Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề thi tiếng việt lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.79 KB, 10 trang )

PHÒNG GD – ĐT TÂN PHƯỚC

TRƯỜNG TH THẠNH MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
A.Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiêng Việt:
Cho văn bản:

Quả tim khỉ
1.

3.

1.

Một ngày nắng đẹp, đang leo trèo trên hàng dừa ven sông, Khỉ bỗng nghe một
tiếng quẫy mạnh dưới nước. Một con vật da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng
nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, trườn lên bãi cát.
Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí với hai hàng nước mắt chảy dài. Khỉ ngạc
nhiên:
- Bạn la ai? Vì sao bạn khóc?
- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.
Khỉ nghe vậy, mời Cá Sấu kết bạn.
Từ đó, ngày nào Cá Sấu cũng đến, ăn những hoa quả mà Khỉ hái cho.
2. Một hôm, Cá Sấu mời Khỉ đến chơi nhà. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng Cá
Sấu. Bơi đã xa bờ, Cá Sấu mới bảo:


Vua của chúng tôi ốm nặng, phải ăn một quả tim Khỉ mới khỏi. Tôi cần quả tim
của bạn.
Khỉ nghe vậy hết sức hoảng sợ. Nhưng rồi trấn tĩnh lại, nó bảo:
- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng bảo trước. Quả tim tôi để ở nhà.
Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.
Cá Sấu tưởng thật, liền đưa Khỉ trở lại bờ. Tới nơi, Khỉ đu vút lên cành cây,
mắng:
Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi
đâu.
4. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước,lủi mất.
Theo TRUYỆN ĐỌC 1, 1994
A.I. (1.5 điểm) Đọc thành tiếng : Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản .
A.II. Đọc thầm và làm bài tập( Khoảng 15 – 20 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Vì sao” trong câu “ Tôi khóc vì chả ai
chơi với tôi”.
a. Tôi khóc
b. Vì chả ai chơi với tôi
c. Không ai chơi
2. Từ trái nghĩa với “ dài” là?
a. Ngắn
b. Mỏng
c. Dày


Bộ phận in đậm trong câu “ Quả tim tôi để ở nhà” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Để làm gì?
b. Như thế nào?
c. Ở đâu?
4. Từ trái nghĩa với “ xa” là?

a. Dài
b. Gần
c. Trắng
5. Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?
a. Mời Khỉ đến chơi nhà
b. Mời Khỉ kết bạn
c. Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng
nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói nó cần quả tim của Khỉ để dâng lên
Vua Cá Sấu.
6. Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
a. Thấy Cá Sấu khóc vì không ai kết bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn, ngày
nào cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
b. Không quan tâm Cá Sấu
c. Khỉ sợ Cá Sấu không dám đến gần Cá Sấu.
7. Sau khi bị Khỉ mắng là con vật bội bạc, giả dối thì Cá Sấu như thế nào?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
3.


CÁCH ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
A.Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiêng Việt:
A. I. Đọc thành tiếng
1. Cách tiến hành :
- GV cho HS bốc thăm và đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.
- GV đặt một câu hỏi có trong nội dung đoạn HS vừa đọc.
Câu hỏi:
1. Cá Sấu có hình dạng như thế nào?
2. Khỉ nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?

3. Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?
Cách đánh giá:
- HS đọc đúng tiếng, đúng từ đạt 1.0 điểm; ngắt nghỉ hơi đúng 0.25 điểm;
tóc độ dọc 0.25 diểm.
- Đọc sai 2 đến 4 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng, đọc quá một phút. Tùy
mức độ đọc của HS mà GV ghi điểm (0.25 điểm đến 1.25 diểm).
- Đọc sai 7 tiếng trở lên không ghi điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi 1 điểm
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng 0.5 điểm
- Không trả lời được câu hỏi 0 điểm.
Đáp án phần đọc hiểu:
A.II. Đọc thầm và làm bài tập
1.b
2.a
3.c
4.b
5.c
6.a
7. Cá Sấu tẽn tò, lặn sâu xuống nước,lủi mất.


PHÒNG GD – ĐT TÂN PHƯỚC

TRƯỜNG TH THẠNH MỸ

A.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


KIỂM TRA PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Chính tả ( nghe – viết)

Vì sao cá không biết nói?
Việt đang say sưa ngắm bể cá cảnh, bỗng hỏi Lân:
- Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ?
Lân đáp:
- Em hỏi thật ngớ ngẩn. nếu miệng em ngậm dầy nước, em có nói được
không?
Theo TIẾNG CƯỜI TUỒI HỌC TRÒ
* Cách tiến hành:
GV đọc cả bài cho HS nghe.
Đọc từng từ, từng cụm từ cho học sinh viết ( 2 đến 3 lần)
Đọc cả bài cho học sinh dò lại sau khi viết xong bài viết.
II. Tập làm văn:
Đề: Hãy kể về một người thân của em ( cha, mẹ, chú, dì,…).
Gợi ý:
- Cha( mẹ, chú, dì,…) của em làm nghề gì?
- Hằng ngày, Cha ( mẹ, chú, dì,…) làm những việc gì?
- Những việc ấy có ích như thế nào?
-


CÁCH ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
I . Chính tả
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch đẹp (2 điểm)
- Bài viết sai phụ âm đầu, vần trừ 0.2 điểm
- Bài viết sai dấu thanh, viết hoa không đúng quy định trừ 0.1 điểm

II. Tập làm văn
- Bài đạt 2 điểm: Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức nội
dung của bài, chữ viết đúng cỡ chữ. Sạch sẽ, câu cú hoàn chỉnh nội dung.
- Bài đạt 1.75 điểm: Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức
nội dung của bài, chữ viết dễ xem, sạch sẽ, câu cú hoàn chỉnh nội dung.
- Bài đạt 1.5 điểm: Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức
nội dung của bài, chữ viết dễ xem, sạch sẽ, còn một hay hai câu chưa hoàn chỉnh
nội dung.
- Bài đạt 1.0 điểm: Có thực hiện theo yêu cầu của đề bài, câu cú chưa hoàn
chỉnh.
- Bài đạt 0.5 điểm: thực hiện chưa hoàn chỉnh yêu cầu của đề bài, câu cú chưa rõ
ràng.


PHÒNG GD – ĐT TÂN PHƯỚC

TRƯỜNG TH THẠNH MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KIỂM TRA PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
A.Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiêng Việt:
Cho văn bản:
Kho báu
1. Ngày xưa có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một
nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và
trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, họ cấy lúa, gặt hái

xong , lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ, mà cũng chẳng
lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ
ngơi đàng hoàng.
2. Nhưng rồi, hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại
làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông
lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các
con:
- Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu,
các con hãy tự đào lên mà dùng .
3. Theo lời cha, hai người con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu
đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu.
Hết mùa, hai người con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì.
Mùa tiếp theo, họ đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.
Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ
mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.
Theo NGỤ NGÔN Ê-DỐP
(Nguyệt Tú dịch)
A.I. (1.5 điểm) Đọc thành tiếng : Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản .
A.II. Đọc thầm và làm bài tập( Khoảng 15 – 20 phút)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
1. Từ trái nghĩa với “ yếu” là?
a. Non
b. Trẻ
c. Mạnh
2. Bộ phận in đậm trong câu “ Cha không sống mãi để lo cho các con được”
trả lời cho câu hỏi nào?
a. Để làm gì?
b. Như thế nào ?
c. Vì sao?
3. Xác định bộ phận trả lời câu hỏi Như thế nào ? trong câu “ Hai con trai

của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền”?


Hai anh em
Mơ chuyện hão huyền
Đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền
Bộ phận in đậm trong câu “ Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy
sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời ” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Khi nào?
b. Như thế nào ?
c. Vì sao?
Theo lời của người cha, hai người con đã làm gì?
a. Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến,
họ đành trồng lúa.
b. Họ làm đất kĩ
c. Họ tìm được kho báu
Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều
gì?
a. Hai vợ chồng vẫn nghèo khổ
b. Hai vợ chồng xây dựng được nhà cao cửa rộng
c. Hai vợ chồng gây dựng được cơ ngơi đàng hoàng
Trước khi mất người cha cho hai người con biết điều gì?
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
a.
b.
c.

4.


5.

6.

7.


CÁCH ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
A.Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiêng Việt:
A. I. Đọc thành tiếng
2. Cách tiến hành :
- GV cho HS bốc thăm và đọc một trong 3 đoạn văn của văn bản.
- GV đặt một câu hỏi có trong nội dung đoạn HS vừa đọc.
Câu hỏi:
1. Tìm hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân?
2. Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ?
3. Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
Cách đánh giá:
- HS đọc đúng tiếng, đúng từ đạt 1.0 điểm; ngắt nghỉ hơi đúng 0.25 điểm;
tóc độ dọc 0.25 diểm.
- Đọc sai 2 đến 4 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng, đọc quá một phút. Tùy
mức độ đọc của HS mà GV ghi điểm (0.25 điểm đến 1.25 diểm).
- Đọc sai 7 tiếng trở lên không ghi điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi 1 điểm
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng 0.5 điểm
- Không trả lời được câu hỏi 0 điểm.
Đáp án phần đọc hiểu:
A.II. Đọc thầm và làm bài tập
1.c

2.a
3.c
4.a
5.a
6.c
7. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng .


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH THẠNH MỸ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHÒNG GD – ĐT TÂN PHƯỚC

A.

KIỂM TRA PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Chính tả ( nghe – viết)

Người làm đồ chơi
Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu. Khi đồ chơi bằng nhựa
xuất hiện, hàng của bác không bán được, bác dịnh chuyển nghề về quê
làm ruộng. Một bạn nhỏ đã lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để
bác vui trong buổi bán hàng cuối cùng.
* Cách tiến hành:
GV đọc cả bài cho HS nghe.
Đọc từng từ, từng cụm từ cho học sinh viết ( 2 đến 3 lần)
Đọc cả bài cho học sinh dò lại sau khi viết xong bài viết.

Tập làm văn
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4- 5 câu) tả về ảnh Bác Hồ.
Gợi ý:
a) Ảnh Bác được treo ở đâu?
b) Trông Bác như thế nào ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt,…)
c) Em muốn hứa với Bác điều gì?
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc đề và ghi đề bài lên bảng lớp.
- Học sinh không cần chép lại đề bài và câu hỏi gợi ý mà tự làm bài.
B.


CÁCH ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
I . Chính tả
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, viết rõ ràng, sạch đẹp (2 điểm)
- Bài viết sai phụ âm đầu, vần trừ 0.2 điểm
- Bài viết sai dấu thanh, viết hoa không đúng quy định trừ 0.1 điểm
II. Tập làm văn
- Bài đạt 2 điểm: Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức nội
dung của bài, chữ viết đúng cỡ chữ. Sạch sẽ, câu cú hoàn chỉnh nội dung.
- Bài đạt 1.75 điểm: Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức
nội dung của bài, chữ viết dễ xem, sạch sẽ, câu cú hoàn chỉnh nội dung.
- Bài đạt 1.5 điểm: Thực hiện đúng yêu cầu của đề bài, thể hiện đúng hình thức
nội dung của bài, chữ viết dễ xem, sạch sẽ, còn một hay hai câu chưa hoàn chỉnh
nội dung.
- Bài đạt 1.0 điểm: Có thực hiện theo yêu cầu của đề bài, câu cú chưa hoàn
chỉnh.
- Bài đạt 0.5 điểm: thực hiện chưa hoàn chỉnh yêu cầu của đề bài, câu cú chưa rõ
ràng.




×