Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lý lớp 9 bậc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.04 KB, 5 trang )

BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2009-2010
Đề tài: PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
BỘ MƠN ĐỊA LÝ LỚP 9.
--------------------------------------  -----------------------------------
Để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam- những người lao động phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI. Mục
tiêu của giáo dục trung học cơ sở theo điều 23 Luật giáo dục là giúp học sinh củng
cố và phát triển những kết quả giáo dục có trình độ học vấn phổ thơng cơ sở và
hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học, học sinh trung học
cơ sở phải có những giá trị đạo đức, tư tưởng, lối sống phù hợp với mục tiêu có
những kiến thức phổ thơng cơ bản gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn, có kĩ
năngvận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc
sống.
Trung học cơ sở là bậc phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng đầu tư hình thành
vốn kiến thức cơ bản cho học sinh làm nền tảng vững vàng cho cấp học trung học
phổ thơng và cao đẳng, đại học. Nó tạo mối quan hệ mật thiết giữa các mơn học.
Chuẩn bị đào tạo nguồn lực cho đất nước. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục hiện
nay đang là một vấn đề bức xúc của tồn xã hội để góp phần sự phát triển kinh tế
nên cần có những con người có kiến thức vững vàng, sáng tạo trong mọi cơng
việc, là người “vừa hồng, vừa chun” mà học sinh phổ thơng, đặc biệt là học
sinh giỏi ở trường trung học cơ sở, chính là nguồn cung cấp cho đất nước những
cơng dân tài đức trong tương lai.
Địa lí là mơn khoa học tục nhiên thể hiện các đối tượng nghiên cứu phong
phú và phức tạp. Các đối tượng địa lí phân bố khơng gian, có năng lực thời gian,
trong lòng đất và các lĩnh vục dân cư, kinh tế, xã hội của từng quốc gia, các châu
lục, các vùng và khu vực trên tồn cầu.
Từ cơ sở khoa học, giá trị thực tiễn của bộ mơn địa lí, dạy bộ mơn này ở
trung học cơ sở là hết sức quan trọng để học sinh có vốn kiến thức phổ thơng đại
trà đặc biệt kiến thức trọng tâm, nên giữa người dạy và người học địa lí đều cần có
phương pháp tư duy phân tích, xét đốn các hiện tượng địa lí, bản thân tơi suy nghĩ


làm thế nào để khai thác hết khả năng tiềm năng của mỗi học sinh đặc biệt là học
sinh giỏi.
Làm thế nào để có học sinh giỏi của bộ mơn có những kiến thức cơ bản,
tồn diện khoa học phổ thơng Địa lí. Đó là nhiệm vụ, tâm huyết, có năng lực đào
tạo mũi nhọn, tìm kiếm phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ mơn mình dạy
xuất phát trong cơng tác giảng dạy mang tính thiết thực, có hiệu quả giảng dạy địa
lí trường trung học cơ sở hiện nay. Nên tơi đã chọn đề tài “Phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ mơn địa lí lớp 9 bậc trung học cơ sở”.
Trang 1
Phần I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1/ Thuận lợi.
Trường trung học nơi tôi giảng dạy nằm trên địa bàn rất thuận lợi về mọi
mặt, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện nhà.
Phần lớn dân cư là người Kinh, có trình độ dân trí khá cao, đời sống khá ổn
định, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập.
Phần lớn các em học sinh ham học tập tiếp thu bài khá nhanh có phương
pháp học tập.
Từ năm 2002 đến nay đều có học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện đạt tỉ lệ cao.
Trường lại được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đầu tư cơ sở vật chất trang
thiết bị dạy học khá đầy đủ và đang hoàn thiện đến năm 2010 là trường chuẩn
quốc gia.
100% giáo viên trong trường đều là người Kinh đạt chuẩn hóa, nhiệt tình, có
tâm huyết, tay nghề kinh nghiệm giảng dạy khá vũng vàng trong nhiều năm.
Hằng năm, trường đều có giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện.
Có môt Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm, phối hợp với nhà
trường chỉ đạo kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với đặc trưng của địa
phương và Phòng giáo dục - đào tạo.
Nhà trường phân công bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn nên việc
giảng dạy của từng giáo viên đều có hiệu quả chất lượng.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu khoán chất lượng cho
từng giáo viên- từng bộ môn, từ đó chất lượng văn hóa đạo đức của học sinh nâng
cao, đặc biệt chất lượng là mũi nhọn.
2/ Khó khăn.
Là vùng sâu vùng xa của tỉnh, dân trí vẫn còn thấp so với toàn tỉnh phần nào
ảnh hưởng đến sự đầu tư cơ sở vật chất sự đóng góp của dân, đặc biêt là dân trí.
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, học sinh vẫn
còn lúng túng trong việc tiếp thu kién thức mới, kiến thức học sinh hiện nay còn
hỏng rất nhiều kiến thức cũ liên quan đến thức mới.
Ý thức chịu khó học tập của một bộ phận học sinh (đặc biệt là học sinh dân
tộc thiêu số) và mối quan tâm của phụ huynh thể hiện chưa cao.
Quan điểm của xã hội hiện nay nói chung, của học sinh, phụ huynh ngay
trong ngành giáo dục nói riêng, vẫn cho môn Địa lí là môn phụ nên học sinh chưa
có ý thức say mê bộ môn này.
Trường chưa có kế hoạch tổ chức thành lập dội tuyển học sinh giỏi để bồi
dưỡng cho các em từ lớp 6 đến lớp 9.
Phương tiện dạy học vẫn chưa đáp ứng đầy đủ với nội dung kiến thức địa lí
nhất là các loại sách tham khảo.
Trang 2
Phần II.
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Giáo viên không khống chế thời gian trong tiết dạy mà còn mang tính hình
thức áp đặt kiến thức cho học sinh khá giỏi, chưa quan tâm thường xuyên- toàn
diện nên học sinh bị thụ động, không phát huy được khả năng nhận thức của các
em.
Từ đặc điểm tình hình trên, qua nhiều năm giảng dạy tôi đã cố gắng nghiên
cứu học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn rút ra một số kinh nghiệm giải pháp
về: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 trung học cơ sở đạt hiệu quả khá
cao.
Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lí là phải có sự phân

hóa về trình độ hiểu biết và năng lực học tập của học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Sự
phân loại đối tượng học sinh để giáo viên có phương pháp giảng dạy phù hợp đối
tượng.
Thông qua các giờ dạy và học trên lớp với các câu hỏi tư duy logic nâng cao
tiếp thu kiến thức học sinh.
Ngay từ lớp 6, tôi đều cho học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng giá trị đích
thực của việc học bộ môn Địa lí làm cơ sở giúp và hỗ trợ rất nhiều cho thực tế và
tương lai.
Bản thân tôi phải nắm tâm lí- sự hứng thú năng lực học bài và nhớ kĩ bài
học có kĩ năng, phân tích nhận xét các loại biểu đồ, bản đồ một cách thành thạo.
Nội dung bồi dưỡng phải dựa vào chương trình sách giáo khoa từ lớp 6 đến
lớp 9, đặc biệt là lớp 9 . Có nâng cao kiến thức trong từng phần, từng bài học. Tôi
đã định hướng cấu trúc nội dung của bài, có sự kết hợp đồng bộ giữa kênh hình,
kênh chữ giữa phần hướng dẫn của thầy và phần hoạt động của trò trong các bài
học lí thuyết.
Khi soạn bài, tôi phải chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi, bài tập chính xác rõ
ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình, kênh chữ nhằm khai thác tốt nhất
kiến thức và rèn luyện kĩ năng địa lí, phát hiện năng lực tư duy địa lí.
Trong bài chính thể hiện nội dung cơ bản của bài mà học sinh phải khai thác
nắm được- định hướng cho học sinh hiểu biết tài liệu học tập, tự giác nghiên cứu
khai thác nắm vững kiến thức mới. Tôi cho học sinh đọc các bài đọc thêm và đó là
những kiến thức mở rộng ở địa lí, kết hợp vói các hệ thống câu hỏi và bài tập. Để
học sinh định hướng hoạt động tư duy trong quá trình khai thác và nắm kiên thức
mới và liên hệ thực tiễn.
Có sự chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng kĩ xảo được thực hiện trong các
bài tập, bài thực hành và học tập độc lập tự khai thác kiến thức để phát triển năng
lực tự học tự phát triển năng lực tự học tự phát hiện tri thức và khả năng vận dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Trang 3
Phần III.

CÁC GIẢI PHÁP
Tôi đã sử dụng các loại phương pháp trong quá trình bồi dưỡng học sinh
giỏi: phát vấn, đàm thoại, đặt vấn đề, thảo luận…
Tôi huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng
bài, khuyến khích học sinh nêu những ý kiến cá nhân về vấn đề đã học, nêu thắc
mắc trong khi nghe giảng, chú ý kết quả câu trả lời và cách diễn đạt có chính xác
rõ ràng, logic đó là điều quan trọng và phát triển.
Tôi đã tạo cho các em việc tự học, tự mình chủ động tìm tòi phát hiện kiến
thức – để vững tin chính mình thì càng hứng thú, say mê trong học tập.
Bản thân giáo viên năng lực tổ chức, kiến thức phong phú và vững chắc,
thấy kiến thức địa lí vô cùng mênh mông nên phải biết tự học say mê tìm tòi
nghiên cứu, tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu thông tin đại chúng để tìm ra kiến
thúc. Có tinh thần say mê, trách nhiệm nghề nghiệp, tâm huyết với bộ môn.
Trong khi dạy tôi xác định nội dung kiến thức mũi nhọn trong từng bài,
chương, khối và đưa thêm những kiến thức nâng cao và kiến thức thực tế mà sách
giáo khoa không đề cập đến vào bài giảng.
Ví dụ: Lớp 6 giáo viên cần nắm vững những nội dung kiến thức cơ bản:
chương Trái đất và các đặc điểm địa lí tự nhiên. Nội dung: đặc điểm tự nhiên dân
cư xã hội, các châu lục đặc biệt là Châu Á.
Địa lí Việt Nam: đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên
đất nước - sự phát triển kinh tế - xã hội các tác động của con người đối với môi
trường xung quanh, nhờ thế mà tạo sự hấp dẫn của các bài học địa lí kinh tế- xã
hội Việt Nam. Qua đó, truyền cho các em tình yêu quê hương đất nước, yêu Tổ
quốc, yêu môn Địa lí.
Từ năm 2000 được sự phân công của nhà trường giảng dạy bộ môn Địa lí từ
lớp 6 đến lớp 9 đến nay, và đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 của
bộ môn Địa lí trung học cơ sở, những em học sinh tôi phát hiện bồi dưỡng đều rất
yêu thích, được trang bị những kiến thức nâng cao để các em tự phát huy hết khả
năng vốn có của mình mà các em lựa chọn cơ sở tiếp tục học các trường trung học
cơ sở, cao đẳng, đại học…

Tôi thấy ít nhiều mình đã đóng góp một phần nhỏ vào đó trong vai trò
truyền thụ kiến thức để các em tự phát huy hết khả năng tự vốn có của mình trong
việc lĩnh hội kiên thức khoa học bộ môn mà các em lựa chọn đó là bộ môn Địa lí.
Từ năm 2002 đến nay, năm học nào tôi đều có học sinh lớp 9 đạt danh hiệu
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tổng số: 13 em; trong đó: 9 em đạt danh hiệu học
sinh giỏi cấp tỉnh, 4 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện.
Trang 4
Phần IV.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Có sự quan tâm động viên nhiều hơn nữa của Ban giám hiệu nhà trường
trong việc tuyển chọn học sinh dự nguồn, tổ chức bồi dưỡng liên tục kế thừa để
học sinh có đủ kiến thức cơ bản của bộ môn từ lớp 6 đến lớp 9.
Kết hợp trao đổi thường xuyên giữa phụ huynh và nhà trường về việc học
tập để có biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời cho các em.
Thông qua giờ dạy và học trên lớp với các câu hỏi nâng cao kiến thức, kĩ
năng thục hành. Kết hợp với những bài kiểm tra đánh giá để phát hiện với những
bài kiểm tra đánh giá để phát hiện học sinh giỏi đúng đối tượng.
Việc dạy kiến thức sách giáo khoa học sinh đã hiểu và nắm được thì giáo
viên thì phải đi sâu hơn. Nhằm phát triển thêm ở các em khả năng tư duy và năng
lực nghiên cứu các kĩ năng địa lí.
Học sinh giỏi phải biết tự học tự mình chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức,
bản thân các em phải hứng thú say mê học học bộ môn nhờ thế các em sẽ thành
công.
Giáo viên phải có năng lực, nhiệt tình, tay nghề vững, kiến thức sâu và chắc
luôn luôn chủ động kiến thức địa lí, ham học hỏi. Phải chủ động xây dựng kế
hoạch học sinh và đổi mới phương pháp ngay từ đầu năm học.
Giáo viên sử dụng các phương pháp và chủ động xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng học sinh ngay từ đầu năm học, không nên gây áp lực tâm lí học sinh giỏi và
bồi dưỡng theo thời vụ.
Người giáo viên bồi dưỡng chuyên sâu địa lí cần phải có tâm huyết, tự bồi

dưỡng, có tinh thần trách nhiệm cao.
Cần nghiên cứu các dạng bài tập, tham khảo các đề thi của các năm học
trước, hướng dẫn cách giải động viên khích lệ. Sau mỗi tiết dạy, giáo viên có thể
lồng vào bài tập nâng cao đẻ học sinh giỏi tự giải, tạo cho các em say mê hứng thú
khám phá nhiêt tình hăng hái trong học tập.
Nay tôi tham dự viết đề tài phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 trung
học cơ sở nhằm tham gia trao đổi kinh nghiệm cùng các thầy cô, đồng nghiệp để
xây dựng phương pháp dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngày càng có chất lượng và
hiệu quả.
Trang 5
Phần V.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM

×