Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

De tai huong dan hoc sinh nghien cuu khoa hoc trong nha truong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.2 MB, 9 trang )

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH


Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

CHI ĐOÀN: 11B19
NHÓM THỰC HIỆN: Hoàng Văn Hưởng
Lâm Minh Qui
Phan Thị Thu Trúc
Phan Thanh Tùng
Nguyễn Thị Đan Vi
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 2 NĂM 2011


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

TRƯỜNG THPT TRƯỜNG CHINH


Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

CHI ĐOÀN: 11B19
NHÓM THỰC HIỆN: Hoàng Văn
Hưởng
Lâm Minh Qui
Phan Thị Thu Trúc
Phan Thanh Tùng
Nguyễn Thị Đan Vi
Chi đoàn 11B19



Trang 2


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 2 NĂM 2011

I. Lý do thực hiện mô hình
“Bầu không khi trong lớp học của một số trường có thể chứa các
chất gây ô nhiễm dưới dạng hạt cực nhỏ phân tán, dễ bị hút vào phổi khi
hit thở với lượng cao hơn nhiều so với không khi ngoài trời”.
Kết luận trên là công bố của các nhà khoa học Australia và Đức,
đăng trên tạp chí Environmental Science và Technology.
Các lớp học là nơi có bầu không khí ô nhiễm rất cao mà ít ai nghĩ
đến.

Trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm không khí trong lớp học đang trở
thành mối lo ngại, chúng ta cần những biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các
chất độc hại trong môi trường không khí.
Mặc dù than hoạt tính sử dụng rất tốt để loại bỏ các loại khí độc hại,
song chúng lại quá đắt nếu sử dụng trong môi trường rộng lớn. Chúng ta
cần những biện pháp có chi phí thấp và dễ thực hiện.
Trong mấy năm qua, tác động của các chất gây ô nhiễm dạng hạt đến
sức khỏe ngày một tăng lên qua đường phổi. Hầu hết các nhà nghiên cứu
đều tập trung nghiên cứu các chất khí độc trong môi trường ngoài. Họ rất ít

Chi đoàn 11B19


Trang 3


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

chú ý đến việc chúng tồn tại với nồng độ rất cao trong các lớp học, nơi mà
những học sinh tập trung hàng ngày.
Theo nghiên cứu, mức độ ô nhiễm trong môi trường lớp học cao hơn
hẳn ở ngoài trời, nhất là trong những giờ học về sơn, vẽ, kể cả làm thủ công
do các thành phần trong keo dán, thuốc vẽ... tích tụ lại. Một phần các chất ô
nhiễm dưới dạng hạt có nguồn gốc từ chất tẩy rửa sàn nhà, cửa kính được
dùng trong lớp học và tại trường THPT Trường Chinh cũng có sử dụng.
Khoa học đã chứng minh được rằng đa số các loại vật liệu xây dựng và
trang trí nội thất đều ít nhiều tác động không tốt đến sức khỏe của những
người đang sống hàng ngày trong môi trường đó. Vật liệu càng mới thì ô
nhiễm càng cao và trường ta là một trường mới, được xây dựng được cách
đây không lâu nên nguy cơ ô nhiễm sẽ là rất cao.
Ngoài ra, trường THPT Trường Chinh còn sử dụng phấn để dạy học
là chính, trong phòng học lại trang bị 4 quạt trần nên tạo điều kiện phát tán
bụi và các vật liệu ô nhiễm dạng hạt lơ lửng khác. Đa số các tiết học là ở
phòng học bảng phấn, chỉ có một vài tiết học trong môi trường khác như
phòng thí nghiệm và phòng máy. Nhưng trong những môi trường đó lại tồn
tại những vật chất ô nhiễm trong không khí khác xuất phát từ những chất thí
nghiệm và ít ai nghĩ đến nữa đó là từ những máy móc phục vụ quá trình dạy
học như máy tính, loa... vậy mà trước đây chúng ta cứ ngỡ rằng khi đến lớp
là ta sẽ ở trong môi trường trong sạch. Tính độc hại của từng chất được biết
một cách riêng lẻ nhưng người ta không rõ tác động sẽ ra sao nếu chúng tập

hợp trong một bầu không khí nhỏ hẹp.
Qua khảo sát, hầu như tất cả các phòng học, phòng thí nghiệm,
phòng máy của trường THPT Trường Chinh đều không có cây xanh để lọc
chất độc trong không khí, nên chúng em quyết định thực hiện mô hình
“Hơi thở xanh trong trường THPT Trường Chinh” nhằm nghiên cứu tìm
ra loại cây thích hợp nhất với điều kiện thực tế của trường và thực hiện mô
hình thí điểm tại lớp 11B19.
Dây thường xuân hay dân gian gọi là cây Trầu bà, có những đặc
điểm rất thích hợp với điều kiện lớp học nên mô hình “Hơi thở xanh trong

Chi đoàn 11B19

Trang 4


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

trường THPT Trường Chinh” quyết định chọn cây Trầu bà làm mục tiêu
nghiên cứu.

II. Nội dung nghiên cứu mô hình trên lý thuyết
a. Tác dụng của cây xanh:
Ngoài tác dụng trang trí, một số loại cây cảnh còn có tác dụng lọc
không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi trường sống… Theo các chuyên
gia, hiểu đúng về tác dụng của từng loại cây quanh ta, có thể tự làm sạch
được không khí trong nhà, lọc được độc chất, làm sạch không khí.
Các chuyên gia cho biết, trong nhà ở có nhiều sản phẩm công
nghiệp, nhiều chất hữu cơ bay hơi có thể đầu độc khí thở. Các chất này

thoát ra từ các vật liệu như cao su, chất dẻo, vecni, xăng dầu, chất tẩy rửa,
khói thuốc lá, hơi bếp gas, các loại giấy mực... Các chất tiêu biểu là
formaldehyd, trichloethylen, benzen, toluen.
Tiến sĩ William Wolverton (Mỹ) đã nghiên cứu trên những loại cây
dùng làm cảnh trong các phòng làm việc và nhà ở. Mỗi loài cây có khả
năng hấp thu được một số hóa chất gây ô nhiễm. Sau 24 giờ trong điều kiện
luôn luôn có ánh sáng, một cây lô hội khử được đến 90% formaldehyd
trong 1m3 không khí. Cũng trong điều kiện đó dây thường xuân hấp thu
90% và cây bồng bồng hấp thu 79% benzen. Ông ước tính cứ 9m 2 mặt bằng
trong nhà cần có một cây xanh để duy trì chất lượng không khí có lợi cho
sức khoẻ.
Theo các chuyên gia, cây làm sạch không khí bằng hai cách là hấp
thụ chất ô nhiễm vào lá rồi chuyển xuống rễ, rễ tổng hợp chất ô nhiễm làm
thức ăn cho cây hoặc cây nhả hơi nước như một cái bơm hút không khí bẩn
xuống rễ. Chúng là những cây dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc, có
nhiều lá và hấp thụ lượng chất độc lớn. Ngoài tác dụng trang trí, một số loại
cây cảnh còn có tác dụng lọc không khí, hấp thụ chất ô nhiễm trong môi
trường sống… Theo các chuyên gia, hiểu đúng về tác dụng của từng loại
Chi đoàn 11B19

Trang 5


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

cây quanh ta, có thể tự làm sạch được không khí trong nhà, lọc được độc
chất, làm sạch không khí.


b. Đặc điểm của cây Trầu bà:
Cây Trầu bà tên khoa học là Golden Pothos – Epipremnum
aureum, ngoài ra còn được gọi là cây hoàng tâm diệp hay cây thường xuân
– Ivy ( loài Ivy của cây thường xuân). Cây dạng dây leo, thân mềm, lá dạng
hình tim màu xanh có bệt màu vàng hoặc trắng. Kích cỡ của lá tùy thuộc
điều kiện sống và nguồn cung cấp dinh dưỡng của cây, có thể dao động từ
bằng một nắm tay cho đến một chiếc đĩa lớn. Có rễ phụ trên thân dùng để
bám, hút nước và chất dinh dưỡng.

c.

L
ý

do mô hình chọn

Cây Trầu bà
cây Trầu bà:
Cây Trầu bà là loại cây có sức sống rất cao, sống được trong môi
trường đất, nước và cả sống bám vào cây khác. Khả năng sinh trưởng và
sinh sản cao, có thể trồng cây Trầu bà bằng cách đơn giản là cắt một đoạn
dây leo và thả vào nước hoặc cắm vào đất. Cây Trầu bà cũng không cần
nhiều ánh sáng mặt trời nên thích hợp trồng trong môi trường lớp học.
Trong môi trường lớp học để bảo đảm vệ sinh,ít chiếm không gian và tiện
lợi trong việc trồng cây Trầu bà thì nên trồng trong môi trường nước.
Về mặt tác dụng, cây Trầu bà được xem là một trong những loại cây
có khả năng lọc không khí tốt nhất. Một cây Trầu bà trong điều kiện chiếu
sáng liên tục 24h có thể lọc được 90% chất độc trong 1m 3 không khí. Lá của
Chi đoàn 11B19


Trang 6


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

cây Trầu bà có khả năng giữ bụi cao, và cây Trầu bà có rất nhiều lá, lá dạng
trơn chứ không có lông như những cây có khả năng giữ bụi cao khác nên dễ
vệ sinh rửa lá.
Dựa vào tác dụng ưu việt trong việc lọc không khí và quy trình
trồng, chăm sóc đơn giản nên chúng em quyết định sử dụng cây Trầu bà là
chủ đạo trong mô hình nghiên cứu.
Một số tác dụng của các loại cây khác có thể trồng được trong điều
kiện lớp học:
Cây rắn (hay còn gọi là cây Lưỡi hổ): Là loại cây có lá mọc từ gốc,
trên lá có rằn. Cây rắn có ưu điểm là
hút khí độc rất tốt và trên diện rộng.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ William
Wolverton (Mỹ), với một phòng diện
tích 75m2 thì chỉ cần 4 cây Lưỡi hổ là
có thể lọc sạch không khí trong
phòng. Nhưng cây Lưỡi hổ có nhược
điểm là phải tốn chi phí mua chậu vì
cây chỉ có thể sống trong môi trường
đất. Do đó cây Lưỡi hổ sẽ được lớp
trồng thí điểm 1 chậu để trên bàn giáo
viên trong thời gian tới, vừa có tác
dụng làm cảnh vừa làm sạch không
khí trên khu vực gần bảng có nhiều

bụi phấn và các chất độc từ loa thải ra.

Cây rắn

Chi đoàn 11B19

Trang 7


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

Cây xương rồng: Là loại cây có gai, sức sống cao, chịu hạn tốt. Cây
xương rồng lý tưởng trong việc làm giảm tác hại của sóng điện từ ở màn
hình tivi, máy tính nên có thể áp dụng trồng trong phòng máy, nơi gần cửa
sổ có ánh nắng.

Cây xương rồng

d. Kết quả tiến hành thực hiện mô hình:
Mô hình đã được thực hiện thí điểm ở lớp với 7 bình cây Trầu bà.
Bình trồng cây được thiết kế tận dụng chai nhựa đựng dầu ăn Tường
An đã không còn sử dụng, móc một đoạn dây thép dài 40cm vào 2 đầu làm
quai để có thể treo trên tường nhằm tiết kiệm không gian và để trang trí.

Kết quả của chúng em nè!!!
Trong thời gian tới, lớp có điều kiện sẽ trồng thí điểm thêm 1 chậu
Lưỡi hổ và 1 chậu xương rồng nhỏ để trên bàn giáo viên. Ngoài tác dụng
Chi đoàn 11B19


Trang 8


Trường THPT Trường Chinh

Mô hình “Tuổi trẻ sáng tạo”

lọc không khí, cây xanh còn có tác dụng làm giảm căng thẳng tinh thần,
giảm stress nên sẽ giúp giáo viên và học sinh có thể làm việc hiệu quả hơn.
Mong muốn của những người thực hiện mô hình này là mỗi phòng
học, nhất là phòng thí nghiệm và phòng máy đều được trồng các cây xanh
có khả năng hút chất độc trong không khí để môi trường học tập của học
sinh sẽ trong sạch hơn, bảo đảm được sức khỏe của học sinh.

Cung
̀ chungtay
vì một môi trường trongsạch và an toàn

Chi đoàn 11B19

Trang 9



×