Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Các dạng địa hình bờ biển ở Việt Nam tài liệu địa mạo, địa lý chuyên ngành cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
-----TÊN ĐỀ TÀI

GVHD

BÙI TẤN VIỆN

SVTH

NÔNG THỊ TRANG
BÙI THỊ THUỶ
NGUYỄN THỊ NGÊT
ĐOÀN THỊ HẠNH
TRẦN VĂN DUY
VŨ THỊ THƠM
HÀ HẢI VÂN
LƯƠNG NGỌC TÚ
VŨ THỊ NGÂN
PHẠM THỊ HƯƠNG

Tp HỒ CHÍ MINH Tháng 4 Năm 2009


MỤC LỤC

I . Khái niệm...........................................................................................................................3
II . Táác nhân và quá trình......................................................................................................3
B. CÁC DẠNG ĐÏIA HÌNH BỜ BIỂN......................................................................................4
I . Các dạng đòa hình mài mòn..............................................................................................4
1. Hàm ếch.........................................................................................................................4


2. Thềm biển......................................................................................................................6
3. Cửa sông hình phễu.......................................................................................................6
II . Các dạng bồi tụ................................................................................................................6
1. Các dạng tạo thành do sự di chuyển xung tích ngang..................................................6
2. Các dạng tạo thành do sự di chuyển xung tích dọc......................................................8
3. Các dạng bồi tụ do thủy triều......................................................................................10
C. PHÂN LOẠI BỜ BIỂN.......................................................................................................11
I . Nhóm bờ biển có nguồn gốc nội và ngoại sinh.............................................................11
1. Kiểu Đanmat................................................................................................................11
2. Kiểu Ria.......................................................................................................................11
3. Kiểu Liman..................................................................................................................12
4. Kiểu Phio......................................................................................................................12
5. Kiểu bờ đảo đá.............................................................................................................12
6. Kiểu Aran.....................................................................................................................12
II . Nhóm bờ biển mà sóng biển không phải là tác nhân chủ yếu....................................12
1. Bờ biển sú vẹt..............................................................................................................12
2. Bờ biển san hô.............................................................................................................13
III . NHÓM CÁC BỜ BIỂN HÌNH THÀNH DO SÓNG LÀ CHỦ YẾU.........................14
D. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG............14
I . Tích cực:...........................................................................................................................14
II . Tiêu cực:.........................................................................................................................15
E. MỘT SỐ BỜ BIỂN ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM..............................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................19


A KHÁI NIỆM VÀ TÁC NHÂN
I . Khái niệm
_ Bờ biển là dải lục đòa ngay sát đường bờ, trên đó có những dạng đòa hình do sóng ở mực
nước biển hiện nay tạo ra.
_ Sườn bờ ngầm là dải đáy biển nằm ngay sát đường bờ, chòu tác động thường xuyên của

những vận động chuyển do sóng từ mặt truyền tới.
_ Bờ biển và sườn bờ ngầm tạo thành đới bờ biển.
_ Miền bờ biển là dải thạch quyển trên đó không chỉ phát triển các dạng đòa hình liên
quan với mực nước biển hiện tại tức là những dạng đòa hình gẵp được ở đới biển mà cón
phát triển cà những dạng đòa hình liên quan cới mực biển cổ nằm cao hơn hay thấp hơn
mực biển hiện tại.
_ Vì vậy miền bờ biển sẽ gồm 3 đới:
• Đới đường bờ được nâng cao (khu ven biển)
• Đới bờ biển hiện tại
• Đới đường bờ bò chím ngập (thềm bò ngập)

II .

Táác nhân và quá trình

_ Sóng là nhân tố cấu tạo đòa hình quan trọng nhất ở miền bờ biển thể hiện trong 3 qua
trình: xâm thực, vận chuyển, bồi tụ.
_ Sóng thực chất là tập hợp của nhiều phân tử nước đang ở vào vò trí khác nhau trên quỹ
đạo chuyển động của chúng.
_ Càng xuống sâu, quỹ đạo chuyển động của
các phần tử nước càng nhỏ lại. Trong trường hợp
đáy nông, do ma sát với đáy nên quỹ đạo sóng
sẽ biến dạng thành hình bầu dục. Trục thẳng
đứng của hình bầu dục ngày càng ngắn lại đến
mức đến đáy thì phân tử nước chỉ còn chuyển
động theo hai hướng ngược nhau trên một mặt
phăûng song song với bề mặt đáy gây ra sự di
chuyển vật liệu vụn có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc cấu tạo trắc diện đáy biển ở vùng ven
bờ.


Hình 2 Quỹ đạo của sóng


_ Khi quỹ đạo đã biến dạng, Các phần tử nước đã chuyển động với tốc độ khác nhau giữa
nửa trên và nửa dưới của quỷ đạo. Do cần phải vượt qua một đoạn đường dài hơn nên ở
nửa trên của quỷ đạo, phần tử nùc có tốc độ lớn hơn. Hiện tượng tượng này dẫn tới sự
thiếu hụt nnước ở phần sườn trước của sóng do đó sinh ra sự bất đối xứng của sóng. Mức
độ bất đối xứng ngày một tăng và cuối cùng ngọn sóng đổ xuống gây ra tác dụng phá hoại
đối với bờ và đáy ( Bên cạnh tác nhân do sóng thì thuỷ triều cũng góp phần tạo thành đòa
hình miền bờ biển )

B. CÁC DẠNG ĐÏIA HÌNH BỜ BIỂN
I . Các dạng đòa hình mài mòn
Sóng biển là tác nhân quan trọng và chủ yếu trong quá trình phá huỷ, là một trong những
yếu tố hình thành các dạng đòa hình của bờ biển

1.

Hàm ếch

Trường hợp 1: Bờ biển cấu tạo bằng đá cứng khi sóng vỗ bờ, do có sức đập lớn lại thêm
những tảng mà nó mang theo nên khi sóng đập vào bờ sẽ đào khoét làm cho bờ bò ăn lõm
vào tạo thành các hàm ếch, (hang chân sóng). Hàm ếch ngày càng ăn sâu tới mức độ

Hình2 Sự hình thành hàm ếch và trắc diện cân bằng


nhất đònh thì cả phần đá ở bên trên hàm ếch sẽ sụp xuống. Sóng lợi dụng những vật liệu
ấy làm công cụ để phá hủy bờ dốc. Quá trình tạo thành hàm ếch khác lại bắt đầu rồi sụp

xuống làm cho bờ biển ngày càng lùi sâu vào đất liền và đáy biển ngày càng thoải dần.
_Bộ phận đáy biển kia
thuộc sừơn dốc do quá
trình lùi dần của hàm ếch
gọi là nền mài mòn ø. Nền
mài mòn ngày càng được
mở rộng đến một mức
nhất đònh thì ngưng lại do
năng lượng của sóng
không còn đủ để tạo hàm
ếch. Bờ biển đã đạt trắc
diện cân bằng
_Trường hợp 2: bờ biển
cấu tạo bằng đá mền
Hình 3 Hàm Ếch
_Ở những bờ biển cấu tạo bằng đá mền thì hàm ếch điển hình không được hình thành. Bờ
dốc không có hiện tượng sạt lở mà phổ biến là hiện tượng trượt đất

Hình 4
Thềm Biển


2.

Thềm biển

_ Sóng có thể san mòn các lớp đá gốc tạo ra các bề mặt thềm mài mòn. Hoặc do sự nâng
cao lên khỏi mặt nước nền mài mòn
_ Bãi biển có thể được nâng lên để tạo ra thềm biển bồi tụ
_ Nguyên nhân nâng lên là do:

+Sự nâng lên kiến tạo
+Sự hạ thấp mực nước biển do sự thay đổi khí hậu vv…
_ Ở nước ta thềm biển gặp được trong nam cũng như ngoài bắc. Dựa vào tính chất tương tự
về độ cao của chúng ta có thể chia 6 bậc thềm
+ 2 -3m
+4 – 5m
+10 – 15 m
+25 – 30 m
+40 – 50 m
+70 – 80 m
_Những thềm này nằm ở độ sâu 200m 400m 500m 700m >1000m liên quan tới các pha
thoái trong Đệ Tứ

3.

Cửa sông hình phễu
_ đây là hoạt đông xâm thực chủ yếu dưới tác
dụng của thuỷ triều. Cửa sông hình phễu hình
thành ở nơi sông ít phù sa, nước triều lớn. Khi
triều dâng nước biển dồn vào cửa sông phá huỷ
mạnh mẽ hai bờ. Lúc nước triều xuống rút nhanh
chóng với tốc độ lớn vì có sự hỗ trợ của nước
sông từ lục đòa đổ ra. Nước đào sâu lòng sông
xuống và lôi cuốn phù sa đi rất xa, kết quả là cửa
sông mở rộng ra thành cửa sông hình phễu điển
hình là cửa Bặch Đằng, cửa Soi Rạp

Hình 5 Cửa sông hình phễu

II .

1.

Các dạng bồi tụ
Các dạng tạo thành do sự di chuyển xung tích ngang

Trong trường hợp bờ biển thoải và cấu tạo bằng vật liệu vụn thì quà trình diễn ra như
sau
_ Vì đáy nghiêng nên ở đây có sự tham gia của tích cực của trọng lực, đồng thời cũng
có sự khác biệt trong phân phối tốc độ của nước ở nửa trên và nửa dưới của quỷ đạo
chuyển động của các phần tử nước. Quỹ đạo lúc này đã biến thành nửa hình bầu dục.
Ở khu vực xa bờ, tốc độ hướng ra biển lớn hơn hướng vô lục đòa vì trọng lực tham gia


vào làm nước trượt xuống. Ở phần gần bờ, quỹ đạo sóng bò biến dạng rất mạnh nên
tốc độ hướng vào bờ lớn hơn tốc độ hướng ra biển nhiều. Ở giữa hai khu vực nói trên
tồn tại một khu vực trung gian. Ở đây vật liệu mang đi về hai phía ngược nhau nên
hình thành hai chỗ lõm. Từ chỗ lõm phía trên, vật liệu được chuyển lên bờ tạo ra bãi
biển. Từ chỗ lõm phía dưới, vật liệu bò đưa ra phía bờ biển mở rộng sướn bờ ngầm
_ Độ dốc trên đại bộ phận chiểu rộng hai bên khu vực trung gian giảm giần cho đền
khi tác dụng trọng lực trở thành không đáng kể tức là không làm tăng tốc độ của dòng
về phía biển. Độ dốc nhỏ cũng làm cho quỹ đạo đỡ biến dạng. Riêng ở phần sát bờ,
tốc độ có tăng lên. Chính vì vậy, tốc độ vận chuyền về phía bờ biển của phần từ nước
được tăng lên nhờ tác dụng của trọng lực đủ để triệt tiêu tốc độ vận chuyển về phía bờ
tăng lên nhiều do sự sự biến dạng của quỹ đạo ở phần bờ nông nhất. Trắc diện bờ biển
vào giai đoạn này là trắc diện cân bằng
_ Bờ biển nông do chòu tác dụng của quá trình bồi tụ nện mở rộng dần. Bộ phận lục
đòa này chỉ trừ phần rìa ngoài cùng(do doi cát) còn đại bộ phận không bò ngập nước
đáng kể lúc bão. Bộ phận lục đại này là thềm bồi tụ hiện đại của bờ biển. Khi bờ biển
được nâng lên hay nực nước biển bò hạ thấp thềm bồi tụ hiện tại trở thành thềm bồi tụ
_ Ở độ sâu bằng hai lần chiều cao của sóng thường có sự hạ thấp mạnh mẽ tốc độ do

sóng và do đó dẫn đến tích tụ vật liệu vụn. Khối vật liệu vụn vừa hình thành làm cho
quá trình tích tụ diễn ra nhanh hơn.
Kết quả là tạo ra một đê ngầm dưới
nước biển gọi là cồn ngầm(con
trạch ngầm). Sau khi vượt cồn ngầm
sóng bò kích thước nhỏ hơn lúc đầu
thì chúng lại tạo ra các con trạch
ngầm có kích thước tương ứng. Các
cồn cát ngầm cứ phát triển theo
chiều cao va cũng như chiều ngang,
đồng thời lại tiến về phía bờ cuối
cùng chúng có thể nhô lên khỏi mặt
nùc và được gọi là cồn cát duyên
hải.
Hình 6 Cồn cát duyên hải
_ Cồn cát duyên hải có thể áp sát bờ làm mở rộng thêm bồi tụ hiện đại.Dưới tác động
thổi mòn do gió các cồn cát thường có dạng lưởi liềm, phân lớp gợn sóng trên mặt và
phân lớp xiên chéo bên trong các thực thể cát.
_ nước ta cồn cát duyên hải hết sức phát triển trên bờ biển cát đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ và nam Bộ. Ở Thụy Anh (Thái Bình) số dãy cồn cát lên tới 26. Ở đồng
bằng Nam Bộ cồn cát duyên hải lùi sâu đến 50-60 km so với bờ biển hiện tại. Kích
thước của chúng có thể rất lớn: cao đến 5 mét rộâng vài trăm mét và dài tới 18 km.
_ Điều kiện hình thành:
+ Đáy biển có độ dốùc nhỏ.


+Sự tiến vào bờ của cồn ngầm do lượng phù sa lớn nhận được.
+Sự hạ thấp chung của mực nước biển( được đánh dấu bằng các thềm 4-5m và2-3 m)

2.


Các dạng tạo thành do
sự di chuyển xung tích dọc

_ Khi sóng tiến vào bờ dưới một góc nhọn thì
hướng của các dao động sóng và trọng lực
không phù hợp với nhau làm cho xung tích di
chuyển dọc theo bờ tạo ra dòng ven bờ.
doi cát hay mũi tên cát
_ những nơi bờ biển lõm vào như vũng vònh
Hình 7 doi cát
dưới tác dụng của dòng ven bờ các vật liệu trầm
tích được vận chuyển dọc theo bờ sẽ tích tụ bao quanh chỗ lồi tạo thành doi cát.
_ Doi cát phát triển sẽ chặn kín cửa vònh biến vònh thành đầm, phá(lagoon)
Đầm , phá chỉ giao lưu với vùng biển bên ngoài thông qua con lạch thuỷ triều.
_ Ở nước ta, doi cát rất phổ biến ở bờ biển miền Trung điển hình là hệ thống đầm phá
Tam Giang- Cầu Hai.

a.

Bãi biển

_ Bãi biển là một bộ phận của bờ
biển được hình thành do quá trình lấp
góc bồi tụ vật liệu trầm tích bở rời
dưới tác dụng của dòng ven bờ
_ Cát là vật liệu chủ yếu cấu tạo nên
bãi biển, ngoài ra còn có cuội, tảng
hoặc bùn sét
Hình 8 Bãi biễn


b.

Đê cát ven bờ

Đê cát ven bờ là những thể trầm tích đặc biệt có
hình dạng một đê chạy song song với đường bờ,
có hàm lượng thạch anh rất cao (>90%), độ chọn
lọc và mài tròn tốt được hình thành do sóng tạo
nên dòng bồi tách ngang trong pha biển tiến và
ngăn cách với đất liền bằng một thuỷ vực
lagoon(phá)
Hình 9 Đê cát


Điều kiên hình thành :
_ Phải có nguồn cát ở sườn bờ ngầm được tích tụ từ trước gần gũi với nơi tạo đê cát
+ Đáy biển sườn bờ ngầm không dốc lắm.
+ Bờ biển phải có cấu trúc dạng đòa lũy hoặc đòa hào, khối tầng chãy song song với đường
bờ. Đòa lũy là khối nhô nông tương đối phía ngoài có vai trò như 1 đê chắn cát. Đòa hào là
khối sụt phía trong là nơi thành tạo phá khi đê cát nổi cao trên mực nước biển.
+ Bờ biển trực diện với hướng sóng.

c.

Tombolo

_ Tombolo là dạng đòa hình doi cát nối liền đảo tạo thành bán đảo nhỏ một đầu nối liền
với bờ biển, đầu kia nối với đảo đá gốc.
_ Điều kiện hình thành :

+ Có đảo chắn tương đối
gần bờ.
+ Đáy biển có độ sâu nhỏ,
xung quanh giàu cát.
+ Bờ biển phía góc tù của
doi cát là biển hở.

Hình 10 Tombolo
_ Cơ chế hình thành: Đảo nằm gần bờ biển tạo thành khu vực “bóng sóng”, tại đây động
năng của sóng yếu các dòng ven bờ vận chuyển vật liệu trầm tích di chuyển dọc bờ đến
khu vực bóng sóng sẽ tích tụ lại thành một doi cát kéo dài tới đảo biến đảo thành bán đảo.

d.
Tam
giác châu
_ Tam giác châu dược hình thành
trong điều kiện: lượng phù sa của
sông lớn, khu vực gần cửa sông
nông, sóng biển nhỏ và thủy
triều yếu.
_Tùy thuộc vào các điều kiện
này mà châu thổ có các kiểu
khác nhau:
Hình 11 Tam giác châu


+ Châu thổ hình mỏ chim hình thành trong điều kiện sóng biển tương đối mạnh, lượng phù
sa lớn, có khả năng bồi tụ hai bên cửa sông. Đồng bằng sông Tibrơ ở Italia điển hình chp
kiểu châu thổ này.
+ Châu thổ hình chân chim hình thành trong điều kiện lượng phù sa rất lớn khiến nhiều

nhánh cùng tiến ra biển một lúc với tốc độ rất lớn để lãi cho chúng những vònh biển. Đồng
bằng sông Mixixipi là điển hình cho
trường hợp này.

Hình 12 Châu thổ hình chân chim

+ Châu thổ hình quạt hay tam giác châu tạo thành ở những vùng biển rất rộng. Trong điều
kiện này cửa sông bò lấp đầy phù sa một cách nhanh chóng tạo thành một đảo chắn giữa
dòng chảy. Đảo này chia sông chính thành hai nhánh rồi các nhánh có thể lại bò phân nhỏ
hơn nữa. Phù sa cừ thế lấn dần ra biển tạo thảnh một khu vực tam giác đỉnh hướng về phía
đất liền từ đó mà gọi tam giác châu. Điển hình cho châu thổ này là đồng bằng sông Nin,
sông Hoàng Hà, sông Cửu Long.

3.

Các dạng bồi tụ do thủy triều

_ Thủy triều có nhật triều và bán nhật triều. Hoạt động của thủy triều là hoạt động ngoại
sinh quan trong tạo nên các cảnh quan trầm tích như bãi triều, lạch triều, đồng bằng triều…
_ Bãi triều là phần diện tích nằm giới hạn giữa mực nước biển cao nhất (triều cường) và
mực nước triều thấp nhất (triều kiệt).
_ Tuỳ thuộc vào các yếu tố nội ngoại sinh mà có các loại triều sau:
+ Bãi triều cuội sạn pha cát: phát triển vùng bờ có
đá gốc hoặc đá trầm tích.
+ Bãi triều cát đặc trưng cho vùng biển hở.
+ Bãi triều lầy có thành phần trầm tích chủ yếu là
sét đặc trưng cho vùng biển kín vànửa kín.
+ Bãi triều hỗn hợp ở vùng bờ động lực thay đổi,
giàu phù sa, bờ biển bồi tụ mạnh
Hình 13 Bãi Triều



_ Điều kiện hình thành:
+ Bãi triều cuội-sạn: cuội, sạn mài tròn tốt, trục dài, hạt cuội xếp song song đường bờ.
+ Bãi triều cát:
 Bờ biển hở, động lực sóng mạnh.
 Bờ biển được cấu thành bởi các thành tạo cát cổ.
 Đáy biển, sườn bờ ngầm nông, thoải, giàu cát.
+ Bãi triều lầy: bờ biển kín và yên tónh, giàu vật liệu phù sa mòn (sét-bột).
+ Bãi triều hỗn hợp:
Động lực thay đổi theo mùa, động lực yên tónh của bãi triều lầy được xen kẽ với
hình thái cao của bãi triều cát.
Giàu phù sa, thành phần cấp hạt sét-bột-cát chưa được phân dò chọn lọc khi môi
trường năng lượng thấp và chọn lọc trung bình khi năng lượng cao hơn.

C. PHÂN LOẠI BỜ BIỂN
I . Nhóm bờ biển có nguồn gốc nội và ngoại sinh
Nhóm bờ biển này còn ít biến đổi do biển

1.

Kiểu Đanmat

Là kiểu bờ biển có nhiều đảo, bán đảo và vònh song song với đường bờ. Những đòa hình
này tương ứng với các nếp uốn bò chìm ngập. Kiểu này điển hình cho bờ biển Đanmat ở
Đòa Trung Hải.

2.

Kiểu Ria

Là dạng bờ biển xuất hiên do chìm ngập các thung
lũng ở miền núi. Bờ biển gồm các vònh hình cái
chêm mà tiếng Tây Ban Nha gọi là Ria, giữa
chúng là các mũi đất rộng, dấu vết của các khu
vực phân thủy của các sông trước kia. Kiểu bỡ biển
này gặp ở nam nước Anh, bắc Tây Ban Nha, Trung
Quốc và nhiều nơi khác.
Hình 14 bờ biẻân kiểu Ria


3.

Kiểu Liman

Gồm những bờ hình thành nhờ biển tiến vào các khu vực thung lũng sông chia cắt các
đồng bằng ven biển. Phần thung lũng bò ngập tạo ra vònh gọi là Liman.

4.

Kiểu Phio

Bao gồm những bờ biển có
nhiều vònh hẹp sườn dốc ăn sâu
vào trong lục đòa mà tiếng Nauy
gọi là Phio. Phio nguyên là
những mảng băng bò ngập nước
vào thời kì biển tiến hậu băng
hà. Kiểu bờ này điển hình cho
phần bắc bán đảo Xcanđinavia


Hình 15 bờ biển kiểu Phio

5.

Kiểu bờ đảo đá

Là kiểu bờ biển có đường bờ bò chia cắt mạnh và nhiều đảo. Trong đa số các trường hợp
các đảo này vốn là các tảng đá lưng cừu bò ngập nước. Kiểu bờ biển này điển hình cho bờ
biển Phần Lan.(hình)

6.

Kiểu Aran

đặc trưng bằng những đảo và bán đảo nhỏ mà trước kia vốn là những đụn cát hình thành
trên các đồng bằng ven biển. Kiểu này điển hình cho bờ phía đông ở bờ biển Aran.(hình)

II .
Nhóm bờ biển mà sóng biển không phải là
tác nhân chủ yếu

1.

Bờ biển sú vẹt


_ Sú vẹt là quần lạc thực vật phát triển vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới có bờ
bằng phẳng, ứ bùn và bò ngập
nước lúc triều lên.
_ Sú vẹt là các cây bụi và thích

nghi với việc bò ngập trong nước
mặn. Hầu hết các cây này xanh
quanh năm, rễ tạo thành các vòm
cắm vào bùn. Một số có các rễ
phụ trồi lên trên bùn để hấp thụ
không khí. Các hệ thống rễ này
còn có tác dụng như một màng lọc
vật liệu trầm tích từ biển vào và
từ bờ ra biển làm bờ biển được mở
rộng.
Hình 16 sú vẹt

2.

Bờ biển san hô

_ San hô là những động vật đơn
độc hoặc quần thể và phát triển
trong môi trường biển có điều
kiện:
+ Đáy biển bằng đá rắn không có
tích tụ vụn.
+ Nước biển có độ mặn trung
bình 350/00
+ Nước phải có chuyển động (có
dòng biển hoặc có sóng).
Hình 17 Bờ biển San Hơ
+Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 200C,m độ sâu 5-40 m.
_ San hô phát triển tạo thành quần thể kiến trúc gọi là ám tiêu san hô. Có 3 loại ám tiêu

san hô:
+ m tiêu bờ là cấu trúc san hô bám sát lấy bờ thành
một bãi đá hay tường đá dài có bề mặt dạng bậc gồ
ghề.
+ m tiêu chắn là cấu trúc san hô dài hàng chục đến
hàng trăm km, song song với đường bờ và cách bờ từ
50-100 km, ám tiêu chắn thường nằm ở ranh giới của
thềm lục đòa.(hình)


+m tiêu vòng là cấu trúc dạng vành khăn với đường kính đôi khi tới 60 km chủ yếu phân
bố trên các đỉnh núi lửa ngầm đã tắt. Trên ám tiêu có một hay vài cái vũng ở ám tiêu ăn
thông với biển.

III .
NHÓM CÁC BỜ BIỂN HÌNH THÀNH DO
SÓNG LÀ CHỦ YẾU
-Dưới tác dụng của sóng biển, các bờ biển đều có xu hướng đạt tới trắc diện cân bằng.
Một bờ biển kiểu ri-a sẽ trải qua 5 giai đoạn sau đây của quá trình san bằng ấy:
+ Giai đoạn đầu: hình thành các mũi đất và đảo giữa các vònh biển sâu. Giai đoạn này còn
thuộc nhóm bờ biển 1.
+ Giai đoạn thứ 2: Đầu các mũi đất bò sóng đánh mạnh tạo thành các vách biển.
+ Giai đoạn thứ 3: hình thành nhiều mũi tên cát và bãi nối liền đảo. Cuối vònh xuất hiện
những bãi cát.
+ Giai đoạn thứ 4: Mũi biển còn lùi nhiều hơn nữa. Các mũi tên cát nối lại tạo thành đê
chắn và biến vònh thành vụng hay phá. Những vònh ít nhiều kín này dần dần bò lấp cạn do
phù sa sông hay những vật liệu mà thủy triều mang vào.
+ Giai đoạn cuối: Các mũi đất lùi đến ngang phần cuối của vònh. Trên suốt dọc bờ biển là
bãi cát chạy dài ngăn cản tác dụng mài mòn của sóng đối với vách biển phía trong.
Tương ứng với các giai đoạn trên là các kiểu bờ biển khác nhau. Thực tế chưa có bờ biển

của khu vực nào đạt dến giai đoạn cuối cùng vì lần biển tiến Flandri mới xảy ra cách đây
mấy nghìn năm.

D. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH BỜ BIỂN
ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I . Tích cực:
Dưới tác dụng của quá trình xâm thực và bồi tụdiễn ra mạnh mẽ trong mối quan hệ tương
tác giữa biển và lục đòa làm cho sườn bờ ngầmvà đáy biểnngày càng thoải dần.
Nhờ quá trình bồi tụ các vật liệu trầm tích dưới tác nhân sóng biển và thủy triều làm cho
đòa hình dần được mở rộngvề phía biển như tam giác châu, bãi biển, bãi triều, tombolo…


Trong quá trình hình thành doi cát,
đê cát ven bờ đã góp phần tạo ra
dạng đòa hình vũng, vònh thuận lợi
cho việc mở mang hải cảng, phát
triển GTVT đường biển, là nơi neo
đậu tàu thuyền…
_Ngoài ra các vũng vònh ven bờ,
đầm phá ven biển và các đảo ven bờ
cũng tạo điều kiện cho ánh bắt thủy
hải sản gần bờ và xa bờ.
Hình 19 Hải Cảng
_ Dưới tác dụng bồi tụ trầm tích, quá trình lấp góc đã tạo ra các bãi biển cát phẳng, đẹp
là tiềm năng kinh tế thu hút một lượng lớn khách du lòch trong nước và quốc tế. Ngoài ra,
dựa vào nguồn cát do sóng biển tích tụ góp phấn phát triển công nghiệp sa khoáng.
_Quá trình xâm thực và bồi tụ cùng với
hoạt đợng kiến tao đã tạo ra nhiều đòa hình
ven biển độc đáo như hàm ếch, vònh biển
với nhiều đảo, bán đảo (kiểu Đan mat), cồn

cát duyên hải…
_Bờ biển với quần thể sú vẹt vừa góp phần
ngăn cản sự phá hoại bờ biển khi cósóng
bão, vừa là môi trường cho các sinh vật
phát triển.
Hình 20 Biển Nha Trang
_Các ám tiêu san hô là môi trường sống của đông đảo sinh vật biển.

II .

Tiêu cực:

_Sự phát tiển của hoạt động xâm thựccó
thể làm bờ biển ngày càng lùi sâu vào
đất liền, thu hẹp diện tích đất canh tác
ven biển.
_Sự bồi tụ vật liệu trầm tích như cát, sỏi,
cuội… cũng góp phần làm sa mạc hóa đất
ven biển, ảnh hưởng đến sản xuất.
Hình 21 Xói Mòn Bờ Biển


_ những bờ biển cấu tạo đá mềm hoạt động xâm thực gây ra tình trạng trượt đất rát nguy
hiểm cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
_Sự phát triển doi cát, đê cát ven biển tạo ra đầm phábò ngăn cách với vùng biển bên
ngoài gây trở ngại cho hoạt đông GTVT vì chỉ có thể thông qua lạch thủy triều. Ngoài ra,
nhân dân sông trên đó cũng có thể gặp nguy hiểm do hiện tượng sạt lở vì vật liệu bở rời,
không chắc chắn.

E. MỘT SỐ BỜ BIỂN ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT

NAM
Dựa vào tốc độ mài mòn, tích tụ bờ biển, ta có thể gặp các bờ biển điển hình như:
_Bờ biển mài mòn mạnh: Chủ yếu ở khu vực Văn Lý, Hải Thònh thuộc Hải Hậu. Theo số
liệu điều tra, tốc độ mài mòn tới 15m/năm.
_Bờ biển mài mòn trung bình: Phân bố ở Nghóa Phúc, cửa sông Ninh Cơ, tốc độ mài mòn
đạt 5-15m/năm.
_Bờ biển mài mòn yếu: Tốc độ dưới 5m/năm ở Thụy Anh, Hải Ninh, Đồng Châu, Tiền
Hải thuộc tỉnh Thái Bình.
_Bờ biển tích tụ mạnh: Tốc độ 30-80m/năm ở Kim Sơn, Nghóa Hưng, cửa Ba Lạt.
_Bờ biển tích cựcï trung bình: Tốc độ 10-30m/năm. Phân bố ở ven cửa Trà Lý, Yên Hải
_Bờ biển tích tụ yếu: Tốc độ dưới 10m/năm ở cửa sôngphía Bắc Đồ Sơn.
_Bờ biển mài mòn trên đá gốc: Phổ biến ởĐồ Sơn, ven Cát Bà và các đảo. Đặc điểm:có
vách mài mòn đứngở đường phát triển các bench. Nhưng ở đảo đá vôi thì bench không thể
hiện rõ.
_Bờ biển mài mòn – tích tụ: Vũng, vònh phát triển rộng rãi ở Yên Hưng, Hòn Gai, Cẩm
Phả.
Trên cơ sở hình thái bản thân các thể đòa chât nội, ngoại sinh và cơ chế tạo thành đới bờ,
có thể phân loại đới bờ biển Việt Nam như sau:
_Từ Móng Cái đến Hải Phòng: Đặc trưng đường bờ khúc khuỷu, tiếp giáp với biển vònh
cửa kín, các vùng cửa sông thiếu hụt trầm tích,quá trình triều thắng thế, phát triển cửa
sông hình phễu, bãi triều lầy, bãi triều hõn hợp.
_Từ Hải Phòng đến Nga Sơn: Điển hình của châu thổ bồi tụ mạnh , tăng trưởng trầm tích
theo phương thức các thế hệ của cát ghép nối với nhau nhờ quá trình lấp góc.
_Từ Nga Sơn đến Quy Nhơn: Đặc trưng của vùng bờ biển hở, sóng hoạt động mạnh, bãi
triều cát thạch anh chọn lọc, mài tròn tốt.Bờ biển bảo tồn hiện trạng đê cát ven bờ cổvà
phá được thành tạo qua 5 chu kỳbiển tiến trong Đệ Tứ.
_Tư Quy Nhơn đến Vũng Tàu: Đặc trưng cho đường bờ biển khúc khuỷu, phát triển doi cát
nối đảo, vònh nhỏ.



_Từ Vũng Tàu đến Bạc Liêu: Là đoạn bờ biển của châu thổ Sông Cửu Long, đặc trưng
châu thổ bồi tụ mạnh và rìa bãi có cửa sông Soi Rạp hình phễu.
_Từ Bạc Liêu đến Hà Tiên: Là bờ biển của bán đảo Cà Mau đặc trưng cho 1 đồng bằng
triều được hình thành trong giai đoạn biển lùi Holoxen muộn. Bờ biển động được thành
tạo do ghep nối các cồn cát và quá trình lấp góc tạo thành mạng lưới lạch triều. Bờ biển
Tây được bồi tụ mạnh bởi vật liệu được mang từ sông Cửu Long đến và tích dồn từ biển
nông vào bờ.
 Các đòa hình và kiểu bờ biển điển hình ở Việt Nam:
_Tombolo : Phát triển nhiều ở ven biển miền Trung. Các dòng hải lưu ngược chiều nhau
chòu ảnh hưởng lực Coriolit và đòa thế đáy biển, đó là các dòng nước lạnh ở phía Bắc chảy
giữabờ biển Trung Quốc và Đái Loan theo hướng Tây Nam. Khi cách bờ biển Huế- Đà
Năng hải lý thì tách làm 2 dòng:1 dòng nhỏ chảy ngược lên Vònh Bắc Bộ-dòng biển từ
Quảng Trò tới Quảng Ninh; dòng chính tiếp tục chảy hứơng cũ,sát dần bờ biển Đà Nẵng –
Bình Thuận. Đây là tác nhân
chủ yếu gây trầm tích sông
ngòikhi di chuyển ra biển bò
cuốn theo dòng ven bờ mà
tấp vào bờ tạo thành
Tombolo từ Đà Nẵng tới
Khánh Hòa. Tiêu biểu: Bán
đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mũi
Ba Làng An.
Hình 22 Bán Đảo Sơn Trà
_Quá trình bao quanh chỗ lồi cũng như phát triển đê cát ven biển gặp nhiều ở bờ biển
Trung Bộ nước ta tạo ra nhiều vũng,vònh nước sâu như vònh Xuân Đài (Phú Yên) , vònh
Vân Long, Cam Ranh (Khánh Hòa) … tạo ra hệ thống đầm phá tiêu biểu là hệ thống đầm
phá Tam Giang- Cầu Hai dài 68km, diện tích mặt nước 216km2 do 3 đầm phá hình thành:
+Phá Tam Giang:từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Thuận An, dài 25km, bờ và đáy phá chủ yếu
được cáu tạo từ trầm tích Holoxen
+Đầøm Thủy Tú: gồm

Hà Truy và Thủy Tú
Cồn Trai dài 33km.
trầm tích Đễ Tứ.
+Đầm Cầu Hai:hình
tích 104km2. Trầm
mềm Đệ Tứ còn lẫn

đầm An Tuyền, Thanh Lam,
kéo dài từ cửa Thuận An tới
Tại đây gặp các thành tạo
lòng chảo bán nguyệt, diện
tích cấu tạo ngoài trầm tích
đá Granit phức hệ Hải Vân.


_Với quá trình lấp góc hình thành bãi biển dọc theo chiều dài 3260km , đường bờ biển
nước ta có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ,
trong đó có nhiều bãi biển dài tới 1518km, nổi tiếng có bãi Sầm Sơn(Thanh
Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Mỹ Khê (Đà
Nẵng), Sa Huỳnh (Quãng Ngãi), Quy
Nhơn (Bình Đònh), Cà Ná (Bình Thuận),
Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà RòaVũng Tàu), Nha Trang (Khánh Hòa)…

Hình 24 biển Cà Ná

_ nước ta các bãi bùn hình thành ven cửa sôngvà các bãi phù sa biển là điều kiện hình
thành bờ biển sú vẹt với quần lạc thực vật nứơc mặn như sú , vẹt, đước… phổ biến ở những
đoạn bờ biển kéo dài từ Móng Cái tới Cẩm Phả, Thái Bình tới Ninh Bình, các bãi phù sa ở
đồng bằng sông Đồng Nai và Vàm Cỏ, rìa phía Tây rừng U Minh và Mũi Cà Mau.


Hình 25 Mũi Cà Mau
_ nước ta kiểu bờ biển Đanmat và Ria được đặc trưng từ Móng Cái đến Bắc Đồ Sơn
thuộc lọai bờ biển xâm thực sụt lún kiến tạo dạng vũng vònh có nhiều đảo, núi sót.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
SÁCH THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Cư- Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Việt Nam
2 Lưu Đức Hải – Trần Nghi - Giáo trình khoa học trái đất
3 Tôn Thất Nguyên Phúc- Đòa lí sinh thái và những biến đổi ngoại sinh
4 Trần Văn Thành- Đại cương khoa học trái đất
5 Châu Hồng Thắng – Đòa chất đại cương
WEBSITE
/> /> /> />


×