Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành hóa học lớp 11 phần nitơ photpho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 32 trang )

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1

HỒ SƠ THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH
“TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC”
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Họ và tên tác giả: Đồng Đức Thiện
Đơn vị công tác: Trường THPT Tân Yên số 1 – huyện Tân Yên – Bắc Giang.
Điện thoại: 0914.612.679 hoặc 0977.995.084

Tên đề tài: “Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành hóa học lớp 11 phần nitơ photpho và phương hướng sử dụng theo hướng dạy học tích cực”
Ngày, tháng, năm thực hiện xong sản phẩm: tháng 6 năm 2015

Tân Yên, ngày 10 tháng 10 năm 2016


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Phần I. Cơ sở lý luận
1. Bài tập thực hành hóa học
Bài tập thực hành hóa học trong hoạt động nhận thức của học sinh có những ưu
điểm và nhược điểm nhất định như sau:
* Ưu điểm
- Sử dụng bài tập thực hành hóa học để tổ chức các hoạt động của học sinh có
tác dụng phát triển năng lực quan sát, tư duy trừu tượng và khả năng vận dụng linh
hoạt kiến thức một cách tổng hợp.
- Bài tập thực hành có minh họa hình ảnh rất trực quan sinh động, giúp các em
HS dễ hình dung khi không có điều kiện làm thực nghiệm và hình thành kĩ năng hoá
học.
- Sử dụng bài tập thực hành hoá học có hình ảnh minh họa giúp HS hiểu bản
chất của các hiện tượng, các quá trình hóa học.


* Hạn chế
- Nếu quá lạm dụng bài tập thực hành hóa học có sử dụng hình ảnh có thể gây
phản tác dụng với học sinh.
2. Hệ thống bài tập thực hành hóa học có sử dụng hình ảnh trong sách giáo khoa
và sách bài tập lớp 11, phần nitơ - photpho.
Qua phân tích và thống kê, chúng tôi thấy số lượng bài tập hóa học có sử dụng
mô hình, hình vẽ phần nitơ, phot pho lớp 11 chưa nhiều và được thể hiện ở bảng sau:
Dạng bài tập
Chương
Nitơ - Photpho

Tổng số bài tập
SGK
46

SBT
61

Bài tập có sử dụng
hình ảnh
SGK
1

SBT
0

Trong một số sách tham khảo của một số tác giả như: Cao Cự Giác, Phùng
Ngọc Trác, Đào Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Trường...đã đưa ra một số dạng bài tập
nhưng chưa theo hệ thống từng chương, từng phần của kiến thức.
Từ sự phân tích về các dạng BTHH trong SBT và SGK, tôi nhận thấy các dạng

bài tập thực hành có sử dụng hình ảnh minh họa còn rất ít và chưa có hệ thống. Để
làm cho BTHH thêm đa dạng và phong phú hơn chúng tôi tiến hành nghiên cứu xây
dựng các dạng câu hỏi và bài tập này.

Trường THPT Tân Yên số 1

-2-

Tổ Hoá- Sinh


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Phần II. Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành hóa học lớp 11 phần
nitơ - photpho và phương hướng sử dụng theo hướng dạy học tích cực
I. Hệ thống thí nghiệm có câu hỏi và bài tập thực hành phần nitơ – photpho,
chương trình hóa học lớp 11
1. Thí nghiệm 1. Điều chế nitơ
* Áp dụng: Bài 7 - SGK 11CB tr.31 - mục VI.2; Bài 10 - SGK 11NC tr.39 - mục IV.2.
* Mục đích: Điều chế được khí nitơ, thu khí nitơ để thực hiện các thí nghiệm về tính
chất của nitơ.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế bằng cách đun nóng
nhẹ dung dịch bão hòa của amoni clorua và natri nitrit. Khí nitơ được thu bằng
phương pháp dời chỗ nước.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: dịch bão hòa của amoni clorua và natri nitrit
+ Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, giá, bình thu khí nitơ.
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy vào ống nghiệm có nhánh dung dịch bão hòa chứa NH4Cl và NaNO2.


Hình 1.1
Bước 2. Đun nóng hỗn hợp. Khí nitơ sinh ra được thu bằng phương pháp dời chỗ
nước.
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Vì sao để thu khí nitơ lại sử dụng phương pháp dời chỗ nước?
Câu 2. Tại sao cần để lại một ít nước khi điều chế nitơ?
Câu 3. Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 16 gam NH4NO2 là
A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 0,56 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 4. Trộn 200 ml dung dịch natri nitrit 3M với 200 ml dung dịch amoni clorua
2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích của khí
nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của các muối trong dung dịch sau phản
ứng. Giả thiết thể tích của dung dịch biến đổi không đáng kể.
2. Thí nghiệm 2. Thử tính chất của nitơ
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

* Áp dụng: Bài 7 - SGK 11CB tr.31 - mục VI.2; Bài 10 - SGK 11NC tr.39 - mục IV.2.
* Mục đích: Nghiên cứu khả năng duy trì sự cháy của nitơ.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Ở điều kiện thường, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không
vị. Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: bình khí nitơ (thu được ở thí nghiệm 1)
+ Dụng cụ: đèn cồn, dây sắt có quấn bông.

* Cách tiến hành
Bước 1. Tẩm cồn vào miếng bông quấn ở đầu thanh sắt.
Bước 2. Đốt cháy miếng bông trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa vào bình chứa khí nitơ.
Quan sát hiện tượng xảy ra.


Hình 1.2
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên và giải thích.
Câu 2. Khí nitơ không duy trì sự cháy, sự sống. Vậy có thể nói nitơ là chất khí độc.
Điều nhận xét này là đúng hay sai, vì sao.
3. Thí nghiệm 3. Tính chất của dung dịch amoniac
* Áp dụng: Bài 8 - SGK 11CB tr.33 - mục A.III.1; Bài 11 - SGK 11CB tr.42 - mục
A.III.1;
* Mục đích: Nghiên cứu tính chất bazơ của dung dịch NH3.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều
kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: dung dịch FeCl3, dung dịch NH3, dung dịch phenol phtalein.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá, ống hút nhỏ giọt.
* Cách tiến hành
Bước 1. Dùng giấy chỉ thị thử môi trường của dung dịch NH3. Quan sát sự thay đổi
màu của chất chỉ thị. Nhận xét môi trường dung dịch NH 3.
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hình 1.3

Bước 2. Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dung dịch FeCl3. Giữ lại ống số 1 để so
sánh; nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dung dịch NH3. Quan sát hiện tượng.


Hình 1.4
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm trên. Viết ptpư minh họa.
Câu 2. Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khí : N 2, O 2, NH 3, Cl2 và CO 2. Hãy đưa ra
một thí nghiệm đơn giản để nhận ra bình đựng khí NH3.
Câu 3. Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro (đktc) để điều chế 17 gam NH3.
Biết rằng hiệu suất chuyển hoá thành amoniac là 25%.
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2

C. 22,4 lít N 2 và 67,2 lít H2

B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2
D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H 2
4. Thí nghiệm 4. Khả năng tạo phức của amoniac
* Áp dụng: Bài 11 - SGK 11NC tr.43 - mục A.III.2.
* Mục đích: Nghiên cứu khả năng tạo phức của NH3 với một số hợp chất của kim
loại.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: NH3 có khả năng tạo phức tan với một số hợp chất của kim loại như
+
Ag , Cu2+,... Thí nghiệm này nghiên cứu phản ứng tạo phức của NH3 với AgCl,
Cu(OH)2.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: dung dịch NH 3, ZnSO4, HCl loãng, NaOH loãng
+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá, ống hút nhỏ giọt.
* Cách tiến hành

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

a, Phản ứng tạo phức của Zn(OH)2
Bước 1. Lấy 2 ống nghiệm. Lấy vào mỗi ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch ZnSO 4.
Nhỏ vào cả 2 ống nghiệm vài giọt dung dịch NaOH loãng. Quan sát hiện tượng.


Hình 1.5
Bước 2. Nhỏ từ từ, tới dư dung dịch NH3 vào ống nghiệm thứ nhất. Quan sát hiện
tượng xảy ra.

Hình 1.6
b, Phản ứng tạo phức của AgCl
Bước 1. Lấy 2 ống nghiệm. Lấy vào mỗi ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch AgNO3
Nhỏ vào cả 2 ống nghiệm vài giọt dung dịch HCl loãng. Quan sát hiện tượng.
Bước 2. Nhỏ từ từ, tới dư dung dịch NH3 vào ống nghiệm thứ nhất. Quan sát hiện
tượng xảy ra.
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Giải thích và viết ptpư
xảy ra.
Câu 2. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4, ta thấy:
A. Xuất hiện kết tủa xanh.
B. Ban đầu xuất hiện kết tủa màu xanh, sau đó tan dần thành dung dịch màu
xanh thẫm.
C. Xuất hiện kết tủa trắng, sau tan dần.
D. Tạo ra kết tủa Cu màu đỏ.
Câu 3. Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung

dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết
tủa thu được là A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Câu 4. cho 5,2 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư thu
được 2,688 lit H2 (đktc), dung dịch B và chất rắn không tan. Hoà tan chất rắn A trong
600 ml dung dịch HNO3 0,4M (axít dư), thu được 1,12 lit NO duy nhất (đktc) và
dung dịch E. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Nếu cho dung dịch E tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được tối đa bao
nhiêu gam kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
5. Thí nghiệm 5. Phản ứng của amoniac với đồng (II) oxit
* Áp dụng: Bài 11 - SGK 11NC tr.44 - mục A.III.3.
* Mục đích: Nghiên cứu tính khử của NH3 trong phản ứng với oxit kim loại.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: NH3 là chất khử mạnh, khử được đồng (II) oxit thành đồng kim lọai.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: dung dịch NH 3, CuO
+ Dụng cụ: đèn cồn, ống thủy tinh chữ U, ống nghiệm có nhánh, kẹp sắt.
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy CuO vào ống thủy tinh chữ U khô. Nối ống thủy tinh với bình cầu có
nhánh chứa dung dịch NH3.
Bước 2. Đun nóng ống thủy tinh (phần chứa CuO), sau đó đun nóng ống nghiệm cho
NH3 thoát ra.Quan sát sự thay đổi màu của chất rắn trong ống thủy tinh.



Hình 1.7
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Cho 1,5 lít NH3 (đktc) qua ống đựng 16 g CuO nung nóng thu được chất rắn
X. Thể tích dung dịch HCl 2 M đủ để tác dụng hết với X là:
A. 1 lít
B. 0,1 lít
C. 0,01 lít
D. 0,2 lít
Câu 3. Cho lượng dư khí amoniac qua ống sứ chứa 3,20 gam CuO nung nóng đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản
ứng vừa đủ với 20,0ml dung dịch HCl 1,00M. Tính thể tích khí Nitơ (đktc) thu được
sau phản ứng.
Câu 4. Dẫn 2,24 lít khí amoniac qua ống sứ chứa 32,0 gam CuO nung nóng đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và khí B. Ngâm chất rắn A trong
dung dịch HCl 2,00M. Tính thể tích khí B (ở đktc) và thể tích dung dịch axit HCl đã
dùng. Coi hiệu suất phản ứng bằng 100%.
6. Thí nghiệm 6. Phản ứng của amoniac với HCl

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

* Áp dụng: Bài 8 - SGK 11CB tr.33 - mục A.III.1; Bài 8 - SGK 11NC tr.43 - mục
A.III.1.
* Mục đích: Nhận biết hiện tượng khi cho NH3 tác dụng với HCl.
* Chuẩn bị

- Kiến thức: NH3 có tính bazơ, nó có thể tác dụng HCl tạo thành sản phẩm rắn
là muối amoni clorua.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: dung dịch HCl đặc, dung dịch NH 3 đặc.
+ Dụng cụ: bông, ống nghiệm thủng 2 đầu.
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy 2 miếng bông. Tẩm 1 miếng bông bằng dung dịch HCl đặc và miếng kia
bằng dung dịch NH3. Cho 2 miếng bông vào hai đầu của 1 ống thủy tinh thủng 2 đầu

Hình 1.8
Bước 2. Lắc đều ống nghiệm cho các chất phân tán đều trong ống nghiệm. Quan sát
hiện tượng xảy ta ở khoảng giữa của ống thủy tinh.

Hình 1.9
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử?
A. 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O
B. NH3 + HCl  NH4Cl
C. 8NH3 + 3Cl2  6NH4Cl + N 2
D. 2NH3 + 3CuO  3Cu + 3H2O + N2
7. Thí nghiệm 7. Nhận biết muối amoni
* Áp dụng: Bài 8 - SGK 11CB tr.36 - mục B.II.1; Bài 14 - SGK 11CB tr.63 - mục I;
Bài 11 - SGK 11NC tr.46 - mục B.II.1; Bài 18 - SGK 11NC tr.74 - mục I.
* Mục đích: Phân biệt muối amoni với một số muối của các kim loại..
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm sinh ra khí amoniac có
mùi khai, làm xanh giấy chỉ thị pH.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: Dung dịch NH4Cl, dung dịch NaOH, giấy chỉ thị pH.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá, kẹp, ống hút nhỏ giọt.
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy vào ống nghiệm khoảng 1 – 2ml dung dịch NH4Cl.
Bước 2. Nhỏ vào từng giọt dung dịch NaOH. Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH đã được
thấm ướt lên miệng ống nghiệm.Quan sát hiện tượng xảy ra (có thể đun nóng nhẹ hỗn
hợp cho phản ứng xảy ra nhanh hơn).

Hình 1.10
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra.
Câu 2. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch : NH3, Na2SO4,
NH4Cl, (NH4)2SO4. Viết các phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Câu 3. Cho dung dịch NaOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng
nhẹ hỗn hợp dung dịch.
a. Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
b. Tính thể tích khí (đktc) thu được.
Câu 4. Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch hiđroxit của một kim
loại hoá trị II thì thu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1g muối khan khi cô cạn sau phản
ứng. Kim loại hoá trị II là kim loại nào sau đây.
A. Canxi

B. Magie

C. Đồng


D. Bari

Câu 5. Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn
không màu: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2, FeCl2.
A. BaCl2.
B. NaOH.
C. AgNO3.
D. Ba(OH)2.
8. Thí nghiệm 8. Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc
* Áp dụng: Bài 9 - SGK 11CB tr.40 - mục A.III.2; Bài 14 - SGK 11CB tr.63 - mục I;
Bài 12 - SGK 11NC tr.50 - mục A.III.2; Bài 18 - SGK 11NC tr.74 - mục I.
* Mục đích: Nghiên cứu tính chất của axit HNO3 đặc qua phản ứng với Cu.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa được nhiều kim
loại, đặc biệt khi đun nóng. Khi cho axit HNO3 đặc tác dụng với kim loại sản phẩm
khí thường là NO2.
- Hóa chất, dụng cụ:
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

+Hóa chất: Cu kim loại (dạng lá hoặc sợi), axit HNO3 đặc, dung dịch
NaOH 10%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá, nút cao su có gắn một đoạn
dây sắt được bố trí như hình sau:
* Cách tiến hành
Bước 1. Nắp dụng cụ như hình trên.
Bước 2. Lấy vào ống nghiệm khoảng 0,5ml dung dịch HNO3 đặc. Đổ vào cốc khoảng
20ml dung dịch NaOH. Đậy nút cao su có gắn phần có dây đồng, sao cho đồng tiếp

xúc với HNO3. Có thể đun nhẹ hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn nếu thấy phản ứng xảy
ra chậm. Quan sát hiện tượng.


Hình 1.11
Khi phản ứng đang xảy ra, muốn phản ứng dừng lại, dùng tay kéo dây sắt lên để
đồng thôi không tiếp xúc với HNO3.
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Trong thí nghiệm phản ứng của kim loại Cu với HNO3 đặc. Biện pháp xử lí tốt nhất
để khí tạo thành khi thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường ít nhất là
A. Nút ống nghiệm bằng bông khô.
B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn.
D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch Ca(OH)2.
Câu 3. Chia hỗn hợp bột đồng nhất gồm Cu và Al làm hai phần bằng nhau.
- Phần thứ nhất cho tác dụng với HNO3 đặc, nguội thì có 8,96 lít khí duy nhất
màu nâu đỏ bay ra, biết rằng Al hoàn toàn không tan do bị thụ động hoá.
- Phần thứ hai cho tác dụng với dung dịch HCl thì có 6,72 lít khí H2 bay ra.
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp,
biết rằng thể tích các khí được đo ở đktc.

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Câu 4. Cho 19,2 g một kim loại M tan hoàn toàn trong dd HNO3 thì thu được 4,48 lít
NO(đktc). Vậy kim loại M là :
A. Cu

B. Mg
C. Fe
D. Zn
Câu 5. Hoà tan 1,72 gam hợp kim Cu , Ag bằng lượng vừa đủ dd HNO3 thu được 1
lít (đktc ) khí A là oxit cuả nitơ trong đó nitơ chiếm 30,43 % về khối lượng. Tổng
khối lượng muối thu được gần bằng :
A. 3,49 %
B. 4,49 %
C. 5,49 %
D. Kết quả khác.
9. Thí nghiệm 9. Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng
* Áp dụng: Bài 9 - SGK 11CB tr.40 - mục A.III.2; Bài 14 - SGK 11CB tr.63 - mục I;
Bài 12 - SGK 11NC tr.50 - mục A.III.2; Bài 18 - SGK 11NC tr.74 - mục I.
* Mục đích: Nghiên cứu tính chất của axit HNO3 loãng qua phản ứng với Cu.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: HNO3 loãng có tính oxi hóa mạnh (hơn HNO3 đặc), có thể oxi hóa
được nhiều kim loại. Khi cho axit HNO3 loãng tác dụng với kim loại sản phẩm khí
thường là NO (khí không màu, hóa nâu trong không khí).
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: Cu kim loại (dạng lá hoặc sợi), axit HNO3 loãng 1M, dung dịch
NaOH 10%.
+ Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá, nút cao su
có gắn một đoạn dây sắt được bố trí như sau:
* Cách tiến hành
Bước 1. Nắp dụng cụ như hình trên.
Bước 2. Lấy vào ống nghiệm khoảng 0,5ml dung dịch HNO3 loãng. Đậy nút cao su
có gắn phần có dây đồng, sao cho đồng tiếp xúc với HNO3. Đun nhẹ hỗn hợp trên
ngọn lửa đèn cồn. Quan sát màu của dung dịch tạo thành và khí thoát ra.



Hình 1.12
Khi phản ứng đang xảy ra, muốn phản ứng dừng lại, dùng tay kéo dây đồng lên để
đồng thôi không tiếp xúc với HNO3.
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam Cu bằng dung dịch HNO3, toàn bộ lượng khí NO
thu được đem oxi hoá thành NO2 rồi chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi (đktc)
đã tham gia vào quá trình trên là giá trị nào dưới đây?
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

A. 1,68 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm: cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp
HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là khí NO. Thể tích
(tính bằng lít) khí NO (ở đktc) là
A. 0,672.
B. 0,448.
C. 0,224
D. 0,336.
10. Thí nghiệm 10. Tính oxi hóa của KNO3 nóng chảy
* Áp dụng: Bài 9 - SGK 11CB tr.42 - mục B.I.2; Bài 14 - SGK 11CB tr.63 - mục I;
Bài 12 - SGK 11NC tr.53 - mục B.I.2; Bài 18 - SGK 11NC tr.74 - mục I.
* Mục đích: Nghiên cứu tính oxi hóa của KNO 3 ở nhiệt độ nóng chảy.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Kali nitrat nóng chảy là chất oxi hoá mạnh, nên dễ dàng oxi hoá

các chất. Vì vậy khi cho cục than đỏ hoặc lưu huỳnh vào kali nitrat nóng chảy, lưu
huỳnh và cacbon sẽ cháy sáng.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: KNO3 tinh thể, than.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, kẹp đốt hóa chất
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy một ống nghiệm khô chịu nhiệt và kẹp thẳng đứng trên giá sắt rồi đặt
trong chậu cát.

Hình 1.13
Bước 2. Bỏ một ít tinh thể KNO3 vào ống nghiệm rồi đốt nóng chảy. Khi muối bắt
đầu phân hủy (có bọt khí xuất hiện) vẫn tiếp tục đốt nóng ống nghiệm. Đồng thời
dùng kẹp sắt cặp một mẩu than nhỏ đốt nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn.

Hình 1.14
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Bước 3. Bỏ mẩu than nóng đỏ vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy. Quan sát hiện
tượng xảy ra.

Hình 1.15
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được các sản phẩm là
A. KNO2, NO2, O2.

B. KNO2, O2.


C. KNO2, NO2. D. K2O, NO2, O2

Câu 3. Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra
được dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (lượng O2 hoà tan
không đáng kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 28.2 gam.

B. 8,6 gam.

C. 4,4 gam.

D. 18,8 gam.

11. Thí nghiệm 11. Nhận biết muối nitrat (NO3-)
* Áp dụng: Bài 9- SGK 11CB tr.43 - mục B.I.3; Bài 12 - SGK 11NC tr.53 - mục B.I.3.
* Mục đích: Nhận biết ion nitrat trong dung dịch muối.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Muối nitrat có tính oxi hóa mạnh trong môi trường axit. Nhận biết
muối nitrat bằng phản ứng với đồng trong môi trường axit.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: Đồng lá, dung dịch KNO3 loãng, H2SO4 loãng.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy vào ống nghiệm 1 ml dung dịch KNO3 và 1 ml dung dịch H2SO4 loãng.
Bước 2. Bỏ vào ống nghiệm một mẩu lá đồng. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Bước 3. Đun nhẹ ống nghiệm. Quan sát sự đổi màu của dung dịch và màu của chất
khí thoát ra.

Trường THPT Tân Yên số 1



Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện


Hình 1.16
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Để nhận biết ion NO 3 người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng và
đun nóng, vì
A. phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng nhạt.
C. phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
D. phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hoá nâu trong không khí.
Câu 3. Dung dịch nào dưới đây không hoà tan được kim loại Cu?
A. Dung dịch FeCl3.

B. Dung dịch NaHSO4.

C. Dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.

D. Dung dịch axit HNO3.

12. Thí nghiệm 12. Nhận biết muối photphat (PO43-)
* Áp dụng: Bài 11 - SGK 11CB tr.53 - mục B.II; Bài 15 - SGK 11NC tr.63 - mục II.5.
* Mục đích: Nhận biết sự có mặt của ion photphat (PO43-) có trong dung dịch.
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Ion photphat (PO43-) có khả năng tạo thành hợp chất với Ag+ có
màu đặc trưng, Để nhận ra muối photphat, ta dùng dung dịch AgNO3.
- Hóa chất, dụng cụ:

+ Hóa chất: dung dịch muối Na3PO4, dung dịch AgNO3.
+ Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá, kẹp ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
* Cách tiến hành
Bước 1. Cho vào ống nghiệm khoảng 1 – 2ml dung dịch Na3PO4.
Bước 2. Nhỏ vào ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3. Quan sát hiện tượng xảy ra.

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hình 1.17
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Để nhận biết ion PO 34 trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử
là AgNO3, bởi vì
A. phản ứng tạo khí có màu nâu.
B. phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. phản ứng tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. phản ứng tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
13. Thí nghiệm 13. Phân biệt một số loại phân bón
* Áp dụng: Bài 14 - SGK 11CB tr.63 - mục I; Bài 18 - SGK 11NC tr.74 - mục I.
* Mục đích: Phân biệt được một số loại phân bón thông thường: (NH4)2SO4;
Ca(H2PO4)2; KCl
* Chuẩn bị
- Kiến thức: Muối amoni có thể nhận biết được bằng dung dịch kiềm và giấy
chỉ thị pH. Muối clorua và muối photphat có thể nhận biết bằng dung dịch AgNO3
nhờ tạo được kết tủa có màu đặc trưng.
- Hóa chất, dụng cụ:
+ Hóa chất: Các dung dịch (NH4)2SO4; Ca(H2PO4)2; KCl; NaOH; AgNO3.

+ Dụng cụ: Ống nghiệm, giá, ống hút nhỏ giọt, giấy chỉ thị pH
* Cách tiến hành
Bước 1. Lấy 3 ống nghiệm. Lấy khoảng 1ml dung dịch mỗi loại phân bón vào từng
ống nghiệm riêng. Nhỏ vào khoảng 0,5ml dung dịch NaOH, đặt một mẩu giấy chỉ thị
pH tẩm ướt trên miệng mỗi ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Ống nghiệm
nào làm giấy chỉ thị chuyển màu xanh là amoni sunfat.

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hình 1.18
Bước 2. Lấy khoảng 1 ml dung dịch mỗi loại phân bón còn lại vào 2 ống nghiệm
riêng. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch AgNO 3. Quan sát hiện tượng xảy ra và
nhận biết từng loại phân bón.

Hình 1.19
* Câu hỏi thí nghiệm
Câu 1. Trình bày hiện tượng quan sát được trong thí nghiệm. Viết ptpư xảy ra
Câu 2. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn không
màu: NH 4NO3, NaCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2, FeCl2.
A. BaCl2

B. NaOH

C. AgNO3

D. Ba(OH)2


II. Hệ thống câu hỏi và bài tập thực hành dạng hình vẽ phần nitơ – photpho,
chương trình hóa học lớp 11
1. Bài tập tự luận
Bài 1. Trong PTN, N2 được điều chế từ NaNO 2 bão hòa và NH4Cl bão hòa bằng bộ
dụng cụ được mô tả như hình vẽ dưới đây :
N2

H2O

Hình 2.1
Viết phương trình phản ứng điều chế N2.

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Bài 2. Để tách N2 tinh khiết khỏi hỗn hợp khí: N2, NH3, O 2, CO2 ta sử dụng hệ thống
thiết bị trong hình vẽ dưới đây, cùng với các hoá chất: dd H2SO4 loãng, P trắng, dd
Ca(OH)2.

hỗn hợp khí

A

B
C
Hình 2.2

Hãy điền các hoá chất có trong các dụng cụ: (A), (B), (C) và các chất đi ra khỏi

các dụng cụ đó.
Bài 3. Hãy điền ghi chú cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí N 2
(trong PTN) sau:
B

A

C
Hình 2.3
1.Xác định các chất A, B, C.
2.Vì sao người ta thu khí N2 bằng phương pháp đẩy nước?
3. Bộ dụng này có thể dùng để điều chế khí nào trong các khí sau: CO, Cl2, H2,
CO2; NO2? Vì sao?
4. Bộ dụng cụ này có thể dùng để điều chế và thu khí NH3 được không? Vì sao?
Bài 4. Trong PTN, có thể điều chế N2 từ không khí bằng cách
đốt P đỏ trong bộ dụng cụ sau:

- Cho biết cơ sở khoa học của phương pháp

Hình 2.4

- Vai trò của P đỏ và chất có thể thay thế (bông tẩm ancol etylic)
- Vai trò của NaOH
- Với cách điều chế này, N2 có hoàn toàn tinh khiết không ? Vì sao?
- N2 tinh khiết được điều chế bằng cách nào?

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện


Bài 5. Trong PTN, để điều chế NH3 người ta dùng hỗn hợp NH4Cl rắn và CaO rắn
và tiến hành thí nghiệm được mô tả như hình vẽ
khí NH3
NH4Cl + CaO

Quỳ tím ẩm

Hình 2.5
1. Viết phương trình phản ứng điều chế NH3
2. Hình vẽ mô tả cách thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí, có thể thu
khí NH3 bằng phương pháp đẩy nước được không? Vì sao ?
3. Muốn thu khí NH3 khô, người ta cho khí qua bình rửa khí chứa chất nào?
4. Lắp ống dẫn khí NH3 qua các bình đựng : H2O có nhỏ phenolphtalein, dd
NaCl, dd AlCl3, dd CuCl2. Cho biết hiện tượng xảy ra ở mỗi bình.Giải thích. Viết
phương trình hoá học.
5. Vì sao cần trộn thêm CaO với NH4Cl để nung nóng điều chế NH3 mà không
dùng riêng muối NH4Cl?
Bài 6. Quan sát hình vẽ TN tính tan nhiều của NH3 trong nước

Hình 2. 6
- Mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích
- Vì sao NH3 tan rất nhiều trong H2O
Bài 7. Hình dưới đây mô tả hình ảnh quan sát được khi dẫn khí NH3 đi từ từ qua
bình lọc khí chứa nước a và bình chứa NaOH đặc b. Hãy giải vì sao có sự khác nhau.

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện


a

b

Hình 2.7
Bài 8. Trong PTN, người ta lắp bộ dụng cụ điều chế và thu khí C. Trong đó bình cầu
A đựng chất rắn, phễu B đựng chất lỏng.

B

C

K

A
Giấy quỳ
tím ẩm

H2SO4 đặc

Hình 2.8
1. Chất khí C nặng hơn hay nhẹ hơn không khí?
2. Muốn điều chế khí C là NH 3 thì cần lắp lại bộ dụng cụ như thế nào? (thay đổi
hoá chất trong bình lọc khí nếu cần) chất A,B cần dùng là chất nào?
- Nêu và giải thích hiện tượng khí khóa K đóng và mở.
Bài 9. Quan sát và cho biết: bộ dụng cụ dưới đây có thể dùng để điều chế và thu chất
nào trong các chất sau: NO2, HNO3, NO, NH3.

Bông tẩm xút

Bình đựng
nước đá

Hình 2.9
Bài 10. Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm NH3 tác dụng axit HCl và cho biết:

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hình 2.10
- Hiện tượng xảy ra trong ống trụ
- Hiện tượng rõ nhất xuất hiện ở vị trí nào của ống ? (ở giữa ống hay lệch về
phía đầu nào của ống)? Giải thích.
Bài 11. Quan sát hình vẽ mô tả TN sự phân hủy của muối NH4Cl

Hình 2.11
- Giải thích sự hình thành chất rắn ở miệng ống nghiệm và tấm kính.
- Hiện tượng này có thể gọi là sự bay hơi được không? Nếu không, hiện tượng
này là hiện tượng gì? Vì sao?
- Nếu thay NH 4Cl bằng muối (NH4)2CO3 thì hiện tượng xảy ra như thế nào? (có
giống như khi nung NH4Cl không)?
Bài 12. Xác định bộ dụng cụ có thể dùng để điều chế NH3 (A) trong PTN trong các
bộ dụng cụ dướiAđây và điền ghi chú các chất trong các dụng cụ vào bảng
Hỗn hợp
C+D

A Hỗn hợp
C+D


A
B

Hình 2. 12

Hình 2.13
Trường THPT Tân Yên số 1

Hình 2.14


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hình vẽ

B

C

D

Bài 13. Quan sát và cho biết: bộ dụng cụ dưới đây có thể dùng để điều chế và thu
chất nào trong các chất sau: NO2, NO, NH3.Giải thích. Xác định các chất A,B,C,D
trong hình vẽ.
A

B

C


D

Hình 2.15
C

Bài 14. Quan sát các bộ dụng cụ dưới đây:

B

Hỗn hợp
A+B

Bông tẩm

A

xút
C

Hình 2.16

Hình 2.17

B

C

A


D

Hình 2.18
- Xác định bộ dụng cụ thích hợp để điều chế và thu khí: NO2,NO, NH3.
- Điền các chất dùng để điều chế NO2,NO, NH3 vào bảng dưới đây:
Chất điều chế

Hình vẽ

A

B

NO
NO2
NH3

Trường THPT Tân Yên số 1

C

D


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Bài 15. Có thể tiến hành thí nghiệm NH3 khử CuO bằng dụng cụ được mô tả như
hình vẽ dưới đây:

(1)

(2)
Hình 2.19
Cho biết :
1. Sự biến đổi màu của CuO và sản phẩm thu được ở ống nghiệm (2).
2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng hoá học xảy ra trong thí nghiệm này.
Bài 16. Quan sát hình vẽ dưới đây và cho biết:
1. Hình vẽ mô tả thí nghiệm chứng minh tính chất gì của NH3?
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học minh họa.
3. Có thể thay hỗn hợp KClO3 + MnO2 bằng hợp chất nào?

Hình 2.20
Bài 17. Quan sát sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3 trong công nghiệp cho biết:

Hình 2.21

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

1. Quá trình tạo NH3 trong tháp tổng hợp (phản ứng hóa học, điều kiện phản
ứng)
2. Điền kí hiệu các chất theo mũi tên chỉ trong sơ đồ khi đi qua các tháp.
3. Các nguyên tắc kĩ thuật được áp dụng trong quá trình tổng hợp NH3 trong
công nghiệp.
4. Vì sao người ta sử dụng Fe làm xúc tác cho quá trình tổng hợp NH3 mà không
dùng các kim loại khác cũng có khả năng xúc tác cho phản ứng này?
5. Hỗn hợp N 2, H 2 chưa phản ứng được đưa trở lại tháp tổng hợp nhằm mục
đích gì?
Bài 18. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm tổng hợp NH3 từ N2 và H2. Trong thí

nghiệm, đốt nóng mạnh bột sắt và kết hợp đun nóng nhẹ bông tẩm KNO2 và NH4Cl.

dd H2SO4
loãng

Hình 2.22
Quan sát hình vẽ và cho biết:
1. Hiện tượng xảy ra để xác nhận có NH3 tạo thành.
2. Viết các phương trình hoá học xảy ra trong thí nghiệm
3. Vai trò của bột sắt trong thí nghiệm.
Bài 19: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và
thu khí trong phòng thí nghiệm.

A

B

C

Hình 2.23

Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

Hãy cho biết các cách mô tả như ở hình vẽ ở trên có thể áp dụng để thu được
những khí nào trong số các khí: H2, O2, N2, Cl2, NH3, CO2, HCl, SO 2.
Bài 20. Để điều chế và thu một số khí tinh khiết ta lắp dụng cụ (hình 2.35)
A


E
B

Bông tẩm
NaOH
E

C

D
Hình 2. 24

+ Phễu A: Chất lỏng hoặc dung dịch

+ Bình B: chất rắn hoặc dung dịch

+ Bình C: Chất lỏng hoặc dung dịch

+ Bình D: chất rắn hoặc dung dịch

+ Bình E: để thu khí
1. Dụng cụ trên dùng để điều chế và thu được khí nào trong các khí sau: H2;
SO2; NO; NO2; NH3?
2.Nếu thu khí NH3; SO2; NO2 tại sao ở miệng bình thu khí lại cần bông tẩm
dung dịch NaOH?
3. Đề nghị cách khắc phục (lắp lại dụng cụ) để điều chế và thu các khí còn lại.
Giải thích.
Bài 21. Trong PTN, điều chế HNO3 được tiến hành bằng bộ dụng cụ được mô tả
bằng hình vẽ dưới đây:


Nước đá
HNO3 lỏng

Hình 2.25
Quan sát hình vẽ và cho biết:
Trường THPT Tân Yên số 1


Chuyên đề thí nghiệm thực hành phần Nitơ, photpho Hóa 11 - Đồng Đức Thiện

1. Tại sao không được đun hỗn hợp phản ứng quá mạnh và phải đặt ống
nghiệm chứa HNO3 sinh ra trong bình đựng nước đá?
2. Có thể thay H 2SO4 đặc bằng HCl đậm đặc tác dụng với KNO3 để điều chế
HNO3 được không? Giải thích.
Bài 22. Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm tính chất oxi hoá của muối nitrat:

KNO3 rắn

Hình 2.26
- Hãy nêu hiện tượng khi cho mẩu than gỗ (đã nóng đỏ) vào ống nghiệm chứa muối
KNO3 đã đun nóng chảy? Sau đó cho ít bột S thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
Bài 23. Để tiến hành thí nghiệm chứng minh tính dễ bị nhiệt phân hủy và giải phóng
khí O2 của muối nitrat có thể dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?
Tàn đóm

KNO3

Tàn
đóm

KNO3 rắn

Hình 2.27

Hình 2.28
KNO3

O2

Hình 2.29
Bài 24. Dựa vào hình 2.30, hãy mô tả thí nghiệm về khả năng bốc cháy trong không
khí ở điều kiện thường photpho trắng và photpho đỏ, cho biết dạng thù hình nào của
photpho hoạt động hơn?

Trường THPT Tân Yên số 1

Thanh sắt


×