Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Hình tượng nhân vật giăng vangiăng trong tiểu thuyết những người khốn khổ của victo hugo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.71 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo - Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Đào tạo, Trung tâm
thư viện trường Đại học Tây Bắc, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã cung
cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi
gửi lời cảm ơn tới tập thể lớp K52 ĐHSP Văn - GDCD đã động viên, giúp đỡ,
chia sẻ kinh nghiệm cho tôi để tôi hoàn thiện khóa luận của mình.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, các bạn
sinh viên để khóa luận thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thương


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6
4. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ, nghiên cứu ...................................................... 7
5. Đóng góp mới của khoá luận ............................................................................ 7
6. Cấu trúc của khoá luận ...................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 8
1.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm Những người khốn khổ..................................... 8
1.1.1. Tác giả Victo Hugo ..................................................................................... 8
1.1.2. Tác phẩm Những người khốn khổ ............................................................ 10
1.1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác................................................................................. 10
1.1.2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật ................................................................ 11


1.2. Một số vấn đề lí luận chung ......................................................................... 14
1.2.1. Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn .............................................................. 14
1.2.2. Hình tượng văn học ................................................................................... 16
1.2.3. Nhân vật văn học ....................................................................................... 18
1.2.3.1. Khái niệm nhân vật văn học .................................................................. 18
1.2.3.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn ......................................................... 19
Tiểu kết: ............................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƢỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTO HUGO .... 22
2.1. Giăng Vangiăng - người lao động nghèo khó, hiền lành ............................. 22
2.2. Giăng Van giăng - tên tù khổ sai tha hoá biến chất ..................................... 24
2.3. Giăng Vangiăng - vị thánh nhân từ độ lượng............................................... 33
Tiểu kết ................................................................................................................ 41


CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT
GIĂNG VANGIĂNG TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƢỜI KHỐN
KHỔ CỦA VICTO HUGO................................................................................. 42
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ..................................................................... 42
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động, cử chỉ nhân vật ........................................... 45
3.3. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật ........................................................ 49
Tiểu kết ................................................................................................................ 53
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thế kỉ XIX với những biến cố lớn lao đã làm đảo lộn tình hình nước
Pháp và thế giới. Sự thắng lợi và lên ngôi của giai cấp tư sản đã đem đến những

sự thay đổi về nhiều mặt cho nước Pháp, nhất là trong văn học. Victo Hugo xuất
hiện và trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, xứng đáng là “đứa con
thiên tài của thời đại”. Tác phẩm của ông phản ánh những tình cảm phổ biến
nhất, những khát vọng bình dị và sâu xa nhất của con người và được coi là “nhà
tiên tri của hòa bình trên toàn thế giới [8; 473].
Victo Hugo xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn rất muộn ở chân
trời của thế kỉ. Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay từ đầu đã khẳng định
mình như “chủ soái của trường phái lãng mạn”. Trong suốt sự nghiệp sáng tác
của mình, Victo Hugo đặt dấu mốc quan trọng đối với cả ba loại thể loại thơ,
kịch và tiểu thuyết góp phần đưa chủ nghĩa lãng mạn lên đến đỉnh cao chưa từng
có. Vai trò của ông như một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong tiến trình
văn học lãng mạn Pháp và thế giới. Bước vào văn đàn lúc 17 tuổi, với cuộc đời
kéo dài trong hơn 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động, Victo Hugo đã có
mãnh lực thu hút áp đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương
nghệ thuật với một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay.
Thành công của ông đã đem đến nhựa sống tươi tốt, ươm mầm cho tâm hồn bao
thế hệ. Các tác phẩm đã thể hiện tinh thần nhân đạo, tình yêu thương thiết tha
của ông đối với cuộc sống. Chính điều đó khiến cho tư tưởng và nghệ thuật của
V. Hugo trở thành những hạt ngọc sáng cho văn học dân tộc Pháp và có những
giá trị phổ biến cho văn chương nhân loại.
1.2. Những người khốn khổ là bộ tiểu thuyết lớn nhất và cũng là tác phẩm
lớn nhất sự nghiệp văn chương của Victo Hugo. Tác phẩm này là kết quả của
gần 30 năm suy ngẫm của một thiên tài nghệ thuật, được khởi thảo từ khi Victo
Hugo còn là một chàng trai và kết thúc khi ông đã về già. Tác phẩm đề cập đến
nhiều vấn đề lớn lao của xã hội đồng thời thể hiện tư tưởng nhân đạo cao cả của
1


Victo Hugo. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong
khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài

thập niên sau đó. Tác phẩm không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu của
luật pháp, mà đó còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris,
nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế
kỷ XIX. Chính nhà văn Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có
niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là
tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình" [6, 57]. Và sau khi hoàn
thành bộ tiểu thuyết này Hugo đã nói: "Quyển truyện này là một trái núi". Quả
thế, "một trái núi", không những vì số trang của nó, vì những vấn đề to lớn nó
bàn tới, mà chính là vì nó thấm nhuần những tư tưởng nhân đạo, vì nó ca ngợi
đạo đức cao cả của nhân dân lao động, ca ngợi tự do, dân chủ, chống lại cường
quyền áp bức, bóc lột. Đó là lòng thương cảm sâu xa đối với những con người bị
xã hội chà đạp, lòng tin vào tâm hồn cao thượng của họ. Giăng Vangiăng bị xã
hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt cho đến chết, vẫn sống một
cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Phăngtin bị xã hội
đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ
con. Gavơrôt là một đứa trẻ bị vứt bên lề đường Paris, vẫn là một tâm hồn thơ
ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp. Những người khốn khổ còn là một bài ca
phản kháng đối với cái trật tự của xã hội tư sản, nó đè bẹp những người nghèo
khổ như là một thứ "định mệnh nhân tạo" và biến những người vì miếng cơm
manh áo làm tên lính bảo vệ nó, thành những cái máy mù quáng, tàn nhẫn. Đại
diện tiêu biểu cho điều đó chính là Găng Vangiăng.
Chính vì những giá trị lớn lao đó, Những người khốn khổ của Giăng
Vangiăng đã trở nên thân thiết với các thế hệ bạn đọc trên thế giới. Hơn nữa tác
phẩm còn được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường phổ thông, cao đẳng,
đại học nhằm giúp cho những thế hệ học trò biết yêu thương, trân trọng cuộc
sống hơn. Bởi vậy, việc nghiên cứu nhân vật Giăng Vangiăng trong Những
người khốn khổ là một hướng đi tích cực góp phần vào việc khám phá những giá
trị của tác phẩm.
2



Với niềm ham thích văn chương, đặc biệt là bộ môn văn học phương Tây
cùng với lòng ngưỡng mộ, yêu mến dành cho đại danh hào Victo Hugo, chúng
tôi mạnh dạn đi vào tìm hiểu về “Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong
tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ nhiều năm qua Những người khốn khổ đã dành được sự quan tâm chú ý
của nhiều tác giả trong nước và quốc tế. Ở Việt Nam, từ những năm 60 trở lại đây,
những công trình nghiên cứu, các bài viết, các chuyên luận về Victo Hugo lần lượt
ra đời. Qua quá trình đọc và khảo sát, tôi nhận thấy có khá nhiều ý kiến đánh giá về
Những người khốn khổ chúng tôi chỉ chọn lọc ra một số tài liệu sau đây:
2.1. Cuốn Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương
Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Văn Chính, Phùng
Văn Tửu đánh giá: “với tư cách là một tác phẩm lãng mạn, bộ tiểu thuyết không
thiếu những phần phủ nhận xã hội, song phần chủ yếu vẫn là khẳng định thế
giới lí tưởng của nhà văn” [8, 498]. Cuốn sách là một tấn bi kịch mà hiện thân
là Giăng Vangiăng đã nêu lên một triết lí nhân sinh sâu sắc cho con người và
“nhân vật lý tưởng của tập tiểu thuyết, không còn là một thứ ánh sáng phân đôi,
mà trở thành đan chéo, hòa quyện, và thành sự giằng xé trong lòng một nhân
vật - nhân vật trung tâm thể hiện những ảo tưởng lãng mạn biến cải thế giới
bằng tình thương” [8, 500].
2.2. Cuốn Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX của Lê
Hồng Sâm và Đặng Thị Hạnh đã phân tích giá trị cao quý của tác phẩm và
khẳng định Giăng Vangiăng chính là linh hồn của tác phẩm, là một “người thợ
không ai biết tới, một người vô danh, một kẻ bị quên lãng, một người qua đường
anh hùng, một kẻ vô danh vĩ đại luôn hòa vào những cuộc khủng hoảng của loài
người và những cơn thai nghén của xã hội họ vào phú giây nhất định…” [15,
76] như Hugo đã khẳng định trong lời tựa tập sách của mình.
2.3. Giáo trình văn học phương Tây của tác giả Lê Huy Bắc, Lê Nguyên
Cẩn, Nguyễn Linh Chi đã viết: “Ở giai đoạn bột phát, Jean là một người nông

dân, còn khởi đầu cho sự nghiệp xây dựng, Jean là thị trưởng. Đây là sự tương
3


phản hợp lí và độc đáo của Hugo (…) Từ một người nông dân Jean trở thành thị
trưởng và đám cháy ở tòa thị chính mang tính chất biểu trưng của sự thành lọc,
thiêu rụi quá khứ Jean, giúp Jean đổi lốt thành một con người mới” [4, 140].
2.4. Trong cuốn Văn học phương Tây của tác giả Phùng Hoài Ngọc, phần
Victo Hugo đã có những đánh giá sâu sắc về giá trị các sáng tác của Huygo và
khẳng định tài năng văn chương của ông. Đối với tiểu thuyết Những người khốn
khổ, tác giả cho rằng Hugo đã làm cái việc “hoà lẫn mọi thứ anh hùng ca thành
một thứ anh hùng ca ưu việt” [22, 29]. Và nhân vật trung tâm của Những người
khốn khổ của Hugo “chưa thể gọi là những “điển hình” (tức là mang tính cá
biệt), song vẫn có một ý nghĩa xã hội, họ là những “siêu mẫu” của tiểu thuyết
hiện đại, gần gũi với điển hình A.Q của Lỗ Tấn, Chí Phèo của Nam Cao hoặc
với những nhân vật đánh mất tên tuổi trong tiểu thuyết Kafka thế kỉ 20 sau này”
[22, 29].
2.5. Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Victo Hugo - tác gia tác phẩm
văn học nước ngoài trong nhà trường đã sử dụng bút pháp tương phản đối lập
giữa quá khứ và hiện tại để thấy được quá trình vận động vượt lên trên số phận,
bước từ bóng tối ra ánh sáng của nhân vật Giăng Vangiăng thông qua các mối
quan hệ với các nhân vật khác và ông đi đến kết luận: “Giăng Vangiăng được
xây dựng theo kiểu hình tượng mang ý nghĩa kép, hai con người trong một hình
hài - một người tù khổ sai đồng thời là một vị thánh” [5, 154].
2.6. Tác giả Đặng Anh Đào trong bài Victo Hugo - bóng tối và ánh sáng
đã có những đánh giá về Victo Hugo như sau: “Victo Hugo là cây đại thụ của
chủ nghĩa lãng mạn Pháp đã tỏa bóng gần khắp các thế kỉ trước” [22, 493]. Đó
là lời khẳng định vị trí của thiên tài văn học thế giới Victo Hugo.
2.7. Cuốn Tiểu thuyết V. Hugo của Đặng Thị Hạnh đã khẳng định tài năng
của Hugo thông qua các tác phẩm của ông. Và khi đánh giá về Những người

khốn khổ tác giả viết: “Giống như mọi nhân vật trung tâm cuả tiểu thuyết Hugo,
Giăng Vangiăng là người ở ngoài rìa cuộc đời: “Tôi không có gia đình nào. Tôi
không thuộc gia đình ông. Tôi không ở trong gia đình loài người nhưng đồng
thời đó cũng là con người bi hùng vĩ đại” [13, 54].
4


2.8. Trong cuốn Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX của tác giả Lê Nguyên
Cẩn có nhắc đến Victo Hugo và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học
nhân loại “Đây là bản anh hùng ca hòa trộn các biến cố lịch sử với hành trình
hướng thiện của nhân vật… Nhân vật trung tâm Giăng Vangiăng là một kiểu
hình tượng kép: vừa là tù khổ sai vừa là vị thánh” [6, 83].
2.9. Khóa luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Những
người khốn khổ của Victor Hugo của Đoàn Thị Loan - trường Đại học Tây Bắc.
Tác giả chỉ ra những nét tiêu biểu trong việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật
để khắc họa hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Trong đó “Giăng Vangiăng
được xây dựng bằng cảm quan nhân đạo lãng mạn tức là một kiểu sáng tạo khác
mà ở đó phẩm chất tưởng tượng lấn át phẩm chất hiện thực” [18, 48].
2.10. Tác giả Hoàng Nhân trong bài viết Victo Huygô, nhà văn lớn của
những người khốn khổ, Tạp chí văn học số 10/1962 đã nhận xét: “Sáng tác của
V. Huygô đồ sộ thấm nhuần tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và đánh dấu sự
chuyển biến tư tưởng từ bóng tối ra ánh sáng của một nhà văn đầy nhiệt tình
chiến đấu, ông sống lâu, viết nhiều và bút pháp của ông chuyển biến khá phức
tạp...” [26,14].
2.11. Tác giả Hoàng Nhân trong bài Victo Huygô - người giao hoà tình
thương và gieo mầm cách mạng - Tạp chí văn học số 3/1982 lại tiếp tục khẳng
định: “V. Hugo dành nhiều yêu thương trọn vẹn cho các hạng người đau khổ,
bất hạnh trong xã hội tối tăm từ buổi thiếu thời cho đến lúc về già, yêu thương
như những giọt mật dịu ngọt của một bọng ong đầy, như những làn hương thoảng
bay của một vườn hoa mới, như những mùi thơm dày của trái cây chín mọng...

qua từng trang viết của ông” [24, 142].
Không chỉ được nghiên cứu trong các giáo trình mà vai trò, vị trí của
Victo Hugo còn được thể hiện qua các công trình mang tính chất chuyên luận
như: Victo Hugo của Đặng Thị Hạnh ( 1971, 1975, 1978); Victo Hugo của
Phùng Văn Tửu (1978); Victo Hugo ở Việt Nam công trình tập thể do Viện văn
học chủ trì (1985)…

5


Qua việc khảo sát, tìm hiểu các công trình nghiên cứu về Những người
khốn khổ, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tác giả đều khẳng định sức sống
trường tồn của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này. Chưa có công trình nào tìm hiểu sâu
về hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng, kế thừa các công trình nghiên cứu trên
và gợi mở cho chúng tôi hướng nghiên cứu mới, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài nghiên cứu: “Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết
Những người khốn khổ của Victo Huygo”. Chúng tôi mong rằng, khóa luận sẽ
góp phần khẳng định vị trí của Những người khốn khổ đối với sự nghiệp của một
thiên tài văn học thế kỷ XIX.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú trọng đến các
phương pháp sau đây:
3.1. Phương pháp thống kê:
Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những khảo sát cụ thể để chứng
minh cho những nhận định đánh giá.
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Sử dụng kết hợp cả so sánh đồng đại và so sánh lịch đại để làm nổi bật hình
tượng nhân vật. So sánh đối chiếu nhân vật Giăng Vangiăng của tác giả V. Hugo
với các nhân vật khác trong tác phẩm của ông, đồng thời so sánh với các nhân
vật của các nhà văn khác. Qua đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt giữa

Giăng Vangiăng với các nhân vật khác để làm nổi bật hình tượng nhân vật trung
tâm của tác phẩm.
Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng thường
xuyên trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học để làm sáng tỏ những nhận
định, những đánh giá xoay quanh nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả trong
Những người khốn khổ.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở thống kê, phân tích nhằm khái quát
tổng hợp thành những nhận định, kết luận tổng quát về việc xây dựng hình
tượng nhân vật Giăng Vangiăng của Victo Hugo.

6


4. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ, nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu
thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm Những người khốn khổ của Victo
Huygo - NXB Văn học, 2014 của nhóm dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê
trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Khoá luận có nhiệm vụ làm sáng tỏ hình tượng
nhân vật Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ trên hai phương diện:
đặc trưng hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
5. Đóng góp mới của khoá luận
Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và
qua khảo sát đánh giá của bản thân, khoá luận sẽ tập trung khám phá hình tượng
nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ. Từ đó, rút ra
những nét đặc sắc trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng
trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương sau:

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong tiểu thuyết Những
người khốn khổ của Victo Hugo
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Giăng Vangiăng trong
tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victo Hugo

7


CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về tác giả, tác phẩm Những người khốn khổ
1.1.1. Tác giả Victo Hugo
Victo Hugo (1802 - 1885) hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn, được mệnh
danh là “thần đồng thi ca”, là nhà văn lãng mạn số một của dân tộc Pháp. Victo
Hugo xuất thân từ một gia đình bình dân, ông nội làm nghề thợ mộc, cha ông là
một quân nhân dưới thời Napoleon đệ nhất, thường đi chinh chiến hết Ý đến Tây
Ban Nha. Cậu bé Hugo sống êm đềm trong sự chăm sóc của mẹ, một người phụ
nữ theo quan điểm bảo hoàng và rất mộ đạo, luôn quan tâm đến việc phát triển
tài năng của con.
Nhờ vậy, tài năng thi ca của Hugo phát triển rất sớm, đã trở thành “cậu
bé trác việt”, 15 tuổi tham gia cuộc thi thơ của Viện hàn lâm Pháp. 17 tuổi
đoạt giải Bông huệ vàng, 20 tuổi, tập “Tụng ca” của ông được giải thưởng
của nhà vua, 22 tuổi viết “Đoản thi mới”, 24 tuổi lại cho ra đời “Đoản thi và
Balát”…
Từ năm 1927, xã hội biến động, khuynh hướng sáng tác của V. Hugo cũng
dần thay đổi. Kịch “Cromwell” (1829) ra đời và một loạt tác phẩm khác của
ông như tập thơ “Về phương đông”, kịch “Hecnani” (1830), tiểu thuyết “Nhà
thờ đức bà Paris” (1831) bộc lộ những tư tưởng tự do dân chủ và đã đưa tên
tuổi ông đứng đầu trường phái lãng mạn Pháp.
Năm 1851, ông bị truy nã vì chống việc phục hồi Đế chế của Napoleon đệ

tam, phải lưu vong sang Bỉ, rồi ra đảo Jersey, đảo Guernesay. Tại đây, cuộc đời
lưu vong xa đất nước ở lứa tuổi 50 chín muồi tài năng, ngày đêm đối diện với
biển cả bao la, V. Hugo miệt mài viết “Trừng phạt” (1853), rồi ba năm sau là
“Chiêm ngưỡng” (1856), thơ anh hùng ca các thời đại lần lượt ra đời.
Năm 1870, ông trở về Paris sau khi chế độ Luis Napoleon sụp đổ, chứng
kiến khí thế “xông lên đoạt trời” của công xã Paris. Đây cũng là thời gian ông
mất gần hết những người thân: vợ, con trai, con gái. Ông viết “Năm khủng
khiếp” (1872) để khắc sâu khúc ca công xã đầy bi tráng, tiểu thuyết “Năm 93”
8


(1874) để nhớ lại cách mạng tư sản, “Nghệ thuật làm ông” (1877) dành cho hai
cháu trai và gái của mình. Giai cấp tư sản từ sau 1871 đã biết vỗ về dân chúng
bằng cách tôn vinh Victo Hugo: tên ông được đặt cho đường phố ông đang sống,
600.000 người Paris diễu hành trên đường phố mừng năm ông bước vào tuổi
tám mươi. Hugo trở thành âm vang của thời đại bằng sự đồng vọng nhân đạo lớn
lao.
Ngày 22.5.1885, trái tim vĩ đại của những kiếp người khốn khổ đã ngừng
đập và ông đi vào cõi vĩnh hằng trong “chiếc quan tài của kẻ khó”. Ông khước
từ lễ cầu hồn của nhà thờ, chỉ “cầu xin ở mỗi tâm hồn một lời cầu nguyện” và
viết trong di chúc: “Tôi để 50 vạn quan cho người nghèo”. Gần hai triệu người
đưa ông về an nghỉ tại điện Pantheon - nơi an táng các vĩ nhân của nước Pháp.
V. Hugo đã khẳng định vị trí của mình trên văn đàn thế giới với những
danh hiệu không ai lặp lại được “Hugo khổng lồ”, “Hugo trái núi”, “Cây sồi
già xanh ngắt”, “Con chim đại bàng”[8, 475]. Trong sự nghiệp sáng tác gần 80
năm của mình, Victo Hugo đã để lại cho di sản văn học nhân loại một khối
lượng đồ sộ các tác phẩm văn học ở nhiều thể loại: Tiểu thuyết, kịch, thơ ca. Ở
tất cả các lĩnh vực mà Victo Hugo đặt chân đến, ông đều để lại dấu ấn của một
thiên tài, nhưng độc giả khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam lại yêu
thích và biết nhiều đến ông qua những trang tiểu thuyết lãng mạn, đầy nhân ái

với các nhân vật nổi tiếng như: Giăng Vangiăng, Giave, Côdet, Phăngtin,
Quasimono... Những di sản nghệ thuật đồ sộ của ông là bằng chứng của một tài
năng vô tận, một sức sáng tạo đa dạng, diệu kì. Victo Hugo đã phá vỡ những
quy tắc thông thường của chủ nghĩa cổ điển; về nghệ thuật, Hugo đã từng nhấn
mạnh những tác phẩm vĩ đại đều có một tiêu chuẩn chung là tính tuyệt đối. Cái
bình thường là cái chết của nghệ thuật. Bởi vậy, những nhân vật trong các tác
phẩm của ông thường là những nhân vật phi thường, mang tính lý tưởng hóa
như Giăng Vangiăng, Quasimono. Ông thường hòa trộn những cái bi với cái hài,
cái cao quý, đẹp đẽ với cái tầm thường, thô kệch. Ông khắc họa những cái xấu
đến độ kệch cỡm của hình dáng bên ngoài nhưng bên trong có một vẻ đẹp tâm
hồn đến mức cao cả.
9


Về nội dung, tác phẩm của Victo Hugo phản ánh đầy đủ những hoài vọng,
những ảo tưởng, những lầm lạc, những tiên báo, những yêu thương và thù hận,
những lo sợ và hi vọng. Và hơn cả, ông vượt lên trên thực tại xã hội để mơ ước,
khát vọng về một thế giới mới. Một thế giới tốt đẹp cho con người mà chủ nghĩa
cổ điển và chủ nghĩa hiện thực chưa làm được. Có thể nói Hugo là ngọn gió của
chủ nghĩa lãng mạn và ngọn gió ấy đã lan tỏa đi khắp chân trời của thế giới.
Đúng như Pautôpxki từng nói về Hugo : “Ông xông vào thế kỉ cổ điển như một
ngọn gió cuồng phong, một cơn gió lốc. Nó mang lại những dòng mưa ào ạt,
những lá, những đám mây đen, những cành hoa, khói thuốc súng và những huy
hiệu gài trên mũ bị gạt xuống. Ngọn gió đó tên là lãng mạn. Nó luồn vào trong
bầu không khí tù hãm của Châu Âu và lấy hơi thở của niềm mơ ước bất kham
mà nó mang trong mình, làm tràn ngập bầu không khí đó” [17, 276].
Với tầm vóc là vị chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn Pháp, Hugo đã dám
đương đầu đấu tranh với những quy phạm ngặt nghèo của chủ nghĩa cổ điển và
chủ nghĩa hiện thực. Ông là trợ lực hùng mạnh của những nhà văn lãng mạn ở
Đức, Nga, Anh, và cả Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho khuynh hướng sáng

tác của mình.
Victo Hugo chính là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX,
đại biểu xuất sắc nhất của thế kỷ đã đem lại cho nước Pháp những vòng nguyệt quế
vinh quang. Lòng yêu thương con người không bờ bến của ông chính là lương tâm
loài người. Nói đến Hugo là nói đến chủ nghĩa nhân đạo, tấm lòng yêu thương của
ông đối với những người lao động bị áp bức, nghèo đói. Dù nhân loại có tiến bộ
đến chừng nào đi chăng nữa thì chủ nghĩa nhân đạo của ông vẫn rất cần thiết cho
mọi thời đại. Nó làm cho người ta xích lại gần nhau, hiểu nhau hơn trong sự hòa
nhập nền văn hóa toàn cầu.
1.1.2. Tác phẩm Những người khốn khổ
1.1.2.1. Hoàn cảnh sáng tác
Những người khốn khổ là một bộ truyện lớn nhất mà cũng là một tác phẩm
có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của Victo Hugo. Ông suy nghĩ về tác
phẩm này và viết nó trong ngót ba mươi năm và hoàn thành năm 1861.
10


Ngay từ năm 1829, Hugo đã có ý định viết một cuốn tiểu thuyết về người tù khổ
sai. Sau 1830, Ông đặc biệt chú ý đến những vấn đề xã hội, nhận xét những bất
công trong xã hội. Ông nhận thấy những kẻ tội phạm, những con người tư bản tàn
ác và ông tin tưởng rằng những con người ấy có thể cải tạo được bằng đường lối
giáo dục nhân đạo. Ông nhận thức được rõ ràng nhiệm vụ cao quý của nhà văn là
phải góp phần cải tạo xã hội, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người.
Cũng vào những năm 1830, Victo Hugo bắt tay vào công việc sưu tầm tài
liệu và bắt đầu viết bộ tiểu thuyết này, thoạt đầu gọi là Những cảnh cùng khổ,
vào năm 1840. Năm 1854, Những cảnh cùng khổ đổi thành Những người khốn
khổ. Sau một thời gian gián đoạn, Hugo hoàn thành bộ truyện năm 1861. Đến
năm 1862 thì bộ truyện xuất bản đồng thời ở Brussel (Bỉ) và ở Paris. Trong bốn
tiếng đồng hồ đầu tiên ngày phát hành tập I, đã bán tới 3.500 cuốn.
Những người khốn khổ là tác phẩm xuất sắc nhất của Victo Hugo. Nhà

văn hoàn thành bộ tiểu thuyết ấy ở đảo Ghe Tacnơđây. Trong thời gian sống lưu
vọng. Tuy nhiên tác phẩm này đã được ấp ủ từ lâu. Chính vì vậy mà: “Tác phẩm
được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế
giới thế kỷ XIX” [3, 86]. Những người khốn khổ ghi lại dấu mốc đáng kể trên
con đường phát triển mạnh mẽ của loại tiểu thuyết xã hội Pháp. Đây được coi là
tác phẩm đậm chất lãng mạn. Tác phẩm này là đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi, tác
phẩm đã kết tinh nhất thiên tài của văn chương thế giới.
1.1.2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng
hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài thập niên
sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Giăng Vangiăng, một cựu tù khổ sai
tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ
nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách
khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp,
công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Chính nhà văn Victo
Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một

11


trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự
nghiệp cầm bút của mình" [2, 76].
Những người khốn khổ vừa là một tiểu thuyết hiện thực, vừa là một tiểu
thuyết sử thi, tiểu thuyết xã hội và cũng là một bài ca về tình yêu.
Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết Những người khốn khổ đã miêu tả cả
một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực
về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu
thế kỷ XIX.
Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba
bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterlô, cuộc nổi dậy của

những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của
Giăng Vangiăng. Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả
những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện
và cái ác bên trong Giăng Vangiăng, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của
Giave trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người.
Những người khốn khổ cũng là tác phẩm ca ngợi tình yêu: Tình yêu đối
với các con chiên của linh mục Mirie, tình yêu tuyệt vọng của Phăngtin, tình phụ
tử của Giăng Vangiăng với Côdét. Bên cạnh đó, Những người khốn khổ cũng là
một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu Tổ
quốc. Tư tưởng của tác phẩm có thể tóm tắt bằng lời tựa của Victo Hugo trong
Những người khốn khổ: "Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người,
còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh
nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha
hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh
áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở
một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi
trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này
còn có thể có ích". [20, I, 16].
Về phương diện nghệ thuật thì đây là một tác phẩm mang phong cách
lãng mạn. Từ nhân vật, tác giả đặt ra những vấn đề của xã hội và lên án cái xã
12


hội đã tác động đến số phận nhân vật một cách tàn nhẫn và bất công. Xen vào
những trang văn miêu tả, tự sự, tường thuật sinh động; Victo Hugo không ngần
ngại có những đoạn văn bình luận gắt gao, sắc sảo: "Xã hội có nhiệm vụ phải
thấy rõ những điều mà chính xã hội đã gây ra... Một người lao động như anh
mà phải thất nghiệp, một người siêng năng như anh mà phải đói khát thì có phải
đó là một hiện tượng nghiêm trọng không?... Xử phạt nặng như thế có phải là để
kẻ phạm tội chuộc tội không? Hay là lại đưa đến kết quả đảo ngược là biến cái

sai lầm của kẻ phạm tội ra cái sai lầm của người đàn áp, biến thủ phạm thành
nạn nhân, biến con nợ thành chủ nợ và cuối cùng đem công lí đặt về bên kẻ đã
xâm phạm vào công lí?..." [20, I, 144].
Những người khốn khổ đã mang trong nó nhiều loại hình nghệ thuật của
văn chương như: tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa xen kẽ với những đoạn,
chương bình luận ngoại đề. Với một kết cấu đồ sộ, nó đã chuyển tải nội dung vô
cùng lớn: cả phong tục, tôn giáo, lịch sử, chính trị… đều có trong bộ tiểu thuyết
từng được ví như là “một trái núi” này. Do vậy, số lượng nhân vật cũng tương
đối lớn với những chi tiết hết sức rậm rạp. Đọc vào, người đọc có cảm giác đó là
những câu chuyện rời rạc nhưng với thiên tài văn học Hugo thì nó được liên kết
một cách chặt chẽ. Ở phần I và phần II có chung cấu trúc và Giăng Vangiang là
nhân vật chi phối, gắn kết các nhân vật: Mirien, Phăng tin, Côdét, Giave… Còn
ở phần III, phần IV, Mariuytx nổi bật lên là nhân vật trung tâm nối kết với
Côdét... Nổi bật là câu chuyện tình Mariuytx – Côdét và cuộc khởi nghĩa ở chiến
lũy Saint Denis. Ở phần này, tác giả huy động gần như hầu hết các nhân vật
trong tác phẩm. Phần V, Giăng Vangiăng xuất hiện với sự hi sinh cao thượng
lần cuối để kết thúc câu chuyện. Và sự xuất hiện trở lại của Tenacđiê trong cống
ngầm Paris vô tình đã giúp Giăng Vangiăng giải oan mối nghi ngờ trong lòng
Mariuytx. Sự trở về của Côdét làm cho câu chuyện kết thúc có hậu hơn. Kết cấu
tác phẩm như thế, đã phần nào làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của tác giả: đề
cao nhân đạo với tấm lòng thương cảm, yêu mến nhân dân sâu sắc.
Những người khốn khổ là đỉnh cao nghệ thuật văn xuôi của Victo Hugo.
Tác phẩm là bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo
13


khổ ở Pháp trong thế kỉ XIX. Qua bản “anh hùng ca của những con người lao
động bình thường này, nhà văn biểu lộ tấm lòng yêu thương vô hạn đối với
những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản” [15, 59].
1.2. Một số vấn đề lí luận chung

1.2.1. Khái quát về chủ nghĩa lãng mạn
Trên nền tảng một xã hội đầy rẫy những bất bình của xã hội Pháp thế kỉ
XIX, các mâu thuẫn lớn bộc lộ và tác động vào văn đàn, được giới văn nhân tiếp
nhận với một thái độ bất mãn, với những phản ứng khác nhau. Và chủ nghĩa
lãng mạn trở thành sự phản ứng đầu tiên của tầng lớp trí thức đương thời khi
nhìn nhận và đánh giá trật tự xã hội tư sản mới được thiết lập. Ở Pháp, chủ nghĩa
lãng mạn đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử văn học.
Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc, họ cảm thấy bất mãn với trật tự
xã hội mới, các đặc quyền, đặc lợi của họ trước đây hoàn toàn mất sau cuộc cách
mạng này, lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ
mịt, đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp
tiểu tư sản bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát. Đối với
lớp người ủng hộ và đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy thất vọng
trước thời cuộc, cái họ chống đối không phải là lý tưởng cách mạng mà là thành
quả thực tế của cuộc cách mạng không như họ mong muốn. Chính những phản
ứng đối với xã hội thực tại của họ đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn. Cơ sở ý
thức của chủ nghĩa lãng mạn là nền triết học và mỹ học duy tâm cổ điển Đức,
bên cạnh đó còn có sự tác động của chủ nghĩa xã hội không tưởng và chia làm
hai khuynh hướng:
Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực: Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách
mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn
lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng
kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý tưởng về cuộc sống đẹp đẽ êm đềm của
thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ
và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết Thần bí về thế giới.

14


Chủ nghĩa lãng mạn tích cực: Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm

trạng quần chúng nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách
mạng tư sản Pháp. Nhưng họ cũng mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà
họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công. Chủ
nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa xã hội không
tưởng, họ "nhìn vào chiều hướng của sự phát triển thực tại" [17, 101], nhưng
thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn
chính là sự phản ánh những khuynh hướng mâu thuẫn của xã hội và những
khuynh hướng tiến bộ của thời đại. Chủ nghĩa lãng mạn đề cao thế giới nội tâm
của con người, trước hết là thể hiện những khuynh hướng tự do cá nhân. Các
chủ đề về tình yêu, nỗi cô đơn, nỗi buồn, những lý tưởng không đạt, được sử
dụng rộng rãi trong nghệ thuật lãng mạn. Họ làm phong phú cho nghệ thuật
bằng những hình tượng, những chủ đề mới và xác nhận nhân vật mới không phải
là cá nhân hài hòa với tập thể như con người trong thời đại ánh sáng. Song,
người nghệ sĩ lãng mạn không phải là người chỉ biết có ước mơ, mà thực tế xã
hội đã thức tỉnh người nghệ sĩ tình cảm yêu nước, yêu người tha thiết và sự phản
đối với mọi bất công. Trong tác phẩm họ đã đề cập đến các chủ đề có liên quan
đến cuộc đấu tranh của nhân dân, đến quá khứ anh hùng, đến các sự kiện và
những chiến công anh dũng của nhân dân. Nói chung, chủ nghĩa lãng mạn là
dòng nghệ thuật tiến bộ, khai sinh ra những đặc trưng thi pháp mới, đặc sắc.
Nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn thiên về tình yêu thiên nhiên như một
phương thức giải thoát, thư giãn, phản ứng với hiện thực xã hội ngột ngạt bon
chen. Văn học lãng mạn vẫn có chú ý ít nhiều đến hiện thực đau khổ của người
lao động. Nghệ thuật xây dựng nhân vật chưa chú ý xây dựng nhân vật điển hình
trong hoàn cảnh điển hình, nó là cá nhân dị biệt, ngẫu nhiên, bất chấp sự vận
động của hoàn cảnh khách quan. Đặc biệt, tính nhân đạo tràn ngập các tác phẩm
lãng mạn. Nhìn một cách tổng quát, đặc trưng thi pháp chủ nghĩa lãng mạn được
thể hiện rõ nét qua các phương diện sau:
Về đề tài: Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chủ trương mở rộng đề tài. Không
phân biệt đề tài cao cả hay thấp hèn. Chủ nghĩa lãng mạn mọi vấn đề của cuộc
15



sống, mọi tầng lớp trong xã hội đều ngang nhau trở thành đề tài cho văn học
nghệ thuật. Chủ nghĩa lãng mạn thể hiện tính dân tộc qua việc chủ trương khai
thác đề tài lịch sử của dân tộc mình (Nhà thờ Đức bà Paris của Victo Hugo,
Aivanho của Walter Scott…). Ngoài ra, chủ nghĩa lãng mạn còn rất đề cao tính
trữ tình trong sáng cũng như rất coi trọng thiên nhiên, coi trọng văn học dân
gian. Nói chung, mọi sự quy định, ràng buộc của chủ nghĩa cổ điển đến chủ
nghĩa lãng mạn đều bị phá vỡ.
Về nhân vật: Mọi người dù ở bất kỳ tầng lớp xã hội nào cũng đều được
phản ánh qua các tác phẩm của chủ nghĩa lãng mạn, không phân biệt giai cấp,
mọi người đều có quyền bước chân vào văn học. Văn học lãng mạn đã thành
công khi thể hiện hình ảnh "đám đông" quần chúng với những kiếp người đau
khổ. Ví dụ như hình ảnh đám đông trong Nhà thờ đức bà Paris của Victo Hugo.
Về thể loại: Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học không có sự phân biệt
thiếu dân chủ như trong chủ nghĩa cổ điển, không phân chia thể loại cao cả và
thấp hèn, nhưng thể loại thích hợp và được sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình
và tiểu thuyết.
Về ngôn ngữ: Chủ nghĩa lãng mạn ra sức mở rộng phương tiện diễn đạt,
phát triển ngôn ngữ đến chỗ rất mực phong phú, câu văn phóng túng nhưng
cũng rất uyển chuyển, giàu chất nhạc họa. Các thủ pháp nghệ thuật được sử
dụng nhiều hơn và linh hoạt hơn. Có thể nói chủ nghĩa lãng mạn thật sự đã làm
một cuộc cách mạng về ngôn ngữ.
1.2.2. Hình tượng văn học
Trong văn học người nghệ sĩ dùng hình tượng để nhận thức và cắt nghĩa
đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, nhờ những hình tượng đó mà
sự vật hiện tượng được tái hiện một cách sinh động nhưng đồng thời cũng nhờ
nó mà cái tâm, cái tài người nghệ sĩ được thể hiện một cách tròn đầy và vẹn
nguyên nhất.
Hình tượng là “bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm

những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận,
về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [11, 147].
16


Nếu như khoa học sử dụng những sự vật, hiện tượng cụ thể chỉ để làm ví
dụ minh họa cho các thuộc tính, quy luật được khái quát được rõ ràng và dễ hiểu
hơn thì văn học dùng những hình tượng cụ thể, cá biệt mang tính điển hình để
làm đại diện cho cái lớn lao, cái toàn thể. Giá trị độc lập là đặc điểm quan trọng
của hình tượng văn học. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho ta có thể ngắm nghía,
thưởng ngoạn, tưởng tượng phong phú tùy theo cảm nhận. Khi đọc Chí Phèo
của Nam Cao - một tác phẩm điển hình với hai hình tượng nhân vật tiêu biểu là
Chí Phèo và Bá Kiến. Nam Cao sử dụng ngôn từ để vẽ lên chân dung Chí - một
anh nông dân lành như cục đất, thế nhưng bức tường lao lí đã khiến Chí đã trở
thành một “con quỷ” của làng Vũ Đại. Chí mang những nét tính cách riêng, cá
biệt mà chẳng ai có được: hắn mãi chìm sâu trong cơn say. Cứ mỗi lần say là
hắn chửi, tiếng chửi của hắn trở thành nỗi ám ảnh trong lòng người đọc. Chí là
một chân dung điển hình cho những người nông dân bế tắc lâm vào bước đường
cùng để rồi mất dần đi cả nhân hình, nhân phẩm, họ phản kháng lại xã hội, phản
kháng lại bất công của cuộc đời bằng con đường lưu manh hóa. Bên cạnh đó là
Bá Kiến - tên Lý trưởng hách dịch. Nam Cao đã dựng lên chân dung tên địa chủ
với những nét vẽ sinh động, đầy ấn tượng và mang tính điển hình cao: giọng
quát “rất sang”, “cái cười Tào Tháo”, giọng nói “ngọt nhạt”, những thủ đoạn
thống trị khôn ngoan “mềm nắn rắn buông”, “bám thằng có tóc không ai bám
thằng trọc đầu”, bóp người ta thì “chỉ bóp đến nửa chừng”, “hãy ngầm ngầm
đẩy người ta xuống sông rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn”. Tất cả những chi tiết
trên đã đủ để Bá Kiến trở thành hình tượng điển hình cho bọn địa chủ, cường
hào phong kiến của xã hội cũ với bản chất gian hùng, nham hiểm, độc ác và cáo
già. Từ chính đặc điểm này mà hình tượng văn học có khả năng tái hiện lại cuộc
sống một cách hoàn chỉnh và toàn vẹn. Vậy nên, khi tiếp xúc với những tác

phẩm văn học, ta như được tận mắt chứng kiến, được tham gia vào câu chuyện
đời thực mà tác giả đề cập. Người ta không chỉ được sống dậy cảm giác mà còn
thức dậy tất cả các giác quan, văn học kéo người ta về quá khứ rồi lại đẩy người
ta tiến đến tương lai. Khả năng tác động vào cảm giác con người của văn học có
thể nói là vô biên bởi có không có rào cản của không gian, thời gian, hoàn cảnh.
17


Bằng những hình tượng cụ thể, sinh động mang tính điển hình, văn học đã
truyền đến con người không chỉ những thông tin, những kiến thức mới mẻ về
cuộc sống mà còn đem đến cho họ những xúc cảm mới lạ, gọi dậy những tình
cảm thiêng liêng khiến con người ta nghĩ tốt và sống đẹp hơn, có ích hơn. Như
vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ đặt tình cảm chủ quan
của bản thân vào trong chính hình tượng mình xây dựng. Hình tượng văn học do
đó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của tác giả
đối với hiện thực ấy.
Hình tượng văn học là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan,
giữa lí trí và tình cảm, giữa cái cá biệt và cái khái quát, giữa hiện thực và lí
tưởng… Cho nên hình tượng là “một quan hệ xã hội - thẩm mĩ vô cùng phức
tạp” [11, 148].
Tóm lại, hình tượng văn học rất đa dạng được hiểu theo cách cảm, cách
nghĩ, cách suy luận của mỗi người. Thông qua hình tượng nhân vật, nhà văn
phản ánh hiện thực, sinh động, cụ thể nhất. Không những thế, hình tượng nhân
vật còn chứa đựng tư tưởng tình cảm của người viết đồng thời thể hiện tài năng
độc đáo của nhà văn.
1.2.3. Nhân vật văn học
1.2.3.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nói đến nhân vật văn học là nói đến “con người được miêu tả trong tác
phẩm văn học bằng các phương tiện văn học” [19, 277]. Nhân vật văn học là
khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của

nghệ thuật ngôn từ.
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó
văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng. Bản chất văn học là
mối quan hệ với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất
định đóng vai trò như những thực tại. Những AQ, những Chí Phèo, những anh
Hai, chị Sáu là hiện thân tiêu biểu cho xã hội đương thời mà các tác giả muốn đề
cập đến.
18


Nhân vật là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật có thể có tên riêng như Lão Hạc, A Phủ, Tnú… hoặc không có
tên riêng như anh chàng mồ côi, cô bé xấu xí, cậu bé thông minh…, có khi
được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả, mà chỉ
một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm như AQ... Nhân vật là phương
tiện khái quát tính cách số phận con người (tính cách nhân vật là một hiện
tượng xã hội lịch sử xuất hiện trong một hiện thực khách quan). Qua đó nhân
vật dẫn dắt ta đến với đời sống xã hội.
1.2.3.2. Nhân vật của chủ nghĩa lãng mạn
Cá nhân nổi lên chống lại xã hội nhưng bất lực, do đó, tâm trạng tuyệt
vọng là phổ biến. Đây chính là điểm xuất phát của sự tạo dựng hình tượng
nhân vật trung tâm trong văn học lãng mạn. Nhân vật trung tâm xuất hiện với
tư cách là con người nổi loạn, là cá nhân nổi loạn chống lại xã hội tư bản. Đặc
trưng cơ bản là bao giờ những con người này cũng đơn độc, cô độc cảm giác
tuyệt vọng gia tăng. Các nhân vật này mang vẻ đẹp buồn bã, kiêu kì của những
con người tài hoa bị bạc đãi và họ cũng tỏ ra khinh bạc với đời, đau khổ vì đã
đầu thai nhầm thế kỉ và từ chối không hòa nhập với cuộc đời.
“Các nhà văn lãng mạn chủ trương xây dựng nhân vật trung tâm thành
các tính cách phi thường và đặt chúng vào các hoàn cảnh phi thường. Điều
này hoàn toàn phù hợp vì các nhân vật trung tâm thường là các cá nhân đơn lẻ

chống lại xã hội tư sản. Hình tượng nhân vật lãng mạn thường hiện ra với vẻ
oai phong, rực rỡ, vẻ kiêu bạc nhưng không phải để chiến thắng mà để sẵn
sàng đón nhận thất bại” [6, 11]. Để xây dựng các nhân vật như vậy, các nhà
lãng mạn đã trở về thế giới tình cảm, đi sâu vào mọi ngóc ngách của tâm hồn.
Họ phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng trong việc khám phá cái tôi
cá nhân. Có thể nói rằng một trong những công lao của chủ nghĩa lãng mạn là
khám phá sâu sắc đời sống nội tâm con người. Cái tôi và thế giới nội tâm của
nó trở thành chủ thể và đối tượng văn học. Sức mạnh lãng mạn thực sự bùng
lên từ thế giới thơ trữ tình.

19


Trong bài “Tôi học viết như thế nào?”, M. Gorki cho rằng: “Chủ nghĩa
lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng
bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén, áp bức” [29, 156].
Nói chung, nhân vật trung tâm của chủ nghĩa lãng mạn tích cực là những
con người phản kháng, những chiến sĩ đấu tranh đòi giải phóng nhân loại bị áp
bức, hướng về một tương lai tốt đẹp nhưng còn mơ hồ, theo đuổi một lí tưởng
tích cực mặc dù rất không tưởng. Giăng Vangiăng trong Những người khốn khổ
của Hugo với tất cả những nét riêng của nó có tính chất tiêu biểu cho những
nhân vật lãng mạn tích cực, tượng trưng cho lí tưởng “lấy điều thiện để chống
lại điều ác”. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, qua nhân vật
Giăng Vangiăng, Hugo muốn nêu lên rằng việc tu dưỡng đạo đức lòng thương
yêu con người có thể cải tạo được xã hội. Victo Hugo muốn thuyết phục giai
cấp thống trị bóc lột bằng tình thương điều hòa giai cấp. Tính chất không tưởng
của nhân vật Giăng Vangiăng là ở đó.
Đặc trưng của nhân vật lãng mạn trong tiểu thuyết Hugo là họ đều là
những con người cô độc, họ cũng là nạn nhân của xã hội chỉ sản sinh ra những
nạn nhân ấy. Nhưng, họ biết san sẻ mình cho lí tưởng, cho lòng nhân từ mà các

tác giả đã nhận được trong cuộc đời. Họ là những người làm nhiệm vụ của đạo
đức, là người phát ngôn cho lí tưởng “sống là yêu thương” mà Victo Hugo suốt
đời theo đuổi.

20


Tiểu kết:
Chủ nghĩa lãng mạn là trào lưu văn học mang một nội dung lịch sử xã hộicụ thể, được hình thành ở Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Chủ
nghĩa lãng mạn chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu
cực, nhưng giữa chúng vẫn có mối liên hệ qua lại khá phức tạp. Sự phát triển rực
rỡ của chủ nghĩa lãng mạn trong thời kì này hiển nhiên là do điều kiện chính trị
xã hội lúc đó quyết định. Victo Hugo nổi lên xứng đáng với danh hiệu “chủ soái
của trường phái lãng mạn”. Đối với Hugo nghệ thuật là sự sáng tạo vươn tới lí
tưởng cao đẹp, cuộc sống cao đẹp cho con người. Mà nhân vật văn học là sự thể
hiện quan điểm nghệ thuật của nhà văn về con người, là yếu tố hàng đầu của
một tác phẩm văn học. Do đó, bằng nhiều hình thức thể hiện, V. Hugo đã khắc
họa nhân vật một cách sống động, chân thực, mang đầy đủ hình ảnh của một con
người trong đời sống hàng ngày, góp phần thể hiện rõ tư tưởng nghệ thuật của
mình. Hình tượng con người trong sáng tác của Hugo là những nhân vật có số
phận bất hạnh nhưng luôn khát khao vươn tới vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách và là
đại diện truyền tải triết lí tình thương mà ông muốn nhắn gửi tới bạn đọc. Mặc
dù còn tồn tại một số hạn chế trong tư tưởng của tác giả xong các sáng tác của
Hugo vẫn mang đậm sắc thái lãng mạn, thấm nhuần một tinh thần nhân đạo cao
cả tiến bộ rõ rệt và có giá trị lâu dài. Đó chính là nền tảng làm nên tên tuổi của
Hugo trong lòng bạn đọc.

21



CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT GIĂNG VANGIĂNG TRONG
TIỂU THUYẾT NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ CỦA VICTO HUGO
Những người khốn khổ là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những
người lao động nghèo khổ được Victo Hugo phản ánh sinh động qua thế giới
nhân vật của tác phẩm. Họ gồm những con người nghèo khổ với đủ các tầng lớp
xã hội, đủ mọi lứa tuổi già, trẻ, gái, trai tạo thành bề rộng và sự đồ sộ của tác
phẩm. Mỗi nhân vật với một số phận riêng nhưng lại cùng gặp nhau ở một điểm
tương đồng duy nhất là cuộc đời nghèo khổ và mang đặc điểm chung của mẫu
nhân vật trung tâm: Giăng Vangiăng người thợ xén cây, người cựu tù khổ sai,
người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng lại không thể thoát khỏi
quá khứ của mình.
2.1. Ngƣời lao động nghèo khó, hiền lành
Trong rất nhiều nhân vật, Giăng Vangiăng hiện lên là một chàng thanh
niên tốt bụng, hiền lành và chăm chỉ, lương thiện như bao con người khác. Qua
lời giới thiệu của tác giả, Giăng Vangiăng có một bản lai lịch chẳng đẹp đẽ gì.
Anh “sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo xứ Bri. Lúc nhỏ, anh chẳng
được học hành gì. Lớn lên làm nghề xén cây ở Phavơrôn.” [20, I, 130]. Hơn thế
nữa, anh còn phải gánh chịu số phận bi đát, đau thương khi “Cha mẹ anh mất từ
hồi anh còn nhỏ dại. Mẹ anh chết vì một cơn sốt xuống sữa mà không biết cách
thuốc thang. Cha anh trước cũng làm nghề xén cây, sẩy chân nên thiệt mạng.
Vangiăng chỉ còn lại một người chị góa chồng, trên tay bảy đứa con dại, vừa
trai vừa gái” [20, I, 130]. Cuộc đời có lẽ đã quá ác nghiệt với anh. Thế nhưng,
trong hoàn cảnh ấy, Giăng Vangiăng đã sống hết mình, anh vật lộn với dòng đời
để tìm cho mình một chỗ đứng vững vàng mà nuôi đàn cháu nhỏ dại, nuôi chính
tấm thân còm cõi của anh. Đối với anh, việc nuôi bảy đứa cháu như một nghĩa
vụ mà anh tự đảm nhận. Bởi “Bà chị ấy đã nuôi Giăng và lúc sinh thời anh rể,
Giăng vẫn ăn ở trong nhà chị. Lúc anh chết, lũ con, đứa lớn nhất mới lên tám,
đứa út mới đầy năm. Giăng năm ấy vừa đúng hai mươi lăm tuổi. Thế là Giăng
thay anh rể đi làm giúp chị nuôi các cháu” [20, I, 131]. Và rất là giản dị: anh coi
22



×