Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi HSG sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.51 KB, 3 trang )

Câu 1( 4,0 điểm).
a) Hãy phân biệt những điểm đặc trưng về hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt và động
vật ăn thực vật ?
b) Tại sao những động vật đa bào kích thước lớn phải cần các cơ quan hô hấp như
mang, phổi để trao đổi khí ?
Câu 2( 4,0 điểm).
Tìm hiểu sự vận chuyển máu trong động mạch và mao mạch, em hãy cho biết:
- Vận tốc máu thay đổi như thế nào?
- Sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
- Do những ưu điểm nào mà mao mạch trở thành địa điểm trao đổi chất lí tưởng
giữa máu và tế bào?
Câu 3( 4,0 điểm).
Phân biệt hệ tuần hoàn của các loài: tôm, cá ? Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở chi
thích hợp với động vật kích thước nhỏ, ít hoạt động nhưng côn trùng lại hoạt động tích
cực?
Câu 4( 4,0 điểm).
Nhận định các câu sau là đúng hay sai? Giải thích?
a) Chi có hệ tuần hoàn kép mới mang lại hiệu quả cao cho việc trao đổi khí. Ở cá,
do có hệ tuần hoàn đơn, máu từ tim đến cơ quan là máu pha nên không đáp ứng cao nhu
cầu oxi cho cơ thể?
b) Sự vận động bắt mồi ở cây gọng vó là sự kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa
ứng động
Câu 5( 4,0 điểm).
a)Hãy nêu các chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở động vật? Lấy ví dụ minh
họa?
b) Hãy thiết kế thí nghiệm để phát hiện có hiện tượng hô hấp ở thực vật?


Đáp án:
Câu 1. a) Phân biệt những đặc điểm đặc trưng trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt và
động vật ăn TV( 3 điểm: mỗi ý phân biêt: 1 điểm)


Đv ăn thịt
ĐV ăn TV
***Bộ hàm: răng anh phát triển,
*** Bộ hàm: răng nanh giống răng
nhọn; răng hàm bé, bề mặt nghiền
cửa; răng hàm to, bề mặt nghiền lớn
hẹp, răng ăn thịt lớn
***Dạ dày: có dạ dày đơn;
***Dạ dày: có 4 túi ở ĐV nhai lại
+ thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu
( ĐV có dạ dày kép ) và 1 túi ở ĐV
hóa hóa học. Thức ăn được làm
không nhai lại( ĐV có dạ dày đơn)
nhuyễn và thấm đều dịch vị, enzim
- Ở ĐV có đạ dày kép gồm 4 túi
pepsin thủy phân protein thành peptit gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ
múi khế
+ dạ cỏ: là nơi lưu trữ và làm mềm
thức ăn, có nhiều vi sinh vật sống
cộng sinh 0tiêu hóa xenlulozo và các
chất dinh dưỡng khác
+ Dạ tổ ong và dạ lá sách: giúp hấp
thụ bớt nước
+ Dạ múi khế: tiết enzim pepsin và
HCL tiêu hóa protein trong cỏ và vi
- Manh tràng tiêu biến, không có ý
sinh vật
nghĩa trong tiêu hóa
- Ở ĐV có dạ dày đơn: có manh
tràng rất phát triển, nơi tiêu hóa xen

nulozo nhờ vi sinh vật sống cộng
sinh tại đây
*** Ruột non: ngắn hơn nhiều, các
*** Ruột non: rất dài; các chất dinh
chất dinh dưỡng được tiêu hóa và
dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp
hấp thụ ở đây
thụ ở đây
b) Những Đv đa bào kích thước lớn cần phải có cơ quan hô hấp như mang, phổi để trao
đổi khí, vì: Những động vật da bào có kích thước lớn có ti lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể
và thể tích cơ thể nhỏ nên lượng khí khuếch tán qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được
nhu cầu trao đổi khí nên phải hô hấp qua các bộ phận như mang, phổi ( 1 điểm)
Câu 2. Sự vận chuyển máu trong ĐM và MM ( 1 điểm)
- Vận tốc máu chảy trong mao mạch rất chậm( 0,5 mm / s)
- Vận tốc máu chảy trong động mạch rất nhanh(500 - 600 mm / s)
*** Ý nghĩa: máu chảy chậm tạo điều kiện cho máu kịp thời trao đổi chất với tế bào. Máu
chảy nhanh để kịp thời đưa máu đến cơ quan đồng thời chuyển nhanh các sản phẩm của
hoạt động tế bào đến nơi cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết ( 1 điểm)
*** Mao mạch là địa điểm trao đổi chất lí tưởng giữa máu và tế bào, do: ( 2 điểm)


+ có đường kính hẹp
+ phân bố khắp nơi
+ diện tích tiếp xúc lớn
Câu 3. Phân biệt hệ tuần hoàn của tôm và cá ( 2 điểm)
Tôm
Cá
- Có HTH hở
- Có HTH kín
- Đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn hở: - Đặc điểm cấu tạo:

+ Giữa ĐM và TM không có mao
+ Giữa ĐM và TM có mao mạch nối
mạch nối, tim chưa phát triển
+ Máu chảy trong ĐM với áp lực
+ Máu chảy trong ĐM với áp lực
cao, tốc độ nhanh, tim phát triển
thấp, tốc độ chậm
+ Khả năng điều hòa và phân phối
+ Khả năng điều hòa và phân phối
máu đến cơ quan nhanh
máu đến cơ quan chậm
+ Máu tiếp xúc không trực tiếp với
+ Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế
các tế bào mà thông qua dịch mô
bào
+ Máu chứa sắc tố hô hấp là
+ Máu chứa sắc tố hô hấp là
hêmoglobin nên máu có màu đỏ
hêmoxianin nên máu có màu xanh
b) ( 2 điểm) Hệ tuần hoàn nhỏ chi thích hợp cho động vật kích thước nhỏ, ít hoạt động vì
máu chảy với tốc độ chậm, điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan chậm nên không
thể đáp ứng nhu cầu cao về oxi thải nhanh CO2 cho các động vật ưa hoạt động
- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có khả năng hoạt động tích cực vì côn trùng
không sử dụng hệ tuần hoàn để cung cấp O2 cho tế bào và thải CO2 ra khỏi cơ thể
- Côn trùng trao đổi khí bằng hệ thống ống khí
Câu 4. a) Sai. Vì: - Hệ tuần hoàn kép nhưng chứa máu pha ( ở lớp ếch nhái), ít pha (ở lớp
bò sát) sẽ hạn chế khả năng trao đổi khí của tế bào
- Cá có hệ tuần hoàn đơn nhưng máu không có sự pha trộn ( từ cơ quan máu về tim lên
mang: có nhiều CO2, từ mang  cơ quan: nhiều O2 ( 2 điểm)
b) Đúng. Giải thích ( 2 điểm)

Câu 5. – Chi ra được 2 chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh: tập trung hóa và đầu hóa
( 2 điểm)
- Lấy ví dụ ( 2 điểm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×