Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Cùng học tin học quyển 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 30 trang )

Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TRUNG TRỰC

BẢN THUYẾT MINH
SẢN PHẨM DỰ THI
“TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”
TÊN SẢN PHẨM:

CÙNG HỌC TIN HỌC QUYỂN 1

TÁC GIẢ:

NGUYỄN THỊ ĐIỆP

ĐƠN VỊ:

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN
TRUNG TRỰC, QUẬN BA ĐÌNH,
HÀ NỘI

HÀ NỘI, 2016
1/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

BẢN THUYẾT MINH SẢN PHẨM


Dự thi: “Tri thức trẻ vì giáo dục”
Họ và tên tác giả:

Nguyễn Thị Điệp

Tên sản phẩm, sáng kiến:

“Cùng học Tin học quyển 1”

Đơn vị công tác:

Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực, Quận
Ba Đinh, Thành phố Hà Nội.

Địa chỉ:

23 Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại:

0904989059

2/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO, MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT SÁNG TẠO SẢN PHẨM

1. Lí do thực tiễn:
- Thực hiện kế hoạch công tác giáo dục tiểu học năm học 2008 – 2009. Nhằm
góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và
đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào
tạo tập trung hướng dẫn các trường tiểu học thực hiện chương trình dạy học môn tin
học tự chọn trong năm học 2008 – 2009 với mục tiêu như sau:
a) Có hiểu biết ban đầu về Tin học và ứng dụng của Tin học trong đời sống và
học tập.
b) Có khả năng sử dụng máy tính điện tử trong việc học những môn khoa học
khác, trong hoạt động, trong vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và
tạo điều kiện để trẻ em thích ứng với đời sống xã hội hiện đại.
c) Bước đầu làm quen với cách giải quyết vấn đề có sử dụng công cụ tin học.
- Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TT ngày 9/12/2000 về việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chỉ thị là tích cực áp dụng một
cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
- Trong nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo:
+ Tiếp tục triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm
non và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4045/QĐ-BGDĐT ngày
16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục
phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ
để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.

3/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

2.Mục đích, sự cần thiết.
2.1. Mục đích.
Phần mềm được thiết kế với mục đích:
- Giúp giáo viên có thể tạo ra kho bài giảng để thuận tiện cho việc giảng dạy.
- Học sinh có thể tự kiểm tra lại kiến thức của mình sau mỗi bài học bằng hệ
thống các câu hỏi dạng trắc nghiệm, khích lệ các con thông qua lời động viên khen
ngợi và những phần quà ngộ nghĩnh được lập trình sẵn.
- Những bài tập thực hành giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành vẽ, soạn
thảo văn bản, khắc phục được những lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản.
- Giúp học sinh yêu thích môn học Tin học hơn.
- Giáo viên tiết kiệm được thời gian chữa bài cho học sinh.
2.2. Sự cần thiết.
- Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, học sinh không còn lạ lẫm với
chiếc máy tính, vì vậy việc áp dụng các công nghệ để đưa vào bài giảng của mỗi
giáo viên là một việc rất quan trọng.
- Không chỉ riêng với bộ môn Tin học vốn là một môn công nghệ, việc áp
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các môn học không những giúp cho người giáo
viên có thể truyền tải hết kiến thức của bài học đến với học sinh mà còn giúp cho
học sinh có thể tiếp cận với công nghệ thông tin một cách gần nhất trong tất cả các
môn học.
- Khai thác tài nguyên, sử dụng được hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ
thông tin sẽ giúp bài giảng của người giáo viên trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
II. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Việc áp dụng phần mềm tự làm Cùng học Tin học Quyển 1 sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh ở Khối 3 hiện nay.

4/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học

Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC CHỈ ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM NẰM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC TIN HỌC Ở TIỂU HỌC
Bộ môn Tin học là bộ môn có đặc thù riêng so với các bộ môn khác trong
chương trình học của học sinh Tiểu học: học sinh được quan sát giáo cụ trực tiết là
chiếc máy tính, thực hành trực tiếp trên các phần mềm trong chương trình học qua
đó rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột, bàn phím và từ đó học sinh hiểu về tác dụng và
tính năng của các phần mềm đó. Điều đó là một ưu điểm của bộ môn Tin học, cũng
chính vì thế mà giáo viên Tin học thường bỏ qua việc tự thiết kế đồ dùng dạy học và
khai thác hiệu quả của CNTT vào chính bộ môn Tin học.
Việc thực hành trực tiếp trên phần mềm có sẵn trong chương trình học khiến
cho việc học và nắm vững lý thuyết còn hạn chế, học sinh có tư tưởng chỉ cần thực
hành tốt là đã hiểu bài và nhiều giáo viên vẫn còn đánh giá kiến thức của học sinh
thông qua phần thực hành mà quên đi sự quan trọng của lý thuyết.
Việc chỉ coi trọng việc thực hành mà bỏ qua tầm quan trọng của việc nắm
vững lý thuyết đã khiến cho học sinh mắc rất nhiều lỗi cơ bản mà người giáo viên
vẫn chưa giải quyết được hết hoặc còn bỏ qua vì bản thân người giáo viên cũng cho
đó là không quan trọng.
Ví dụ như học sinh thực hành về soạn thảo văn bản, đa số học sinh thường
không biết hoặc thường bỏ qua quy tắc sử dụng dấu câu đúng quy tắc và thường sử
dụng dấu cách trước dấu câu hoặc sau dấu câu không có dấu cách, bản thân phần
mềm Word dù có chức năng tự kiểm tra chính tả cũng không phát hiện ra lỗi đó mà
giáo viên thì thường bỏ qua lỗi đó ở học sinh vì cho rằng nó không quan trọng.
Một thực trạng nữa trong vấn đề học Tin học ở trường tiểu học nói riêng và ở
các cấp nói chung đó là khi làm các bài kiểm tra thì thường điểm thực hành của học
sinh bao giờ cũng cao hơn điểm lí thuyết, điều này cho thấy học sinh chỉ quan tâm

5/30



Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
đến phần thực hành mà bỏ qua việc ôn tập củng cố kiến thức về lý thuyết chung. Lý
thuyết phải đi đôi với thực hành và ngược lại, hai điều đó luôn phải đi song song và
bổ trợ cho nhau để học sinh có thể học và phát triển một cách toàn diện.
Học sinh lớp 3 đang ở độ tuổi hiếu động, ham chơi chưa nhận thức được tầm
quan trọng việc học, vì vậy nếu không có quá trình ôn luyện và tự ôn luyện thì các
con sẽ rất mau quên.
Trên đây chính là những mặt hạn chế của việc chỉ sử dụng phần mềm nằm
trong chương trình học mà không ứng dụng đồ dùng dạy học tự làm vào việc giảng
dạy và học tập của bộ môn Tin học hiện nay.
II. MÔ TẢ CHUNG VỀ PHẦN MỀM CÙNG HỌC TIN HỌC QUYỂN 1
1. Phần mềm Cùng học Tin học quyển 1 được thiết kế khác với các phần
mềm khác như thế nào?
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng một
phần mềm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, kho đề thi như: Wondershare quizcreator,
Free QuizMaker, … nhưng để tải những phần mềm này về đều phải mất chi phí mua
bản quyền, hoặc nếu sử dụng bản dùng thử thì đều có gia hạn ngày sử dụng và kèm
theo rất nhiều yêu cầu khác từ nhà sản xuất. Tuy những phần mềm này đều hỗ trợ
người dùng thiết kế dựa trên các kiểu câu hỏi trắc nghiệm đã có khung sẵn, dễ sử
dụng cho cả những giáo viên không phải là giáo viên dạy Tin học nhưng đó cũng là
mặt hạn chế của nó. Khi sử dụng những phầm mềm này người dùng không thể thiết
kế theo ý của mình mà mặc định phải theo một khung cố định, giao diện của phần
mềm không được mềm dẻo và khó thiết kế theo ý tưởng của mỗi cá nhân người
dùng.
Phần mềm Cùng học Tin học quển 1 được tôi thiết kế dựa trên ngôn ngữ C#
với phần mềm hỗ trợ là Microsoft Visual Studio 2010. Mỗi bài tập tôi cũng thiết kế
dưới dạng tương tác giữa người học và máy tính bao gồm:

+ Lời hướng dẫn của giáo viên
6/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
+ Hình ảnh và âm thanh đi kèm sau mỗi bài làm đúng hoặc sai.
+ Phần mềm sẽ tự động chấm điểm và cộng điểm cho học sinh sau mỗi bài
làm đúng.
+ Các dạng câu hỏi đa dạng, phong phú được thiết kế từ chính nhu cầu dạy,
học thực tế của giáo viên và học sinh nên giao diện nên phần mềm rất đẹp mắt về
mặt thẩm mĩ và hiệu quả về mặt sử dụng.
2. Phần mềm Cùng học Tin học quyển 1 là phần mềm như thế nào?
- Nếu các phần mềm đi cùng với nội dung Sách Cùng học tin học quyển 1,2,3
như: Phần mềm vẽ Paint, Microsoft Word, Trò chơi Dots, Blocks, Khám phá rừng
nhiệt đới, Xây lâu đài cát … là những phần mềm được đưa vào giảng dạy giúp học
sinh làm quen với máy tính và thành thạo các thao tác sử dụng chuột và bàn phím,
rèn luyện khả năng tư duy logic thì phần mềm Cùng học Tin học Quyển 1 sẽ giúp
học sinh củng cố lại kiến thức chung về máy vi tính cả lý thuyết lẫn thực hành. Học
sinh ngoài việc thực hành trực quan trên các phần mềm có sẵn thì với phần mềm
Cùng học Tin học quyển 1 một lần nữa giúp em khắc sâu hơn những kiến thức, kĩ
năng sử dụng những phần mềm đó.
3. Ưu điểm của phần mềm Cùng học Tin học quyển 1
- Phần mềm được thiết kế với bộ câu hỏi dạng trắc nghiệm đa dạng vào phong
phú. Mỗi câu hỏi, bài tập đều có lời hướng dẫn của giáo viên giúp cho học sinh hiểu
yêu cầu của bài nhanh hơn, khơi ngợi niềm đam mê, thích thú giúp học sinh củng
cố, khắc sâu kiến thức ngay trên lớp.
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình C# và công cụ hỗ trợ là phần mềm Microsoft
Visual Studio với những câu lệnh đơn giản, tôi đã đưa vào phần mềm những hình
ảnh, video trực quan, gần gũi với học sinh để học sinh dễ hiểu, dễ nhận biết và thích

thú với phần mềm ngay khi mới tiếp xúc.

7/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
- Sau mỗi bài làm đúng, các con học sinh được nhận những món quà là hình
ảnh ngộ nghĩnh kèm theo lời ngợi khen của giáo viên giúp các em cảm thấy thích
thú hay sau mỗi bài làm sai các con cũng nhận được sự động viên của giáo viên
giúp các con học sinh không cảm thấy nản lòng và phấn khởi để làm những bài tiếp
theo.
- Các dạng bài tập trắc nghiệm khác nhau giúp cho học sinh phát triển kĩ năng
và tích cực hoá hoạt động nhận thức một cách hiệu quả nhất. Phần mềm chấm điểm
tự động sẽ giúp cho việc tự đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách có hiệu
quả và có tính động viên rất nhiều tới tinh thần học tập của các con.
- Với các bài tập thực hành các em có thể liên kết trực tiếp từ bài mẫu đến
phần mềm Paint, Word để thực hành vẽ và soạn thảo văn bản một cách thuận tiện.
- Phần mềm Cùng học Tin học quyển 1 còn hỗ trợ đắc lực giúp cho giáo viên
đánh giá chính xác năng lực và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ngay trên
lớp, tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả đạt được lại rất cao.
- Giao diện đẹp mắt, hình ảnh sinh động, nội dung câu hỏi và bài tập phong
phú giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán sau mỗi bài học.

8/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Một số hình ảnh giới thiệu về phần mềm:


9/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
4. Yêu cầu của hệ thống khi cài đặt phần mềm Cùng học Tin học quyển 1
Yêu cầu chung cho cả máy tính để bàn và xách tay:
- Hệ điều hành Windown XP trở lên.
- Bộ xử lý Intel Pentum 4, Intel Centrino, Intel Xion or Intel CoreTM Duo
(hoặc tương đương).
- RAM 512 MB trở lên.
- Dung lượng của phần mềm là gần 200MB, yêu cầu ô đĩa cứng còn trống (ít
nhất 250 MB).
III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHẦN MỀM CÙNG HỌC TIN HỌC QUYỂN 1
Phần mềm Cùng học Tin học quyển 1 được thiết kế gồm 3 phần chính là:
+ Bài giảng
+ Bài kiểm tra
+ Bài tập thực hành
1. Bài giảng
- Ngoài mục đích chính của phần mềm Cùng học Tin học quyển 1 là giúp các
con tự học, tự củng cố, đánh giá lại kiến thức của mình ngay trên lớp thì tôi còn thiết
kế thêm phần bài giảng để:
+ Giúp giáo viên tạo ra kho bài giảng thiết kế theo chương, bài thuận tiện cho
việc quản lý bài giảng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm, không gian bộ nhớ, tránh được
tình trạng mất mát dữ liệu do vấn đề về sự cố máy tính, ngoài ra thuận tiện cho việc
trao đổi, chia sẻ với các bạn đồng nghiệp.
+ Thể hiện rõ được tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực,
không những phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên mà còn phục vụ cho việc tự
học của mình.


10/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hình ảnh minh hoạ:

11/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
2. Bài kiểm tra.
Mỗi bài học trên lớp tôi đưa ra các dạng câu hỏi trắc nghiệm đa dạng để gợi ý,
dẫn dắt giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức, củng cố và kiểm tra sau đó các con tự
đánh giá lại bài làm của mình thông qua số điểm mà các con đã đạt được.
Với câu trả lời đúng tôi đã thiết kế những hình ảnh ngộ nghĩnh làm phần
thưởng, lời khen ngợi để khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Tôi nhận thấy học
sinh rất hứng thú khi làm bài đúng và được điểm 10 sau mỗi bài làm và ngay cả khi
làm bài sai tôi các con không hề tỏ ra nản lòng mà nhờ lời động viên của giáo viên
học sinh hào hứng làm những bài tiếp theo, tự tìm ra lỗi sai của mình và làm lại cho
đến khi tìm ra đáp án đúng.
Ngoài mục đích giúp các con tự học, tự khắc sâu kiến thức ngay trên lớp thì
qua mỗi bài làm các con còn rèn các kĩ năng khác như:
- Thao tác sử dụng chuột:
+ Nháy chuột
+ Nháy đúp chuột
+ Kéo thả chuột
+ Di chuyển chuột.

- Thao tác với bàn phím máy tính, làm quen và nhận diện các phím chữ cái và
phím số trên bàn phím máy tính.
- Bước đầu làm quen với soạn thảo văn bản.
* Ví dụ 1- Bài 1: Người bạn mới của em
Đây là bài đầu tiên trong chương trình học bộ môn Tin học của học sinh lớp
3. Nội dung của bài học này giúp các con tìm hiểu những đức tính tốt, ứng dụng của
người bạn mới xung quanh cuộc sống hàng ngày, các con bước đầu làm quen, nhận
biết và gọi được tên các bộ phận của máy tính, bước đầu tìm hiểu về tác dụng của
các bộ phận đó.

12/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Việc khó khăn đối với học sinh khi học mônTin học đó là có nhiều từ ngữ
chuyên ngành mà các con mới lần đầu được nghe: điều khiển, bộ xi xử lý, hiển thị
kết quả hoạt động, thông tin … Vì vậy giáo viên cần giúp học sinh hiểu được nghĩa
của từ ngữ đó, từ đó học sinh mới có thể hiểu hết được tác dụng của từng bộ phận
máy tính.
Các năm học trước khi chưa áp dụng đồ dùng dạy học tự làm vào trong giờ
thực hành Tin học, với bài Người bạn mới của em khi thực hành trên phòng máy
tính giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành như sau:
o Quan sát, nhận biết và gọi tên các bộ phận của máy tính
o Bật máy, quan sát màn hình máy tính khởi động.
o Quan sát màn hình, các biểu tượng trên màn hình máy tính.
o Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
Tiết thực hành máy tính như vậy hiệu quả chưa cao, nhàm chán và không khai
thác được sự linh hoạt của học sinh, học sinh chỉ được quan sát theo yêu cầu mà
chưa có sự tương tác với máy tính.

Để giúp học sinh có thể tương tác với máy tính, củng cố lại kiến thức đã học
trên lớp, hiểu rõ hơn về tác dụng các bộ phận máy tính, tôi đã thiết kế và đưa vào
cuối giờ thực hành của học sinh một số dạng bài kiểm tra như:
+ Bài tập đầu tiên của bài mà tôi đã thiết kế là dạng bài xem đoạn phim và
chọn đáp án đúng.

13/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hình ảnh minh hoạ:

Đây là bài đầu tiên học sinh được học với phần mềm Cùng học Tin học quyển
1 nên trước khi học sinh làm bài tôi yêu cầu HS tìm hiểu bài tập này bằng cách sau:
 Yêu cầu quan sát màn hình và nhận xét trên màn hình xuất hiện
những gì?
 Nêu yêu cầu của bài?
 Làm thế nào để trả lời được câu hỏi?
 Yêu cầu học sinh nêu lại tác dụng từng bộ phận của máy tính.
Đa số học sinh đều trả lời được các câu hỏi tôi đưa ra, một số học sinh trung
bình còn lúng túng với câu trả lời vì chưa quen với ngôn ngữ chuyên ngành của bộ
môn Tin học còn đa số học sinh khá giỏi thì đều trả lời tốt vì các con vừa được học
tiết lí thuyết trên lớp. Tôi xin trích dẫn câu trả lời của học sinh như sau:
 Trên màn hình xuất hiện đoạn phim về tư thế ngồi đúng khi làm
việc với máy tính.

14/30



Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
 Bài tập yêu cầu nháy chuột chọn đáp án đúng trong 3 đáp án cho
sẵn.
 Sử dụng chuột để chọn đáp án mình cho là đúng.
 Tác dụng của từng bộ phận máy tính đó là: bàn phím và chuột
dùng để điều khiển máy tính được nhanh chóng và thuận tiện ….
Từ việc trả lời những câu hỏi trên học sinh đã tự tìm ra cách giải quyết cho
bài tập.
Bài tập trên tôi nhận thấy học sinh không hề tỏ ra lung túng khi lần đầu sử
dụng chuột và đa số các con đều thực hiện tốt. Những bạn trả lời đúng khi được 10
điểm và quà tặng hay những bạn trả lời sai đều rất hứng thú và tích cực làm những
bài tiếp theo.
Với bài tập đầu tiên này ngoài việc giúp học sinh củng cố lại kiến thức, nhận
biết tác dụng của từng bộ phận máy tính còn giúp học sinh rèn luyện thao tác sử
dụng chuột (thao tác nháy chuột).
Hình ảnh minh hoạ khi học sinh làm đúng:

15/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
+ Bài tập kiểm tra thứ hai của bài Người bạn mới của em tôi đã thiết kế là
dạng bài điền từ thích hợp vào ô trống để được câu trả lời đúng.
Hình ảnh minh hoạ:

Đối với học sinh lớp 3 thì việc soạn thảo văn bản với các con còn quá xa lạ và
mới mẻ. Để học sinh làm được bài tập này thì các con ngoài việc quan sát bộ phận
còn thiếu trên hình ảnh, so sánh với các bộ phận máy tính trực quan ngay trong

phòng thực hành thì học sinh cần phải nhận biết và nhấn các phím chữ cái trên bàn
phím để trả lời câu hỏi. Vì là bài học đầu tiên sử dụng phần mềm nên với bài làm
thứ 2 của bài học này tôi cũng yêu cầu học sinh nêu ra cách để trả lời câu hỏi và từ
đó học sinh thấy rõ được tác dụng của bàn phím máy tính một cách trực quan nhất.
Với học sinh lớp 3, lại là bài đầu tiên làm quen với máy tính thì dạng bài tập
này học sinh chưa thể trả lời câu hỏi bằng chữ Việt có dấu được nên tôi đã thiết kế
câu trả lời với nhiều đáp án đúng như: đáp án có dấu tiếng Việt, không dấu tiếng
Việt, viết hoa hoặc không viết hoa giúp cho học sinh không bị bỡ ngỡ và lung túng
khi làm bài.
16/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Bài tập này vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các bộ phận của máy
tính, vừa giúp học sinh làm quen với các chữ cái trên bàn phím, thao tác sử dụng
chuột, bước đầu làm quen với thao tác soạn thảo văn bản.
Sau khi học sinh làm hết các câu hỏi kiểm tra, tôi yêu cầu học sinh tự tổng kết
lại số điểm của mình đã đạt được, với những học sinh có câu trả lời sai tôi yêu cầu
học sinh đó tự làm lại. Như vậy dù mới là bài học đầu tiên nhưng bước đầu tôi đã có
thể nhận xét được năng lực của từng học sinh một cách dễ dàng và chính xác, tiết
kiệm được thời gian, công sức và phân loại được đối tượng học sinh. Từ đó những
bài học tiếp theo tôi xếp học sinh theo nhóm đối tượng yếu - giỏi với nhau để các
con hình thành thói quen học theo nhóm và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Với mỗi bài học tôi đều thiết kế các dạng bài tập khác nhau, vừa giúp học
sinh phát triển kĩ năng quan sát, tích cực hoá các hoạt động nhận biết một cách hiệu
quả nhất, vừa là công cụ hữu hiệu để giáo viên dẫn dắt học sinh tự tìm hiểu và củng
cố lại kiến thức của mình một cách hiệu quả.
* Một số dạng bài tập khác trong phần mềm Cùng học Tin học quyển 1:
+ Dạng bài tập nối cột:

Sử dụng phần mềm tạo câu hỏi trắc nghiệm Wondershare quizcreator tôi đã
thiết kế bài tập nối cột thành một file được lưu dưới dạng Flash (.swf) sau đó sử
dụng ngôn ngữ lập trình C# đưa vào phần mềm.
Khác với các dạng bài tập khác, sau khi hoàn thành bài tập này thì sẽ có bảng
tổng kết điểm của riêng bài nối cột, để cộng điểm bài làm này với các bài tập khác
thì sau khi làm bài xong học sinh phải tự nhận biết số điểm của mình và điền số đạt
được vào ô “Điểm của bài” và nhấn nút “Cộng điểm” thì phần mềm tự động cộng
điểm bài làm cho học sinh.
Ngoài việc củng cố lại kiến thức của bài học, dạng bài tập này còn giúp học
sinh sẽ được luyện thao tác kéo thả chuột, nhận biết các phím số trên bàn phím, rèn
luyện kĩ năng quan sát và nhận biết thông tin.
17/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hình ảnh minh hoạ:

+ Dạng bài chọn nhiều đáp án đúng:
Hình ảnh minh hoạ:

18/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
+ Một số dạng bài tập khác trong phần mềm:

19/30



Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

20/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.

3. Bài tập thực hành
Tôi cũng tự đánh giá đây cũng là điểm ưu việt thứ hai của phần mềm Cùng
học Tin học quyển 1. Tôi thiết kế phần này giúp học sinh rèn luyện thêm kĩ năng
soạn thảo văn bản đúng quy tắc.
Đối với học sinh lớp 3 khi mới làm quen với soạn thảo văn bản, thì thường
mắc một số lỗi cơ bản như: quy tắc khi sử dụng phím cách, quy tắc đặt dấu ngắt câu,
sử dụng phím Enter, viết hoa ….
Những lỗi này không chỉ học sinh mà ngay cả người lớn khi mới làm quen
với soạn thảo cũng thường không nắm rõ quy tắc và hay mắc phải, những lỗi này dù
giáo viên thường xuyên nhắc nhở nhưng ở độ tuổi các con vẫn rất mau quên nên
thường dễ mắc lại.
+ Lỗi sử dụng phím cách: Phím cách có tác dụng tạo khoảng trống giữa 2 từ
soạn thảo trong câu. Cũng giống như khi học sinh viết bài vào vở, mỗi chữ chỉ cách
21/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
nhau một ô li thì khi soạn thảo văn bản cũng vậy mỗi từ chỉ cách nhau một dấu
cách. Học sinh thường mắc lỗi và hay sử dụng phím cách không hợp lí như: dùng

dấu cách để tạo nhiều khoảng trống thụt đầu dòng, giữa các từ dùng nhiều phím
cách …
Ví dụ:

Từ soạn thảo đúng quy tắc:

Mọi hôm mẹ vẫn vui chơi

Từ soạn thảo sai:

Mọi hôm mẹ vẫn vui chơi
(Giữa các từ đều có 2 dấu cách)

+ Lỗi dấu ngắt câu: Trong soạn thảo văn bản trước các dấu ngắt câu (dấu
chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy, chấm than ….) không có dấu cách và sau dấu ngắt
câu có một dấu cách. Học sinh hay mắc phải một số lỗi ngược lại với quy tắc như:
trước dấu ngắt câu có dấu cách và sau dấu ngắt câu lại không có dấu cách.
Ví dụ:

Từ soạn thảo đúng quy tắc:

Ô! Mẹ đã về.

Từ soạn thảo sai quy tắc:

Ô !Mẹ đã về.

+ Lỗi sử dụng phím Enter: Phím Enter có tác dụng dùng để xuống dòng khi
chúng ta muốn kết thúc một đoạn văn muốn chuyển sang đoạn văn khác, khi soạn
thảo một bài thơ. Trong quá trình soạn thảo văn bản, khi con trỏ soạn thảo sát lề

phải, phần mềm Word sẽ thực hiện động tác tự động xuống dòng mới. Nhiều học
sinh khi soạn thảo một bài theo mẫu khi thấy văn bản mẫu xuống dòng dù chưa sát
lề phải các con thường sử dụng phím Enter để ngắt dòng, như vậy chính là sai quy
tắc.
+ Lỗi viết hoa: Quy tắc viết hoa trong soạn thảo văn bản trên máy tính cũng
giống như quy tắc viết chữ hoa trong văn bản viết đó là: viết hoa đầu câu, sau dấu
chấm và viết hoa tên riêng. Nhưng khi soạn thảo văn bản học sinh thường mắc lỗi
quên viết chữ hoa các trường hợp đó.

22/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Để học sinh khắc phục được những lỗi cơ bản trên tôi đã thiết kế và đưa vào
giờ thực hành của các con một số dạng bài giúp các con nắm được quy tắc và tránh
mắc lỗi sau này.
*Ví dụ 1: Với lỗi dấu ngắt câu và lỗi sử dụng phím cách.
Với lỗi này tôi đã thiết kế bài tập thực hành sau:

Trong bài tập này là tôi thiết kế những lỗi như sau:
o Dòng thứ nhất giữa hai từ “Mọihôm” không có dấu cách.
o Dòng thứ 2 giữa hai từ “naymẹ” không có dấu cách, giữa từ “mẹ” và từ
“chẳng” lại có nhiều dấu cách.
o Dòng thứ 3 giữa hai từ “cơitrầu” không có dấu cách
o Dòng thứ 4 trước dấu chấm cuối câu có quá nhiều dấu cách.
o Dòng tên tác giả giữa hai từ “TheoTrần” cũng không có dấu cách.
Để hoàn thành bài này học sinh cần quan sát, tìm ra những lỗi sai đó và chỉnh
sửa lại cho đúng, sau đó kiểm tra lại kết quả bài làm của mình.
23/30



Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Hình ảnh minh hoạ khi học sinh sửa chưa hết lỗi:

Vẫn còn lỗi dấu câu.

Hình ảnh minh hoạ khi học sinh sửa hết lỗi:

24/30


Phần mềm “Cùng học Tin học quyển 1” – Nguyễn Thị Điệp- Trường Tiểu học
Nguyễn Trung Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội.
*Ví dụ 2: Lỗi viết hoa
Để học sinh nhớ được quy tắc gõ chữ hoa và tránh mắc lỗi liên quan đến gõ
chữ hoa, tôi thiết kế một số bài tập sau:
+ Phát hiện lỗi và sửa lỗi.

+ Soạn thảo theo mẫu:

25/30


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×