Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Giao án tiểu học full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.24 KB, 50 trang )

MỤC LỤC

A.

GIÁO ÁN DỰ GIỜ
Toán (lớp 1)
SỐ 10
Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Thanh Huyền
Lớp : 1A6_Trường Tiểu học Thành Công B

I.

Mục tiêu

1.

Tri thức
+ Có biểu tượng ban đầu về số 10 .
Kỹ năng
+ Biết đọc ,viết số 10.
+ Biết so sánh các số trong phạm vi 10 , nhận biết số 10.
+ Vị trí của số 10 trong dãy số từ 0 đến 10.
Thái độ
HS có thái độ yêu thích môn toán và tìm các nhóm sự vật có số

2.

3.

lượng là 10.
II.


-

Phương tiện và đồ dùng dạy học
Giáo viên : sách giáo khoa , máy chiếu ,máy tính ,giáo án điện tử ,

tranh ảnh
Học sinh : sách giáo khoa ,vở ghi , bảng con
III.

Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh
1


A.

Ổn định tổ chức
Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay bài “
Chim ca líu lo”

-

HS hát

-

HS làm bài theo


B.

Kiểm tra bài cũ
Điền dấu > ,< ,= ?
Tổ 1
Tổ 2
0
9
8
9

Tổ 3
0
0

9
0
9
8
0
8
Các con làm bài theo tổ nhé , tổ 1 làm
bài phía bên trái , tổ 2 làm bài ở giữa,
còn tổ 3 làm bài phía bên phải.
Cô mời cả lớp làm bài vào bảng con.
GV gọi 3 hs của 3 tổ lên bảng làm bài.
Gọi 3 hs lần lượt đọc lại bài của mình.
Gọi HS nhận xét bài làm của từng hs.
Cả lớp ai làm đúng như các bạn nào ?
Cả lớp khen 3 bạn làm đúng nào.

Ai giỏi đọc cho cô từ 0 đến 9 nào?
Bạn nào đọc cho cô từ 9 đến 0 ?
Trong các số từ 0 đến 9 ,số nào lớn nhất
? số nào bé nhất ?

-

-

-

Số liền trước số 1 là số nào ?

-

Số liền sau số 8 là số nào ?

tổ
-

bài

-

Bài mới
a.

-

-


HS đọc bài

-

HS nhận xét

-

HS giơ tay

HS vỗ tay
HS đọc
HS đọc
HS : trong các số từ 0 đến 9
số 9 là lớn nhất , số 0 là số
bé nhất
HS : Số liền trước số 1 là số 0.
Số liền sau số 8 là số 9.
-

C.

-

HS lên bảng làm

Giới thiệu bài
Số liền sau số 8 là số 9 .Vậy liền sau 9
là số nào ? Đó chính là bài hôm nay

chúng ta học đấy bài “Số 10”.
Gọi 2 đến 3 hs nhắc lại tên bài học đồng
thời giáo viên viết đề bài lên bảng .
Cả lớp nhắc lại

-

-

HS lắng nghe và viết tên đề
bài vào vở.

-

HS nhắc lại bài học “Số 10”
Cả lớp nhắc lại “Số 10”

b.
-

Bài mới
Trên bảng của cô có hình ảnh các bạn
đang chơi 1 trò chơi dan gian . Đây là
trò chơi rồng rắn lên mây các con ạ .
2

-

HS lắng nghe



Có 1 số bạn làm rồng rắn và có 1 bạn
là thầy thuốc
- Cho cô biết :
+ Có mấy bạn làm rồng rắn ? Ai giỏi
lên đếm cho cô nào ?
+ Có mấy bạn làm thầy thuốc ?
+ Có 9 bạn thêm 1 bạn là bao nhiêu
bạn?
+ Các con quan sát lên bảng nói cho
cô biết có mấy chấm tròn ?
+ Thêm mấy chấm tròn nữa ?
+ 9 chấm tròn thêm 1 chấm tròn nữa
là bao nhiêu chấm tròn ?
-

-

Gv cùng hs đếm các con tính ,cô có
thêm 1 con tính nữa thì cô có bao
nhiêu con tính?
Các con mở bộ đồ dùng học tập ,lấy
cho cô 9 que tính.
Lấy thêm 1 que tính
Có 9 que tính thêm 1 que tính nữa có tất
cả bao nhiêu que tính ?
Ai giỏi đếm cho cô nào ?
Bạn nào có cách đếm khác ?
10 bạn , 10 chấm tròn ,10 con tính
người ta ghi bằng số 10.

Số 10 là số có mấy chữ số ?
Chữ số nào đứng trước ,chữ số nào
đứng sau ?
Gv : Chỉ lên bảng giới thiệu số 10 in và
số 10 viết
GV : gọi 3 đến 4 em đọc : “mười”
Cả lớp đọc “mười”
Gv chiếu dãy số từ 0 đến 9 bạn nào điền
sau 9 là số nào ?
Gv gọi nhiều hs đọc từ 0 đến 10
Cả lớp đọc.
GV gọi nhiều hs đọc từ 10 đến 0
+ Nhìn vào dãy số, cho biết số liền
sau số 9 là số nào ?
+ Liền trước số 9 là số nào ?
3

-

Hs
lên
bảng
đếm
1,2,3,4,5,6,7,8,9
Có 9 bạn làm rồng rắn.
Có 1 bạn làm thầy thuốc.
9 bạn thêm 1 bạn là 10 bạn.
Có 9 chấm tròn

-


Thêm 1 chấm tròn.
9 chấm tròn thêm 1 chấm
tròn nữa là 10 chấm tròn.
HS cùng đếm

-

Hs lấy ra 9 que tính

-

Lấy 1 que tính
9 que tính thêm 1 que tính là
10 que tính
HS: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
HS : 9 ,10
HS lắng nghe

-

-

Số có 2 chữ số
Số
1
đứng
trước ,số 0 đứng sau
Hs lắng nghe và
quan sát.

-

-

Hs đọc

-

Số 10

Hs đọc
Cả lớp đọc
Hs đọc
+ Số 10
-

+ Số 8
+ Số 0
+ Số 6
+ số 10


-

+ Liền trước số 1 là số nào ?
+ Nằm giữa số 5và 7 là ?
+ Trong các số từ 0 đến 10 ,số nào
có 2 chữ số ?
+ Các số còn lại có mấy chữ số ?
+ Số nào lớn nhất ?

Hs nghỉ giải lao (Hs hát và đếm bài “ 5
ngón tay ngoan”)

+ có 1 chữ số
+ Số 10

-

HS : cao 2 li ạ

c.

-

-

-

-

-

-

Thực hành
Bài tập 1: Viết số 10
Mục tiêu : Hướng dẫn cách viết số 10
Là số có 2 chữ số đầu tiên .Bạn nào cho
cô biết số 10 cao mấy li ?
Các con đã biết số 1 và số 0 cô chỉ lưu

ý các con khoảng cách giữa 2 chữ số
1 và 0 là nửa li .Các con quan sát cô
viết mẫu (gv viết mẫu).
GV hướng dẫn HS viết số 10 vào sgk :
Đặt bút dưới đường kẻ 3 viết số 1 cao
2 li sau đó lia bút viết số 0 sao cho
khoảng cách giữa số 1 và số 0 là nửa
li .Các con viết bài
GV quan sát viết bài.
GV chiếu sgk để chữa bài cho hs chọn 1
bài viết đúng 1 bài viết chưa đúng.
Gọi Hs nhận xét bài bạn.
Gv nhận xét và chốt kiến thức
Bài tập 2 : Số ?
Mục tiêu : Nhận biết số 10
Gv chiếu hình vẽ trong sách giáo khoa
lên side
+ Bức tranh 1 : 6 cây nấm
+ Bức tranh 2 : 8 cây nấm
+ Bức tranh 3 : 9 cây nấm
+ Bức tranh 4 : 10 cây nấm
Bài tập này,các con hãy đếm số cây
nấm ở mỗi hình và điền vào chỗ
chấm.
Gv quan sát hs làm bài sau đó gọi HS
lên bảng làm bài .
Gọi hs đọc lại bài mình làm
Gọi hs nhận xét .
Cô đã đi quan sát và thấy lớp mình làm
4


HS lắng nghe và
quan sát
-

-

Hs viết bài

-

Hs nhận xét bài

bạn

-

Hs lắng nghe

Hs lắng nghe và
làm bài
-

-

HS làm bài

-

Hs lên bảng


-

Hs đọc bài
Hs nhận xét
Hs lắng nghe


-

-

-

bài rất đúng ,cô khen các con
Bài tập 3 Số ?
Ở bài tập này ,các con hãy đém thật kỹ
số chấm tròn ở bên trái và số chấm
tròn bên phải và điền số thích hợp vào
chỗ chấm. Cô mời cả lớp làm bài vào
sgk.
Gv đi quan sát hs làm bài và gọi hs lên
bảng làm.
Gọi hs đọc lại bài
GV chỉ vào 1 bức tranh và hỏi tại sao
con lại điền số 10.
Cả lớp ai làm đúng như bạn ?
Gv : Chỉ tay và hình vẽ thứ nhất nói 10
gồm mấy và mấy ?
Tương tự với 2 bức tranh tiếp theo.

3 bức tranh còn lại , Gv yêu cầu hs nói
cho nhau nghe nhóm đôi.
Gv gọi hs nói 3 bức tranh
-

-

-

-

Gv nhận xét hs
Bài 4 Viết số thích hợp vào chỗ
trống :
Gv : Các con chú ý xem dãy số viết
theo thứ trự nào để viết cho chính
xác .Cô mời các con làm bài vào sgk.
Gv chiếu sách hs sau đó gọi nhiều hs
đọc dãy số.
Gọi hs nhận xét bài của bạn.
Cho cô biết
+ Số liền sau số 8 là số nào?
+ Số liền trước số 5 là số nào ?
+ Nằm giữa số 1 và số 3 là số nào ?
+ Từ 0 đến 10 số nào lớn nhất ?
+ Số nào là số có 2 chữ số ?
Cô thấy tất cả các con đều trả lời rất
đúng bây giờ chúng ta sẽ chuyển đến
bài cuối cùng
Bài 5 Khoanh vào số lớn nhất (theo

mẫu)
a.

4

,

2

,

7

b.

5

-

HS làm bài

-

HS lên bảng làm

bài
-

HS đọc lại bài
HS trả lời


HS giơ tay
HS trả lời :10
gồm 9 và 1
10 gồm 1 và 9
Hs thực hiện
-

-

Hs thực hiện

-

Hs lắng nghe

-

HS làm bài

-

Hs đọc

-

HS nhận xét

-


Số 9
Số 4
Số 2
Số 10
Số 10


8

,

10

, 9

c.
-

-

-

6 ,
3
, 5
Cả lớp chú ý lên bảng ,bài số 5 này là
dạng bài mới , bài này lần đầu tiên
hôm nay chúng ta mới làm .Yêu cầu
của đề bài là khoanh vào số lớn nhất
(nhắc lại đề bài 2 lần cho hs)

Bài 5 có mấy phần ?
Có phần a ,phần b ,phần c ;các con nhìn
vào phần a cho cô biết
+ Phần a có những số nào ?
+ Phần a có 3 số 4,2 và 7 vậy số nào
lớn nhất ?
Cô đồng ý với con vậy chúng ta khoanh
vào số 7.
Tương tự như vậy các con làm phần b
và c vào sách giáo khoa
Gv quan sát hs làm bài sau đó chiếu
sách hs lên chữa bài
+ Yêu cầu hs đứng đọc lại bài của
mình.
+ Gọi hs nhận xét
+ GV : đây là bài làm đúng ,cô quan
sát thấy lớp mình làm đúng ,cô khen
các con

Hs : Bài 5 có 3
phần ạ!
-

+Phần a có 3 số 4 ,2 và
7
+Trong 3 số 4 ,2 và 7
thì số 7 lớn nhất

-


Hs làm bài

-

Hs đọc bài của

mình
-

Hs nhận xét
Hs lắng nghe

-

Hs : bài số 10
Hs : Có ạ !

-

Hs lắng nghe và

D.
-

-

-

Củng cố - dặn dò
Bây giờ chúng ta đã nắm vững về số

lớn nhất ,số bé nhất từ 0 đến 10 và thứ
tự các số đúng không nào .Cô thấy
các con nắm bài rất tốt!
Hôm nay cô dạy các con bài gì ?
Vì hôm nay cô thấy các con học ngoan
nên hôm nay cô sẽ thưởng cho các
con 1 trò chơi ,lớp mình có muốn chơi
không nào ?
Trò chơi của cô có tên là “ Xếp đoàn
tàu”
Có 2 đội chơi và mỗi đội cô cần
10 bạn . Trên này của cô có các thẻ
ghi số từ 1 đến 10.Các con của từng
đội sẽ lên lấy thẻ và đứng theo thứ tự
6

chơi


-

từ 1đến 10 đoàn tàu có 10 toa .Đội
nào xếp đúng và nhanh đội đó sẽ
chiến thắng , khi có tiếng nhạc nổi lên
các con mới được chạy lên lấy thẻ số
và khi tiếng nhạc kết thúc thì chúng ta
sẽ kết thúc trò chơi .Các con đã hiểu
cách chơi chưa ?
Cô nhờ 2 bạn cầm giỏ nào đội
bên phải cô là đội hồng ,đội bên trái là

đội xanh
GV yêu cầu hs dưới lớp đọc các số theo
thứ tự từ 1 đến 10.
Gv nhận xét và khen các con

IV.
-

-

Hs lắng nghe

Rút kinh nghiệm

Các số 1,2,3,4,5 thì giới thiệu từ trực quan . Giới thiệu từ đồ vật trực quan (các
nhóm đó đều có số lượng…) sau đó lập nên số.
Từ số 6 trở đi thì dạy bằng cách số trước thêm vào 1
Ví dụ : dạy bài số 6 giới thiệu : có 5 em thêm 1 em
Cách bước tiến hành phần luyện tập
+Triển khai
+Hướng dẫn
+Chữa bài
+Chốt kiến thức

Toán 4
TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Anh Thư
Lớp : 4A2_Trường Tiểu học Thành Công B

I.

1.

2.
3.

Mục tiêu
Kiến thức :
+ Học sinh có biểu tượng về số trung bình cộng.
+ Học sinh ghi nhớ được cách tìm trung bình cộng của nhiều số
Kỹ năng :
Học sinh thực hành tính đúng số trung bình cộng của nhiều số.
Thái độ :
7


Học sinh say sưa học bài, yêu thích môn Toán , tính cẩn thận ,chính xác
trong tính toán và đọc số liệu.
II.
Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên : Sách giáo khoa ,giáo án điện tử ,máy tính ,máy chiếu
2. Học sinh : Sách giáo khoa , vở ô ly
III.
Các hoạt động dạy học

-

Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định lớp
- Cho cả lớp hát một bài

- Hát
2. Kiểm tra bài cũ
Mục tiêu: HS biết đổi các đại lương thời gian.
- Tiết toán trước, lớp mình được học bài gì nhỉ?
- Trả lời
Cô có một bài toán nho nhỏ, ai có thể lên làm giúp cô nào?
- Chiếu slide đề bài:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
- Quan sát
1 phút = ….giây
120 giây = ….phút
7 phút = ….giây
1000 năm = …. Thế kỉ
5 thế kỉ = ….năm
1 phút 8 giây = … giây
Cả lớp hãy làm bài toán ra nháp.
GV đi quan sát HS làm bài và gọi 2 hs lên bảng làm
Cả lớp mình đã làm bài xong chưa? Hãy quan sát bài làm của
bạn và nhận xét giúp cô nào?
- Có ai có kết quả khác bạn nào?
- Con hãy đọc lại bài làm của mình!
- Cả lớp hãy quan sát trên màn hình, đây là đáp án của
cô!
- Những ai làm đúng như thế này nhỉ?
- Cô thấy lớp mình làm rất tốt, cô khen cả lớp.
Cô có 1 câu hỏi nhỏ: Ai giỏi cho cô biết, Vua Lí Thái Tổ dời
đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đổi tên là Thăng Long, bây giờ
là Hà Nội) vào năm 1010. Vậy năm đó thuộc thế kỉ nào? Ai
tính nhẩm nhanh giúp cô, năm nào thì Hà Nội kỉ niệm 1000
năm vua Lí dời đô?

- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
-

-

-

Bài mới
3.1 Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo hứng thú tìm hiểu bài mới cho HS
Cả lớp hãy quan sát trên màn hình, cô có một bài toán nho
nhỏ.
3.

-

8

-

Làm bài
Lên bảng
Nhận xét

-

Trả lời
Đọc
Quan sát


-

Giơ tay
Vỗ tay
Suy nghĩ,
trả lời

-

Nhận xét
Nghe


Chiếu slide đề toán:
- Quan sát
Rót vào can thứ nhất 6 lít dầu, rót vào can thứ hai 4 lít
dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2 can đó thì
mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Đọc
- Ai có thể lên bảng giải bài toán này giúp cô nào?
- Làm bài
Để giải quyết bài toán này ,hôm nay cô và các con sẽ tìm
- Nghe
hiểu một dạng toán mới đó là “Tìm số trung bình cộng” .
Các con mở sách giáo khoa trang 26
- Cả lớp lấy vở ra ghi đề bài.
- Ghi bài
- GV chiếu slide và viết bảng:

- Quan sát
Thứ … ngày … tháng … năm….
Toán
Tìm số trung bình cộng
3.2 Tìm số trung bình cộng
Mục tiêu: HS có biểu tượng về số trung bình cộng, biết cách tìm số trung bình
cộng.
Bài toán 1: Rót vào can thứ nhất sáu lít dầu, rót vào
can thứ hai 4 l dầu. Hỏi nếu số lít dầu đó được rót đều vào 2
can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
Cả lớp hãy quan sát lại đề bài và cho cô biết, bài toán hỏi
- Trả lời
chúng ta điều gì?
Để biết được nếu số dầu đó rót đều vào 2 can thì có bao
- Trả lời
nhiêu lít dầu thì đề bài đã cho chúng ta biết điều gì?
- Ai có thể tóm tắt bài toán này giúp cô?
- Trả lời
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét
- Chiếu slide đáp án.
Bài giải
- Quan sát
Tổng số lít dầu rót vào hai can là:
6 + 4 = 10 (lít)
Số lít dầu rót vào mỗi can là:
10 : 2 = 5 (lít)
Đáp số : 5l.
Để tìm ra được kết quả, ai có thể nói cho cô và cả lớp biết,
- Trả lời

chúng ta phải làm như thế nào không?
Con hãy lên bảng tìm tổng số lít dầu của 2 can giúp cô nào?
- Làm bài
Gọi HS nhận xét.
Bước tiếp theo chúng ta sẽ làm như thế nào? Chia đều tức là
- Nhận xét
chia làm đôi, vậy phép tính của chúng ta sẽ là gì nhỉ?
- Trả lời
Con hãy lên bảng tìm giúp cô khi chia đều số lít dầu đó cho
2 can thì ta được kết quả là bao nhiêu?
- Trả lời
Gọi HS nhận xét.
Cả lớp hãy quan sát trên màn hình, đây là đáp án của cô. Các
- Nhận xét
con thấy 2 bạn đã làm đúng chưa nhỉ?
- Trả lời
-

-

-

-

9


-

-


-

-

-

Sau khi chia đều thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
Các con biết không, 5 lít dầu chính là số trung bình cộng của
4 lít dầu và 6 lít dầu. Khái quát lên thì ta có 5 là số trung
bình cộng của 4 và 6.
Muốn tìm ra kết quả bằng 5 thì ta làm như thế nào?
Gọi HS nhận xét.
Chiếu silde.
Vậy, từ ví dụ trên, ai cho cô biết, muốn tìm số trung bình
cộng của 2 số, ta phải làm như thế nào?
Gọi HS nhận xét.
Chiếu slide: Muốn tìm số trung bình cộng của hai số, ta
tính tổng của các số đó, rồi chia tổng cho 2.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại.
- Gọi 2 HS đọc.
Cả lớp hãy quan sát trên màn hình, cô có 1 bài toán khác.
Ai đọc to giúp cô đề bài nào?
Chiếu slide đề bài: Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25, 27,
32. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. Yêu cầu HS tóm tắt vào
vở.
Gọi HS nhận xét.
Chiếu slide đáp án.
Bài giải

Tổng số học sinh ba lớp là:
25 + 27 + 32 = 84 (học sinh)
Trung bình mỗi lớp có số học sinh là:
84 : 3 = 28 (học sinh)
Đáp số: 28học sinh.
Gọi 1 HS lên giải toán. Cả lớp giải bài vào vở.
GV quan sát HS làm bài.
Cả lớp làm bài xong chưa? Chúng ta hãy quan sát bài làm
trên bảng của bạn và nhận xét nhé!
Ai có đáp án khác không?
Những ai làm đúng như bạn nào?
Cô thấy lớp mình rất là giỏi, đã làm đúng bài toán trên.
Cô muốn một bạn nêu cho cô sự khác nhau giữa hai bài toán
trên?
À đúng rồi, nếu bài toán yêu cầu tìm số trung bình cộng của
2 số thì ta lấy tổng chia cho 2, còn nếu tìm số trung bình
cộng của 3 số thì ta lấy tổng chia cho 3.
Vậy khái quát lên thì muốn tìm số trung bình cộng của nhiều
số, ta phải làm như thế nào?
10

-

Trả lời
Nghe

-

Trả lời
Nhận xét

Quan sát
Trả lời

-

Nhận xét
Quan sát

-

Đọc
Đọc
Quan sát

-

Đọc
Quan sát

-

Tóm tắt

-

Nhận xét

-

Quan sát


-

Làm bài

-

Nhận xét

-

Trả lời
Giơ tay
Vỗ tay
Trả lời

-

Nghe


-

-

-

-

-


Gọi HS nhận xét
- Trả lời
Chiếu slide: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta
tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số
- Nhận xét
hạng.
- Quan sát
Yêu cầu cả lớp đọc.
Gọi 2 HS đọc lại.
Cả lớp chúng mình đã biết được cách tìm số trung bình cộng,
- Đọc
về nhà các con nhớ học thuộc cách tìm số trung bình cộng
- Đọc
nhé! Bây giờ, chúng ta giải các bài toán trong SGK. Các
- Nghe
con mở sách trang 27.
4. Luyện tập
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải đúng các bài toán trong SGK
4.1 Bài 1 – SGK – Trang 27
Chiếu slide đề bài.
- Quan sát
Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Đọc
Yêu cầu HS làm bài vào vở. Ai làm đúng thì hãy đưa vở cho
- Làm bài
bạn bên cạnh kiểm tra.
GV quan sát HS làm bài.
Gọi lần lượt 4 HS đọc kết quả bài làm để cả lớp theo dõi.
- Đọc

Có ai có kết quả khác không?
Con đã làm như thế nào ở câu c?
- Trả lời
Thế còn câu d, con đã tính như thế nào?
- Trả lời
Những ai ra kết quả giống bạn nào?
- Trả lời
Chiếu slide đáp án.
- Giơ tay
Cô thấy lớp mình làm bài rất tốt, cô khen cả lớp!
- Quan sát
- Vỗ tay
4.2 Bài 2 – SGK – Trang 27
Chiếu slide đề bài.
- Quan sát
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Đọc
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Làm bài
Gọi 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Làm bài
GV quan sát HS làm bài.
Cả lớp đã làm bài xong chưa? Chúng ta hãy quan sát bài làm
- Nhận xét
của bạn nhé, rồi đưa ra nhận xét.
Gọi HS đọc lại bài của mình.
- Đọc
Chiếu slide đáp án.
- Quan sát
Bạn đã làm bài rất tốt, cô để bạn điểm 10.

- Nghe
4.3 Bài 3 – SGK – Trang 27
Cô có 1 dãy các số hạng, cô muốn lớp mình cùng tìm ra số
- Trả lời
trung bình cộng của dãy số đó. Cả lớp có muốn chơi trò
chơi không nào?
Cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 2 bạn lên tham
- Đặt tên
gia trò chơi. Các nhóm hãy đặt tên nhóm của mình nhé.
Sau đây, cô sẽ chiếu dãy số đó lên trên bảng. Nhiệm vụ của
11


-

-

mỗi nhóm là trong 2 phút tìm ra số trung bình cộng của dãy
số trên và ghi đáp án vào phiếu trên bàn. Hết giờ, nhóm nào
tìm ra trước, làm đúng thì giành chiến thắng. Cô và các bạn
còn lại làm trọng tài và khan giả để cổ vũ các nhóm.
Cả lớp đã hiểu luật chơi chưa nào?
GV tổ chức trò chơi cho các em.
Hỏi HS các con làm như thế nào để tìm được kết quả bằng 5?
Có ai có cách làm khác không?
Cô có cách giải khác là : vì đây là dãy số liên tiếp từ 1 đến 9.
Có 9 số hạng nên số trung bình cộng chính là số ở giữa và
là số 5. Cách suy luận này rất nhanh tìm ra đáp án. Tuy
nhiên, nó phù hợp với các bạn học Toán khá và nằm chắc
kiến thức về quy luật dãy số.Các con cứ tính như bình

thường, nếu còn thời gian thì suy nghĩ thêm các cách giải
khác.
GV tổng kết trò chơi và nhận xét.

Củng cố và dặn dò
Hôm nay, chúng ta học bài gì nhỉ?
Cô thấy rất vui khi cả lớp hôm nay học bài rất ngoan, rất sôi
nổi. Cô hi vọng rằng các tiết học sau các con sẽ phát huy
tinh thần học tập như thế này nhé.
Để kết thúc buổi học, cả lớp hãy đọc lại cách tìm số trung
bình cộng để ghi nhớ nào!
Tiết học của chúng ta đến đây kết thúc.

-

Nghe

-

Trả lời
Chơi
Trả lời

-

Trả lời
Nghe

-


Nghe

-

Trả lời
Nghe

-

Đọc

5.

-

-

-

Rút kinh nghiệm
Ổn định trật tự lớp bằng cách hát không nhất thiết tùy từng tiết mới thường là lớp 1

-

, thường ở môn đạo đức ,kỹ thuật ,tự nhiên xã hội
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhanh bài tập 4
+Nếu là dãy số lẻ số hạng thì chính là số ở giữa
+Nếu là dãy số chẵn số hạng thì cộng số đầu với số cuối chia 2
Học sinh nhầm lẫn khi viết ((1+9) +(2+8) +(3+7)+(4+6) + 5) : 5 do học sinh nhóm


IV.

cặp nên dễ hiểu nhầm là 5 số hạng nhưng thực chất là 9 số hạng

12


Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA ( tiết 2)
Giáo viên giảng dạy : Cô Giang
Lớp : 3A1_Trường Tiểu học Thành Công B

I. Mục tiêu :
Kiến thức : HS biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được

-

bông hoa 5 cánh. Nắm được quy trình gấp, cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh
và 8 cánh.
Kĩ năng :
+Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ

-

thuật.
+Trang trí những bông hoa theo ý thích.
Thái độ : Hứng thú đối với giờ học cắt dán hình.

-


II. Đồ dùng dạy – học:
*GV:
-

Mẫu bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh được gấp, cắt từ giấy màu.
Tranh quy trình gấp cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.
Tranh, ảnh, hình ảnh các bông hoa 5, 4, 8 cánh ngoài tự nhiên.

-

Giấy thủ công các màu, giấy trắng làm nền.
Kéo thủ công, hồ dán, bút chì, bút màu.

*HS:

III. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
1.

Hoạt động của HS

Ổn định tổ chức (1’)
- Cả lớp cùng hát 1 bài.

- Quản ca bắt nhịp, cả lớp hát một
bài.

- Nhóm trưởng đứng lên báo cáo.
13



- Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo
về việc chuẩn bị đồ dùng của các bạn
trong nhóm.
- HS lên bảng nêu quy trình gấp cắt
2.

Kiểm tra, ôn tập bài cũ (10’)

bông hoa 5 cánh,4 cánh, 8 cánh.

- Giới thiệu tên bài ‘Gấp cắt dán
- HS quan sát lại tranh quy trình.
bông hoa (tiết 2)
- Yêu cầu 2-3 em nhắc lại quy trình - Hai HS thực hiện theo yêu cầu của cô
gấp, cắt bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 giáo. Các bạn còn lại quan sát cách bạn
cầm kéo cắt và nhận xét.
cánh.
- Yêu cầu các bạn khác lắng nghe và
- HS quan sát.
nhận xét.
- GV treo tranh quy trình lên, yêu - HS nhận xét : Các cánh của cùng 1
cầu một em nói quy trình gấp cắt bông hoa thì giống nhau. Các loài hoa
bông hoa 5 cánh, 1 em thực hiện thao khác nhau thì có cánh khác nhau.
- HS quan sát và lắng nghe.
tác gấp cắt theo quy trình bạn nói.
- Nhận xét, đông viên, cho điểm.
- Cho HS quan sát các tranh ảnh hoặc
chiếu hình ảnh của các bông hoa 5, 4,

- Tờ giấy hình vuông ạ
8 cánh ngoài tự nhiên.
‘Quan sát và nhận xét hình dạng,
- Gấp tư rồi mở ra gấp đôi.
màu sắc của cánh hoa như thế nào ?’ - HS trả lời quy trình gấp cắt bông hoa
- Yêu cầu HS quan sát các đường 5 cánh, bông hoa 4 cánh, bông hoa 8
cong, mỗi cách vẽ lượn tạo được một cánh.
loại cánh hoa khác nhau. Vậy các em
hãy nghĩ ra nhiều cách vẽ lượn khác
nhau để tạo ra thật nhiều loại hoa
khác nhau.
- Để cắt được các bông hoa 4, 5, 8

- HS lắng nghe.
cánh các con phải chuẩn bị tờ giấy - 1 HS đọc lại yêu cầu và thực hành cắt
hình gì ?
dán, trang trí, trình bày những bông
- Tiếp theo gấp như thế nào ?
hoa theo nhóm.(sử dụng màu, chì vẽ
14


- Với bông hoa 5 cánh thì gấp như thêm để trang trí)
thế nào tiếp ? Cắt như thế nào ? Bông
hoa 4 cánh thì làm như thế nào ?
Bông hoa 8 cánh thì cắt như thế nào ?
3.

Hoạt động thực hành (22’)


Hoạt động 1 : HS thực hành gấp, cắt,
dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
và trang trí sản phẩm theo ý thích.
- Mục tiêu : Gấp, cắt, dán được bông
hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy
trình kĩ thuật. Trang trí những bông
hoa cắt được theo ý thích.
- Đại diện các nhóm lên trình bày sản
- Cách tiến hành :
+ Chia lớp thành 6 nhóm thực hành. phẩm.
Yêu cầu các thành viên trong nhóm
gấp cắt dán những bông hoa 5, 4, 8
cánh có kích thước, màu sắc khác
nhau (ít nhất mỗi bạn phải cắt được 3 - Lắng nghe.
bông) rồi trang trí những bông hoa
trên nền giấy trắng đã chuẩn bị sẵn.
theo nhóm. Thời gian là 20 phút. (Gv
có thể chiếu hình một số bài trang trí
mẫu theo hiều cách khác nhau)
+ Khi trang trí cần lưu ý :
Cắt các bông hoa có màu sắc kích
thước khác nhau, cánh hoa của 1
bông hoa phải đều nhau, đường cắt
gọn dứt khoát.
Lựa chọn các bông hoa có kích
thước màu sắc khác nhau dán đè lên
nhau để tạo nhiều loại hoa khác nhau.
15



xe kẽ các bông hoa có kích thước
khác nhau, xen kẽ lá để cho bài trang
trs đẹp hơn.
Dán hoa sao cho không bị bong,
không quệt hồ dính ra ngoài.
Các mẩu giấy vụn các em để
gọn, không vứt bừa bãi.
- GV theo dõi và giúp đỡ các em còn
lúng túng.
Hoạt động 2 : Trưng bày sản phẩm
- Đại diện các nhóm lên trình bày ý
tưởng về sản phẩm của mình.
- GV nhận xét.
- GV đánh giá kết quả thực hành của
HS.
4.

Củng cố, nhận xét tiết

học, dặn dò. (2’)
- Nhắc lại quy trình gấp cắt dán hoa 5.
4, 8 cánh.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh
thần thái độ học tập, kết quả thực hành
của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng học tập
cho giờ học sau.
Về nhà tiếp tục tập gấp, cắt lại những
gì em đã học, ôn tập các bài trong
chương I.

HS giờ học sau mang giấy thủ
công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ
công để làm bài kiểm tra cuối chương
“Phối hợp gấp, cắt, dán hình”.

16


-

Nhận xét, rút kinh nghiệm:
Tiết dạy được chuẩn bị chu đáo, công phu, thiết bị dạy học hiện đại được sử dụng

-

hiệu quả, phân bố thời gian hợp lí.
Nội dung dạy học đã đảm bảo tính chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng

IV.

tâm, phù hợp khả năng học sinh, có sự liên hệ thực tế, phát triển tư duy sáng tạo
-

cho học sinh.
GV đã sử dụng phương pháp hỏi đáp và luyện tập thực hành giúp học sinh khắc
sâu quy trình cắt dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh, tạo lập kĩ năng, kĩ xảo, kích

-

thích sáng tạo cho học sinh khi cắt dán các bông hoa.

- Các hoạt động học tập góp phần tích cực hóa hoạt động của học sinh.
Kết quả học sinh đã đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra “HS biết ứng dụng cách
gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để cắt được bông hoa 5 cánh. Nắm được quy trình gấp,
cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh và 8 cánh. Kĩ năng : Gấp, cắt, dán được bông hoa
5 cánh, 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật; trang trí những bông hoa theo ý

-

thích. Thái độ hứng thú đối với giờ học cắt dán hình.
Rút kinh nghiệm:
- Các bài thủ công có bài 1 tiết, có bài 2 tiết:
+ Bài 1 tiết :
HS quan sát nhận xét mẫu.
GV làm mẫu.
HS thực hành.
HS trình bày sản phẩm.
+ Bài 2 tiết : Tiết 1
HS quan sát nhận xét mẫu.
GV làm mẫu.
HS làm mẫu cùng cô.
HS thực hành gấp nháp.
Tiết 2
Ổn định, kiểm tra bài cũ nhắc lại quy trình.
HS thực hành.
HS trình bày sản phẩm sáng tạo.
Nếu hết thời gian thực hành học sinh chưa hoàn thành sản phảm sáng tạo có thể

-

yêu cầu học sinh tự về nhà hoàn thiện nốt.

Nếu hướng dẫn mẫu kéo dài thường yêu cầu học sinh tự hoàn thành sản phẩm vào
vở sau đó mới làm sản phẩm sáng tạo theo ý tưởng nhóm.

17


THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TNXH
Bài 43: RỄ CÂY
Giáo viên giảng dạy : Nguyễn Linh Chi
Lớp 3A4_Trường Tiểu học Thành Công B
I.

Mục tiêu:
II.
III.

HS biết được có 4 loại rễ.
Hs phân loại được 4 nhóm rễ cây.
Chuẩn bị:
Bài soạn trên máy.
Mỗi nhóm 2 cây rau dền và cây hành
HS sưu tầm các loại rễ cây.
Khay đựng cây cho 4 nhóm.
Các hoạt động dạy học:

TG
A.

5’


NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Phương tiện

KTBC:
Bảng
GV nêu tên bài học trước “Thân cây”
tương tác
Yêu cầu 2HS đặt câu hỏi về nội dung bài và trả lời, HS có thể
-

nhận xét câu trả lời của bạn:
+ HS1: Thân cây có chức năng gì?
+ HS2: Nêu ích lợi của thân cây?
- GV nhận xét.
B.
1.

3’

Bài mới:
Hoạt động 1: Đặc điểm các loại rễ
Rễ cọc và rễ chùm: (áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột)
Tình huống xuất phát:
-

2 chậu cây

GV đưa 2 chậu cây rau dền và cây hành, nêu câu hỏi:
+Các con nhìn thấy bộ phận nào của cây? (thân, lá)

+ Bộ phận nào các con chưa nhìn thấy? (rễ)
+ Con muốn biết điều gì về rễ cây? -> HS nói, GV ghi Bảng nhóm
18


5’

-

nhanh lên bảng.
GV chốt những nội dung cần tìm hiểu.
GV ghi hoạt động 1, chưa ghi tên bài.

Nêu ý kiến ban đầu của học sinh:
Yêu cầu HS tưởng tượng về rễ cây và vẽ hoặc viết vào vở thí Máy

1’

nghiệm.
HS trình bày xong GV chiếu vài bài lên trên bảng.
HS lên mô tả rễ cây vừa vẽ.
GV chốt khái quát hình dung của HS về rễ cây.
Trưng bày bài của cả lớp.

chiếu

đa vật thể

Đề xuất câu hỏi và phương án trả lời:
Yêu cầu HS đề xuất câu hỏi, dự đoán câu trả lời: Làm thế nào để

5’

biết các bạn hình dung về rễ cây có đúng không?
HS đề xuất phương án kiểm tra: xem SGK, xem trên mạng, xem
trên vật thật,…
Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu:
Yêu cầu HS lên trình bày.
GV thống nhất phương án: Kiểm tra bằng cách xem trên cây
-

Khay đựng
2 cây

thật.
Máy chiếu
GV phát cho mỗi nhóm 2 cây. HS quan sát, mô tả về rễ cây cho
đa vật thể
nhóm nghe.
HS thực hành, thảo luận:
+ Cây rau dền có 1 rễ to và dài, xung quanh rễ đó có nhiều rễ
con.
+ Cây hành có nhiều rễ mọc đều ra từ gốc tạo thành chùm.
- HS mang cây lên mô tả rễ cây.
2’

Bảng tương
tác

1.1.5. Kết luận kiến thức mới:
-


GV kết luận:
+ Rễ cây rau dền gồm 1 rễ to, dài và xung quanh rễ đó

đâm ra nhiều rễ con. Loại rễ này được gọi là rễ cọc.
+ Rễ cây hành có nhiều rễ mọc đều ra từ gốc tạo thành
chùm. Loại rễ này được gọi là rễ chùm.
-> Rễ cọc và rễ chùm là 2 loại rễ chính của cây.
1 HS nhắc lại: Cây có mấy loại rễ chính là những loại rễ nào? Rễ
7’

cọc và rễ chùm khác nhau ở điểm nào?
19

Bảng
tương tác


Chuyển ý: Ngoài 2 loại rễ chính, cây còn có một số loại rễ khác.
Rễ phụ và rễ củ

1.2.

GV cho xem đoạn phim quay cây đa trước cổng trường.
GV nêu câu hỏi: Cây gì xuất hiện trong đoạn phim?
GV đưa ảnh: Đây là bộ rễ bên dưới của cây đa. Cây đa thuộc Cây cải củ
-

loại cây rễ gì?(rễ cọc). Hãy quan sát cây đa còn có gì đặc biệt?
(có các rễ mọc ra từ thân)

GV : Ngoài rễ chính, cây có rễ mọc ra từ thân hoặc cành được
gọi là các rễ phụ.
Liên hệ: Sau giờ học ra quan sát rễ phụ của cây đa. Nhớ đừng
7’

ngắt bẻ các rễ phụ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
GV đưa cây cải củ: Mời HS lên chỉ đâu là rễ cây cải củ?
Rễ cây
GV nhận xét, giảng: Cây cải củ có rễ phình to tạo thành củ. Loại sưu tầm
rễ này được gọi là rễ củ.
GV đưa ảnh SGK và hỏi HS các cây thuộc loại rễ gì?
GV nhận xét.

4’2. Hoạt động 2: Phân loại các loại rễ sưu tầm
Yêu cầu HS làm việc nhóm 6 phân loại các loại rễ cây sưu tầm.
HS thảo luận và phân loại, đại diện nhóm lên trình bày.
HS và GV nhận xét.
Liên hệ giáo dục môi trường đối với HS.
GV: Tiết TNXH hôm nay chúng ta tìm hiểu về những gì?(đặc

Bảng
tương tác

điểm các loại rễ cây)
Đó cũng chính là nội dung bài học . GV ghi tên bài.
C.

Củng cố:

Chơi trò Rung chuông vàng: Ghi tên rễ cây xuất hiện trên màn

hình vào bảng con.(5 ảnh cho 5 lần chơi)
Dặn dò: Thực hành cắt 1 cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất và
theo dõi các hiện tượng xảy ra với cây rau.

Rút kinh nghiệm :
-

Qua tiết dạy giúp em biết được quy trình dạy một bài tự nhiên xã hội diễn ra như
thế nào . Đặc biệt ở bài : “rễ cây” giáo viên đã sử dụng phương pháp bàn tay nặn
20


bột ( một phương pháp dạy học mới ) giúp chúng em được tiếp cận với cách dạy
-

mới phát huy tính tích cực học tập của học sinh .
Các câu lệnh của giáo viên đưa ra rõ ràng , lời giảng mạch lạc ,dễ hiểu ,gây hứng
thú cho học sinh

Toán lớp 4
PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 4
Giáo sinh giảng dạy : Trần Thị Phương Hà
Lớp 1A6_Trường Tiểu học Thành Công B

I.
-

Mục tiêu
Kiến thức : +Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về phép cộng
+Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 4


II.
III.

-

Kĩ năng : Biết làm tính cộng trong phạm vi 4
Thái độ : Học sinh hứng thú học tập, chủ động xây dựng bài
Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng dạy-học toán lớp 1
Sách giáo khoa
Máy chiếu
Các hoạt động dạy-học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
- Cho cả lớp hát bài “ Tập đếm ”
- Cả lớp hát
2.Kiểm tra bài cũ
Hôm trước lớp mình đã được học bảng - 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào
cộng trong phạm vi 3. Bây giờ cô kiểm nháp
tra bài cũ.Hai bạn lên bảng làm bài cho
cô, các bạn khác làm bài vào nháp :
a, 1 + 2 =…
b, 2 + … = 3
2 + 1 =…
1 + 1 =…
21



-

-

-

-

-

-

Ai nhận xét được bài làm của bạn?
Có ai ra kết quả khác không ?
Lớp mình nhớ bài rất tốt, cô khen cả lớp
mình . Bạn nào giỏi có thế đọc lại bảng cộng trong phạm vi 3?
3.Bài mới
Giới thiệu bài : Cô thấy các con học bài
cũ khá tốt, cô mong rằng lớp mình sẽ
tiếp tục học tốt như thế trong những giờ học tiếp theo nhé. Hôm trước lớp mình
được học bảng cộng trong phạm vi 3,
hôm nay chúng mình sẽ cùng học thêm
một bảng cộng nữa ; đó là “ Bảng cộng
trong phạm vi 4 ” .
Giáo viên ghi tên bài lên bảng, gọi học
sinh nhắc lại tên bài
Hoạt động 1 : Thành lập bảng cộng trong phạm vi 4
*Chiếu hình, hỏi học sinh :
Hình 1:

+ Có mấy con chim cánh cụt ?
+ Thêm mấy con chim cánh cụt ?
Với hình vẽ trên, cô có bài toán : Có 3 con chim cánh cụt , thêm một con chim cánh cụt nữa. Hỏi, có tất cả bao nhiêu con chim cánh cụt ?
+ Vậy 3 thêm 1 được mấy ?
+ Ba thêm một được bốn, cô có phép
cộng:
3+1=4,
đọc là “ ba cộng một bằng bốn” . Hình 2 :
+ Có mấy quả táo ?
+ Thêm mấy quả táo nữa ?
+ Cô có bài toán : Có 2 quả táo, thêm 2 quả táo nữa. Hỏi, có tất cả bao nhiêu quả táo ?
+ Vậy 2 thêm 2 là mấy ?
+ Ai nêu được phép cộng ?

Học sinh nhận xét
Không
2 học sinh đọc

Học sinh lắng nghe

2 học sinh nhắc lại

2 học sinh : 3 con
1học sinh : 1 con
3 con chim cánh cụt thêm 1 con chim
cánh cụt là 4 con chim cánh cụt
2 học sinh : 3 thêm 1 được 4
2 học sinh nhắc lại. cả lớp đồng thanh 2
lần
1 học sinh : 2 quả

1 học sinh : 2 quả
2 học sinh : có 2 quả táo thêm 2 quả nữa
là có tất cả 4 quả táo

2 học sinh : 2 thêm 2 là 4
+ Với phép cộng trên cô viết
2 học sinh : Hai cộng hai bằng bốn
phép tính :
2+2=4
2 học sinh nhắc lại. cả lớp đồng thanh1
Bây giờ các con mở bộ đồ dùng học tập lần
của mình ra
được -

-

22


+ Lấy cho cô một hình vuông
Học sinh lấy 1 hình vuông cầm trên tay
+ Lấy cho cô 3 hình vuông nữa
Học sinh lấy thêm 3 hình vuông nữa
1 học sinh : 3 hình vuông thêm 1 hình
+ Lấy 1 hình vuông thêm 3 hình vuông là 4 hình vuông .
vuông; hỏi có tất cả bao nhiêu hình
vuông ?
- Con đếm
+ Làm thế nào còn tính được có 4
hình vuông ?

- Học sinh vừa đếm vừa thao tác trên tay
+ Mời con đếm cho cô và các bạn - Học sinh lấy phép tính 1+3=4 gắn lên
cùng nghe nào .
thẻ cài và giơ cao
+ Các con có biết phép tính khi có 1
hình vuông thêm 3 hình vuông
không ? Chúng mình gắn lên thẻ cài - Một cộng ba bằng bốn
và giơ lên nào .
- Cả lớp nhắc lại 2 lần
+ 1 bạn đọc phép tính trên tay của
con nào
+ Cô cũng có phép tính như vậy đấy
( đưa ra phép tính ) : 1 + 3 =4
→Vậy là lớp chúng mình vừa thành
lập được bảng cộng trong phạm vi 4 - 2 học sinh đọc bảng cộng
đấy. Chiếu bảng cộng
- Cả lớp đọc 1 lần
+ Gọi 2 học sinh đọc bảng cộng
+ Cả lớp cùng đọc .
- 1 học sinh : 3 chấm tròn
- Hình 3:
- 1 học sinh : 1 chấm tròn
+ Bên trái cô có mấy chấm tròn ?
- 1 học sinh : 4 chấm tròn
+ Bên phải cô có mấy chấm tròn ? - 2 học sinh : 3 + 1 = 4
+ Cô có tất cả mấy chấm tròn ?
- 1 học sinh : 1 + 3 = 4
+ Ai nêu được phép tính ?
- 2 học sinh đọc
+ Ai có phép tính khác ?

+ Cô cũng có 2 phép tính trên bảng - 1 học sinh : cùng bằng 4
giống phép tính các con đấy
+ Hai phép tính trên có điều đặc biệt
là có cùng kết quả, là mấy các con - 2 học sinh đọc. Cả lớp đọc 1 lần
nhỉ ?
Vậy cô có 3+1=1+3 ( vì cùng bằng 4)
Hoạt động 2 : Học thuộc lòng
bảng cộng tại lớp .
Chiếu bảng cộng
Lớp mình vừa học xong bảng cộng
trong phạm vi 4, giờ chúng mình cùng
nhau học thuộc bảng cộng này nhé !
+ Bây giờ cô sẽ che đi kết quả của - 4 học sinh lần lượt trả lời mỗi phép tính
phép tính. Bạn nào giỏi đọc cho cô
-

-

-

23


-

-

-

-


kết quả của mỗi phép tính nào ?
+ Lần này sẽ khó hơn , cô sẽ che đi
một số bất kì trong mỗi phép tính.
Bạn nào giỏi đọc cho cô đầy đủ phép
tính có số đã bị che đi nào ?
→ Lớp mình vừa cùng nhau lập bảng
cộng trong phạm vi 4 và cùng đi học
thuộc nó đấy. Cô thấy lớp mình học
bài sôi nổi, nắm bài rất chắc, cô khen
cả lớp. Lớp mình cùng nhau vỗ tay nào .
Để cho giờ học bớt căng thẳng, chúng
mình cùng nhau giải lao ít phút. Các
con cất đồ dùng học tập cho ngay ngắn
và cùng hát “ Cả nhà thương nhau nào” .
4.Luyện tập
Một bạn cho cô biết hôm nay
chúng ta có mấy bài tập phải làm ?
Chúng ta cùng đi làm từng bài một nhé
Bài 1 :
Giáo viên nêu : Bài này yêu cầu tính theo hàng ngang, các con hãy nhớ lại bảng cộng và tính .
Gọi 3 học sinh lên bảng
-

4 học sinh lần lượt trả lời các phép tính

Gọi học sinh đọc lại bài làm của mình Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng
Chiếu bài của 2 học sinh
Gọi học sinh nhận xét
Rút kinh nghiệm từ bài làm của học sinh

( nếu có như viết còn bẩn, số viết còn
hơi nhỏ …) .
→Qua bài tập này, cô thấy lớp mình
nắm rất tốt các bảng cộng. Cô khen
cả lớp mình
Bài 2 :
Giáo viên nêu : Bài này yêu cầu tính
nhưng là tính theo cột dọc. Các con
nhìn cô làm mẫu phép tính đầu tiên
trước nhé :
+ Cô viết 2 ở dòng đầu, lùi vào một ô
.Cô viết 2 ở dòng tiếp theo, thẳng với

Cả lớp quan sát
2 học sinh nhận xét
Cả lớp lắng nghe

Học sinh lắng nghe

Cả lớp vừa cất đồ dùng học tập vừa hát

1 học sinh : 4 bài ạ

Cả lớp nghe yêu cầu bài
3 học sinh lên bảng.Cả lớp làm vào vở
3 học sinh đọc lại bài của mình
3 học sinh nhận xét từng bài

Cả lớp lắng nghe, quan sát cô giáo làm
mẫu


24


-

-

-

số 2 ở dòng đầu. Cô đặt dấu cộng
giữa 2 dòng. Cô đặt thước, kẻ 1 dấu gạch ngang dưới số 2 ở dòng thứ 2
+ Ai cho cô biết 2 cộng 2 là mấy ?
+ Cô viết tiếp số 4 ở dòng tiếp theo
thẳng với 2 số 2 ở trên. Cô đã được
phép tính cần tìm .
Các con làm như cô vừa hướng dẫn với các phép tính còn lại nhé .
Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài
-

Gọi học sinh nhận xét
Chiếu bài của 2 học sinh khác
Gọi học sinh nhận xét
→Cô thấy các con làm bài rất tốt, cô
khen cả lớp mình. Cô lưu ý lớp mình
khi làm bài yêu cầu tính theo cột dọc
các con phải viết các số thẳng hàng nhau , viết to, rõ ràng .
Bài 3 :
Giáo viên nêu : Bài này yêu cầu các con
điền dấu vào chỗ trống

+ Cô gọi những số ở bên trái dấu ba
chấm là vế trái, những số ở bên phải
dấu ba chấm là vế phải .
+ Ở cột 1 vế trái là phép tính, vế phải
là kết quả, muốn điền được dấu ta
thực hiện phép tính ở vế trái rồi so
sánh kết quả vừa tính với vế phải .
+ Ở cột 2 vế trái là kết quả,vế phải là
phép tính, muốn điền dấu ta thực
hiện tính vế phải trước rồi lấy kết
quả tính được so sánh với vế trái
+ Các con hãy làm bài theo hướng dẫn của cô .
Gọi học sinh lên bảng làm bài
-

1 học sinh : 2 cộng 2 là 4

1 học sinh lên bảng.Cả lớp làm vào vở
2 học sinh nhận xét
Cả lớp quan sát
2 học sinh nhận xét
Cả lớp lắng nghe

Cả lớp lắng nghe và quan sát cô giáo
làm mẫu trên bảng

1 học sinh lên bản. Cả lớp làm vào vở
1 học sinh nhận xét

Học sinh nêu lại bài của mình từng bước

một
Gọi học sinh nhận xét : Ai có kết quả - Cả lớp quan sát
khác ?
- 2 học sinh nhận xét
Gọi học sinh đã lên bảng nêu lại bài làm - Cả lớp lắng nghe
của mình theo từng bước
Chiếu bài của 2 học sinh dưới lớp
Gọi học sinh nhận xét .
→Cô thấy lớp mình nắm bài rất
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×