TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÝ
Lớp 2A_K34
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
Lớp:
Địa 2A_K34
SVTH: Trần Thế Hiển_34.603.028
Lý Thị Nương_34.603.063
Trần Thức_34.603.092
Dương Thị Thu Trinh_34.603.098
Lương Ngọc Tú_34.603.103
Nguyễn Thị Tươi_34.603.105
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10/2009
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA ĐỊA LÝ
Lớp 2A_K34
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
Lớp:
Địa 2A_K34
SVTH:
Trần Thế Hiển_34.603.028
Lý Thị Nương_34.603.063
Trần Thức_34.603.092
Dương Thị Thu Trinh_34.603.098
Lương Ngọc Tú_34.603.103
Nguyễn Thị Tươi_34.603.105
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10/2009
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 2
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................3
I. KHÁI NIỆM MƯA AXIT.............................................................................................4
II. NGUYÊN NHÂN & QUÁ TRÌNH DIỄN RA MƯA AXIT......................................4
III. TÁC HẠI & LỢI ÍCH CỦA MƯA AXIT..................................................................7
IV. HIỆN TRẠNG MƯA AXIT TRÊN THẾ GIỚI &..................................................12
Ở VIỆT NAM................................................................................................................12
V. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ & KHẮC PHỤC.......................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................20
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 3
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
I. KHÁI NIỆM MƯA AXIT
Mưa axit là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6 (độ pH chỉ
tính chất axit hoặc kiềm của nước, khi độ pH nhỏ hơn 5,6 thì nước có tính axit,
độ pH càng nhỏ thì mưa axit càng nặng), trong thành phần nước mưa có nitơ và
lưu huỳnh. Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất, con người tiêu thụ
nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
Mưa axit gây tác hại nặng nề cho môi trường, hệ sinh thái và con người.
Mưa axit được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại Thuỵ Điển, ở nước Anh
vào cuối thế kỷ XIX, sau đó ở Bắc Mỹ, châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới –
trong đó có cả Việt Nam. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, hiện tượng này đã bắt
đầu được nghiên cứu. Tuy nhiên tại Việt Nam nó mới được quan tâm vào đầu những
năm 90.
II. NGUYÊN NHÂN & QUÁ TRÌNH DIỄN RA MƯA AXIT
II.1 Nguyên nhân gây ra mưa axit
Nguyên nhân sâu xa của tình
trạng mưa axit bắt nguồn từ việc con
người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự
nhiên như than đá, dầu mỏ... cho quá
trình sống, phát triển sản xuất. Trong
thành phần các chất đốt tự nhiên như
than đá và dầu mỏ có chứa một lượng
lớn lưu huỳnh, còn trong không khí
lại chứa nhiều nitơ.
Hình 1_Khói thải từ một nhà máy ximăng
ở Hồ Bắc, Trung Quốc
Việc tiêu thụ chúng – ở đây là quá trình đốt than đá ở các nhà máy nhiệt điện, các nhà
máy đúc quặng và công nghiệp chưng cất, quá trình đốt nhiên liệu trong động cơ của
các phương tiện giao thông – làm thải ra lượng lớn khí độc hại là lưu huỳnh dioxit
(SO2) và nitơ dioxit (NO2). Các khí này sau khi thải vào môi trường đã hòa tan với hơi
nước trong không khí, tạo thành axit sulfuric (H 2SO4) và axit nitric (HNO3). Khi mưa,
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 4
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
các hạt axit lẫn vào nước, làm độ pH của nước
mưa giảm. Nó có thể hoà tan một số bụi kim loại
và oxit kim loại bay lơ lửng trong không khí như
oxit chì… và trở nên độc hại với cây cối, vật nuôi
và con người. Ngoài ra còn một số nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng mưa axit trong tự nhiên như
những vụ phun trào của núi lửa, hay các đám
cháy…
Hình 2_Khói thải từ một vụ cháy rừng
ở miền Tây Canada năm 2007
II.2 Quá trình diễn ra mưa axit
Hình 3_Sơ đồ quá trình diễn ra mưa axit
Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:
Lưu huỳnh
Quá trình đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi sẽ sinh ra lưu huỳnh trioxit (SO3).
S + O2 → SO2
2SO2 + O2 → 2SO3
Lưu huỳnh trioxit sẽ phản ứng với nước và tạo ra axit sulfuric (H2SO4). Đây
chính là thành phần chủ yếu của mưa axit.
SO3+ H2O → H2SO4
Nitơ
N2 + O2 → 2NO
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 5
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
2NO + O2 → 2NO2
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
Axit nitric (HNO3) chính là thành phần của mưa axit.
II.3 Mưa axit xảy ra ở đâu?
Mưa axit thường xảy ra ở các khu vực công nghiệp hay những khu vực có khí
quyển bị ô nhiễm do hơi đốt và khói các nhà máy thải ra.
Tuy nhiên, những khu vực có tần suất mưa axit lớn không chỉ ở các khu công
nghiệp, đô thị lớn vì hiện tượng này mang tính lan truyền và phụ thuộc vào những
phản ứng hoá học xảy ra trong khí quyển. Khí thải của các nhà máy có thể bị gió mang
đi rất xa. Được hơi ẩm trong không khí hấp thụ, khí biến thành axit sulfuric và axit
nitric. Mưa lại mang theo những chất axit này đến những vùng rất xa khu vực bị ô
nhiễm đó. Do vậy, không phải khu nào phát thải lên thì khu đó hứng chịu.
Hình 4_Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi mưa axit trên thế giới
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các loại oxit gây mưa axit ở Scandinavia do
ngành công nghiệp nặng của nước Anh thải ra, đặc biệt là các nhà máy ở Sheffield và
Birmingham, và cả vùng công nghiệp Ruhr của nước Đức.
Những đám khói này mang các hợp chất oxit đến tận các ngọn núi của bán đảo
Scandinavia, và tại đây mưa sẽ đem chúng trở lại mặt đất. Hàng năm có đến 56.000
tấn oxit sulfur theo mưa thấm vào lòng đất Na-Uy, và 75% trong số đó được “nhập
khẩu” theo cách nói trên.
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 6
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
III. TÁC HẠI & LỢI ÍCH CỦA MƯA AXIT
III.1 Tác hại của mưa axit
Mưa axit rất nguy hại đến môi trường sống. Nước mưa ngấm vào đất, nước ảnh
hưởng tới hệ sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của, đe dọa
cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, làm hư hại mùa màng, giảm
năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, phá hoại các công trình kiến trúc, xây
dựng, các di tích lịch sử, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người…
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (hồ, ao). Các loài cá bị diệt vong là bởi
mưa axit đã hủy hoại các loài thực vật và các sinh vật vốn là nguồn thức ăn của chúng.
Hơn nữa, các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của nước trong hồ, ao
tăng lên, nước biến thành axit loãng, chất lượng nước xấu đi làm cho cá và các sinh vật
trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
Hình 5_Cá trong ao hồ chết hàng loạt vì mưa axit
Do có độ chua lớn, nên nước mưa có thể
hòa tan được một số bụi kim loại và oxit
kim loại có trong không khi như oxit chì...
làm cho nước mưa trở thành thứ nước cực
kỳ độc hại đối với cây trồng, vật nuôi và
con người. Nông nghiệp bị ảnh hưởng
nặng vì mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất.
Hình 6_Lá cây bị héo úa vì mưa axit
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 7
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
Nước mưa ngấm xuống đất làm cho đất bị suy thoái, tăng độ chua, giảm độ màu mỡ,
các nguyên tố trong đất có lợi cho cây trồng như canxi (Ca), magiê (Mg)… bị hoà tan.
Rễ cây bị phá hoại, làm mất chất đường, chất keo và các axit amin, ức chế sự sinh
trưởng và phát triển của cây. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết
khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm. Tất cả những điều đó làm giảm năng
suất và sản lượng cây trồng (khoảng 30%).
Mưa axit cũng giết hại các khu rừng. Chúng rửa trôi hoàn toàn những chất dinh
dưỡng và những vi sinh vật có lợi. Mưa axit làm tổn thương lá cây, làm yếu đi sức đề
kháng của cây cối, phá hoại khả năng quang hợp, lá bị vàng úa , rơi rụng, dễ mắc bệnh
và bị kí sinh trùng…Cây thông là loài cây đặc biệt nhạy cảm với mưa axit. Hơn một
nửa các cánh rừng của miền Tây nước Đức đang ở trong những mức độ bị phá hủy
khác nhau và giá trị lượng cây gỗ bị hủy hoại bởi mưa axit ước tính đạt 800 triệu đôla
hàng năm. Năm 1984, Thụy Sĩ bị thiệt hại khoảng 12 triệu cây (14% diện tích rừng cả
nước). Trong khi đó diện tích rừng bị mưa axit phá hủy ở Hà Lan là 40%.
Hình 7_Những cánh rừng thông tại Châu Âu bị tàn phá bởi mưa axit
Mưa axit còn ăn mòn, phá huỷ các vật liệu
xây dựng như sắt, đồng, kẽm, xi măng, bê tông,
vôi, đá granit... làm giảm tuổi thọ các công trình
xây dựng, nhà cao tầng, đường ray xe lửa, dây
cáp điện…, làm lở loét bề mặt bằng đá của các
công trình kiến trúc. Mưa axit đã phá hoại rất
nhiều kiến trúc cổ. Thành cổ Athens nối tiếng, Hình 8_Bức tượng Nhân sư ở Ai Cập
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 8
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
sân khấu ngoài trời của La Mã, bức tượng Nhân sư ở Ai Cập, do những trận mưa axit
mà ngày càng bị xâm thực và hư hỏng dần. Thành phố cổ Krakow (Ba Lan) có 6000
kiến trúc cổ có giá trị đang bị các trận mưa axit hủy hoại. Một số tượng thánh đã
không còn mặt mũi, một số tượng khác chỉ còn là một đống đá. Pho tượng Lạc Sơn
Đại Phật1 khổng lồ làm bằng đá sa thạch lớn nhất thế giới ở Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên
(Trung Quốc) đã bị hư hỏng nhiều chỗ do tác dụng ăn mòn của các trận mưa axit.
Hình 9_Pho tượng Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc
Ở thủ đô London, mưa axit đang tàn phá nghiêm trọng các công trình nghệ thuật
bằng đá từ thế kỉ 18, 19, như Nghị viện Anh, Tu viện Westminster và Nhà thờ Saint
Paul.
Hình 10_Tu viện Westminster và Nhà thờ Saint Paul ở London, Anh
Sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa axit. Mưa axit do các hoá
chất nhiễm bẩn tạo thành, phổ biến là SO 2 và NO2. Khi chúng thâm nhập vào cơ thể
1
Pho tượng này có niên đại 1.200 năm, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế
giới, được trùng tu năm 2001 với chi phí 30 triệu USD.
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 9
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
qua các đường khác nhau đều gây tác hại cho người, nhất là với hệ hô hấp. Chúng làm
cơ quan hô hấp của con người dễ bị thương tổn hơn, gây ra các bệnh về phổi, và khiến
bệnh tình của các bệnh nhân ngày càng trầm trọng hơn. Với hàm lượng SO2 trong
không khí lên tới 8mg/l, con người sẽ cảm thấy khó chịu Nếu hít vào cơ thể lượng SO 2
nồng độ cao sẽ bị phù thanh quản, viêm phế quản. Nếu hàm lượng SO2 lên tới 400mg/l
thì sẽ gây tử vong. Mùa đông năm 1952, ở London (anh) đã xảy ra vụ án “Màn sương
mù giết người” làm chết 4000 người mà thủ phạm là một màn sương axit.
III.2 Lợi ích của mưa axit
III.2.a Mưa axit làm mát trái đất
Mưa axit tuy có nhiều tác hại, song cũng đem lại lợi ích đáng kể. Các nhà khoa
học vừa phát hiện thấy những cơn mưa chứa axit sulfuric làm giảm phát thải methane
từ những đầm lầy – nơi sản sinh ra một lượng lớn khí methane, nhờ đó hạn chế hiện
tượng Trái Đất nóng dần lên. Một cuộc điều tra toàn cầu mới đây đã cho thấy thành
phần sulfur trong các cơn mưa này có thể ngăn cản trái đất ấm lên, bằng việc tác động
vào quá trình sản xuất khí methane tự nhiên của vi khuẩn trong đầm lầy. Methane
chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính. Và các vi khuẩn ở đầm lầy là
thủ phạm sản xuất chính. Chúng tiêu thụ chất nền (gồm hydro và axetat) trong than
bùn, rồi giải phóng methane vào khí quyển. Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh
methane, còn có vi khuẩn ăn sulfur cạnh tranh thức ăn với chúng. Khi mưa axit đổ
xuống, nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sulfur, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền
đáng lý được dành cho vi khuẩn sinh methane. Do vậy, các vi khuẩn sinh methane bị
"đói" và sản xuất ra ít khí gây hiệu ứng nhà kính. Nhiều thí nghiệm cho thấy phần
sulfur lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%.
III.2.b Cân bằng hệ sinh thái rừng
Sự thiếu vắng các trận mưa axit cũng có thể gây ra nhiều vấn đề với môi trường.
Khi mưa axit giảm đi, các vi sinh vật trong suối, sông và đất có cơ hội thuận lợi để
phát triển. David DeWalle, một chuyên gia về môi trường tại Đại học Pennsylvania
(Mỹ) phát biểu: "Đó là những kết quả mà chúng ta không mong đợi. Lượng cacbon
dioxit ngày càng tăng trong sông, suối và đất có ảnh hưởng to lớn tới hệ sinh thái rừng
và sự cân bằng cacbon nói chung". Cacbon dioxit hòa tan là sản phẩm của hoạt động
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 10
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
hô hấp ở sinh vật và quá trình phân hủy của các chất hữu cơ. Đó là loại khí gây ra quá
trình axit hóa ở các nguồn nước tinh khiết. DeWalle và các cộng sự đã theo dõi 5 dòng
suối ở dãy núi Appalachian (Mỹ) từ năm 1990 tới nay. Họ tìm hiểu những tác động
của tình trạng giảm nồng độ sulfur – một trong những tác nhân chủ yếu gây mưa axit.
Nguyên nhân khiến nồng độ khí sulfur
giảm là đạo luật Clean Air nhằm giảm
tình trạng ô nhiễm
Hình 11_Một
dòng suối ở dãy Appalachian, Mỹ
không khí của chính quyền Mỹ. Nhờ có
đạo luật này, trong những năm qua, chất
lượng nước đã được cải thiện và lượng
khí nitơ trong các dòng suối cũng giảm
xuống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lại phát hiện ra rằng lượng cacbon dioxit đang
tăng lên ở cả 5 dòng suối. Họ cho rằng tình trạng suy giảm những chất gây ô nhiễm
đang tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn trong lòng đất sinh sôi. Trong quá trình
phát triển, vi khuẩn phân hủy các hợp chất hữu cơ, giải phóng ra cacbon dioxit, nước
và những chất hữu cơ hòa tan khác. Do bị vi khuẩn hấp thụ, các hợp chất hữu cơ
không thể hòa tan vào nước. Quá trình hô hấp của vi khuẩn làm tăng nồng độ cacbon
dioxit trong đất.
Sự xáo trộn của hệ sinh thái các khu rừng ở dãy núi Appalachian – nơi trú ngụ ở
nhiều loài vi sinh vật và cũng là nơi tạo ra việc làm cho nhiều người – có thể gây nên
những hậu quả môi trường và kinh tế tai hại. "Mặc dù sự suy giảm nồng độ nitơ và
sulfur là một dấu hiệu tích cực, song nó đã tác động tới hệ sinh thái rừng. Lượng CO 2
trong đất ngày càng tăng nghĩa là một ngày nào đó, loại khí gây hiệu ứng nhà kính này
sẽ thoát ra khỏi đất và quay trở lại bầu khí quyển", DeWalle nhận định.
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 11
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
IV. HIỆN TRẠNG MƯA AXIT TRÊN THẾ GIỚI &
Ở VIỆT NAM
IV.1 Trên thế giới
Hình 12_Lược đồ về sự phân bố mưa axit ở Châu Âu
Tại Na Uy, cơn mưa axit đầu tiên được phát hiện là vào những năm 50 thế kỉ XX.
Khi đó các nhà khoa học đang bị thách thức bởi hiện tượng rất nhiều loài cá trong các
hồ của Na Uy bị thoái hóa. Vào năm 1978, hiện tượng axit hoá các con sông đã làm
giảm một nửa sản lượng cá hồi và 5 năm sau, phần còn lại bị giảm 40%. Các nhà khoa
học ước tính, 80% nước hồ ở miền Nam Na Uy bị axit hóa, và mỗi năm tại Na Uy có
đến 56.000 tấn oxit sulfur theo mưa thấm vào lòng đất.
Ở Thụy Điển có hơn 9 vạn cái hồ, nhưng 22% (khoảng 20.000 hồ) đã bị axit hóa
ở mức độ khác nhau. Kết quả là có đến 4.000 hồ không hề có cá, 9.000 hồ bị mất một
phần lớn các loài cá đang sinh sống, trong khi đó có tới 20.000 hồ khác cũng bị ảnh
hưởng bởi mưa axit làm môi trường nước bị biến đổi.
Cũng giống ở Scandinavia, ở Vương quốc Anh, các cơn mưa axit hầu hết diễn ra
ở vùng Perth (Scotland) với độ axit cao gấp 500 lần so với axit trong tự nhiên. Riêng
tại nước Anh, mưa axit đã làm thiệt hại khoảng 67% diện tích rừng.
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 12
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
Tại Ba Lan, mưa axit đã ăn mòn và làm yếu các tuyến đường sắt. Gần một nửa
rừng cây lá kim ở vùng trung tâm Alpes (Thụy Sĩ) bị chết và hư hại. Ở Hy Lạp, mưa
axit đe dọa đền Parthenon và các công trình kiến trúc khác.
Hình 13_Đền Parthenon ở Hy Lạp
Mưa axit không chỉ gây ra những ảnh hưởng trước mắt, mà còn để lại hậu quả lâu
dài. Vào thập niên 70, các nhà khoa học Mỹ và Canada phát hiện mưa và tuyết axit đã
có mặt trên khắp vùng Đông Mỹ, Đông Nam Canada và một số thành phố phía Tây.
Năm 1977, ở Mỹ, với lượng khí thải vào bầu khí quyển là 31 triệu tấn oxit sulfur và 22
triệu tấn oxit nitơ thì đôi khi, kể cả tuyết cũng có axit. Những bông tuyết thậm chí còn
có thể bị nhuốm đen, khi những bông tuyết tan, nguồn nước sinh ra từ đó có nồng độ
axit cao gấp 10 lần so với mưa axit thông thường. Nước này ngấm xuống đất làm tăng
độ chua của đất, làm suy thoái đất và gây ảnh hưởng xấu tới nguồn ngầm. Đầu những
năm 90, hiện tượng mưa axit đã lan ra hầu hết các khu vực phía Nam và Tây Mỹ.
Trong đó, vùng chịu ảnh hưởng quan trọng nhất là dải đất từ phía Tây New York
hướng đến phía Đông tận Vermont, New Hampshire, Massachussets, Midwest và vùng
đất rộng lớn thuộc Pennsylvanica và các bang gần Đại Tây Dương, ngay cả công viên
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 13
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
quốc gia Yellowstone cũng có mưa axit. Ở Tây Mỹ, chỉ có vùng Tây Nam và vùng núi
Rocky là không bị ảnh hưởng. Những vùng công nghiệp hóa bị ô nhiễm nặng của Mỹ
thường có mưa với độ pH trung bình là 4 – bằng khoảng 1/10 độ chua của giấm.
Nguồn phát thải khí SO2 chủ yếu là vùng thượng thung lũng Ohio – nơi có nhiều nhà
máy nhiệt điện. Các nguồn chính khác gồm có các nhà máy điện, các nhà máy lọc dầu
ở các bang ven biển giữa vùng Bắc Carolina và New York. Ở phía Tây, các lò luyện
kim loại màu và khí thải từ xe hơi, xe tải là nguồn ô nhiễm chính.Mưa axit gây thiệt
hại trên diện rộng đối với rừng cây lá kim ở vùng núi Appalachian. Ở Mỹ có 2,7% hồ
bị axit hóa , có vùng bị axit hóa lên tới 28-65%. Ông Charles Driscoll – Đại học
Syracuse, Mỹ – cho biết: 40% hồ và suối ở New England và New York có nồng độ
axit cao, đe dọa động thực vật, 10% số hồ ở vùng núi Adirondack (New York) có độ
pH dưới 5. Đặc biệt, 15% tổng lượng nước của những nơi này nhiễm độc axit rất nặng.
Mặc dù Mỹ đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm lượng phát thải các hóa chất gây mưa
axit nhưng các chuyên gia môi trường Mỹ cho rằng trong 20-50 năm tới, mức độ axit
hóa các hồ của toàn nước Mỹ sẽ tăng 5-10 lần hiện nay. Đây là nỗi lo không chỉ của
riêng nước Mỹ. Ở Canada có khoảng 300 hồ ở bang Ontario có độ pH dưới 3, và hơn 5
vạn hồ đang có nguy cơ biến thành “hồ
chết”. Ông khói các nhà máy mạ đồng
và kền ở thành phố Sudbury của
Canada với chiều cao hơn 400m thải
1% lượng sulfur vào bầu khí quyển của
Trái Đất. Hồ cạn nước, rừng chết khô ở
châu Mỹ, bán đảo Scandinavia, Đức,
Ba Lan và Nga…đã và đang là những
vấn đề nan giải cho chính phủ
Hình 14_Hồ Ontario, Canada
các quốc gia này trong việc tìm ra những biện pháp hạn chế và khắc phục.
Đối với khu vực Châu Á tần số mưa
axit cũng tăng lên nhanh chóng. Mưa axit
đã xuất hiện ở Đông Bắc Ấn Độ, Thái Lan,
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 14
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
Việt Nam, Hàn Quốc… và đặc biệt là ở Trung Quốc. Những nỗ lực bảo vệ môi trường
tại Trung Quốc đã không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này. Mức độ
ô nhiễm ở Trung Quốc ngày càng tăng lên đặc biệt là không khí bất chấp lời hứa làm
sạch môi trường của các nhà chức trách. Trung Quốc là nước có số lượng bồ hóng
Hình 15_Khói thải xe hơi
ở Bắc Kinh, Trung Quốc
và khí thải ra từ than đá lớn nhất thế giới, lượng than đá này chiếm 3/4 trong các nhà
máy năng lượng tại quốc gia này. Vào năm 2003, hơn 21 tấn khí SO 2 đã thải ra tại
Trung Quốc (tăng 12% so với năm 2002). Theo báo cáo của Ủy ban thường trực chính
phủ, 25,5 triệu tấn khí SO2 đã được xả ra một cách vô tội vạ – chủ yếu là từ các nhà
máy đốt than – vào năm 2005 (tăng 27% so với năm 2000).
Trung Quốc đang sống dưới thách thức lớn của mưa axit do khí thải của xe hơi và
khí SO2 từ than đá. Một phần ba diện tích Trung Quốc đang phải hứng chịu những cơn
mưa axit khủng khiếp. Mưa axit làm mất mùa lúa ở Trùng Khánh. Còn ở Quý Dương,
nước mưa có độ pH trung bình là 4. Ở phía Nam, hàng năm mưa axit làm giảm 25%
sản lượng mùa màng. Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết mỗi năm mưa axit
do ô nhiễm gây ra đã làm thiệt hại khoảng 1,4 tỷ USD cho nông nghiệp tỉnh Tứ
Xuyên. Tờ China Daily cho biết, mưa axit tàn phá hơn 250 thành phố khắp cả nước
làm cho hàng năm nền kinh tế bị thiệt hại ở mức 110 tỉ NDT (tương đương 13,3 tỉ
USD), gần 3% tổng sản phẩm nội địa. Đây chính là một trong những mặt trái của nền
kinh tế đang quá “nóng”.
IV.2 Ở Việt Nam
Hiện tượng mưa axit ở Việt Nam không phải là hiếm. Việt Nam tham gia mạng
lưới giám sát mưa axit vùng Đông Á vào năm 1998, trong đó có Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc... Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam các năm 1997, 1998 cũng
nói có dấu hiệu mưa axít ở Lào Cai và ở phía Nam tại Minh Hải, Trà Vinh, TP Hồ Chí
Minh, Bình Dương, Đồng Tháp. Qua chuỗi số liệu đo được các năm cho thấy, trung
bình chiếm đến 30% số lần mưa ở Việt Nam là mưa axit.
Nhóm nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng mưa axit ở Việt Nam” – do Thạc sĩ
Trần Thị Diệu Hằng (Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và môi trường) làm chủ đề tài
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 15
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
– đã thu thập số liệu ở 24 trạm quan trắc có quan trắc hoá nước mưa trên cả nước.
Nhóm đã phân tích và nhận thấy mưa axit đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các
thành phố lớn như Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Việt Trì... Ở Hoà Bình, tần suất xuất hiện
mưa axit lên tới 25%, trong khi Hà Nội là 11%. Từ ngày 7/3 – 9/3/2007, trên địa bàn
nhiều xã của huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam liên tục xuất hiện nhiều đợt mưa axit
kéo dài đã làm hư hại hơn 250 ha đậu và gần 350 ha bông vải vừa xuống giống, thiệt
hại ước tính hàng chục triệu đồng.
Tại hầu hết các điểm quan trắc trong mạng Quan trắc mưa axit khu vực phía Nam
đều xuất hiện mẫu nước mưa có axit, đặc biệt là tại Biên Hoà và Bình Dương. Đặc biệt
tại Bình Dương đã ghi nhận có mưa axit với nồng độ khá đậm, pH nhỏ hơn 4,5. Trong
khi đó, tại các vùng có nhiều rừng và chưa phát triển công nghiệp nhiều như Cúc
Phương (Ninh Bình), Cà Mau, Nha Trang, tần suất mưa cũng như nồng độ chỉ bằng
một nửa.
Theo kết quả nghiên cứu do Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lan - Phân viện Khí tượng
thủy văn và môi trường phía Nam (Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường)
thực hiện liên tục trong giai đoạn 1996 – 2005 thì khu vực thành phố Cần Thơ có tần
suất xuất hiện mưa axit trung bình trong 10 năm lên đến 58%, cao nhất trong 4 khu
vực tiến hành nghiên cứu về loại mưa nguy hiểm này tại Nam bộ. Xếp thứ hai là Tây
Ninh. Tần suất xuất hiện mưa axit ở đây trung bình trong 10 năm cũng ở con số
57,9%, thấp hơn khu vực Cần Thơ chẳng bao nhiêu. Trong khi đó, khu vực TP.HCM
và Cà Mau tần suất xuất hiện mưa axit lần lượt là 41,1% và 39,8%.
Như vậy, không hẳn là những khu công nghiệp hay đô thị lớn thì có tần suất mưa
axit lớn hơn. Dù là hai thành phố có mật độ dân cư lớn nhất nước, công nghiệp phát
triển mạnh song Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lại không phải là địa phương có nồng độ
axit trong nước mưa lớn nhất. Lý do là bởi mưa axit có nguồn gốc từ ô nhiễm không
khí. Loại ô nhiễm này có tính chất lan truyền nhanh sang các địa phương lân cận nên
nơi có nguồn phát sinh ô nhiễm chưa chắc đã bị mưa axit ảnh hưởng nhiều nhất. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng sunphat (SO 42-) và nitrat (NO3-) tại khu vực
TP.HCM khá cao, trong khi tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm tại
khu vực này chỉ 41,1%. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lan nhận định rằng hai thành phần
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 16
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
canxi (Ca2+) - có nhiều trong thành phần bụi và amôni (NH4 +) - chủ yếu từ hoạt động
nông nghiệp, đã trung hòa tính axit trong nước mưa. Có lẽ hai thành phần trung hòa
tính axit này có ở khu vực TP.HCM khá cao nên giúp giảm mưa axit so với một số nơi
khác trong khu vực Nam bộ. Đây là điều may mắn cho TP.HCM nhưng cũng cho thấy
khu vực này ô nhiễm bụi là nghiêm trọng.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Lan cho biết mưa axit xảy ra tại khu vực Nam bộ
thường tập trung vào cuối mùa mưa (tháng 9, tháng 10) và tháng chuyển tiếp từ mùa
mưa sang mùa khô (tháng 11). Kết quả phân tích nước mưa cho thấy tháng 10 hằng
năm là thời điểm mưa axit xuất hiện với tần suất cao nhất. Mưa axit tập trung lớn vào
đầu mùa mưa vì qua một mùa khô ít mưa, các hóa chất tập trung lơ lửng trên không
trung, khi mưa sẽ kéo theo lượng hóa chất này rơi xuống.
Nguyên nhân khách quan của tình trạng này là do quá trình diễn tiến chậm, tác
động trên diện rộng và lâu dài nên ít được xã hội và con người chú ý. Nguyên nhân
chủ quan là do năng lực bảo vệ môi trường ở nước ta chưa đáp ứng nhu cầu, thiếu
nhân lực lẫn tài lực. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về
vấn đề bảo vệ môi trường cho cán bộ và nhân dân chỉ được thực hiện một cách hình
thức. Hàng năm, có khoảng 1/4 số tỉnh thành phố và bộ, ngành không lập báo cáo hiện
trạng môi trường theo quy định.
Như vậy, mưa axit đã xuất hiện tại Việt Nam và đang ảnh hưởng tới con người và
môi trường sống. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề nghiên cứu tương đối mới ở Việt Nam
nên tới nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Theo ông Dương Hồng Sơn –
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và
môi trường cho biết, muốn nghiên cứu về mưa axit, cần cả kinh phí và con người.
Tháng 8/1999 Việt Nam chính thức tham gia vào Mạng lưới giám sát lắng đọng
axit vùng Đông á (EANET) và được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ về trang thiết bị hoạt
động tại 2 trạm quan trắc ở Láng (Hà Nội) và Hoà Bình. Đến nay, Việt Nam đã có trên
20 trạm quan sát nhưng hoạt động theo 3 quy trình khác nhau nên việc đánh giá hiện
trạng mưa axit chưa đồng bộ. Do đó, hiện chưa có một nghiên cứu toàn diện nào đánh
giá tổng thể ảnh hưởng của mưa axit đối với nông nghiệp, môi trường, sức khoẻ cộng
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 17
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
đồng. Cho nên trong thời điểm hiện tại, việc đề ra giải pháp khắc phục tình trạng trên
hài hoà với quá trình phát triển kinh tế, đang là bài toán hóc búa cho các nhà khoa học.
V. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ & KHẮC PHỤC
Mưa axit đã gây tác hại nặng nề cho môi trường, hệ sinh thái và con người. Do
đó, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang tích cực nghiên cứu tìm ra các giải
pháp nhằm khắc phục tình trạng này, hay ít nhất cũng hạn chế được phần nào những
tác hại của nó.
Các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sulfua và nitơ.
Loại bỏ các oxit nitơ ra khỏi khí thải từ động cơ diesel và các nhà máy
dùng than đốt.
Trước năm 2005, 80% các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sulfua để
giảm lượng khí thải SO2 xuống còn 7,84 tỷ tấn vào năm 2020. Đây cũng là một trong
những giải pháp hạn chế mưa axit mà nhà nước Trung Quốc đã đề ra. Tuy nhiên, quy
định này không dễ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện lâu đời. Các nhà máy
nhiệt điện lắp đặt thiết bị này sẽ được bán điện với giá cao hơn. Rất ít trong số nhà
máy này lắp đặt thiết bị khử sulfua bởi vì để lắp đặt được hệ thống khử sulfua hiệu quả
phải chi khoản tiền trị giá 1/3 tổng đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện. Họ thà bị
phạt còn hơn phải lắp đặt hệ thống khử sulfua. Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc
tăng lượng phạt khí thải SO2 từ 210 NDT lên 420 NDT/tấn, năm tới mức phạt sẽ là 630
NDT. Ở tỉnh Quý Châu, chỉ có 2 trong số 9 nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết bị này.
Các chuyên gia cho rằng, chính phủ nên rót thêm tiền để nâng cấp nhà máy lâu đời .
Trước tình hình đó Trung Quốc tuyên bố chi 1,4 nghìn tỉ Nhân dân tệ (175 tỉ USD)
trong thời gian 5 năm tới để phục hồi môi trường. Số tiền tương đương với 1,5% tổng
sản lượng hàng năm của quốc gia này sẽ được sử dụng để cải thiện chất lượng nguồn
nước, cải tạo đất bạc màu, giảm bớt mức độ ô nhiễm nước và không khí.
Một điều nghịch lý là chính các biện pháp chống ô nhiễm, áp dụng ở khu vực
xung quanh những cơ sở sản xuất điện, lại góp phần gieo rắc mưa axit trên diện rộng.
Do các nhà máy buộc phải xây ống khói thật cao nhằm tránh ô nhiễm cho môi trường
địa phương, các hóa chất gây mưa axit đã lan tỏa đi xa hàng trăm, thậm chí hàng nghìn
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 18
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
km khỏi nguồn. Đây vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với các nhà kỹ thuật môi
trường ở các nước.
Tiếp tục xây dựng các công trình nghiên cứu khoa học và các dự án liên
quan đến mưa axit, làm rõ quy luật và dự báo tốt các quá trình diễn biến
về môi trường.
Kích thích điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng theo hướng bảo vệ môi
trường.
Thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng sạch như thuỷ
điện, năng lượng mặt trời, gió...
Từ năm 1986, tổng thống Ronald Reagan đã thông qua một bản báo cáo của Học
viện khoa học quốc gia nhằm kêu gọi 5 tỷ USD để thực hiện chương trình nghiên cứu
phát triển các công nghệ mới nhằm tạo ra một loại than đá sạch.
Nhà nước nên quan tâm hơn về vấn đề môi trường, tuyên truyền và giáo
dục ý thức của mỗi người dân.
Các nước phát triển tiếp tục nghiên cứu xây dựng các dự luật về giảm
thiểu khí thải và thuế bảo vệ môi trường không khí.
Năm 1990, quốc hội Mỹ chính thức thông qua Luật Khí sạch (Clean Air Act)
nhằm cắt giảm một nửa lượng khí thải SO 2 từ các nhà máy điện ( 20 triệu tấn xuống
còn 10 triệu tấn) vào năm 2000.
Cần phải sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và các công cụ
rất đa dạng để thực hiện bảo vệ môi trường.
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 19
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Nguyễn Cẩn – Phạm Thu Hòa_Năng lượng & Môi trường_NXB Trẻ_2009
2. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) – Nguyễn Viết Thịnh – Lê Thông_Địa lí KT-XH
đại cương_NXB ĐHSP_2004
Website
1.
/>
2.
/>
nguoi/20704030/193/
3.
http://74.125.153.132/search?
q=cache:tXYGhKwa2WAJ:thcscamranh.com/levanquang/others/Mua
%2520axit.ppt+mua+axit&cd=14&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
4.
/>
hau/11878_Nam_bo_gan_50_luong_mua_la_mua_axit_.aspx
5.
/>
hau/11143_Mua_axit_khong_phai_luc_nao_cung_co_hai.aspx
6.
/>
hau/287_Mua_axit_xay_ra_o_dau_.aspx
7.
/>
8.
/>
9.
/>
10. />11. />12. />13. />14. />15. />16. />
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 20
Bài tiểu luận Môi trường học
GVHD: Th.sĩ Đào Ngọc Bích
17. />
Nhóm SVTH: T.Hiển-T.Nương-T.Thức-T.Trinh-N.Tú-T.Tươi
Trang 21