BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Nhận thức đúng về bản chất giai cấp công nhân chính là hiểu rõ khả
năng và yêu cầu của giai cấp công nhân; đồng thời, khẳng định tầm trí tuệ,
tính hiện đại của Đảng Cộng sản. Trên cơ sở nhận thức đúng bản chất và xu
thế phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam ngày nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam có chủ trương thích hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng giai cấp công
nhân, bảo đảm cho họ xứng đáng với vai trò lãnh đạo trên con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Khi nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản,
C.Mác đã phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh cách mạng xóa bỏ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội
xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Trong cuộc đấu tranh cách mạng vì
sứ mệnh lịch sử đó, giai cấp công nhân chuyển từ giai cấp "tự mình" thành
giai cấp "vì mình", phong trào công nhân phát triển từ tự phát đến tự giác khi
tổ chức ra đội tiên phong của mình - các Đảng Cộng sản.
Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đầu thế kỷ XX đã
mở ra thời đại quá độ của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tiếp đó là sự hình thành hệ thống xã hội chủ
nghĩa trên thế giới vào giữa thế kỷ XX. Hệ thống này đã ảnh hưởng tích cực
đến đời sống nhân loại trong nhiều thập niên sau. Điều đó chứng minh cho
phát hiện đúng đắn của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân. Tuy
nhiên, đến cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước và sự
thoái trào của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã dẫn đến việc xét lại
1
vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và thời đại quá độ của xã hội loài người
lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Tôi cho rằng, trong tình hình hiện nay, chúng ta cần tiếp tục khẳng định
luận điểm của C.Mác về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, nhưng cũng
cần có tư duy mới về giai cấp công nhân. Bởi vì, trong mấy trăm năm, kể từ
khi giai cấp công nhân ra đời đến nay, xã hội loài người trải qua biết bao biến
cố to lớn, cả những bước ngoặt có tính thời đại, như Cách mạng Tháng Mười
Nga và sự phát triển của văn minh nhân loại từ văn minh công nghiệp sang
văn minh trí tuệ. Chủ nghĩa tư bản không còn là chủ nghĩa tư bản cổ điển mà
đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản hiện đại. Giai cấp
công nhân cũng thay đổi rất nhiều, khác hẳn giai cấp công nhân ở thế kỷ XIX,
từng được Ph.Ăng-ghen mô tả trong tác phẩm "Tình cảnh giai cấp công nhân
Anh".
Như chúng ta đã biết, những luận điểm của C. Mác về giai cấp công
nhân được đưa ra trong điều kiện của văn minh công nghiệp. Những thành
tựu mới của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại từ giữa thế kỷ XX, tiếp
đó là cuộc cách mạng tin học, đã dần dần đưa nhân loại từ văn minh công
nghiệp sang văn minh trí tuệ, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt chưa từng có
của lực lượng sản xuất trong lịch sử nhân loại. Do vậy, tư duy mới về giai cấp
công nhân phải là tư duy về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn minh
trí tuệ.
Quan điểm xuất phát nêu trên có căn cứ khoa học từ chủ nghĩa Mác hay
thuộc loại quan điểm tư sản "duy lực lượng sản xuất"? Ai cũng biết, luận
điểm của C. Mác về sự gắn bó giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
khác hẳn luận điểm còn phiến diện trước đó chỉ thấy hoặc nhấn mạnh một
2
chiều vai trò của lực lượng sản xuất. C.Mác luôn luôn khẳng định vai trò
quyết định của lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất.
Ông cho rằng, sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái
kinh tế - xã hội khác nhất thiết phải trải qua đấu tranh cách mạng của những
giai cấp cách mạng, nhưng nhân tố quyết định nhất vẫn là bước nhảy vọt mới
về chất của lực lượng sản xuất. Ông từng nói đại ý: máy hơi nước đẻ ra nhà
tư bản. Nhân đây tôi muốn nói thêm, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và các nước Đông Âu là do nhiều nguyên nhân trực tiếp, nhưng nguồn gốc
sâu xa là sự lạc hậu, bất cập của chủ nghĩa xã hội mô hình cũ và của ban lãnh
đạo ở các nước này trước sự phát triển mới của văn minh nhân loại.
2 - Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản, nhất là của chủ nghĩa tư bản
hiện đại, gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh nông
nghiệp sang văn minh công nghiệp, rồi từ văn minh công nghiệp sang văn
minh trí tuệ. Đến nay, những thành tựu đó đã làm thay đổi rất nhiều chế độ tư
bản, giai cấp tư sản, giai cấp công nhân và các tầng lớp dân cư trong hầu hết
các quốc gia - dân tộc.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất từ văn minh công nghiệp sang văn
minh trí tuệ dần dần làm thay đổi căn bản cơ cấu các ngành nghề kinh tế - kỹ
thuật, và từ đó, hình thành dần một giai cấp công nhân mới, rõ nhất là ở các
nước tư bản phát triển. Cơ cấu GDP của các nước tư bản phát triển không còn
như trước đây, mà đã thay đổi hẳn theo hướng: ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng
ngày càng lớn, đến 60%, ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 30% 40%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 2%. Về cơ cấu giai cấp công nhân, từ năm
1961 đến năm 1968, ở Anh, công nhân công nghiệp giảm 44%, ở Pháp giảm
30%, ở Thụy Sĩ giảm 24%, ở Cộng hòa liên bang Đức giảm 18% (1).
3
Nói đến giai cấp công nhân trước đây, chúng ta thường nghĩ nhiều đến
những người lao động chân tay hơn là những người lao động trí óc; chủ yếu
nói đến công nhân "áo xanh", ít nói đến công nhân "áo vàng" (kỹ thuật viên);
còn công nhân "áo trắng" hay "công nhân cổ cồn" (kỹ sư) thì cho rằng, họ
thuộc tầng lớp công nhân quý tộc, gắn bó chặt chẽ với giai cấp tư sản và là cơ
sở xã hội của chủ nghĩa cải lương trong phong trào công nhân. Ngày nay, đã
xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều lực lượng công nhân được trí thức
hóa, những công nhân "áo vàng" và công nhân "áo trắng", trong khi lực lượng
công nhân "áo xanh" ngày càng giảm dần, như ở Mỹ, năm 2000 chỉ còn 10%.
ở một số nước, công nhân có trình độ đại học chiếm đến 80%.
Ngày nay, những thành tựu của cách mạng tin học - tin học hóa đã mở
rộng ra phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự ra đời của "internet hóa". Điều quan
trọng là, những thành tựu của cách mạng tin học ngày càng xâm nhập sâu vào
mọi hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong sản xuất, kinh doanh, làm
hình thành dần kinh tế tri thức. Những thành tựu đó đánh dấu một giai đoạn
mới của cách mạng tin học và bắt đầu mở ra kỷ nguyên thông tin. Vai trò của
khoa học - công nghệ, của lao động trí óc đối với phát triển kinh tế, xã hội
ngày càng tăng; khoa học - công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, đúng như tiên đoán của C.Mác.
Tình hình đó khiến cho một số nhà tư tưởng tư sản vội đưa ra luận điểm
"quyền lực thuộc về trí tuệ" để che đậy bản chất của vấn đề. Thực chất, quyền
lực vẫn thuộc về tư bản. Vì vậy, cần nhắc lại: nói đổi mới tư duy về giai cấp
công nhân, nói về giai cấp công nhân trong điều kiện của văn minh trí tuệ,
chính là nhằm làm rõ khả năng và yêu cầu của giai cấp công nhân hiện đại
trong sứ mệnh lịch sử xóa bỏ và vượt qua chủ nghĩa tư bản hiện đại, thiết lập
4
chủ nghĩa xã hội hiện đại. Như vậy, tư duy mới về giai cấp công nhân hiện
đại gắn liền với tư duy mới về chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Đương nhiên, vẫn có sự phát triển không đều giữa các nền kinh tế của
các nước. Xét về tổng thể, loài người vẫn đang quá độ từ văn minh công
nghiệp sang văn minh trí tuệ, nghĩa là quá trình công nghiệp hóa còn đang
diễn ra. Ở các nước phát triển, đã kết thúc giai đoạn công nghiệp hóa cổ điển,
chuyển sang giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại và tiếp cận ngày càng sâu
văn minh trí tuệ (có thể hay không coi quá trình kết thúc của công nghiệp hóa
hiện đại cũng là sự khởi đầu của văn minh trí tuệ). Còn ở những nước chậm
và đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa diễn ra có phần còn trong giai
đoạn công nghiệp hóa cổ điển, đồng thời tiếp cận dần giai đoạn công nghiệp
hóa hiện đại và một số thành tựu của kỷ nguyên tin học, của văn minh trí tuệ.
Tất nhiên, cơ cấu các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật và tình hình giai cấp công
nhân ở những nước này không giống ở những nước phát triển.
Ở nước ta, sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, qua
mấy chục năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành chiến tranh
giành độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước và tiến lên chủ nghĩa xã hội trên
cả nước, nền kinh tế căn bản vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, nhiều phần
lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội có được xây dựng bước
đầu nhưng chưa được bao nhiêu. Trong sự nghiệp đổi mới, sau khi thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế - xã hội, nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Theo chủ trương
của Đảng, đến năm 2020, nước ta mới căn bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
5
Xét về quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, nước ta còn đang
trong cuộc cách mạng công nghiệp, có phần còn ở giai đoạn công nghiệp hóa
cổ điển, nhưng cố gắng "đi tắt, đón đầu", tiến vào giai đoạn công nghiệp hóa
hiện đại và tiếp cận kỷ nguyên thông tin, bước đầu xây dựng kinh tế tri thức.
Cơ cấu ngành nghề kinh tế - kỹ thuật dần dần có sự chuyển đổi theo hướng:
tăng dần dịch vụ và công nghiệp, thu hẹp dần nông nghiệp. Hiện nay, lao
động nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP cả nước; đến năm 2020, có thể
giảm xuống còn 10% (đương nhiên, giá trị tuyệt đối vẫn tăng), có nghĩa là khi
đó dịch vụ và công nghiệp có thể lên tới 80% - 90% (2). Điểm đáng chú ý là,
những thành tựu của cách mạng tin học đang xâm nhập nhiều vào hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, nhất là các lĩnh vực bưu chính - viễn thông, ngân hàng, hàng
không, nông nghiệp, dịch vụ. Công nghệ thông tin đang trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng hằng năm vào loại cao nhất và đóng góp
ngày càng nhiều vào GDP cả nước. Từ đó, dần dần hình thành một cơ cấu đội
ngũ lao động và công nhân mới ở nước ta.
Nghiên cứu sự phát triển của cách mạng tin học, của lao động trí óc
trong điều kiện của kỷ nguyên thông tin, của kinh tế tri thức, đã có ý kiến về
sự xuất hiện những "công nhân tri thức" (knowledge labour) trong văn minh
trí tuệ và phân biệt những công nhân này với những "công nhân trí thức"
(intellectual labour) trong văn minh công nghiệp
(3)
. Có lẽ nên dịch
"knowledge labour" là "lao động tri thức", còn "intellectual labour" là "lao
động trí óc". Sự phân biệt giữa "công nhân tri thức" và "công nhân trí thức"
có thể làm rõ sự phát triển mới của công nhân trong kinh tế tri thức. Nhưng có
lẽ cả "lao động tri thức", "lao động trí óc", cùng một bộ phận tầng lớp trí thức
gia nhập hàng ngũ giai cấp công nhân và bộ phận lao động chân tay (còn
chiếm tỷ trọng lớn, nhất là ở nông thôn) dần dần được đào tạo theo yêu cầu
6
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ ngày càng phát triển trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận cách mạng thông tin. Tất cả các lực
lượng lao động đó hợp thành một quá trình lịch sử trí thức hóa giai cấp công
nhân, đưa giai cấp công nhân ở nước ta từng bước trở thành giai cấp công
nhân của văn minh trí tuệ. Đó cũng là quá trình "trí thức hóa công nông" và
"công nông hóa trí thức", như dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3 - Trong "Phê phán Cương lĩnh Gô-ta", C. Mác đã đưa ra luận điểm:
một khi lao động được giải phóng thì tất cả mọi người đều trở thành công
nhân. Chắc ai cũng hiểu, nói lao động được giải phóng ở đây, trước hết là
được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột. Nhưng tôi nghĩ, nên hiểu thêm là, được
giải phóng khỏi lao động cơ bắp, nặng nhọc, chuyển dần sang lao động trí óc
là chính; cả hai công cuộc giải phóng đó phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho
nhau, thống nhất với nhau. Đó chính là sự thống nhất và tác động qua lại một
cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mà lực lượng
sản xuất là yếu tố quyết định. Như vậy cũng có nghĩa là, khi ấy giai cấp công
nhân sẽ không còn tồn tại như một giai cấp riêng nữa, mà dần dần hòa mình
vào dân tộc trong một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
Quá trình giải phóng lao động, tiến tới "tất cả mọi người đều trở thành
công nhân" đang diễn ra từng bước ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại,
cuối cùng cũng phải trải qua đấu tranh cách mạng dưới hình thức này hay
hình thức khác. Quá trình đó cũng đang diễn ra ở nhiều nước đang phát triển
như nước ta, khi biết tiếp cận nhanh chóng những thành tựu mới nhất của
khoa học - công nghệ, phát triển kinh tế tri thức trong văn minh trí tuệ, gắn
liền với việc xử lý đúng đắn những vấn đề về quan hệ sản xuất, hướng tới một
xã hội tốt đẹp hơn.
7
4 - Giai cấp cách mạng muốn trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng thì,
về mặt khách quan, phải đại biểu cho phương thức sản xuất mới, và về mặt
chủ quan, phải tổ chức ra đội tiên phong - chính đảng, của giai cấp mình. Đội
tiên phong của giai cấp phải là bộ phận trí tuệ nhất, tiêu biểu cho trí tuệ của
giai cấp và thời đại. Điều đó đúng với các giai cấp cách mạng trước đây cũng
như với giai cấp công nhân ngày nay. Cần lưu ý thêm, điều đó dễ dẫn đến sự
ngộ nhận rằng, lãnh đạo cách mạng phải là các tầng lớp trí thức chứ không
phải là các giai cấp cách mạng trong lịch sử. ở đây không nói đến động cơ
chính trị của những người muốn cắm "tấm biển chỉ đường của trí tuệ" để bác
bỏ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Tuy nhiên, phủ nhận yêu cầu trí
tuệ của đội tiên phong là rất sai lầm. Đội tiên phong - chính đảng của giai cấp
cách mạng, là bộ phận lao động trí thức đặc biệt của giai cấp đó chứ không
phải là tầng lớp trí thức nói chung trong xã hội.
Đội tiên phong của giai cấp công nhân hiện đại nhất thiết phải là bộ
phận trí tuệ nhất của giai cấp, của thời đại mới. Phải tiếp cận những thành tựu
mới nhất của văn minh nhân loại, kết hợp với sự phân tích khoa học, trên cơ
sở của phép biện chứng mác-xít, những điều kiện của thế giới ngày nay đang
chịu sự tác động của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Từ đó, đề ra cương lĩnh, chiến
lược, sách lược phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của quốc gia - dân tộc để từng
bước tìm con đường giải phóng, vượt qua chủ nghĩa tư bản hiện đại, xây dựng
chủ nghĩa xã hội hiện đại.
Trong thời đại ngày nay, bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản vẫn chỉ
có thể là bản chất giai cấp của giai cấp công nhân; cơ sở chính trị - xã hội chủ
yếu của Đảng Cộng sản phải là giai cấp công nhân trong quá trình phát triển
từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ; tư duy mới về giai cấp công
nhân phải gắn liền với tư duy mới về chủ nghĩa xã hội hiện đại. Có thể nói,
8
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự lạc hậu, bất cập trước đây của
Đảng Cộng sản ở một số nước tư bản phát triển là do không nhận thức được
điều này. Bởi vậy, ở đó, Đảng Cộng sản dần dần mất cơ sở chính trị - xã hội
cần có của mình, gắn liền với những cương lĩnh ngày càng xa rời cuộc sống.
Giai cấp công nhân hiện đại, nhân dân lao động không thấy được con đường
đi tới một xã hội tốt đẹp hơn, mà đôi khi mất phương hướng và dường như kỳ
vọng vào một tương lai nào đó trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại, khi ở đó
xuất hiện và phát triển dần một số yếu tố của xã hội mới, nhưng đội tiên
phong của giai cấp công nhân hiện đại đã không nhận ra để làm sinh sôi nảy
nở.
Đảng Cộng sản Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân Việt Nam,
là Đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Bởi nhiều lẽ: Đảng
là con đẻ của hai phong trào: phong trào công nhân và phong trào yêu nước
(chứ không chỉ là con đẻ của phong trào công nhân như ở những nước tư
bản). Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó đặt nhiệm vụ dân tộc lên
trên và lên trước, coi nhiệm vụ dân tộc là tiền đề, điều kiện tiên quyết và là cơ
sở để hoàn thành nhiệm vụ giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lãnh đạo
cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng động viên sức mạnh toàn dân tộc dưới sự
lãnh đạo của giai cấp công nhân, coi cách mạng xã hội chủ nghĩa không chỉ là
nhiệm vụ giai cấp mà còn là nhiệm vụ dân tộc, định hướng cho nhiệm vụ dân
tộc, bảo đảm độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc triệt để, đưa dân tộc bỏ qua
thời đại dân tộc tư sản, tiến vào thời đại dân tộc xã hội chủ nghĩa.
Là Đảng của giai cấp công nhân, trước hết Đảng phải hiểu giai cấp
công nhân và dựa vào giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân Việt Nam ngày
nay đã thay đổi rất nhiều (như trên đã phân tích), đang phát triển nhanh cả về
9
số lượng và chất lượng, phát triển trong sự phân hóa thường xuyên - một sự
phân hóa tích cực. Đó là sự phân hóa trong cơ cấu ngành nghề kinh tế - kỹ
thuật, phát triển lực lượng sản xuất; trong cơ cấu thành phần kinh tế, xây dựng
quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất; trong phân công lao động
xã hội.
Nhận thức đúng bản chất và xu thế phát triển của giai cấp công nhân
Việt Nam ngày nay, trên cơ sở đó, có chủ trương, chính sách thích hợp để tiếp
tục mở rộng đội ngũ và nâng cao chất lượng giai cấp công nhân, khiến cho nó
xứng đáng với vai trò lãnh đạo trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện
đại, đó là yêu cầu đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của đội tiên phong.
Chúng ta thường nói, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp của giai cấp
công nhân. Vậy bản chất đó là gì? Nó có phải là cái gì trừu tượng và bất biến
không? Hay phải có những nội dung và yêu cầu cụ thể nhằm thể hiện bản chất
đó? Trong bản chất đó, cái gì không thể thay đổi và cái gì cần phải phát triển?
Không thể nói giữ vững và tăng cường được bản chất của giai cấp công nhân
khi không hoàn thành những nhiệm vụ chính trị, kinh tế có tính chất thực tiễn
cách mạng của nó.
Là Đảng của dân tộc, Đảng phải hiểu sâu sắc dân tộc mình, từ quá khứ,
hiện tại đến tương lai, cũng như lịch sử, đất nước, con người và đặc biệt là
bản sắc văn hóa, bởi bản sắc văn hóa là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc.
Đảng phải tổ chức, động viên và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc,
của tất cả các dân tộc họp thành đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Phải đổi
mới tư duy về chủ nghĩa xã hội, tìm tòi, thể nghiệm con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện đại mang
bản sắc dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa xã hội phải
được ăn sâu, bám rễ trong lòng dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam đi vào thời đại
10
dân tộc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, Đảng phải giải quyết đúng đắn mối quan
hệ giữa dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế trong điều kiện nền kinh tế
thế giới ngày càng đi sâu vào toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa.
Là Đảng cầm quyền, Đảng phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ, nhằm xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo đảm mọi quyền lực đều
thuộc về nhân dân.
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta ghi rõ: "Đảng lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ
bản".
Như vậy, là đã khẳng định rõ ràng bản chất giai cấp công nhân của
Đảng ta. Đồng thời, dự thảo cũng ghi rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên
phong chính trị của toàn xã hội, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại không ngoài mục đích "phục
vụ Tổ quốc, phục vụ giai cấp và nhân dân". Đó là mục đích tối cao của Đảng.
"Ngoài ra, Đảng không có lợi ích nào khác". Điều này, một mặt nói lên mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân, dân tộc; mặt khác, cũng phản ánh bản chất
giai cấp công nhân của Đảng ta. Là Đảng của giai cấp công nhân, vì thế, Đảng
ta cũng phải không ngừng nâng cao trí tuệ. Có như vậy Đảng mới thực sự là
đội tiền phong của giai cấp. Hơn nữa, sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân ta đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng xã hội mới tiến bộ,
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người lao động và toàn xã hội với
mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đòi hỏi Đảng
11
ta phải có trí tuệ, lương tâm và hành động. Ngày nay, bản chất giai cấp công
nhân của Đảng phải được thể hiện ở tầm cao trí tuệ của Đảng trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đảng phải nhận biết được quy luật trong công cuộc
xây dựng đất nước hiện nay. Quần chúng chỉ thừa nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng nói chung và đảng viên nói riêng khi chúng ta có kiến thức, năng lực
thực sự trong lãnh đạo kinh tế, trong tổ chức và quản lý sản xuất, tạo ra năng
suất lao động cao hơn, sản phẩm nhiều hơn, tốt hơn cũng như trong việc quản
lý một cách khoa học mọi mặt của đời sống xã hội, mang lại những quyền lợi
thiết thực hằng ngày cho họ. Ngày nay, không thể động viên, lôi cuốn được
đông đảo quần chúng tham gia vào công cuộc đổi mới nếu không mang lại lợi
ích vật chất và tinh thần cho họ. Và không bao giờ hàng triệu quần chúng lại
nghe theo lời khuyên của một đảng phái, nếu những lời khuyên đó không phù
hợp với những điều mà kinh nghiệm từ chính cuộc sống đã dạy bảo họ.
Đảng Cộng sản chỉ thực sự là đội tiền phong của giai cấp cách mạng
nếu bao gồm những đại biểu ưu tú nhất của giai cấp đó, những người có học
vấn và được tôi luyện bằng kinh nghiệm đấu tranh bền bỉ, nếu biết gắn liền
với tất cả cuộc sống của giai cấp mình và thông qua đó, gắn liền với tất cả
quần chúng bị bóc lột và biết làm cho giai cấp đó, quần chúng đó tin tưởng
hoàn toàn vào mình.
Thực tế vừa qua đã dạy chúng ta rằng, hàng triệu quần chúng lao động
chỉ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản khi chúng ta xây dựng
được một xã hội mới mà trên mọi phương diện phải ưu việt hơn chủ nghĩa tư
bản. Không thể khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bằng pháp luật, bằng sự
cưỡng bức. Không thể làm cho quần chúng đi theo, tin vào lý tưởng tốt đẹp
bằng một "thiên đường" ở tương lai xa xôi, trong khi cuộc sống hiện tại thì
đầy rẫy khó khăn, tiêu cực và những quyền lợi chính đáng, tối thiểu, cơ bản
của con người không được bảo đảm.
12
Chỉ có trí tuệ không thôi thì chưa đủ, Đảng cần phải có lương tâm và
hành động. Lương tâm thể hiện trước hết và trên hết ở tình yêu nhân dân,
quan tâm đến đời sống nhân dân, "phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân, biết
nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những tủi buồn,
những công tác nặng nhọc với nhân dân" như Bác Hồ đã dạy. Lương tâm của
Đảng, của mỗi đảng viên được thể hiện ở đạo đức cách mạng là hòa mình với
quần chúng thành một khối, tin tưởng quần chúng, hiểu quần chúng, lắng
nghe ý kiến của quần chúng. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, "lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ", đó là đạo đức, là lương tâm của người cộng sản mà
Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta. Thờ ơ trước sự đau khổ, thiếu thốn,
đói rách của quần chúng, đó không phải là lương tâm, đạo đức của người
cộng sản, của một đảng cách mạng. Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta
đã nhiều lần căn dặn chúng ta phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân
dân: "Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính
phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và
Chính phủ có lỗi".
Đảng ta là Đảng chiến đấu, Đảng hành động. Trí tuệ, lương tâm và đạo
đức của Đảng thể hiện ở hành động của Đảng. Trong sự nghiệp xây dựng xã
hội mới hiện nay, hành động của Đảng phải được thể hiện ở những việc cụ thể
hằng ngày, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân lao động như Bác
Hồ đã nói: "Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no,
dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học,
Đảng phải lo... Tất cả mọi việc, Đảng phải lo. Việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa cộng sản… Đảng phải lo. Ngay đến cả tương, cà, mắm, muối
của dân, Đảng đều phải lo". Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh
tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến,
đồng thời phải luôn luôn quan tâm đến những việc "đời thường" cần thiết cho
13
đời sống hằng ngày của nhân dân. Hành động của Đảng trong công cuộc đổi
mới hôm nay cần phải được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
kiên quyết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, vững tay chèo lái, đưa con thuyền
cách mạng Việt Nam vượt qua bão tố, thác ghềnh thẳng hướng đi lên, cập bến
quang vinh. Trước mắt và cũng là vấn đề đang nổi cộm lên, cản trở sự đi lên
của cách mạng, sự thành công của công cuộc đổi mới là tệ tham nhũng, quan
liêu, đặc quyền đặc lợi. Hành động của Đảng lúc này là phải kiên quyết và
triệt để, công minh trong trận chiến đấu này, có như vậy dân mới tin và "lòng
dân mới yên".
Điều có ý nghĩa quyết định trong lúc này để đưa sự nghiệp đổi mới đến
thắng lợi là sự kiên định về chính trị của Đảng. Sự sụp đổ của mô hình chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô không phải là do sai lầm của chủ nghĩa
xã hội, hoặc sự "lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin" như quan niệm của một
số người, mà là do sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và cung cách
đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế càng chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản
không phải là giải pháp hữu hiệu có thể mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc
và dân chủ thực sự cho nhân dân lao động ở những nước này. Rõ ràng "chỉ có
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp
bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ". Chủ nghĩa Mác Lênin không phải là đã lỗi thời, trái lại, nó vẫn "là kim chỉ nam" là mặt trời
soi sáng cho nhân dân ta đi đến đích cuối cùng như Bác Hồ đã nói.
Vấn đề quan trọng cấp thiết là phải không ngừng củng cố và tăng
cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, phải xây dựng một cơ chế bảo
đảm lựa chọn, tiếp nhận, thu hút những người có tài, có đức vào Đảng, đồng
thời sa thải, loại trừ những phần tử thoái hóa, biến chất, không còn xứng đáng
với danh hiệu đảng viên.
14