Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Bài tập học kỳ Luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.41 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế là nhu cầu ngày một tăng của
con người với các mặt hàng như thực phẩm, đồ điện dân dụng, thuốc
chữa bệnh, mỹ phẩm... Hiện nay, các loại mỹ phẩm là đối tượng mà các
chị em phụ nữ hay thậm chí cả cánh mày râu rất ưa chuộng. Thấy được
điều đó, thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam được dịp nở rộ với vô số mặt
hàng, nhãn hiệu mỹ phẩm có nguồn gốc từ trong nước cũng như nước
ngoài. Dạo qua các khu vực như Nguyễn Trãi, Hàng Bông, phố Tràng
Tiền (Hà Nội) có thể thấy rất nhiều cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm với
hàng loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới như: Lancôme (Pháp), Maybeline
(Mỹ), Shiseido (Nhật Bản), The Body Shop (Anh Quốc), The Face Shop
(Hàn Quốc)…
Nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng các thương nhân kinh doanh mỹ
phẩm đã sử dụng nhiều biện pháp xúc tiến thương mại, trong đó có quảng
cáo và khuyến mại. Quảng cáo và khuyến mại trong kinh doanh mỹ phẩm
sẽ đưa mặt hàng này đến với nhiều đối tượng người tiêu dùng, từ đó giúp
thương nhân thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường…
Bài viết sau đây nhằm mục đích tìm hiểu về: “Quảng cáo và khuyến
mại hàng hóa: mỹ phẩm”.

2


NỘI DUNG
I. Mỹ phẩm là gì?


Theo cách hiểu thông thường thì mỹ phẩm là sản phẩm giúp làm
đẹp, bao gồm: phấn, son, chì kẻ lông mày, mascara, dầu dưỡng tóc, kem
dưỡng da, chất khử mùi cơ thể, nước hoa…
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm mỹ phẩm được quy định tại Điều 2
Thông tư của Bộ Y tế số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011
“Quy định về quản lý mỹ phẩm”, theo đó: “Sản phẩm mỹ phẩm là một
chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên
ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi
và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích
chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh
mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”.
Định nghĩa mỹ phẩm của Bộ Y tế cũng chính là định nghĩa của Liên
minh Châu Âu (EU). Định nghĩa này được quy định tại Điều 2 Quy định
(Cộng đồng Châu Âu) “Về các sản phẩm mỹ phẩm” số 1223/2009 ngày
30 tháng 11 năm 2009 của Nghị viện Châu Âu và của Hội đồng Châu Âu
(Regulation (EC) No 1223/2009 of the European Parliament and of the
Council:“Cosmetics Regulation”). Từ định nghĩa trên có thể thấy mỹ
phẩm gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm chứa các chất được sử
dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ
thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài)
hoặc răng và niêm mạc miệng.
3


Thứ hai, mỹ phẩm có tác dụng làm sạch, làm thơm, thay đổi diện
mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể
trong điều kiện tốt.
Cũng theo định nghĩa trên, mỹ phẩm bao gồm:
- xà phòng và các sản phẩm làm sạch cơ thể khác;

- các loại kem, sữa, mặt nạ, bột và màu sắc cho da, mắt và môi;
- dầu gội đầu, sữa, dầu, chất kìm hãm, chất tẩy, thuốc nhuộm và chất
tẩy thuốc nhuộm cho tóc;
- sữa, chất đánh bóng và màu sắc cho móng tay;
- tẩy lông;
- chế phẩm tẩy trắng da và các chế phẩm lột da;
- kem đánh răng và các chế phẩm chăm sóc răng miệng khác;
- lăn khử mùi, chất khử mùi và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác;
- nước hoa và các chất thơm khác.
Vị trí sử dụng: Da; lông,tóc; móng tay, móng chân; môi; cơ quan
sinh dục ngoài; răng; niêm mạc của khoang miệng;
Trong pháp luật thương mại, mỹ phẩm là một loại hàng hóa, có thể
trở thành đối tượng của bất cứ hoạt động thương mại nào. Tuy nhiên, mỹ
phẩm được sử dụng trực tiếp trên cơ thể nên nó có thể tác động đến sức
khỏe con người. Vì vậy hoạt động quảng cáo và khuyến mại mỹ phẩm có
những đặc điểm riêng so với hoạt động quảng cáo và khuyến mại hàng
hóa, dịch vụ nói chung.
4


II. Quảng cáo mỹ phẩm:

1. Khái niệm quảng cáo mỹ phẩm:
Theo Điều 102 Luật Thương mại năm 2005 thì “Quảng cáo thương
mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với
khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình”.
Theo Điều 2 Luật Quảng cáo năm 2012 thì “Quảng cáo là việc sử
dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích
sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được

giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”. Khái
niệm này rộng hơn khái niệm quảng cáo trong Luật Thương mại 2005 vì
nó bao hàm cả quảng cáo phi thương mại.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư của Bộ Y tế số 06/2011/TT-BYT
thì “Quảng cáo mỹ phẩm là các hoạt động giới thiệu, quảng bá mỹ phẩm
nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, bán, sử dụng mỹ phẩm”. Từ quy định
này có thể thấy quảng cáo mỹ phẩm là quảng cáo thương mại.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về quảng cáo mỹ phẩm:
2.1. Chủ thể của quảng cáo mỹ phẩm:
Quảng cáo mỹ phẩm là quảng cáo thương mại nên các quy định của
pháp luật về chủ thể quảng cáo mỹ phẩm cũng giống chủ thể quảng cáo
thương mại. Các chủ thể này bao gồm: người quảng cáo, thương nhân
kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người phát hành quảng cáo, người cho
thuê phương tiện quảng cáo và người tiếp nhận quảng cáo (Một hoạt
5


động quảng cáo thương mại không nhất thiết phải có tất cả các chủ thể
này).
- Người quảng cáo là tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo về mỹ
phẩm do mình sản xuất, phân phối.
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo là tổ chức, cá nhân
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo
theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.
- Người cho thuê phương tiện quảng cáo là tổ chức, cá nhân sở hữu
phương tiện quảng cáo. Người cho thuê phương tiện quảng cáo có thể là
thương nhân hoặc không phải thương nhân nhưng đều có quyền lựa chọn
khách hàng (người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo) cho
mình và thu phí từ việc cho thuê phương tiện để quảng cáo theo thỏa
thuận trong hợp đồng.

- Người phát hành quảng cáo là tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm
quảng cáo mỹ phẩm đến người tiêu dùng, bao gồm cơ quan báo chí,
truyền thanh, truyền hình, nhà xuất bản, tổ chức quản lý mạng thông tin
máy tính, người tổ chức chương trình văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm
và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.
- Người tiếp nhận quảng cáo là người tiếp nhận thông tin từ sản
phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo. Đây không phải là
chủ thể tham gia thực hiện quảng cáo mà là chủ thể chịu tác động, ảnh
hưởng lớn từ hoạt động quảng cáo.
Các chủ thể kể trên tham gia hoạt động quảng cáo ở những khâu
khác nhau với mục đích khác nhau. Quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể
6


khi tham gia hoạt động quảng cáo được quy định tại Điều 103, các điều
từ Điều 112 đến Điều 116 Luật thương mại năm 2005 và các điều từ Điều
12 đến Điều 16 Luật quảng cáo năm 2012 và Điều 2 Thông tư của Bộ Y
tế số 06/2011/TT-BYT.
2.2. Đối tượng của quảng cáo mỹ phẩm:
Đối tượng của quảng cáo thương mại có thể hiểu là sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ mà người thực hiện quảng cáo muốn thông qua hoạt động
quảng cáo để giới thiệu tới công chúng. Tuy nhiên, không phải trong
trường hợp nào hàng hóa, dịch vụ cũng được phép quảng cáo. Luật
Thương mại năm 2005 đã quy định cụ thể các trường hợp cấm quảng cáo
tại Điều 109 “Các quảng cáo thương mại bị cấm”.
Với đối tượng quảng cáo là mỹ phẩm, các sản phẩm đó phải là sản
phẩm có hiệu quả sử dụng và chất lượng, đáp ứng được các “Yêu cầu về
an toàn sản phẩm mỹ phẩm” theo Điều 13 Thông tư của Bộ Y tế số
06/2011/TT-BYT, đồng thời được Bộ Y tế cho phép lưu thông trên thị
trường.

2.3. Nội dung quảng cáo mỹ phẩm:
Nội dung của quảng cáo nói chung là thông tin về hàng hóa, dịch vụ
mà chủ thể quảng cáo muốn giới thiệu tới công chúng. Theo Điều 19 Luật
Quảng cáo năm 2012 thì “nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực,
chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh
và người tiếp nhận quảng cáo.” Theo Điều 21 Thông tư của Bộ Y tế số
06/2011/TT-BYT thì “nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với
các tài liệu chứng minh tính an toàn và hiệu quả của mỹ phẩm và phải
7


tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của
ASEAN”. Theo Điều 22 Thông tư trên, nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải
có đủ các thông tin sau:
“1. Tên mỹ phẩm;
2. Tính năng, công dụng (nêu các tính năng, công dụng chủ yếu của
mỹ phẩm nếu chưa thể hiện trên tên của sản phẩm);
3. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản
phẩm mỹ phẩm ra thị trường;
4. Lưu ý khi sử dụng (nếu có).”.
2.4. Sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm:
Theo Điều 105 Luật Thương mại năm 2005 thì “Sản phẩm quảng
cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm
thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội
dung quảng cáo thương mại.”. Có thể nói sản phẩm quảng cáo là hình
thức thể hiện của nội dung quảng cáo.
Trên thực tế, các sản phẩm quảng cáo thường mang tính phô trương,
thể hiện được sự vượt trội của hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo. Nhiều
nhà sản xuất, kinh doanh quá chú trọng điều này mà tô vẽ thêm, đưa ra
những sản phẩm quảng cáo cho thấy hàng hóa của họ có những tính năng

khác xa so với khả năng thực sự của chúng, gây ảnh hưởng đến lợi ích
của người tiêu dùng. Vì vậy, việc sử dụng sản phẩm quảng cáo phải được
đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của
cơ quan chức năng. Với sản phẩm quảng cáo mỹ phẩm, yêu cầu đó càng
8


trở nên cần thiết vì các loại mỹ phẩm được sử dụng trực tiếp trên cơ thể
người nên nó có thể tác động đến sức khỏe con người.
2.5. Phương tiện quảng cáo mỹ phẩm:
Theo khoản 1 Điều 106 Luật Thương mại năm 2005 về “Phương
tiện quảng cáo thương mại” thì “Phương tiện quảng cáo thương mại là
công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương
mại” bao gồm:
“a) Các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Các phương tiện truyền tin;
c) Các loại xuất bản phẩm;
d) Các loại bảng, biển, băng, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, các
phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;
đ) Các phương tiện quảng cáo thương mại khác."
Việc sử dụng từng phương tiện quảng cáo cụ thể trong hoạt động
quảng cáo mỹ phẩm phải tuân theo các quy định tại Điều 23, Điều 24
Thông tư của Bộ Y tế số 06/2011/TT-BYT và các điều từ Điều 21 đến
Điều 28 Luật Quảng cáo năm 2012.
2.6. Thủ tục thực hiện quảng cáo mỹ phẩm:
Thương nhân cần lập hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm theo quy
định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư của Bộ Y tế số 06/2011/TT-BYT. Hồ
sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm có thể được lập cho một hoặc nhiều sản
phẩm, được quảng cáo trên một hoặc nhiều phương tiện thông tin đại
9



chúng khác nhau. Trước khi quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức, cá nhân phải
gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm về Sở Y tế nơi đặt trụ sở
chính của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Trình tự thủ tục cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ
phẩm được quy định tại Điều 27 của Thông tư trên.
3. Ý nghĩa của hoạt động quảng cáo mỹ phẩm:
Với chủ thể kinh doanh mỹ phẩm: Sự xuất hiện của ngày càng nhiều
loại sản phẩm mỹ phẩm cũng đồng nghĩa với việc số lượng các quảng cáo
mỹ phẩm cũng ngày một tăng. Hoạt động quảng bá càng phát triển sẽ
thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường cho thương nhân.
Với người tiêu dùng: Quảng cáo mỹ phẩm đã góp phần đưa sản
phẩm mỹ phẩm của thương nhân tiếp cận được với khách hàng, giúp
khách hàng khách hàng và đặc biệt là phụ nữ có nhiều sự lựa chọn khi
mua sắm, giúp họ chủ động hơn trong việc lựa chọn mỹ phẩm với những
công dụng, chức năng phù hợp với cơ thể mình.
4. Những bất cập trong hoạt động quảng cáo mỹ phẩm:
Quảng cáo đi quá xa so với sự thực: Hiện nay, nhiều quảng cáo mỹ
phẩm nói quá, nói sai sự thực về sản phẩm. Có thể kể đến quảng cáo sữa
rửa mặt Acnes với hình ảnh cô người mẫu có gương mặt sạm màu, lấm
tấm mụn nhưng ngay sau khi rửa mặt thì khuôn mặt cô chợt bừng sáng,
trắng hồng, không một tì vết? Rõ ràng, quảng cáo này là sai sự thật.
Người ta đã sử dụng phương pháp trang điểm khiến gương mặt người
mẫu xấu đi rồi sau đó tẩy trang và trang điểm cho đẹp lên trong quá trình
quay video quảng cáo. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng công nghệ
10


chỉnh sửa ảnh như Photoshop và các phần mềm tương tự giúp nâng cao

vẻ đẹp của người mẫu trên các tạp chí, áp-phích quảng cáo. Hay như
quảng dầu gội đầu Rejoice: “Chỉ 5 phút là bạn sẽ có mái tóc dài suôn
mượt, óng ả như đi làm ở tiệm” với hình ảnh cô người mẫu có mái tóc dài
bóng mượt là hoàn toàn vô lý. Mái tóc đó trên thực tế đã được bôi một
lớp dầu dưỡng làm mềm mượt, không thể nào có chuyện ngay sau khi
dùng dầu gội đầu ta lại có được mái tóc như vậy. Thêm vào đó, quảng cáo
kem đánh răng P/S giúp một người răng ố vàng ngay lập tức có một hàm
răng trắng bóng. Tiếp nữa, quảng cáo nước xả vải của Downy giúp quần
áo thơm tho là đúng nhưng tại sao lại có thể ngăn ngừa cả bụi bẩn…
Những quảng cáo này thường gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, khiến
họ hiểu sai về tác dụng của sản phẩm, tạo ra ảo tưởng rằng họ có thể cũng
trở nên “tuyệt diệu” giống như trong quảng cáo khi dùng những sản
phẩm đó.
Quảng cáo mập mờ: về nguyên tắc, quảng cáo phải nêu cả ra lưu ý
khi sử dụng mỹ phẩm (nếu có) bao gồm: tác dụng phụ, đối tượng không
sử dụng được mỹ phẩm hay mỹ phẩm phù hợp với ai… Tuy nhiên, nhà
sản xuất, kinh doanh thường nhấn mạnh về lợi ích mỹ phẩm đem lại và ít
khi đưa ra các thông tin kể trên hay là đưa ra một cách mờ nhạt, chung
chung, có cũng như không. Chẳng hạn như một số loại sửa rửa mặt theo
như lời khuyên của bác sĩ là không nên dùng cho da nhạy cảm thì nhà sản
xuất không nói gì đến điều này hay như các sản phẩm xà phòng có thể
gây ăn mòn da nhưng lại được quảng cáo là dịu nhẹ với làn da, các sản
phẩm kem dưỡng da sử dụng quá nhiều, sử dụng không đúng cách có thể
gây bít lỗ chân lông nhưng nhà sản xuất lại khuyên người tiêu dùng nên
sử dụng hàng ngày để đạt hiệu quả tối ưu…
11


5. Hướng khắc phục bất cập:
Một là các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát

hoạt động quảng cáo mỹ phẩm. Đồng thời tạo ra một cơ chế để những
khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng về các hoạt động quảng cáo sai sự
thật nhanh chóng được xác minh. Khi phát hiện sai phạm cần xử lý
nghiêm, kịp thời để hạn chế tái phạm, đồng thời răn đe những cơ sở sản
xuất, kinh doanh mỹ phẩm. Tránh tình trạng làm ngơ trước vi phạm hay
xử lý không triệt để.
Hai là người tiêu dùng cần phải biết tiêu dùng thông thái bằng việc
tìm hiểu các thông tin về hàng hóa, sản phẩm trên các phương tiện thông
tin đại chúng, internet, qua những người đã từng sử dụng hàng hóa đó,
người thân thích... giúp tự trang bị kiến thức nhằm phân biệt hàng thật với
hàng giả, hàng kém chất lượng để tránh mua phải những sản phẩm này.
Trên hết là không chạy theo thương hiệu hay những lời quảng cáo hoa mỹ
để tránh việc lãng phí mà không đạt được hiệu quả mong muốn.
Ba là ở ý thức của chính những nhà sản xuất, kinh doanh. Đây là yếu
tố quan trọng nhất để hoạt động kinh doanh, quảng cáo trở lên lành mạnh.
Chính họ phải là những người tự giác chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
làm ăn lương thiện, đặt lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu rồi sau
đó mới tính đến lợi nhuận.
II. Khuyến mại mỹ phẩm:

1. Khái niệm khuyến mại mỹ phẩm:
Theo Điều 88 Luật Thương mại năm 2005 thì “Khuyến mại là hoạt
động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán
12


hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi
ích nhất định.”.
Một số lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là: dùng
thử hàng miễn phí, tặng voucher giảm giá, tặng quà kèm theo sản phẩm,

theo đơn hàng, tặng phiếu mua hàng... Hiện nay, các hình thức này được
doanh nghiệp áp dụng một cách linh hoạt và thường có sự kết hợp giữa
nhiều hình thức một lúc. Các hình thức khuyến mãi cũng được áp dụng
theo đợt, theo các dịp nghỉ lễ, những ngày đặc biệt trong năm như: ngày
Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và
ngày Quốc tế lao động 30/4 - 1/5, dịp khai giảng đầu tháng 9, ngày phụ
nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11… Giảm giá hay tặng
kèm sản phẩm là những hình thức được doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất.
2. Quy định của pháp luật hiện hành về khuyến mại mỹ phẩm:
Hoạt động khuyến mại mỹ phẩm được điều chỉnh bởi các quy định
của Luật Thương mại năm 2005 về khuyến mại nói chung và Nghị định
của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 “Quy định
chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.”.
2.1. Chủ thể thực hiện khuyến mại:
Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân, có thể là thương nhân
Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 88 Luật
Thương mại năm 2005, thương nhân thực hiện khuyến mại thuộc một
trong hai trường hợp sau: thương nhân trực tiếp khuyến mại mỹ phẩm mà
mình kinh doanh và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho mỹ
phẩm của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
13


2.2. Các hình thức khuyến mại:
Có nhiều cách để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Những lợi ích này có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa) hay
lợi ích phi vật chất (dịch vụ). Tuy nhiên, hàng hóa, dịch vụ được khuyến
mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa,
dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Thương mại năm 2005 thì các hình

thức khuyến mại mỹ phẩm gồm có:
“1. Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng
thử không phải trả tiền.
2. Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
3. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá
cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã
đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà
nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện
theo quy định của Chính phủ.
4. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu
sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất
định.
5. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng
để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
6. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương
trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc
14


mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của
người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
7. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc
tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng
hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ
khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình
thức khác.
8. Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa,
nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
9. Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà
nước về thương mại chấp thuận.”.

2.3. Hạn mức khuyến mại:
Hạn mức khuyến mại được quy định cụ thể tại Điều 5, Điều 6, Điều
9 và Điều 12 Nghị định của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP. Theo đó hạn
mức khuyến mại bao gồm:
Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị
định trên thì mức giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của
đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến
mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7,
Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định.
Hạn mức tính theo tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến
mại: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 và Điều 7 của Nghị định thì tổng
giá trị của hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực
15


hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng
giá trị của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến
mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng
dùng thử không phải trả tiền.
Hạn mức thời gian khuyến mại: Theo khoản 4 Điều 9 của Nghị định
trên thì tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm
giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 90
ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá
45 ngày. Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán
hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn so với giá bán hàng cung ứng
dịch vụ trước đó. Tuy nhiên, đối với các hình thức: bán hàng, cung ứng
dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may
rủi thì tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu
hàng hoá, dịch vụ không được vượt quá 180 ngày trong một năm, một

chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 ngày (khoản 4 Điều
12).
2.4. Trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại:
Trình tự, thủ tục thực hiện khuyến mại được quy định tại Mục 3
Chương II Nghị định của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP.
2.5. Những hành vi bị cấm trong khuyến mại mỹ phẩm:
Thương nhân thực hiện khuyến mại mỹ phẩm không được thực hiện
những hành vi khuyến mại bị cấm theo quy định tại Điều 100 Luật
Thương mại năm 2005.

16


3. Những bất cập trong hoạt động khuyến mại mỹ phẩm:
Một là tình trạng các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm khuyến mại các sản
phẩm hết hạn, kém chất lượng cho khách hàng. Chẳng hạn vào năm 2014
Công ty TNHH Thương mại L&K (số 41B, đường Lý Thái Tổ, quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội) khuyến mại bằng cách tặng kèm, giảm giá cho
khách hàng các loại mỹ phẩm như: phấn nền, phấn phủ, kem dưỡng da
mặt, kem dưỡng da body, kem massage... của hãng Kanebo Nhật Bản.
Tuy nhiên khi đội quản lý thị trường số 14 kiểm tra đã phát hiện 1.600
hộp chứa các loại mỹ phẩm trên, dù đã quá hạn sử dụng nhưng vẫn được
công ty bày ra kệ hàng với mục đích kinh doanh. Mỹ phẩm giả, mỹ phẩm
kém chất lượng gây nhiều hiểm họa cho người tiêu dùng. Hiện nay, đã có
rất nhiều trường hợp nhập viện do biến chứng như mụn, lở loét, mẩn đỏ,
sưng tấy… vì dùng mỹ phẩm giả. Ngoài ra, người tiêu dùng còn phải đối
mặt với nguy cơ ung thư do dùng mỹ phẩm giả có chứa các chất độc hại.
Hai là việc các cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm khuyến mại vượt
quá hạn mức cho phép. Đi dọc theo các tuyến phố Chùa Bộc, Cầu Giấy…
ta dễ dàng bắt gặp các cửa hàng mỹ phẩm trưng biển giảm giá tới 60%,

65% hay thậm chí là 70%. Tuy nhiên các cửa hàng này lại không bị lực
lượng chức năng xử lý do họ đã biết cách lách luật. Quy định “mức giá
trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được
khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hoá, dịch vụ
được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại” dễ dàng được vượt qua
bằng cách kê khống giá của hàng hóa. Chẳng hạn giá trị thực sự của một
hộp mỹ phẩm chỉ là 500.000 VND nhưng các chủ cửa hàng luôn gán mác
ghi giá hay nói giá với giá cao hơn rất nhiều. Khi khuyến mãi họ nói giá
sản phẩm là 1 triệu VND, được khuyến mãi 75% (tức là vượt hạn mức
17


cho phép trên một sản phẩm) có nghĩa là giảm giá đến 750.000. Khi cơ
quan chức năng kiểm tra, họ hô biến giá sản phẩm là 1 triệu 500 ngàn
VND ngay trước thời điểm khuyến mãi. Như vậy, mức khuyến mãi dù là
75% cũng không vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa ngay trước
khuyến mãi là 1 triệu 500 ngàn VND.
4. Hướng khắc phục bất cập:
Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt
động kinh doanh, sản xuất, khuyến mại mỹ phẩm. Khi phát hiện sai phạm
cần xử lý nghiêm, kịp thời. Tránh tình trạng làm ngơ trước vi phạm hay
xử lý không triệt để. Đồng thời các quy định trong pháp luật cần phải chặt
chẽ hơn nữa, không cho các đối tượng có cơ hội lách luật để khuyến mãi
vượt quá hạn mức cho phép.
KẾT LUẬN
Quảng cáo và khuyến mại giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh số
bán hàng cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc tổ
chức hoạt động này không đúng theo quy định của pháp luật sẽ làm ảnh
hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Chính vì thế, mỗi
chúng ta hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái, đừng nên đặt kỳ

vọng quá cao vào nhà sản xuất, phải luôn tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước
khi mua để không mắc vào cái “bẫy quảng cáo” hay “bẫy khuyến mại”
của các doanh nghiệp.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Thương mại năm 2005;
2. Luật Quảng cáo năm 2012;
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2),
Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Nxb. CAND, Hà Nội, 2006;
4. Nguyễn Thị Dung, Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007;
5.Thông tư của Bộ Y tế số 06/2011/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2011
“Quy định về quản lý mỹ phẩm”;
6. Nghị định của Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm
2006 “Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương
mại.”;
7. Websites:
/> /> />uri=CELEX:02009R1223-20140829&from=EN



×