Tải bản đầy đủ (.ppt) (27 trang)

BAI GIANG chu de day hoc mon giao duc cong dan THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.65 KB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẾ SƠN

XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO
NĂNG LỰC CỦA HS
TRONG MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN
Quế Sơn, ngày 13 tháng 10 năm 2016


Xuất phát từ nội dung dạy
học và xu thế dạy học
phân hóa của thế giới

Phương pháp dạy học

Kĩ thuật tổ chức
hoạt động học
của học sinh

Kiểm tra, đánh giá

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC


1. Xuất phát từ nội dung dạy học và xu thế
dạy học phân hóa của thế giới
a) Về nội dung dạy học hiện nay:
- Nội dung có sự trùng lặp ở nhiều chương, bài.
- GV tổ chức dạy học gây sự nhàm chán, mất


thời gian.
- Kiến thức chưa có hệ thống, chưa thấy được
mối quan hệ giữa các nội dung sự kiện với nhau,
- Không tạo hứng thú trong học tập của học sinh.


- Do vậy, trong dạy học hiện nay cần xác
định những nội dung rời rạc, thiếu mối liên
hệ, có những điểm tương đồng gần nhau
thành các chủ đề dạy học.
- Nhằm khắc phục những hạn chế, phát
huy được những ưu thế của việc tổ chức
dạy học theo chủ đề, giúp học sinh xâu
chuỗi, liên hệ, kết nối được các nội dung
với nhau.


b) Xu thế của thế giới
- Dạy học phân hóa xây dựng các chủ đề dạy
học là xu thế tất yếu của tất cả các nước như
Úc, Hàn Quốc, Mĩ…
- Dạy học phân hóa theo chủ đề phù hợp với
đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học
tập, phù hợp nhu cầu học tập của HS. Trên cơ
sở đó, phát triển tối đa năng lực của từng HS.
- Quá trình tổ chức dạy học phân hóa bằng các
chủ đề đảm bảo cho việc phát triển các năng lực
chuyên biệt.



2. Về phương pháp dạy học
- Dạy học hình thành các năng lực như: NL
tự học; NL phát hiện và giải quyết vấn đề;
NL sáng tạo;... Trong đó, năng lực sáng tạo,
năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của
HS là quan trọng.
- Để có thể đạt được mục tiêu đó, PPDH
cần phải đổi mới sao cho phù hợp với tiến
trình nhận thức khoa học để HS có thể
tham gia vào hoạt động tìm tòi, sáng tạo,
giải quyết vấn đề.


- Dạy học là hoạt động, trong đó học sinh là
chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ chức,
kiểm tra, định hướng hoạt động học tập .
- Dạy học là sự tương tác thống nhất biện
chứng của ba thành phần trong hệ dạy học
bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt
động dạy học.
- Định hướng dạy học là phát huy tính tích cực
của người học.


3. Về kĩ thuật tổ chức hoạt động học của
học sinh
- Việc tổ chức các hoạt động dạy học như sau:
+ GV tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho
HS;
+ HS tự chủ tìm tòi, giải quyết vấn đề đặt ra;

+ HS phát biểu kết quả làm việc, trao đổi, bổ
sung, tranh luận;
+ GV tổng kết, khái quát hóa, kiểm tra kết quả
học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội
dung cụ thể đã xác định.


- Để tổ chức được quá trình dạy học
như trên, thay cho việc dạy học theo từng
bài/tiết trong SGK như hiện nay, cần phải
căn cứ vào CT, SGK hiện hành, lựa chọn
nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học
phù hợp với việc sử dụng PPDH tích cực
trong điều kiện thực tế của nhà trường.
- Tiến trình dạy học chủ đề được tổ chức
thành các hoạt động học của HS để có thể
thực hiện ở trên lớp và ở nhà. Mỗi tiết học
trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt
động trong tiến trình sư phạm


4. Về kiểm tra, đánh giá trong quá trình
dạy học
- KTĐG trong quá trình dạy học sinh là
những hoạt động quan sát, theo dõi, trao
đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn
luyện của HS.
- ĐG phải hướng tới sự phát triển phẩm
chất và năng lực của HS thông qua mức độ
đạt chuẩn KT, KN, TĐ và các biểu hiện năng

lực, phẩm chất của HS.


a) Đánh giá quá trình học tập của học sinh
- Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực
hiện nhiệm vụ của HS/nhóm; kịp thời giúp đỡ HS
vượt qua khó khăn.
- Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập...
của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa
làm được,
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất,
năng lực của HS, quan sát các biểu hiện trong quá
trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động
tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển
một số phẩm chất, năng lực của HS.


b) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh
Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS
trong dạy học được thực hiện qua các bài
kiểm bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo
4 mức độ:
- Nhận biết;
- Thông hiểu;
- Vận dụng thấp;
- Vận dung cao.


II. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

1. Đặc trưng của chủ đề dạy học
- Dạy học theo chủ đề vẫn phải đảm bảo
các chuẩn KT, KN, TĐ của chương trình,
SGK, nhưng được nâng lên một mức độ
nhất định cao hơn.
- Vấn đề được học tập trong chủ đề phải là
một vấn đề cơ bản của CT,SGK có mối
quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm
tương đồng về nội dung kiến thức, khi hình
thành chủ đề thì tạo nên một chuỗi các vấn
đề học tập cần giải quyết


- Nội dung của các chủ đề giúp HS có
những hiểu biết về những kiến thức cơ bản,
qua đó HS có những kiến thức để tổng kết,
hệ thống hoá, củng cố, thực hành,... Mặt
khác, chủ đề còn nhằm mục đích ôn tập,
củng cố kiến thức đã học và đòi hỏi HS đào
sâu luôn kiến thức đã học.
- Chủ đề cần toàn diện, có tính hệ thống,
thể hiện mối quan hệ giữa các lĩnh vực của
đời sống xã hội.


- Nội dung chủ đề phải đảm bảo chuẩn KT, KN,
TĐ của CT, SGK và phát triển năng lực HS.
- Kênh hình, tư liệu tham khảo của chủ đề phải
góp phần tạo điều kiện cho HS tham gia các
hoạt động học tập và hình thành năng lực trong

học tập.
- Chú ý đến tính vừa sức của chủ đề: Cân đối
giữa khối lượng và mức độ kiến thức trong chủ
đề


- Nội dung chủ đề không dừng lại ở biết kiến
thức mà nâng cao trình độ nhận thức, tức
hiểu, lý giải, xâu chuỗi tìm ra các mối quan
hệ, tác động, ảnh hưởng của các nội dung
và khả năng vận dụng các kiến thức đã học
vào giải quyết những vấn đề khác trong học
tập và thực tiễn, tức hình thành năng lực
trong học tập của HS...
- Các chủ đề dạy học cần chú trọng đến việc
giáo dục thái độ, tình cảm, tư tưởng.


Tóm lại, việc xây dựng chủ đề và dạy học
theo chủ đề trong môn GDCD cần đảm bảo
yêu cầu sau:
- Nội dung chủ đề phải tổng hợp được các
kiến thức liên quan và hình thành được năng
lực cho HS trong thực tiễn;
- Cần xác định PPDH tích cực phù hợp để
khai thác chủ đề; chú trọng yếu tố sử dụng
công nghệ thông tin là phương tiện hỗ trợ.
- Kết quả chủ yếu cần đạt sau khi dạy học
theo chủ đề: HS biết làm gì? Hình thành năng
lực gì?



TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG
MỘT CHỦ ĐỀ DẠY
HỌC
MÔN GDCD


Bước 1. Xác định tên chủ đề và
thời lượng cần thực hiện
- Tên chủ đề bao quát được các đơn vị kiến thức
- Chủ đề có thời lượng ít nhất là 2 tiết
Lưu ý: Về thời gian dạy dạng chủ đề có nhiều bài dạy
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung
nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu
cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn
thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài
(đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy
định trong phân phối chương trình.


Bước 2. Xây dựng nội dung chủ đề
-- Nội dung chủ đề cần tạo nên một chuỗi các
vấn đề học tập cần giải quyết (từ dễ đến khó,
đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ
đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao
cho HS),
Kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý (xây dựng
các đề mục)

Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp; đảm
bảo các yêu cầu về chuẩn KT, KN, TĐ và các
năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối
với HS.


Bước 3. Xác định chuẩn kiến thức, kỹ
năng, thái độ và năng lực, phẩm chất
cần hướng tới cho HS
- Xác định chuẩn KT, KN, TĐ theo chương trình hiện

hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho
HS theo PPDH tích cực, từ đó xác định các năng lực
và phẩm chất có thể hình thành cho HS trong chủ đề
sẽ xây dựng.
- Một số năng lực chung: Tự học, phát hiện và giải
quyết vấn đề, sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác; Sử
dụng CNTT,…
- Một số phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Làm chủ
bản thân; Thực hiện nghĩa vụ HS,…


Bước 4. Xây dựng bảng mô tả các
cấp độ tư duy cho mỗi đề mục hoặc
chung cho cả chủ đề
- Nhận

biết;

-Thông hiểu;

- Vận dụng thấp;
- Vận dụng cao


Bước 5. Cụ thể hóa tiến trình hoạt động
dạy - học chủ đề.
- Khi thiết kế và biên soạn giáo án dạy học chủ đề, GV cần
xác định các PPDH và KTDH tích cực phù hợp với từng nội
dung nhỏ của chủ đề.
- Coi trọng tiến trình hoạt động học của HS, nghĩa là:
+ GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện giải pháp đã lựa chọn
để giải quyết vấn đề.
+ HS hoạt động tự lực giải quyết nhiệm vụ (Cá nhân, cặp đôi
hoặc nhóm nhỏ).
+ GV tổ chức cho HS thảo luận và báo cáo kết quả làm việc.
+ GV hướng dẫn HS nhận định các kết quả và rút ra kết luận.
GV chốt các kiến thức thu được, gợi ý HS phát hiện các vấn
đề cần giải quyết tiếp theo.


Bước 6. Xác định các sản phẩm cần
hoàn thành hoặc biên soạn câu hỏi, bài
tập tương ứng với các cấp độ tư duy đã
mô tả (Kiểm tra, đánh giá HS)
- Các sản phẩm cần hoàn thành: Có thể yêu cầu

HS hoàn thành dự án, kế hoach, kết quả thực
nghiệm về 1 vấn đề, vẽ tranh, sưu tầm, …
- Câu hỏi, bài tập dùng trong quá trình kiểm tra,
đánh giá HS.



GIỚI THIỆU 5 CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
MÔN GDCD CẤP THCS
(Tham khảo)


×