Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

3 4 thiết kế bê tông vỏ hầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.63 KB, 11 trang )

3.4 Thiết kế bê tông vỏ hầm
ĐIỀU 57

Đại cương

Kỹ sư thiết kế sẽ thiết kế bê tông vỏ hầm để hoàn thành tốt mục đích dự
đònh về sử dụng đường hầm, đảm bảo sự an toàn và tính lâu bền.
[Giải thích]
Kỹ sư thiết kế phải xem xét kỹ lưỡng độ bền của bê tông vỏ hầm
để tránh sửa chữa sau này vì nói chung rất khó sửa chữa bê tông vỏ hầm khi
đang sử dụng đường hầm. Kỹ sư thiết kế xem xét cẩn thận những điều kiện
khác nhau để thiết kế bê tông vỏ hầm (ví dụ điều kiện đất đá, điều kiện chòu
tải, mức độ quan trọng của công trình) vì bê tông vỏ hầm phục vụ những mục
đích sau:
(1) Khả năng sử dụng
i)

Giảm rò rỉ nước (ví dụ nước ngầm) và tăng độ kín nước.

ii)

Cải thiện hiệu quả công việc kiểm tra và bảo dưỡng các đường hầm
đang sử dụng.

iii) Cải thiện hệ số độ nhám và hiệu quả sử dụng các đường hầm dẫn
nước.
iv) Đỡ các đường dây, đèn chiếu sáng và thiết bò thông gió ở cao trên
đầu.
(2) Đặc điểm về cường độ



i)

Yêu cầu áp dụng lực hạn chế để cho đường hầm ổn
đònh trong những trường hợp lớp bê tông vỏ hầm chưa ổn đònh được
xây dựng với sự biến dạng.

ii)

Trong những trường hợp mà ngoại lực phát sinh do áp lực
thủy lực hoặc do tải trọng sau khi xây lớp bê tông vỏ hầm, ngoại lực
này sẽ do lớp bê tông vỏ hầm chống đỡ.

iii)

Tăng yếu tố an toàn cấu trúc khi có những yếu tố không
biết chắc như tính không đồng nhất đòa chất, chất lượng không đồng
đều về khả năng chống đỡ của đất đá và neo đá bò ăn mòn.

iv)

Cải thiện độ bền cấu trúc do ngoại lực thay đổi, sự hủy
hoại đất đá và vật liệu chống đỡ đường hầm đang sử dụng.

Bê tông vỏ hầm có thể hoặc không thể cung cấp chức năng thiết kế động lực.
Khi bê tông vỏ hầm không cung cấp chức năng động lực thì bê tông vỏ hầm
được xây dựng để đạt được khả năng sử dụng như vừa nêu trên.
Thường xác đònh bề dày thiết kế tiêu chuẩn của bê tông vỏ hầm
trong các đường hầm xuyên núi với giả thiết rằng ngoại lực phải
phân bố.
Bê tông vỏ hầm phân bố ngoại lực trong những trường hợp sau:

i)

Khi tin rằng áp lực của đất và áp lực thủy lực tác dụng lên bê tông vỏ
hầm.

ii) Khi rung động do giao thông và tải trọng do thay đổi các điều kiện
môi trường (ví dụ đào, đổ lấp) tác động lên đường hầm trong tương
lai.


iii) Khi cần phải xây bê tông vỏ hầm trước khi chuyển dòch của đất đá ổn
đònh giống như ở đá trương nở.
iv) Khi lập kế hoạch xây dựng một cặp đường hầm hoặc xây dựng ở vùng
kế cận.
Khi bê tông vỏ hầm cung cấp chức năng động lực thì bề dày, cường độ và
số lượng bê tông cốt thép làm vỏ hầm thường được xác đònh bằng phép phân
tích khung dựa trên phương pháp ứng suất cho phép và kỹ thuật thiết kế của
phương pháp phần tử hữu hạn.
Cần phải cải thiện chức năng của cấu trúc chống đỡ dựa vào sự gia cố bằng bê
tông cốt thép hoặc bê tông sợi thép, hoặc tạo mặt cắt ngang hầm kín
bằng đổ bê tông vòm ngược, như vậy lớp bê tông vỏ hầm ở đó có
cường độ cao để chống đỡ áp lực cao của đất đá (ví dụ do đất đá
trương nở, áp lực của nước ngầm, áp lực không đối xứng của đất,
v..v..).
Xem xét đổ bê tông vòm ngược trong những trường hợp sau:
i)

Khi điều kiện đất đá xấu,

ii) Khi dự kiến tải trọng sẽ thay đổi trong tương lai,

iii) Khi có khả năng phải bơm nước đục,
iv) Khi các cửa hầm có thể bò tổn hại do áp lực không đối xứng của đất,
tải trọng, động đất.
Có thể phải dùng loại bê tông kín nước làm bê tông vỏ hầm khi mực nước
ngầm có thể thay đổi do việc đào hầm gây ra dòng nước chảy vào và môi
trường xung quanh chòu ảnh hưởng bất lợi do lún đất đá trên bề mặt. Trong


trường hợp như vậy cần phải thiết kế bê tông vỏ hầm bằng cách xem xét kỹ
lưỡng hình dạng, độ bền và các yếu tố khác để cho bê tông vỏ hầm có thể chòu
tác dụng của áp lực thủy lực.

ĐIỀU 58

Hình dạng của bê tông vỏ hầm

Kỹ sư thiết kế phải xác đònh hình dạng bê tông vỏ hầm để bảo đảm mặt
cắt bên trong cần thiết, sự truyền lực dọc trục không bò gián đoạn và giảm
đến tối thiểu sự uốn cong.
[Giải thích]
Bê tông vỏ hầm có hình dạng thường gặp là kiểu vòm được đưa vào mặt
cắt bên trong tại vò trí khai đào và được thiết kế với khả năng chòu tải phù hợp
với tải trọng tác dụng là áp lực của đất.
Khi bê tông vỏ hầm có các đường cong gấp hoặc các góc mà các điểm
đặt lực dọc trục dòch xa trục của mặt cắt thì sự uốn cong tăng lên. Vì vậy, người
kỹ sư thiết kế phải xác đònh hình dạng của bê tông vỏ hầm sao cho các đường
tròn, vòm và đường thẳng có cùng một đường tiếp tuyến chung tại các điểm kết
nối. Hơn nữa, phải tránh những phần thẳng nhưng quá dài, tải trọng tác dụng
lên đó làm tăng độ uốn cong. Cũng xem xét gia cố những phần nối với đường
hầm đang hoạt động hoặc nơi giao nhau vì hình dạng tại đó khác với hình dạng

điển hình của mặt cắt ngang. H*.3.10 giới thiệu hình dạng của bê tông vỏ hầm
theo tính chất.


H*.3.10. Hình dạng của bê tông vỏ hầm tùy theo tính chất

Cường độ tổng thể của bê tông vỏ hầm không bò suy giảm tại nơi làm kho
chứa hoặc tại một chỗ lõm để đặt thiết bò điện.

ĐIỀU 59 Bề dày thiết kế của bê tông vỏ hầm
(1)Bề dày của đường thiết kế cho biết bề dày của bê tông vỏ hầm.
(2) Kỹ sư thiết kế phải xác đònh bề dày của bê tông vỏ hầm tùy theo
mục đích dự đònh của đường hầm có tính đến các điều kiện đất đá, kích thước
và hình dạng của mặt cắt ngang, tải trọng tác dụng, vật liệu làm bê tông vỏ
hầm, hiệu quả làm việc và các yếu tố khác.
[Giải thích]
(1)
Kỹ sư thiết kế phải xác đònh đường thiết kế bề dày có chú ý đến bề dày
do chức năng của bê tông vỏ hầm, phương pháp xây dựng và các yếu tố khác.
(2)
Bề dày thiết kế tiêu biểu thường được chấp nhận là 20 – 40 cm dựa trên
kích thước của mặt cắt trong (nhưng trừ những điều kiện như đất đá rất không
ổn đònh và khu vực gần cửa hầm).


Bê tông vỏ hầm có yêu cầu chòu tải lớn để hợp với điều kiện đất đá xấu,
ít đất đá phủ hoặc áp lực không đối xứng. Trong những trường hợp như vậy áp
lực của đất tăng lên, khi đó bề dày dễ dàng nới ra để cho mặt cắt đào mở rộng.
Hơn nữa, có thể đề phòng những vết nứt do uốn đơn giản chỉ bằng cách tăng bề
dày của bê tông không có cốt thép có cường độ kéo thấp. Do đó, người kỹ sư

thiết kế sẽ thay đổi bê tông vỏ hầm để đạt được hình dạng có lợi về động lực
hoặc chọn bê tông cốt thép hoặc bê tông sợi thép để tăng cường độ uốn.
Bê tông vỏ hầm sẽ được thiết kế phù hợp với mức độ của những yếu tố
như đường hầm có mặt cắt lớn và bằng phẳng, đường hầm ở đô thò hoặc nơi có
kế hoạch xây dựng xung quanh đường hầm.

ĐIỀU 60

Hỗn hợp bê tông làm bê tông vỏ hầm

Kỹ sư thiết kế sẽ lo liệu để cho hỗn hợp bê tông vỏ hầm đạt cường độ
mong muốn, đủ tính lâu bền và hiệu quả làm việc tốt.
[Giải thích]
Cường độ mong muốn của bê tông vỏ hầm thay đổi tùy theo những điều
kiện như tính chất của đất đá, hình dạng bê tông vỏ hầm, kiểu hệ thống chống
đỡ và tải trọng tác dụng lên bê tông vỏ hầm. Cường độ quy đònh của bê tông
thường điều chỉnh trong khoảng từ 18 – 24 N/mm 2 trừ các trường hợp đặc biệt.
Thêm vào cường độ mong muốn đã nêu trên, kỹ sư thiết kế sẽ thiết kế hàm
lượng đơn vò của xi măng, tỉ số nước – xi măng, độ sụt và các yếu tố khác có
tính đến vật liệu sử dụng và điều kiện xây dựng. Hơn nữa, nhằm bảo đảm hiệu


quả làm việc tuyệt hảo cần phải có loại hỗn hợp bê tông không thay đổi về khả
năng bơm.
Khả năng bơm bê tông là do khả năng làm việc và độ sệt chi phối, vì vậy
phải thiết kế hỗn hợp bê tông vỏ hầm bằng cách xem xét khả năng tháo bê
tông xác đònh dựa vào các yếu tố này, tỉ số nước – xi măng do cường độ xác
đònh và giảm đến tối thiểu nhiệt tỏa ra do sự hydrat hoá. Phải áp dụng những
biện pháp đặc biệt chống lại ảnh hưởng bất lợi cho hỗn hợp bê tông do những
yếu tố có hại như độ mặn và sinh vật hiện diện trong mạch nước nóng và đất đá

gây ra.

ĐIỀU 61 Các biện pháp đề phòng vết nứt trong bê tông vỏ hầm
Kỹ sư thiết kế vạch ra những biện pháp đề phòng sự hình thành vết nứt có
hại trong bê tông vỏ hầm.
[Giải thích]
Dễ dàng tạo ra vết nứt trong bê tông vỏ hầm do biến dạng vì quá tải hoặc
do ứng suất căng do co ngót bê tông. (Ứng suất căng do co ngót bê tông được
hạn chế chủ yếu bằng bê tông phun).
Các vết nứt trong bê tông vỏ hầm làm giảm mạnh cường độ và độ kín
nước của bê tông vỏ hầm, ảnh hưởng bất lợi đến tính lâu bền, sự an toàn và
những chức năng gốc của bê tông vỏ hầm do rò rỉ nước, sự hình thành các cột
băng nhọn đầu từ nước giọt, sự đóng băng và tan băng.
Những yếu tố chính gây ứng suất co ngót bê tông vỏ hầm như sau:


i)

Co ngót do giảm nhiệt độ đông cứng bê tông,

ii) Co ngót do giảm nhiệt độ trong đường hầm,
iii) Co ngót khô do độ ẩm thấp trong đường hầm.
Các biện pháp đối phó với vết nứt như sau:
i)

Cách ly với bê tông phun (giảm co thắt bên ngoài),

ii) Cải thiện chất lượng bê tông và vật liệu (giảm ứng suất co ngót hoặc
tăng cường độ kéo),
iii) Đặt các mối nối gây ra nứt (kiểm soát sự hình thành vết nứt),

iv) Cải thiện môi trường đặt bê tông.
Phương pháp cách ly bê tông phun và bê tông vỏ hầm được xem là
phương pháp hiệu quả nhất. Đã dùng phương pháp phun vật liệu cách ly, nhưng
phương pháp thường dùng nhất là đặt đệm cách ly hoặc màng chống thấm nước.
Để cải thiện chất lượng của bê tông cũng sử dụng những phương pháp như thêm
phụ gia giãn nở hoặc chất giảm co ngót vào bê tông, giảm hàm lượng đơn vò
của xi măng và hàm lượng đơn vò của nước bằng phụ gia siêu dẻo và sử dụng xi
măng ít tỏa nhiệt (xi măng pha trộn). Hơn nữa, để cải thiện vật liệu làm bê tông
còn sử dụng những phương pháp khác như dùng lưới dây thép hoặc sợi thép hỗn
hợp. Mối nối gây nứt, đó là biện pháp để kiểm soát vò trí và phương hướng của
vết nứt mới hình thành và đặt trước một lớp kết dính vào chỗ quy đònh để giảm
sự hình thành các vết nứt. Thêm nữa, có một phương pháp cải thiện môi trường
nơi đặt bê tông bằng cách giảm nhiệt độ và kiểm soát độ khô ráo bên trong
đường hầm cùng với việc việc giảm nhiệt độ của hỗn hợp bê tông bằng cách
làm nguội các cốt liệu. Hiện nay không có khả năng thực hiện những biện pháp


xử lý lý tưởng đối với những kiểu vết nứt đặc biệt. Vì vậy, cách được ưa chuộng
hiện nay là dùng phối hợp những biện pháp hiện có để đạt được một hiệu suất
tổng hợp.

ĐIỀU 62

Đổ vòm ngược

Vòm ngược sẽ đổ ở vùng gần các cửa hầm, tại mặt cắt đất đá yếu, hoặc ở
chỗ dự đoán có tác dụng của áp lực đất không đối xứng hoặc ở nơi nền có khả
năng tạo thành bùn lầy.
[Giải thích]
Trong đất đá bò tổn hại có thể xảy ra những vấn đề như sự gia tăng áp lực

bên hông tác dụng lên đường hầm, tác dụng của áp lực không đối xứng và thiếu
khả năng chòu tải ở chân bê tông vỏ hầm. Những vấn đề này thỉnh thoảng gây
ra một lực lớn ở mặt cắt và làm biến dạng trong bê tông vỏ hầm. Đối với những
trường hợp này phải xây dựng vòm ngược càng sớm càng tốt để tạo vòm kín
mặt cắt hầm và ổn đònh cấu trúc của đường hầm.
Hơn nữa, sẽ xem xét đổ bê tông vòm ngược trong những trường hợp sau:
ở nơi phải cải thiện khả năng chống động đất trong vùng nứt nẻ, nơi có khả
năng cao sự thay đổi đòa hình hoặc xây dựng trong vùng lân cận ít đất đá phủ, ở


nơi đường hầm đi qua khu vực đô thò, hoặc ở nơi dự đoán nền bò ngập lụt vì phải
dùng các máy móc nặng và lớn để bốc xúc.
Người ta cho rằng thường đổ vòm ngược đối với đá pelit trong hầm đường
bộ và hầm đường sắt.

ĐIỀU 63

Kết cấu vòm ngược

Kỹ sư thiết kế sẽ thiết kế hình dạng và bề dày hợp lý của vòm ngược dựa
trên điều kiện đất đá và các yếu tố khác.
[Giải thích]
Vòm ngược chống lại ngoại lực từ vòm và tường bên và ổn đònh toàn bộ
bê tông vỏ hầm của đường hầm. Thường thiết kế hình dạng và bề dày của bê
tông vòm ngược dựa theo kinh nghiệm xây dựng trong quá khứ. Tuy nhiên, điều
được ưa chuộng là xác đònh riêng rẽ các yếu tố trên mặt cắt ngang lớn, áp lực
của đất đá tác dụng mạnh lên đường hầm, hoặc đất đá không bền vững với ít
đất đá phủ như đường hầm qua đô thò.
Trong Bảng* 3.11 giới thiệu bề dày tiêu chuẩn của vòm ngược cho hầm
đường bộ



Bảng* 3.11.Bề dày tiêu chuẩn của vòm ngược cho hầm đường bộ
Loại đất đá

B

CI

CII

Bề dày

40

(cm)

(trường hợp đặc

DI

DII

45

50

E
Xác


đònh

theo thiết kế

biệt)
(Đối với bề rộng khoảng trống bên trong khoảng 10 m)
“Tiêu chuẩn công nghệ cho hầm đường bộ (Chương kết cấu) và giải thích”.
Hiệp hội Đường bộ Nhật Bản.
“Quy tắc thiết kế (Tập 3). Tập đoàn Đường Cao tốc công cộng Nhật Bản.



×