánh địch.
Trong cách đánh địch phải kết hợp chặt chẽ các phương thức đánh địch:
Cách đánh du kích, đánh tập trung, đánh tiêu hao và tiêu diệt; đánh phục kích, tập
kích, vận động tiến cơng và phịng ngự… Những hình thức chiến thuật này, Hồ Chí
Minh nhắc nhỏ cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cần vận dụng một cách
linh hoạt, sáng tạo trong từng điều kiện chiến trường, tùy thuộc vào tình hình địch
– ta. Cách đánh du kích là hình thức chiến thuật phát huy hiệu quả trong khởi nghĩa
vũ trang của một nước nhỏ tiến đánh kẻ thù để giành chính quyền về ta mình.
Nhưng đây cũng là hình thức chiến thuật cịn phát huy hiệu quả trong chiến tranh
cách mạng. Cách đánh du kích tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, kéo căng các
lực lượng chủ lực của địch ra đối phó với ta, từ đó, sức địch bị suy giảm do phải
dàn quân để giữ đất. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “.. làng nào, huyện nào, tỉnh nào
cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la, địa võng” mà

địch khơng tài gì thốt ra được”1. Hoạt động du kích khơng nhằm mục đích đánh
lớn mà phải đánh tỉa, đánh nhỏ, đánh liên tục, đánh bên sườn, phía sau; đánh cho
địch ăn không ngon, ngủ không yên, đánh tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực
địch; đánh cho địch suy nhược về tinh thần chiến đấu, hao mòn về vật chất. Nhiệm
vụ cơ bản của đội du kích là nắm địch ở địa phương để cung cấp tình hình địch cho
bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực khi tiến đánh. Đồng thời, du kích hỗ trợ bộ đội
chủ lực và bộ đội địa phương trong tác chiến.
Đánh tập trung là cách đánh của bộ đội chủ lực nhằm tiêu diệt một số lượng
lớn quân địch. Cách đánh tập trung chỉ được dùng khi lực lượng quân sự của ta đã
lớn mạnh. Nhưng theo Hồ Chí Minh, nước ta nhỏ, dân ít; lực lượng qn sự khơng
lớn, do đó, đánh tập trung phải bắt đầu từ đánh du kích; phải kết hợp chặt chẽ hai
1

Hồ Chí Minh: Sđd, t. 6, tr. 335

15


hình thức này trong chiến tranh cách mạng ở nước ta. Trong sự kết hợp này, Hồ
Chí Minh chú ý đến, coi trọng đánh tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch càng nhiều
càng tốt. Trên cơ sở đó mà tổng tiến cơng và nổi dậy, giành chính quyền về tay ta.
Hồ Chí Minh viết: “Đối với một người, làm thương tổn 10 ngón tay khơng đau đớn
bằng cắt đứt hẳn 1 ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại 10 sư đồn khơng
bằng trừ diệt 1 sư đồn”1. Trong hoạt động quân sự, càng kết hợp tiêu diệt sinh lực
địch, đặc biệt là lực lượng tinh nhuệ của địch, với việc phá hủy cơ sở vật chất chiến
tranh và vụ khí trang bị càng chặt chẽ và có hiệu quả thì càng có lợi cho ta.
Hơn nữa, trong hoạt động quân sự không được giới hạn trong bất cứ hình
thức tác chiến nào mà phải sử dụng nhiều hình thức tác chiến khác để phát huy sức
mạnh của ta và hạn chế sức mạnh của địch. Hồ Chí Minh nhắc nhở cần đánh địch
bằng các hình thức chiến thuật như tập kích, phục kích, đánh phá đồn bốt, vận

động tiến công… cần được phát huy cao độ. Cách đánh đặc cơng, cách đánh của
biệt động là những hình thức sáng tạo quân sự của cha ông ta trong đánh giặc giữ
nước. Hồ Chí Minh cho rằng: đây là cách đánh lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều
mà cha ông ta trong lịch sử đã tiến đánh và làm thất bại bao đại quân của kẻ thù.
4. Đánh vào lòng người; kết hợp tác chiến với binh – địch vận
Đây là một nội dung độc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh. Hồ Chí
Minh đã nâng cao tầm vóc nghệ thuật qn sự này của cha ơng ta lên một trình độ
mới. Ơng cha ta rất chú ý đánh vào lòng người. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” cịn đó
minh chứng cho tài nghệ của Lý Thường Kiệt trong đánh giặc giữ nước. Vẫn cịn
đó “sức mạnh như một đạo hùng binh mười vạn” trong các bài văn địch vận của
Nguyễn Trãi vào thành Thăng Long xưa kia. Truyền thống đó được Hồ Chí Minh
kế thừa và phát huy trong thời đại mới. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Sách quân sự có
câu: Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng lại càng giỏi hơn. Không
1

Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 463

16


đánh mà thắng địch là nhờ địch vận”2. Và Người cịn cho rằng: Nếu các chú khéo
ngụy vận thì đó cũng là một cách tiêu diệt địch. Biện pháp để thu phục địch qn
về phía ta là mở rộng lịng khoan hồng, độ lượng đối với tù hàng binh và những
lính đảo, bỏ ngũ chạy về phía ta.
Phát huy truyền thống “lấy đại nghĩa thắng hung tàn/ Lấy chí nhân thay
cường bạo”, Hồ Chí Minh đã thu phục được nhân tâm, giáo hóa được lịng người.
Do vậy, lực lượng cách mạng ngày càng đơng, thậm chí tạo ra một mặt trận ngay
trong lòng địch. Bằng lòng khoan dung, độ lượng và bằng tình cảm chân thành
trong việc kết thúc cuộc chiến tranh bạo tàn gây ra khổ đau cho con người, Hồ Chí
Minh đã cảm hóa binh lính địch khi họ biết cuộc chiến mà họ đang tham gia là bất

chính. Hồ Chí Minh rất coi trọng binh – địch vận trong hai cuộc kháng chiến của
dân tộc. Đây là một nghệ thuật, một nghệ thuật quân sự không phải ai cũng có thể
làm được như Hồ Chí Minh.
5. Nghệ thuật quân sự biết mở đầu và kết thúc chiến tranh
Đây là một nghệ thuật quân sự đỉnh cao mà Hồ Chí Minh đã để lại cho
chúng ta trong giai đoạn hiện nay. Nhưng có một thực tế rằng: khơng phải bất cứ
một ai cũng có thể làm giống như Hồ Chí Minh đã làm. Tài năng quân sự hơn
người của mình cho phép Hồ Chí Minh làm được điều hiếm thấy trong lịch sử dân
tộc và nhân loại. Thông thường người ta để nổ ra một cuộc chiến tranh nhiều hơn
là biết mở màn một cuộc chiến tranh. Chiến cuộc được mở ra nhưng khơng phải ai
cũng có thể kết thúc cuộc chiến tranh như ý muốn. Ở Hồ Chí Minh, cuộc chiến
tranh ở Việt Nam chỉ là điều bất đắc dĩ. Cuộc chiến chỉ nổ ra khi không cịn có sự
lựa chọn nào khác, khơng cịn huy vọng vào một nền “hịa bình trong tầm tay”. Hồ
Chí Minh luôn chủ động trong từng cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Người luôn
cùng với Trung ương Đảng và dân tộc ta chuẩn bị mọi mặt trước khi tiến hành
cuộc chiến khi khơng có đường lùi.
2

Hồ Chí Minh: Sđd, t.4, tr. 463

17


Hồ Chí Minh cịn dạy chúng ta biết kết thúc một cuộc chiến trang sao cho có
lợi nhất. Trong chiến tranh giải phóng, lực lượng giữa ta và địch có tương quan so
sánh khơng có lợi cho ta. Vì vậy, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng ta đặt ra
mục tiêu phù hợp với từng giai đoạn cách mạng: giành thắng lợi từng phần tiến lên
giành thắng lợi toàn phần. Khi mục tiêu cách mạng đã đạt được thì khơng nhất thiết
phải tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch mà chỉ cần đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước
ta, đánh bại ý chí xâm lược của chúng là được. Hai cuộc chiến tranh chống Pháp và

Mỹ đã chứng minh tinh thần, nghệ thuật quân sự độc đáo này của Hồ Chí Minh.
Người từng nhấn mạnh: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” là tư tưởng chi
phối đến chiến cuộc chống Mỹ của nhân dân ta và mở ra một trang lịch sử mới trong
quan hệ giữa hai bên. Đây mới chính là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh.
Tóm lại, một nền nghệ thuật qn sự hiện đại đã được Hồ Chí Minh tạo
dựng trên nền truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc đã và đang là nhân tố
quan trọng góp phần vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Từ truyền thống đến hiện đại, từ quá khứ đến tương lai là một
sự tiếp diễn, một sự phát triển lên đỉnh của truyền thống nghệ thuật quân sự Việt
Nam. Hồ Chí Minh đã ghi dấu ấn của mình vào con đường tất yếu đó của lịch sử
dân tộc. Cái tài tình của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Người đã hồi sinh, “lên
men” và phát huy cao độ nghệ thuật quân sự của cha ông trong đánh giặc giữa
nước. Nay đã khác xưa, nhưng giá trị của truyền thống, giá trị của truyền thống
quân sự của dân tộc vẫn tiếp nối trên con đường phát triển của dân tộc ta. Với
phẩm chất của một thiên tài, Hồ Chí Minh đã kết nối quá khứ, hiện tai và tương lai
trên con đường tiến hóa của dân tộc trong sự bảo vệ mình trước họa xâm lăng
thường trực đối với con người Việt Nam.
KẾT LUẬN:

18


Có dân tộc nào như dân tộc Việt Nam mang truyền thống văn hóa, mang
truyền thống nghệ thuật quân sự vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm? Đưa
truyền thống vào cuộc chiến tranh đã khó và làm cho nó trở thành sức mạnh, trở
thành nguồn động lực để chiến đấu và chiến thắng lại càng khó gấp bội. Vậy mà,
Hồ Chí Minh đã làm được. Hồ Chí Minh đã khơi dậy một truyền thống, đã thổi
luồng sinh khí thời đại vào nó. Một nền nghệ thuật quân sự đỉnh cao trên nền
truyền thống của dân tộc đã giúp Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam định ra
đường lối quân sự đúng đắn, đánh bại kẻ thù.

Ngày nay, người ta có thể gọi thời đại của chúng ta bằng nhiều tên gọi khác
nhau: Thời đại vô tuyến điện; thời đại nguyên tử; thời đại số hóa hay thời đại chinh
phục vũ trụ… Sức mạnh vật chất trong thời đại này, Mỹ có tất cả; Việt Nam dường
như khơng có gì. Sự so sánh như vậy cho thấy tiềm năng và sức mạnh Mỹ có thể
áp đặt “lối chơi” cho bất cứ nước nào, kể cả Việt Nam. Nhưng thực tế lịch sử cho
thấy: đó khơng phải là tất cả. Trong cuộc đụng đầu lịch sử Mỹ - Việt Nam ở thế kỷ
XX đã minh chứng một điều: “Văn minh thắng bạo tàn”. Một nước với truyền
thống ngàn năm đánh giặc, với truyền thống nghệ thuật quân sự đã đánh bại một
cường quốc quân sự lớn nhất của thế kỷ. Với sức mạnh vật chất và quân sự như
Mỹ đã bất bại trong các cuộc đụng đầu lịch sử. Nhưng đến Việt Nam, huy hồng
đó của Mỹ khơng cịn vẹn nguyên nữa. Bởi ở nơi đây, sự ngự trị của truyền thống
nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh – đỉnh cao truyền thống quân sự của dân tộc Việt
Nam đã giúp Mỹ đánh giá lại mình, sức mạnh quân sự của mình.
Nghiên cứu nghệ thuật qn sự Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay không
những giúp cho Đảng, Nhà nước ta vạch ra đường lối quân sự đúng đắn, góp phần
tạo ra sức mạnh cho sự nghệp bảo vệ Tổ quốc mà còn giúp cho nhân dân ta vững
tin vào sức mạnh nội tại của mình, sức mạnh của văn hóa, của nền nghệ thuật qn
sự của cha ơng trước những biến cố đang diễn ra. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay có cả những thuận lợi lẫn cả những khó khăn.
19


Nhưng ta vẫn vững tin vào truyền thống, vững tin vào truyền thống nghệ thuật
quân sự Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Chính Hồ Chí Minh đã chỉ dạy cho
chúng ta điều này thông qua việc phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự dân tộc
trong cuộc chiến tranh hiện đại. Đi tới tương lai từ tuyền thống, phát huy truyền
thống trên cơ sở kế thừa là cách mà Hồ Chí Minh đã dẫn dắt dân tộc ta đi qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, bài học ấy
vẫn ven nguyên giá trị và tính thời sự của nó.


20



×