Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Luận văn tư tưởng về “đạo làm người” và con đường đạt tới nó trong “bài giảng trên núi” của chúa kitô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.23 KB, 78 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN XUÂN TOÁN

TƯ TƯỞNG VỀ “ĐẠO LÀM NGƯỜI”
VÀ CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI NÓTRONG
“BÀI GIẢNG TRÊN NÚI” CỦA CHÚA KITÔ
Chuyên ngành: Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐỖ LAN HIỀN

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Lan Hiền. Công trình này chưa được công
bố trên bất kỳ tạp chí, sách, báo nào.
Các tài liệu, trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng….năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Xuân Toán


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: SỰ RA ĐỜI BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CỦA CHÚA KITÔ .. 14
1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa, các tiền đề lý luận
cho sự ra đời tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của Chúa
Kitô .............................................................................................................. 14
1.2. Khái quát Bài giảng trên núi của Chúa Kitô ........................................ 28
Chương 2: TƯ TƯỞNG “ĐẠO LÀM NGƯỜI” VÀ “CON ĐƯỜNG ĐẠT
ĐẠO” TRONG BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CỦA CHÚA KITÔ ................ 36
2.1. “Đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của Chúa Kitô .................. 36
2.2. Con đường đạt tới “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của Chúa
Kitô .............................................................................................................. 49
2.3. Những giá trị và hạn chế tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên
núi của Chúa Kitô ....................................................................................... 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 69


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Dn

Danien

Dt

Do Thái


Ga

Gioan

Gv

Giảng viên

Lc

Luca

Ml

Malakhi

Mt

Matthêu

Rom

Roma


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 9.10.2014 của Bộ Chính trị về Công
tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 khẳng định: một trong

2những nhiệm vụ quan trọng của giới lý luận nước ta trong thời gian tới là
“Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực để
phát triển đất nước, văn hóa phải đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Phát triển văn hóa để xây dựng con người phát triển toàn diện”[19]. Ngày
nay, chúng ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh” và chúng ta đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp
trọng đại này. Mức sống và chất lượng sống của người dân đã từng bước được
cải thiện. Những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước tạo ra những tiền
đề cần thiết cho sự phát triển toàn diện con người.
Trong những năm gần đây, toàn cầu hoá đã trở thành xu thế tất yếu
đang chi phối cuộc sống của mọi quốc gia. Nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm cho xã hội Việt Nam năng động hơn, phát
triển hơn, con người trở nên tự tin hơn. Kinh tế thị trường cũng trở thành một
lực đẩy quan trọng đối với dân chủ và dân chủ hoá đời sống xã hội. Song mặt
trái của nền kinh tế thị trường đã thâm nhập rất mạnh vào tâm lý, lối sống của
người Việt Nam. Con người hiện nay quá bận tâm với các nhu cầu và tiện
nghi vật chất. Họ ít chú trọng phát triển nhân cách và thế giới tinh thần của
mình. Trước sự quyến rũ về vật chất, họ lãng quên những chân giá trị tinh
thần như tình bác ái, sẻ chia, lòng trắc ẩn, v.v... Các kỳ Đại hội Đại biểu toàn
quốc gần đây đều nhận định, đánh giá tình trạng suy thoái về đạo đức, cụ thể,
1


Văn kiện Đại hội XI (2011) đã chỉ ra rằng: “Môi trường văn hóa bị xâm hại,
lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội
phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo
đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [17, tr.169],“xu hướng
thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu

quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [17, tr.168]. Văn kiện Đại
hội XII tiếp tụcnhấn mạnh “ Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện
thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một
số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng” [18, tr.125], Vì vậy, việc thức tỉnh
con người nhớ đến những giá trị tinh thần cao cả đã được các thánh nhân tạo
dựng có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng
sản Việt Nam khẳng định “Tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế
giới để làm giàu thêm nền văn hóa Việt Nam”[15, tr.111]. Tôn giáo đã từng
tồn tại lâu dài cùng với quá trình lịch sử loài người, nên cần phải xem nó là
một bộ phận di sản văn hóa tinh thần của nhân loại. Trong quá trình phát
triển, phổ biến trên quy mô toàn thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần
chuyển tải niềm tin của con người mà còn có vai trò chuyển tải, hoà nhập văn
hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức xã hội qua các thế hệ. Nó có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người. Với tư cách một hệ giá
trị tinh thần nhân văn, tôn giáo đã có những biểu hiện độc đáo thể hiện trong
cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất
cũng như tinh thần của cộng đồng xã hội, của mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc [37]. Kitô giáo là một trong ba tôn giáo thế giới, mang trong mình
những giá trị tinh thần tốt đẹp, phản ánh truyền thống văn hóa phương Tây và
một bộ phận của văn hóa chung nhân loại. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Tôn
giáo của Zêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả”[71, tr.152]. Những giá trị
2


tinh thần của Kitô giáo rất gần gũi với những giá trị tinh thần truyền thống tốt
đẹp của người Việt, đặc biệt là tinh thần tương thân, tương ái [26]. Cuộc sống
không chỉ dựa trên lợi ích vật chất mà còn cần đến những giá trị tinh thần,
những giá trị về đạo đức cao cả. Con người không chỉ thỏa mãn với tiền tài,
địa vị mà còn cần hơn nữa sự cảm thông và chia sẻ tình người, cần đến sự bao

dung, tha thứ, cảm thông; Kitô giáo hướng con người đến tình yêu tha nhân
như rường cột của một cuộc sống đích thực.
Như vậy, nghiên cứu tôn giáo nói chung, tư tưởng về đạo làm người
của Kitô giáo nói riêng là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn
lịch sử triết học. Song, việc nghiên cứu này còn tạo điều kiện để chúng ta giải
quyết những vấn đề thực tiễn là hoàn thiện đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân
nhờ tiếp thu những giá trị chung của nhân loại và những giá trị nhân văn của
Kitô giáo. Kitô giáo có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Việt Nam và
đặc biệt là đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống của một bộ phận
giáo dân Việt Nam. Việc tiếp thu những giá trị tinh thần của Kitô giáo trong
điều kiện đạo đức của một bộ phận xã hội bị suy thoái đạo đức do tác động
tiêu cực của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa có ý nghĩa quan trọng. Tinh
hoa đạo đức ("đạo làm người") của Kitô giáo được đúc kết trong Bài giảng
trên núi (vẫn quen được gọi là tinh hoa của Phúc âm, Phúc âm của Phúc âm)
có thể cộng hưởng với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp
phần tích cực trong việc giáo dục đạo đức con người và xã hội hôm nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Tư tưởng về “đạo
làm người” và con đường đạt tới nó trong “Bài giảng trên núi” của Chúa
Kitô ” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tình hình nghiên đề tài
Ngoài những cơ sở lý luận chung của lịch sử triết học mác xít, như
quan niệm duy vật về lịch sử, nguyên lý biện chứng duy vật và các phương
3


pháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng, theo chúng tôi, để tiếp cận với tư tưởng
“đạo làm người” của Kitô giáo, cần phải quan niệm nó là sự kết tinh tinh hoa
văn hóa của thời đại tương ứng cả trong và ngoài nước.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ trước đến nay, đề tài Kinh Thánh đã thu hút sự quan tâm nghiên

cứu của nhiều chuyên gia, học giả cả trong và ngoài Kitô giáo, các nhà hoạch
định chính sách, các tổ chức quốc tế, và cho đến hiện nay có nhiều công trình
khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về đề tài này đã được công
bố. Tiêu biểu trong số đó có các công trình sau:
“A new Catechism Catholic Faith ForAdults”(Giáo lý mới Thời đại
mới) do các học viện giáo lý Hòa Lan biên soạn, được Nxb. Herder and
herder New York ấn hành năm 1967. Trong cuốn sách này, đã phân tích, trình
bày khá đầy đủ về nhân quan Kitô giáo về đời sống nhân loại đến Đường tới
Đức Kitô. Trong cuốn sách còn giới thiệu chung về các tôn giáo lớn và các
học thuyết xã hội nhân bản với những đường nét tương hợp và khác biệt với
Công giáo bằng cách nhìn nhận tôn trọng tương đối khách quan, nhưng dĩ
nhiên vẫn theo một nhân quan Kitô giáo. Ngoài ra, trọng tâm của cuốn sách là
đã diễn giải về lịch sử Cứu độ từ sự ra đời của Đấng Cứu thế đến nhiệm vụ
cứu chuộc và mầu nhiệm Thánh linh trên giáo hội; diễn giải về Giáo hội hữu
hình ở trần thế và những phương thế để giáo hội thông ban ơn cứu độ cho mọi
tín hữu; diễn giải về kết cục của con người cái chết và thế giới bên kia của sự
sống trần thế;
Lynne Bundesen, “The Woman's Guide to the Bible”(Kinh Thánh
hướng đến phụ nữ) được xuất bản bởi John Wiley & Sons, 1993. Cuốn sách
đã phân tích, chỉ ra những giá trị thuộc về sức mạnh tinh thần của phụ nữ
trong Kinh Thánh, thông qua các câu chuyện của các phụ nữ trong Kinh
Thánh; đồng thời cuốn sách còn phân tích những trở ngại và thuận lợi của phụ
4


nữ trên con đường đến với Kinh Thánh;
“Tôn giáo và đời sống hiện đại” của Viện Thông tin Khoa học xã hội
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất
bản năm 2004. Đây là loạt sách đã trình, giới thiệu những vấn đề chung nhất
về các tôn giáo trên thế giới, từng khu vực và từng nước, thông qua việc trình

bày khái quát những đặc trưng mang tính lịch sử, quá trình hình thành, du
nhập, truyền bá và phát triển của các tôn giáo lớn, trong đó có Kinh Thánh
của đạo Công giáo; Ngoài ra, các cuốn sách đó cũng đã khái quát thực trạng
tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước, cũng như phân tích ảnh
hưởng của các tôn giáo đối với đời sống xã hội hiện đại;
Lynne Bundesen, The Feminine Spirit, Recapturing the Heart of
Scripture The Woman's Guide to the Bible” (Sức mạnh tinh thần – Kinh
Thánh hướng dẫn cách chiếm được trái tim của Phụ nữ), được xuất bản bởi
John Wiley&Sons, 2007. Trong công trình này, Lynne Bundesen đã đi sâu
phân tích bộ sách Kinh Thánh nhằm mô tả về Thiên Chúa là ai, ngoài ra công
trình còn phân tích một cách sâu sắc con đường, cách thức cho phụ nữ vượt
qua định kiến, tư tưởng gia trưởng trọng nam kinh nữ đang chiếm ưu thế
trong xã hội để người phụ nữ có vị trí và vai trò của mình trong xã hội;
Trong cuốn “Christian and social issues” (Kitô giáo và những vấn đề
xã hội), xuất bản tại New York, năm 1998, được viết bởi R.L Stine, tác giả đã
phân tích khá sâu sắc về địa vị xã hội và số phận của con người; mối quan hệ
của con người với phần thế giới còn lại, lịch sử loài người do có sự giáng thế
của Thiên chúa. Trong đó, R.L Stine đã phân tích, nhìn nhận các hiện tượng
của xã hội dưới góc nhìn nhân văn của con người được thể hiện trong Kinh
Thánh, từ đó R.L Stine đã khẳng định chỉ có Kinh Thánh mới có thể khắc
phục được những hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực của con người do sự
tiến bộ của khoa học và kỹ thuật trong xã hội hiện đại gây ra;
5


Công trình của Kathleen Norris“Thiện hành trong tu viện”, được
Nguyễn Kim Dân biên dịch, Nxb. Tôn Giáo, xuất bản năm 2009. Trong công
trình này, Kathleen Norris đã tìm hiểu, phân tích khá sâu sắc về đức tin; ngoài
ra Kathleen Norris đã đưa ra những minh chứng rằng những người mộ đạo
không quá cứng nhắc trong nghi thức; Kathleen Norris đã cho rằng các tu sĩ

cũng là những con người. Họ cũng nói chuyện phiếm, cười đùa, ngủ gật trong
nhà thờ, đau khổ vì những căng thẳng như nhiều người trong chúng ta. Thật
khó mà không thán phục sự quyết tâm của Kathleen Norris trong việc khôi
phục lại những nguyên tắc trong tu viện và cố gắng giải thích chúng;
Cuốn sách của Jean-Baptite Duroselle và Jean-Marie Mayeur: “Lịch sử
đạo Thiên Chúa”, do Trần Chí Đạo dịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2004. Cuốn
sách đã cung cấp cái nhìn tổng thể và trình bày một cách khái quát nhất về
lịch sử đạo Thiên Chúa và Kinh Thánh của đạo Công giáo;
Trong cuốn sách cùa Pearl Buck: “Chuyện Kinh Thánh” doNguyễn
Ước dịch, được Nxb. Văn học, Hà Nội, giới thiệu năm 2003. Trong tác phẩm
này, có thể nói Pearl Buck đã trình bày một cách cô động bằng sự kết hợp
giữa truyền thống đông tây, cả văn học lẫn tôn giáo về cuộc phấn đấu của con
người, nam lẫn nữ, trong nỗ lực tìm kiếm cội nguồn của mình và nguyên thủy
của sự sống và sự chết, về bản nguyên của vũ trụ;
Cuốn sách của GS,TS. Trác Tân Bình: “Lý giải Tôn giáo” do Trần
Nghĩa Phương dịch, Nxb. Hà Nội giới thiệu năm 2008, Trong công trình này,
tác giả đã trình bày và lí giải về các tôn giáo ở Trung Quốc và trên thế giới.
Tác giả đặc biệt chú trọng mô tả những hiện tượng biểu hiện bên ngoài của
các tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng; đồng thời tác giả đi sâu
phân tích mổ xẻ kết cấu nội tại của các tôn giáo và trong đó hiển nhiên có
Kinh Thánh của đạo Công giáo, nhằm đạt đến sự lí giải chân thực thế giới tâm
linh tôn giáo, qua đó làm nổi bật hết sức khách quan mối quan hệ gắn bó giữa
6


tôn giáo và đời sống xã hội hiện thực của nhân loại.
Công trình “Folk-lore in the Old Testament: Studies in Comparative
Religion, Legend and Law” (Văn hóa dân gian trong Kinh Cựu Ước: Nghiên
cứu so sánh Tôn giáo, Thần Thoại và Luật) của James George Frazer, Nxb.
Kessinger Publishing, LLC, năm 2010. Công trình được coi là di sản chung

thời cổ đại và sơ khai, trong đó James George Frazer đã nghiên cứu, phân tích
khá sâu sắc về văn học – văn hóa dân gian, những giá trị đạo đức, nhận thức,
niềm tin của con người về thế giới thông qua nhiều câu chuyện huyền thoại
của bộ lạc Do Thái cổ được ghi trong Kinh Thánh;
“The Genesis Flood – The Biblical Record and its Scientific
i2mplications” (Khi trận lũ bắt đầu – Những điều ghi trong Kinh Thánh và ý
nghĩa khoa học của nó) được viết bởi Tiến sĩ Henry M. Morris và Tiến sĩ John
C. Whitcomb, Nxb. P & R, xuất bản năm 2011. Trong cuốn sách này, các tác
giả đã phân tích và cung cấp cái nhìn về sự tiến hóa của các loài động vật
dưới góc nhìn của Kinh Thánh; Sự sống trên trái đất; trận lũ toàn cầu, thế giới
động vật trên cạn phải làm gì để có thể tồn tại theo cách lý giải của Thiên
Chúa trong Kinh Thánh;
Trong công trình “The Human Condition” (Triển vọng của con người)
của Robert G. Bednarik, đăng trên Tạp chí B. K. Hall, Choice, Vol. 49, Số 6,
Tháng 2, 2012, tác giả cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Kinh Thánh
không phải là hệ vấn đề giáo lý hay tổ chức giáo hội, mà là vấn đề nguồn gốc
loại người và hiện sinh của con người. Chính vấn đề giải phóng con người
mới là con đường, phương thức khắc phục sự tha hóa của con người. Đây
cũng là nội dung quan trọng của Kinh Thánh được Robert G. Bednarik quan
tâm phân tích, nghiên cứu và giải quyết nhờ đối chiếu giữa giải pháp Mác-xít
với giải pháp Kitô giáo;
Cuốn sách “Bible and Astronomy” (Kinh Thánh và Thiên văn học) của
7


tiến sĩ John C. Whitcomb, Nxb. Answers in Genesis. Trong công trình này,
John C. Whitcomb đã phân tích, tổng hợp nhiều câu hỏi về thiên văn học và
bên ngoài không gian, tiêu biểu như: Có cuộc sống ngoài không gian? Tại sao
vạn vật phát triển?Liệu có một vụ nổ lớn trong vũ trụ? Chúng ta có thể thấy
những ngôi sao xa xôi trong vũ trụ?…từ đó phân tích, luận giải những câu hỏi

trên theo góc nhìn của Kinh Thánh;
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong những thập niên gần đây, những vấn đề trong Kinh Thánh đã thu
hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong và ngoài Kitô giáo, các
tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa và khoa học trên cả nước. Và, cho đến hiện
nay, nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đề tài này đã được công bố. Có
thể khái quát các công trình tiêu biểu trong số đó như sau:
“Tôn giáo và đời sống hiện đại” của Viện Thông tin Khoa học xã hội
thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất
bản năm 2004. Đây là loạt sách đã trình, giới thiệu những vấn đề chung nhất
về các tôn giáo trên thế giới, từng khu vực và từng nước, thông qua việc trình
bày khái quát những đặc trưng mang tính lịch sử, quá trình hình thành, du
nhập, truyền bá và phát triển của các tôn giáo lớn, trong đó có Kinh Thánh
của đạo Công giáo; Ngoài ra, các cuốn sách đó cũng đã khái quát thực trạng
tôn giáo và chính sách tôn giáo của một số nước, cũng như phân tích ảnh
hưởng của các tôn giáo đối với đời sống xã hội hiện đại;
Cuốn sách “Tôn giáo và mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt
Nam” của Nguyễn Hồng Dương, Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2004
tại Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái quát một số vấn đề
lý luận để giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa; đặc biệt cuốn sách
đã phân tích khá sâu sắc vị trí, vai trò và ảnh hưởng của đạo Công giáo nói
chung và những chuẩn mực trong Kinh Thánh nói riêng đến văn hóa và sự
8


phát triển của đời sống xã hội Việt Nam hiện đại, cũng như vai trò của lễ hội
tôn giáo nói chung và đạo đạo Công giáo nói riêng đến văn hóa Việt Nam và
nêu lên những đề xuất về chính sách văn hóa đối với tôn giáo;
Cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây”, Nxb. Đại học Tổng
hợp Hồ Chí Minh, Tp. HCM, 2006 của nhóm tác giả Đỗ Minh Hợp, Nguyễn

Thanh, Nguyễn Anh Tuấn chỉ ra triết học Hy Lạp cổ đại là tiền đề quan trọng
của tư tưởng “đạo làm người” của Kitô giáo. Các tác giả khẳng định “Kitô
giáo đánh dấu một bước ngoặt triệt để trong tư duy triết học… việc phổ biến
Kitô giáo đồng thời cũng có nghĩa là sự xuất hiện một triết học mới” [23, tr.
121]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích bốn phương diện nội dung
nhân học triết học Hy Lạp cổ đại đã được kế tục một cách có phê phán và
vượt bỏ trong Kinh Thánh để hình thành tư tưởng “đạo làm người” của Kitô
giáo là (1) chủ nghĩa nhân cách; (2) tư tưởng sáng thế; (3) chủ nghĩa con là
người trung tâm; (4) tư tưởng về niềm tin, hy vọng và tình yêu [23, tr. 122128].
Cuốn “Tôn giáo học nhập môn”Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2006 do Đỗ
Minh Hợp (chủ biên), trong đó các tác giả cho rằng, tư tưởng đạo đức Kitô
giáo là quan điểm về các nhân đức thể hiện trên các mặt chính trị - xã hội,
kinh tế và đạo đức được luận chứng về mặt triết học và thần học nhờ viện dẫn
vào Kinh Thánh. Tư tưởng này biểu hiện khủng hoảng của những giá trị văn
hóa nhân sinh cổ đại Hy Lạp cổ đại: thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau khổ
của người khác, và cho rằng các giá trị tinh thần của Kitô giáo với cốt lõi là
“tình yêu tha nhân” chính là lối thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy. Sự tồn tại
và phát triển của văn minh cổ đại bị đe dọa, đòi hỏi tạo dựng một hệ thống giá
trị văn hóa tinh thần mới.Kitô giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần này.
Công trình “Tôn giáo - Lý luận xưa và nay”, do Đỗ Minh Hợp, Nguyễn
Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (đồng biên soạn), được Nxb. Tổng
9


hợp TP. Hồ Chí Minh giới thiệu năm 2006. Trong công trình này, các tác giả
đã phân tích khái quát những cơ sở lý luận của tôn giáo học; trình bày khái
quát lịch sử tôn giáo; phân tích khá sâu sắc một số thuật ngữ cơ bản của tôn
giáo; đặc biệt các tác giả đã chỉ ra được tính đặc thù của triết học Kitô giáo
nguyên thủy qua phản ánh sự bình đẳng trong quan hệ giữa con người với con
người; lòng tham, sự giàu có và nghĩa vụ lao động của mỗi người;

“Công giáo thế giới – tri thức cơ bản” của PGS, TS. Nguyễn Hồng
Dương, Nxb. Từ điển Bách khoa, xuất bản năm 2012. Trong công trình này,
tác giả đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về các tôn giáo có nhiều tín đồ
đang hiện hữu ở Việt Nam, trong đó có Kitô giáo. Ngoài ra, tác giả còn trình
bày, phân tích khá kỹ về những tri thức cơ bản về Kitô giáo và Kinh Thánh:
quá trình hình thành và phát triển (ra đời, lễ nghi và kinh sách, tổ chức, phân
chia giáo phái, phát triển,…); quá trình du nhập vào Việt Nam; các cơ sở thờ
tự; giải thích Kinh Thánh qua các thời kỳ,…;
Công trình nghiên cứu của GS. Đặng Nghiêm Vạn: “Lý luận về tôn
giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam”, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà
Nội, xuất bản năm 2012. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá toàn
diện về mặt lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, trong đó tác giả
đã phân tích sâu sắc về đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam nói chung
và đạo Công giáo nói riêng trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn
hóa khi đất nước đang bước vào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ
động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa. Từ đó, công trình đã đề cập đến một
số vấn đề về chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta;
Trong công trình “Công giáo và Đức Kitô - Kinh Thánh qua cái nhìn
từ phương Đông” của Lý Minh Tuấn, được Nxb. Tôn giáo, Hà Nội giới thiệu
vào năm 2014. Trong công trình này, tác giả đã trình bày, phân tích khái quát
mối quan hệ giữa Công giáo và Do Thái giáo; Ngũ kinh và những vấn đề liên
10


quan đến Ngũ kinh; đặc biệt tác giả đã phân tích khá sâu sắc những nội dung
trong Kinh Cựu Ước và rút ra những giá trị của Kinh Cựu Ước đối với đời
sống xã hội;
Cuốn sách “Tôn giáo phương Đông - quá khứ và hiện tại” của Đỗ
Minh Hợp (chủ biên), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, xuất bản 2015. Trong cuốn
sách này, tác giả đã trình bày về lịch sử hình thành và phát triển của các tôn

giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng, về Kinh Thánh,… theo trình tự
lịch đại khu vực và chủ yếu quan tâm tới những hình thức và biến thể khác
nhau của các tôn giáo phương Đông, tác giả cũng đã trình bày các hệ thống
tôn giáo dưới dạng khái quát có hệ thống, có so sánh theo thời gian; ngoài ra,
tác giả cũng trình bày khái quát trạng thái hiện nay của các tôn giáo phương
Đông, chỉ ra các xu hướng đổi mới, thích nghi của nó với nhu cầu hiện nay.
Có thể nói, nguồn tư liệu nghiên cứu về lĩnh vực này còn hạn chế và
khá chung chung, chưa đem lại một cái nhìn tổng quát về con đường thực
hiện“đạo làm người” của tín đồ Công giáo Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích là làm rõ tư tưởng “đạo làm người” trong Bài
giảng trên núi của Kitô Giêsu.
Để đạt tới mục đích này, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, trình bày các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa
cho sự ra đời tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của Kitô
Giêsu.
Thứ hai, phân tích các nội dung cơ bản của tư tưởng “đạo làm người”
trong Bài giảng trên núi của Kitô Giêsu.
Thứ ba, đánh giá khái quát về tư tưởng “đạo làm người” trong Bài
giảng trên núi của Kitô Giêsu.

11


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng “đạo làm người” trong
Bài giảng trên núi của Kitô Giêsu qua các tác phẩm kinh điển của đạo Kitô.
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn nghiên cứu chủ yếu qua bản Kinh Thánh
Tân Ước do Hội đồng Giám mục Việt Nam biên dịch, xuất bản và ấn hành
năm 2014.

Ngoài ra, luận văn sẽ tham khảo các bản dịch Kinh Thánh của linh mục
Nguyễn Thế Thuấn, Tòa tổng Giám mục Sài Gòn, xuất bản năm 1975; của
Hồng y Trịnh Văn Căn, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985; của
Nhóm phiên dịch “Các giờ kinh phụng vụ” do Nxb TP. Hồ Chí Minh ấn hành
năm 1998.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam về tôn giáo.
Phương pháp luận nghiên cứu của luận văn là phương pháp biện chứng
duy vật, ngoài ra luận văn sẽ sử dụng phương pháp như phân tích, tổng hợp,
lịch sử, khái quát, so sánh, văn bản học, nhân học văn hóa, v.v.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần nhận thức sâu sắc hơn tư tưởng
đạo đức của Kitô giáo.
Ý nghĩa thực tiễn: những luận điểm được trình bày trong luận văn có
thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu nội dung đạo đức học
Kitô giáo, làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách phát huy những giá trị
nhân văn Kitô giáo trong việc tổ chức và định hướng giá trị cho đời sống đạo
của Kitô hữu ở nước ta hiện nay.

12


7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 2 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Sự ra đời bài giảng trên núi của Kitô Giêsu.
Chương 2: Tư tưởng “đạo làm người” và “con đường đạt đạo” trong
bài giảng trên núi của Kitô Giêsu.


13


Chương 1
SỰ RA ĐỜI BÀI GIẢNG TRÊN NÚI CỦA CHÚA KITÔ
1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa, các tiền đề
lý luận cho sự ra đời tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi
của Chúa Kitô
Theo Phúc âm Matthêu, Bài giảng trên núi là bài thuyết giáo
được Chúa Giêsu giảng cho các môn đệ và đám đông lớn trên một ngọn núi
vào khoảng năm 30 Công nguyên (Mt5, 1;7, 28). Nơi diễn ra bài giảng được
cho là một ngọn núi ở bờ bắc của biển Galilee, gần Capernaum mà ngày nay
gọi là núi Bát Phúc. Bài giảng ra đời cùng với sự ra đời của Kitô giáo phản
ánh tồn tại xã hội của vùng Palestine thuộc đế chế LaMã từ đầu Công nguyên.
Hay nói cách khác, sự ra đời Bài giảng trên núi của Kitô Giêsu luôn gắn liền
với những điều kiện về kinh tế – xã hội, chính trị và văn hóa, có tiền đề lý
luận của mình và phản ánh đời sống xã hội đương thời.
1.1.1. Các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa cho sự ra
đời tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của Chúa Kitô
Đạo Kitô xuất phát từ tư tưởng “đối thần – đối nhân” (“đạo”, hai giá trị
cốt lõi là “kính Chúa – yêu người” của Cựu Ước). Song trong điều kiện lịch
sử mới, Chúa Kitô đã tiếp tục phát triển tư tưởng ấy bằng cách nêu bật những
nhân đức mà con người cần phải có để đạt tới “đạo” ấy. Tám mối phúc thật
được Ngài trình bày trong Bài giảng trên núi bao chứa toàn bộ tinh thần của
học thuyết Kitô và qua đó cũng chính là sự kết tinh tinh thần của thời đại lịch
sử tương ứng. Như vậy, nói tới các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và văn
hóa cho sự ra đời của tư tưởng “đạo làm người” trong Bài giảng trên núi của
Kitô Giêsu cũng đồng nghĩa với việc nói tới các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội và văn hóa cho sự ra đời của đạo Kitô.
14



Về điều kiện kinh tế - xã hội: Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu ra đời
vào đầu Công nguyên ở vùng đất Palestine, thuộc địa của đế chế La Mã. Thế
nhưng, không thể không nhắc đến những biến cố lịch sử của dân Israel từ
khoảng 600 năm trước Công nguyên như một tiến trình lịch sử cho quá trình
ra đời và phát triển của Kitô giáo, cũng như sự ra đời bài giảng.
Đầu công nguyên, Đế chế La Mã được xem là thời kỳ cực thịnh; cai trị
cả một vùng lãnh thổ khổng lồ về tài nguyên, thiên nhiên và con người. Nền
kinh tế lúc bấy giờ của đế chế La Mã khá đa dạng: nông nghiệp, ngư nghiệp,
thủ công nghiệp, dịch vụ, ngoại thương, ngân hàng và đặc biệt là buôn bán nô
lệ. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ép rượu nho, ép dầu ô liu.
Hàng hóa nông nghiệp ngoài cung cấp cho nhu cầu trong nước họ còn dùng
để trao đổi với các quốc gia khác như Ấn Độ, Ba Tư v.v… Lúc bấy giờ, các
ngành thủ công nghiệp khá phát triển như nghề dệt vải, làm bồn chứa, đóng
ghe, thuyền v.v... Kỹ nghệ và chế tạo đồ dùng với mức hoạt động khá nhỏ,
các công việc khai mỏ và khai thác đá xây dựng khá nhộn nhịp. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng cũng có những xí nghiệp lên đến hàng
trăm người. Một số nhà viết sử mô tả sự phát triển kinh tế ở thời kỳ đầu của
La Mã đã thúc đẩy nghành kỹ nghệ và nghệ thuật phát triển, đặc biệt ảnh
hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thời Phục Hưng và về sau này của Châu Âu.
Mặc dù nền kinh tế của đế chế khá phát triển, nhưng do phải nuôi bộ máy
chính quyền khá lớn, đặc biệt là phải nuôi đội quân hùng mạnh bậc nhất thế
giới lúc bấy giờ, phải phục vụ cho các cuộc viễn chinh và bảo vệ đế chế trước
các thế lực khác xâm hại liên tục, nên người dân phải nộp thuế rất nặng, dẫn
đến cuộc sống kinh tế người dân lao động vẫn cùng khổ.
Lúc này giai cấp trong xã hội được chia làm ba hạng người rất rõ rệt:
người có quyền công dân Rôma, người tự do nhưng không có quyền công dân
Rôma và nô lệ. Những người có quyền công dân Rôma sẽ có rất nhiều lợi thế,
15



như được miễn một số loại thuế, không bị đánh đòn trước toà, có thể kháng án
lên hoàng đế.
Những người dân tự do nhưng không có quyền công dân Rôma được
coi là dân thường. Họ phải tuân thủ pháp luật và không có đặc quyền gì. Phần
lớn dân số là những người nô lệ. Thời kỳ này, chế độ chiếm hữu nô lệ đã phát
triển mạnh. Nó được thể hiện bằng nhiều cuộc đấu tranh giữa nô lệ với chủ
nô nhằm chống lại sự bóc lột tàn bạo của chủ nô. Các cuộc đấu tranh giành
quyền lực giữa các quốc gia nổ ra triền miên để tranh giành đất đai và nô lệ.
Vào những thập niên đầu Công nguyên, đế chế La Mã đã chuyển từ chế độ thị
tộc sang chế độ xã hội có giai cấp. La Mã là một đế chế chiếm hữu nô lệ và là
nhà nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới khi đó. Nhà nước chiếm hữu
nô lệ hùng mạnh nhất cũng có nghĩa là nhà nước có nhiều nô lệ nhất, và chế
độ nô lệ ở đây cũng khắc nghiệt nhất. Nô lệ là tầng lớp tận cùng của xã hội, bị
coi như những súc vật biết nói. Người ta có thể mua bán nô lệ như mua bán
súc vật. Tầng lớp nô lệ bị áp bức dã man, bị bóc lột tàn khốc. Đây là nguyên
nhân khiến họ liên kết để đấu tranh chống lại tầng lớp chủ nô.
Trong những cuộc nổi dậy của nô lệ thì khởi nghĩa do Spactacus lãnh
đạo vào những năm73-71 Tr.Cn đã gây được tiếng vang rất lớn. Tuy nhiên, do
nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc khởi nghĩa này cũng bị dìm
trong biển máu. Kết cục là anh hùng nô lệ Spartacus bị hành hình. Cuộc khởi
nghĩa không thành nên mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ, giữa giới quý tộc với
giới bình dân càng gay gắt hơn. Những người nghèo khổ càng ngày càng cùng
khổ hơn. Niềm hy vọng được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột của họ đã hoàn
toàn bị dập tắt.
Có một thực tế rằng, khi con người tỏ ra bất lực trước đời sống hiện
thực, trước các lực lượng thống trị vật chất, thì con người chỉ biết dựa vào đời
sống tinh thần, đặc biệt là tôn giáo. Và sự ra đời Bài giảng trên núi là sự bảo
16



vệ và che chở vững chắc về mặt tinh thần cho những con người đang chìm
trong đau khổ và mất mát.
Về bối cảnh chính trị: vào năm 586 trước Công nguyên, Vua
Nabuchodonosor II (605-561 Tr.cn) của đế chế Babylon đưa quân chinh phạt
Vương quốc Judah và Israel, phá hủy đền thờ Do Thái. Ông không ngừng
dùng vũ lực để mở rộng đất đai, vó ngựa chinh chiến của ông rong rủi khắp
nơi Syrie và Palestine. Ông hai lần vây hãm Jerusalem, diệt vương quốc Do
Thái, bắt tất cả quý tộc tăng lữ, thương nhân và thợ thuyền Do Thái về quản
chế ở Babylon.
Tương truyền rằng, vào năm 538 trước Công nguyên, vua Belshazzar
khi đang dự yến tiệc ở kinh thành Babylon thì bỗng thấy có bàn tay người
hiện ra viết một dòng chữ lên tường thành, nhà vua vội triệu tiên tri Daniel
vào hỏi, thì ông giải nghĩa dòng chữ rằng, Thiên Chúa đã phán quyết Đế quốc
Babylon đã đến hồi diệt vong. Quả nhiên, vua Cyrus nước Ba Tư mang binh
mã tinh nhuệ đánh chiếm nước Babylon và lật đổ Belshazzar, tiêu diệt luôn cả
đế quốc của ông ta. Sau khi toàn thắng, Cyrus liền ban bố sắc lệnh của mình,
Cyrus, vua Ba Tư, tuyên bố: “Yave, Đức Chúa Trời đã ban cho ta các nước
thế gian, và bảo ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Jerusalem trong xứ
Judah. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân Ngài, hãy trở về Jerusalem;
nguyện Yave, Đức Chúa Trời của người ấy ở cùng người!” Thế rồi, không
những dân Do Thái mà tất cả các dân tộc bị tù đày trong đế quốc Babylon đều
được vua Cyrus ban bố tự do cho trở về cố hương. Từ năm 538 Tr. Cn. cho
đến năm 535 Tr. Cn, quan tổng đốc Zerubabbel đã dẫn dắt nhóm người Do
Thái đầu tiên về quê hương. Theo huấn lệnh của nhà vua, quan Tổng đốc tỉnh
Judah là Sheshbazzar - người có dòng dõi vua David - dẫn nhóm người Do
Thái đầu tiên trở về thành Jerusalem. Hai năm sau, tức năm 536 trước Công
Nguyên, người cháu của David là Zerubabbel dẫn thêm một nhóm người Do
17



Thái thứ hai trở về cố hương, chấm dứt kiếp tù đày của họ. Trở về, trước cảnh
hoang tàn của thành Jerusalem họ hết mực đau buồn. Với chính sách tự do tôn
giáo, triều đình Cyrus còn lấy ngân khố quốc gia Ba Tư để giúp nhân dân
Israel xây dựng lại đền thờ.
Sau bước đường hồi hương là thời kỳ mà các nhà chú giải Kinh thánh
gọi là thời kỳ yên lặng về mặt tôn giáo, kéo dài khoảng 400 năm, vì hầu như
không có một biến cố gì quan trọng được Cựu Ước đề cập đến. Tuy nhiên về
chính trị xã hội vẫn còn nhiều bất ổn, chiến tranh vẫn xảy ra trên vùng đất
Jerusalem do sự chiếm đóng của nhiều đế quốc khác nhau. Quan trọng nhất là
vào năm 336 Tr. Cn, Alexandre đại đế chinh phục thế giới, và đem đến miền
Trung Đông ngôn ngữ phổ thông Lingua franca, lúc đó là tiếng Hy Lạp.
Nhưng Alexandre đại đế chỉ cai trị đế quốc một thời gian ngắn. Sau khi ông
qua đời, đế quốc của ông bị phân chia vào tay bốn vị tướng. Trong đó, người
giữ vai trò rất quan trọng đối với lịch sử dân tộc Do Thái là Seleucus vì ông
đã sáng lập một đế quốc tồn tại khoảng hai trăm năm. Trong thời kỳ của
Seleucus, xuất hiện cuộc nổi dậy của Judas Maccabee chống lại đế quốc.
Cuộc nổi dậy thắng lợi, vì lúc đó Seleucus đang phải đối phó với nhiều thế
lực. Về phía Bắc, Seleucus phải đối phó với sự phản công của Parthian (cựu
đế quốc Ba Tư). Về phía Nam, Seleucus phải đối phó với sự nổi dậy của Ai
Cập. Và về phía Tây, Seleucus phải đối phó với một đế quốc mới là đế quốc
La Mã.
Với sự thành công của cuộc nổi dậy do Judas Maccabee lãnh đạo, vào
năm 150 Tr.Cn, dân tộc Do Thái bước vào giai đoạn mới. Đó là triều đại nhà
Hasmonean, còn gọi là nhà Judas Maccabee, cai trị trong vòng 100 năm. Đây
là thời kỳ duy nhất dân Do Thái có một chế độ vua chúa với một nhà nước
độc lập sau thời kỳ vàng son của David và Solomon. Nhưng vào cuối thời kỳ
này, việc cai trị trở nên bất ổn do sự tham nhũng, bóc lột, tranh giành quyền
18



hành giữa nhiều phe phái khác nhau. Thế nên, các phe phái phải nhờ một
người ngoại bang làm thủ tướng để cai trị, đó là Antipater. Antipater đến từ
vùng Petra, biển Chết, thuộc dòng Nabatean Arabs, và đặc biệt là một người
khôn khéo. Antipater đã biến vùng Palestine thành quốc gia hậu thuẫn La
Mã chống lại Nabateans Arabs ở miền Nam và đế quốc Parthians ở phía
Đông. Vì vậy, ông rất được chính quyền La Mã tin tưởng và hầu hết dân
chúng ủng hộ. Khi Antipater bị ám sát, con thứ của ông là Hêrode được đưa
lên làm vua, Hêrode đầy mưu mô và xảo quyệt. Trong những năm bất ổn ở
vùng Địa Trung Hải, Hêrode đã kết thân với Pompei, Julius Caesar, Antony,
rồi Augustus, … Ông ta tỏ ra rất được lòng những vị hoàng đế La Mã lúc bấy
giờ, vì vậy, mọi quyết định của ông đều được chính quyền La Mã chấp thuận,
kể cả vụ thảm sát hơn 200 trẻ sơ sinh ở Bethlehem và vùng phụ cận (Mt 2, 16
– 18).
Trong bối cảnh lịch sử về tình hình chính trị như thế, Đức Giêsu xuất
hiện và rao giảng giáo lý công bằng, bình đẳng, bác ái, khoan dung, tha thứ;
hứa hẹn một nước trời hoan lạc và vĩnh cửu. Thế nên, sự xuất hiện Bài giảng
trên núi dẫu sao cũng giúp những con người nghèo khổ, bị áp bức cũng tìm
thấy ở đây sự an ủi, vỗ về; cùng những lời hứa hẹn được giải thoát dù chỉ là
thuần túy về mặt tinh thần.
Về hoạt động tôn giáo: Theo Josephus, sử gia nổi tiếng của Do Thái
vào thế kỷ I, diễn tả ba nhóm tôn giáo chính với triết lý hoạt động khác nhau,
đó là: phái Pharisiêu, phái Saduseo và phái Essiene. Tuy nhiên, Kinh thánh
Tân Ước chỉ đề cập đến phái Pharisiêu và Saduseo, mà không đề cập gì đến
phái Essiene. Ngoài việc đề cập đến ba nhóm hoạt động tôn giáo trên,
Josephus cũng đề cập đến những nhóm chính trị và những nhóm cách mạng
của người Do Thái trong thế kỷ này. Đặc biệt là những nhóm có liên quan đến
cuộc chiến tranh lần thứ nhất với La Mã.
19



Phái Pharisiêu có ảnh hưởng trong xã hội Do Thái từ thế kỷ thứ II Tr.
Cn. đến thế kỷ thứ I sau Cn. Phái này nhắm đến việc duy trì nhóm bằng sự
trung thành với luật lệ và lòng sùng đạo. Họ quan niệm giữ sự khắt khe trong
các lễ nghi Do Thái giáo, giữ sự trong sạch trong dịp lễ, và đòi hỏi khắt khe
trong việc ăn uống. Họ chủ trương giữ luật theo những truyền thống rất tỉ mỉ,
vì thế nhiều lần họ đã bị Đức Giêsu đả kích rất nặng nề. Mặt khác, họ tin có
thiên thần, tin người ta sẽ sống lại để được thưởng hoặc bị phạt đời sau. Họ
cũng chờ đợi một Đấng Cứu Thế thuộc dòng dõi Đavít sẽ đến phục hồi tôn
giáo và cứu dân tộc khỏi ách ngoại bang. Những quan niệm này của phái
Pharisiêu được căn cứ theo Cựu Ước, cùng những truyền thống khác do các
rabbi (thầy tư tế) thêm vào qua nhiều thời kỳ. Phái Pharisiêu có ảnh hưởng
đến những người thuộc chính quyền Do Thái lúc bấy giờ, cũng như dân
thường Do Thái. Phái Pharisiêu có khuynh hướng đối nghịch chính trị, đối
nghịch tôn giáo với phái Saduseo. Những người lãnh đạo của phái Pharisiêu
được gọi là rabbi, như Nicodem Saolo (Ga 3, 1-10; Cv 23, 6; 26, 5)
Phái Saduseo có ảnh hưởng về mặt tôn giáo trong đời sống người Do
Thái từ thế kỷ II Tr. Cn. đến thế kỷ I sau Công nguyên. Tuy là một nhóm nhỏ
hơn nhóm Pharisiêu, nhưng do tập hợp được những thành phần quan trọng (đa
số là những thầy tế lễ) nên phái Saduseo có ảnh hưởng mạnh hơn nhóm
Pharisiêu. Đặc biệt, phái Saduseo thường là những người có học thức, tiền bạc
và thế lực, nên bị phái Pharisiêu ganh ghét. Trái với phái Pharisiêu, là những
người chú trọng về lời truyền khẩu của các bậc trưởng lão, những người
Saduseo hạn chế sự tin kính mình trong các lễ đạo mà người ta thấy ở trong
chính lời Cựu Ước. Người Saduseo cho rằng chỉ trong luật pháp chép mới bị
bắt buộc giữ theo. Phái Saduseo kiểm soát các thể lệ trong đời sống tôn giáo
của người Do Thái khi đó. Nhóm này cũng ủng hộ triều đại cũ của Do Thái
nên không thích chế độ mới của vua Hêrôđê, và đối lập với nhóm Hedonians.
20



Phái Saduseo cũng kiểm soát mọi sinh hoạt trong đền thờ Jerusalem. Nhưng
phái Saduseo bị xem là có hành vi bòn rút của người nghèo sùng đạo, cũng
như cho phép việc buôn bán đổi tiền ở trong đền thờ. Như khi Đức Giêsu vào
đền thờ Jerusalem lần đầu tiên, Đức Giêsu đã xua đuổi đám người buôn bán
đổi tiền này. Phái Saduseo còn nhượng bộ với Hêrôđê và cả những nhóm
khác. Vậy nên, việc tế lễ trong đền thờ lúc bây giờ là cách trục lợi kinh tế;
Đức Giêsu đã lên án cách làm bất chính này và bị nhóm này ghen ghét, tìm
cách loại trừ (Mt 12, 41-44).
Nhóm thứ ba được Josephus nhắc đến là Essiene. Phái Essiene là một
nhóm nhỏ, có lối sống tách biệt khỏi những cộng đồng ở vùng Qumran thuộc
biển Chết; là giáo phái đông thứ nhì sau phái Pharisiêu. Giáo phài này chủ
trương đứng về phía người nghèo. Lúc đầu, họ là những thầy tế lễ. Nhưng về
sau, họ tách rời ra khỏi các lễ lộc trong đền thờ Jerusalem. Họ cho rằng các
thầy tế lễ trong đền thờ không đủ tư cách, không đủ thẩm quyền để thờ phụng
Chúa. Có giả thuyết được nhiều người chấp nhận rằng, họ tập trung ở vùng
biển Chết và giữ bí mật những cổ kinh Cựu Ước, những cổ kinh này được tìm
thấy ở Qumran năm 1947.
Dân Israel sống trong cảnh bị áp bức, không những dưới tay Hêrôđê mà
còn dưới ách thống trị của La Mã. Trong bối cảnh xã hội đó, dân Israel khao
khát một đấng cứu tinh, người Israel nào cũng mong chờ sự ra đời của Đấng
Messia đã được các tiên tri loan báo từ bao đời nay. Họ mong Đấng Messia
đến lật đổ người La Mã, chấm dứt sự khổ ải của cả một dân tộc. Vậy nên, thời
điểm Đức Giêsu sinh ra đời đúng vào lúc người Do Thái đang ấp ủ một ao
ước có một vị lãnh tụ để giải phóng họ như Ápraham, như Môise, như
Giôsua, như Đavít, v.v. Vì vậy, lúc đầu Đức Giêsu xuất hiện họ chào đón và
hy vọng như một anh hùng dân tộc. Thế nhưng, càng về sau giới chóp bu
trong Do Thái giáo nhận thấy Đức Giêsu không phải là một lãnh tụ giải phóng
21



×