Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đô thị hoá và phát triển kết cấu hạ tầng tại thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.61 KB, 24 trang )

Đô thị hoá và phát triển kết cấu hạ tầng tại Thủ Đức – Phần I
Hồng Quế - ĐH KHXH & NV
1. Phát triển kết cấu hạ tầng - kĩ thuật
1.1. Giao thông vận tải
- Mạng lưới giao thông chính của quận Thủ Đức được bố trí theo các hướng Tây Bắc Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, tạo ra mối giao lưu thuận lợi với các quận khác, với
nội thành cũ, với thành phố Biên Hòa - các khu công nghiệp Nam Bình Dương. Các trục
đường chính gồm :
+ Xa lộ Hà Nội (lộ giới 120 - 160m), xa lộ vành đai (lộ giới 120m);
+ Các trục đường quốc lộ khác như : Quốc lộ 13, quốc lộ 1A (cũ);
+ Xa lộ Bắc - Nam (đường Trường Sơn - công nghiệp hóa) dựa trên nền Quốc lộ 13 (địa bàn tỉnh
Bình Dương) và theo Tỉnh lộ 43 nối với xa lộ vành đai tại ngã tư Bình Phước.
+ Vành đai thành phố (từ quận 7 qua sông Sài Gòn tới khu vực phường Linh Đông) lộ
giới 60 - 120m, đoạn chạy qua TĐ dài 9km có lộ giới 60m;
+ Ga Bình Triệu được mở rộng làm ga hành khách chính của thành phố. Các tuyến đường sắt
nội đô: Bình Triệu - Hòa Hưng vận chuyển hành khách đi trên cầu cạn và các tuyến khác
được nối kết khép kín của các ga Bình Triệu, TĐ và Thủ Thiêm.
+ Bến bãi xe lớn của thành phố và quận đặt tại 2 đầu đường của trục đi bộ (trung tâm) Võ
Văn Ngân với quy mô 2,5 ha/bãi; 2 bến xe liên tỉnh, quy mô 3 - 4 ha/bến tại khu vực chợ
đầu mối Tam Bình và ngã 4 xa lộ vành đai - xa lộ Hà Nội; tổng diện tích các bãi đỗ xe
được bố trí trên quận TĐ là 12 ha.
- Nâng cấp, mở rộng đường Liên tỉnh lộ 43, các đường Bình Phú, Linh Trung, Trường
Thọ (Hồ Văn Tư nối dài), Gò Đình, Chương Dương, Linh Tây, Xuân Hiệp, Quốc lộ 1A
(đoạn qua thị trấn cũ...) tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh; mở rộng các đường liên
phường, liên khu vực...
- Đầu tư xây dựng mới:
+ Đường trục mới (lộ giới 30 - 40 m) theo hướng Bắc - Nam, nhằm khai thác khu vực
bên trong và sớm hình thành khu trung tâm quận mới;
+ Các tuyến đường mở mới tại các khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhà vườn
trong định hướng xây dựng đợt đầu.
Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", quận đã triển khai chương trình "bê
tông hóa" nhân dân đóng góp 50%, quận hỗ trợ 50%. Từ sự hợp tác này đã thực hiện trên


260 công trình đường liên tổ dân phố, liên khu phố; đã tạo chuyển biến lớn trong quá trình
ĐTH, làm thay đổi rất rõ bộ mặt nông thôn trên địa bàn.
1.2. Hệ thống cấp, thoát nước
a/ Cấp nước
Quận TĐ hiện có hai hình thức cấp nước sạch nước máy và nước giếng ngầm.


- Nước máy: nguồn cấp từ nhà máy nước TĐ và Bình An (do L.D.E đầu tư theo B.O.T)
qua hệ thống cấp nước của thành phố từ tuyến chính φ 2000 xuống mạng lưới φ 250 và φ
200. Hiện nay đã có 19.128 hộ dân sử dụng nước máy (chiếm tỷ lệ 21,5%). Tuy nhiên, do
mạng lưới cấp 2 chưa phát triển hết toàn quận nên một số khu vực vẫn chưa được cung
cấp nước máy trong đó có 4 phường hoàn toàn không có tuyến ống cấp nước. Tổng nhu
cầu dùng nước toàn quận năm 2020 là 215.000m 3/ngày đêm. (Chi tiết phụ lục bảng biểu
A: Nước phục vụ sinh hoạt)
- Nước ngầm: có 5.551 giếng khoan và 11 hệ thống giếng bom công nghiệp cung cấp cho
khoảng 67.654 hộ sử dụng (chiếm tỷ lệ 76,1%)
b/ Thoát nước
Hệ thống cống thoát nước trên địa bàn còn rất hạn chế, phần lớn chỉ có ở các tuyến
đường chính và đường kính ống thoát nước nhỏ, từ φ 400 đến φ 1000 (tổng chiều dài
khoảng 25km). Tại một số khu DA phát triền nhà ở có đầu tư xây dựng hệ thống thoát
nước khu vực, nhưng việc kết nối hệ thống chung rất khó khăn.
Ngoài ra, thành phố vừa mới đầu tư xây dựng tuyến ống thoát nước (ống hộp 2x2 m và
cống φ 1.500) cho hai tuyến đường, tổng chiều dài khoảng 5 km thoát về rạch TĐ ra sông
Sài Gòn.
Trong năm 2005, Sở Giao thông công chánh (GTCC) tiếp tục thực hiện 21 DA thoát nước để xóa
20 điểm ngập và giảm 10 điểm. Tuy nhiên, trong số này mới chỉ có 5 DA hoàn thành trước mùa
mưa và chỉ xóa được 2 điểm, giảm được 7 điểm ngập. Đến tháng 9 có thêm 3 DA hoàn thành và
xóa ngập 3 điểm nữa. Các công tình hoàn thành vào cuối năm 2005 đến mùa mưa năm 2006 mới
phát huy tác dụng vì vậy trong mùa mưa năm 2005, người dân ở các khu vực ngập trọng điểm
vẫn chưa tránh được nổi lo ngập lụt.

Đến thời điểm này, hai tỉnh Bình Dương và TP. HCM vẫn chưa đưa ra được giải pháp
chung để giải quyết vấn đề ngập nước. Cùng chung với nỗi lo với người dân khu vực
Linh Trung, người dân ở khu vực ngã tư bốn Xã cũng đang trong chờ DA thoát nước để
giải quyết ngập cho đường Bình Long, Phan Anh, Hương Lộ 2. Theo dự kiến, DA này sẽ
được hoàn thành vào đầu năm 2006. Mùa mưa năm nay, khu vực này sẽ vẫn còn ngập.
Năm 2007 các DA xóa ngập cho khu vực Thanh Đa, Bình Thạnh và phường 15 quận 8
mới được hoàn thành, nên trong mùa mưa năm nay, người dân ở các khu vực này vẫn
chưa thoát khỏi cảnh ngập lụt.
1.3. Nhà ở
Thực tế hiện nay, trên địa bàn quận TĐ đã hình thành bốn cụm công nghiệp, nhiều DA khu
nhà ở, các công trình công cộng, hạ tầng xã hội. Đồng thời do nhu cầu chỗ ở của nhân dân
trong nội thành bị ảnh hưởng bởi các DA phải giải toả, di dời và của lực lượng công nhân,
người nhập cư từ các nơi, sinh viên… nên số lượng nhà ở tự phát rất lớn. (Chi tiết phụ lục
bảng biểu A: Nhà ở và hộ gia đình 2005 – 2006)
a/Diện tích nhà ở
Tính đến năm 2004, Quận TĐ có khoảng 58.412 căn nhà ở, tổng diện tích sàn khoảng 3,8
triệu m2. Diện tích ở bình quân khoảng 11,7 m2 /người. Số hộ chưa có nhà ở riêng khoảng
20.000 hộ, gồm có dạng ở chung, ở nhà thiếu chất lượng, chưa đảm bảo và các đối tượng


là sinh viên, công nhân. Diện tích đất đô thị hiện nay là 1.294,6 ha, chiếm tỉ trọng 27,17%
tổng diện tích tự nhiên của toàn quận, bình quân 39,8 m2 /người.
b/Kiến trúc, số lượng và chất lượng nhà ở
Kiến trúc hiện trạng phần lớn là dạng nhà phố (nhà ống) chiều cao từ một đến hai tầng. Diện tích
bình quân một căn hộ khảng 65m2, hầu hết đều có hệ thống vệ sinh riêng và tiện nghi tối thiểu.
Tuy nhiên về phòng chống cháy nổ phần lớn các căn nhà ở trên địa bàn Quận TĐ đều chưa đảm
bảo do điều kiện về hạ tầng kỹ thuật chung chưa đầy đủ.
Trong tổng số 59.429 căn nhà ở có: Nhà biệt thự: 527 căn; Nhà kiên cố: 11.240 căn; Nhà
bán kiên cố: 45.957 căn; Nhà vật liệu tạm khác: 1.704 căn
Ngoài ra, do hệ thống hạ tầng kỹ thuật không phát triển kịp với tốc độ phát triển xây

dựng, phần lớn nhà ở xây dựng đều có tính tự phát nên phát sinh nhiều khu vực kiến trúc
lộn xộn, điều kiện vệ sinh môi trường kém, không đảm bảo tiện nghi. Hiện nay, Quận TĐ
phát sinh nhiều khu nhà ở mang tính tự phát, không phù hợp với QH chi tiết xây dựng.
Đồng thời, việc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp nhu cầu. Do đó, đối
với công tác QH xây dựng và chỉnh trang đô thị gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt phải có
nguồn vốn lớn mới có thể giải quyết được.
c/ Thị trường nhà ở
Hiện nay giá nhà ở, đất ở trên địa bàn Quận TĐ chênh lệch rất cao so với giá chuẩn của
Nhà nước quy định. Cụ thể: Giá nhà cao gấp 1,5 lần, giá đất cao gấp từ 2 đến 10 lần giá
Nhà nước quy định. Trên địa bàn Quận hiện nay, mức giá đất thực tế giao dịch thấp nhất
là 1,5 triệu đồng/ m2 và với mức cao nhất là 50 triệu đồng /m2.
Do đó, trong giao dịch của người dân thường thể hiện trên hai hợp đồng: hợp đồng theo
giá trị chuyển dịch thực tế và hợp đồng theo mức giá chuẩn tối thiểu để thực hiện công
chứng theo quy định của pháp luật nhằm tránh khỏi phải nộp thuế và lệ phí chuyển
nhượng đất cao. Ngoài ra, trong thực tế giao dịch nhà đất diễn ra nhiều hơn số lượng mà
Nhà nước QL được.
d/Phân bố dân cư và nhà ở
Xuất phát từ một Huyện có cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển thành Quận ĐTH, dân
cư trước đây được phân bố tập trung chủ yếu ở một số phường trung tâm hành chính, sản
xuất CN - TTCN, TM - DV bám theo trục giao thông chính. Đến nay, dân cư đã có xu
hướng phân bố đều khắp trên địa bàn, tập trung chủ yếu ở các phường phát triển tương
đối đồng, tập trung chủ yếu ở các phường phát triển về TM - DV và phường có cơ sở sản
xuất CN - TTCN. Trên cơ sở đó, nhà ở cũng phát triển theo xu hướng rải đều khắp tương
ứng với thực tế phân bố dân cư.
Theo đó, khu vực có mật độ dân cư và mật độ xây dựng cao nhất là địa bàn phường BC
(914.586 người/ km2), thấp nhất là phường Hiệp Bình Phước (3758 người/km 2). Mật độ
dân cư bình quân toàn Quận là 6824 người/ km2.


Bảng 1: Đặc điểm dân số và cư trú Quận Thủ Đức tính đến ngày 01/01/2005

S
T
T

PHƯỜNG

DTđất
TN (ha)

Dân số
Mật độ Số nhà DT đất ở DTXD Mật độ
(người) (người/km2) (căn)
(ha)
(ha) XD (%)

Tổngcộng

4764,89 325.160

6824

58412 1294,59 350,3

7,33

1 Linh Đông

294,27 24.382

8.285


5019 101,33

30

10,2

2 HBC

646,95 41.050

6.345

8466 171,71

50,8

7,8

3 H.Bình Phước

765,35 28.763

3.758

5060 187,73

30,4

4


4 Tam Phú

308,54 17.625

5.712

3732

76,89

22,4

7,2

5 Linh Xuân

387,07 39.883

10.303

5018 171,65

30,1

7,8

6 Linh Chiểu

141,19 20.594


14.586

5123

64,51

30,7

21,8

7 Trường Thọ

499,31 24.712

4.949

5024

93,82

30,1

6

541,2 44,169

8,161

5154 105,49


30,9

5,7

9 Linh Tây

136,22 18.164

13.334

3457

78,66

20,7

15,1

10 Bình Thọ

121,18 14.425

11.903

4686

56,06

28,1


23,2

11 Tam Bình

217,47 17.912

8.236

3012

85,19

18,1

8,3

12 LinhTrung

706,12 33.480

4.741

4661 101,52

28

4

8 BC


Nguồn: Chương trình phát triển nhà ở quận TĐ 2010 – 2020 phòng QLĐT
e/ Các vấn đề XH nhà ở, về lối sống, phong tục tập quán
Tương tự tình hình phổ biến của các địa phương khác trên địa bàn TP. HCM, các vấn đề XH
đối với nhà ở chủ yếu tập trung trong sinh hoạt văn hoá dân tộc và vui chơi giải trí, cụ thể là
các hoạt động ma chay, cưới hỏi. Do thực tế nhịp sống đô thị, các hoạt động nêu trên hiện
nay đã được đáp ứng bởi các dịch vụ công cộng chuyên nghiệp, đặc biệt là tổ chức cưới hỏi.
Về ma chay thì vẫn còn tổ chức tại gia đình.
Qua đó, đối với nhà ở, nhu cầu về diện tích sử dụng, bố cục mặt bằng và diện tích đất
khuôn viên chỉ còn tập trung vào nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của cá nhân. Mặt khác, một
số ít người dân thành đạt trong kinh tế và một số người dân ở mức trung lưu, có nhu cầu
cá nhân về điều kiện nhà ở cao hơn. Cụ thể, nhà ở phải có sân vườn, nhà biệt thự tuỳ theo
khả năng tài chính của mỗi người.
Các yếu tố nêu trên cần phải được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng kế hoạch phát
triển nhà ở nói riêng, trong đó có nhà thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng thu nhập
thấp, người nghèo… và trong kế hoạch phát triển đô thị nói chung.
f/ Đánh giá ưu điểm và tồn tại thực trạng nhà ở trên địa bàn quận
 Ưu điểm


⇒ Đã có định hướng cụ thể trong QH tổng thể phát triển KT - XH quận TĐ đến năm 2010.
⇒ Số lượng nhà tuy chưa đủ, nhưng cơ bản đáp ứng nhu cầu đa số của nhân dân trên địa
bàn. Số lượng hộ nghèo chiếm tỉ lệ thấp so với toàn Quận. Số lượng nhà đủ điều kiện tiện
nghi từ tối thiểu trở lên so với tổng số lượng nhà ở hiện có chiếm đa số. Chỉ tiêu diện tích
xây dựng trên đầu người đạt yêu cầu.
⇒ Lượng nhà kết cấu bán kiên cố chiếm đa số, trước mắt đảm bảo điều kiện ở tối thiểu, đồng thời
thuận lợi sau này trong việc bồi thường giải toả khi có yêu cầu về chỉnh trang.
⇒ Diện tích đất ở trong cơ cấu sử dụng đất và định hướng đến năm 2010, 2020 tương đối
cao; chỉ tiêu diện tích đất ở trên đầu người tương đối phù hợp.
⇒ Cơ sở hạ tầng XH như Y tế, GD, VH, TDTT cơ bản đảm bảo yêu cầu.

⇒ Công tác QH xây dựng chi tiết đang tiến triển tốt, đạt hơn 50% diện tích địa bàn Quận
⇒ Thuận lợi về nguồn vật liệu xây dựng
⇒ Bộ máy QL nhà nước về nhà ở đã hình thành
⇒ Thị trường nhà ở tuy diễn biến phức tạp, nhưng có xu hướng ngày càng tăng các biến
động chuyển dịch.
 Tồn tại
⇒ CSHTKT như giao thông, cống thoát nước… chưa đáp ứng yêu cầu
⇒ Phân bố dân cư và nhà ở đô thị chưa đồng đều
⇒ Công tác phát triển nhà ở còn chậm
⇒ Lực lượng tham gia hoạt động xây dựng còn thiếu về số lượng và chất lượng.
⇒ Chưa có biện pháp kiểm soát được thị trường bất động sản
⇒ Năng lực bộ máy QL nhà nước về nhà ở chưa hoàn thiện.
Về nhà ở rõ ràng được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Bằng nhiều hình thức Nhà
nước và nhân dân cùng làm, cho nên từ mặt phố đến các ngõ ngách, nhà cao tầng gần như đồng
loạt được xây dựng. Nhà tư nhân đã chuyển mốt từ 3 tầng lên 5 tầng; nhà của các công ty trong
nước xây dựng và kinh doanh đã phổ biến và biến đổi từ trung cư cao tầng thành khu đô thị
mới và hiện đại. Nhà của nhà nước cho thuê và nhân dân nghèo nhìn chung chưa được cải
thiện bao nhiêu, phổ biến vẫn là nhà cấp 4 hay loại nhà 2 tầng. Với việc hàng loạt ngôi nhà cao
mọc lên ở đan xen với nhau đã tạo cho lối kiến trúc của chúng ta rất “lởm chởm” về chiều cao
của nhà.
Việc mở rộng diện tích và HĐH đã tạo ra sự thay đổi trong kiểu sinh hoạt đó là việc
chuyển từ vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ trước là thiên về tính tập thể nay đã chuyển sang sinh
hoạt theo hướng cá nhân hoá, giảm quan hệ trong cuộc sống gia đình. Do nhà ở được cải
thiện nên sự cư trú cơ động hơn. Việc thay đổi chỗ ở để tách khỏi bố mẹ hay để giành nhà
cho thuê… không còn hiếm nữa.
Tác động của quá trình ĐTH tới sự thay đổi nhà ở - bộ mặt, diện mạo của cộng đồng địa
phương được thể hiện rõ rệt. Hệ thống nhà ở gia đình không chỉ thay đổi về quy mô, kiến trúc,
cấp nhà, loại nhà, số phòng, vật liệu xây dựng phong phú và đa dạng theo hướng ngày càng



tiện nghi hiện đại phù hợp với lối sinh hoạt, nhu cầu mới của cuộc sống. Nhà ở phi gia đình
cũng xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng trong thời gian sắp tới như các căn hộ
chung cư, các khu vực thương mại, các văn phòng công ty tư nhân, …cũng như loại hình nhà
trọ cho thuê mà đối tượng chủ yếu là công nhân, sinh viên, lao động tự do nhập cư tạm trú hay
các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…
Vấn đề nhà ở tại địa phương đã được cải thiện rất nhiều thông qua số lượng nhà kiên cố
ngày càng tăng, kiểu dáng nhà giống với nhà ở nội thành. Nhưng tương quan so sánh
chưa ngang bằng với khu vực quận 2 và quận 9 về quy mô cũng như hình thức, đặc biệt
nhà ở còn xây dựng tự phát không theo QH, trái phép tăng, nhà ở cho người nhập cư
thiếu và chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, thiếu dịch
vụ thu gom rác làm hệ thống kênh rạch bị ô nhiễm.

Đô thị hoá và phát triển kết cấu hạ tầng tại Thủ Đức – Phần II
Hồng Quế - ĐH KHXH & NV
2. Phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
2.1. Giáo dục – đào tạo
Tháng 9/1997 có 1.045 giáo viên thuộc quận quản lý trong đó giáo viên mầm non là 152
giáo viên, tiểu học là 521 giáo viên, THCS là 372 giáo viên. Đến tháng 9 / 2000 số giáo
viên tăng lên 1.135 người trong đó mầm non có 127 giáo viên, TH là 555 giáo viên,
THCS là 453 giáo viên. Đến tháng 9-2006 số giáo viên lên tới 1.367 giáo viên, khối mầm
non là 250 giáo viên, TH là 543 giáo viên, THCS là 574 giáo viên. Bên cạnh đó, giáo
viên khối PTTH cũng có sự phát triển đáng kể, có thêm hai trường PTTH mới là Tam
Phú và Bình Hiệp. Số lượng giáo viên 4 trường PTTH đến tháng 9-2006 là 268 người.
Về đầu tư xây dựng mở rộng quy mô trường lớp cũng được tập trung nhiều hơn. Trong
10 năm qua, quận TĐ xây dựng mới 16 trường và 370 phòng học cho các trường còn lại
tiêu biểu như trường THPT Tam Phú, THCS Bình Thọ…Cơ sở vật chất các trường được
xây dựng, trang bị theo chuẩn quốc gia như TH Bình Chiểu, TH Nguyễn Văn Triết,
THCS Linh Trung.
Quận TĐ đã thực hiên tốt công tác huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường nhất là huy động
vào mẫu giáo và lớp1. So với năm 1997, TĐ có 31.340 học sinh mầm non, TH, THCS. Đến

tháng 9/2006 con số này lên đến 38.757 em và 6.198 học sinh.
Quận TĐ thực hiện đạt các mục tiêu cơ bản về giáo dục theo QH đến năm 2010: huy
động 60-70% trẻ trong độ tuổi vào mầm non; 99%-100% vào tiểu học; 97%-98% vào
THCS; 80% vào THPT. Phấn đấu đến năm 2008 hoàn thành phổ cập bậc trung học.
Ngoài ra, hệ thống các trường học từ mầm non cho đến phổ thông của quận nhìn chung
tương đối hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu của hơn 43.000 học sinh với 92 lớp và 1.718
giáo viên. Công tác huy động học sinh đúng 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, công tác dạy và
học thực hiện theo đúng chương trình thay sách giáo khoa bậc tiểu học, soạn giảng theo
phương pháp mới, nề nếp, chất lượng học tập của các em học sinh từng bước được nâng
lên.
Tuy nhiên trên toàn quận mới chỉ có 5 trường THPT trong tất cả 12 phường, điều này đã
gây khó khăn cho việc học hành của học sinh. Tại các phường không có trường phải qua


các phường lân cận để học, điều này đã làm cho nhiều em học sinh bỏ học giữa chừng ở
nhà hoặc đi lang thang lêu lổng với bạn bè xấu làm mất tật tự an ninh công cộng.
Bên cạnh đó, trên địa bàn của quận còn có 08 trường đại học (ĐH), cụ thể như sau:
trường ĐH Sư phạm kỹ thuật, trường ĐH Nông lâm, trường ĐH Quốc gia, trường đại học
Cảnh sát, trường ĐH Thể dục thể thao, trường ĐH Luật (phân viện) và trường ĐH Ngân
hàng.
Trong thời gian qua, tuy có sự tập trung phát triển nhanh cơ sở vật chất hệ thống trường
học, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại. Do đó trong thời gian tiếp theo, quận
phải tập trung phát triển cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu thực tế hướng phát triển đô thị.
2.2. Hoạt động y tế - chăm sóc sức khoẻ
Trong 10 năm qua quận TĐ tập trung tạo điều kiện về mọi mặt để đảm bảo cho hoạt động
của trung tâm y tế và trạm y tế của 12 phường nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu đặt ra
nhất là khi dân số tăng cơ học nhanh. Kết quả đã xây dựng và đưa vào hoạt động trung
tâm y tế hoàn chỉnh với quy mô 50 giường bệnh tổng kinh phí đầu tư 24.08 tỷ đồng, xây
dựng mới 10 trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia về điều kiện cơ sỡ vật chất đáp ứng
cho khám chữa bệnh. Đội ngũ y, bác sĩ được tăng cường, đến cuối 2005 đạt tỷ lệ 0.7 bác

sĩ / 1000 dân, 1.18 giường bệnh / 1000 dân.
- Đảm bảo đủ các trạm y tế của phường, xây dựng mới các trạm y tế ở các phường: BC, Linh Chiểu,
Linh Đông, Trường Thọ, nâng cấp các trạm y tế Bình Thọ, Linh Tây.
- Nâng cấp bệnh viện đa khoa quận thêm 100 giường (nâng tổng số lên 400 giường) thành
bệnh viện khu vực (phục vụ các khu ĐH QG, các tỉnh, quận lân cận...).
- Xây dựng mới Trung tâm y tế, phòng khám đa khoa quận tại khu vực phường Tam Phú,
xây dựng mới một bệnh viện chuyên khoa 200 - 300 giường.
Cùng góp phần vào bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân còn có công tác dân số gia đình
trẻ em, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên được giảm từ 0,89% vào năm 1997 đến tháng 9-2006
xuống còn 0,43%/năm. Ngoài ra, năm 1997 tỷ lệ sinh là 1,22%, sinh con thứ 3 là 9,88%
đến tháng 9-2006 giảm còn 0,69% và 4,76%.
Hàng năm số người điều trị tại quận không ngừng được tăng lên, mỗi năm trung bình hơn
530.000 lượt người điều trị tại bệnh viện, số lượt cấp cứu từ 5.500- 6.000 lượt /năm. Số
lượt người điều trị nội trú cũng không ngừng tăng lên, minh chứng cho uy tín của ngành
y tế của quận đối với người dân và cũng làm giảm áp lực về số lượt người khám chữa bệnh
ở tuyến trên. Tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú năm 2004 là 560 lượt người đến năm 2005
tăng lên 731 lượt người tức tăng 1.3 lần.
2.3. Vui chơi giải trí
Nhà văn hóa thiếu nhi phường Linh Chiểu 4 ha, thư viện và nhà triển lãm phường Bình
Thọ 1 ha, khu thể dục thể thao, cây xanh: trong QH khu trung tâm quận mới 4 ha, nâng
cấp mở rộng khu thể dục thể thao hiện hữu và nhà văn hóa Trung tâm hiện hữu phường
Linh Chiểu.
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền cổ động, tổ chức các hoạt động kỷ niệm các
ngày lễ lớn và của dân tộc, các hoạt động lễ hội, ngày truyền thống, cùng với phong trào


quần chúng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ
thuật của nhân dân.
Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống phát thanh, cải tiến về nội dung, hình thức, phục vụ
tốt thông tin các sự kiện, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo sự chuyển biến tích

cực về nhận thức của người dân đối với việc chấp hành pháp luật.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát
triển sâu rộng, góp phần xây dựng đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Phong trào
xây dựng khu phố văn hóa, Phường văn hóa, công sở văn minh sạch đẹp, trường học sạch
– đẹp – an toàn, tuyên dương gia đình văn hóa, gương người tốt việc tốt… được đông đảo
nhân dân đồng tình ủng hộ đạt kết quả cao.
Hoạt động TDTT quần chúng được quan tâm đúng mức. Các phong trào rèn luyện thân
thể. Qua 10 năm phát động phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”,
huy động các giới, các ngành, các lứa tuổi tham gia luyện tập thường xuyên tăng lên
không ngừng.
3. Vấn đề an ninh trật tự
An ninh chính trị, trật tự an toàn XH cũng có nhiều tiến bộ, nếp sống văn minh đô thị đã
và đang hình thành trong mỗi con người TĐ. Mỗi thành tích ở các lĩnh vực, tạo cho TĐ
một bức tranh chung trong năm 2006 toát lên nhiều gam màu sáng sủa, gợi mở nhiều
cách nghĩ, cách làm mới giàu chất thực tiễn, mở lối đi lên.
Qua 10 phấn đấu xây dựng lực lượng đến nay hầu hết cán bộ chiến sĩ thuộc 10 nghiệp vụ và
công an12 phường đều có bản lĩnh chính trị vững vàng nắm vững pháp luật và nhiệm vụ cơ
bản. Bằng nổ lực của toàn quân và toàn dân quận TĐ trong đó lực lương công an giữ vai trò
nồng cốt, trực tiếp chỉ đạo và toàn diện của quận ủy – Uy ban nhân dân quận, an ninh chính trị
trat tự tự an toàn xã hội trên địa bàn quận. Có được những kết quả lớn trên là nhờ một phần rất
lớn vào sự giúp sức của quần chúng nhân dân trên địa bàn quận vơi phong trào “quần chúng
nhân dân tham gia bảo vệ tổ quốc,...
Những thành quả đạt được trong lĩnh vực an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội đã góp
phần vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-VH -XH trên địa bàn quận
trong 10 năm qua.
Ngay sau khi thành lập quận đến nay lực lượng quân dân tự vệ luôn đạt tỷ lệ quy định so với
tổng dân số .Với 10,96% là đảng viên, 40,26% là đoàn viên luôn đảm bao sẵn sàng chiến đấu tốt.
Từ năm 2002 - 2006, kết quả hội thao quốc phòng thành phố lực lượng vũ trang quận luôn ở tóp
10 và luôn đứng đầu khối 2 các quận –huyện ngoại thành.
Năm 1997 viện kiểm sát nhân dân quận TĐ được thành lập với 12 cán bộ trong đó có 3

đồng chí có trình độ đại học và 9 đồng chí có trình độ cao đẳng và hai đồng chí có trình
độ lý luận chính trị trung cấp và chi bộ với 7 đảng viên. Qua 10 năm phát triển viện
kiểm sát quận TĐ hiện có 19 cán bộ công chức, 17/19 đồng chí đạt trình độ đại học về
lý luận chính trị có 1 đồng chí cao cấp, 4 trung cấp, 4 chi bộ và 12 đảng viên, cơ sỡ vật
chất được nâng lên đáp ứng được nhiệm vụ pháp chế .
Trong 10 năm qua việm kiểm sát nhân dân truy tố 2.008 vụ -2.366 vị can, tham gia xét xử
1.571 vụ – 2.436 vị cáo và nhận được 235 đơn khiếu nại, đơn khiếu nại tố cáo nội dung chủ
yếu là khiếu nại hoạt động điều tra, truy tố xét xử và tố cáo hành vi phạm tội.


4. Vấn đề nghèo đói, thất nghiệp
4.1. Nghèo đói
Công tác xóa đói giảm nghèo cũng được lãnh đạo Quận TĐ xác định là nhiệm vụ trọng tâm
thực hiện. Có lẽ chưa có năm nào Quận TĐ lại quyết tâm thực hiện giảm nghèo như năm
2006, cũng chưa có năm nào huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị cơ sở cho
công tác xóa đói giảm nghèo như năm 2006. Cuộc đi bộ “Đoàn kết vì người nghèo” thu hút
trên 5.000 người tham gia ủng hộ cho quỹ chăm lo cho người nghèo 123 triệu đồng, và
chương trình phối hợp với Đài truyền hình Thành phố, truyền hình trực tiếp đêm văn nghệ
với chủ đề “Nghĩa tình TĐ” đã vận động được trên 4 tỷ đồng chăm lo cho người nghèo,…là
cách làm hay, sáng tạo trong công tác vận động quần chúng, giúp cho 1.796 hộ nghèo vượt
chuẩn, từng bước được chăm lo ổn định cuộc sống. Các phong trào vận động quần chúng xây
dựng đời sống mới ở khu dân cư, chương trình vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã ngày
càng đi vào chiều sâu. Các hoạt động lễ hội quận, phường tổ chức đa dạng và phong phú hơn.
Giải quyết việc làm 79.113 lao động và trợ vốn cho trên 14.940 lượt hộ nghèo.
(Kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Quận Thủ Đức giai đoạn 1997
– 2006 được thể hiện chi tiết trong phụ lục bảng biểu A) giúp ta hình dung một cách khái
quát đến chi tiết phần nào tác động tích cực của quá trình ĐTH đến việc cải thiện cuộc sống
người dân vùng ven TP.HCM mà cụ thể là Quận TĐ.
4.2. Thất nghiệp
Giải quyết việc làm là vấn đề rất cấp bách vì XH tiến bộ thì nhu cầu đời sống cao hơn đòi

hỏi phải có công ăn việc làm để đáp ứng nuôi sống bản thân và gia đình.
Trong năm 2006, TĐ đã giải quyết việc làm cho 10.051 lao động, đạt 100,5 % kế hoạch
năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2005. Trong số này có 145 lao động được giải quyết
việc làm là diện chính sách, bộ đội xuất ngũ và 775 lao động thuộc diện xóa đói giảm
nghèo. Ngoài ra, các trường dạy nghề của Trung ương, Thành phố và quận trên địa bàn
đã đào tạo nghề cho 8.787 lao động, trong đó Trường kỹ thuật công nghiệp quận đã tuyển
đào tạo 2.237 lao động hệ ngắn hạn và dài hạn; Phát vay 6.745 triệu đồng cho 62 DA của
485 hộ, giải quyết việc làm cho 1.236 lao động, đạt 103% kế hoạch, tăng 4,3% so với
cùng kỳ năm 2005.
(Chi tiết phụ lục bảng biểu A: Giải quyết việc làm, theo Niên giám thống kê Quận Thủ
Đức 2005 – 2006).
5. Tình hình sử dụng đất các ngành
Về cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp có diện tích là 1.279,5070 ha, chiếm tỷ lệ
26.85%, trong đó năm 2005, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
là 91,3346 ha, đất phi nông nghiệp là 3.483,8709 ha chiếm tỷ lệ 73,12%, trong đó đất ở là
1.410,4568 ha và đất chuyên dùng là 1.548,0227 ha. Chỉ trong vòng hai năm gần đây
nhất 2005 – 2006 cơ cấu đất đã có sự thay đổi rõ rệt cho thấy rõ tốc độ ĐTH của hai khu
vực điển cứu: diện tích đất nông nghiệp toàn quận thủ Đức giảm từ 1,524.55m 2 xuống
còn 1,309.03 m2, đánh chú ý nhất là P.BC giảm từ 230.28 m 2 xuống còn 180.03m2 và
P.HBC con số giảm tương ứng là: 250.40m 2 xuống còn 199.17m2, ngược lại thì đất ở đô
thị lại tăng lên đáng kể tương ứng lần lượt là 1,294.60m 2 lên 1,471.56m2; 105,4947m2 lên
154.08m2; và P. HBC là 171.71m2 lên 209.36m2. (Chi tiết phụ lục A 8: Mục đích sử dụng
đất phân theo phường HBC và phường BC 2005 – 2006)


Diện tích đất nông nghiệp ở các quận ven giảm sút do nhiều nguyên nhân. Trước hết, do
tốc độ ĐTH nhanh, đất nông nghiệp đã bị sử dụng vào mục đích khác như: xây cất nhà
máy xí nghiệp, xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi. Thứ hai, do một số cư dân giàu có
mua bán sang nhượng chiếm giữ đất lưu thông khá nhiều. Cuối cùng, vì sản xuất nông
nghiệp thu nhập thấp, bấp bênh làm cho nhiều hộ nông dân chuyển sang kinh doanh bằng

nghề khác.
Trong ngành nông nghiệp xu hướng chung là diện tích trồng lúa, màu và cây công nghiệp
giảm, diện tích chuyên canh tăng. Trong những năm gần đây, cơ cấu sử dụng đất trên địa
bàn quận có nhiều biến động theo xu thế phát triển ĐTH. Năm 2002 - 2003, đất nông
nghiệp giảm 109,87 ha; đất ở, đất chuyên dùng tăng thêm 111,83 ha. Đến năm 2005 đất
phi nông nghiệp tăng thêm 106,3033 ha .
Với đặc điểm thổ nhưỡng và truyền thống của địa phương, quận đã hình thành làng nghề
truyền thống – hoa kiểng tại ba phường chủ yếu: Linh Đông, HBC, Hiệp Bình Phước,
“tận dụng” diện tích đất sản xuất còn lại để người nông dân tiếp tục trồng trọt, tạo thu
nhập.
Sự biến đổi cơ cấu sử dụng đất vào các mục đích như xây KCN tập trung, các khu công
trình phúc lợi, giao thông, khu dân cư tập trung, … đã mang lại những hiệu quả trong
việc sử dụng đất cũng như lợi ích kinh tế của quận trong quá trình phát triển. Đất chuyên
dùng tăng từ 1.394,2 ha vào năm 2000 tăng lên 1.690,57 ha năm 2004, trong đó tăng chủ
yếu là đất xây dựng và đất giao thông. Đất nhà ở cũng tăng liên tục; cụ thể từ 1.065,75 ha
năm 2000 lên 1.405,4 ha vào năm 2004, trong đó chủ yếu là tăng đất đô thị .
Quá trình ĐTH trên địa bàn quận còn thể hiện qua biểu hiện của quá trình này là việc xác
định cơ cấu kinh tế CN – TTCN và TM - DV là những ngành chủ lực đã khiến diện tích
đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác giảm đáng kể (qua 10 năm đã giảm 500ha, hiện
diện tích đất canh tác trong nông nghiệp còn khoảng 1.400 ha, trong đó vườn tạp liền nhà
là 371 ha và đất trồng cây lâu năm cây ăn trái 450 ha). Đây là thách thức rất lớn bởi ảnh
hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen, tập quán của người dân, tác động tiêu cực của mặt
trái kinh tế thị trường lên mỗi người dân, mỗi hộ gia đình là điều không thể tránh khỏi,
thêm vào đó công tác quy họach, quản lý quy họach, đất đai, xây dựng còn bất cập, việc
sang nhượng, sử dụng đất đai trong dân diễn biến phức tạp.
Do có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất đai nên về cơ cấu kinh tế và cơ cấu nghề
nghiệp cũng có sự chuyển đổi rõ rệt. Như chúng ta đều biết cơ cấu lao động nếu tính theo
ngành kinh tế quốc dân thể hiện ở ba nhóm: nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu thực hiện tiến trình ĐTH, trong điều kiện đất sản xuất
nông nghiệp giảm liên tục, quận đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Khai

thác thế mạnh của địa phương và nguồn lực về kinh nghiệm của người nông dân, quận đã
đầu tư và thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tập trung vào bốn
đối tượng: hoa kiểng, rau, nuôi cá, và chăn nuôi bò sữa với mục đích, một mặt cơ cấu
“lại” các ngành kinh tế cho phù hợp với tiến trình phát triển, mặt khác “chuyển dịch” một
bộ phận lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
(Xem sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất từ 1997 - 2005).
6. Chính sách xã hội và vấn đề an sinh


Quá trình chuyển đổi từ một vùng đất bán nông bán thị trong điều kiện kinh tế thị trường
về mặt VH – XH là một thách thức rất lớn ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen, tập
quán của người dân. Thêm vào đó, tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường lên
mỗi người dân, mỗi hộ gia đình đều không thể tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là phải có chính
sách xã hội và an sinh phù hợp để định hướng cho người dân dần thích nghi, hình thành
nếp sống văn minh đô thị, tránh sự hụt hẫng trong lối sống, lối suy nghĩ, chủ nghĩa thực
dụng, tệ nạn xã hội.
Nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội là thực hiện công bằng xã
hội, thể hiện tính nhân văn cao cả, đạo lý truyền thống dân tộc. Trong 10 năm qua, Quận
TĐ đầu tư rất lớn công tác chính sách xã hội và vấn đề an sinh: vận động các cơ quan,
đơn vị phụng dưỡng 62 bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh
nặng ở mức 200.000-300.000 đồng /người/tháng; trợ cấp khó khăn cho 611 lượt đối
tượng với tổng kinh phí 239,709 triệu đồng, thăm bệnh 2.422 lượt đối tượng với tổng
kinh phí 71,756 triệu đồng; tặng 74 sổ tiết kiệm trị giá 75 triệu đồng; thăm tặng quà cho
46.949 lượt đối tượng diện chính sách và dân nghèo với số tiền lên tới 10,375 tỷ đồng.
Tiến hành chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ của Quận với kinh phí 1,2 tỷ đồng; xây dựng 4
nhà bia ghi danh liệt sĩ tại 4 phường anh hùng với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng.phối hợp
cùng gia đình và các địa phương quy tập 41 hài cốt liệt sĩ…
Quan niệm của chủ nghĩa nhân văn cho rằng con người mong muốn một cơ cấu đô thị
trong đó “vừa có tính người, có dáng vẻ con người, vừa có hương vị đô thị”, đô thị phải
thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý của con người, khi thiết kế QH các khu vực trong đô

thị, việc đầu tiên phải xem xét vị trí của trường tiểu học, nhằm đảm bảo cho trẻ nhỏ
không phải vượt qua đường giao thông để đến trường. Đồng thời, phải xây dựng những
công trình công cộng, nhằm phục vụ đời sống thường ngày của dân cư trong từng khu
phố. Các tầng lớp dân cư khác nhau có thể được cư trú cùng một khu vực. Sự đề cao tính
nhân văn đòi hỏi việc QH đô thị phải bảo vệ cơ cấu khu phố đã có, bảo vệ di tích lịch sử,
bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên có giá trị.


Như vậy, Quận TĐ là một khu đô thị mới, là cửa ngõ phía Đông Bắc của TP. HCM; có vị
trí địa lý, giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; là một trong
những trung tâm công nghiệp của thành phố, đồng thời là một khu vực có các trung tâm
Giáo dục Đại học, Cao đẳng phía Nam; khu vực giãn dân trong nội thành TP. HCM.
Vốn là một huyện ngoại thành, TĐ không có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật cũng như
hạ tầng xã hội. Nhiều năm qua, nhất là từ khi trở thành quận, hệ thống cơ sở hạ tầng trong
quận đã được mở rộng, nâng cấp, cải thiện nhiều nhất là nhà ở, trường học, cơ sở y tế,
đường sá, cấp thoát nước.
Chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng – vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở TĐ
mang lại hiệu quả KT - XH rõ rệt. Đất sản xuất lúa của TĐ ngày càng bị thu hẹp do tốc
độ ĐTH nhanh và dành cho phát triển công nghiệp, thương mại. Nhưng số đất chuyển đổi
ấy mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với trồng lúa, người dân TĐ đã và đang
biến từng tấc đất thành tất vàng.
TĐ đã xây dựng QH chi tiết đến năm 2010 và đã được Thành phố phê duyệt ở một số khu
vực những con số mơ ước ấy đang đặt ra cho Đảng bộ chính quyền và nhân dân TĐ một
trách nhiệm hết sức nặng nề song cũng rất vinh quang.

Một số biện pháp, kiến nghị nhằm phát huy tối đa những tích cực và
giảm nhẹ những tiêu cực mà quá trình đô thị hoá mang lại (thực tế tại
Quận Thủ Đức) – Phần I
Hồng Quế - ĐH KHXH & NV


1.1.1.

1.

BIỆN PHÁP

1.1.

Biện pháp trước mắt

Cải thiện cơ sở hạ tầng

- Cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, tổ chức chỉnh trang, cải tạo quy hoạch tập trung dân cư
tại các vùng có mật độ xây dựng thấp. (Hình thành các khu dân cư đi trước một bước để
tạo điều kiện bố trí chỗ ở mới cho nhân dân trong vùng giải toả, tiến hành dãn dân tại các
khu dân cư mật độ xây dựng cao, điều kiện sinh hoạt thấp đến các khu đô thị mới).
- Khai thông các cống rãnh, nâng cấp và xây dựng thêm cống mới nhằm hạn chế tình
trạng ngập nước.
- Tạo thêm các đầu mối giao thông vào - ra để thông thoáng, tránh ách tắc, đặc biệt là các
tuyến giao thông chính của thành phố, các tuyến chính nối với các cửa ô, các đầu mối,
các tuyến chính ra cảng và các tuyến, các hành lang phát triển nối với các tỉnh xung
quanh để thu hút, di dời dân cư từ nội thành ra vùng ven.
1.1.2.

Kinh tế

- Hỗ trợ về kinh tế để cư dân thoát khỏi cảnh nghèo, có chương trình hướng nghiệp định
kỳ cho thanh niên, mở rộng các cơ sở dạy nghề, nâng cao chuyên môn cho các giáo viên
tại các cơ sở này. (Giúp người nghèo tiếp cận với vốn, việc làm để nâng cao thu nhập.
Giảm bớt các thủ tục khi cho người nghèo vay vốn: không bắt buộc phải trả hết vốn rồi



mới được vay tiếp; Khuyến khích, vận động các cơ sở tại địa phương sử dụng lao động
tại chỗ).
- Học hỏi mô hình phát triển kinh tế của các địa phương khác có cùng điều kiện như
huyện Củ Chi, tỉnh Bình Dương, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Tây Ninh,
- Về định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế thực hiện theo một quy trình phù hợp với
kinh tế của phường, khuyến khích người dân làm giàu, tuyên dươngcác điển hình tiên
tiến sản xuất kinh doanh giỏi để chia sẻ kinh nghiệm.
- Phát hành trái phiếu địa phương để cấp vốn đầu tư cho các Dự án cơ sở hạ tầng.
- Nhân rộng mô hình tiết kiệm trong dân, khuyến khích cộng đồng dân cư tụ lực cánh
sinh, tự mình giúp mình và giúp nhau ổn định cuộc sống, bàn cách làm giàu, góp vốn sản
xuất.
1.1.3.

Cải thiện vệ sinh môi trường

- Khuyến khích người dân tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, khen thưởng các gia đình có
biện pháp tốt hạn chế sử dụng nước và phân loại nước thải, nước cống, xử lý và có thể
dùng lại hay sử dụng nước hiệu quả.
- Loại bỏ nhà vệ sinh cầu cá đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Hạn chế sử dụng các hoá chất độc hại như: phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, các chất
bảo quản nông sản, thực phẩm, v.v...
- Rác chôn, đốt phải phân loại để không ảnh hưởng đến môi trường.
- Đầu tư vốn cho cho lực lượng thu gom rác sinh hoạt dân lập, cải thiện phương tiện vận
chuyển, trang bị bảo hộ lao động, nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý rác, tăng số lần thu
gom rác.
1.1.4.

Cải thiện vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội


- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng tham gia XH hoá giáo
dục, y tế.
+ Xây dựng mở rộng trường học, bệnh viện, nâng cấp CSHT, trang thiết bị trường học và
cơ sở y tế xuống cấp giảm bớt tình trạng quá tải.
+ Đối với trẻ em nghèo, cần chủ trương hỗ trợ cho trẻ được đi học miễn phí, cấp học
bổng và tạo công ăn việc làm cho phụ huynh.
- Nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phát hiện kịp thời chủ động phòng chống
các loại bệnh tật của nước đang phát triển, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường.
- Xây dựng các khu vui chơi, giải trí, tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật thiết thực
phục vụ cho nhu cầu của người dân.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa. Xây dựng khung chuẩn
hóa chức danh, trình độ cán bộ làm công tác văn hóa thông tin ở cơ sở, phường, quận,
thành phố.
1.1.5.

Chính sách quản lý


- Tập trung củng cố tăng cường đào tạo và bồi dưỡng nhiều hơn cho cán bộ quản lý cấp
phường và cấp quận, cấp thành phố; nâng cao năng lực cho các cơ quan chức năng trong
việc quản lý, giám sát, xử lý các trường hợp nảy sinh.
- Nâng quyền của địa phương trong việc giám sát và xử lý các dạng nhà tự phát bất hợp
pháp.
- Tạo cơ chế nâng cao sự tham gia của người dân trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, môi
trường ở địa phương.
- Thành lập các tổ chức Đoàn, Hội, Câu lạc bộ như: Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội
thanh niên, Hội cựu chiến binh, trong các khu dân cư và hoạt động thường xuyên nhằm đi
sâu, đi sát vào sinh hoạt cộng đồng. Thông qua đó, cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi

hay khuyến khích các hộ dân tham gia công tác của cộng đồng.
- Cải tiến và bổ sung thêm những quy định trong công tác hỗ trợ, bồi thường tái định cư
sao cho hấp dẫn những hộ bị giải tỏa. Cải tiến chính sách và quy trình giải tỏa bồi
thường.
- Theo dõi sự biến động KT-XH của vùng ven trong bộ tiêu chí theo 5 nhóm chức năng
vùng ven. Đây cũng là nhóm tiêu chí có thể cập nhật theo dõi sự biến động và đánh giá
kết quả phát triển của vùng ven nói chung trong thời gian tới.
- Xử lý nghiêm các đối tượng không thi hành quyết định giải toả, gây khó khăn cho việc
QH và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
- Đối với người nhập cư: chuyển từ “Chính sách hạn chế” sang “Chính sách điều tiết” phân bố
nguồn lao động hợp lý và quản lý hiệu quả thông qua nhân hộ khẩu.
- Chú trọng bảo đảm an ninh trật tự VH - XH trên địa bàn.
1.2. Biện pháp Lâu dài
1.2.1. Cải thiện hạ tầng kĩ thuật
- Việc xây dựng các loại hình nhà ở cần phải nghiên cứu chu đáo và phải tổ chức thực
hiện thí điểm tại một số địa bàn để rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả trước khi cho triển
khai đồng loạt.
+ Việc tổ chức các khu ở phải tính đến điều kiện, phong tục tập quán, đặc biệt là cơ cấu
nghề nghiệp của từng đối tượng để QH phân bổ chỗ ở hợp lý.
+ Khu nhà ở phải đồng bộ, bao gồm các công trình phục vụ công cộng, cửa hàng, trường
học, bãi xe, trạm y tế, khu vui chơi giải trí, nhà phục vụ cho người già neo đơn, nhà sinh
hoạt cộng đồng, các công trình dịch vụ và công trình phúc lợi công cộng khác, có điều
kiện giao thông thuận lợi liên hệ với khu vực trung tâm.
+ Đối với quỹ đất xây dựng nhà chung cư nhà nước cần hỗ trợ giá trị tiền sử dụng đất.Đối
với quỹ đất xây dựng nhà ở liền kề: có chính sách ưu đãi, giá cả hợp lý, phù hợp với đối
tượng phục vụ, có thể cho phép các nhà đầu tư kinh doanh nhà ở trả chậm tiền sử dụng
đất trong thời hạn nhất định 3 - 5 năm.
- Quy định cụ thể các biện pháp chế tài đối với hoạt động phân lô bán nền đất QH.
- Ban hành quy định bắt buộc trong quy trình lập QH, phải có sự tham vấn ý kiến của
người dân tại chỗ, để góp phần bảo đảm tính khả thi trong QH.



- Cần phải kết hợp các giải pháp về QH, về hạ tầng, về đầu tư, về đất ở, về thị trường bất
động sản nhà ở, về kiến trúc, về vốn, về nhà ở cho các đối tượng xã hội; hoàn thiện hệ
thống cơ chế chính sách. Thực hiện đúng và linh hoạt cơ chế chính sách chung do Nhà
nước quy định.
- Phương pháp nâng cấp đô thị tại các khu dân nghèo phải chuyển từ chiến lược bao cấp
cho ít người sang chiến lược tạo điều kiện cho nhiều người bao gồm: nâng cấp CSHT và
các dịch vụ công cộng (nước, điện, đường sá,…) và các CSHT XH (trường, phòng khám
đa khoa, chợ,…).
- Hoàn chỉnh QH chi tiết xây dựng phủ kín địa bàn, tăng cường tham vấn ý kiến chuyên
viên và tập hợp đầy đủ ý kiến và nguyện vọng của nhân dân trong từng đồ án QH chi tiết
xây dựng.
1.2.2. Kinh tế
- Đề nghị Sở ban ngành liên quan có kế hoạch hỗ trợ đầu tư các hạng mục công trình cơ
sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT - XH nói chung và nông nghiệp nói riêng nhất là
nghề trồng hoa kiểng, chăn nuôi cá cảnh và bò sữa.
- Có các chính sách phù hợp về hỗ trợ vốn, thuế sử dụng đất, thuế sản xuất kinh doanh
đối với ngành các ngành kinh tế để khuyến khích người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Đề nghị ban QL kinh tế phải chú trọng vào việc mở rộng thi trường lao động để cho thị
trường lao rộng rộng rãi - xây dựng cơ chế khuyến khích cá nhân, cộng đồng, doanh
nghiệp, tổ chức XH tham gia tạo việc làm, đào tạo nghề cho người nghèo.
- Miễn giảm thuế cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khăn khi chuyển đổi cơ cấu nghề
nghiệp sang hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ.
1.2.3. Cải thiện vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội
- ĐTH nông thôn hoặc tái định cư tại chỗ để giảm áp lực cho các trường lớp và cơ sở y tế
trung tâm hay tuyến trên.
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao nhận thức
của người dân. Đồng thời đó là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề lao động, việc làm
để đảm bảo cho người dân ven đô được làm việc có thu nhập ổn định, làm chủ cuộc sống

của mình tránh mọi phiền toái cho xã hội.
- Xây dựng nếp sống đô thị bao gồm cả những mặt tích cực của nếp sống nông thôn
(quan hệ cộng đồng tốt,…) và lối sống thành thị (tác phong công nghiệp năng động, tư
tưởng thông thoáng, tuân theo pháp luật, XH công bằng,).
1.2.4. Vấn đề vệ sinh môi trường
- Cần có cơ chế chính sách và biện pháp đồng bộ để kiểm tra giám sát việc xử lý nước
thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đang gây ô nhiễm nghiêm trọng về nước, không
khí, và tiếng ồn.
- Ðể duy trì chất lượng và cải thiện môi trường ở các đô thị và KCN lâu dài, cần xây
dựng và ban hành chiến lược, QH và thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy: luật, nghị
định, tiêu chuẩn, quy chế về QL chất thải rắn, chất thải nguy hại.


- Cần có các kế hoạch quốc gia nhằm giảm tối thiểu tạo ra chất thải, đảm bảo chất thải
được tái sử dụng, quay vòng, thu gom xử lí một cách an toàn.
- Nghiên cứu ban hành các quy định bổ sung về hiện tượng lấn chiếm đất công cần được
kiên quyết và triệt để. Cần chú ý QL đất công ở những khu vực sông rạch, mương thoát
nước rất dễ dẫn đến hiện tượng ngập úng sau khi mưa hoặc triều cường.
1.2.5. Chính sách quản lý
- Học tập, nghiên cứu kinh nghiệm của ở Trung Quốc trong việc phân lô bán nền rất
cương quyết, không đầu tư tràn lan, xây dựng đô thị trên dọc trục đường nhưng làm theo
kiểu cuốn chiếu, làm xong cái này mới tới cái khác. Nhà nước chi tiền giải tỏa trước một
khu, xây nhà tái định cư, đưa dân vào ở rồi mới làm tiếp khu khác. Đất trống sau khi giải
tỏa sẽ đem bán đấu giá để nhà đầu tư vào xây dựng.
- QLĐT dựa trên hai bản đồ: bản đồ phân vùng tổng thể (general zoning map) và bản đồ
chiếm đất tổng thể (general occupancy map) kèm theo điều lệ như là pháp luật của thành
phố như đất công viên, đất công trình công cộng, đất giao thông, đất dự trữ..., vùng nào
được phép cao tầng, thấp tầng, tất cả kích thước cho khoảng lùi, trạm xe, chợ, công viên,
màu sắc, vật liệu được sử dụng.
- Nhà nước cần phải có một chính sách phù hợp để đạt được mục tiêu QL và tạo môi

trường lành mạnh trong thị trường bất động sản nhà đất.
- Các qui hoạch nhằm mục đích phát triển đô thị phải do chính quyền thành phố đảm
nhiệm, dựa trên qui hoạch vùng, qui hoạch toàn quốc để thỏa mãn các tiêu chí về đường
cao tốc, đường xe lửa, đường hàng không, bến cảng trong tương lai.

Một số biện pháp, kiến nghị nhằm phát huy tối đa những tích cực và
giảm nhẹ những tiêu cực mà quá trình đô thị hoá mang lại (thực tế tại
Quận Thủ Đức) – Phần II
Hồng Quế - ĐH KHXH & NV
1.2. Một số mong đợi
Sau khi thu thập ý kiến nhóm tác giả tổng hợp lại những khó khăn, mong đợi của người
dân về các vấn đề kinh tế, môi trường, y tế, giáo dục, vui chơi giải trí, an ninh trật tự,
chính sách, cơ sở hạ tầng như sau:
1.2.1. Vấn đề kinh tế
Vấn đề khó khăn

Số hộ

%

Khó khăn về việc làm

4

3.33

Khó khăn về vấn đề tiêu thụ

3


2.50

Đào tạo nghề miễn phí còn ít

2

1.67

Hộ nghèo còn nhiều

1

0.83

Còn thiếu điều kiện để phát triển kinh tế

1

0.83


Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Có chính sách phát triển kinh tế

5


4.16

Mong có việc làm

3

2.5

Xây dựng trung tâm tư vấn hướng nghiệp

2

1.67

Ưu tiên buôn bán nếu trả lãi theo đúng định kỳ

1

0.83

1.2.2. Vấn đề cơ sở hạ tầng
Vấn đề khó khăn

Số hộ

%

Đường đi lại còn khó khăn chưa được bê tông hóa


18

15

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém

10

8.33

Cống thoát nước bị xuống cấp ngập lụt

13

10.83

Thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân

9

7.5

Nhà cửa xây dựng tự phát xuống cấp chưa có quy hoạch

6

5

Chưa có điện thắp sáng


2

1.67

Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Bê tông hóa đường

26

20.83

Xây dựng hệ thống nước máy

14

11.67

Thi công nhanh chóng các công trình công cộng

6

5

Xây dựng hệ thống cấp thoát nước


4

3.33

Xây dựng các khu dân cư mới

2

1.67

Xây dựng thêm cơ sở y tế, bệnh viện

2

1.67

Xây dựng điểm vui chơi giải trí

1

0.83

Kéo lưới điện đến với người dân

1

0.83

1.3.3. Vấn đề môi trường
Vấn đề khó khăn


Số hộ

%

Cải thiện môi trường

18

15

Nâng cấp hệ thống cầu cống

11

9.17

Xử lý nguồn nước bẩn kênh Ba Bò

7

5.83

Xử lý rác thải

7

5.83

Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường


2

1.67

Làm sạch môi trường trong thời gian tới

2

1.67

Tạo không gian cây xanh nhiều hơn

1

0.83


Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Cải tạo môi trường

11

15


Trồng thêm cây xanh

7

5.8

Tuyên truyền kiến thức

7

5.8

1.3.4. Vấn đề y tế
Vấn đề khó khăn

Số hộ

%

Thiếu trang thiết bị

13

10.83

Y tế xa nha

11

9.167


Thiếu tiền hổ trợ cho người nghèo

2

1.67

Thủ tục khám chữa bệnh còn phức tạp

1

0.83

Bảo hiểm y tế tự nguyện chưa thu hút được người dân

1

0.83

Ít có điều kiện tiếp xúc

1

0.83

Mức độ tham gia của người dân chưa cao

1

0.83


Khó khăn về khám chữa bệnh

1

0.83

Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Cần có nhiều trạm y tế gần với người dân

11

9.17

Nâng cấp trang thiết bị

11

9.17

Mong sự quan tâm của chính quyền địa phương và nhà nước

4

3.33


Khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm y tế

2

1.67

Mong đơn giản hóa thủ tục

1

0.83

Cần hỗ trợ y tế cho người nghèo

1

0.83

Tuyên truyền mở rộng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân

1

0.83

1.3.5. Vấn đề giáo dục
Vấn đề khó khăn

Số hộ


%

Khó khăn về kinh tế

5

4.17

Trẻ em không được đi học

3

2.5

Trường lớp chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh

2

1.67

Kho khăn khi xin học cho con

1

0.83

Trường còn xa với con em người dân

1


0.83


Đơn giản khi mua bảo hiểm
Vấn đề mong đợi

1

0.83

Số hộ

%

Cần có chính sách hỗ trợ

3

2.5

Cần xây dựng trường lớp và nhà văn hóa

3

2.5

Giảm bớt học phí

2


1.67

Cần có biện pháp hạn chế

1

0.83

Cần thông thoáng hơn

1

0.83

Nhắc nhở cha mẹ giáo dục con cái

1

0.83

Tạo điều kiện cho các cháu đi học

1

0.83

Tìm hiểu nguyên nhân các cháu bỏ học

1


0.83

Một số biện pháp, kiến nghị nhằm phát huy tối đa những tích cực và
giảm nhẹ những tiêu cực mà quá trình đô thị hoá mang lại (thực tế tại
Quận Thủ Đức) – Phần III
Hồng Quế - ĐH KHXH & NV
1.3.4. Vấn đề vui chơi giải trí
Vấn đề khó khăn

Số hộ

%

Ít nhà văn hóa và khu vui chơi giải trí

7

5.83

Chưa có sân chơi cho thiếu nhi

5

4.16

Cần xây dựng nhà thiếu nhi

4

3.33


Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Xây dựng thêm nhà văn hóa

3

2.5

Cần xây dựng các trung tâm thể dục và giải trí

2

1.67

Những quan điểm lạc hậu vẫn chưa được xóa bỏ

2

1.67


Cần xây dựng công viên và sân bóng

1


0.83

Cần tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân

1

0.83

1.3.4. Vấn đề an ninh trật tự
Vấn đề khó khăn

Số hộ

An ninh chưa được đảm bảo

%

13

12.5

Cần có sự giải quyết lấn chiếm lòng lề đường

1

0.83

Cần tăng cường có quản lý thị trường và dân quân

1


0.83

Tạo thuận lợi cho người dân vay vốn

1

0.83

Cần có sự kiểm tra nghiêm đối với các tệ nạn xã hội

2

1.67

Công tác phòng chống có tích cưc nhưng chưa hiệu quả

2

1.67

Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Cần xử lý nghiêm những người phạm tội

5


4.17

Cần có sự quan tâm của chính quyền và cơ quan chức năng

5

4.17

Cần có nhiều công an và dân quân để phòng chóng tội phạm

3

2.5

Mong muốn có sự thường trực của công an và dân quân tự vệ

2

1.67

Nâng cao ý thức của người dân đề phong cảnh gác tội phạm

1

0.83

Cần bỏ bớt các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người dân

1


0.83

Cần đưa ra các văn bản pháp luật để xử lý để đảm bảo an ninh

1

0.83

1.3.5. Vấn đề chính sách
Vấn đề khó khăn
Chính sách hỗ trợ về giáo dục còn thiếu

Số hộ

%

14

11.67

Cần có chính sách vay vốn nhiều hơn

5

5

Còn khó khăn trong vấn đề vay vốn

4


3.33

Các dự án chưa thực hiện nhanh

2

1.67

Còn nhiều người thất nghiệp

1

0.83

Vấn đề mong đợi

Số hộ

%

Cần có chính sách giúp cho gia đình khó khăn

9

7.5

Cần giải quyết việc làm cho người dân

3


2.5

Cần có chính sách về y tế

2

1.67

Hỗ trợ kiến thức trong phục vụ cuộc sống nhân dân

1

0.83


Kết quả nghiên cứu mong đợi của người dân cho thấy: Qua 10 năm xây dựng và phát
triển, Quận Thủ đức đã đạt được mức tăng trưởng khá cao, tạo nên sự chuyển biến tương
đối rõ rệt. Nhưng kết quả đó chưa thật ổn định, bền vững, chưa tập trung khai thác đúng
mức, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Quận.
Nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình ĐTH, việc thực hiện quy hoạch còn chậm,
chưa hoàn chỉnh, phải điều chỉnh nhiều lần, trong đó có lĩnh vực nhạy cảm như đất
đai, đô thị. Do vậy, công tác quản lý Nhà nước bằng quy hoạch gặp không ít khó
khăn. Trong quá trình phát triển chưa chủ động xây dựng triển khai kế hoạch thu hút
đầu tư. Chính sách đền bù, thu hồi đất, tái định cư còn nhiều bất cập, chưa phù hợp
nên công tác giải phóng mặt bằng chậm, ảnh hưởng tới tiến độ của dự án thực hiện
dở dang, kém hiệu quả. Mặt khác, dù đã tập trung quan tâm đầu tư xây
duwngjnhieeuf nhưng đến nay, hệ thống CSHT kĩ thuật còn thiếu và yếu so với nhu
cầu và tốc độ phát triển. Hậu quả của vấn đề này là tình trạng ngập nước, ánh tắc giao
thông, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân.

Vì vậy nhanh chóng hoàn chỉnh quy hoạch trên mọi lĩnh vực và quản lý Nhà nước là
tiền đề để “an dân”, ổn định xã hội. Xây dựng các quy hoạch phải hướng mạnh về cơ
sở, bám sát điều kiện thức tế, xuất phát từ lợi ích thiết thực của nhân dân, quy hoạch
phải đảm bảo dân chủ, công khai, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đồng thời chủ
động xây dựng, triển khai kế hoạch, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư theo
đúng định hướng phát triển. Các dự án triển khai phải đảm bảo chất lượng, thực hiện
đúng tiến độ, không để kéo dài làm ảnh hưởng đời sống nhân dân; khẩn trương hoàn
thiện hệ thống CSHT kĩ thuật và hạ tầng xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển.
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1. Cải thiện cơ sở hạ tầng
2.1.1. Chương trình thành lập quỹ phát triển nhà ở
- Tạo nguồn vốn hỗ trợ cho các DA phát triển nhà ở, đồng thời cho các đối tượng thực sự khó
khăn về chỗ ở, có thu nhập thấp theo tiêu chuẩn quy định được vay vốn để mua hoặc thuê nhà
ở; khuyến khích để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, ngân hàng, và
cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở; giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc đấu thầu dự án, hoặc thuê đất lâu dài
- Huy động nguồn vốn tự có trong nhân dân; từ ngân sách thành phố, từ các nguồn đầu tư
trong và ngoài nước, vốn liên doanh, liên kết các tổ chức, cá nhân, vốn vay của các tổ
chức tín dụng, huy động tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở, vốn của
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở và các nguồn vốn khác theo
quy định của pháp luật).
- Xoá bao cấp về nhà ở, nhà nước chỉ tập trung đầu tư để giải quyết nhu cầu ở cho nhóm
đối tượng cần thiết, ngoài ra cần có chính sách khuyến khích để các hộ gia đình, cá nhân
tự tạo lập nhà ở, ban hành chính sách về sử dụng đất đai hợp lý, nhằm huy động cộng
đồng cùng tham gia phát triển quỹ nhà ở.
2.1.2. Chương trình làm đường, hệ thống cấp thoát nước
Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc
góp phần xây dựng đường xá, đường ống dẫn nước sạch, cống thoát nước.



Hình thức tham gia: nhà nước, thành phố, quận thiết kế DA QH, hỗ trợ vốn, chính sách
ưu đãi phù hợp với từng địa phương toàn bộ, người dân tham gia bằng cách: đóng tiền,
góp công lao động, ngoài ra còn góp ý kiến, theo dõi, thực hiện,…
2.2.Vệ sinh môi trường
2.2.1. Chương trình tiết kiệm điện, nước
- Tập huấn nâng cao năng lực và kiến thức về tiết kiệm điện, nước cho người dân.
- Bổ sung vào bộ tiêu chí đánh giá tiêu chí đánh giá chuẩn mực gia đình văn hoá về ý
thức sử dụng điện, nước.
- Tổ chức, lập ra bộ phận chuyên trách khen thưởng, tuyên dương các gia đình có sáng
kiến, biện pháp tốt sử dụng tiết kiệm hợp lý nguồn điện, nước theo thường niên vừa có
tác dụng động viên vừa tuyên truyền chia sẻ kinh nghiệm.
2.2.2. Chương trình truyền thông môi trường
- Thông qua mạng lưới truyền thanh, truyền hình, báo chí, giáo dục trong nhà trường nâng cao
nhận thức về vệ sinh môi trường, tiết kiệm điện, nước, thu gom rác tại nguồn trong người
dân.
- Xây dựng các chương trình hành động để làm sạch vệ sinh môi trường tại các khu phố
và trên toàn địa bàn phường, quận, thành phố theo các nhóm đối tượng thiếu niên nhi
đồng, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi.
2.2.3. Chương trình thu gom rác
- Chiến lược chính sách kiểm soát chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
- QL môi trường ở các khu vực công cộng: kênh rạch, chợ, sông ngòi vận động người dân
sống gần kênh rạch, sông suối đăng ký thu gom rác, đồng thời xử lý nghiêm những
trường hợp xả rác xuống sông, hồ, mương.
- Khuyến khích người dân thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn.
- Trung tâm Y tế dự phòng quận phải có kế hoạch giám sát tình hình vệ sinh môi trường
ở khu dân cư; Các trạm y tế phường phải có biện pháp QL chặt các nơi ô nhiễm môi
trường như bãi rác lộ thiên, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao tù nước đọng...để
phòng chống dịch bệnh do ruồi, muỗi gây ra.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ các phường thành lập câu lạc bộ "Phụ nữ tham gia bảo vệ môi
trường" nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường.

2.2.4. Chương trình phát triển kinh tế
2.2.4.1. Tập trung vào các mô hình kinh tế thích hợp
Phát triển làng hoa, cây kiểng, rau sạch; chăn nuôi bò sữa, cá cảnh, cá thịt, heo rừng,
nhím, dế chọi; phát triển dịch vụ kinh doanh nhà trọ; dịch vụ thương mại; phát triển quy
mô khu công nghiệp về diện tích cũng như lĩnh vực sản xuất.
2.2.4.2. Hỗ trợ chương trình dạy nghề và tiếp thị chương trình dạy nghề
- Các chương trình dạy nghề giúp ổn định cuộc sống của người dân cũng cần phải xuất phát từ
dân, phải xem dân cần gì, khả năng và sở trường là gì để có nội dung chương trình phù hợp.


Không nên chính quyền làm một kiểu, dân làm một kiểu, từ đó sẽ dẫn đến bất đồng quan điểm,
dân không thấy được lợi ích của chương trình mang lại.
- Việc tạo ra các ngành nghề mới, lập ra các khu buôn bán, xây các trường dạy nghề, …phù hợp
với đặc điểm nguồn lao động sẵn có của địa phương sẽ giúp họ tránh được thời gian nhàn rỗi, lại
có thể tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình giúp ổn định cuộc sống.
- Đề ra và tổ chức được các khoá dạy nghề đã là một thành công và chứng tỏ được sự
quan tâm của chính quyền địa phương các cấp nhưng thu hút được sự tham gia và nâng
cao chất lượng đào tạo còn phải có chiến dịch tuyên truyền phổ biến chương trình hành
động rộng rãi sâu sát hơn để giới thiệu mục đích, kế hoạch, hiệu quả của chương trình.
2.2.4.3. Chương trình xoá đói giảm nghèo
- Xây dựng chương trình giúp người nghèo tiếp cận với nhiều nguồn vốn hỗ trợ bằng các
hình thức và thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về pháp luật cho người nghèo, tăng cường
năng lực và sự tham gia của người nghèo vào cộng đồng và những việc liên quan đến
nguồn lực và nguồn sống của họ.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức XH tham gia
tạo việc làm, đào tạo nghề cho người nghèo.
2.2.5. Chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hoá - xã hội
- XH hoá giáo dục, y tế: bằng cách tổ chức các lớp học tình thươn; trong dịp hè liên kết
với các trường đại học cao đẳng giúp các em nhỏ tham gia mùa hè xanh, ngày thứ 7, ngày

chủ nhật tình nguyện; giới thiệu cho các gia đình những gia sư sinh viên phù hợp nhu cầu
học tập của con cái và tài chính.
- Xây dựng khu phố văn hoá
- Toàn dân đoàn kết thực hiện lối sống văn minh đô thị
- Phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, y bác sĩ, cán bộ QL văn hoá xã hội, chính trị trật tự
trên địa bàn về số lượng và chất lượng.
2.2.6. Quy hoạch, Quản lý đô thị
- Xóa bỏ Quy hoạch thiếu ý tưởng phát triển; Quy hoạch theo lối hành chính; xoá bỏ việc
phân cấp quy hoạch cho quận huyện. Cần kết hợp chặt chẽ mô hinh “bốn nhà”: Nhà nước
- Nhà dân - Nhà đầu tư – Nhà quy hoạch”. Nhà nước quản lý bao hàm giám sát việc tuân
thủ pháp luật và hỗ trợ tích cực trên cơ sở vận hành linh hoạt cơ chế chính sách, ngay từ
đầu và xuyên suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. Nhà dân tham gia thực thi kế
hoạch của nhà nước, đồng tình ủng hộ và đồng thời giám sát thi công công trình. Nhà đầu
tư đồng thời là chủ sở hữu, là người đưa ra ý đồ và mục tiêu đầu tư xây dựng dựa trên ý
tưởng phát triển được luận chứng có cơ sở khoa học và thực tiễn rồi đặt hàng cho nhà quy
hoạch. Nhà quy hoạch với tri thức thời đại và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, nắm
chắc đặc điểm địa phương vùng ven để thiết kế, đưa ra một đồ án quy hoạch với ý tưởng
độc đáo, sáng tạo và khả thi. Cần kiện toàn cơ quan QLDA QH, giám sát tiến độ thực
hiện DA từ TW tới địa phương trong đó không thể thiếu sự tham gia, giám sát của người
dân địa phương cũng như sự tham vấn của các chuyên gia có chuyên môn.


- Biện pháp hiệu quả để giải quyết tình trạng ngập nước là lập quy hoạch san nền khu vực
dựa trên một tiêu chí cao độ nền chuẩn và cấp phép xây dựng chuẩn.
- Khó khăn trong đền bù giải tỏa mặt bằng, bồi thường đất, hạn chế nạn kẹt xe, tắc đường
có thể khắc phục bằng cách quy hoạch không gian hình thành hệ thống metro, tạo đường
ngầm và gia tăng thiết lập hệ thống giao thông đường một chiều tại các khu dân cư đông
và đường nhỏ hẹp mà không thể mở rộng.
- Nâng cao vai trò của các phương tiện giao thông công cộng đặc biệt là hệ thống xe bus, xe xích
lô vừa giảm tác hại môi trường và giảm các phương tiện giao thông cá nhân.

- Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý, hỗ trợ quy hoạch, giám sát xây dựng và điều khiển
giao thông, hệ thống đường ngầm cũng như các vấn đề công cộng khác.



×