Chiến tranh đã qua đi,nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Những gì chúng ta đã mất
mát, hy sinh dường như là quá lớn. Nhưng đều quan trọng hơn cả là chúng ta phải
biết làm những gì để xứng đáng với những gì mà ông cha ta đã hy sinh cho dân tộc
Việt Nam. 32 năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, tổ quốc ta
đã phát triển lên một tầm cao mới. Trước vận hội mới của đất nước, đặc biệt là
việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO mở ra cho Việt Nam những cơ hội
mới nhưng cũng không kém phần gian nan và thử thách. Chúng ta, những con
người của thời đại ngày nay phài làm gì để dóng góp vào công cuộc đổi mới của
đất nước?
Nhìn lại chặng đường đã qua của dân tộc Việt Nam, chúng ta không khỏi ngưỡng
mộ và thán phục. Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời đại ngày nay, đất nước ta
đã trãi qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh gìn nước và giữ nước, nhưng chúng ta
đã chiến thắng dù kẻ thù là mạnh nhất.
Trong thời đại ngày nay, thời đại hòa bình cùng hợp tác cùng phát triển. Chúng ta
phải đối mặt với những trận chiến khốc liệt hơn. Đó là những cuộc chiến trên
thương trường dù không tiếng súng nhưng nó có sức tàn phá mãnh liệt.
Trong bài thu hoạch này, tôi xin bàn về nghệ thuật quân sự ở Việt Nam, nơi mà
những thành công xuất phát từ con người, con người là nòng cốt chứ không phải là
những phương tiện chiến tranh hiện đại. Việt Nam đã chứng minh cho thế giới
rằng chúng ta chiến thắng những nước đế quốc không phải là may mắn mà đó sức
mạnh, là truyền thống đã được hun đúc qua nhiều thế hệ con người Việt Nam.
I. Nghệ thuật lãnh đạo quân sự ở Việt Nam
1.Bản lĩnh Hai Bà Trưng và nghệ thuật tụ binh cho đồng khởi
“Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi
quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì
thiếp người”. Triệu Thị Trinh - người con gái khởi binh chống quân Ngô năm 248
đã nói như thế. Bà muốn nối tiếp nghĩa khí và tài trí của Hai Bà Trưng - những nữ
tướng có nghệ thuật chỉ huy khiến quân đô hộ Hán khiếp hãi từ 2 thế kỷ trước đó.
-1-
Tranh vẽ Hai Bà Trưng cưỡi voi xung trận
Năm 184 trước công nguyên, quân đội của Nam Việt Vũ Đế Triệu Đà bắt đầu cuộc
chiến xâm lược vương quốc Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương. Sau nhiều
lần thất bại trước sức mạnh và sự phòng thủ kiên cố của quân Âu Lạc, Triệu Đà thu
quân, đưa con trai Trọng Thuỷ sang giả dàn hoà.
Chủ quan, mất cảnh giác trước địch, chẳng bao lâu sau, Triệu Đà đã tìm ra cách
tiêu diệt quân An Dương Vương. Âu Lạc sa vào tay giặc, bắt đầu hơn 1000 năm
người Việt phải chịu sự cai trị của các triều đại phương Bắc.
Nổ ra gần 200 năm sau sự thất bại của An Dương Vương, khởi nghĩa Mê Linh (4043) không chỉ trở thành niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam mà dường như đã
trở thành một câu chuyện cổ tích về những người phụ nữ, đặc biệt là hai vị thủ lĩnh
phong trào: Hai Bà Trưng.
Thời thế tạo anh hùng
Năm 111 trước công nguyên, nhà Hán tiến chiếm Nam Việt và thay nhà Triệu cai
trị Âu Lạc. Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây.
Nhà Hán triển khai các kế hoạch đồng hoá dân Việt: xoá bỏ mọi tục lệ, luật pháp
của người Việt, bắt dân Việt tuân theo “lễ giáo” phương Bắc; đưa dân Hán sang
sống xen kẽ với dân Việt; mở trường học dạy Nho giáo ở Mê Linh, Luy Lâu và
Cửu Chân cho con cái các lạc hầu, lạc tướng, quan lang. Bằng những biện pháp ấy,
người Hán hi vọng sẽ quy phục được tinh thần người Việt.
Đã mất đất nay còn có nguy cơ mất đi cả bản sắc dân tộc, người Việt lo lắng.
Nhưng người Hán không ngờ rằng công cuộc Hán hoá của họ đang khơi lên niềm
-2-
căm giận đặc biệt từ phía những người phụ nữ dân tộc Việt. Ngoài mối thù của một
người dân mất nước, sự áp đặt của những gì gọi là "tam tòng, tứ đức" đang khiến
họ - những người phụ nữ vốn bao đời nay vẫn được quyền tham gia chuyện làng
nước, được chủ động kết hôn, là một trong hai trụ cột của gia đình - nay đứng
trước nguy cơ mất đi tiếng nói của chính mình và bị coi như những kẻ tiểu nhân,
vô dụng
Bởi thế, khắp Giao Chỉ, phụ nữ Việt dựng cờ khởi nghĩa.
Hai Bà Trưng - Trưng Trắc, Trưng Nhị - sinh trưởng trong hoàn cảnh ấy. Hai
người là con gái lạc tướng đất Mê Linh và Man Thiện phu nhân. Ngay từ nhỏ, hai
bà đã được mẹ hướng theo sự nghiệp cứu nước. Được học tập võ nghệ, được tìm
hiểu binh thư, học lịch sử lại tận mắt chứng kiến sự bạo ngược của quân đô hộ,
lòng yêu nước và ước mong gây dựng lại cơ đồ của các vua Hùng lớn dân lên trong
họ.
Thời thế đã khiến họ phải chứng tỏ rằng: bản lĩnh của nhi nữ không phải tầm
thường. Và cũng chính thời thế đã đặt Hai Bà Trưng vào trung tâm của một cuộc
chiến đấu với không ít những nữ chỉ huy tài ba. Dường như họ đang cần một ngọn
cờ lãnh đạo để tụ lại thành một sức mạnh duy nhất.
Nghệ thuật tụ binh
Điểm thành công và vô cùng đặc sắc trong khởi nghĩa Mê Linh, hay nói đúng hơn
là tài năng của Hai Bà Trưng, là việc kêu gọi và quy tụ được sự tham gia nhiệt
thành của nữ giới: từ những đội quân nữ hàng vạn người, đến những vị nữ tướng
tài ba thống lĩnh quân đội mà danh tiếng còn để mãi đến tận sau này.
Do vậy, quá trình tụ binh dưới cờ khởi nghĩa Mê Linh không chỉ đơn giản là một
cuộc tập hợp lực lượng của các tầng lớp dân chúng, mà còn là sự quy tụ sức mạnh
nữ giới.
Hầu như tất cả các trung tâm khởi nghĩa nằm dưới sự chỉ đạo của các nữ lưu bấy
giờ ở Giao Chỉ đều nhất trí hoạt động đưới sự chỉ huy của Hai Bà Trưng. Từ nghĩa
quân Thánh Thiên ở Yên Dũng (Bắc Giang); nghĩa quân Lê Chân ở An Biên (Hải
Phòng); nghĩa quân Bát Nàn ở Duyên Hà (Thái Bình); nghĩa quân Nguyệt Thai,
Nguyệt Độ ở Vũ Bản (Hà Nam) cho đến nghĩa quân của nàng Nội ở Bạch Hạc
(Vĩnh Phú) hay nghĩa quân của bà Lê Thi Hoa tận Cửu Chân (Thanh Hoá). Điều đó
cũng đồng nghĩa với việc, giờ đây, hai bà có thêm sự trợ giúp của tài năng, kinh
nghiệm và uy tín từ những nữ tướng am tường chiến tranh du kích như Thánh
Thiên và có tài tổ chức như Lê Chân.
Dưới sự chỉ đạo của Hai Bà Trưng, cuộc tụ binh độc nhất vô nhị giữa các nữ tướng
này tạo ra một thế trận khởi nghĩa răng mắc khắp Giao Chỉ. Thánh Thiên chịu
trách nhiệm mở rộng lực lượng và lãnh đạo nhân dân Yên Dũng (Bắc Giang); Lê
-3-
Chân nhận nhiệm vụ phát triển lực lượng và mở rộng khu căn cứ ra toàn khu vực
từ Kinh Môn, Đông Triều đến vùng ven biển Đông; Bát Nàn sẽ lập các đội dân
binh vùng ven biển Thái Bình; hai chị em Nguyệt Thai, Nguyệt Độ lo tổ chức dân
binh trong toàn huyện Vũ Bản; hai cô Quốc Nương và Vĩnh Tuy lãnh trách nhiệm
xây dựng lực lượng ở Gia Lâm, Đông Anh; Nàng Nội sẽ lãnh đạo nhân dân khu
Bạch Hạc; bà Lê Thị Hoa và các con trai sẽ chỉ huy cuộc khởi nghĩa của nhân dân
quận Cửu Chân.
Sự hợp nhất giữa các trung tâm khởi nghĩa đã biến cuộc khởi nghĩa Mê Linh từ
một cuộc khởi nghĩa cục bộ thành một cuộc khởi nghĩa có phạm vi hoạt động trên
toàn Giao Chỉ. Đây chính là thế trận giúp khởi nghĩa Mê Linh giành thắng lợi chỉ
sau một tháng khởi binh.
Với tài năng, uy tín và đặc biệt là cùng chung ước vọng gây dựng lại cơ đồ dân tộc,
hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã thuyết phục được gần 40 vị nữ tướng và
trên 20 vị nam tướng chủ chốt cùng đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa Mê Linh.
Cùng với đó, hàng chục vạn người yêu nước tại các làng xã đã được kết nối lại chờ
thời cơ đồng loạt nổi dậy. Họ sẽ là nguồn sức mạnh bổ trợ cho những đội nghĩa
binh đang ẩn mình trên khắp các vùng đất Mê Linh, Chu Diên, Yên Dũng, Bắc
Ninh, An Biên, Kinh Môn, Duyên Hà, Vũ Bản, Yên Nội và Nga Sơn.
Phương pháp "đồng khởi"
Khởi nghĩa Mê Linh là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta
chống nạn Bắc thuộc. Điều đó đặt ra thử thách: những lãnh đạo nữ của phong trào
phải tự mầy mò, tìm ra một phương pháp tiến hành khởi nghĩa sao cho hiệu quả
nhất. Trước hết là việc tự tạo thời cơ và nắm bắt thời cơ.
Dùng kế làm kiêu binh địch để đẩy nhanh thời cơ khởi nghĩa, sau cái chết của Thi
Sách - chồng Trưng Trắc và cũng là một trong những người chỉ huy cuộc khởi
nghĩa, bai bà quyết định án binh bất động để trấn an địch, khiến chúng thoả mãn
với thành quả đàn áp cuộc khởi nghĩa mà chúng nghĩ Thi Sách là kẻ cầm đầu. Mùa
xuân năm 40, quân Hán say sưa vui tết, thời cơ đã đến. Trưng Trắc phát lệnh khởi
nghĩa:
“Một, xin rửa sạch quốc thù
Hai, xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba, kẻo oan ức lòng chồng
Bốn, xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Cuộc khởi nghĩa được tiến hành theo hai bước rõ ràng.
- Bước 1: nhân dân khắp nơi đồng loạt nổi dậy phối hợp cùng với nghĩa binh phá
-4-
tan bộ máy thống trị ở các địa phương;
- Bước 2: các cánh quân cùng tiến về Luy Lâu đập tan trung tâm bộ máy cai trị của
quân Hán ở Giao Chỉ.
Mỗi một vị chỉ huy theo lệnh, hiệu triệu nhân dân trong khu vực vùng nên khởi
nghĩa, phối hợp nhịp nhàng với cuộc khởi nghĩa đang đồng loạt nổ ra ở khắp nơi,
khiến quân giặc không kịp trở tay. Trưng Trắc và Trưng Nhị chỉ huy cuộc khởi
nghĩa ở Mê Linh; Thánh Thiên lãnh đạo thành công cuộc nổi dậy ở huyện Yên
Dũng rồi lan ra các huyện phía bắc; Lê Chân hoàn toàn làm chủ miền ven biển phía
đông đến sát Thuận Thành; Bát Nàn tiêu diệt hoàn toàn ách đô hộ ở vùng Duyên
Hà ven biển trong khi Nguyệt Thai, Nguyệt Độ đã làm chủ vùng Sơn Nam... Thắng
lợi nhanh chóng lan ra cả nước.
Sử phong kiến Đông Hán chép về cuộc khởi nghĩa Mê Linh như sau: “Tất cả
những người Man, người Lý (chỉ chung các thành phần dân tộc Việt Nam thời cổ)
ở 4 quận Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh-Nghệ-Tĩnh), Nhật Nam (Quảng
Bình-Quảng Nam), Hợp Phố (Quảng Đông) đều nhất tề nổi dậy hưởng ứng”.
Nghĩa binh kết hợp với sức mạnh của sự đoàn kết rộng khắp đã nhanh chóng quét
sạch bộ máy thống trị của nhà Hán. Sử Đông Hán thú nhận: quan lại Đông Hán ở
Giao Chỉ hoảng sợ, bỏ hết của cải, giấy tờ, ấn tín, chạy tháo thân về nước.
Còn “Đại Nam quốc sử diễn ca” ghi lại khí thế của một trong những đội nghĩa
binh Hai Bà Trưng:
“Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên”.
Kết thúc bước một, từ phía tây, đạo quân của Trưng Trắc, Trưng Nhị, tiến đến Luy
Lâu. Cùng lúc đó, đạo quân phía bắc của tướng tiên phong Thánh Thiên, đạo quân
phía đông của tướng tiên phong Lê Chân và đạo quân phía nam của các tướng tiên
phong Bát Nàn, Nguyệt Thai, Nguyệt Độ cũng nhằm hướng Luy Lâu thẳng tiến. 4
cánh quân từ 4 hướng, xiết chặt dần, tạo thành thế gọng kìm kẹp chặt trung tâm
đầu não của bọn thống trị.
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua ở tuổi 26, lấy hiệu là Trưng
Nữ Vương, đặt đô ở đất Mê Linh.
Nghĩa
khí
người
thủ
lĩnh
3 năm sau, quân Hán được chuẩn bị kĩ càng mới sang đàn án cuộc khởi nghĩa. Dù
đã xếp trận, bố phòng nghiêm ngặt, nhưng quân của Trưng Nữ Vương vẫn không
thể cự lại được sức mạnh của quân Hán. Sau trận thua ở Lãng Bạc, bị quân địch
đuổi riết, bà chạy về sông Hát trầm mình tự vẫn.
-5-
Là một trong những cuộc khởi nghĩa đầu tiên của dân tộc chống nạn Bắc thuộc, dù
không bảo vệ được thành quả của mình nhưng thắng lợi ban đầu cũng như vị trí
tiên phong của khởi nghĩa Mê Linh đã để lại nhiều bài học cho các cuộc khởi nghĩa
sau này, đặc biệt là những bài học về chuẩn bị khởi nghĩa và tiến hành khởi nghĩa.
Ngoài những lẽ đó, sự tham gia sâu rộng của nữ giới, đặc biệt trong các vị trí cấp
cao dưới quyền tổng chỉ huy của Hai Bà Trưng đã khiến khởi nghĩa Mê Linh trở
thành một sự kiện lịch sử vô cùng đặc biệt. Ở đó, hình tượng những người phụ nữ
tài năng, mưu trí, thao lược, bất khuất và yêu quê hương tổ quốc mình đã trở nên
bất tử.
2.Lý Thường Kiệt và tài biến hoá trong phòng thủ - tấn công
Trong lịch sử Việt Nam có một cuộc kháng chiến chống quân xâm lược rất đặc
biệt. Nó bắt đầu trước cả khi quân giặc chạm bàn chân vào lãnh thổ nước ta. Cuộc
kháng chiến này được bắt đầu bằng câu nói: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân
đi trước để chặn thế mạnh của giặc".
"Sông núi nước Nam vua Nam ở ..."
Gần 900 năm sau khởi nghĩa Mê Linh của Hai Bà Trưng (40-43), Việt Nam mới
-6-
thực sự trở thành một quốc gia độc lập. Từ đây, song song với dựng nước, giữ
nước trở thành một nhiệm vụ có tính quyết định đối với vận mệnh dân tộc.
Tiếp tục công cuộc xây dựng và phát triển tổ quốc của các triều đại Ngô (938965), Đinh (968-979), tiền Lê (980-1009), năm 1010 nhà Lý được thành lập, khởi
đầu một thời kỳ thịnh vượng của dân tộc.
Là võ tướng của 3 đời vua Lý (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông),
Lý Thường Kiệt là người có chí học hành, hiểu biết sâu sắc, am tường võ học và
quân sự. Bởi thế, không chỉ là một trong những trụ cột trong triều, ông chính là
tổng chỉ huy trưởng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1076-1077)
của quân dân nhà Lý.
Tấn công chớp nhoáng rồi chủ động quay về lập phòng tuyến nghênh địch, mỗi
bước táo bạo và chắc chắn của ông trong cuộc kháng chiến, sau này, đều trở thành
bài học lịch sử sống động về nghệ thuật chỉ huy quân sự nói chung, nghệ thuật
phòng thủ nói riêng.
Phòng thủ bằng tấn công
Trước khi dấy binh xâm lược Đại Việt - tên nước Việt Nam thời ấy - vào năm
1076-1077, năm 981, nhà Tống đã từng đem quân hòng tiến chiếm mảnh đất này.
Nhưng âm mưu đó đã bị dừng lại giữa chừng sau khi Lê Hoàn - Lê Đại Hành khuất
phục quân Tống trên sông Bạch Đằng.
Năm 1075, lợi dụng việc vua Lê Thánh Tông mới băng hà chưa bao lâu, hoàng thái
tử Càn Đức - vua Lý Nhân Tông - còn bé, Tống Thần Tông và tể tướng Vương An
Thạch quyết định chuẩn bị để hoàn tất cuộc xâm lược chưa thành năm 981.
Binh pháp vẫn có câu, cách phòng thủ tốt nhất là tấn công. Nhìn thấy kế hoạch
xâm lược của quân Tống, Lý Thường Kiệt, đã nghĩ ngay đến biện pháp phòng thủ
ấy. Ông tâu với vua Lý Nhân Tông: "Ngồi im đợi giặc chi bằng đem quân đi trước
để chặn thế mạnh của giặc".
Một câu hỏi đặt ra là, tại sao Lý Thường Kiệt có thể nghĩ đến một giải pháp phiêu
lưu như vậy? Vì, so với Tống, rõ ràng, nước ta là nước nhỏ.
Thế nên, cần phải nói rõ nguyên do góp phần củng cố sự lựa chọn của Lý Thường
Kiệt. Nội tình nước Tống khi ấy không ổn định. Cương giới bị một số nước lân
bang uy hiếp, triều đình thì chia rẽ sau những cải cách mạnh tay của vị tể tướng trẻ
Vương An Thạch.
Chính điều đó là một trong những lý do thuyết phục Lý Thường Kiệt rằng sự chỉ
đạo của triều đình Tống dành cho kế hoạch chuẩn bị này thiếu sự tập trung và
quyết đoán. Đó là cơ sở, để quân ta có thể tiến hành một cuộc tấn công chớp
-7-
nhoáng dằn mặt quân địch.
Sau khi phân tích, Lý Thường Kiệt cho rằng quân Tống có thể đi vào nước ta theo
hai đường, trong đó, nhánh đường bộ có thể lấy châu Ung (Nam Ninh - Quảng
Tây), còn nhánh đường thuỷ có thể lấy châu Khâm, châu Liêm (Quảng Đông) làm
cứ điểm tập kết binh, lương. Vì vậy, mục tiêu tấn công mà vị tướng này chuẩn bị
nhắm tới là ba thành trên với nhiệm: đốt phá kho lương và tiêu diệt sinh lực địch.
Cuộc tiến công "tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt diễn ra vào tháng 101075. Ông và các tù trưởng Tông Đản, Thân Cảnh Phúc chỉ huy 10 vạn quân, chia
làm 2 đạo thuỷ bộ bí mật tiến vào đất Tống.
Bí mật và bất ngờ, đội quân thuỷ do Lý Thường Kiệt đốc lãnh đã nhanh chóng hạ
được hai thành châu Khâm và châu Liêm. Từ châu Liêm, ông đưa quân sang châu
Ung, hợp với cánh quân bộ tiêu diệt thành châu Ung - mục tiêu cuối cùng và quan
trọng nhất của cuộc hành quân. Thành châu Ung bị hạ sau 42 ngày vây hãm. Lý
Thường Kiệt cho quân huỷ hết các kho tàng và lương thực của giặc rồi nhanh
chóng thu quân về nước.
Từ một kẻ chủ động tiến hành xâm lược, quân Tống bỗng nhiên bị đẩy vào tình thế
thất trận ngay từ khi chuẩn bị kéo quân.
Chiến thắng áp đảo trong cuộc hành quân chế địch của Lý Thường Kiệt đã tạo ra
nhiều yếu tố tác động mạnh mẽ đến cục diện cuộc kháng chiến của nhân dân Đại
Việt, hay nói cách khác, cuộc xâm lược của quân Tống. Chiến thắng làm người dân
Việt nức lòng, khơi dậy sự tự tin mạnh mẽ của họ vào chiến thắng cuối cùng của
cuộc kháng chiến, buộc địch phải kéo dài thời gian chuẩn bị và đặc biệt đẩy quyền
chủ động sang tay quân dân nhà Lý.
Không những bảo toàn được binh lực, tiêu diệt sinh lực địch, đẩy địch vào tình thế
bị động, cuộc tấn công phủ đầu của Lý Thường Kiệt còn nâng cao sĩ khí. Nói như
vậy cũng có nghĩa là cuộc tấn công đã đạt được nhiều mục đích hơn cả một cuộc
phòng thủ thông thường.
Thế mới biết cũng có cách tự vệ đầy sáng tạo và chủ động như vậy.
Cho quân lui về nước, nắm thế chủ động trong tay, Lý Thường Kiệt bắt tay vào
triển khai một thế trận mới. Ông cho chuẩn bị binh lực, phòng bị và thiết lập
phòng tuyến sẵn sàng nghênh địch.
Tấn công bằng phòng thủ
Sau sự thất thủ chóng vánh của các thành Ung châu, Khâm châu và Liêm châu, vua
quan nhà Tống vạch lại kế hoạch và chuẩn bị thật kỹ càng cho một trận phục thù.
Với mục đích “sau khi bình được Giao Châu (tên Tống gọi Đại Việt), sẽ đặt châu
-8-
huyện như ở nội địa”, nhà Tống cử Quách Quỳ và Triệu Tiết - hai tướng nhiều
kinh nghiệm trận mạc - chỉ huy cuộc tấn công.
Có thể nói lần đương đầu thứ hai và cũng là lần đương đầu quyết định này của
quân dân Đại Việt với quân Tống sẽ cho thấy rõ một Lý Thường Kiệt bản lĩnh, biết
địch biết ta và biết cách khiến cho quân địch trở nên vô dụng.
Để toàn tâm tập trung cho cuộc đối đầu với quân Tống ở mặt bắc, triệt tiêu mưu đồ
xúi giục Chiêm Thành và Chân Lạp quấy rối nước ta của triều đình nhà Tống, Lý
Thường Kiệt đưa quân vào tuần tra, trấn áp khu vực biên giới phía nam Đại Việt.
Đoán biết mục tiêu thứ nhất của quân Tống là chiếm phá kinh thành Thăng Long,
phá lâu đài, cung điện. Đối với các vua chúa đời xưa, đó là hành động phá nước.
Sau đó, địch sẽ nhắm đến lăng tẩm của các vua nhà Lý đặt tại Thiên Phúc, làng
Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay). Lý Thường Kiệt cho xây dựng một
phòng tuyến kiên cố bên bờ nam sông Như Nguyệt – sông Cầu ngày nay. Không
chỉ là một hào nước lớn tự nhiên bảo vệ kinh thành Thăng Long và lăng miếu nhà
Lý, con sông này án ngữ tất cả các tuyền đường đi từ Quảng Tây tới Thăng Long.
Phòng tuyến cản quân địch qua sông của Lý Thường Kiệt được đắp bằng đất cao,
vững chắc, có nhiều lớp giậu tre dày đặc, dài khoảng 100 km dọc theo khúc sông
từ Đa Phúc đến Phả Lại. Thành đất, luỹ tre nối với dãy núi Tam Đảo, đã đổi thế bờ
nam và cả con sông Nam Định (sông Như Nguyệt) thành một bức tường thành và
hào che chở cho cả nước Việt. Ngoài ra, trước thành đất và cọc tre dày đặc đó, Lý
Thường Kiệt lại cắt đặt thêm thuỷ quân, sắn sàng tiếp chiến với quân địch nếu
chúng vượt sông.
Vì thế cho nên, chỉ nguyên vượt qua sông cũng là cả một thử thách nhọc nhằn đối
với quân địch. Ngoài ra, để chặn bước tiến của thuỷ quân địch Lý Thường Kiệt
giao cho Lý Kế Nguyên chỉ huy một đội thuỷ quân đợi sẵn ở Đông Kênh (dải nước
ven biển giữa đất liền và các hải đảo vùng biển Đông Bắc nước ta) - đường tiến
vào cửa Bạch Đằng.
Dễ dàng nhận thấy phòng tuyến sông Như Nguyệt là xương sống trong trân tuyến
nghênh địch của Lý Thường Kiệt. Dễ dàng nhận thấy, thuỷ binh sẽ là lực lượng
nòng cốt triển khai thế trận ấy. Ngoài sự đắc địa của khúc sông Như Nguyệt, chắc
chắn thế trận thuỷ binh của vị tướng 58 tuổi này xuất phát từ một thực tế mà ông
biết rõ ràng rằng, không giỏi thuỷ chiến là một nhược điểm trầm trọng của quân
Tống.
Vậy là, với thế trận vững chắc ấy, quân dân nhà Lý chỉ còn chờ giặc đến.
-9-
Buộc giặc ứng chiến bằng sở đoản
Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến cùng 20 vạn dân phu
do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt tiến vào nước ta. Dụ dỗ được một số đội
quân của các tộc trưởng khiến quân Tống dễ dàng vượt qua khu vực biên giới tiến
sâu nội địa Đại Việt. Tuy nhiên, sự suôn sẻ của quân Tống kết thúc khi chúng đến
bờ bắc sông Như Nguyệt.
Để tiến thêm và đánh những đòn chí tử vào đại quân nhà Lý rồi chiếm kinh thành
Thăng Long, quân của tướng Quách Quỳ phải vượt qua khúc sông và phòng tuyến
Như Nguyệt vô cùng kiên cố. Quân Tống lúng túng. Bản thân chúng không quen
với thuỷ trận.
Bình thường, quân Tống không có sẵn thuỷ binh hay các chiến thuyền. Lúc cần
đến, nhà Tống mới cho chế tạo thuyền mành và chiêu nạp hoặc cưỡng bách dân
chài tòng quân. Và điều quan trọng lúc này, đội thuỷ quân thiếu chuyên nghiệp của
quân Tống đang “mắc cạn” tại Đông Kênh vì bị quân của Lý Kế Nguyên chặn
đánh thua đến hơn 10 trận và không thể tiến sâu thêm.
Sự bất lực của thuỷ quân Tống vô hình chung đã khiến cuộc tiến công của Quách
Quỳ lao đao.
Hạ trại trên bờ bắc sông Như Nguyệt mà mãi thuỷ quân chưa đến, Quách Quỳ
quyết định cho quân vượt sông. Nhưng cả hai lần vượt sông không những đều thất
bại mà còn bị tổn thất nặng nề về người vì gặp phải sự chống trả ác liệt của quân
Lý.
Sau nhiều lần cố sức vượt sông nhưng thất bại ấy, Quách Quỳ thất vọng ra lệnh:
“Ai bàn đánh sẽ chém” và từ thế tiến công chuyển sang thế phòng ngự. Quân sĩ
Tống vì thế mà ngày càng nhụt nhuệ khí, lại cộng thêm với khí hậu phương nam
vốn không hợp với người phương bắc nên chết dần chết mòn.
Nắm thời cơ đó, cuối mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn
vào trận tuyến của địch. Đang đêm quân Lý lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt, bất ngờ
đánh thẳng vào các doanh trại giặc. Quân Tống thua to, “mười phần chết năm sáu”.
Chúng lâm vào tình thế hết sức khó khăn tuyệt vọng.
Chủ động giữ hoà bình, bảo vệ quyền dân tộc
Cũng giống như việc lui binh sau khi đánh phủ đầu quân Tống, đứng trên thế của
người chiến thắng, Lý Thường Kiệt chủ động đề xuất giảng hoà, kết thúc chiến
- 10 -
tranh. Quân Tống chấp nhận, rút về nước và không còn có ý định tiến chiếm Đại
Việt thêm lần nào nữa..
Hiện thực hoá sống động và tài tình một loại nghệ thuật phòng thủ đầy tính sáng
tạo và chủ động, tận dụng và khoét sâu nhược điểm của địch, đẩy địch vào tình thế
buộc phải lựa chọn giải pháp của phía mình, đó chính là bãn lĩnh và phong cách chỉ
huy của Lý Thường Kiệt. Một bãn lĩnh mà những lời thơ hào sảng trong "Nam
quốc sơn hà" mãi còn ghi:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
- 11 -
3. Quang Trung và nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo
Không ngạo nghễ như Caesar - một vị hoàng đế La Mã cổ đại - nhưng Quang
Trung hoàng đế có một niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng mà đội quân
của ông có thể giành được trước kẻ thù. Đó là những chiến thắng được xây dựng
từ nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo và nắm chắc thời cơ.
Đài tưởng niệm chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút tại
Mỹ Tho, Tiền Giang
Thế kỷ 16, Đại Việt chìm trong chia cắt: hết cuộc chiến giữa tập đoàn phong kiến
Trịnh-Mạc cho đến cuộc đối đầu triền miên giữa dòng họ Trịnh-Nguyễn. Cuối thế
kỷ, cục diện đàng trong đàng ngoài chính thức hình thành và kéo dài mãi từ đó đến
gần hai thế kỷ sau.
Đất nước lâm nguy, vua chúa cả hai miền chỉ lo vơ vét của cải, ăn chơi hưởng lạc,
khiến nhân dân lầm than. Trong bối cảnh ấy, không ít cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
Tuy nhiên, chưa cuộc khởi nghĩa nào thắng lợi.
Năm 1771, trên vùng Tây Sơn Thượng Đạo (An Khê, Gia Lai ngày nay), 3 anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Được nhân dân ủng
hộ, trong vòng 12 năm, từ 1777-1789, nghĩa quân Tây Sơn liên tiếp lập nên những
chiến công hiển hách: lật đổ 2 tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn; đánh tan 5 vạn
quân Xiêm và đè bẹp 29 vạn quân Thanh Xâm lược.
Trong suốt chặng đường chiến đấu, Nguyễn Huệ đã không chỉ chứng tỏ mình là
nhà lãnh đạo chính trị xuất sắc mà còn là một nhà cầm quân tài ba. Những gì ông
- 12 -
làm, không phải vị tướng nào cũng thực hiện được.
Táo bạo - Đòn phủ đầu không ngờ
Một trong những điểm nổi bật trong cách dụng binh của Nguyễn Huệ là sự kết hợp
giữa tài chỉ huy quân sự và tính cách cá nhân: táo bạo, thần tốc và vô cùng tự tin.
Trong cuộc phản kích tiêu diệt quân Xiêm (1785), thay vì chọn khúc sông Mỹ Tho
có địa hình thuận lợi cho việc phục kích như đoạn từ Cái Bè đến Bình Chánh
Đông, ông lại chọn khúc Rạch Gầm - Xoài Mút - một khúc sông rộng và địa hình
trắc trở hơn để đặt phục binh.
Còn trong cuộc tiến công từ Phú Xuân ra Thăng Long tiêu diệt 29 vạn quân Thanh
(1789), Nguyễn Huệ - khi đó đã là vua Quang Trung - chọn cách tấn công vào
Thăng Long từ phía Nam. Đó là khu vực quân Thanh bố phòng cực kỳ kỹ lưỡng.
Nhưng đó cũng là hướng quân Thanh chủ quan nhất, vì chúng đinh ninh rằng mình
ít có khả năng bị tấn công, thế nên ông đã quyết định ra đòn phủ đầu.
Đợt phản kích quân Thanh theo hướng này diễn ra rất chóng vánh: chỉ trong vòng
6 ngày, kể từ khi xuất binh (Đêm 30 tết) đến khi tiêu diệt hoàn toàn quân Thanh
trong trận Đống Đa (ngày mồng 5 tết).
Biến thần tốc thành sức mạnh
Nhưng sự táo bạo chỉ phát huy được sức mạnh của nó nếu cuộc tấn công được triển
khai nhanh chóng, thần tốc và bất ngờ.
4 năm sau trận chiến một ngày ở Rạch Gầm - Xoài Mút, đội quân của Nguyễn Huệ
lại làm nên một điển hình mẫu mực trong lần truy diệt 29 vạn quân Thanh năm
1789.
Nếu không tính đến cuộc hành quân nhanh kỳ lạ và đến giờ vẫn còn gây nhiều
tranh cãi của đội quân Tây Sơn từ Phú Xuân ra Bắc, thì chỉ nguyên cuộc phản kích
quân Thanh trong vòng 6 ngày Tết Kỷ Dậu 1789 cũng đã là một bài học tuyệt vời
trong kho tàng nghệ thuật quân sự.
Đêm 30 tết, quân Tây Sơn bí mật vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt gọn địch ở đồn
tiền tiêu và cả nhóm quân do thám. Đêm mồng 3 tết, quân của ông bí mật vây đồn
Hà Hồi (Thường Tín, Hà Tây). Quân giặc bất ngờ, hoảng sợ hạ khí giới đầu hàng.
Mờ sáng 5 tết, trong khi cánh quân Tây Sơn do đích thân Quang Trung chỉ huy bắt
đầu tấn công đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) thì một cánh quân Tây Sơn khác
- 13 -
nhắm thẳng vào đồn Đống Đa (Hà Nội).
Cùng lúc với hai chiến thắng đó là hàng loạt chiến thắng khác: chiến thắng Đại
Áng, chiến thắng Đầm Mực, chiến thắng Nhân Mục, chiến thắng Hạ Yên Quyết.
Các cuộc tấn công trên đều diễn ra một cách nhanh chóng và dồn dập đến độ quân
Thanh không kịp trở tay. Chúng không còn có thời gian để thông báo, hỗ trợ hay
ứng cứu nhau.
Cách đánh bất ngờ, thần tốc này luôn là tâm điểm trong binh pháp của ông. Đó là
cách để bù đắp sự chênh lệch trước những đội quân đông hơn mình gấp nhiều lần.
Hơn thế nữa, không chỉ là người "nhạy cảm" với thời cơ, ông còn biết cách tạo ra
thời cơ để tận dụng tối đa thế mạnh của mình.
Nắm chắc thời cơ
Cuối năm 1788, quân Thanh đưa quân vào nước ta dưới danh nghĩa giúp nhà Lê
dẹp loạn. Với sự bảo trợ của vua Lê Chiêu Thống, cánh quân Thanh được nhiều
nhân sĩ trung thành với nhà Lê ủng hộ, nhân dân Thăng Long chưa biết nên theo ai:
Tây Sơn hay vua Lê. Tình thế hoàn toàn bất lợi cho quân Tây Sơn.
Nhận được tin Lê Chiêu Thống "mời giặc vào nhà", Nguyễn Huệ nhanh chóng làm
lễ, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Ngay sau đó, ông tập hợp
quân đội, Bắc tiến, diệt quân Thanh. Tất cả những chuyện lên ngôi hoàng đế, triệu
tập quân đôi, rồi xuất binh chỉ diễn ra trong vòng.. 1 ngày.
Với một vị tướng nhiều kinh nghiệm trận mạc, hoàng đế Quang Trung đã nhìn
thấy: đây là thời cơ tốt để chinh phục lòng dân và tiêu diệt địch.
Sau này, trên đường ra bắc, ông đã dừng lại ở Nghệ An để lấy thêm quân và tham
khảo ý kiến La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về thời cơ và cách đánh quân Thanh.
Câu trả lời của Nguyễn Thiếp khiến Nguyễn Huệ rất ưng ý. Nguyễn Thiếp nói:
"Quân Thanh đến từ xa không biết tình hình quân ta mạnh hay yếu thế nào, không
biết thế nên chiến hay nên thù thế nào. Vả nó có bụng khinh địch, nếu đánh gấp
không quá 10 ngày sẽ phá tan; nếu trì hoãn một chút thì khó lòng được nó".
Hơn thế nữa, quân Thanh sẽ sớm lộ rõ âm mưu xâm lược. Đó là lúc đội quân Tây
Sơn sẽ có được sự ủng hộ và giúp sức của nhân dân.
Về phía giặc, sau khi vào Thăng Long dễ dàng, quân Tây Sơn thì đã rút mãi về tận
Tam Điệp (Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hoá), lại thêm được nhiều quan quân
nhà Lê ủng hộ, càng gần Tết, quân Thanh càng khinh đối thủ.
Tất cả những điều đó góp phần khẳng định: đó là thời cơ tốt nhất để tận diệt quân
- 14 -
Thanh. Cùng với việc củng cố quân đội, đốc thúc việc hành quân nhanh chóng, ông
còn lưu tâm đến việc làm kiêu binh địch, khiến địch ngày càng chủ quan, tự mãn.
Sự thất bại của quân thù chỉ còn là vấn đề thời gian.
Anh hùng nước Nam
Lúc tuyển thêm binh ở Nghệ An, Nguyễn Huệ đã đưa lời dụ tướng sĩ:
"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chính luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ"
Ông hối thúc ba quân hãy đánh sao cho quân thù không còn mảnh giáp, đánh sao
cho chúng không còn đường về, đánh sao cho chúng nhận ra rằng nước Nam là có
chủ. Và đội quân "cốt tinh, không cốt đông" của ông tiến vào Thăng Long đúng
với khí thế ấy.
Hoàng Lê nhất thống chí miêu tả sự thất bại của quân Thanh: "Quân Thanh chống
không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết ..., thây ngổn ngang đầy
đồng, máy chảy thành suối. Quân Thanh đại bại".
Những mũi tấn công sắc sảo của quân Tây Sơn luôn giáng cho quân địch những
đòn chí mạng. Bởi thế, chỉ một trận Rạch Gầm - Xoài Mút mà quân Xiêm sau này
"sợ quân Tây Sơn như sợ cọp". Còn nhà Thanh cũng tắt luôn âm mưu xâm
lược nước Nam từ trận đại bại đó.
- 15 -
4.Trần Hưng Đạo và nghệ thuật xoay chuyển tình thế
Nếu như Lý Thường Kiệt chọn công để lấn át khí thế quân thù, thì Trần Hưng Đạo
lại làm ngược lại. Ông chọn cách rút lui để lật ngược tình thế. Chủ động tránh sức
mạnh địch, kéo địch vào trận tuyến chiến tranh toàn dân, với chiến lược ấy, quân
dân nhà Trần đã không chỉ một lần chiến thắng quân Nguyên-Mông - đội quân
hùng mạnh bậc nhất một thời của thế giới.
Tượng tưởng niệm Trần Hưng Đạo tại Nam Định
Đầu thế kỷ thứ 13, quốc gia của người Mông Cổ được hình thành ở Trung Á. Sau
đó không bao lâu, khắp nơi trên lục địa Á Âu đều có vết chân ngựa của họ. Bằng
thứ sức mạnh ào ạt của kỵ binh, những đội quân Mông Cổ trở thành cơn ác mộng
của bất cứ quốc gia nào trở thành mục tiêu xâm lược của họ.
Năm 1257, người Mông Cổ triển khai kế hoạch xâm lược Nam Tống. Với ý định
tạo ra một gọng kìm nhanh chóng tiêu diệt vương quốc này, Mông Cổ lập kế hoạch
chớp nhoáng tiến chiếm Đại Việt ở phía nam.
Cuối năm 1257, đầu năm 1258, dưới sự lãnh đạo của triều đình nhà Trần (12261399), nhân dân Đại Việt sôi nổi đoàn kết chống giặc. Và không giống nhiều cuộc
chiến trước, người Mông Cổ thất bại. Trong lịch sử Việt Nam, đó là cuộc kháng
chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ nhất.
Cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ hai và lần thứ ba của nhân
dân Đại Việt diễn ra vào các năm 1285 và 1288. Dường như càng chiến đấu càng
- 16 -
bản lĩnh, Đại Việt đánh bại quân Mông-Nguyên lần thứ hai rồi lần thứ ba.
Mãi về sau này, dù luôn được nhắc đến như những chiến thắng kiểu mẫu của chiến
tranh nhân dân trong thời kỳ phong kiến nhưng cách xoay chuyển tình thế mà
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần (hay thường được biết đến là Trần Hưng
Đạo) - tổng chỉ huy của cuộc kháng chiến, tạo ra lại là một dấu ấn tôn vinh tài năng
cá nhân. Bởi thế, cùng với những cuộc kháng chiến của nhà Trần, cái tên Trần
Hưng Đạo đã trở thành nột niềm tự hào trong lịch sử Việt Nam.
Trước thế giặc hùng mạnh...
Sau lần xâm lược thất bại ở Đại Việt năm 1258, quân Nguyên không dám khinh
suất. Trong các đợt xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288), vua Nguyên
là Hốt Tất Liệt phái đi những đạo quân đông gấp cả chục lần so với lần đầu và lần
sau chuẩn bị chu đáo hơn lần trước (lần thứ 2, quân Nguyên có tới 50 vận quân, lần
thứ 3 quân Nguyên có 30 vạn quân, trong đó có cả thuỷ binh và chưa tính đội quân
chở lương).
Không khó để hình dung về sức mạnh của quân Mông-Nguyên, khi đến thời điểm
của cuộc xâm lược Đại Việt lần hai, lãnh thổ của họ không những bao trùm gần hết
châu Á mà đã lấn nhiều sang châu Âu. Uy thế vô cùng mạnh mẽ. Thế nên, tướng
giặc Ô Mã Nhi đã thẳng thừng đe doạ quan quân nhà Trần rằng: "Chỉ trong chốc
lát, núi sông (các ngươi) sẽ thành đất bằng, vua tôi (các ngươi) sẽ ra cỏ mục". Địch
mong muốn dùng sức mạnh ào ạt của kị binh, nhanh chóng khiến quân ta khiếp
đảm, tan tác.
Vào những thời khắc đầu tiên của cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
xâm lược lần hai, sức mạnh ấy hiện rõ. Những cuộc tấn công chặn địch đầu tiên do
Trần Hưng Đạo chỉ huy bị bẻ gãy nhanh chóng.
Lùi... để đào sâu nhược điểm của địch
Trong “Binh thư yếu lược” - soạn cho tướng sỹ học, Trần Hưng Đạo viết: “Người
giỏi thắng không cần thắng nhiều lần, mà cần toàn thắng, đảm bảo thắng”. Điều đó
đồng nghĩa với việc làm cách nào để có được chiến thắng cuối cùng mới là điều
quan trọng nhất. Thế nên, cuộc kháng chiến quân Nguyên-Mông - đội quân hùng
mạnh bậc nhất thế giới thời trung đại - của quân dân nhà Trần, dưới sự chỉ đạo của
ông, được tiến hành theo một phương thức rất đặc biệt.
Ông nhanh chóng thay đổi chiến lược: chuyển từ trực tiếp đối đầu với khí thế hung
hãn của quân Nguyên sang lui binh. Hạ lệnh cho tất cả các cánh quân rút lui, ông
cùng với hai vua Trần thu quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương). Giặc truy
kích đến Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo lại đưa quân về Thăng Long. Khi giặc đuổi
theo đến Thăng Long, ông điều binh rút về Thiên Trường (Nam Định). Cứ thế,
- 17 -
quân ta tránh đụng độ với giặc trong nhiều tháng.
Một chiến thuật có vẻ bất thường nhưng lại là một trong những điểm đặc sắc nhất
thể hiện óc chiến lược sắc sảo của Trần Hưng Đạo.
Với sức mạnh áp đảo, quân Nguyên muốn đánh nhanh, thắng nhanh. Bị chúng lấn
át ngay trong những đợt tấn công đầu tiên, ông hiểu rằng, đối đầu ngay tức thì
không phải là một chiến thuật đắc dụng trong tình huống này.
Những đội quân muốn đánh nhanh thắng nhanh thường có một nhược điểm chí tử:
đó là công tác hậu cần. Thất bại của quân Mông-Nguyên năm 1258 góp phần chỉ rõ
điểm mấu chốt đó.
Thế nên, thay vì tiến hành những cuộc tiến công trực diện ít có cơ hội chiến thắng,
đánh vào điểm yếu này của địch sẽ là cách tốt nhất lấy đi sức mạnh của chúng. Áp
dụng chiến lược lui binh, ông sẽ khiến cho địch không thể đánh theo cách đánh của
chúng, nói theo cách khác ông chủ động kéo dài cuộc chiến đấu. Khi đó, thiếu
lương thực - nhược điểm ngày một trầm trọng của địch - sẽ tự làm chúng suy yếu.
Nắm được chìa khoá tiêu diệt địch, khi quân Nguyên lần thứ ba đưa quân sang xâm
lược Đại Việt (1287-1288), ông đã tự tin tâu với vua Trần rằng: "Thế giặc năm nay
dễ phá". Và quả nhiên, sau khi tướng Trần Khánh Dư tiêu diệt đội binh lương của
quân địch tại Vân Đồn (cuối năm 1287), quân địch lại rơi đúng vào tình huống
ngặt nghèo về lương thảo - nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại trong hai lần xâm
lược trước.
Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, không chỉ giúp bảo toàn lực lượng, chiến thuật lui
binh của Trần Hưng Đạo đã đẩy quân địch từ thế chủ động tấn công sang tình trạng
dần mất phương hướng vì không tìm được đối tượng chiến đấu và rơi vào thế trận
chiến tranh nhân dân của ta.
Tuy nhiên, nếu coi chiến lược lui binh của Trần Hưng Đạo là khởi đầu của một kế
hoạch xoay chuyển tình thế - với các bước: khoét sâu nhược điểm, đẩy giặc vào
tình thế khốn đốn và lấy lại quyền chủ động chiến lược trên chiến trường - thì cuộc
chiến của nhân dân mỗi nơi giặc đến chính là bước thứ hai. Sự phối hợp ăn ý giữa
việc lui binh của quân triều đình với các cuộc tiến công tại chỗ của nhân dân khắp
nơi là yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Lấy nhân dân làm điểm tựa xoay chuyển tình thế
Khi tính toán những bước đi của chiến thuật lui binh, chắc chắn Trần Hưng Đạo có
tính đến thời điểm chấm dứt chiến thuật. Dựa trên đích nhắm đến của chiến thuật,
có thể thấy đó sẽ phải là lúc tương quan so sánh giữa hai bên nghiêng hẳn về quân
Trần, chúng ta kiểm soát được thế trận và nắm chắc phần thắng. Hay nói cách
khác, đó là lúc mà người định đoạt kết cục của trận chiến là quân Trần chứ không
- 18 -
phải 50 vạn hay 30 vạn quân nguyên.
Khi quân giặc không triển khai được thế trận của chúng, phải theo đuổi quân ta chủ
lực của ta hết nơi này đến nơi khác, bước một của kế hoạch xoay chuyển tình thế
đã thành công. Bước hai được xúc tiến dáo diết với kế "thanh dã" (làm "vườn
không nhà trống") và chiến tranh du kích.
Khi quân Nguyên tiến vào kinh thành Thăng Long, chúng gặp phải một "sự kháng
cự" kỳ lạ, cả kinh thành trống không và khắp nơi dán đầy yết thị kêu gọi nhân dân
giết giặc: “Phàm các quận huyện trong nước, hễ có giặc ngoài đến, thì phải liều
chết cố đánh; nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, chứ
không được hàng”.
Sự vắng lặng quá mức của kinh thành khiến quân giặc e sợ. Chúng đưa quân ra
đóng ngoài thành. Và có lẽ, khi vạch kế hoạch xâm lược, quân Nguyên Mông chỉ
nghĩ rằng những cuộc đụng độ với quân của triều đình nhà Trần là thử thách duy
nhất trong cuộc chiến. Chúng không ngờ, chúng còn phải đối phó với những thử
thách khác cũng gay go chẳng kém.
Cần phải nhắc lại, trước khi cuộc chiến chống xâm lược bắt đầu, nhà Trần đã tổ
chức một cuộc trưng cầu dân ý trong điện Diên Hồng. Các bô lão đại diện cho
nhân dân khắp mọi miền tổ quốc được nhà vua hỏi ý kiến xem liệu thế giặc mạnh
như vậy nên hoà hay nên đánh. Và cuộc kháng chiến của nhà Trần đã tạo cho mình
một chỗ dựa vô cùng vững chắc khi không ai bảo ai, muôn người như một cùng hô
"Đánh". Dường như, đó là câu thần chú kết nối lòng yêu nước trong mỗi người dân
thành một loại sức mạnh trải khắp Đại Việt, hiển hiện, ám ảnh mỗi bước đi của
quân Nguyên.
Cùng với những cuộc rút lui chiến lược của quân triều đình, khắp nơi, dân Việt đẩy
mạnh chiến tranh du kích. Đêm đêm, những đội quân cảm tử được lệnh xuất kích
đánh vào trại giặc. Bị tấn công ban đêm, bọn giặc vô cùng hoảng sợ, chỉ biết cố
thủ, đợi trời sáng mới dám đánh. Chúng phải dựng rào gỗ, tăng thêm tuần tra ở các
đồn trại đề phòng quân ta tiến đánh. Ngoài ra, theo lệnh triều đình, nhân dân tất cả
những nơi giặc đi qua đều triệt để thực hiện kế thanh dã, cất giấu hết lương thực,
không để giặc tự do cướp bóc.
Thiếu lương, không triển khai được thế trận, mệt mỏi vì cứ phải đuổi theo quân
triều đình Trần, bị quấy rối và đánh phá liên miên, càng kéo dài cuộc chiến tranh,
tình trạng của đội quân Nguyên ngày nào còn hùng mạnh càng trở nên bi đát: đói
khát, bệnh tật và hoang mang đến tột độ. Cuộc chiến khắp nơi của người dân Đại
Việt vắt kiệt dần ý chí chiến đấu của chúng.
Đến đây, bước hai - và cũng là bước cuối cùng của kế hoạch xoay chuyển tình thế hoàn tất. Đây chính là lúc sự hoang mang, dã đám và thoái chí của quân Nguyên
phải đối phó với một đội quân nguyên vẹn sức mạnh, đầy khí thế chiến đấu và
- 19 -
được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ của triều đình nhà Trần. Chẳng còn điều gì còn có
thể tạo ra ưu thế cho quân giặc.
Trần Hưng Đạo nói về sức mạnh của chiến tranh nhân dân - thứ mà ông gọi là "thế
nhân trận" - như sau: “hình dáng trận như chữ nhân, tiến cũng là chữ nhân, thoái
cũng là chứ nhân, họp lại cộng làm một người, tan ra cũng làm một người, một
người làm một trận, nghìn muôn người hợp làm một trận, nghìn muôn người động
làm một trận”. Nói như vậy cũng đủ để biết, trong suy nghĩ của ông, sức mạnh của
nhân dân có thể làm được những điều kỳ diệu gì.
Phản kích
Tình hình bi đát của quân giặc chính là mốc chấm dứt chiến thuật lui binh của Trần
Hưng Đạo. Quân Trần bước vào giai đoạn hai của cuộc kháng chiến - giai đoạn
phản kích.
Các cuộc phản công được tổ chức gần như đồng loạt và rất mạnh mẽ.
Quân và dân nhà Trần đã làm nên không ít chiến thắng oanh liệt: từ những chiến
thắng như chiến thắng A Lỗ (gần điểm nối giữa sông Hồng và sông Luộc ngày
nay), chiến thắng Tây Kết, chiến thắng Hàm Tử, chiến thắng Chương Dương đến
những chiến thắng làm cho quân thù kinh hãi như chiến thắng Bạch Đằng.
Bị đáng thua khắp mọi nơi, quân Nguyên nhanh chóng tan rã. Hai cuộc kháng
chiến chống quân Nguyên Mông dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo đều chiến
thắng ròn rã.
Lui binh bảo toàn lực lượng, khoét sâu điểm yếu của địch, dùng sức mạnh nhân
dân xoay chuyển tình thế, đẩy giặc vào tình thế khốn đốn và tiêu diệt địch, có thể
nói, sự thành công của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông là chiến
thắng điển hình của nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, trong đó, nổi
bật lên thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp - bước đệm của những cuộc phản
kích dồn dập sức mạnh cuối mỗi cuộc kháng chiến. Đây chính là sự gắn kết hoàn
hảo của các yếu tố dân, quân, cơ trong bàn tay lãnh đạo của Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.
5.Nguyễn Chí Thanh - Cứu tinh của Bình-Trị-Thiên
Giống như nhiều nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong thế kỷ 20, Đại
tướng Nguyễn Chí Thanh là người giàu bản lĩnh. Lịch sử đã thử thách ông
không chỉ một lần và chưa lần nào ông bỏ cuộc. Dù khi Huế - mảnh đất quê
hương ông - mất liên lạc với cách mạng cả nước năm 1942, hay khi mặt trận
- 20 -
Bình-Trị-Thiên vỡ trước sức mạnh ban đầu của quân Pháp (1946-1947), mỗi
quyết định của ông đều trở thành điểm tựa và kim chỉ nam cho cuộc chiến
đấu của nhân dân.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (bên phải) và chủ tịch
Hồ
Chí
Minh
tại Đại hội Đảng bộ quân đội 1960
Cách mạng tháng 8 thành công mang lại quyền làm chủ thực sự cho người dân
Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhân dân bắt tay vào xây dựng một nhà nước của chính mình.
Nhưng tiếng súng ngưng chưa bao lâu thì thực dân Pháp đã đem quân trở lại, âm
mưu tái chiếm Việt Nam. Tháng 9/1945, với sự trợ lực từ quân Anh, Pháp nhanh
chóng chiếm Nam Bộ và chuẩn bị đưa quân ra toàn Việt Nam.
Ngày 19/12/1946, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình với Pháp,
cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân Việt Nam bùng nổ.
Trên cương vị là Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế và từ năm 1948, Bí thư phân khu
ủy Bình-Trị-Thiên, Nguyễn Chí Thanh đã đưa phong trào kháng chiến trong vùng
vượt qua nhiều thách thức. Quân dân nơi đây mến phục và gọi ông là "linh hồn của
cuộc kháng chiến Bình-Trị-Thiên".
Bình-Trị-Thiên lâm nguy
Ngày 19/12/1946, từ Hà Nội, kháng chiến chống Pháp nhanh chóng bùng nổ trên
toàn quốc.
- 21 -
Trong thế trận của cả nước, nhiệm vụ của chiến khu 4 (khu vực Bắc Trung Bộ)
được xác định là "tiến công vào lực lượng quân Pháp hiện đang đóng ở thành phố
Vinh (Nghệ An) và thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế). Một mặt bố trí lực lượng ở
phía nam tỉnh Thừa Thiên, có nhiệm vụ ngăn chặn viện binh của địch từ Đà Nẵng
ra Huế khi chiến sự bùng nổ".
Với sự tập trung của một số lượng khá lớn quân Pháp, Huế trở thành chiến trường
trung tâm của mặt trận Bình-Trị-Thiên - cây cầu nối bắc nam Việt Nam, một khu
vực chiến lược đối với cả ta và Pháp.
Cuộc chiến tại Huế bắt đầu lúc 2h30 phút ngày 20/12/1946 và kéo dài gần 2 tháng.
Sau hơn 20 ngày đầu tiên nổ súng tấn công vào các vị trí đóng quân của địch, quân
dân Thừa Thiên-Huế đã buộc địch phải co cụm cố thủ trong các trường dòng, viện
dân biểu...
Tuy vậy, với âm mưu chiếm đóng khu vực Bình-Trị-Thiên làm bàn đạp tấn công
các tỉnh phía bắc khu 4, Pháp phái quân tiếp viện đến giải vây và đẩy lùi quân
kháng chiến ở Huế. Trước sức mạnh của quân địch, quân ta chỉ cầm cự được đến
đầu tháng 3 rồi rút khỏi Huế bảo toàn lực lượng.
Thừa thế, quân Pháp tiến công mở rộng, đánh chiếm Thừa Thiên Huế và các tỉnh
xung quanh. Vừa đánh, quân Pháp vừa thực hiện chiến thuật "vết dầu loang" - xây
dựng đồn bốt, lập hội tề và mở các cuộc càn quét để kiểm soát các vùng chúng
chiếm được. Càn quét, giết chóc, đốt phá, quân Pháp thực hiện tất cả các biện pháp
để tróc rễ những đảng viên cộng sản bám trụ trong nhân dân, uy hiếp và tiêu diệt ý
chí chiến đấu của nhân dân Huế nói riêng và mảnh đất miền trung nói chung.
Vì thế, sau khi mặt trận Huế vỡ, nhiều cơ quan đảng bộ trong tỉnh bị thiệt hại
nghiêm trọng, như đảng bộ Phú Vang từ 193 đến thời điểm đó chỉ còn vẻn vẹn 23
đảng viên.
Còn các đơn vị bộ đội, sau khi rút khỏi thành phố Huế, do hoạt động khủng bố gắt
gao của địch, cuộc sống của các đơn vị này cũng trở nên vô cùng khó khăn: ăn đói,
mặc rách, rét mướt, bệnh tật. Tinh thần và tư tưởng của họ bị chao đảo, sức chiến
đấu giảm sút nghiêm trọng.
Những cuộc truy lùng gắt gao và hành quyết dã man các đảng viên cộng sản,
những cuộc càn quét liên miên của giặc Pháp, thêm vào đó là sự rút lui của quân
đội, tất cả đã khiến nhân dân hoang mang. Không khí sợ hãi, lo âu bao trùm trong
dân chúng.
Phong trào kháng chiến của Huế và cả khu vực Bình-Trị-Thiên chùn lại và vấp
phải những khó khăn chồng chất. Không chỉ cần một ngọn lửa để giữ vững niềm
tin, cuộc đấu tranh của nhân dân Huế còn cần có một lối đi mới, thích hợp với tình
- 22 -
hình hiện tại.
Lấy tiếng súng mang lại niềm tin cho nhân dân
Trên cương vị Bí thư tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã cho
triệu tập gấp một hội nghị các cán bộ đảng tỉnh Thừa Thiên. Hội nghị diễn ra tại
thôn Nam Dương (huyện Quảng Điền) vào ngày 25/3, tức là chỉ hơn nửa tháng kể
từ sau khi quân ta rút khỏi nội thành Huế và 9 ngày sau khi quân Pháp hoàn toàn
chiếm được Huế.
Đây không chỉ đơn thuần là một hội nghị kiểm điểm mà còn là một hội nghị xốc lại
tinh thần các cán bộ đảng viên, bộ đội và rọi ánh sáng vào công cuộc đấu tranh
đang bế tắc của nhân dân Thừa Thiên-Huế. Điều này ít nhiều cho thấy sự sắc bén
và nhạy cảm đối với những thay đổi của tình thế trong tư duy của Nguyễn Chí
Thanh.
Những chủ trương được đưa ra trong hội nghị là một kế hoạch toàn diện, điểm
trúng những vấn đề cuộc đấu tranh đang vướng phải. Trước hết, để tìm lại niềm tin
của nhân dân, phải tiếp tục kháng chiến, phá chính sách bình định của giặc, tiến
hành trừ gian, phá tề. Để động viên, chấn chỉnh và phát triển quân đội phải khuyến
khích nhân dân tăng gia sản xuất, cất dấu lương thực, canh gác để làm ăn và tiếp tế
cho chiến khu. Và để xây dựng cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến, cán bộ
đảng viên phải củng cố, xây dựng lại cơ sở, đưa cán bộ đảng viên trở về địa
phương để hoạt động, nắm quần chúng nhân dân, chấn chỉnh quân đội, dân quân tự
vệ, chỉnh đốn các uỷ ban kháng chiến và kiện toàn sự lãnh đạo của Đảng.
Ngay sau khi hội nghị kết thúc, bước 1 của kế hoạch vực dậy phong trào đấu tranh
trong tỉnh Thừa-Thiên-Huế được triển khai nhanh chóng.
Với khẩu hiệu "nổ lại tiếng súng kháng chiến mang lại tin tưởng cho đồng bào",
các đơn vị bộ đội trong tỉnh được tỉnh uỷ Thừa Thiên-Huế giao nhiệm vụ tổ chức
một số trận đánh để gây lại phong trào và xây dựng lòng tin trong quần chúng.
Bằng cách đánh bất ngờ, chỉ trong tháng 3/1947, các đơn vị bộ đội trong tỉnh đã
hai lần chiến thắng quân Pháp tại Hộ Thành và đồn Đất Đỏ. Nổ ra sau hai chiến
thắng này, là hàng loạt những cuộc tấn công nhỏ của dân quân tự vệ khắp nơi trong
tỉnh.
Từ tháng 7/1947 trở đi, phần lớn lực lượng vũ trang Thừa Thiên-Huế đã về hoạt
động ở đồng bằng, từng bước xây dựng lại cơ sở kháng chiến, phát động phong
trào chiến tranh du kích, giúp nhân dân sản xuất, tạo chuyển biến ở cơ sở, đem lại
- 23 -
niềm tin cho nhân dân.
Lấy lại được sự tin tưởng của nhân dân, từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân
Thừa Thiên-Huế có điều kiện đạt được những bước phát triển mới. Đầu năm 1948,
đồng chí Nguyễn Chí Thanh được cử làm bí thư phân khu Bình-Trị-Thiên. Đây
cũng là thời điểm, dưới sự chỉ đạo của ông, nhiều vùng hậu địch đã bị biến thành
vùng kháng chiến của ta.
Xây phong trào kháng chiến trong lòng địch
Nhằm vực lại tinh thần cán bộ đảng trong hội nghị Nam Dương, Nguyễn Chí
Thanh đã nhấn mạnh: "Mất đất chưa phải là mất nước" và ông nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc thiết lập các cơ sở kháng chiến trong dân chúng thông qua việc
thúc giục bộ đội và các cán bộ đảng viên "tranh thủ từng người, từng thôn. Chúng
ta không để mất dân, chết cũng không rời cơ sở".
Ngay sau hội nghị Nam Dương, với định hướng đường lối rõ ràng, nhiều cán bộ
đảng viên đã bất chấp nguy hiểm, vượt qua những hệ thống đồn bốt dày đặc của
địch về cơ sở.
Thế nên, chỉ hơn 1 tháng sau khi bộ đội chủ lực rút khỏi Huế, phong trào kháng
chiến được gây dựng trở lại. Đến đầu năm 1948, từ chỗ bị đánh bật khỏi cơ sở, các
cán bộ đảng viên đã gây dựng và từng bước củng cố các uỷ ban hành chính kháng
chiến, bám sát, chỉ đạo nhân dân sản xuất, phục vụ chiến đấu
Cùng với lực lượng cán bộ đảng viên, với phương châm: "Đánh địch để xây dựng
cơ sở, xây dựng cơ sở làm chỗ dựa đánh địch", lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên
đã tạo được sự phát triển mới trong phong trào toàn dân kháng chiến.
Bắt đầu từ tháng 7/1947, một số tiểu đoàn quân chính quy được phân tán thành
những đơn vị nhỏ - còn được gọi là các "tiểu đội độc lập", thực hiện "quần chúng
hóa" bám dân, bám địa bàn, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tác chiến liên tục, đánh
vào các đồn bốt và ngăn chặn các cuộc càn quét của địch.
Ngoài sự hoạt động hiệu quả của các "tiểu đội độc lập", phong trào phá tề do trung
ương phát động đầu năm 1948 cũng phát triển hết sức mạnh mẽ, đều khắp. Hệ
thống nguỵ quyền cơ sở mất hiệu lực khiến cho địch không dám tiến hành kiểm
soát và khống chế dân. Ở nhiều xã ngay trong vùng địch tạm chiếm, ngụy quyền
tan dã. Nhân dân khắp nơi hưởng ứng, giúp đỡ kháng chiến.
Đến cuối năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân Thừa Thiên-Huế nói riêng,
Bình-Trị-Thiên chung đã đạt được khí thế mới: càng đánh cành mạnh như lời của
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nối: "Bình-Trị-Thiên kháng chiến ngày càng vững
mạnh lên, địch cũng phải công nhận."
- 24 -
Đến năm 1950, khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh được điều về làm Chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm chính về công
tác tư tưởng trong quân đội, cuộc kháng chiến của nhân dân Bình-Trị-Thiên đã qua
cơn nguy biến. Quyền chủ động trên chiến trường đã thuộc về tay quân dân ta.
Vực dậy cuộc kháng chiến của nhân dân Thừa Thiên-Huế nói riêng và Bình TrịThiên nói chung không phải là công lao được nhắc đến trước nhất mỗi khi người ta
nói đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhưng đó là một chiến công khắc họa rõ nét
phong cách lãnh đạo của ông. Một phong cách bãn lĩnh, nhanh nhạy, tài năng và có
tầm chiến lược sâu sắc.
- 25 -