Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.83 KB, 10 trang )

PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí đánh giá quan trọng đối với
mỗi tập thể hay cá nhân giáo viên trong mọi thời kỳ giáo dục. Đặc biệt trong những
năm gần đây, lãnh đạo các cấp của ngành giáo dục nói chung, của huyện Giá Rai nói
riêng hết sức coi trọng và đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tuy nhiên kết
quả đội tuyển chưa đạt như mong muốn, nhất là bộ môn Toán.
Là một thành viên được Phòng giáo dục chọn bồi dưỡng môn Toán cho đội
tuyển tham gia thi vòng tỉnh, tôi cũng hết sức trăn trở về vấn đề trên. Vì vậy tôi đã
đầu tư cho công tác này và đã đạt được một kết quả nhất định. Nay tôi xin trình bày
kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Toán cấp trung học cơ sở nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán nói riêng, công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nói chung của huyện nhà ngày càng đạt
thành tích cao hơn.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
Trong những năm gần đây, huyện Giá Rai tổ chức bồi dưỡng tập trung học sinh
giỏi lớp 9 ở 5 môn trong đó có môn Toán; thời gian bồi dưỡng cũng như nguồn lực đã
được quan tâm rất tốt và kết quả đạt được là số giải và chất lượng giải cao hơn so với
tất cả các huyện trong tỉnh, tuy nhiên kết quả này có khoảng cách khá xa so với thành
phố Bạc Liêu và trong khu vực.
2. nguyên nhân
Để có được giải pháp phù hợp, tôi xin mạnh dạn phân tích một số nguyên nhân
của vấn đề: Nguyên nhân không phải tư duy của học sinh thua kém, cũng không phải
tư duy của giáo viên bồi dưỡng; lí do tài liệu học tập khan hiếm lại càng không phải.


Tôi xin phân tích một số khía cạnh mà theo tôi, đó là nguyên nhân làm kết quả thi học
sinh giỏi không cao:
Về giáo dục đại trà: chúng ta đang theo hướng làm thế nào để khi học sinh đi


học là “mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mỗi giờ trên lớp là một giờ sáng tạo”;
nền giáo dục của ta đã cố gắng tích hợp rất nhiều nội dung vào giảng dạy nhằm giáo
dục toàn diện cho học sinh, dạy học sinh từ những điều nhỏ nhất. Tuy nhiên, một
phần do thiếu cơ sở vật chất, một phần do trình độ giáo viên và sự tác động mạnh của
nền kinh tế thị trường; học sinh của chúng ta đang chịu sức ép học tập rất lớn từ nhiều
môn học.
Khác với trung học phổ thông, trung học cở sở không có lớp chuyên, mà chỉ có
lớp chọn; học sinh năng khiếu Toán phần đông rất ngại học Văn hay các môn xã hội
và ngược lại; mặt khác, tâm lý của giáo viên khi dạy lớp chọn thường nghĩ các em tư
duy tốt nên kiến thức được nâng cao, mở rộng ở tất cả các môn; từ đó tạo sức ép học
tập cho các em.
Ở các lớp đại trà khác, học sinh ít bị sức ép hơn nhưng lại không được nâng
cao, mở rộng kiến thức ở môn các em có năng khiếu.
Theo tôi được biết, một số thành phố lớn trên nước ta, trong lớp chọn sẽ được
giảm bớt nội dung các môn khác. Đây là nội dung mà các trường, các thành phố
không thể báo cáo trong tổng kết hay nêu kinh nghiệm thực hiện của mình. Mở rộng
hơn là ở Mĩ, đối với cấp trung học (từ lớp 9 đến lớp 12), khi phát hiện một học sinh có
năng khiếu ở một môn (môn học hay môn thể thao) thì không phải đầu tư cho những
môn còn lại.
Về nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi: có thể nói tài liệu bồi dưỡng học sinh
giỏi trong thời gian gần đây vô cùng phong phú, đặc biệt là thư viên đề thi và kiểm tra
trên mạng internet. Tuy nhiên, giáo viên dạy lại đứng trước khó khăn là lựa chọn bài,
dạng bài để dạy, học sinh thì tìm được tài liệu là giải thử mà không biết dạng trọng
tâm; dẫn đến tình trạng ôn tràn lan không đúng trọng tâm.


Một số giáo viên có sách “gối đầu nằm” mà trong đó được cô lọc một số dạng
bài cơ bản, số này thường dạy theo sách mình đang có nhưng số này rất ít, các sách
này đôi khi lạc hậu về dạng bài, kiểu bài.
Về nội dung đề thi học sinh giỏi: nhiều đề thi đã đảm bảo tính phân hóa học

sinh, tuy nhiên, khâu ra đề của ta chưa đảm bảo.
Trước kia, khâu ra đề giao cho một, hai cá nhân hoàn thiện đề thi. Phương thức
này đảm bảo tính phân hóa học sinh nhưng tính khách quan khó đảm bảo. Đơn vị nào
ra đề thì kết quả thường cao trội lên so với đơn vị khác.
Hiện nay, đề giao cho nhiều đơn vị nhưng chưa có cấu trúc thống nhất. Việc
lấy từ đề đề xuất, mỗi đề một phần thì đảm bảo tính khách quan nhưng tính phân hóa
không đảm bảo.
3. Giải pháp và kết quả đạt được
Một là chọn giáo viên bồi dưỡng:
Giáo viên bồi dưỡng phải có được những điểm sau:
Có tâm huyết với ông tác bồi dưỡng học sinh giỏi;
Có kiến thức vững vàng (kiến thức do tố chất có sẵn tích lũy ngay trong quá
trình học phổ thông hay khả năng tiếp cận nhanh những bài khó, dạng mới từ các
nguồn tài liệu…);
Có điều kiện gia đình, bản thân có thể đáp ứng tốt công tác bồi dưỡng.
Hai là thành lập đội tuyển:
Việc chọn lọc đội tuyển phải có một quá trình sàng lọc từ năm này sang năm
khác trong suốt cấp học; mỗi thành viên trong đội tuyển cần có tố chất tốt; phải có
lòng say mê bộ môn và phải được gia đình quan tâm đầu tư cho việc ôn luyện học
sinh giỏi.


Ba là nguồn tài liệu: Một nội dung không thể thiếu là nguồn tài liệu, giáo viên
phải lọc được hệ thống đầu sách cho các em; trang web mà học sinh có thể tham khảo.
đối với sách tham khảo có thể cho học sinh tự mua theo hướng dẫn, cũng có một số
sách chỉ giáo viên mới có thì cần được photo cho mỗi học sinh;
Bốn là phương pháp bồi dưỡng:
Sau khi có được giáo viên bồi dưỡng và đội tuyển theo yêu cầu, quá trình bồi
dưỡng cần có những yêu cầu gồm:
Tạo tâm thế tốt nhất cho đội tuyển: đây là công việc mà giáo viên phải thực

hiện ngay trong buổi đầu tiên gặp đội tuyển. mỗi thành viên của điộ tuyển phải luôn
có được tâm thế tốt nhất trong suốt quá trình ôn luyện, từ đó mới vun đắp sự say mê
và hứng thú mỗi khi được học Toán. Như vậy, giáo viên phải theo dõi sát tâm sinh lý
của học sinh trong suốt quá trình dạy để đưa ra các giải pháp kịp thời.
Giáo viên phải là người chủ động kiến thức: giáo viên phải hệ thống được kiến
thức sẽ truyền đạt trong suốt quá trình bồi dưỡng, từ đó mới phân bổ thời gian hợp lý
cho từng đơn vị kiến thức. Muốn được như vậy thì giáo viên phải có kỹ năng sưu tập,
phân dạng và chọn lọc kiến thức từ rất nhiều đầu sách trên thị trường cũng như nguồn
tài liệu phong phú trên internet (đây là mặt hạn chế của rất nhiều giáo viên bồi
dưỡng);
Trong mỗi buổi dạy cần có những công đoạn sau:
Tạo tâm thế đầu buổi học (như đã nêu ở trên);
“Kiểm tra bài cũ”: số lượng bài mà học sinh tự làm ở nhà là khác nhau, mức độ
khó học sinh chọn cũng khác nhau bởi cách giao việc về nhà (sẽ nói ở phần sau); vì
vậy thường là câu hỏi “em nào làm được từ 5 bài trở lên?”, tiếp theo cho những em
giơ tay là “em làm được mấy bài”, ta sẽ thấy trên gương mặt em niềm tự hào bản
thân; mức độ tiếp là số giảm dần. Qua cách hỏi như vậy, ta vừa giúp học sinh so sánh
lực học giữa các em đồng thời khích lệ được các em làm tốt nhưng cũng nhắc khéo


những em còn hạn chế. Con số 5 bài hay 3 bài sẽ được đội trưởng ghi nhận và có tổng
kết sau mỗi tuần bối dưỡng;
Tiếp theo mới là bước sửa bài, thường học sinh sẽ có nhiều cách giải mà giáo
viên phải phân tích những phương pháp tối ưu; những lời khen của giáo viên trong lúc
này có thể sẽ giúp học sinh nhớ mãi cách giải của mình (khâu này rất cần kiến thức
sâu rộng của giáo viên);
Trong phần tiếp cận kiến thức hay dạng bài mới, giáo viên cần đưa ra những
kiến thức bổ trợ, những phương pháp thường dùng; đây là khâu rất quan trọng, từ
phương pháp nắm vững thì học sinh mới có thể giải bài tương tự, từ nhiều phương
pháp có được mới sáng tạo linh hoạt trong giải toán;

Phần luyện tập cũng là khâu quan trọng không kém vì đây là thời điểm học
sinh luyện kỹ năng ứng biến để giãi bài; giáo viên phải lọc được hệ thống bài tập ở
mức độ nhận dạng phương pháp (nhận biết); mức độ hiểu; mức độ vận dụng tổng
hợp;
Phần giao việc về nhà: sau mỗi buổi học, tôi thường không ấn định bài tập mà
yêu cầu “mở” đối với học sinh như làm dạng bài nào, sử dụng tài liệu nào. Kết hợp
cách kiểm soát bài làm ở nhà như đã nêu sẽ khai thác tối đa khả năng của mỗi học
sinh.
Cuối mỗi buổi học vẫn không quên tạo tâm thế cho học sinh tự học ở nhà nhằm
giúp học sinh giảm áp lực các môn học chính khóa; hướng dẫn các em cách thư giãn
khi căng thẳng…
Với những cách làm trên, tôi đã đạt được kết quả sau:
Năm học 2011-2012:
Vòng huyện môn Toán lớp 9 đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, một giải khuyến khích;
môn giải toán bằng máy tính cầm tay lớp 9 đạt hết ba giải nhất nhì ba của huyện cùng
2 giải khuyến khích; bồi dưỡng vòng tỉnh môn giải toán bằng máy tính cầm tay lớp 9


đạt 1 giải ba và 1 giải khuyến khích; bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn toán lớp
9 của huyện dự thi vòng tỉnh và đạt 1 giải ba, 1 giải khuyến khích vòng tỉnh;
Năm học 2012-2013:
Bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán 9 của trường, kết quả đạt 2 giải nhì, một giải
khuyến khích vòng huyện (toàn huyện không có giải nhất) và đạt giải ba vòng tỉnh
(tỉnh không cò giải nhất, nhì ở môn này), ngoài ra còn tham gia bồi dưỡng môn giải
toán bằng máy tính cầm tay (đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, một giải 3 và 2 giải khuyến
khích), bồi dưỡng thi giải toán trên mạng internet đạt nhiều giải vòng huyện, tỉnh và
một huy chương bạc quốc gia;
Năm học 2013-2014:
Vòng huyện môn Toán lớp 9 đạt 1 giải nhì, một giải ba, hai giải khuyến khích;
môn giải toán bằng máy tính cầm tay lớp 8 đạt hết ba giải nhất của huyện cùng 1 giải

ba và 2 giải khuyến khích; bồi dưỡng vòng tỉnh môn giải toán bằng máy tính cầm tay
lớp 9 đạt 1 giải ba và hai giải khuyến khích; bồi dưỡng đội tuyển dự thi vòng tỉnh và
đạt 1 giải nhì, 1 giải ba vòng tỉnh.
III. KẾT LUẬN
Với kết quả khả quan như trên, tôi đã triển khai phương pháp của mình đến các
giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, được nhiều đồng nghiệp trong ngoài
trường tham khảo và áp dụng có hiệu quả.
Để có được những kết quả đó đòi hỏi bản thân phải luôn cố gắng trong công
việc bồi dưỡng học sinh giỏi, luôn trăn trở tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công việc;
phải đặt mục tiêu là thành tích của đội tuyển năm sau cao hơn năm trước, phải xứng
đáng với những gì lãnh đạo và đồng nghiệp tin tưởng.
Để hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi đạt mức độ cao hơn, đề nghị Phòng GDĐT xem xét tạo điều kiện để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tiến hành trong


suốt cấp học, trong mỗi hè cũng như dạy đều trong mỗi tháng trong năm học thì chất
lượng đội tuyển sẽ tốt hơn.
Người thực hiện

Nguyễn Thanh Lịch


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CCÀ MAU
Đơn vị: Trường THCS Chơn Thành

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thanh Lịch
- Chức vụ: Phó Hiệu trưởng


Năm học 2016-2017


PHÒNG GD& ĐT CÀ MAU

Trường :THCS CHƠN THÀNH

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
b) Về nội dung:
- Tính khoa học:

. . . . . ../25 điểm

- Tính mới:

. . . . …/20 điểm

- Tính hiệu quả:

. . . .. . /25 điểm

- Tính ứng dụng thực tiễn:

. . . . . /20 điểm

b) Về hình thức:


.. . . . . ./10 điểm

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học cấp trường, Hiệu
trưởng trường ………………………………….. huyện Giá Rai thống nhất công nhận
SKKN của đ/c……………………………………..
Chức vụ……………………………………….được xếp loại: . . . . . . . . . . . . . .
…………….., ngày…. . tháng….. năm 20….
HIỆU TRƯỞNG


PHÒNG GD& ĐT
CÀ MAU
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
b) Về nội dung:
- Tính khoa học:

. . . . . ../25 điểm

- Tính mới:

. . . . …/20 điểm

- Tính hiệu quả:

. . . .. . /25 điểm


- Tính ứng dụng thực tiễn:

. . . . . /20 điểm

b) Về hình thức:

.. . . . . ./10 điểm

2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học ngành giáo dục và
đào tạo, Trưởng GD&ĐT huyện Giá Rai thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: . . .
...........

Nhận xét của Hội đồng khoa học
Huyện

CT, ngày…. . tháng…. năm 20….
TRƯỞNG PHÒNG



×