Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Những câu hỏi khó môn sinh học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.79 KB, 3 trang )

ÔN TẬP SINH HỌC 7
Câu 1: Trình bày những đặc điểm chung của lớp thú? Bằng những kiến thức đã học hãy
chứng minh nguồn gốc của thú?
Trả lời:
* Đặc điểm chung của lớp thú:
- Là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Đẻ con( hiện tượng thai sinh) nuôi con bằng sữa do tuyến vú tiết ra.
- Thân có lông mao bao phủ
- Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, răng mọc trong lỗ răng.
- Tim 4 ngăn, tuần hoàn máu theo 2 vòng.
- Não phát triển, thể hiện ở các phần của não: mấu não sinh tư và tiểu não, thân nhiệt ổn
định( đẳng nhiệt)
* Nguồn gốc của thú:
- Thú ngày nay còn mang những đặc điểm giống bò sát, thể hiện:
+ Qua đại diện thú mỏ vịt còn mang các đặc điểm: Đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi, chi
nằm ngang, đai vai có xương quạ, có huyệt, thú cái có tuyến sữa, song không có núm vú.
+ Qua các hóa thạch của nhóm bò sát răng thú sống ở Đại Trung Sinh có mang các đặc điểm
giống thú: có răng mọc trong lỗ chân răng ở răng hàm, bộ răng đã phân hóa thành răng cửa,
răng nanh, răng hàm, chân không ở vị trí nằm ngang mà nằm dưới cơ thể, đầu gối chân sau
hướng về phía trước.
Tóm lại qua các đặc điểm của thú giống đặc điểm của bò sát cổ( bò sát răng thú) sống
ở Đại Trung Sinh và các đặc điểm của lớp thú( đại diện là thú mỏ vịt) giống với bò sát
chứng tỏ thú ngày nay có nguồn gốc từ bò sát cổ.
Câu 2: Hãy nêu bằng chứng về những mối quan hệ giữa các nhóm động vật, từ đó cho
nhận định của em về nguồn gốc của các nhóm động vật hiện nay. Cá voi có quan hệ họ
hàng gần với hươu sao hơn hay cá chép hơn?
Trả lời:
* Mối quan hệ giữa các nhóm động vật:
- Khi nghiên cứu các di tích hóa thạch của lưỡng cư cổ đã được tìm thấy sống cách đây 350
triệu năm, trên di tích hóa thạch lưỡng cư cổ còn mang nhiều đặc điểm của cá vây chân cổ:
Có vảy, có vây đuôi, có di tích nắp mang...


- Khi nghiên cứu các di tích hóa thạch của chim cổ đã được tìm thấy sống cách đây 150 triệu
năm, trên di tích hóa thạch chim cổ còn mang nhiều đặc điểm của bò sát : cánh có vuốt, đuôi
dài, có nhiều đốt sống đuôi, chi dưới là sự biến đổi của loại chi 5 ngón, hàm có răng...
- các đại diện thú như thú mỏ vịt, thú có túi về khung xương, cấu tạo các chi và còn một số
đặc điểm như đẻ trứng, thân nhiệt thấp và thay đổi... giống với bò sát.
* Nhận định:
- Từ những điểm giống nhau giữa lưỡng cư cổ và lưỡng cư ngày nay nhận thấy chúng có
quan hệ họ hàng với lớp cá.
- Từ những điểm giống nhau giữa bò sát, chim cổ, chim ngày nay và thú nhận thấy giữa
chúng có mối quan hệ họ hàng.
* Cá voi thuộc lớp thú, theo nghiên cứu và phân loại của động vật học có quan hệ họ hàng
gần với hươu sao hơn.
Câu 3:a, Hãy chứng minh tổ tiên của chim là bò sát cổ?
b, Trình bày những đặc điểm cấu tạo bộ xương của chim bồ câu thích nghi với sự bay?


c, Vì sao khi nuôi gà nhốt và cho gà ăn các loại thức ăn hạt, người ta phải cho gà ăn
thêm các hạt sỏi nhỏ?
Trả lời:
a, Chứng minh tổ tiên của chim là bò sát cổ:
- Xét các đặc điểm của chim và bò sát:
+ Chim và bò sát ngày nay có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau: đều có da khô, chân có
vảy sừng. Trứng của chim và bò sát đều có nhiều noãn hoàng.
+ Phôi chim trong quá trình phát triển ban đầu có nhiều đặc điểm giống bò sát: đuôi dài, có
nhiều đốt, chi trước chưa biến thành cánh.
- Xét các đặc điểm chim cổ giống bò sát:
+ Đuôi dài, có 20 đốt sống đuôi, hàm có răng nhỏ, chi trước có 3 xương bàn riêng biệt và 3
ngón có móng lớn, xương mỏ ác nhỏ, không có xương lưỡi hái, xương không xốp.
Từ những đặc điểm giống nhau giữa chim ngày nay và hóa thạch chim cổ với bò sát,
chứng tỏ chim phải có nguồn gốc từ bò sát cổ.

b, Những đặc điểm cấu tạo của bộ xương thích nghi với sự bay:
- Cột sống gồm 4 phần: phần cổ và đuôi gồm những đốt sống khớp với nhau nên chim cử
động rất linh hoạt, phần lưng và phần chậu các đốt sống gắn lại với nhau, là chỗ tựa vững
chắc cho lồng ngực và đai vai.
- Hai đốt sống hông gắn với xương chậu là chỗ tựa vũng chắc cho chi sau.
- Xương mỏ ác rộng, có mào lớn ở giữa là xương lưỡi hái dùng làm chỗ bám cho các cơ
ngực.
- Đai vai có 2 xương quạ lớn, làm cột trụ cho xương bả và xương cánh, hai xương đòn nhỏ
có tác dụng khi chim vỗ cánh.
- Chi trước là cánh gồm các xương: 1 xương ống tay, 2 xương cánh tay, 2 xương bàn tay, 3
xương ngón tay, ngón giũa có một đốt dài.
- Xương chim xốp, nhẹ, mỏng thuận lợi cho sự bay.
c, Khi nuôi gà nhốt và cho gà ăn các loại thức ăn hạt, người ta phải cho gà ăn thêm các
hạt sỏi nhỏ vì:
- Thức ăn vào cơ thể được gà chứa trong diều, nhưng quá trình nghiền nát tiêu hóa thức ăn
được thực hiện tại dạ dày cơ của gà.
- Để việc nghiền nát thức ăn bằng hạt được dễ dàng gà thường ăn thêm sỏi, cát. Khi dạ dày
cơ co bóp, những hạt sỏi cát góp phần nghiền nát thức ăn.
- Khi ta nuôi gà nhốt và cho ăn thức ăn hạt ta cần phải cho gà ăn thêm sỏi, cát vì không cung
cấp thêm cho gà, gà không tự kiếm nổi thì quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gặp khó khăn.
Câu 4: Trình bày cấu tạo hệ tiêu hóa và sự tiêu hóa thức ăn của Châu Chấu. Kiểu dinh
dưỡng của Châu Chấu gây ảnh hưởng như thế nào đến mùa màng?
Trả lời:
- Châu Chấu có hệ tiêu hóa rất phát triển và phân hóa gồm các bộ phận: Miệng, phần phụ
miệng kiểu nghiền, tuyến nước bọt, hầu, diều, mề, ruột tịt, ruột, trực tràng.
- Sự tiêu hóa thức ăn: Thức ăn gồm lá cây và chồi non được đưa vào miệng nghiền nhỏ và
thấm nước bọt đến diều đến dạ dày, ở đây thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ và được tiêu hóa
bởi dịch vị do ruột tịt tiết ra. Chất dinh dưỡng sau tiêu hóa được ngấm qua ruột vào cơ thể
và chất bã được thải ra ngoài qua hậu môn.
- Do đặc điểm của Châu Chấu là rất phàm ăn, chuyên ăn lá cây, các chồi non và có hệ tiêu

hóa phát triển nên khi chúng sinh sản và phát triển mạnh chúng gây hại rất lớn cho mùa
màng của con người.




×