Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hướng dẫn tổ chức giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Cò Nòi, huyện Mai Sơn, Tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.84 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ NHUNG

HƢỚNG DẪN TIẾN HÀNH GIỜ THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ
VÀ HOÁN DỤ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CÒ NÒI HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: XH2a

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thùy Dung

SƠN LA, NĂM 2015


Lời cảm ơn
Nhân dịp khóa luận hoàn thành, em gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong
tổ phương pháp khoa Ngữ Văn, cùng Trung tâm thư viện Trường ĐH Tây Bắc.
Em đặc biêt bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thùy Dung
đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời, em xin cảm ơn Trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La, cô giáo chủ nhiệm cùng tập thể lớp K52 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều
kiện giúp đỡ, để em hoàn thành khóa luận này.
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Nhung


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


HS

: Học sinh

GV

: Giáo viên

SGK

: Sách giáo khoa

THPT

: Trung học phổ thông

Tr

: Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích - đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 6
3.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 6
3.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 6
4. Nhiệm vụ- phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6

4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài............................................................................. 7
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................................. 7
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế ........................................................................ 7
5.3. Phương pháp thống kê .................................................................................... 8
5.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 8
6. Cấu trúc đề tài ................................................................................................... 8
NỘI DUNG........................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................ 9
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................... 9
1.1.1. Ẩn dụ ........................................................................................................... 9
1.1.2. Hoán dụ ..................................................................................................... 17
1.1.3. Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ ....................................................................... 23
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 25
1.3.1. Chương trình Sách giáo khoa .................................................................... 25
1.3.2. Thực tiễn dạy và học ................................................................................. 25
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GIỜ THỰC HÀNH PHÉP
TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT
CÒ NÒI .............................................................................................................. 29
2.1. Tổ chức dạy học ........................................................................................... 29


2.1.1. Chuẩn bị thực hành ................................................................................... 29
2.1.2. Tổ chức thực hành trên lớp ....................................................................... 32
2.1.3. Các phương pháp tổ chức thực hành ......................................................... 34
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập ........................................................................... 40
2.2.1. Bài tập nhận diện ....................................................................................... 40
2.2.2. Bài tập tái hiện........................................................................................... 42
2.2.3. Bài tập phân loại........................................................................................ 43
2.2.4. Bài tập phân tích ........................................................................................ 44

2.2.5. Bài tập đánh giá giá trị thẩm mĩ ................................................................ 46
2.2.6. Bài tập sáng tạo ......................................................................................... 48
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................... 50
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 50
3.2. Yêu cầu thực nghiệm.................................................................................... 50
3.3. Đối tượng thực nghiệm ................................................................................ 50
3.4. Địa bàn thực nghiệm .................................................................................... 51
3.5. Kế hoạch thực nghiệm.................................................................................. 51
3.6. Cách thức thực nghiệm ................................................................................ 51
3.7. Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................... 52
3.7.1. Các tiêu chí đánh giá ................................................................................. 52
3.7.2. Kết quả đánh giá thực nghiệm .................................................................. 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong mọi thời đại, một đất nước có giàu mạnh về kinh tế, phong phú
về văn hóa, ổn định về xã hội, thì nhất thiết giáo dục phải phát triển... Và nhất là
thời đại hiện nay, công nghệ thông tin, sự giao thoa giữa các nền văn hóa, sự
hợp tác mọi mặt trên thế giới đang được đẩy mạnh, thì việc giáo dục càng được
chú trọng. Năm 1996, Unesco đã khuyến nghị là giáo dục toàn thế giới trong thế
kỉ XXI cần phải xây dựng theo hướng Học để biết, học để làm việc, học để
chung sống và học để làm người. Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục, các
quốc gia trên thế giới đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho giáo dục.
1.2. Việt Nam đang là đất nước tiềm ẩn một nội lực phát triển rất lớn. Sức
mạnh ấy được phát huy hay không, điều này phụ thuộc vào mỗi người dân. Như
Bác Hồ đã nói Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy trình độ dân trí của
người dân đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Đảng

và nhà nước đã quan tâm, và tạo điều kiện để phát triển giáo dục, đặc biệt là
những dân tộc vùng sâu vùng xa. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước
ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến Tây Bắc trong vấn đề giáo dục. Tuy nhiên, do
là giáo dục vùng cao nên còn gặp nhiều khó khăn trong cả hoạt động dạy và học.
1.3. Xuất phát từ yêu cầu của việc gắn lí thuyết với thực hành của phân
môn Tiếng Việt trong môn Ngữ Văn. Ta thấy rằng, mục tiêu lớn nhất của việc
dạy học hiện nay là nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Trong
đó môn Ngữ Văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng có một vai trò quan
trọng trong việc hình thành phát triển tư duy cho cho học sinh. Do đặc điểm của
học sinh vùng Tây Bắc nói chung và học sinh xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn nói
riêng, đa phầnhọc sinh là con em các dân tộc thiểu số, yếu tố về ngôn ngữ, ngữ
bản còn in đậm trong từng học sinh. Có thể vấn đề lí thuyết các em nắm rất tốt,
nhưng khi thực hành còn nhiều vướng mắc. Đặc biệt là cách hiểu, làm tốt, áp
dụng hiệu quả vào trong giao tiếp và tạo lập văn bản của giờ thực hành, nhất là
giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, còn khá nhiều khó khăn.

1


1.4. Qua việc khảo sát thực tế, trình độ cũng như kĩ năng thực hành nói
chung và kĩ năng tiến hành, tiếp thu bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
nói riêng của học sinh lớp 10 THPT Cò Nòi, chúng tôi thấy rằng nhìn chung các
em đã nắm được những kiến thức cơ bản, còn thực hành áp dụng thì còn bộc lộ
nhiều thiếu sót, hạn chế.
1.5. Với sinh viên năm cuối, việc nghiên cứu khoa học sẽ mang lại nhiều
lợi ích. Không chỉ là tập dượt nghiên cứu khoa học quan trọng trong cuộc đời
sinh viên, mà nó còn cung cấp kĩ năng, trau dồi tri thức của vấn đề tham gia
nghiên cứu. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu đạt được còn giúp sinh viên sau khi ra
trường làm nguồn ngữ liệu quí báu phục vụ đắc lực cho chuyên môn giảng dạy.
Là sinh viên năm cuối, tôi mong muốn mình có được những hiểu biết nhất

định về đặc điểm trình độ, kĩ năng, kĩ xảo... nói chung và kĩ năng tổ chức giờ
thực hành và cụ thể là giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ nói riêng, cho
học sinh THPT- đối tượng gắn bó với tôi trong suốt cuộc đời giáo viên sau này.
Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu và lựa chọn đề tài
nghiên cứu của mình là “Hướng dẫn tổ chức giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ
và hoán dụ cho học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Cò Nòi, huyện
Mai Sơn, Tỉnh Sơn La”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về cách thức tổ chức dạy thực hành tiếng Việt các tác giả Lê A-Nguyễn
Quang Ninh- Bùi Minh Toán đã bàn đến trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng
Việt (NXB Giáo dục). Ở mục 2 phần IV Phương pháp dạy học lí thuyết và luyện
tập từ ngữ [1-tr.111] . Các tác giả đã viết: Luyện tập thực hành trong bộ môn
Tiếng Việt cũng như các bộ khoa học khác, có tác dụng làm cho học sinh nắm
vững khái niệm, hiểu sâu sắc khái niệm hơn. Bằng thực hành, học sinh được
trực tiếp hoạt động, các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức vào giải
quyết các hiện tượng từ ngữ và lời nói. Thông qua quá trình vận dụng và phát
hiện này mà tri thức của các em được chính xác, củng cố và khắc sâu thêm.
Cũng trong cuốn sách này, tại mục B – Thực hành ngữ pháp [1-tr.148],
cũng đề cập đến thực hành ngữ pháp:
2


Dạy thực hành ngữ pháp là khâu không thể thiếu được trong dạy học ngữ
pháp. Bởi vì thực hành ngữ pháp nhằm:
- Làm sáng tỏ thêm và củng cố các khái niệm, các qui tắc ngữ pháp. Từ
đó có nhận thức sâu, rộng, vừa khái quát, vừa cụ thể về các khái niệm và qui tắc
ngữ pháp.
- Rèn luyện các năng lực phân tích, lĩnh hội có cơ sở khoa học các hiện
tượng ngữ pháp, từ đó mà hiểu và cảm các sản phẩm giao tiếp ngôn ngữ một
cách chính xác và tinh tế.

-Nâng cao năng lực viết và nói sao cho phù hợp với các quy tắc ngữ
pháp, thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đạt được trình độ trong sáng và chuẩn
mực. Đồng thời phát hiện và sửa chữa được những lỗi thường mắc trong hoạt
động giao tiếp.
Như vậy các tác giả đã bàn đến vấn đề thực hành, nhưng chỉ nói đến thực
hành từ ngữ và thực hành ngữ pháp nói chung chứ không bàn về vấn đề hướng
dẫn tổ chức giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trên toàn thế
giới. Ở Việt Nam ẩn dụ và hoán dụ rất được ưa dùng, nhất là trong văn chương
từ xa xưa cho đến nay. Vì vậy việc tìm hiểu hai phương thức này, từ lâu đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong các giáo trình về từ vựng học tiếng Việt:
Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Đình Tư và Nguyễn
Ngọc Cẩn đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa nói chung và biện pháp ẩn dụ,
hoán dụ nói riêng.
Bên cạnh đó, các tác giả viết về phong cách như: Đinh Trọng Lạc, Cù
Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Hữu Đạt... cho rằng ẩn dụ, hoán dụ là những phép
tu từ để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt. Song ở mỗi
tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau.
Đỗ Hữu Châu xem ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa phổ
biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Đồng thời định nghĩa về phương
thức ẩn dụ, hoán dụ: Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để
gọi y (biểu thị y) nếu như x và y có nét nào giống nhau. Còn phương thức hoán
3


dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi y, nếu x và y đi đôi với nhau trong
thực tế khách quan. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương
đồng giữa x và y. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tiếp
cận (gần gũi nhau) giữa x và y. [3-tr.104]
Đinh Trọng Lạc giải thích ẩn dụ là: Phương thức chuyển nghĩa của một

đối tượng này thay cho đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét tương đồng
nào đó [9- tr.194]. Đồng thời đưa ra định nghĩa về hoán dụ là: Phương thức
chuyển nghĩa bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của
đối tượng để gọi chính đối tượng đó. [9-tr.203].
Hữu Đạt cho rằng: Ẩn dụ là kiểu so sánh không nói thẳng ra. Người tiếp
nhận văn bản khi tiếp nhận với phép ẩn dụ phải dùng năng lực liên tưởng để qui
chiếu giữa các yếu tố văn bản với các sự việc, hiện tượng tồn tại ngoài văn bản.
Như vậy thực chất của phép ẩn dụ chính là việc dùng tên gọi của sự vật này để
biểu thị sự vật khác dựa trên cơ chế tư duy và ngôn ngữ dân tộc [4-tr.302]. Mặt
khác cũng đưa ra định nghĩa về khái niệm hoán dụ như sau: Hoán dụ là cách tạo
tên gọi cho đối tượng dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể nhằm diễn
tả sinh động nội dung thông báo mà người nói muốn đề cập [4-tr. 309]
Ngoài ra, Lê Đình Tư và Nguyễn Ngọc Cẩn coi ẩn dụ và hoán dụ là hai
phương thức biến đổi ý nghĩa của từ. Đồng thời, quan niệm Hoán dụ là phương
thức làm biến đổi ý nghĩa của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng
này để chỉ một sự vật hiện tượng khác trên cơ sở mối quan hệ tất yếu giữa sự vật
hay hiện tượng ấy [17- tr.120]. Ẩn dụ cũng là phương thức chuyển đổi ý nghĩa
của từ bằng cách lấy tên gọi của sự vật, hiện tượng này để chỉ sự vật hiện tượng
khác trên cơ sở giông nhau về khía cạnh nào đấy giữa hai sự vật hay hiện tượng
ấy. [17-tr.130]
Nguyễn Thái Hòa gọi ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa, có khả năng
gợi hình gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm ba loại: Từ cụ thể
đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể [5-tr.54]. Cách
phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với cách phân
chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng chưa được thể
4


hiện rõ nét và cũng chưa thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ. Hay
Cù Đình Tú xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng

này dùng để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở mối liên tưởng về nét tương đồng
của hai tượng [16-tr.87]. Dựa vào khả năng giữa hai đối tượng, tác giả chia ẩn
dụ làm năm loại: Tương đồng về mầu sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng
về trạng thái, tương đồng về hành động và tương đồng về cơ cấu [16-tr.49].
Nhìn chung cách chia này phù hợp với chức năng biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy
nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ này mang nhiều tính truyền thống, chưa
làm rõ được các phương tiện và biện pháp tu từ.
Ngoài ra Nguyễn Lân cũng giải thích ẩn dụ là phép sử dụng từ ngữ ở
nghĩa chuyển dựa trên cơ sở tương đồng, sự giống nhau... giữa các thuộc tính
của cái dùng để nói và cái nói đến. Ẩn dụ cũng là một cách ví, nhưng không cần
dùng đến những tiếng để so sánh như: tựa, như, bằng... [13-tr.92]. Bên cạnh đó
Đào Thản đã giải thích khá cụ thể, rõ ràng ẩn dụ cũng theo quan niệm như vậy
trong mối quan hệ với so sánh: Ẩn dụ cũng là một lối so sánh dựa trên sự giống
nhau về hình dáng, mầu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng của hai đối
tượng. Nhưng khác với so sánh dùng lối song song hai thành phần đối tượng và
phần so sánh bên cạnh nhau, ẩn dụ chỉ giữa lại phần để so sánh [15.tr.143].
Đặc biệt mới đây trong các bài viết trên Tạp chí Ngôn ngữ số 4 và số 7
năm 2007, Phan Thế Hưng đã trình bày quan niệm mới của mình về ẩn dụ rất
đáng chú ý trên cơ sở trình bày và phân tích khá tỉ mỉ quan niệm của Aristotle và
nhiều nhà ngôn ngữ học sau đó - những người đề xuất quan điểm so sánh trong
ẩn dụ cũng như quan điểm cho rằng chủ đề và phương tiện ẩn dụ có thể thuộc
cùng một loại. Nhiều nhà ngôn ngữ học đại cương cũng chia sẻ quan điểm này
và xem so sánh ngầm như qui trình cơ bản để hiểu về ẩn dụ. Tác giả cho rằng:
Chúng ta không hiểu ẩn dụ bằng chuyển ẩn dụ thành phép so sánh. Thay vì vậy,
câu ẩn dụ là câu bao hàm xếp loại và do vậy hiểu ẩn dụ qua câu bao hàm xếp
loại. [8-tr.12]
Năm 2013 trong Khóa luận tốt nghiệp, Trần Thị Ngân Trường ĐH Tây
Bắc đã bàn về ẩn dụ và hoán dụ, nhưng về khía cạnh rèn luyện cách sử dụng
5



chúng trong văn nghị luận cho học sinh lớp 11 Trường THPT Chiềng Sinh,
Thành phố Sơn La.
3. Mục đích - đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu thực tế dạy học giờ thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán
dụ ở trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, để đưa ra các giải pháp
nhằm giúp cho các em học sinh có thể nhận diện,thấy được giá trị của ẩn dụ và
hoán dụ, từ đó sử dụng ẩn dụ và hoán dụ vào tạo lập văn bản cũng như trong
giao tiếp hàng ngày đạt được hiệu quả cao.
Đúc rút kinh nghiệm học tập và nghiên cứu, báo cáo kết quả sau 4 năm
học tập và rèn luyện tại trường Đại học, và chuẩn bị kiến thức, tư thế vững vàng
trước khi bước vào giảng dạy môn Ngữ Văn ở trường phổ thông.
Trau dồi kinh nghiệm và các kĩ năng để phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu sau này.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các giải pháp tổ chức giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ
và hoán dụ ở lớp 10 trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La nhằm
nâng cao kĩ năng trong giờ thực hành nói chung và giờ Thực hành phép tu từ ẩn
dụ và hoán dụ nói riêng.
4. Nhiệm vụ- phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ việc nghiên cứu với khả năng và điều kiện cho phép chúng
tôi xác định đề tài có 4 nhiệm vụ sau
Thứ nhất: Xây dựng cơ sở lí thuyết làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên
cứu cho đề tài.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng về việc học Ngữ Văn của học sinh lớp 10
Trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Trong đó trọng tâm trú
trọng vào việc tìm hiểu việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo qua giờ thực hành
của học sinh lớp 10 Trường THPT Cò Nòi. Từ đó, nhận ra điểm mạnh điểm yếu


6


của các em trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức qua giờ thực hành nói
chung và giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ nói riêng.
Thứ ba: Đề xuất các phương pháp thích hợp để học sinh có thể nhận thức
tốt các kiến thức, và hình thành các kĩ năng cần thiết khi học giờ Thực hành
phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
Thứ tư: Tiến hành kiểm tra thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của
những giải pháp mà đề tài đề ra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm tiến hành giờ Thực
hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ cho học sinh lớp 10 Trường THPT Cò Nòi.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Khi tiến hành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu lí thuyết là phương pháp được tổ chức dựa trên cơ sở tìm
hiểu, nghiên cứu và thu thập những thành tựu lí luận đã có để làm tiền đề cho
việc xác định giả thuyết khoa học mà mình đề ra. Chúng tôi vẫn coi đây là
phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài.
Cụ thể, đưa ra các phương pháp tiến hành giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ
và hoán dụ cho học sinh lớp 10 Trường THPT Cò Nòi, chúng tôi đã nghiên cứu
để tìm hiểu thế nào là thực hành, ẩn dụ và hoán dụ là gì? Từ đó đề xuất các biện
pháp tổ chức giờ thực hành ẩn dụ và hoán dụ, thích hợp nhất cho các em học
sinh lớp 10 Trường THPT Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
5.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế
Chúng tôi sử dụng phương pháp này,để khảo sát những tiết thực hành
chung và những tiết học Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trên lớp, của
học sinh lớp 10 Trường THPT Cò Nòi. Đây là những phương pháp đảm bảo

điều kiện sư phạm tự nhiên và đối tượng thống nhất từ qui mô tiêu chuẩn đến
nội dung phương pháp.
Vì thế, sau khi nghiên cứu những vấn đề lí thuyết, chúng tôi tiến hành

7


khảo sát thực tế. Cụ thể chúng tôi đã tìm hiểu ở một số lượng nhất định các em
học sinh, về ý kiến và thái độ của các em về những tiết thực hành tiếng Việt nói
chung, và giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ nói riêng. Cách thức tổ
chức dạy học của giáo viên.
5.3. Phƣơng pháp thống kê
Đây là phương pháp trong lĩnh vực toán học. Chúng tôi đã sử dụng phương
pháp này để sử lí các số liệu thu nhận được trong quá trình điều tra thực nghiệm.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Phương pháp này được thực hiện ở 2 phương diện sau:
Thứ nhất: Xây dựng cơ sở thực nghiệm thông qua các bài kiểm tra thực
nghiệm.
Thứ hai: Thông qua quá trình thực hiện giảng dạy kiểm tra và đánh giá
nhận thức cũng như kĩ năng mà học sinh hình thành sau khi học xong giờ Thực
hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Từ đó vận dụng những biện pháp giảng dạy
giờ Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ cho học sinh lớp 10 Trường THPT
Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, đồng thời đánh giá được mức độ thành
công của đề tài.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Trong chương này chúng tôi trình bày hai vấn đề: cơ sở lí luận và cơ sở
thực tiễn, liên quan đến nội dung đề tài.

Chương 2: Một số giải pháp tiến hành giờ thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán
dụ cho học sinh lớp 10 Trường THT Cò Nòi - Huyện Mai Sơn – Tỉnh Sơn La.
Đưa ra các phương pháp cụ thể để tổ chức dạy học giờ Thực hành phép ẩn dụ
và hoán dụ nhằm củng cố các kiến thức đã học, và hình thành kĩ năng vận dụng ẩn
dụ và hoán dụ, vào tạo lập văn bản viết cũng như ngôn ngữ nói một cách hiệu quả.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Bao gồm thiết kế để kiểm tra thực nghiệm, tổ chức thực nghiệm và đánh
giá kết quả thực nghiệm.
8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Ẩn dụ
a. Khái niệm
Theo Đỗ Hữu Châu {155}, ẩn dụ là: Phương thức lấy tên gọi A của x để
gọi tên y (để biểu thị y) nếu x và y giống nhau.
Ví dụ:
... Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông...
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Ở hai câu thơ trên tác giả sử dụng ẩn dụ rất đặc sắc ở hình ảnh lửa lựu
lập lòe, nói lên màu sắc rực rỡ, mạnh mẽ của màu hoa lựu giống như ánh lửa
đang cháy. Việc sử dụng ẩn dụ trong câu thơ làm cho người đọc ấn tượng mạnh
về sắc hoa lựu đang chớm nở.
b. Phân loại
Ẩn dụ có hai loại: Ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng.
Ẩn dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa mang sự sáng tạo cá nhân, có
tính chất lâm thời. Ẩn dụ tu từ được sử dụng trong văn chương nghệ thật, và là

một phương tiện đắc lực trong việc thể hiện phong cách của các nhà văn.
Ví dụ: Với hồn thơ triết lí, triết luận Chế Lan Viên thường sử dụng ẩn dụ
để nói lên suy tư của mình:
...Hái hòa bình xin hái giữa phong ba...
Hình ảnh hòa bình và phong ba là hai hình ảnh ẩn dụ đầy biểu cảm. Hòa
bình là hình ảnh tượng trưng cho hạnh phúc, phong ba là hình ảnh tượng trưng
cho gian khổ, thử thách. Ý nghĩa mà Chế Lan Viên muốn gửi gắm ở đây chính
là, hạnh phúc phải trải qua khó khăn gian khổ mới trọn vẹn và có ý nghĩa, cũng
chính từ đó ta mới biết quí trọng nâng niu, giữ gìn hạnh phúc.
Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ
để nêu các dụng ý nghệ thuật của mình, ví dụ như câu thơ sau:
9


... Xót thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng...
Hình ảnh ẩn dụ ngó và tơ, để thể hiện tình cảm tha thiết của Thúy Kiều
dành cho Từ Hải. Trong thời gian Từ Hải đi chinh chiến, Thúy Kiều ở nhà chờ
đợi, dẫu hai người xa nhau, nhưng tấm lòng của nàng vẫn luôn nghĩ đến chàng,
giống như ngó sen bị bẻ đôi như vẫn còn vương vấn những sợi tơ. Với việc sử
dụng ẩn dụ, câu thơ thể hiện được sự sinh động cũng như lột tả được tình cảm
sâu sắc và gắn bó của Thúy Kiều giành cho Từ Hải.
Nhà thơ Thanh Hải cũng có những vần thơ đầy cảm xúc, khi sử dụng ẩn
dụ trong câu thơ sau:
... Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay lên hứng...
(Mùa xuân nho nhỏ)
Tác giả đã sử dụng ẩn dụ một cách tinh tế trong hình ảnh từng giọt long

lanh rơi. Từ âm thanh cảm nhận bằng thính giác, tác giả đã chuyển những tiếng
chim hót thành những giọt mà ta có thể nhìn thấy bằng thị giác. Bằng việc sử
dụng ẩn dụ, tác giả đã cho ta cảm nhận được những tiếng chim hót, trong trẻo,
tinh khôi như những giọt sương đang rơi xuống phủ tràn không gian.
Với quan điểm dùng ngòi bút để làm vũ khí chiến đấu, Hồ Chí Minh cũng
sử dụng ẩn dụ để làm nổi bật nên tính đấu tranh trong các tác phẩm. Ví dụ như
câu văn sau:
...Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong bể máu...
Hình ảnh ẩn dụ ở đây là tắm, bể máu. Tắm theo nghĩa cụ thể là hành động
làm sạch cơ thể, bằng nhiều nước, và khi tắm con người thường có cảm giác thư
thái. Bể có diện tích rộng chứa được rất nhiều nước. Với những nghĩa cụ thể như
vậy, Bác Hồ đã chuyển nghĩa nhằm tố cáo những tội ác của giặc Pháp, hơn nữa
10


chúng không hề thấy lo sợ hay hối hận về những tội ác đó, mà ngược lại còn
thoải mái, thỏa mãn với sự giết chóc tàn bạo của mình.
Ẩn dụ từ vựng là phương thức chuyển nghĩa mà tính đại chúng, có tính
chất lâu dài, được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong đời sống.
Ví dụ: chân trời, tay bí, cánh đồng, bến xe, cửa sông, ruột bút...
c. Cơ chế chuyển đổi nghĩa
Theo Đỗ Hữu Châu ẩn dụ có các cơ chế chuyển đổi nghĩa sau:
*Tùy theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn
dụ là các sự vật cụ thể, cảm nhận bằng giác quan hay là sự trừu tượng mà ẩn dụ
được chia thành:
- Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: Nếu x và y là sự vật cụ thể.
Ví dụ: Nghĩa của từ chân, mũi,cánh trong “chân bàn”, “chân núi”,
“chân tường”, “mũi thuyền”, “mũi đất”, “mũi dao”, “mũi quân”... “cánh

buồm”, “cánh đồng”, cánh quạt... Những nghĩa của các từ cắt, bám, nống,
nặng, nhạt, êm... Trong “cắt hộ khẩu”, “bám sản xuất”, “quân địch hòng nống
ra”... “thuốc lá nặng”, “lời pha trò nhạt, “tiếng hát rất êm”. “xe chạy rất
êm”... là các ẩn dụ cụ thể -cụ thể.
- Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng:
Ví dụ: Khi chúng ta nói “trọng lượng của tư tưởng”, “khối kiến thức”,
“xiềng xích của những lề thói cũ”... “nắm nội dung của tác phẩm”, “đập tan
luận điệu xuyên tạc”, “con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội”... thì chúng ta đang
dùng các từ ẩn dụ cụ thể - trừu tượng.
* Phân biệt ẩn dụ theo nét nghĩa phạm trù mà có các ẩn dụ:
- Ẩn dụ hình thức: Là những ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức
giữa các sự vật. Ẩn dụ cách thức đã đem lại cho người đọc bao cảm xúc sâu xa.
Ví dụ: Những ẩn dụ mũi, chân, cánh nói trên là ẩn dụ hình thức. Có các
ẩn dụ vị trí giữa các sự vật. Nói “ruột bút”, “lòng sông”, “đầu làng”, “ngọn
núi”(so với ngọn cây), “gốc của vấn đề”, “nghành khoa học”, không phải là
những sự vật có hình thức giống nhau như sự vật chính mà là vì tương quan vị
trí của chúng với các sự vật khác (như so với vỏ bút, so với cả làng, so với sườn
11


núi, chân núi... ) cũng giống nhau như tương quan vị trí của các sự vật vừa nói,
so với toàn bộ cơ thể hay so với cả cái cây.
- Ẩn dụ cách thức: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thực hiện giữa
hai hoạt động hiện tượng. Con đường hình thành ẩn dụ có thể xuất phát từ nét
tương đồng giữa hình thức của sự vật, hiện tượng và con người.
Ví dụ: “cắt hộ khẩu”, “nắm tư tưởng”, “đừng có vặn nhau nữa”... là chỉ
rõ cách thức chuyển hộ khẩu, cách thức nhận tư tưởng, cách thức truy hỏi nhau
để tìm ra chân tướng sự thực... cũng giông như cách thức cắt, nắm, vặn... một
sự vật cụ thể nào đó.
Trong văn học các nhà thơ thường sử dụng ẩn dụ cách thức để diễn tả xúc

cảm của mình như:
... Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông...
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Ở câu thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng ẩn dụ cách thức ở hình ảnh lửa lựu
lập lòe, để nói lên màu sắc rực rỡ, mạnh mẽ, của màu hoa lựu giống như ánh lữa
đang cháy. Việc sử dụng ẩn dụ cách thức trong câu thơ làm cho người đọc ấn
tượng mạnh về sắc hoa lựu đang chớm nở.
- Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Ví dụ: Bến trong bến xe, bến tàu... không giống về hình dạng, không
giống về vị trí với bến sông, bến đò nó chỉ giống nhau ở chỗ đều là đầu mối giao
thông mà thôi.
Còn các ẩn dụ chức năng khác như chốt trong giữ chốt, cửa trong cửa
sông, cửa rừng, cửa mở.
- Ẩn dụ phẩm chất: Có thể được dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi
chung thay thế cho tên gọi riêng hoặc lấy tên gọi riêng thay thế cho tên gọi chung.
Ta có thể thấy rất rõ ẩn dụ phẩm chất trong câu ca dao sau:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

12


Thuyền và bến là hình ảnh ẩn dụ cho người con trai và người con gái. Sở
dĩ có lối ví von này, vì trong xã hội cũ người con trai thường có trí tang bồng đi
xa để xây dựng sự nghiệp tương ứng với vật hay di chuyển như thuyền, còn
người con gái thường ở nhà chăm lo ruộng vườn chờ đợi người chồng, người
yêu chở về tương ứng với sự vật đứng yên như bến. Hình ảnh ẩn dụ phẩm chất
trong câu ca dao trên, đã cho ta thấy được sự thủy chung đức hi sinh của người
phụ nữ trong xã hội cũ, dù người chồng, người yêu của mình đi bao lâu và bao

xa, có khi không trở về nữa thì vẫn một lòng chờ đợi.
- Ẩn dụ kết quả: Là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các vật
đối với người.
Ví dụ nói: Có một nỗi buồn không hề nhẹ. Thì nhẹ ở đây thường nói về
trọng lượng được cảm nhận bằng cảm nhận qua xúc giác, nhưng ở đây nó lại
được dùng để chỉ cảm xúc, việc sử dụng từ nhẹ ở đây để chỉ một nỗi buồn không
dễ khuây khỏa.
Với ví dụ trên ta thấy rằng ẩn dụ kết quả, còn có một loại đáng chú ý, đó
là những ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi
tên những cảm giác của giác quan khác. Ẩn dụ cảm giác được chia làm một
số loại như sau:
+ Thị giác và vị giác: Bức tranh này màu sắc đậm quá!
+ Thị giác và khứu giác: Thấy thơm rồi.
+ Thính giác và vị giác: Những câu hát đậm tình quê.
+ Thính giác và thị giác: Giọng hát trong veo.
+ Thính giác và xúc giác: Tiếng mài dao nghe lạnh cả người.
+ Khứu giác và vị giác: Một mùi đăng đắng.
Trong văn chương ta bắt gặp rất nhiều những hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác: Trong Nhận đường Nguyễn Đình Thi đã phê phán lối văn nghệ dễ dãi
cần được sửa chữa: ...Vứt đi những thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè
phỡn thỏa thuê trong cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài thứ tình
cảm gày gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết,
những câu thơ hay đổi được cả cuộc đời người đọc- làm thành người, đấy chúng
ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng từ xa nhìn thấp thoáng...
13


Trong đoạn văn trên các từ ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác thứ văn nghệ ngòn
ngọt, thứ tình cảm gày gò, việc tinh tế trong cách trọn lựa biện pháp nghệ thuật,
tác giả đã đả kích mạnh mẽ vào lối văn nghệ đáng phê phán, đồng thời kêu gọi

sự đổi mới của những nghệ sĩ chân chính.
Nhà thơ Thanh Hải đã cho chúng ta những vần thơ đầy cảm xúc khi sử
dụng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác -thính
giác – xúc giác:
... Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay lên hứng...
(Mùa xuân nho nhỏ)
Sự phân loại ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải bao giờ
cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều ẩn dụ không phải chỉ một mà thường
là một số nét nghĩa cùng tác động.
Ví dụ: Trong những từ như mũi, chân, đánh... cả hai nét nghĩa hình dạng
và vị trí phối hợp với nhau tạo nên các nét nghĩa ẩn dụ của chúng(trong chân
bàn thì có nét nghĩa hình dáng, nhưng trong chân núi, chân đồi thì chủ yếu là nét
nghĩa vị trí). Nói cánh đồng không chỉ vì đồng có diện tích rộng, mà còn vì đồng
ở hai bên so với trục dọc nào đó như con đường, cái làng... Có như vậy chúng ta
mới hiểu vì sao cùng một mặt phẳng, rộng mà các sự vật lại được gọi tên bằng
những ẩn dụ khác nhau mặt hồ,cánh đồng, cánh đồng, bàn tay...
Nắm được cơ chế ẩn dụ, nhất là nắm được cơ chế các nét nghĩa là rất cần
thiết để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ và hiểu các hàm ý đã gửi gắm vào đó. Nhưng
như ta thấy, đó là những yếu tố mang tinh thần văn hóa không phải ai cũng có
thể cảm nhận được, nói đòi hỏi sự tinh tế, sâu sắc của người phân tích.
d. Ý nghĩa sử dụng
- Trong sinh hoạt hàng ngày
Ẩn dụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày làm tăng thêm tính
biểu cảm, cảm xúc.
14



Ví dụ như: Chân trời: Hạnh phúc nay xa tận chân trời. Để diễn tả tâm
trạng đau khổ trong tuyệt vọng trước cuộc sống.
Khi yêu nhau mọi người thường dùng những lời âu yếm như: Mặt trời của
em ơi! Nữ hoàng của anh ơi! Để thể hiện sự cần thiết cũng như vị trí của người
yêu trong lòng mình.
- Trong văn chính luận
Ẩn dụ thể hiện hình ảnh cụ thể, tránh được cách nói khô khan của lối văn
chính luận, đồng thời gia tăng sức mạnh biểu cảm trong lời nói. Chính vì vậy
trong văn luận chiến, văn tuyên truyền, người ta dùng hình ảnh ẩn dụ khá phổ
biến như một phương tiện biểu đạt để tăng cường sức mạnh bình giá và sức hấp
dẫn mạnh mẽ.
Ví dụ: Trong Tuyên ngôn độc lập để tố cáo tội ác của giặc Pháp, Bác Hồ
đã dùng những hình ảnh ẩn dụ đắt giá.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết
những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của
ta trong bể máu.
Hình ảnh ẩn dụ tắm nhấn mạnh tội các của giặc Pháp. Tắm là hành động
dùng nước làm sạch cơ thể. Giặc Pháp đã tàn sát những người dân vô tộiViệt
Nam tàn bạo không dễ gì diễn tả. Nhưng với chỉ một ẩn dụ tắm Bác đã lột tả hết
những tội ác của chúng.
- Trong văn chương nghệ thuật
Phải nói văn chương nghệ thuật là nơi ẩn dụ có thể phát huy tác dụng
nhất. Đặc biệt là thơ trữ tình, thơ trữ tình mới là mảnh đất màu mỡ của thơ trữ
tình. Mảng thơ trữ tình là nơi ẩn dụ những ẩn ức, những hoang vu, sâu thẳm nhất
của mỗi tâm hồn. Vì thế có thể khẳng định rằng: Ẩn dụ được sử dụng rộng rãi
như một phương tiện tu từ có khả năng biểu thị đặc trưng của mỗi tác giả, phong
cách dân tộc phong cách thời đại...
Ví dụ: Ẩn dụ có khả năng biểu thị phong cách của tác giả:
Nhà thơ Tố Hữu mang đậm phong cách trữ tình chính trị, điều này thể
hiện rõ trong thơ ông:

15


... Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên...
(Việt Bắc)
... Ngày mai đang đến tưng bừng
Ngày mai lại đến từng mô đất này...
(Giữa thành phố trụi)
... Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhụy hoa nhài...
(Tiếng hát sông Hương)
Ngày mai trong những câu thơ trên biểu thị sự tươi sáng, hạnh phúc mang
đậm tình yêu thương, tin tưởng vào tương lai của hồn thơ giàu tình cảm –Tố Hữu.
Ngược lại, với hồn thơ giàu tính triết lí, triết luận Chế Lan Viên cũng sử
dụng ẩn dụ để nói lên suy tư của mình:
... Không ai nhầm lẫn kẻ giết người với mùa xuân...
(Tặng bạn ở gần, gửi bạn ở xa)
... Kẻ đẵn gốc những mùa xuân nảy lộc
Bọn đâm lê vào những áo cà xa...
(Đế quốc Mĩ- Kẻ thù của mỗi tim ta)
Mùa xuân trong những vần thơ của Chế Lan Viên có tính suy luận,suy
ngẫm hơn chỉ là sự sống tươi đẹp mà mùa xuân vốn đem lại.
Việc ẩn dụ thể hiện phong cách của một dân tộc, điều này rất rõ trong văn
hoc Việt Nam từ xưa đến nay. Cây tre luôn gắn bó với dân tộc Việt Nam, gắn
với cuộc sống sinh hoạt, bữa ăn, giấc ngủ, trong những lời tỏ tình trai gái:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Theo thời gian sự gắn bó giữa tre và con người không hề thay đổi.
Nguyễn Duy đã dùng hình tượng cây tre để nói lên tình thương, sự lam lũ, đức

hi sinh của con người Việt Nam:
... Lưng trần phơi nắng, phơi sương.
Có manh áo cộc tre nhường cho con...
(Tre Việt Nam)
16


Tìm hiểu ý nghĩa sử dụng của ẩn dụ, ta thấy được phạm vi sử dụng của ẩn
dụ ẩn chứa nhưng tư tưởng, tình cảm mà mỗi người dù là nhà thơ, nhà văn, hay
người bình thường muốn truyền đạt.
1.1.2. Hoán dụ
a. Khái niệm
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu: Hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x
để gọi y, nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế.
Ví dụ:
...Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa sắc đỏ ngày nay...
(Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên)
Ở hai câu thơ trên, tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ rất hình tượng sắc
vàng và sắc đỏ để nói lên chế độ xã hội của đất nước ta. Sắc vàng để gọi tên chế
độ phong kiến ngày xưa, vì các bậc vua chúa dùng màu vàng để thể hiện quyền
lực của mình như: hoàng bào, ngai vàng... Còn sắc đỏ để nói lên chế độ mới, có
cách mạng, có Đảng dẫn đường, có màu cờ đỏ, có máu của quân dân ta đổ
xuống để giành độc lập. Xã hội mới vừa có sự hi sinh vừa có sự ấm no, hạnh
phúc bình đẳng. Việc tinh tế sử dụng hoán dụ đã làm cho câu thơ vừa giàu hình
ảnh vừa có sức gợi sâu sắc.
b. Phân loại
Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cũng chia làm hai loại: hoán dụ tu từ và hoán dụ
từ vựng.
Hoán dụ tu từ là phương thức chuyển nghĩa mang sự sáng tạo cá nhân,

có tính chất lâm thời. Hoán dụ tu từ thường được sử dụng trong văn chương
nghệ thuật.
Ví dụ:
... Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già...
(Việt Bắc – Tố Hữu)

17


Tố Hữu đã sử dụng hoán dụ trong hình ảnh rừng núi, để chỉ những người
dân Việt Bắc. Với việc sử dụng hoán dụ này đã thể hiện được sâu sắc và toàn
diện về tình cảm người dân Việt Bắc đối với bộ đội, trong buổi chia tay lịch sử
sau Tổng khởi nghĩa Tháng 8 – năm 1945. Hình ảnh rừng núi gợi cho ta một
cảm giác, nỗi nhớ như thấm vào từng tâm hồn con người lan tỏa, chi phối đến
cảnh thiên nhiên Việt Bắc.
Hoặc trong đoạn thơ sau:
... Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay
Ba mươi năm chẳng rời tay súng
Đi trước về sau đã dạn dày...
Tố Hữu cũng sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ hoán dụ, để thể hiện dụng
ý nghệ thuật của mình. Hình ảnh miền Nam để chỉ những người dân đang sống
trên quê hương miền Nam, phải chịu đựng những gian khổ, hi sinh cho sự
nghiệp cách mạng. Với việc sử dụng hoán dụ trong đoạn thơ này, Tố Hữu đã thể
hiện được tinh thần đoàn kết, sức mạnh đấu tranh cùng sự hi sinh của người dân
miền Nam, trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Trong câu thơ:

... Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi...


Nguyễn Du đã sử dụng rất hiệu quả phép tu từ hoán dụ trong hình ảnh đầu
xanh, má hồng. Để chỉ một cô gái trẻ trung, xinh đẹp như Thúy Kiều mà phải
chịu những gian khổ tủi cực. Đọc câu thơ, ta thấy được sự oan ức, ngang trái của
nàng Kiều, đồng thời xót thương cho một thân phận hồng nhan mà bạc mệnh.
Hoán dụ từ vựng là phương thức chuyển nghĩa mang tính phổ biến, có
tính chất lâu dài. Hoán dụ từ vựng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống
hàng ngày.
Ví dụ: đất nước, con tu hú, cái thau, quì gối...
c. Cơ chế chuyển đổi nghĩa
Và giống như ẩn dụ, hoán dụ cũng phát triển dựa vào nét nghĩa cơ sở
trong cấu trúc biểu niệm, nhưng khác với các ẩn dụ, tính đồng loạt của các hoán
dụ rõ hơn, cao hơn. Tỉ số các từ chuyển nghĩa cùng hướng theo phương thức ẩn
18


dụ thấp thua tỷ xuất số các từ chuyển nghĩa cùng hướng theo hoán dụ. Bởi vậy,
các ẩn dụ nếu không được phân tích kĩ, thường có vẻ bất ngờ hơn các hoán dụ.
Trong tiếng Việt, phương thức hoán dụ có các cơ chế sau:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận- toàn thể: giữa hai ý nghĩa biểu vật x và
y; x là bộ phận của y hoặc x là toàn thể, y là bộ phận. Cơ chế này có 5 dạng nhỏ:
+ Dạng thứ nhất: Lấy tên gọi của bộ phận thay cho cả cơ thể, cho cả
người hay cho cả toàn thể .
Ví dụ: Chân, tay, miệng, mặt là tên gọi của các bộ phận cở thể. Trong các
câu sau đây: “có chân trong đội bóng đá”, “một tay cờ xuất sắc”, “đủ mặt anh tài”,
“nhà có tám miệng ăn”. Thì các bộ phận này chỉ cả người cả cơ thể trọn vẹn.
Trường hợp “trước nhà có mấy gốc cau”hay “làng chỉ có hai chục nóc”,
thì gốc, nóc ở đây cũng là hoán dụ lấy bộ phận gọi toàn bộ.
Các từ ghép hợp nghĩa chỉ loại lớn trong tiếng Việt là một dạng hoán dụ
khá độc đáo. Trong các từ này, để tạo nên tên gọi cho loại lớn (loại sự vật, hoạt

động hay tính chất) chúng ta lấy tên gọi của hai loại nhỏ khác nằm trong loại
lớn, ghép chúng với nhau.
Như đất nước (sông núi) với nghĩa là “tổ quốc”, “quốc gia”. Trong “tổ
quốc” hay “quốc gia”, không chỉ có đất và nước mà còn nhiều loại khác nhau.
Đất và nước chỉ là hai bộ phận của “tổ quốc”hay “quốc gia”mà thôi.
Các từ khác như ếch nhái, cam quýt, lúa khoai (lương thực), khoai sắn
(hoa màu)... đi đứng (cử chỉ, hành vi của con người), ăn ở (sinh hoạt, cách cư
xử của con người)... đều là những hoán dụ trên.
Thứ hai: Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình, dáng gọi tên con
vật như: Con tu hú, con tắc kè, con mèo... (đặc điểm tiếng kêu), con cạp
nong,con bạc má... (chỉ hình dáng).
Thứ ba: Lấy đơn vị của thời gian nhỏ gọi tên đơn vị thời gian lớn:
xuân, hạ, thu, đông, chỉ bốn mùa trong năm. Nhưng có thể gọi thời gian cả
năm như: ba mùa thu đi qua, tức là ba năm đã trôi qua. Cũng có thể gọi thời
gian cả một đời người ...Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân... thì mùa xuân ở
đây chỉ tuổi của Bác.
19


Thứ tư: Tên riêng được dùng thay thế cho tên gọi của loại trường hợp. Ta
có thể thấy rất nhiều trong đời sống như: “thuốc lá Tam Đảo”, “thuốc lá Vina”...
thường được người ta gọi tắt là Tam Đảo, hay “cho một Vina”.Thì Vina hay
Tam Đảo là những tên gọi những loại thuốc lá.
Thứ năm: Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết;
hoặc lấy tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số không xác định đó là những:
trăm, nghìn... Trong các trường hợp trăm người như một, trăm miệng một lời,
nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa... đều chỉ một số lớn nhiều hơn chúng rất
nhiều. Còn trong các trường hợp vài ba thì những con số vài, ba, dăm, bảy... đều
là những con số nói lên một số lượng không chính xác cụ thể tuy không bé
không lớn hơn chúng là bao nhiêu.

Ngoài ra có thể kể đến những trường hợp sau là những hoán dụ lấy tên gọi
của toàn bộ để gọi bộ phận: “Một ngày công”, “một đêm văn nghệ”, “tháng liên
hoan phim”... ngày, đêm, tháng... là những từ chỉ thời gian lớn ngày (8 tiếng),
đêm (12 tiếng), tháng (30 ngày).
Tiếng Việt có cách nói phổ biến, lấy tên gọi của loại lớn để chỉ sự vật cá
thể thuộc loại nhỏ như: Xe có thể là xe đạp hoặc xe máy, xe ô tô... Máy có thể là
máy tính, máy khoan, máy điện thoại...
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa- vật bị chứa. Đây là một cơ chế
rất phổ biến trong tiếng Việt và trong nhiều ngôn ngữ. Tên gọi của sự vật được
dùng để chỉ những cái nằm trong đó. Tính đồng loạt của cơ chế này rất cao. Nhà
là công trình kiến trúc để ở, tức là vật chứa. Trong câu: Một nhà sum họp trúc
mai, thì nhà để chỉ toàn bộ những người trong gia đình sống trong ngôi nhà đó,
tức là vật bị chứa trong ngôi nhà đó. Tương tự như trong trường hợp: cả làng tỉnh
dậy giữa đêm khuya, cả sân vận động như vỡ òa, cả thành phố như nở hoa...
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ
nguyên liệu: Thau vốn là chất liệu gồm hợp kim đồng và thiếc, trong trường hợp
cái thau thì nó lại là đồ vật được làm từ hợp kim đó. Những trường hợp tương
tự: đồng (một đồng, hai đồng), bạc (với nghĩa là tiền).

20


×