Phòng GD Huyện Krông Năng
Trường THCS Nguyễn Tất Thành
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Hà,Trần Duy Hải
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Thế nào là quần xã sinh vật? Cho ví dụ?
-
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật
khác loài cùng sống trong không gian xác định, chúng có
mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất, nên quần
xã có cấu trúc tương đối ổn định.
-
Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường
sống của chúng.
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 2: Trình bày quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã ?
Thế nào cân bằng sinh học ?
-
Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn tới số lượng cá thể trong
quần xã thay đổi và luôn được khống chế ở mức độ phù
hợp với môi trường sống.
-
Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể
mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân
bằng nhờ khống chế sinh học.
Hệ sinh thái là gì?
Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ nào?
BÀI 50 : HỆ SINH THÁI
I. THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI ?
Các em hãy quan sát tranh (hình 50.1), thảo luận và trả lời các câu
hỏi sau đây:
Câu 1: Những thành phần vô
sinh và hữu sinh có thể có
trong hệ sinh thái rừng
Câu 2:Lá và cành cây mục là
thức ăn của những sinh vật
nào?
Câu 3: Cây rừng có ý nghĩa
như thế nào đối với đời sống
động vật rừng?
Câu 4: Động vật rừng có ảnh
hưởng như thế nào tới thực
vật rừng?
Câu 5: Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn,
nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật ?
Tại sao ?
Câu 1: Thành phần vô sinh: đất, nước, nhiệt độ,…
Thành phần hữu sinh: động vật, thực vật,...
Câu 2: Lá và cành cây mục là thức ăn của: nấm, vi sinh vật,…
Câu 3: Cây rừng là thức ăn, nơi ở của động vật rừng.
Câu 4: Động vật ăn thực vật, thụ phấn ,làm phân bón,phát tán
cho thực vật.
Câu 5: Rừng cháy: mất nhiều nguồn thức ăn, nơi ở, nước khí
hậu thay đổi,…
Qua đây em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các sinh
vật với các nhân tố vô sinh của môi trường? Và mối quan
hệ giữa các sinh vật với nhau?
+ Môi trường với các nhân tố vô sinh đã ảnh hưởng đến đời
sốnh động vật, thực vật, VSV, đến sự tồn tại và phát triển của
chúng.
+ Thực vật sử dụng chất vô cơ để tổng hợp nên chất hữu cơ, là
thức ăn cho động vật. Xác động thực vật lại được VSV, nấm…
phân huỷ thành chất vô cơ trả lại môi trường.
BÀI 50 : HỆ SINH THÁI
I. THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI ?
Vậy Thế nào là một hệ sinh thái ?
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực
sống ( sinh cảnh ), trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn
nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi
trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn
định.
Dựa vào hệ sinh
thái này hãy cho
biết đâu là sinh vật
sản xuất, sinh vật
tiêu thụ, sinh vật
phân giải ?
Trong hệ sinh thái trên có:
- Thực vật là sinh vật sản xuất.
- Động vật là các sinh vật tiêu thụ.
- Nấm, vi sinh vật (vi khuẩn) là các sinh vật phân giải.
Các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái:
•
Nhân tố vô sinh: đất, đá, nước, thảm mục …
•
Sinh vật sản xuất ( thường là thực vật ).
•
Sinh vật tiêu thụ ( động vật ăn thực vật, động vật động vật ).
•
Sinh vật phân giải ( vi khuẩn, nấm,… ).
Vậy trong một hệ sinh
thái hoàn chỉnh sẽ có
những thành phần
chủ yếu nào?
Một số dạng hệ sinh thái trên trái đất.
Các thành phần trong hệ sinh thái có ảnh
Các thành phần trong hệ sinh thái có ảnh
hưởng với nhau như thế nào?
hưởng với nhau như thế nào?