Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương phản trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.93 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ TRANG

NHÓM QUAN HỆ TỪ NGHỊCH ĐỐI, TƢƠNG PHẢN
TRONG TIẾNG VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ TRANG

NHÓM QUAN HỆ TỪ NGHỊCH ĐỐI, TƢƠNG PHẢN
TRONG TIẾNG VIỆT

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lý luận ngôn ngữ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Bùi Thanh Hoa

Sơn La, năm 2015


Lời cảm ơn
Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành em xin bày tỏ sự biết ơn


sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - TS. Bùi Thanh Hoa và các thầy
cô giáo trong bộ môn tiếng Việt, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tây Bắc.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi cũng nhận được sự quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ của tập thể lớp K52 ĐHSP Ngữ Văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới bạn bè đã hỗ trợ tôi hết lòng, hết sức.
Khóa luận chắc chắn còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót, em mong nhận
được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô trong Hội đồng nghiệm thu, các thầy
cô trong bộ môn tiếng Việt. Những ý kiến đó sẽ giúp em hoàn thiện khóa luận
và trưởng thành hơn trong việc nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn!
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Nguyễn Thị Trang


QUY ƢỚC TRÌNH BÀY

()

: Ví dụ

(1)

: Ví dụ (1)

(1a)

: Ví dụ cải biên từ ví dụ số 1

[]


: Nguồn trích dẫn

[1; 18]

: Tài liệu, ngữ liệu số 1 trong Danh mục tài liệu tham khảo

hoặc Nguồn ngữ liệu; trang 18
*

: Câu sai, không lô gích hoặc hiếm sử dụng

QUY ƢỚC VIẾT TẮT
QHTNĐTP

: Nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương phản

NDNĐTP

: Biểu thức ngôn ngữ chứa nội dung nghịch đối, tương phản

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.1. Bảng tổng quan về các từ thuộc nhóm quan hệ từ chỉ sự
nghịch đối, tương phản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn khóa luận ......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2

3.1. Vấn đề nghiên cứu hư từ tiếng Việt ............................................................... 2
3.2. Về hiện tượng đồng nghĩa của hư từ tiếng Việt ............................................. 3
4. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 6
4.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................. 6
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6
4.2.1. Phương pháp khảo sát, thống kê ................................................................. 6
4.2.2. Phương pháp phân tích ngữ cảnh ................................................................ 6
4.2.3. Phương pháp hệ thống ................................................................................. 6
4.2.4. Các thủ pháp cải biến .................................................................................. 7
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 7
5.1. Mục đích ......................................................................................................... 7
5.2. Nhiệm vụ ........................................................................................................ 7
6. Những đóng góp của khóa luận ........................................................................ 7
6.1. Về mặt lí luận ................................................................................................. 7
6.2. Về mặt thực tiễn ........................................................................................... 8
7. Bố cục của khóa luận ........................................................................................ 8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HƢ TỪ VÀ HIỆN TƢỢNG ĐỒNG
NGHĨA ................................................................................................................. 9
1.1. Hư từ............................................................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 9
1.1.2. Tiêu chí phân loại ...................................................................................... 10
1.1.2.1. Phụ từ ..................................................................................................... 10
1.1.2.2. Quan hệ từ .............................................................................................. 11
1.1.2.3. Tiểu từ .................................................................................................... 12
1.1.3. Chức năng của hư từ ................................................................................. 13
1.1.3.1. Lý thuyết ba bình diện............................................................................ 14


1.1.3.2. Chức năng của hư từ trên ba bình diện ................................................. 16
1.2. Đồng nghĩa ................................................................................................... 22

1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 23
1.2.2. Đồng nghĩa của hư từ ................................................................................ 24
1.2.2.1. Bình diện ý nghĩa ................................................................................... 24
1.2.2.2. Bình diện ngữ pháp ................................................................................ 24
1.2.2.3. Bình diện ngữ dụng ................................................................................ 24
1.2.3. Khái niệm nghịch đối, tương phản ............................................................ 25
Tiểu kết chương 1................................................................................................ 26
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT CỦA NHÓM
QUAN HỆ TỪ NGHỊCH ĐỐI, TƢƠNG PHẢN TRÊN BA BÌNH DIỆN
NGỮ NGHĨA, NGỮ PHÁP, NGỮ DỤNG ...................................................... 27
2.1. Đặc điểm đồng nhất và khác biệt của nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương
phản trên bình diện ngữ nghĩa ............................................................................. 27
2.1.1. Bảng tổng quan về các từ thuộc nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương phản
thường gặp ........................................................................................................... 27
2.1.2. Đặc điểm đồng nhất .................................................................................. 28
2.1.3. Đặc điểm khác biệt .................................................................................... 29
2.2. Đặc điểm đồng nhất và tương phản của nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương
phản trên bình diện ngữ pháp .............................................................................. 42
2.2.1. Đặc điểm đồng nhất .................................................................................. 42
2.2.2. Đặc điểm khác biệt .................................................................................... 45
2.3. Đặc điểm đồng nhất và khác biệt của nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương
phản trên bình diện ngữ dụng .............................................................................. 46
2.3.1. Đặc điểm đồng nhất .................................................................................. 46
2.3.1.1. Khả năng tham gia thực hiện các hành động ngôn ngữ ......................... 46
2.3.1.2. Khả năng tham gia cấu trúc lập luận ...................................................... 47
2.3.1.3. Khả năng định phong cách ..................................................................... 48
2.3.2. Đặc điểm khác biệt .................................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 54



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn khóa luận
1.1. Đồng nghĩa là một hiện tượng rất phổ biến trong hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ của loài người. Trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ học, hiện
tượng này được quan tâm từ rất sớm. Ngay từ thời cổ Hi Lạp, các nhà nghiên
cứu đã khẳng định từ đồng nghĩa nói lên sự giàu có và tính đa dạng của ngôn
ngữ. Theo dòng chảy của thời gian, từ đồng nghĩa càng được nhìn nhận, đánh
giá trên nhiều phương diện, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của
nó đối với sự phát triển của ngôn ngữ. Hàng loạt những từ điển về về từ đồng
nghĩa đã ra đời như một công cụ hữu ích để tra cứu, phục vụ nhu cầu tư duy và giao
tiếp của con người. Ở Việt Nam, tuy ngôn ngữ học xuất hiện muộn hơn, nhưng
việc nghiên cứu về hiện tượng đồng nghĩa cũng có nhiều điểm đáng được chú ý.
1.2. Với sự giàu có về phương tiện và phương thức biểu đạt, từ đồng nghĩa đã
được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, hầu hết các
hướng nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các từ đồng nghĩa là các
thực từ. Có một thực tế cho thấy rằng ở phương diện các hư từ, từ đồng nghĩa
cho đến nay vẫn là một mảng khuyết thiếu cần nhiều sự khai phá. Một ngôn ngữ
không thể phát triển toàn diện nếu ta bỏ qua hay cố tình né tránh bất kể một hiện
tượng ngôn ngữ nào. Vì thế, việc làm đầy thêm hiện tượng đồng nghĩa ở hư từ là
một việc làm rất cần thiết.
1.3. Chúng tôi nhận thấy trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, các hư từ mang ý
nghĩa chỉ sự trái ngược xuất hiện khá phổ biến với tần số sử dụng tương đối lớn.
Đó là các từ: chứ - còn – duy – lại – mà – mà lại – nhưng/dưng – song/song le –
vẫn. Những từ này tập hợp thành một nhóm hư từ đồng nghĩa với những đặc
điểm đồng nhất và khác biệt nhất định giữa các thành viên trong nhóm. Điều
này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ở đề tài “Nhóm hư từ chỉ sự nghịch đối,
tương phản” và đã đưa ra được những kết luận ban đầu. Tuy nhiên, nhận thấy
rằng sự tương đồng và khác biệt của nhóm quan hệ từ nghịch đối tương phản
này trên các phương diện về ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng còn nhiều điểm

cần làm sáng rõ.
1


Từ những lí do trên, chúng tôi mở rộng và phát triển khóa luận theo hướng
nghiên cứu về “Nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương phản trong tiếng Việt”
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hư từ tiếng Việt là một phạm trù khá phức tạp, đặc biệt là chức năng ngữ
nghĩa của chúng. Đề tài tập trung vào nhóm quan hệ từ “nghịch đối, tương
phản” có cùng chức năng ngữ nghĩa, phân tích để làm rõ sự đồng nhất và khác
biệt giữa các từ trong nhóm trên cả ba phương diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ
dụng; đồng thời kết hợp so sánh, đối chiếu các từ trong nhóm với nhau nhưng
khác biệt về phương diện sắc thái biểu cảm, tình thái, phạm vi phong cách, phạm
vi thời gian và không gian sử dụng. Với nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương
phản đề tài đi vào luận giải tất cả các từ trong nhóm để làm rõ những ý kiến đã
trình bày ở trên.
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Vấn đề nghiên cứu hƣ từ tiếng Việt
Khi tìm hiểu về hư từ trong tiếng Việt các nhà nghiên cứu đã có những phát
hiện, phân tích và lí giải đáng ghi nhận. Để làm rõ quá trình nghiên cứu này,
chúng tôi xin sử dụng hình thức trích dẫn lại và phương pháp tổng hợp.
Diệp Quang Ban trong cuốn, “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” (Sơ thảo),
Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2010, đã định nghĩa hư từ là “… Chỉ chung các từ
không mang nghĩa từ vựng và không thể xếp được vào các từ loại danh từ, động
từ, tính từ, trạng từ” [2; 273]. Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Giáo
dục, 2001, ông nhấn mạnh, hư từ “không có khả năng làm thành tố trung tâm
trong các cụm từ chính phụ hoặc không tham gia vào cấu tạo của cụm từ chính
phụ có thực từ làm thành tố chính”. [1; 15]
Theo Nguyễn Văn Tu trong “Khái luận ngôn ngữ học”, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 1960 lại nhìn nhận hư từ ở phương diện ngữ pháp của nó “Hư từ dùng để

biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa hình vị”. [13; 21]
Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Giáo trình Việt ngữ học, tập II, Từ hội học”,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962, thì xem xét hư từ trong mối tương quan với các
thực từ, ông cho rằng: “Hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ.
2


Tuy vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng
vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa. Hư từ
vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật. Bởi
vậy, hư từ - là những từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của câu nhưng rất
cần thiết cho việc sử dụng câu”. [4; 20]
Theo Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1”,
Nxb KHXH, HN, 1975 nhận định “Theo nghĩa dùng trong ngôn ngữ học, hư từ
là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ có tác dụng làm công
cụ ngữ pháp để chỉ ra các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ” [15; 35]
Cũng nói về chức năng ngữ pháp của hư từ Đinh Văn Đức trong “Ngữ
pháp tiếng Việt” (từ loại), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội,
1975 khẳng định: “Đó là tập hợp không lớn về số lượng các từ, bản chất ý
nghĩa của hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt mối quan hệ
giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của
người bản ngữ” [8; 43].
Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “ Ngữ pháp tiếng Việt”, Nxb Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1975 cũng viết “Tiếng độc lập, hư, phần lớn là
những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là hư từ (hay từ công cụ)”. [3; 33]
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định hư từ là những từ
hoàn toàn trống nghĩa và nó có chức năng ngữ pháp nhất định. Đây là những
cơ sở tiền đề rất hữu ích, giúp đề tài tham khảo, bổ sung trong quá trình
nghiên cứu về hư từ.
3.2. Về hiện tƣợng đồng nghĩa của hƣ từ tiếng Việt

Hiện tượng đồng nghĩa của từ tiếng Việt là vấn đề đã làm tốn khá nhiều
giấy mực của các nhà nghiên cứu. Không chỉ dừng ở việc nhận thấy đây là một
phương diện lí thú của một hiện tượng ngôn ngữ, mà còn nhìn nhận từ vai trò,
chức năng, vị trí làm phong phú từ vựng các nhà lí luận ngôn ngữ đã đưa ra
nhiều quan điểm về hiện tượng này.
Theo Đỗ Hữu Châu “Đồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi
rộng khắp trong toàn bộ từ vựng, chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với
3


một số có hạn những từ nhất định. Nói khác đi, đồng nghĩa, trước hết là quan hệ
về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng chứ không phải trước hết là giữa
các từ nào đấy. Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa. Cũng
có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi bắt đầu xuất hiện một nét
nghĩa đồng nhất giữa các từ”. Như vậy, hiện tượng đồng nghĩa đã được nhìn
nhận ở phương diện trường nghĩa và ông thấy rằng: “Các từ chỉ đồng nghĩa với
nhau khi đã thuộc một trường nghĩa. Điều kiện tiên quyết để phát hiện ra các
đơn vị đồng nghĩa là dựng ra được các trường nghĩa. Một số từ có nhiều nghĩa
(biểu vật hay biểu niệm) tức là một từ có thể thuộc nhiều trường nghĩa, do đó có
thể đồng nghĩa với nhiều nhóm hư từ khác nhau. Các nhóm từ khác nhau đồng
nghĩa với một từ nhiều nghĩa là những nhóm từ ở các trường nghĩa khác nhau”.
Và “Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng
các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có
chung một nét nghĩa đồng nhất. Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì từ
càng đồng nghĩa với nhau. Mức độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đó có
tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác nhau ở một
hoặc vài nét nghĩa cụ thể nào đó”. [6; 197]
Theo Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt” đã chú
ý đến điểm khác biệt giữa các từ đồng nghĩa: “Thực ra những từ đồng nghĩa là
những từ của một thứ tiếng có nghĩa biểu đạt (chỉ sự vật, hiện tượng, tính

chất…) giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong một số
ngữ cảnh nhất định nhưng có khác nhau về sắc thái tình cảm, về giá trị gợi cảm,
biểu cách, phạm vi sử dụng”. [97; 15]
Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” thì cho rằng:
“Trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự
giống nhau của các nghĩa sở biểu. Vì vậy, chúng tôi tán thành quan niệm cho từ
đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu
thị các sắc thái của một khái niệm”. [9; 222]
Nhận thấy quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu như vậy về từ đồng nghĩa là
tương đối rộng vì đã coi các từ chỉ có một nét nghĩa chung nhất giống nhau (nét
4


nghĩa phạm trù) là những từ đồng nghĩa (tuy ở mức độ thấp). Trong thực tiễn
nghiên cứu các từ phải có nghĩa gần nhau đến một mức nào đó (có nhiều nét
nghĩa cụ thể chứ không phải chỉ có nét phạm trù giống nhau) thì mới được coi là
những từ đồng nghĩa. Nguyễn Văn Tu lại nhận diện từ đồng nghĩa trên cơ sở
nghĩa biểu đạt (nghĩa biểu vật, nghĩa sở chỉ). Còn định nghĩa cũng như quan
niệm của Nguyễn Thiện Giáp về từ đồng nghĩa mới chỉ bao chứa loại đồng nghĩa
biểu niệm còn loại đồng nghĩa biểu vật không nhắc đến. Như vậy, về cơ bản các tác
giả không có ý kiến đối lập về quan niệm. Đồng nghĩa được giải thích là sự giống
nhau hoặc gần giống nhau của các từ khi cùng mang nghĩa biểu đạt một sự vật,
hiện tượng hay khái niệm. Tuy nhiên, mỗi quan niệm lại bao chứa một phương
diện nghĩa nào đó của từ đồng nghĩa trong hệ thống tĩnh. Và nếu quan niệm đồng
nghĩa là mối quan hệ nghĩa mang tính quy luật trong hệ thống từ vựng, xảy ra ở tất
cả các đơn vị từ vựng thì những quan niệm trên khá phiến diện vì chỉ có thể phù
hợp để phân tích các trường hợp đồng nghĩa là thực từ.
Đó là một số những quan niệm tiêu biểu về đồng nghĩa của từ tiếng Việt nói
chung. Xét ở khía cạnh là các hư từ tiếng Việt cũng đã có một số tác giả đặt vấn
đề quan tâm đến hiện tượng đồng nghĩa của hư từ, có thể kể đến một số tên tuổi

như Nguyễn Anh Quế, Phạm Hùng Việt, Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Văn Tu…
Phạm Anh Quế quan niệm hiện tượng đồng nghĩa của hư từ thể hiện ở khả
năng thay thế của các hư từ cho nhau trong cùng một kiểu kết hợp: “Hơn nữa
cũng thông qua các nghĩa trong kết hợp chúng ta mới có thể nói đến hiện tượng
đồng nghĩa của hư từ”.
Các chuyên luận về từ đồng nghĩa của Nguyễn Đức Tồn trong “Từ đồng
nghĩa tiếng Việt” phân biệt ba kiểu đồng nghĩa: các từ đồng nghĩa ý niệm, các từ
đồng nghĩa phong cách và các từ đồng nghĩa ý niệm – phong cách. Tác giả đồng
thời khẳng định hiện tượng này có mặt ở tất cả các loại trong tiếng Việt, cả thực
từ và hư từ.
Theo Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt” [15]
đã thu thập và giải nghĩa mấy trăm nhóm từ đồng nghĩa, nhưng trong đó chỉ vẻn
vẹn có hai nhóm từ đồng nghĩa (nhóm nhưng, song, nhưng mà và nhóm tuy, tuy
5


nhiên, tuy thế, tuy vậy). Điều này cũng cho thấy, hiện tượng đồng nghĩa của hư
từ vẫn nằm ngoài sự quan tâm ngay ở những nhà chuyên môn về ngôn ngữ.
Nhận thấy khi nghiên cứu về hiện tượng đồng nghĩa là các hư từ các nhà
chuyên luận vẫn chưa quan tâm hết đến chức năng của nó một cách toàn diện
mà mới dừng lại ở những khía cạnh nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là cơ sở hữu ích
để đề tài đề xuất và triển khai hướng nghiên cứu của mình.
4. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Ngữ liệu mà khóa luận thu thập được chủ yếu được lấy từ các tác phẩm văn
học với nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, nhật kí, tự truyện, tạp văn, tiểu
thuyết, thơ… được xuất bản trong các thời kì khác nhau, xuyên suốt nền văn học
Việt Nam từ thời kì văn học trung đại cho đến văn học thời kì đổi mới sau 1975.
Ngoài ra khóa luận còn sử dụng “Từ điển tiếng Việt”, “Từ điển từ công cụ tiếng
Việt”, “Cách dùng hư từ tiếng Việt” để làm công cụ cho việc so sánh, đối chiếu,

phân tích ngữ liệu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp khảo sát, thống kê
Phương pháp này được dùng trong việc khảo sát và tập hợp ngữ liệu từ quá
trình đọc các tác phẩm văn học, tìm ra những ngữ liệu tiêu biểu, phù hợp để làm
cơ sở cho việc phân tích, phát hiện những điểm đồng nhất và khác biệt của nhóm
hư từ chỉ sự nghịch đối, tương phản.
4.2.2. Phƣơng pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp này dùng để phân tích nghĩa của các từ trong nhóm dựa vào
các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể để làm rõ chức năng ngữ nghĩa cũng như giá trị
thông báo của nhóm quan hệ từ “nghịch đối, tương phản” đem lại cho phát ngôn.
4.2.3. Phƣơng pháp hệ thống
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa các ý nghĩa của các từ
trong nhóm nghịch đối, tương phản để nhằm mục đích so sánh sự đồng nhất và
khác biệt ở ba bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.

6


4.2.4. Các thủ pháp cải biến
Các thủ pháp này được tiến hành với các thao tác thay thế hay lược bỏ hư
từ để xác định phần nghĩa xác thực mà hư từ đóng góp cho phát ngôn, đồng thời
để so sánh, đối chiếu mối tương quan giữa các hư từ trong nhóm.
Tất cả các phương pháp trên được chúng tôi sử dụng linh hoạt, không tách
rời nhau mà luôn có sự tương hỗ cho nhau.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích
Góp phần mở rộng và thống nhất quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa và làm
rõ sự đồng nhất cũng như khác biệt của nhóm quan hệ từ nghịch đối, tương phản trên
cả ba bình diện: ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.

Góp phần khẳng định sự phong phú, tinh tế của nhóm quan hệ từ nghịch đối,
tương phản trong hư từ tiếng Việt, nâng cao hiệu quả giao tiếp khi sử dụng hư từ
tiếng Việt.
5.2. Nhiệm vụ
Từ các quan điểm nghiên cứu của ngôn ngữ, hình thành nên khái niệm hiện
tượng đồng nghĩa và nghịch đối, tương phản.
Trên cơ sở xem xét sự đồng nhất và khác biệt ở ba bình diện ngữ pháp, ngữ
dụng, ngữ nghĩa đề tài đi xác lập sự đồng nghĩa của quan hệ từ. Trong các
nhóm: Nghịch đối, tương phản; điều kiện, giả thuyết; liên hợp, bổ sung;
phương tiện; so sánh; mục đích; nhượng bộ; nguyên nhân; lựa chọn, khóa luận
chỉ tập trung đi phân tích, làm rõ nhóm quan hệ từ “Nghịch đối, tương phản” ở
các phương diện đồng nhất và khác biệt những nét ý nghĩa của chúng theo lí
thuyết ba bình diện.
6. Những đóng góp của khóa luận
6.1. Về mặt lí luận
Góp phần làm sáng rõ hiện tượng đồng nghĩa của từ tiếng Việt cũng
như của hư từ tiếng Việt, cách sử dụng và ý nghĩa của nhóm hư từ chỉ sự
nghịch đối, tương phản trong văn học cũng như trong đời sống.

7


6.2. Về mặt thực tiễn
Giúp ích cho việc lĩnh hội và phân tích cái hay cái đẹp, sự giàu có về
phương thức biểu đạt của tiếng Việt.
Giúp ích cho việc giảng dạy và học tập tiếng Việt cũng như công tác giải
thích biên soạn từ điển, sách công cụ…
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm có hai chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về hƣ từ và hiện tƣợng đồng nghĩa

Chƣơng 2. Đặc điểm đồng nhất và khác biệt của nhóm quan hệ từ
nghịch đối, tƣơng phản trên ba bình diện ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HƢ TỪ VÀ
HIỆN TƢỢNG ĐỒNG NGHĨA
1.1. Hƣ từ
1.1.1. Khái niệm
Ngữ pháp truyền thống chia từ loại thành hai loại cơ bản: thực từ và hư từ.
Một số nhà ngôn ngữ học căn cứ vào đặc trưng về ngữ nghĩa và ngữ pháp cho
rằng chỉ nên phân định từ loại ở thực từ. Nhưng nếu xét các lớp từ quan hệ của
chúng với các phạm trù của lô gích, với các đặc trưng cơ bản thì cần phải khảo
sát các lớp từ một cách bình đẳng.
Nguyễn Như Ý trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”,
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996, đã định nghĩa: “Hư từ không có chức năng định
danh, không có khả năng độc lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan
hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác nhau giữa các thực từ”. [18; 123]
Về ý nghĩa hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ. Tuy
vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn
có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa. Hư từ vẫn
biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật. Bởi vậy,
hư từ - là những từ - quan hệ - tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần
thiết cho việc xây dựng câu. Về chức năng hư từ là những từ không có khả năng
một mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần
báo trong phần chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ)
sự vật, thuộc tính của sự vật, nhưng lại có chức năng làm dấu hiệu của một quan
hệ ngữ pháp nào đó, một tình cảm hoặc một thái độ nào đó. Về số lượng hư từ
đó là tập hợp không lớn về số lượng các từ chỉ bằng một phần nhỏ so với số

lượng của thực từ nhưng tần số sử dụng của chúng lại rất cao.
Từ những công trình nghiên cứu trên để tiện cho việc nghiên cứu về hiện tượng
đồng nghĩa của hư từ của tiếng Việt, chúng tôi bổ sung thêm một số đặc trưng về
ngữ nghĩa và xây dựng một khái niệm mang tính công cụ như sau về hư từ:

9


Hư từ là những từ không có chức năng định danh, không có khả năng độc
lập làm thành phần câu, dùng để biểu thị các quan hệ ngữ nghĩa - cú pháp khác
nhau giữa các thực từ hay các ý nghĩa tình thái. Hư từ không có khả năng một
mình tạo thành câu, không có khả năng một mình làm phần nêu hoặc phần báo
trong phần chính của câu; đồng thời không có chức năng gọi tên (hoặc trỏ) sự
vật, thuộc tính của sự vật, là tập hợp không lớn về số lượng, các từ chỉ bằng một
phần nhỏ so với số lượng của thực từ nhưng tần số sử dụng của chúng lại rất cao
1.1.2. Tiêu chí phân loại
Về vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra nhiều cách
phân loại như: trợ từ, thán từ và tình thái từ (ngữ khí từ). Theo xu hướng này hư
từ được chia làm ba tiểu loại:
1.1.2.1. Phụ từ
Phụ có nghĩa là phụ thêm vào (như phụ thuộc, phụ trợ) đây là lớp từ chuyên
dùng phụ nghĩa làm dấu hiệu cho một loại ý nghĩa nào đó của các thực từ. Phụ
từ là những từ chuyên đi kèm với các từ khác (chủ yếu là đi kèm với danh từ,
động từ, tính từ) để bổ sung ý nghĩa cho từ đó. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu
đã chia phụ từ thành hai nhóm:
- Định từ là những từ biểu thị quan hệ về số lượng với sự vật được nêu ở
danh từ, đó là các từ: những, các, một, mỗi, từng, mọi… Nó chuyên đi kèm với
danh từ và có chức năng làm làm thành tố phụ trong một số kết hợp có danh từ
là trung tâm (cụm danh từ). Có số lượng không nhiều và không có khả năng đảm
nhận các thành phần câu.

(1) Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh. [27; 9]
(2) Các bà đi vào nhà; đàn bà chỉ lôi thôi, biết gì? [23; 35]
(3) Thơ thẩn đường chiều một khách thơ. [22; 53]
(4) Bồi hồi sao, mỗi bước hành lương. [36; 484]
(5) Tôi buộc lòng tôi với mọi người. [36; 67]
(6) Ngày từng ngày vẫn trôi qua nặng nề. [55; 42]
- Phó từ thường đi kèm với thực từ (chủ yếu là với động từ, tính từ), nó chỉ
có ý nghĩa ngữ pháp nào đó tùy theo từ loại mà chúng đi kèm theo. Chúng
10


thường biểu thị quan hệ ý nghĩa giữa quá trình và đặc trưng với thực tại, đồng
thời cùng biểu thị ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá trình và
đặc trưng trong hiện thực.
(7) Tôi đang bực và lo xe không lấy được hàng [26; 29]: quan hệ thời gian
thực tại – quá trình.
(8) Hoa làm rất đẹp, bán rất đắt, nhưng chịu thuế rất nhẹ [38; 41]: quan hệ
giữa mức độ - đặc trưng.
Phó từ không có khả năng trực tiếp đảm nhận thành phần câu, nhưng nó có
thể tạo câu rút gọn (câu tỉnh lược).
(9) Hôm nay có đi học không Hoa?
- Có.
(10) Mai tôi tới thăm ông nhé?
- Đừng.
(11) – Cho tôi bế con một tí.
- Không!
1.1.2.2. Quan hệ từ
Quan hệ từ biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm với đối tượng
được phản ánh. Quan hệ từ là dấu hiệu biểu thị các mối quan hệ cú pháp giữa
các thực từ (và hư từ) một cách tường minh.

(12) Máu của anh chị, của chúng ta, không uổng… [36; 258]: chỉ quan hệ
sở hữu.
(13) À ra thế, hóa ra là vải gai, vậy mà tôi cứ tưởng bằng các – tông cơ
đấy? [26; 77]: chỉ quan hệ chất liệu.
Quan hệ từ nối các từ, các cụm từ (kết hợp từ), các câu và các đoạn văn có
quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp với nhau, không có khả năng đảm nhận các thành
phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các thành phần khác ở trong câu. Căn cứ vào
kiểu quan hệ cú pháp quan hệ từ được chia làm hai nhóm nhỏ: quan hệ từ chính
phụ và quan hệ đẳng lập.
Quan hệ chính phụ là quan hệ từ biểu thị quan hệ cú pháp chính giữa thành
tố chính và thành tố phụ, dùng để kết nối thành tố phụ vào thành tố chính.
11


(14) Gia tài tuy chẳng được là bao, nhưng đến cái cảnh tai bay vạ gió mà
sạch sành sanh. [32; 35]
Tuy… nhưng là cặp kết từ chỉ quan hệ chính phụ kết nối thành phần phụ với
thành phần chính.
Quan hệ từ đẳng lập biểu thị quan hệ ngữ nghĩa ngữ pháp giữa các yếu tố
(từ, cụm từ, câu, đoạn văn) có quan hệ ngang hàng, bình đẳng với nhau. Quan hệ
từ đẳng lập có thể là một từ hoặc một cặp từ có quan hệ hô ứng.
(15) Ta với mình, mình với ta. [36; 267]
(16) Em và anh lúc bấy giờ cũng trẻ. [50; 37]
Với, và thực hiện chức năng liên kết các yếu có quan hệ đẳng lập với nhau
trong các phát ngôn trên.
1.1.2.3. Tiểu từ
Là những từ biểu thị ý nghĩa quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với nội dung
phản ánh, biểu thị quan hệ phát ngôn với nội dung phản ánh hoặc biểu thị quan
hệ, thái độ giữa người phát ngôn và người tiếp ngôn. Tiểu từ không có khả năng
kết hợp như thực từ tức là chúng không có khả năng làm thành tố chính (và

thành tố phụ) trong cụm từ mà chúng chỉ dùng trong câu để biểu thị ý nghĩa tình
thái ở bậc câu và văn bản, không có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu mà
một bộ phận của tiểu từ khi tham gia tạo câu thuộc về phần biệt lập.
Căn cứ vào ý nghĩa và chức năng chia tiểu từ thành ba nhóm nhỏ: trợ từ,
tình thái từ và thán từ.
Trợ từ là từ chuyên dùng để nêu bật, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của từ, kết
hợp từ có liên quan không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ, không
có khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ ở trong câu.
(17) Cô Hiền đích thị là tư sản rồi. [38; 36]
Đích thị biểu thị sắc thái nhấn mạnh, khẳng định.
Tình thái từ là những từ chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa tình thái trong
quan hệ giữa chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh, giữa người nói với người
nghe hoặc có tác dụng tạo lập các hành động nói.
(18) Chừa nói nhảm nhé! [30; 98]
12


Tình thái từ biểu thị thái độ, tình cảm giữa người nói với người nghe và
giữa chủ thể phát ngôn với nội dung phản ánh. Một số tình thái thường gặp: à, ạ,
a, vậy, kia, mà cơ, cơ mà, thật, thật mà, ơi, hỡi, vâng, dạ, ừ, nhé, nhỉ…
(19) Nhưng không phải chỉ có thế đâu, anh Nam ạ.
(20) Đành chấp nhận như thế vậy!
(21) Hôm nay thời tiết tốt thật!
(22) Lại còn như thế nữa kia!
(23) Lớp mình có hai Trang cơ mà?
(24) Năm ngoái, em vẫn ngồi với anh đến lúc lặn giăng kia mà. [30; 30]
(25) Chúng mình sẽ mãi là bạn tốt của nhau nhé.
(26) Mười lăm đồng bạc một cô vợ yêu! Thích nhỉ! [32; 134]
(27) Nó chửa với tôi á? [30; 669]
Thán từ là những từ có vai trò biểu thị cảm xúc, tâm trạng của người nói

trước những tác động mạnh của hoàn cảnh không có chức năng cấu tạo nên cụm
từ hay đảm nhận các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ… Thán từ có thể làm
một thành phần biệt lập trong câu (phần cảm thán).
(28) Chao! Trăng đến rằm thì trăng tròn
(29) Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì. [42; 115]
(30) Ôi! Lãng mạn quá.
(31) Ối giời đất ôi! Thầy Quyền làm gì tôi thế này? [32; 43]
(32) Úi chà! Tơn tớn quá. [30; 159]
1.1.3. Chức năng của hƣ từ
Từ vựng ngữ nghĩa xem xét hư từ là đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp
học, ngữ pháp học xác định hư từ như một công cụ biểu đạt các quan hệ và ý
nghĩa ngữ pháp cho các thực từ trong câu. Như vậy, dù cho nhiều nhà nghiên
cứu đã khẳng định hư từ chẳng phải là rỗng nghĩa thì thực ra, ý nghĩa của hư từ
vẫn là một địa hạt khá mơ hồ và không dễ nắm bắt.
Hư từ có tính độc lập tương đối về nghĩa. Nhưng đó là nghĩa nào trong số
những thành phần nghĩa của từ mà ngữ nghĩa học phân tích : nghĩa biểu vật,
biểu niệm, biểu thái, ngữ pháp hay ngoài chúng ra, còn có thể thêm những loại ý
13


nghĩa nào khác? Ý nghĩa của hư từ thường được các nhà ngữ pháp học nhận
diện là loại ý nghĩa ngữ pháp, tức là một loại nghĩa mang tính công cụ, thuộc về
bình diện cấu tạo hệ thống. Và nội dung ngữ nghĩa mà hư từ có thể hiện thực
hóa trong thực tế sử dụng ngôn ngữ lại rộng và phong phú hơn phần ý nghĩa ngữ
pháp rất nhiều. Chẳng hạn: hư từ lại với ý nghĩa là nhấn mạnh ý cần biểu đạt ở
vế trước nó, chủ yếu làm phó từ trong câu. Từ lại biểu thị tính chất lặp, tái diễn
hay tiếp nối của một hoạt động, một hiện tượng.
(33) Chiều nay nó lại nghỉ học à!
Ví dụ (33) đề cập đến sự việc nó đã nghỉ học, trong buổi học đó đã vắng
nhân vật mang danh là nó, với việc dùng hư từ lại đã thông báo việc nghỉ học

của nó là thường xuyên, được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ở ví dụ (34) dưới đây, hư từ lại không biểu thị tính chất lặp, tái diễn hay
nối tiếp mà biểu thị ý nghĩa đối lập:
(34) Ở nhà này, lần đầu tiên trong đời, ông có hẳn một phòng cho khách từ
xa đến ở. Cái thói đời cứ có sẵn phòng rồi thì lại không có khách. [38; 21]
Như vậy, ngoài ý nghĩa ngữ pháp hay ý nghĩa khái quát, phạm trù… Hư từ
rõ ràng có cả những phần ý nghĩa đánh giá, ngữ dụng… Để nắm bắt và mô tả
được một cách toàn diện ý nghĩa và hoạt động của hư từ, đặc biệt là nhóm quan
hệ từ nghịch đối, tương phản, chúng ta cần xét các hư từ đó từ góc độ chức
năng, tức là ta xét chúng trong những ngữ cảnh nhất định. Để làm sáng tỏ ý
nghĩa và chức năng của hư từ, chúng tôi sử dụng lí thuyết ba bình diện của ngôn
ngữ học đương đại.
1.1.3.1. Lý thuyết ba bình diện
Lý thuyết ba bình diện nghiên cứu ngôn ngữ trên ba phương diện: ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các bình diện này vừa độc lập, vừa có mối liên hệ
mật thiết với nhau, làm sáng tỏ các chức năng của ngôn ngữ như một công cụ
thể hiện sự tương tác giữa xã hội và con người. Lý thuyết ba bình diện không chỉ
đi phân tích hình thức mà còn làm sáng tỏ cả về chức năng của ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trước hết phải được xem xét dưới góc độ tín hiệu học, bản chất
tín hiệu học là nhân tố thứ nhất quyết định đặc thù của các đơn vị và lý giải các
14


quy tắc hoạt động của ngôn ngữ. Người đưa ra cơ sở tín hiệu học của ngôn ngữ
là F. de Saussure ông cho rằng tín hiệu là những đơn vị hai mặt vì thế chẳng
những từ mà cả các hình vị, các câu cụ thể, các yếu tố siêu đoạn đều là tín hiệu,
và sau này cơ sở đó đươc phát triển thành thuật ngữ tín hiệu học và các nguyên
tắc chính của tín hiệu học là Ch. S. Pierce và nhiều nhà nghiên cứu khác nghiên
cứu về vấn đề này. Pierce đã phân chia tín hiệu học thành ba lĩnh vực: kết học,
nghĩa học và dụng học. Kết học nghiên cứu quan hệ giữa các tín hiệu, nghĩa học

nghiên cứu quan hệ giữa tín hiệu với sự vật, và dụng học nghiên cứu quan hệ
giữa tín hiệu với người dùng. Theo sự phân chia này những thông tin sự vật hay
miêu tả thuộc lĩnh vực nghĩa học, những thông tin liên cá nhân thuộc lĩnh vực
dụng học, và những thông tin về quan hệ giữa tín hiệu với tín hiệu trong tổ chức
thông điệp thuộc lĩnh vực kết học. Ba lĩnh vực này là căn cứ cần thiết để khám
phá ra chức năng tín hiệu học của tín hiệu. Cho ta thấy tín hiệu học rất đa dạng
và phong phú nhưng nhìn chung vẫn được đặt trong cấu trúc gồm ba phần:
Cái biểu đạt hay gọi là phương tiện tín hiệu: sự vật hiện tượng có tư cách
tín hiệu – tức là có thể dùng giác quan để cảm nhận.
Cái được biểu đạt: cái được tín hiệu chỉ ra hoặc biểu thị.
Người tạo lập hoặc người sử dụng: người dùng tín hiệu.
Từ cấu trúc trên tín hiệu học đã được phân biệt làm ba bình diện tín hiệu học.
Bình diện kết học (Syntactics): là mối quan hệ của tín hiệu với tín hiệu.
Bình diện nghĩa học (Semantics): quan hệ của tín hiệu với cái được biểu đạt.
Bình diện dụng học (Pragmatics): quan hệ của tín hiệu với người dùng.
Mô hình lý thuyết ba bình diện này đã được dùng để phân tích các đơn vị
ngôn ngữ ở mọi cấp độ nhưng đầu tiên là nghiên cứu về câu chứ không phải từ
như các nhà nghiên cứu đã đưa ra. Sự thành công của lý thuyết ba bình diện đối
với câu tiếng Việt cho phép mở rộng đối tượng tiếp cận của mô hình lý thuyết
này tới các đơn vị khác của ngôn ngữ như từ, cụm từ và đặc biệt là hư từ. Bởi
nghĩa của hư từ là loại nghĩa được biểu thị theo lối đi kèm nên không thể tách hư
từ khỏi các đơn vị đi kèm với nó như: cụm từ, câu. Mặt khác, nhiều phẩm chất
nghĩa của hư từ chỉ được hiện thực hoá trong quá trình giao tiếp nên để hiểu
15


chính xác và đầy đủ nghĩa của hư từ còn phải dựa vào nghĩa của câu và của phát
ngôn trong quá trình giao tiếp. Nói cách khác, ý nghĩa của hư từ là sự tổng hoà
của các kiểu ý nghĩa từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng. Vì vậy, hư từ cần được
xem xét từ góc độ chức năng dựa vào lý thuyết ba bình diện. Đinh Văn Đức

khẳng định: “Nghiên cứu hư từ trong tiếng Việt trên phương diện chức năng,
nay nên tính đến cả ba bình diện phân tích cú pháp như thường thấy gần đây,
nghĩa là nên xem xét nó trên cả ba bình diện nghĩa học, kết học và dụng học, qua
đó, ta sẽ nhận diện được những khía cạnh mới mẻ mà hư từ truyền thống không
nói được nhiều” [Đinh Văn Đức (2010), Các bài giảng về từ pháp học tiếng
Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; tr 259].
1.1.3.2. Chức năng của hư từ trên ba bình diện
a. Bình diện ngữ nghĩa
a1. Ý nghĩa tự thân
Là những ý nghĩa khái quát được trừu tượng hóa và có tính độc lập tương
đối. Nghĩa là không cần thiết phải dùng đến ngữ cảnh hoặc kết hợp mới giải
thích, phân tích được. Ý nghĩa tự thân của hư từ tồn tại trong hệ thống cấu trúc ở
dạng tiềm năng. Chẳng hạn, ý nghĩa tự thân của những, các, mọi là số nhiều.
a2. Ý nghĩa trong kết hợp
a2.1. Phạm vi cụm từ
Là phần nghĩa của hư từ phụ thêm cho nghĩa của thành tố chính trong cụm
từ. Đó thường là các ý nghĩa về thời, thể, số, mức độ, phủ định, khẳng định, kết
quả, mệnh lệnh, …
(35) Chiếc đò cũng già đi như người chèo nó. [52; 164]
Đi phụ thêm nghĩa chỉ kết quả cho tính từ già, khiến già từ đặc điểm trở
thành một quá trình đã hoàn tất, đồng thời mang sắc thái đánh giá âm tính.
(36) Anh trai tôi mới cưới vợ, lúc nào cũng cười. [53; 65]
Mới phụ thêm nghĩa chỉ thời điểm cho hành động cưới vợ. Đó là thời điểm
đã xảy ra, có khoảng cách gần thời điểm nói.

16


a2.2. Phạm vi câu
Là phần nghĩa của hư từ đóng góp vào nội dung ngữ nghĩa của câu. Các

nghiên cứu gần đây thường thống nhất nghĩa của câu gồm hai thành phần: nghĩa
biểu hiện (nghĩa sự vật, nghĩa sự tình, nghĩa miêu tả) và nghĩa tình thái.
a2.3. Nghĩa biểu hiện
Là phần nghĩa phản ánh vật, việc, hiện tượng (gọi chung là sự tình) qua
nhận thức của con người vào trong câu. Cấu trúc biểu hiện của câu được chia
làm hai thành phần chính: vị tố và tham thể.
Vị tố là yếu tố ngôn ngữ được dùng để biểu hiện đặc trưng hay quan hệ của
sự tình được phản ánh trong câu. Nó cũng là yếu tố chi phối các tham thể có liên
quan. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đã
chứng minh có ít nhất năm kiểu loại sự tình quan hệ có vị tố quan hệ là hư từ.
Đó là các kiểu loại sự tình quan hệ nguyên liệu, mục đích, nguyên nhân, nguồn
gốc, sở hữu.
Tham thể (vai nghĩa) là các thực thể tham gia vào sự tình được phản ánh.
Các nhà ngôn ngữ học đã chia vai nghĩa thành hai loại: diễn tố và chu tố. Diễn tố
là loại thực thể tất yếu phải xuất hiện do nội dung ý nghĩa của vị tố trong cấu
trúc nghĩa biểu hiện đòi hỏi.
Vai nghĩa thứ hai – chu tố là loại thực thể mà sự xuất hiện của nó nhằm bổ
sung thêm một phương diện nghĩa nào đó cho cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu.
Nói cách khác, chu tố là thực thể đi kèm với sự tình. Được các nhà nghiên cứu
nhận xét và phân loại thành bốn nhóm:
“Cách thức, phương tiện.
Thời gian: địa điểm, thời hạn, số lần.
Không gian: vị trí hướng, hướng có đích.
Nguyên nhân: điều kiện, hệ quả, nghịch đối, tương phản.” [10; 96]
Trong mối quan hệ với vai nghĩa, hư từ dược coi là một trong những
phương tiện đánh dấu vai nghĩa, một vai nghĩa có thể được đánh dấu bằng các
hư từ khác nhau, báo hiệu sự khác biệt về thông tin hay sắc thái biểu cảm.

17



(37) Chị không được học nhiều nhưng nhạy cảm, thông minh, biết nói
chuyện, càng có tuổi xem ra càng đằm thắm. [38; 167]
Nhưng đánh dấu sự việc không được học nhiều trái với khả năng nhạy cảm,
thông minh, biết nói chuyện điều đó phần lớn chỉ được biểu hiện ở những con
người có học thức. Ở vị trí của nhưng có thể thay thế bằng hầu hết các hư từ
tương tự trong nhóm mà ý nghĩa của chúng vẫn không hề thay đổi.
(37a) Chị không được học nhiều dưng nhạy cảm, thông minh, biết nói
chuyện, càng có tuổi xem ra càng đằm thắm.
(37b) Chị không được học nhiều vẫn nhạy cảm, thông minh, biết nói
chuyện, càng có tuổi xem ra càng đằm thắm.
(37c) Chị không được học nhiều mà nhạy cảm, thông minh, biết nói chuyện,
càng có tuổi xem ra càng đằm thắm.
(37d) Chị không được học nhiều mà lại nhạy cảm, thông minh, biết nói
chuyện, càng có tuổi xem ra càng đằm thắm.
(37e) Chị không được học nhiều song nhạy cảm, thông minh, biết nói
chuyện, càng có tuổi xem ra càng đằm thắm.
Như vậy hư từ có thể đảm nhiệm vai trò là vị tố trong một số sự tình quan
hệ như: mục đích, nguồn gốc, đối nghịch… đồng thời có thể đánh dấu các vai
nghĩa (tham thể), các tình huống… trực tiếp tham gia hình thành nghĩa biểu
hiện của câu.
a2.4. Nghĩa tình thái
Là phần nghĩa quan trọng của câu bởi câu sẽ không có ý nghĩa nếu phát
hiện trong câu đó không có một biểu hiện tình thái nào. Đây cũng là phần nghĩa
khá phức tạp nó đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và phân tích chúng để
tìm ra một khái niệm đồng nhất về nghĩa tình thái. Nghiên cứu về vấn đề này có
thể kể đến một số nhà nghiên cứu như: Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Diệp
Quang Ban…
Cho thấy rất nhiều ý kiến khác nhau về nghĩa tình thái, từ đó ta có thể kể
đến một số kiểu loại ý nghĩa tình thái quan trọng trong ngôn ngữ:

- Tình thái của hành động phát ngôn và tình thái của lời phát ngôn.
18


Tình thái của hành động phát ngôn là phân biệt các lời nói về phương diện
mục tiêu và tác dụng trong giao tiếp, thuộc lĩnh vực dụng học. Nghĩa là nó phản
ánh mục đích của người nói khi phát ngôn như: xin chào, không, có... Căn cứ
vào mục đích phát ngôn mà phân biệt các loại câu như: tường thuật, nghi vấn,
cảm thán.
Tình thái của lời phát ngôn là thuộc nội dung được truyền đạt hay được yêu
cầu truyền đạt, nó liên quan đến thái độ của người nói đối với điều mình nói ra.
Tình thái của lời phát ngôn được phân biệt thành tình thái khách quan và tình
thái chủ quan, tình thái khách quan thể hiện quan hệ giữa nội dung của câu với
hiện thực khách quan, tình thái chủ quan biểu lộ ở hai phương diện: quan hệ của
người nói với nội dung của câu hay quan hệ của ngưới nói với người nghe.
- Tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa.
Tình thái nhận thức thể hiện sự đánh giá của người nói đối với tính chân
thực của điều được nói đến trong câu, dựa trên những bằng chứng này hay cơ sở
suy luận nào đó mà người nói có được.
Tình thái đạo nghĩa liên quan đến nhân tố ý chí của con người, liên quan
đến tính hợp thức về đạo đức hay những ràng buộc xã hội khác đối với hành
động do một người nào đó hay chính do người đó thực hiện. Chẳng hạn trong
câu khen, người nói thể hiện thái độ của mình là khen thật, khen nhưng với hàm
ý là chê bai với người nghe.
Như vây, những phần nghĩa đi kèm cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu trong
giao tiếp đều có thể xếp vào phần tình thái. Trong nhiều phương tiện thể hiện
tình thái, hư từ có một vị trí đặc biệt quan trọng.
(38) Chàng đi chỉ thoắt chốc đã về đến nhà, thì thấy vật đổi sao dời, thành
quách nhân gian, hết thảy đều không như trước nữa, duy có những cảnh núi khe
là vẫn không thay đổi sắc biếc màu xanh thủa nọ. [28; 129]

Hư từ vẫn trong câu văn này thể hiện sự không thay đổi, khi ra đi mọi thứ
vẫn vậy nhưng khi chàng quay lại mọi thứ đã thay đổi, chỉ có núi khe là không
thay đổi màu xanh xưa.

19


×