GIÁO DỤC VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo là một nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường
Việt Nam là một quốc gia có hơn 3260 km bờ biển và 4000 hòn đảo, trong
đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa Biển Đông – một giao lộ hàng
hải quan trọng bậc nhất thế giới.
Tài nguyên biển đa dạng: thuỷ-hải sản (11000 loài sinh vật cư trú trong
20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình, 6000 loài động vật đáy, 2038 loài cá, 225 loài
tôm biển, 662 loài rong biển, 17 loài thú biển,…); trữ lượng dầu khí rất lớn, băng
cháy, photphorit, đất hiếm,… lại có tiềm năng du lịch to lớn với 125 thắng cảnh.
Biển đảo Việt Nam có vai trò to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước hiện nay. Vì vậy tuyên truyền, giáo dục chủ quyền về biên giới,
biển đảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Đó cũng là
đòi hỏi cấp thiết của thực tế đời sống xã hội hiện nay.
Mục tiêu chủ yếu của giáo dục về biển đảo trong trường phổ thông:
- Giáo dục cho học sinh có nhận thức đúng về biển và hải đảo (một bộ
phận lãnh thổ của Tổ quốc), có ý thức và thái độ tích cực đối với vùng biển đảo,
tài nguyên, môi trường biển, thiên tai thường gặp và cách phòng chống.
- Giúp học sinh có ý thức trách nhiệm với biển cũng như tài nguyên, môi
trường biển; có những hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu
biết thêm về biển; nắm được vấn đề phát triển kinh tế gắn với việc bảo vệ tài
nguyên môi trường biển đảo theo hướng bền vững; từ đó, có ý thức trách nhiệm
bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
2. Tài liệu giáo dục về biển đảo trong trường phổ thông
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục Việt
Nam đã tổ chức biên soạn Tủ sách Biển Đảo Việt Nam gồm 3 bộ sách: 1. Giáo
dục về biển – đảo Việt Nam, 2. Kể chuyện về biển đảo Việt Nam, 3. Chuyên đề về
Hoàng Sa - Trường Sa.
Đây là tủ sách vừa có tính khoa học vừa có tính sư phạm, được tổ chức
biên soạn công phu và thẩm định rất chặt chẽ nhằm cung cấp tư liệu, thông tin có
hệ thống, chính xác và hàm súc về biển đảo Việt Nam, vừa đáp ứng được yêu cầu
giáo dục về biển đảo trong nhà trường vừa phục vụ công tác tuyên truyền về biển
đảo trong xã hội.
1
Trực tiếp phục vụ nhiệm vụ giáo dục về biển đảo và quốc phòng - an ninh
trong trường phổ thông, bộ sách Giáo dục về biển – đảo Việt Nam do PGS.
Nguyễn Đức Vũ chủ biên, cung cấp những kiến thức chung về giáo dục biển đảo,
một số phương pháp giáo dục về biển đảo trong giờ lên lớp và ngoài giờ lên lớp
phù hợp với yêu cầu dạy – học về biển đảo Việt Nam ở từng cấp lớp (Tiểu học,
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông).
3. Giáo dục về biển đảo trong trường Tiểu học
Đối với bậc Tiểu học, theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học
2014-2015 số: 4119 /BGDĐT-GDTH ngày 6 tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã chỉ đạo các trường Tiểu học phải “Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học
Tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi
trường biển, hải đảo, ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục.
Theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu
quả. Ở bậc Tiểu học, giáo dục về biển, đảo Việt Nam có thể thực hiện trong giờ
chính khóa của nhiều bộ môn như Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử, Địa Lí,
Khoa học, Mĩ thuật (Tập vẽ), và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo
dục về biển, đảo thông qua việc khai thác những nội dung có liên quan đến biển
đảo trong từng môn học. Tùy theo nội dung, đặc điểm và khả năng tích hợp giáo
dục biển đảo mà lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp với hai cấp độ: toàn phần
(có chủ đề riêng về biển đảo Việt Nam); bộ phận (bài có nội dung lồng ghép về
biển đảo Việt Nam).
Để thực hiện nhiệm vụ trên, giáo viên có thể sử dụng cuốn sách Giáo dục
về biển – đảo Việt Nam dành cho giáo viên và học sinh Tiểu học để làm tư liệu
tham khảo trong việc dạy – học chính khóa hoặc ngoại khóa.
Cuốn sách có 3 nội dung chính trình bày thành ba phần:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của giáo dục về biển đảo
Giới thiệu khái quát về Biển Đông và vùng biển nước ta, những vấn đề về
mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, chiến lược, hình thức, phương pháp giáo dục về
biển đảo trong giờ chính khóa và hoạt động ngoại khóa ở nhà trường phổ thông.
2
Phương pháp giáo dục biển – đảo mà các tác giả trình bày ở đây là các
phương pháp sư phạm tích cực, tương tác: Phương pháp đàm thoại gợi mở,
Phương pháp giải quyết vấn đề, Phương pháp thảo luận nhóm, Phương pháp
đóng vai.
Phần thứ hai: Giáo dục về biển đảo trong giờ lên lớp
Trong phần này, các tác giả giới thiệu các bài giáo dục về biển đảo có trong
SGK Lịch sử và Địa lí 4, Lịch sử và Địa lí 5. Mỗi bài đều có cấu trúc:
I. Mục tiêu giáo dục về biển đảo, II. Kiến thức cơ bản,
III. Câu hỏi và bài tập, IV. Tư liệu tham khảo.
Đây là những bài gợi ý giúp giáo viên Tiểu học tổ chức hoạt động giáo dục
về biển đảo. Ví dụ: Ở SGK Địa lí lớp 4 và lớp 5, những bài có nhiều cơ hội để
giáo dục về biển đảo Việt Nam là:
LỚP
Bài có
chủ đề riêng
về biển đảo
Việt Nam
Bài có nội dung
lồng ghép
về biển đảo Việt Nam
4
Bài 29: Biển, Bài 16: Thành phố Hải
(7 đảo và quần đảo Phòng (SGK, tr 113);
bài) (SGK, tr 149);
Bài 24: Dải đồng bằng
Bài 30: Khai duyên hải miền Trung
thác khoáng sản (SGK, tr 135);
và hải sản ở Bài 25, 26: Người dân
vùng biển Việt và hoạt động sản xuất ở
Nam (SGK, tr đồng bằng duyên hải
152)
miền Trung (SGK, tr
Mục đích
cần đạt được
- Biết được nước ta có
vùng biển rộng với nhiều
đảo và quần đảo.
- Hiểu được biển đảo nước
ta có nhiều tài nguyên quý
cần được bảo vệ và khai
thác hợp lí.
- Biết được nước ta đang
phát triển khai thác dầu
138);
khí, đánh bắt, nuôi trồng
Bài 28: Thành phố Đà thủy sản.
Nẵng (SGK, tr 147).
5
(4
bài)
Bài 5: Vùng Bài 1: Việt Nam – đất - Biết được vị trí, đặc điểm
biển nước ta nước chúng ta (SGK, tr và vai trò của vùng biển
(SGK, tr 77)
66);
nước ta đối với khí hậu.
Bài 11: Lâm nghiệp và - Hiểu được biển nước ta
thủy sản (SGK, tr 89);
giàu tài nguyên và có ý
Bài 15: Thương mại và thức bảo vệ, giữ gìn, khai
thác tài nguyên.
du lịch (SGK, tr 98).
3
Phần thứ ba: Giáo dục về biển đảo ngoài giờ lên lớp
Giới thiệu một số mẫu hoạt động giáo dục về biển đảo ngoài giờ lên lớp: Tổ
chức Tổ địa lí biển – đảo, Câu lạc bộ biển – đảo, Tổ chức trò chơi “đưa tôi về
đúng địa chỉ”, hái hoa dân chủ, đố vui về biển – đảo, mở rộng vốn từ về biển – đảo
xoay quanh một số chủ đề: các thắng cảnh, các đảo và quần đảo, huyện đảo, thành
phố ven biển, tài nguyên biển – đảo; Tổ chức tham quan, dã ngoại,… Ví dụ: Các
thắng cảnh, huyện đảo, khu vực phát triển kinh tế biển của đất nước và địa
phương, nơi tưởng niệm liệt sĩ hi sinh vì chủ quyền Tổ quốc,...
Vũng Rô, tỉnh Phú Yên.
Ngoài ra, các thầy, cô có thể tổ chức tham quan triển lãm hoặc sưu tầm, tranh
ảnh, các cuộc thi vẽ tranh/ kể chuyện/ làm mô hình/ báo tường,… về biển đảo Việt
Nam; giáo dục về biển – đảo qua tiết chào cờ đầu tuần, hoặc tổ chức các hoạt động
“Hướng về biển, đảo quê hương” như các tỉnh, thành đã làm trong thời gian qua,
nhất là thời điểm chính quyền Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương-981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. Ví dụ:
4
Canh giữ biển đảo.
Trần Thùy Linh - 10 tuổi – Tp. Hồ Chí Minh.
Tình quân dân. Vũ Thị Hồng Gấm – Bến Tre.
Khám phá biển. Lâm Nguyễn Ngọc Châu - Vĩnh Long.
5
Sáng 15-5-2014, Trường Tiểu học Hạ Long, TP.Vũng Tàu tổ chức lễ mít tinh
với chủ đề “Trường Tiểu học Hạ Long với biển đảo quê hương”. Học sinh xếp
hình bản đồ Việt Nam có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
Sáng 15-5-2014, các em học sinh Nhà thiếu nhi tỉnh Đồng Nai biểu diễn các ca khúc về biển đảo Tổ
quốc tại cuộc mít tinh phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển đặc quyền kinh
tế của nước ta.
6
Tối 21-7-2014, tỉnh Tây Ninh tổ chức Chương trình “Biên giới khúc tình ca” để phát động
phong trào đóng góp ủng hộ cho Quỹ “Vì biển đảo quê hương”.
Những chiếc áo đỏ thắm thể hiện tình cảm tha thiết với biển đảo Tổ quốc trong Hội trại
“Ước mơ tuổi thơ”.do Thị Đoàn Phước Lon, tỉnh Bình Phước tổ chức tháng 7-2014.
7
Bé Nguyễn Hải Hoàng Huy, HS lớp 2/4, Trường Tiểu
học Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
dành tiền nuôi heo đất để ủng hộ chương trình
"Chung tay cùng biển đảo".
Tuổi trẻ Bình Thuận với Hoàng Sa, Trường Sa.
8
Lá thư
của Nguyễn Hải Hoàng Huy
gửi các chiến sĩ đang làm
nhiệm vụ ở Hoàng Sa.
Mô hình Nhà giàn tại Trường Trung Nhứt 1, quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ giúp học sinh
hiểu được nhiệm vụ khó khăn nhưng rất vinh quang của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn
gió. Ảnh: tuoitre.vn.
9
Đưa đảo về với trường học: Dựng Cột mốc Trường Sa tại Trường
Tiểu học Ngọc Tố 2 xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Ngày 1-6-2014, tại Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, TP. Rạch Giá, bà Nguyễn
Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD & ĐT Kiên Giang trao tượng trưng số tiền 550
triệu đồng ủng hộ chương trình “Chung sức bảo vệ chủ quyền Biển Đông”.
10
Để có tư liệu dạy học về biển, đảo Việt Nam trong giờ chính khóa và hoạt
động ngoài giờ lên lớp, Quý thầy, cô có thể tham khảo hai bộ sách sau:
a) Kể chuyện biển, đảo Việt Nam (bốn tập). Chủ biên của bộ sách là
những chuyên gia có thâm niên nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí như GS. Lê
Thông, GS. Đặng Huy Lợi, PGS. Nguyễn Minh Tuệ,…
Bộ sách giới thiệu về 12 huyện đảo của Việt Nam một cách có hệ thống,
cung cấp những tư liệu phong phú, cập nhật, đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của mọi đối
tượng bạn đọc, nhất là các thầy, cô giáo và các em học sinh, sinh viên. Bộ sách
gồm 4 tập:
Tập 1 giới thiệu khái quát về biển đảo Việt Nam – một không gian sinh
tồn và phát triển kì thú, vai trò của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước nhìn từ nhiều góc độ.
Tập 2 giới thiệu các huyện đảo miền Bắc.
Tập 3 giới thiệu các huyện đảo miền Trung.
Tập 4 giới thiệu các huyện đảo miền Nam.
Thị trấn Cát Bà ở huyện đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng.
11
Cồn Cỏ - hòn đảo anh hùng.
Đây là bộ sách giúp học sinh, giáo viên nói riêng và bạn đọc nói chung có
thể nhanh chóng tiếp nhận hệ thống tư liệu (lịch sử, địa lí, kinh tế, văn hoá, xã hội)
về biển, đảo Việt Nam, nhất là tư liệu về 12 huyện đảo của nước ta.
Kể chuyện biển, đảo Việt Nam thực sự là tài liệu rất cần thiết cho việc dạy
học về biển đảo trong giờ chính khoá và ngoại khoá, cung cấp đầy đủ tư liệu để có
thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam trong nhà trường hiện nay.
Tuổi trẻ học đường Khánh Hòa nhiệt tình sẻ chia với những bài thi đạt giải
Cuộc thi “Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam” của tỉnh.
12
b) Bộ sách chuyên đề về Hoàng Sa - Trường Sa
Bộ sách gồm 4 cuốn:
-
Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa do TS. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã biên soạn.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học trong suốt
40 năm của Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Công trình
tâm huyết này dựa trên một nguồn tư liệu phong phú, đa
dạng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở trong
nước và ngoài nước; trong đó có tư liệu từ các văn bản
mang tính lịch sử, tính pháp lí cao như châu bản triều
Nguyễn, văn bản thực thi chủ quyền của chính quyền Tây
Sơn, thư tịch và bản đồ cổ của Nhà nước phong kiến Việt
Nam, tư liệu, bản đồ cổ của người phương Tây, và của
chính người Trung Quốc liên quan đến việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam
tại Hoàng Sa – Trường Sa. Những sử liệu này thể hiện ý chí, khí phách của nhiều
thế hệ Việt Nam, và chứng minh hùng hồn: Chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một sự thật lịch sử.
- Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc (hai tập) do Hồng Châu –
Minh Tân tuyển chọn, giới thiệu.
Bộ sách giới thiệu có hệ thống các bài báo và
tư liệu viết về cuộc sống của người dân,
chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió và những hoạt
động kết nối nghĩa tình, thắm đượm ý nghĩa
nhân văn cao đẹp, tạo nên sự đổi thay kì diệu
của Trường Sa. Tác giả của hai tập sách này
là những nhân chứng trung thực, viết về
những sự kiện nóng bỏng, hấp dẫn qua người
thực, việc thực trong cảnh huống sống động nơi tuyến đầu Tổ quốc. Vì thế,
“Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc” có sự cuốn hút về mặt cảm xúc,
dễ rung động lòng người, nhiều khi đến rơi nước mắt.
- Hoàng Sa, Trường Sa – Khát vọng hoà bình do Bùi Tất Tươm – Vũ Bá Hoà
biên soạn, tuyển chọn. Tác phẩm gồm hơn 500 bức ảnh được trình bày theo kiểu
văn bản phóng sự, các bức ảnh lại có mối tương quan tinh tế với lời tường thuật
nội dung để dẫn dắt người xem theo trình tự như một câu
chuyện, từ đó cung cấp thông tin tư liệu về chủ quyền
biển đảo, Khát vọng hòa bình của dân tộc,... Đặc biệt,
sách có những bức ảnh ghi lại những sự kiện hào hùng, bi
tráng như Hải chiến Hoàng Sa tháng 1 – 1974, Vòng tròn
bất tử Trường Sa tháng 3 – 1988 hay những công trình
13
xây dựng đảo nổi, đảo chìm, Nhà giàn DK1 để bảo vệ chủ quyền trong những
tháng năm nghiệt ngã, gian nan,...
Ba bộ sách trên thực sự là những ấn phẩm đẹp, tôn vinh chủ nghĩa yêu
nước.
4. Biển đảo là một bộ phận thiêng liêng của Tổ quốc
Hiện nay, Biển Đông là khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng hành
động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Từ lâu, Trung Quốc đã muốn chiếm trọn Biển Đông, ý đồ này thể hiện trên báo
chí truyền thông, trong SGK Địa lí từ Tiểu học đến Đại học của họ. (Xin xem bài
Trung Quốc dạy gì trong sách giáo khoa? trên báo Tuổi Trẻ ngày 8-6-2014).
Ví dụ:
-
Trang 2 và trang 3 quyển III bộ SGK THCS Nhà xuất bản Giáo dục
Nhân dân (tái bản năm 2005) ghi rõ: Trung Quốc có đường bờ biển dài
hơn 18.000km và sở hữu hơn 5.000 đảo lớn bé ở Biển Đông (trong đó
có cả QĐ Tây Sa tức Hoàng Sa và Nam Sa tức Trường Sa của Việt
Nam); từ cực nam đến cực bắc, Trung Quốc trải dài gần 50 vĩ độ (?).
(xem hình dưới đây)
14
-
Tấm bản đồ “10 đoạn” phi pháp của Trung Quốc: đường lưỡi
bò liếm trọn khoảng 90% diện tích Biển Đông.
Sự thật lịch sử là thế nào?
Việt Nam chúng ta có đủ bằng chứng để bác bỏ cái luận điệu xuyên
tạc của Trung Quốc. Tủ sách biển đảo Việt Nam của NXBGD Việt Nam như
đã giới thiệu ở trên đã cung cấp tư liệu, bằng chứng khẳng định sự thật lịch sử là:
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Công việc giáo dục về biển đảo Việt Nam phải làm thường xuyên trong
hoạt động giáo dục để thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ về chủ quyền thiêng liêng của
Tổ quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa – nơi mà những người con đất Việt từ người ngư
dân đến người lính, người kiểm ngư, cảnh sát biển đang ngày đêm phải đối mặt
với rất nhiều thử thách, nhất là sự tàn bạo của kẻ thù để bảo vệ chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc.
15
Giữa những ngày Biển Đông dậy sóng, các chiến sĩ cảnh sát biển
trao lá cờ đặc biệt về hậu phương.
Ảnh: Sơn Bách.
Họ là người lính tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hôm nay, và
chính họ cũng là những người kiên cường thực hiện lời Di huấn về chủ quyền lãnh
thổ mà Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1309) đã để lại cho các thế hệ Việt Nam:
“MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI,
CŨNG KHÔNG ĐƯỢC
ĐỂ LỌT VÀO TAY KẺ KHÁC...”
Nguồn tư liệu từ Tủ sách Biển Đảo Việt Nam của NXB Giáo dục Việt
Nam sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của Quý thầy cô và yêu cầu dạy học về biển đảo
Việt Nam trong nhà trường phổ thông. Chúng tôi tin rằng: Tìm hiểu Tủ sách Biển
Đảo Việt Nam, Quý thầy cô sẽ có thêm nhiều tư liệu, kiến thức quý báu về biển
đảo Việt Nam, và cảm nhận được nhiều điều về chủ nghĩa yêu nước của dân tộc để
truyền lửa cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay./.
16